Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Mối quan hệ giữa kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.4 KB, 11 trang )

Mối quan hệ giữa kiểm toán nhà
nước và ki
ểm toán độc lập trong điều
kiện thực hiện Luật KTNN

Hoạt động kiểm toán là công cụ của nền kinh tế thị trường và
ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết nhằm cung cấp thông
tin, số liệu có độ tin cậy cao phục vụ các nhà quản lý, điều hành
cũng như phục vụ việc hoạch định chính sách. Khi trình độ quản
lý được nâng cao thì hoạt động kiểm toán sẽ kéo theo để đáp
ứng yêu cầu phát triển.
Trong nền kinh tế, các phân hệ kiểm toán cấu thành nên h
ệ thống
kiểm toán để đáp ứng yêu cầu của các chủ thể khác nhau nhưng
đồng thời lại có mối liên hệ mang tính nghề nghiệp chặt chẽ, hỗ
trợ nhau cùng phát triển. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin
bàn luận một số nội dung xung quanh mối quan hệ giữa Kiểm
toán Nhà nước (KTNN) và kiểm toán độc lập trong điều kiện thực
thi Luật KTNN.
Như chúng ta đã biết, Luật KTNN được Quốc hội thông qua v
à có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006. Đ ây là bước tiến quan
trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mặc
dù đây là luật chuyên ngành, điều chỉnh đối với hoạt động KTNN
xong có những quy định liên quan đến kiểm toán độc lập, kiểm
toán nội bộ. Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề cần được bàn luận
nhằm làm rõ mối quan hệ này để có thể phát huy hết vai trò của
công cụ kiểm toán trong nền kinh tế. Điều 4 Luật KTNN quy định "

Hoạt động kiểm toán của KTNN là việc kiểm tra, đánh giá và xác


nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân
thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử
dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước ". Như vậy trước hết,
hoạt động kiểm toán của KTNN là hoạt động của cơ quan nhà
nước, đối tượng của cơ quan này là các hoạt động quản lý, sử
dụng ngân sách, tiền và tài sản của nhà nước. Tất cả các tổ
chức, đơn vị có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà
nước đều phải chịu sự kiểm toán của cơ
quan KTNN. Đ ây là quy
định nhằm đảm bảo kiểm soát việc quản lý, sử dụng các nguồn
lực công, tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng. Với kiểm toán
độc lập, Điều 2, Nghị định 105/2004/NĐ -CP ngày 30 tháng 3
năm 2004 về kiểm toán độc lập quy định: "Kiểm toán độc lập là
việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên và doanh nghiệp
kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế
toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi
chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị
này ". Như vậy, chúng ta có thể thấy khác biệt cơ bản của kiểm
toán độc lập và KTNN đó là một bên là kiểm toán theo yêu cầu
của đơn vị được kiểm toán và một bên là hoạt động của cơ quan
công quyền thực thi theo quyền lực nhà nước không cần có sự
chấp thuận hay yêu cầu của đơn vị được kiểm toán. Trong điều
kiện đó, kiểm toán độc lập (hay các doanh nghiệp kiểm toán) sẽ
thực hiện theo các hợp động ký kết giữa doanh nghiệp kiểm toán
và đơn vị được kiểm toán. Việc kiểm toán nội dung nào, phạm vi
đến đâu sẽ do hai bên thống nhất và ghi trong hợp đồng ký kết.
Đối với KTNN, việc thực hiện kiểm toán sẽ theo chương trình kế
hoạch được Tổng KTNN quyết định, nội dung, phạm vi kiểm toán
cũng do Tổng KTNN quyết định.
Để phát huy hết vai trò của công cụ kiểm toán trong nền kinh tế,

sử dụng và phát huy tối đa năng lực kiểm toán (cả kiểm toán độc
lập và KTNN) đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệ giữa hai
phân hệ mà KTNN sẽ giữ vai trò chủ đạo. KTNN có thể yêu cầu
(uỷ thác hoặc thuê) doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán
một số đối tượng nhất định thuộc phạm vi của mình nhưng vì m
ột
lý do nào đó mà chưa hoặc không thực hiện kiểm toán (có thể do
năng lực chưa đủ đáp ứng hoặc cho rằng việc thuê doanh nghi
ệp
kiểm toán sẽ hiệu quả hơn tuyển thêm nhân viên). Chẳng hạn
người ta sẽ phải đắn đo giữa việc tăng thêm một lượng nhân vi
ên
rất lớn với việc thuê các doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện
kiểm toán một số đơn vị nhất định hoặc có những đơn vị quy mô
bé mà KTNN không nhất thiết phải tiến hành kiểm toán hoặc nếu
kiểm toán sẽ không hiệu quả bằng thuê kiểm toán độc lập. Để
giải quyết vấn đề này nhiều nước đã có các quy định về thuê
hoặc sử dụng các kết quả của kiểm toán độc lập để phục vụ cho
hoạt động của mình. Thậm chí một số nước còn coi việc thuê
kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán một số đối tượng thuộc
phạm vi kiểm toán của KTNN như là một hình thức nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động KTNN. Ở Việt Nam, khoản
8, Điều 16 Luật KTNN quy định, KTNN: “Được uỷ thác hoặc thuê
doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, đơn vị, tổ
chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước;
KTNN chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu và
kết luận kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện và Điều
63 về đơn vị được kiểm toán, khoản 12 quy định đơn vị nhận
trợ giá, trợ cấp của nhà nước, đơn vị có công nợ được nhà nước
bảo lãnh mà không phải là doanh nghiệp nhà nước có thể thuê

doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán; doanh nghiệp kiểm
toán phải thực hiện việc kiểm toán theo chuẩn mực, quy trình
KTNN và gửi báo cáo kiểm toán cho KTNN.”
Qua các quy định trên, chúng ta có thể thấy mối liên hệ giữa hoạt
động KTNN và kiểm toán độc lập. Các hoạt động này hỗ trợ
nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Có thể thấy rõ trên mấy
điểm sau:
Thứ nhất, KTNN có thể uỷ thác hoặc thuê các doanh nghi
ệp kiểm
toán thực hiện kiểm toán các đơn vị được kiểm toán thuộc phạm
vi của mình. Đ ây là quy định hợp lý nhằm đảm bảo việc bao
quát, kiểm soát các đối tượng kiểm toán của KTNN. Trong điều
kiện nhất định, đối với các đơn vị có quy mô nhỏ, mức độ ảnh
hưởng của nó đối với nền kinh tế không lớn trong khi yêu cầu
quản lý đòi hỏi phải kiểm soát thì có thể sử dụng các doanh
nghiệp kiểm toán để thực hiện kiểm toán. Trong trường hợp này,
khách hàng của doanh nghiệp kiểm toán là KTNN. Kiểm toán nội
dung nào, phạm vi kiểm toán ra sao, thời gian tiến hành đều
thực hiện theo yêu cầu của KTNN và thực hiện trên cơ sở hợp
đồng ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán. KTNN sẽ xây
dựng chương trình kế hoạch kiểm toán hàng năm trong đó cần
xác định rõ những đơn vị nào sẽ do KTNN đảm nhận, đơn vị nào
sẽ ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán. Trong trường hợp
này, có thể coi đây như là một hình thức để mở rộng phạm vi
kiểm toán của KTNN mà chưa nhất thiết phải mở rộng quy mô,
tăng thêm nhân viên kiểm toán của KTNN hoặc giải quyết yêu
cầu quản lý, kiểm soát trong thời gian trước mắt khi năng lực
KTNN chưa đủ bao quát hết các đối tượng thuộc phạm vi kiểm
toán của mình.
Thứ hai, để đảm bảo tính trung thực, hợp lý của số liệu đòi hỏi

các doanh nghiệp kiểm toán phải tuân theo sự hướng dẫn, chỉ
đạo của KTNN. Trước các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chính
phủ, các cơ quan nhà nước có liên quan khác ), KTNN ph
ải chịu
trách nhiệm về tính chính xác của số liệu và các kết luận của
doanh nghiệp kiểm toán. Đ ây là quy định nhằm ràng buộc trách
nhiệm pháp lý đối với KTNN trên cơ sở đó không ngừng nâng
cao chất lượng kiểm toán và cũng đòi hỏi KTNN phải có sự lựa
chọn khi KTNN uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán. Chỉ
những doanh nghiệp có đủ năng lực, có quy mô đủ lớn và đội
ngũ kiểm toán viên có chất lượng cao mới có thể đư
ợc KTNN lựa
chọn để thuê hoặc uỷ thác. Có như vậy chất lư
ợng kiểm toán của
các doanh nghiệp kiểm toán mới đảm bảo đáp ứng yêu cẩu. Một
vấn đề cần được lưu ý là trong quá trình kiểm toán theo hợp
đồng ủy thác hoặc thuê của KTNN, các doanh nghiệp kiểm toán
phải áp dụng theo quy trình, chuẩn mực kiểm toán của KTNN. Đ
ây là yêu cầu mang tính bắt buộc nhằm đảm bảo việc kiểm soát
của KTNN đối với các doanh nghiệp kiểm toán khi th
ực hiện kiểm
toán theo hợp đồng của KTNN.


×