Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TIỂU LUẬN TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG sản CƯƠNG LĨNH HÀNH ĐỘNG của GIAI cấp vô sản TOÀN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.36 KB, 11 trang )

"Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"- cương lĩnh hành động của
giai cấp vô sản toàn thế giới

Những ngày cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1847, tại Luân Đôn
đã diễn ra Đại hội II của Liên đoàn những người cộng sản. Đại hội
thảo luận các nguyên lý nền tảng và phương hướng hoạt động thực
tiễn của phong trào vô sản quốc tế. C.Mác với tư cách là đại biểu
của đoàn Bruyxen và Ph.Ăngghen đại biểu của công xã Pari đã
được đại hội giao nhiệm vụ soạn thảo một cương lĩnh hành động
của Liên đoàn dưới hình thức một bản Tuyên ngôn để công bố.
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã ra mắt bạn đọc vào cuối tháng 2
năm 1848.
Ngay sau khi được công bố, "Tuyên ngôn" đã lập tức trở
thành "tác phẩm phổ biến hơn cả, có tính chất quốc tế hơn cả trong
tất cả các văn phẩm xã hội chủ nghĩa, đó là cương lĩnh được thừa
nhận bởi hàng triệu công nhân từ Xibia đến Caliphoócnia". "Cuốn
sách nhỏ ấy, V.I.Lênin viết, - có giá trị bằng hàng bộ sách: tinh
thần của nó, đến bây giờ, vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp
vô sản có tổ chức và đang chiến đấu của thế giới văn minh".
"Tuyên ngôn" đã luận chứng một cách khoa học cho tính tất
yếu và khả năng lật đổ bằng một cuộc cách mạng đối với chế độ tư
bản chủ nghĩa, đã chỉ ra triển vọng xây dựng thành công một xã


hội mới, "một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người
là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người".
Trong "Tuyên ngôn", lần đầu tiên C.Mác và Ph.Ăngghen đã
trình bày dưới dạng hệ thống cơ sở của một thế giới quan mới: Chủ
nghĩa duy vật triệt để, bao hàm cả lĩnh vực quan hệ xã hội, phép
biện chứng với tư cách là học thuyết sâu sắc và toàn diện nhất về
sự phát triển, học thuyết đấu tranh giai cấp và vai trò lịch sử toàn


cầu của giai cấp vô sản với tư cách là người lật đổ chế độ cũ và xây
dựng chế độ xã hội mới cộng sản chủ nghĩa.
Nhiều biến cố lịch sử đã diễn ra kể từ khi các nguyên lý đó
đã được tuyên bố. Công xã Pari - cuộc cách mạng vô sản đầu tiên
trong lịch sử thế giới đã nổ ra và nhà nước đầu tiên của giai cấp vô
sản đã được thiết lập. Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại thắng lợi
đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại. Phong trào xã
hội chủ nghĩa đã lan rộng trên quy mô toàn thế giới. Và giờ đây,
sau hơn 70 năm tồn tại, chủ nghĩa xã hội đã không còn tồn tại với
tư cách một hệ thống thế giới sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Cũng từ đó, phong trào
cách mạng vô sản thế giới đang lâm vào giai đoạn thoái trào.
Nhưng các luận điểm cơ bản của học thuyết Mác về cách mạng vô
sản, kinh nghiệm và thực tiễn đấu tranh cách mạng vì độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội vẫn còn sống mãi.
Học thuyết Mác vẫn tiếp tục phát triển trong những điều kiện
mới, vẫn là nền tảng, là cơ sở tư tưởng của cuộc đấu tranh vì dân


chủ, hoà bình và chủ nghĩa xã hội của nhân loại tiến bộ trên toàn
thế giới. Nó không chỉ là cơ sở tư tưởng cho phong trào xã hội chủ
nghĩa quốc tế, mà còn cho cuộc đấu tranh của mọi dân tộc bị áp
bức vì độc lập dân tộc và giải phóng xã hội.
Sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác, trước hết là ở chỗ, sự
xuất hiện của nó được thiết định bởi toàn bộ tiến trình phát triển
của xã hội loài người. Trên bình diện lý luận- tư tưởng, chủ nghĩa
Mác được hình thành bởi sự phát triển của tư tưởng khoa học xã
hội và các phát minh vĩ đại trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
V.I.Lênin nhấn mạnh rằng chủ nghĩa Mác xuất hiện không phải ở
bên ngoài con đường phát triển chủ đạo của nền văn minh thế giới,

mà là "sự kế thừa thẳng và trực tiếp học thuyết của các đại biểu
xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong
chủ nghĩa xã hội". Rằng chủ nghĩa Mác là "người thừa kế chính
đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã tạo ra hồi
thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ
nghĩa xã hội Pháp".
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các học thuyết chính trị - xã hội và
triết học tiên tiến thời bấy giờ, ở một chừng mực nào đó, đã phản
ánh những mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa:
sự tăng triển với tốc độ nhanh của sản xuất và sự bần cùng hoá của
giai cấp vô sản, khủng hoảng sản xuất thừa, sự đối lập giữa thành
thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc,... Các
học thuyết đó ít nhiều đã hàm chứa những phỏng đoán thiên tài về


một số đặc trưng của xã hội tương lai. Song, quan điểm của các
nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã không trở thành và không thể
trở thành ngọn cờ của giai cấp vô sản đang đấu tranh vì sự nghiệp
giải phóng giai cấp và sáng tạo xã hội mới. Bởi lẽ, chủ nghĩa xã
hội không tưởng, thậm chí thông qua các đại biểu lớn nhất của nó,
đã không khám phá ra được các quy luật khách quan trong tiến
trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, không tìm thấy được lực
lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng tạo ra xã hội mới.
Chính thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản đã đặt ra
sự cần thiết phải xây dựng một lý luận triệt để, đích thực khoa học,
trong đó triết học, kinh tế chính trị học và học thuyết về chủ nghĩa
xã hội cần phải được hợp thành một chỉnh thể thống nhất. Nhiệm
vụ cấp bách trong việc xây dựng một thế giới quan mới, thế giới
quan cách mạng của giai cấp vô sản đã được C.Mác và
Ph.Ăngghen giải quyết bằng cách tiếp thu và cải biến một cách có

phê phán mọi thành tựu quý báu của tư tưởng khoa học trước đó.
Sự ra đời của "Tuyên ngôn" đã kết thúc quá trình hình thành
của chủ nghĩa Mác. Đến thời điểm đó, chủ nghĩa Mác đã hình
thành với tư cách là một thế giới quan triệt để, hoàn chỉnh, một
quan điểm mới, có tính nguyên tắc về sự nhận thức và cải tạo thế
giới và thể hiện ra với tư cách là cương lĩnh của một Đảng chính trị
- Liên đoàn những người cộng sản - Đảng của giai cấp vô sản cách
mạng.


Trong "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ rằng
phương thức sản xuất và cơ cấu xã hội tất yếu được sinh ra từ đó
của bất kỳ một thời đại lịch sử nào cũng tạo thành cơ sở cho lịch
sử chính trị của nó, bởi toàn bộ lịch sử của nhân loại từ khi xuất
hiện chế độ tư hữu là lịch sử đấu tranh giai cấp mà rốt cuộc, đều
dẫn tới sự cải tạo bằng cách mạng các quan hệ xã hội. Rằng đấu
tranh giai cấp ở thời đại tư bản chủ nghĩa đã đạt tới mức độ mà giai
cấp bị bóc lột - giai cấp vô sản- đã không thể giải phóng khỏi giai
cấp bóc lột và thống trị - giai cấp tư sản - nếu không đồng thời giải
phóng toàn bộ xã hội khỏi sự bóc lột và áp bức.
Trong "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiến hành
một sự phân tích sâu sắc về xã hội tư bản chủ nghĩa. Từ sự phân
tích đó, các ông đã chỉ ra rằng sau hơn 100 năm thống trị của mình,
giai cấp tư sản đã tạo ra một lực lượng sản xuất lớn hơn rất nhiều
so với tất cả các thế hệ trước đó cộng lại. Nhưng chính sự phát
triển to lớn, chưa từng thấy đó của lực lượng sản xuất lại ẩn chứa
nguyên nhân dẫn tới sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Chính sự
phát triển của chúng đã đưa tới chỗ làm cho quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa đã biến thành sự kìm hãm đối với sự phát triển tiếp
theo của sản xuất. Giai cấp tư sản đã trở thành giai cấp kìm hãm sự

tiến bộ của xã hội. Phương tiện mà giai cấp tư sản dùng để lật đổ
chế độ phong kiến tàn bạo, thì bây giờ lại hướng tới chỗ chống lại
chính bản thân nó. Giai cấp tư sản đã sản sinh ra những người sử
dụng phương tiện đó, để chống lại chính nó - giai cấp vô sản công


nghiệp, giai cấp có sứ mệnh lịch sử toàn cầu là thủ tiêu ách áp bức
bóc lột của giai cấp tư sản và sáng lập ra xã hội mới không có áp
bức bóc lột, tự do và bình đẳng cho mọi người lao động.
Trong "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã chỉ ra
những khác biệt cơ bản giữa đảng cộng sản và các đảng công nhân
khác, xác định rõ vai trò của đảng cộng sản trong phong trào vô
sản, vạch ra mối quan hệ bản chất giữa đảng và giai cấp công nhân.
Các ông khẳng định đảng là đội quân tiên phong của giai cấp công
nhân mà nếu thiếu nó thì giai cấp vô sản không thể tiến hành thành
công sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại cần lao,
giành lấy chính quyền và cải tạo xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã
hội xã hội chủ nghĩa.
Các tác giả của "Tuyên ngôn" đã đưa ra một kết luận mang
tính nguyên tắc rằng xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể ra đời
thông qua cách mạng. Cuộc cách mạng này xoá bỏ triệt để mọi
quan hệ sở hữu tư sản. Bước đi đầu tiên của nó là biến giai cấp vô
sản thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ. Dựa vào sự
thống trị chính trị của mình, giai cấp vô sản từng bước giành lấy
toàn bộ tư bản từ tay giai cấp tư sản, tập trung mọi tư liệu sản xuất
vào tay Nhà nước, tức là giai cấp vô sản được tổ chức thành giai
cấp thống trị. Bằng một cuộc cách mạng như vậy, sự thủ tiêu chế
độ tư bản chủ nghĩa, sự xoá bỏ chế độ người bóc lột người sẽ đưa
tới chỗ cải tạo một cách căn bản các quan hệ xã hội. Các ông viết:
"Nếu giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản,



nhất định phải tự tổ chức thành giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông
qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư
cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ
sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất
ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối
kháng giai cấp, nó tiêu diệt các giai cấp nói chung và cũng do đấy,
tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp".
Các luận điểm cơ bản về sách lược của đảng cộng sản cũng
đã được C.Mác và Ph. Ăngghen khảo cứu trong "Tuyên ngôn" trên
tinh thần của thế giới quan duy vật biện chứng. Xuất phát từ luận
điểm mang tính nền tảng rằng, "Những người cộng sản chiến đấu
cho những mục đích và những lợi ích trước mắt của giai cấp công
nhân, nhưng đồng thời trong phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và
đại biểu cho tương lai của phong trào", C.Mác và Ph.Ăngghen
khẳng định: Khi ủng hộ mọi cuộc đấu tranh cách mạng chống lại
chế độ xã hội và thể chế chính trị hiện tồn, những người cộng sản
cần đặt lên hàng đầu vấn đề thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất và coi đó là vấn đề cơ bản của phong trào. Điều đó nhất thiết
đòi hỏi phải tạo ra ở những người công nhân một ý thức hết sức rõ
ràng về sự đối lập mang tính thù địch giữa giai cấp tư sản và giai
cấp vô sản. Những người cộng sản công khai tuyên bố rằng, mục
đích của họ chỉ có thể đạt được bằng con đường lật đổ chế độ xã
hội hiện tồn nhờ bạo lực. Các ông viết: "Những người cộng sản coi
là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định


của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể
đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện

hành".
Sự ra đời của "Tuyên ngôn" đã thông báo cho toàn thế giới
biết sự xuất hiện của một học thuyết khác về chất so với mọi lý
luận xã hội và triết học trước đó, báo trước một cuộc cách mạng
trong tư tưởng xã hội. Với "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen
đã tạo ra một văn kiện được coi là vũ khí tư tưởng trong cuộc đấu
tranh của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động vì sự
nghiệp giải phóng xã hội của mình. Qua đó, các ông đã đưa ra một
sự luận chứng khoa học về con đường và phương pháp kết hợp chủ
nghĩa xã hội với phong trào công nhân.
Khoa học, đối với C.Mác và Ph.Ăngghen, là một động lực
cách mạng có nhiệm vụ trở thành công cụ cho giai cấp vô sản
trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Bởi thế, các ông
luôn đối chiếu mỗi bước tiến trong lĩnh vực khoa học với những
đòi hỏi bức thiết trong phong trào cách mạng của giai cấp công
nhân.
C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã bỏ nhiều công sức để hướng
những hoạt động mang tính đặc thù của những người cộng sản ở
các nước khác nhau vào dòng thác đấu tranh chung của giai cấp vô
sản toàn thế giới để củng cố và phát triển sự thống nhất và tình
đoàn kết quốc tế vô sản.
"Tuyên ngôn" là sự tuyên bố các nguyên lý của chủ nghĩa
quốc tế vô sản. Với "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra


tính chất phổ biến của các quy luật phát triển xã hội mà các ông đã
khám phá ra, tính có hiệu lực của các quy luật đó ở mọi nước và đã
luận chứng cho kết luận về số phận lịch sử chung của những người
lao động trên toàn thế giới, cho các quy luật chung về điều kiện tồn
tại, đấu tranh và giải phóng của họ. Các ông đã chỉ ra rằng cuộc

đấu tranh giai cấp trong chủ nghĩa tư bản đã vượt ra khỏi khuôn
khổ dân tộc, nó mang tính quốc tế. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn
không có nghĩa là các ông coi nhẹ các nhiệm vụ có tính dân tộc
của giai cấp vô sản ở mỗi nước và các hình thức dân tộc trong việc
họ tổ chức đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Mọi sự đối lập giữa
các nhiệm vụ dân tộc và quốc tế của giai cấp vô sản đều mâu thuẫn
với tư tưởng của chủ nghĩa quốc tế vô sản và một cách khách quan,
sự đối lập đó chỉ góp phần phổ biến tư tưởng dân tộc chủ nghĩa
trong phong trào vô sản. Vì lẽ đó, các ông luôn kêu gọi các nhà
cách mạng phải kết hợp các nhiệm vụ đặc thù của phong trào vô
sản ở mỗi nước với các nhiệm vụ chung của phong trào công nhân
quốc tế, phải tiến hành đấu tranh không những vì các mục đích
trước mắt của một đội ngũ dân tộc trong giai cấp vô sản quốc tế,
mà còn vì các mục đích cuối cùng của toàn bộ phong trào.
Với "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đã tuyên bố truyền
thống chống chiến tranh của giai cấp vô sản. Các ông đã chỉ ra một
cách xác đáng rằng, việc lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản,
việc thủ tiêu sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc sẽ
đưa tới chỗ loại trừ chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội loài người.


Là những người triệt để chống chiến tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen
khẳng định rằng chiến tranh chỉ đem lại những hậu quả nặng nề
cho mọi dân tộc và nó hoàn toàn không thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Các ông coi cuộc đấu tranh gìn giữ hoà bình là một bộ phận cấu
thành của phong trào giải phóng của giai cấp công nhân.
Với "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen còn tuyên bố một
nhiệm vụ mà các ông coi là quan trọng của những người cộng sản nhiệm vụ đấu tranh vì sự thống nhất của giai cấp công nhân. Các
ông kêu gọi những người cộng sản phải ủng hộ mọi phong trào
cách mạng chống lại chế độ áp bức bóc lột, "phấn đấu cho sự đoàn

kết và sự liên hợp của các đảng dân chủ ở tất cả các nước", mọi tổ
chức của người lao động. Cơ sở của sự thống nhất đó, theo các
ông, là cuộc đấu tranh nhằm đạt tới các mục đích trước mắt của
giai cấp công nhân và các liên minh của nó, là bảo vệ lợi ích của
họ. Và, cuối cùng, với "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đòi
hỏi những người cộng sản trên toàn thế giới trong phong trào đấu
tranh cách mạng hoàn toàn không được phép lãng quên mục đích
cuối cùng của mình là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản.
Gần 160 năm đã qua, giờ đây, Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản vẫn mãi là cương lĩnh hành động của những người vô sản trên
toàn thế giới, hay như V.I. Lênin khẳng định, tinh thần bất diệt của
tác phẩm vĩ đại này hiện đang cổ vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp
vô sản có tổ chức và đang đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai
cấp, giải phóng nhân loại đi đến mục tiêu cuối cùng của nó là xây


dựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Đối với
chúng ta, trong bối cảnh hiện thời, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
với tư cách là đỉnh cao lý luận trong sự nghiệp sáng tạo của C.Mác
và Ph. Ăngghen nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, cùng
tư tưởng Hồ Chí Minh đang là cơ sở lý luận, là nền tảng tư tưởng
của chúng ta trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, đem lại cho chúng ta niềm tin vững chắc, có cơ sở
khoa học vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đó. Và với tư
cách ấy, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản vẫn là cương lĩnh hành
động của chúng ta trong thời đại ngày nay.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------




×