Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Luận văn triết học tác phẩm tuyên ngôn Đảng cộng sản và vai trò của nó với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.14 KB, 71 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Số thứ tự Từ viết tắt Ký hiệu
1 Chủ nghĩa cộng sản CNCS
2 Chủ nghĩa tư bản CNTB
3 Chủ nghĩa xã hội CNXH
4 Cộng sản chủ nghĩa CSCN
5 Giai cấp công nhân GCCN
6 Giai cấp tư sản GCTS
7 Giai cấp vô sản GCVS
8 Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế PTCS&CNQT
9 Tư bản chủ nghĩa TBCN
10 Tuyên ngôn của Đảng cộng sản TNCĐCS
11 Xã hội chủ nghĩa XHCN
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành ở
Anh và đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nước khác làm cho lực lượng sản xuất có bước
phát triển nhảy vọt. Giai cấp vô sản trở thành một lực lượng chính trị độc lập trong xã
hội. Phong trào công nhân chống giai cấp tư sản diễn ra gay gắt nhưng liên tiếp thất bại.
Thực tiễn đó đòi hỏi phải có một lý luận khoa học và thực sự cách mạng soi đường cho
phong trào công nhân.
Kế thừa có chọn lọc những trào lưu tư tưởng tiến bộ (Triết học Cổ điển Đức,
Kinh tế chính trị học Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp…) và tiếp nhận sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên (sự ra đời của thuyết tế bào, quy luật bảo toàn và
chuyển hoá năng lượng, học thuyết tiến hoá…) cùng với việc tham gia vào phong trào
công nhân, Các Mác (Karx Marx) và Phriđrich Ăngghen (Fiedrich Engels) đã xây dựng
nên học thuyết của mình, hình thành thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện
chứng. Bằng lịch sử đấu tranh cách mạng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận ra rằng,
chính giai cấp vô sản là người tự giải phóng mình, đồng thời giải phóng toàn nhân
loại. Trên cơ sở quan niệm đúng đắn về vai trò hoạt động thực tiễn và sứ mệnh lịch sử


của giai cấp vô sản, hai ông đã tích cực tham gia phong trào công nhân và gia nhập
“Đồng minh những người chính nghĩa” (sau đổi tên thành “Đồng minh những người cộng
sản”) và được giao nhiệm vụ viết “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (TNCĐCS).
TNCĐCS (sau đây gọi tắt là Tuyên ngôn) đã chỉ ra nhiệm vụ, con đường, cách thức,
phương hướng đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản. Do những nội
dung khoa học và cách mạng của Tuyên ngôn mà giai cấp vô sản toàn thế giới đã
nghiên cứu nó và coi đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Từ khi
TNCĐCS ra đời cho đến nay, phong trào cách mạng thế giới đã có những bước tiến rất
quan trọng. Những thắng lợi mà phong trào vô sản và công nhân quốc tế đạt được từ
đó không tránh khỏi ảnh hưởng của nó. Những nguyên lý mà Tuyên ngôn vạch ra luôn
được giai cấp vô sản vận dụng triệt để và phát triển sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh ở
mỗi nước.
Ở Việt Nam trong những năm 30 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác – Lênin nói
chung, TNCĐCS nói riêng đã được các đồng chí cộng sản nghiên cứu và truyền bá
trong quần chúng. Sự ra đời chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm
1
của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước Việt Nam. Cách mạng Việt Nam có được những thắng lợi như ngày hôm nay
là nhờ có vai trò định hướng của TNCĐCS và sự vận dụng một cách linh hoạt, đầy trí
tuệ và sáng tạo các nguyên lý của nó.
Ngày nay, khi chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh mẽ thành một hệ thống hoàn
chỉnh, các đế quốc đầu sỏ đã bắt tay với nhau, các tập đoàn xuyên quốc gia liên tục ra
đời thì phong trào cộng sản và công nhân quốc tế càng gặp nhiều khó khăn hơn. Trước
những biến động của thế giới hiện nay, giai cấp vô sản cần nghiên cứu, nhìn nhận lại
những giá trị mà TNCĐCS đã để lại nhằm vận dụng tốt những nguyên lý của nó để
lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới.
Với ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn đề tài “Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản” và vai trò của nó đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế” làm đề tài
khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Việc nghiên cứu và đánh giá về những giá trị lịch sử của tác phẩm “Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản” cũng như tìm hiểu vai trò của nó đối với phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà triết học và các nhà lý luận
viết về đề tài này dưới nhiều góc độ khác nhau.
- 1976, Giới thiệu tác phẩm của Các Mác & Ăng Ghen “Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản”, Nxb. Hà Nội - Sự thật.
- Lê Văn Sáu (1969), Lịch sử yếu lược phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong
thời kỳ hiện đại (1917 – 1967), Nxb. Giáo dục.
- Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch (2008), Vấn đề triết học trong tác phẩm của
C.Mác – Ph.Ăngghen – V.I.Lênin, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc (1985), Phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, Nxb. Giáo khoa Mác Lênin.
- Viện quan hệ quốc tế (2006), Giáo trình lịch sử phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, Nxb. Lý luận Chính trị.
- Vụ huấn học – Hà Nội (1977), Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế, Nxb. Giáo khoa Mác Lênin.
Qua các công trình trên, ta thấy rằng, tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế được các tác giả xem xét ở nhiều khía cạnh
2
khác nhau. Tuy nhiên, ở từng công trình riêng rẽ, chưa có nhà nghiên cứu nào đi sâu
phân tích ảnh hưởng của Tuyên ngôn đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu, tác giả muốn thông
qua khoá luận này trình bày những nội dung cơ bản trong tác phẩm TNCĐCS và vai trò
của nó đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục đích của khoá luận là trình bày những nội dung cơ bản của tác phẩm
TNCĐCS và vai trò của nó đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
- Để đạt được mục đích đó, khoá luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Một là, trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm TNCĐCS.
Hai là, trình bày những nội dung cơ bản của tác phẩm TNCĐCS.

Ba là, phân tích, đánh giá vai trò của TNCĐCS đối với phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu những nội dung cơ bản trong tác phẩm
TNCĐCS. Vai trò của nó đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tác phẩm TNCĐCS và những nội dung của nó ảnh
hưởng đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khoá luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Đồng thời sử dụng và phối hợp một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
phương pháp quy nạp và diễn dịch, lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, đối chiếu
và so sánh…
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Từ việc trình bày những nội dung cỏ bản trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản”, khoá luận góp phần làm sáng tỏ hơn nữa vai trò của Tuyên ngôn đối với
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng thời khẳng định giá trị của nó trong
tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
Khoá luận có thể làm tài liệu cho các bạn sinh viên khi muốn tìm hiểu về tác phẩm
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” và ý nghĩa thực tiễn của nó.
7. KẾT CẤU KHOÁ LUẬN
3
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận có kết cấu gồm 2
chương và 4 tiết.
4
NỘI DUNG
Chương 1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM
“TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”
1.1 Hoàn cảnh ra đời và mục đích của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”

1.1.2 Mục đích của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”
1.2 Nội dung cơ bản của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”
1.2.1 Vấn đề sở hữu
1.2.2 Quá trình hình thành, phát triển và tiêu vong của chủ nghĩa tư bản
1.2.3 Quá trình hình thành, phát triển và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản
1.2.4 Vai trò của Đảng Cộng Sản và mối quan hệ giữa nó với giai cấp vô sản
Chương 2. VAI TRÒ CỦA TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN” ĐỐI VỚI PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ
2.1 Vai trò của “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đối với phong trào cách mạng thế
giới từ 1848 đến 1917
2.1.1 Phong trào công nhân từ 1848 đến Công xã Pari (1871)
2.1.2 Sự ra đời và hoạt động của Quốc tế I (1864 – 1876)
2.1.3 Sự ra đời và hoạt động của Quốc tế II (1889 – 1914)
2.1.4 Phong trào công nhân từ sau Công xã Pari đến năm 1917
2.2 Vai trò của “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đối với phong trào cách mạng thế
giới từ 1917 đến nay
2.2.1 Phong trào công nhân từ sau Cách mạng tháng Mười Nga đến Chiến tranh thế
giới thứ hai
2.2.2 Sự ra đời và hoạt động của Quốc tế III (1919 – 1943)
2.2.3 Phong trào cộng sản quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
5
Chương 1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM
“TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”
1.1 Hoàn cảnh ra đời và mục đích của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”
Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX đã đưa lại một nền
sản xuất công nghiệp cơ khí và cùng với nó là sự xuất hiện giai cấp vô sản công
nghiệp - giai cấp khác hẳn với tất cả những giai cấp bị nô dịch đã có trong lịch sử.

Những năm đầu thế kỷ XIX, ở một số nước Châu Âu, trước hết là ở Anh, Pháp và
Đức, những mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản, trước hết là mâu thuẫn giữa giai cấp
vô sản (GCVS) và giai cấp tư sản (GCTS) ngày càng trở nên gay gắt.
Phong trào đấu tranh của công nhân dưới hình thức các “công liên” đã ra đời, chịu
ảnh hưởng của rất nhiều quan điểm của các nhà tư tưởng đương thời như Xanh
Ximông, Phuriê, Ôoen, với tính tự phát, thiếu tổ chức chặt chẽ, chưa giác ngộ được địa
vị của mình trong tiến trình lịch sử.
Những năm 30 và 40 của thế kỷ XIX, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã phát
triển lên một bước mới, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở thành phố
Liông (Pháp) năm 1831, cuộc nổi dậy của công nhân dệt vùng Xilêdi (Đức) năm 1844
và phong trào Hiến chương ở Anh bắt đầu từ năm 1838, các cuộc đấu tranh tuy vẫn
mang tính tự phát nhưng bắt đầu thể hiện quy mô liên vùng, liên quốc gia.
Nhu cầu đấu tranh của công nhân đòi hỏi bức thiết phải có một tổ chức chặt chẽ
lãnh đạo, phải có một lý luận tiên tiến soi đường, phải có một cương lĩnh mang đầy đủ
tính cách mạng và tính khoa học làm kim chỉ nam cho hành động của quần chúng.
Đáp ứng nhu cầu ấy, năm 1846, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thành lập Ủy ban thông
tin cộng sản ở Bỉ, sau đó ở Anh, Pháp, Đức để thống nhất về tư tưởng, tổ chức của
những người xã hội chủ nghĩa (XHCN) và công nhân tiên tiến của tất cả các nước.
Mùa xuân 1847, Mác và Ăngghen tham gia “Đồng minh những người chính
nghĩa”. Tháng 6 năm 1847, Ph.Ăngghen tham gia tích cực vào công việc của Đại hội
lần thứ nhất “Đồng minh những người chính nghĩa” ở Luân Đôn và đề nghị đổi tên
“Đồng minh những người chính nghĩa” thành “Đồng minh những người cộng sản”
(sau đây gọi tắt là Đồng minh), và thay khẩu hiệu của Liên đoàn “Tất cả mọi người
đều là anh em!” thành “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”.
6
Tháng 11 năm 1847, Đại hội lần thứ hai đã giao cho C.Mác và Ph.Ăngghen soạn
thảo cương lĩnh của Đồng minh dưới hình thức “Tuyên ngôn”. Cuối tháng Giêng năm
1848, C.Mác hoàn thành việc biên soạn. Bản thảo được gửi đi Anh.
Cuối tháng 2 năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được xuất bản lần thứ
nhất tại Luân Đôn, sau đó được tái bản nhiều lần và được dịch ra hầu hết các thứ tiếng

trên thế giới.
1.1.2 Mục đích của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”
Mục đích của Tuyên ngôn là “công khai trình bày trước toàn thế giới những quan
điểm, mục đích, ý đồ của những người cộng sản” [25; tr.595].
Giá trị đích thực của Tuyên ngôn không phải ở chỗ nó cung cấp những lời giải có
sẵn cho mọi vấn đề của thực tiễn cách mạng hôm nay, mà ở chỗ nó đã phản ánh một
cách khái quát xu hướng vận động khách quan của xã hội, chỉ ra những nhiệm vụ lịch
sử cần giải quyết để từng bước giải phóng giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động
khác, giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Vừa là một tác phẩm lý luận, vừa là một bản tuyên ngôn chính trị, Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản đã trình bày cô đọng, có hệ thống nhiều vấn đề lý luận cơ bản nhất, mà
đầu tiên là vấn đề sở hữu.
1.2 Nội dung cơ bản của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”
1.2.1 Vấn đề sở hữu
Chế độ sở hữu là một trong những vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu cả về lý luận
và thực tiễn của CNXH. Về lý luận, chủ nghĩa Mác - Lênin coi việc xóa bỏ chế độ tư
hữu, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là một đặc trưng cơ bản của CNXH.
“Thủ tiêu chế độ tư hữu là một cách nói vắn tắt nhất và tổng quan nhất về việc cải tạo
toàn bộ chế độ xã hội” [25; tr.467].
Xóa bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu là một quan điểm cơ bản trong các
học thuyết xã hội chủ nghĩa (XHCN) trước Mác, đặc biệt là trong CNXH không tưởng
Pháp với tính cách là một trong những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác.
Quan điểm về xóa bỏ chế độ tư hữu của TNCĐCS khác với CNXH không tưởng.
Trong khi luận chứng một cách khoa học tính tất yếu của sự xóa bỏ chế độ tư hữu nói
chung, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, đó phải là sự tự phủ định với những tiền đề do
sự phát triển của xã hội dựa trên chế độ tư hữu đã tạo ra. Ngay từ tác phẩm “Bản
thảo kinh tế - triết học 1844”, C.Mác đã thể hiện tư tưởng đó khi cho rằng, sở hữu tư
7
nhân do lao động bị tha hóa sinh ra; nhưng đến lượt mình, nó lại là nguyên nhân làm
cho lao động bị tha hóa phát triển. Khi đạt trình độ cao nhất với sở hữu tư nhân tư bản

chủ nghĩa (TBCN) thì lao động bị tha hóa lại tạo tiền đề để tự phủ định bằng cách thủ
tiêu sở hữu tư nhân tư bản. Tư tưởng đó được trình bày một cách khoa học và rõ ràng
hơn trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”. C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Đối với chúng
ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải
là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là
một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong
trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra ” [26; tr.51]. Sự tha hóa con người
do lao động bị tha hóa trong hình thức sở hữu tư nhân chỉ có thể được khắc phục với
những tiền đề nhất định mà trình độ phát triển cao của sức sản xuất được các ông gọi
là “tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết” vì nếu không có tiền đề đó thì “tất cả sẽ chỉ là
sự nghèo nàn sẽ trở thành phổ biến; mà với sự thiếu thốn tột độ thì ắt sẽ bắt đầu trở
lại một cuộc đấu tranh để lại giành những cái cần thiết, thế là người ta lại không
tránh khỏi rơi vào cũng sự ti tiện trước đây ” [26; tr.49]. Như vậy là không thể xóa bỏ
chế độ tư hữu ở bất kỳ trình độ phát triển nào của nền sản xuất xã hội theo ý muốn chủ
quan của con người; những người cộng sản chỉ đặt ra cho mình nhiệm vụ xóa bỏ tư
hữu bằng cách xóa bỏ sở hữu tư sản mà thôi. Và ngay cả khi nhiệm vụ đó được đặt ra
thì việc xóa bỏ tư hữu cũng không thể thực hiện ngay lập tức.
Trong vấn đề sở hữu, Tuyên ngôn đã chỉ rõ, đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản
(CNCS) là xóa bỏ sở hữu tư sản. Giai cấp tư sản đã xuyên tạc rằng những người cộng
sản xóa bỏ cái riêng của cá nhân, tức là xóa bỏ sở hữu do cá nhân của mỗi người làm
ra, kết quả lao động của cá nhân, sở hữu mà người ta bảo là cơ sở của mọi tự do, mọi
hoạt động và mọi sự độc lập của cá nhân. Tuyên ngôn đã giải thích rằng tư bản không
phải là lực lượng cá nhân, nó là lực lượng xã hội, nó có thể vận động được là nhờ sự
hoạt động chung của nhiều người. Người sở hữu thì không lao động, người lao động
thì không được quyền sở hữu, xã hội vận động trong hai cực đối lập ấy, chỉ có xóa bỏ
chế độ tư hữu mới giải quyết được sự đối lập trong xã hội. Điều đó có nghĩa là xóa bỏ
tư hữu ở đây không phải là xóa bỏ sở hữu mang tính chất cá nhân mà là xóa bỏ tư hữu
về tư bản. Trong thực tế lịch sử chế độ tư hữu ra đời từ sự phát triển của sở hữu cá
nhân. Nhưng sự khác nhau giữa hai loại sở hữu đó thì rất rõ ràng. Sở hữu cá nhân là
“sở hữu do cá nhân mỗi người làm ra, kết quả lao động của cá nhân” [25; tr.616]; còn

8
chế độ tư hữu lại là “Phương thức sản xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên những
đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột những người kia” [25; tr.615],
mà chế độ sở hữu tư sản là biểu hiện cuối cùng và hoàn bị nhất.
Trong các xã hội dưạ trên chế độ tư hữu, sở hữu cá nhân của một số ít người được
phát triển bằng cách tước đi sở hữu cá nhân của đa số những người khác. CNCS làm cho
“sở hữu cá nhân không còn có thể biến thành sở hữu tư sản được nữa” [25; tr.618].
Đương nhiên, trong TNCĐCS, C.Mác và Ph.Ăngghen chưa thể làm sáng tỏ vấn
đề sở hữu cá nhân trong CNCS; bởi vì, một vấn đề phức tạp như vậy thì cũng như
nhiều vấn đề khác của CNCS, các ông chỉ có thể chờ kinh nghiệm của thực tiễn mà
thôi. Không những thế, khi mà sở hữu cá nhân tồn tại dưới những hình thức tư hữu
khác nhau, nhất là trong những điều kiện hiện tại của sản xuất tư sản, khi mà “ tự do
có nghĩa là tự do buôn bán, tự do mua và bán” [25; tr.618] thì quan điểm xem sở
hữu cá nhân là “cơ sở của mọi tự do, mọi hoạt động và mọi sự độc lập của cá
nhân” [25; tr.616] lại được sử dụng để biện hộ cho chế độ tư hữu, một quan điểm tư
sản cần được vạch trần.
Vẫn dòng tư tưởng ấy, các ông viết tiếp: Đối với những sở hữu được “làm ra, kiếm
được một cách lương thiện và do lao động của bản thân”, những “hình thức sở hữu có
trước sở hữu tư sản, tức là sở hữu của người tiểu tư sản, của người tiểu nông” thì
chúng ta “cần gì phải xóa bỏ cái đó” mà chính “sự phát triển của công nghiệp đã xóa
bỏ và hàng ngày vẫn tiếp tục xóa bỏ cái đó rồi” [25; tr.616], còn đối với người công
nhân thì chỉ có thể chiếm hữu những sản phẩm cần thiết để tái sản xuất ra đời sống mà
thôi. Không dừng lại ở đó, Tuyên ngôn đanh thép khẳng định: “CNCS không tước bỏ
của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. CNCS chỉ tước bỏ quyền
dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác” [25; tr.618].
Phân tích tiếp về mâu thuẫn giữa chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất với
tính cách xã hội hóa của lực lượng sản xuất, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, “trong
xã hội hiện nay của các ông, chế độ tư hữu đã bị xóa bỏ chín phần mười số thành viên
của xã hội đó rồi; chính vì nó không tồn tại đối với số chính phần mười ấy, nên nó mới
tồn tại được” [25; tr.618].

Từ những viện dẫn trên cho thấy, trong Tuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
phân biệt rất rõ giữa chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu trong chủ nghĩa tư bản
(CNTB). Cái mà những người cộng sản sau khi giành được chính quyền cần phải xóa
9
bỏ là chế độ sở hữu tư bản - với tư cách chế độ sở hữu của chế độ chính trị TBCN.
Còn các hình thức sở hữu tư nhân trong lòng CNTB, những người cộng sản phải có
thái độ đúng mực. Điều này trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng
sản”, dưới hình thức câu hỏi và đáp, trả lời câu hỏi thứ mười bảy “ Liệu có thể thủ tiêu
chế độ tư hữu ngay lập tức được không?”, Ph.Ăngghen đã không ngần ngại trả lời:
“Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có
tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu. Cho
nên cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đang có tất cả những triệu chứng là sắp nổ
ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và chỉ khi nào đã cải tạo
nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới
thủ tiêu được chế độ tư hữu” [25; tr.469].
Như vậy là, chế độ công hữu XHCN không những không loại trừ sở hữu cá nhân
mà lại là sự khôi phục sở hữu cá nhân của người lao động đã bị chế độ tư hữu phủ
định. Sở hữu cá nhân ở đây không phải chỉ là những sản phẩm lao động với tính cách
là tư liệu tiêu dùng mà phải bao gồm cả sở hữu về tư liệu sản xuất nhưng không còn
mang hình thức tư nhân mà tồn tại trong sự thống nhất với sở hữu xã hội. Nói cách
khác, đó là sở hữu cá nhân được khôi phục trên cơ sở cao hơn vì không còn bị phủ
định một cách tất yếu như trong chế độ tư hữu trước đây. Trong chế độ công hữu
XHCN, sở hữu xã hội phải được hiểu là sở hữu của những cá nhân đã liên hiệp với
nhau, “toàn bộ sản xuất đã tập trung trong tay những cá nhân đã liên hiệp với nhau,
một liên hợp trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển
tự do của tất cả mọi người” [25; tr.628].
Chế độ công hữu (XHCN) như vậy sẽ ra đời với những hình thức và bước đi như
thế nào? Với cách tiếp cận chủ nghĩa cộng sản một cách khoa học, TNCĐCS chỉ ra
rằng, công cuộc xây dựng CNXH nói chung, xác lập chế độ công hữu nói riêng, phải
được thực hiện với những biện pháp phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể. “Trong

những nước khác nhau, những biện pháp ấy dĩ nhiên sẽ khác nhau rất nhiều” [25;
tr.627]. C.Mác và Ph.Ăngghen có vạch ra một số biện pháp mà các ông cho là “có thể
được áp dụng” đối với những nước tiên tiến. Nhưng đó lại là những điều mà hai mươi
năm sau các ông cho rằng “ngày nay mà viết lại thì về nhiều mặt, cũng phải viết khác
đi” [28; tr.128].
10
Trong tác phẩm, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đập lại những luận điệu vu khống của
giai cấp tư sản đối với những người cộng sản về một loạt vấn đề xã hội - chính trị
- văn hóa - tinh thần. Đồng thời các ông cũng phác họa những nguyên tắc cơ bản của
CNCS trong việc giải quyết các vấn đề này. Giai cấp tư sản cố gán cho những người
cộng sản ý đồ muốn thủ tiêu tự do cá nhân, văn hóa, pháp luật, triết học, tôn giáo, đạo
đức, muốn xóa bỏ gia đình và tổ quốc…. Các tác giả đã chỉ ra thực chất những lời vu
khống đó chỉ nhằm bảo vệ, duy trì lợi ích của giai cấp tư sản, bảo vệ chế độ sở hữu tư
sản và việc bóc lột lao động làm thuê. Các ông đã vạch trần tội lỗi của giai cấp tư sản,
trách nhiệm của nó đối với thực trạng xã hội và khẳng định lập trường có tính nguyên
tắc của những người cộng sản là xóa bỏ tính chất tư sản của các quan hệ này, thủ tiêu
tận gốc rễ những cơ sở nảy sinh ra nó. Các ông khẳng định: “Cách mạng cộng sản chủ
nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với chế độ sở hữu cổ truyền, không có gì đáng lấy
làm lạ khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt
để nhất với những tư tưởng cổ truyền” [25; tr.567].
1.2.2. Qúa trình hình thành, phát triển và tiêu vong của chủ nghĩa tư bản
Xã hội tư bản - điển hình nhất là ở các nước tư bản trên lục địa Châu Âu và
nước Anh - giữa thế kỷ XIX là bức tranh phức tạp. Trong sự phong phú của các mô
hình xã hội, các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội ấy, C.Mác và Ph.Ăngghen nhận rõ
sự ra đời của hình thái kinh tế xã hội TBCN như một tất yếu từ trong lòng xã hội
phong kiến đã tan rã. Sau nhiều thế kỷ tồn tại, bắt đầu từ thời Phục hưng, chế độ
phong kiến đã trở nên lỗi thời, thối nát, trở thành xiềng xích kìm hãm xã hội, tổ chức
công nghiệp theo lối phong kiến hay phường hội trước kia không đáp ứng được yêu
cầu của sự phát triển sản xuất và mở rộng thị trường.
Khác với quan điểm của các nhà kinh tế tư sản cho rằng, CNTB tồn tại vĩnh viễn,

trong TNCĐCS, xuất phát từ kết cấu kinh tế - xã hội của CNTB; trên cơ sở phân tích
các mâu thuẫn nội tại trong phương thức sản xuất TBCN, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
khẳng định rằng, CNTB mang tính lịch sử, phù hợp với lý luận về hình thái kinh tế -
xã hội, coi sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên, CNTB
tất yếu sẽ bị thay thế bằng một chế độ xã hội cao hơn đó là CNCS.
Lịch sử chứng minh rằng, sự ra đời và tồn tại của mỗi giai cấp hoàn toàn không
phải do giai cấp ấy quyết định mà do sự vận động của phương thức sản xuất đương
thời. Sự ra đời của CNTB là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử của nền văn minh
11
nhân loại, bản thân giai cấp tư sản “cũng là sản phẩm của một quá trình phát triển
lâu dài, của một loạt những cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất và trao
đổi” [25; tr.598].
Ở thời kỳ đầu, giai cấp tư sản đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử. Nó
đã:
“Đạp đổ những quan hệ phong kiến, gia trưởng và điền viên. Tất cả những mối
quan hệ phức tạp và muôn màu muôn vẻ ràng buộc con người phong kiến với “những
bề trên tự nhiên” của mình” [25; tr.599 - 600], “kéo theo một bộ phận lớn dân cư
thoát khỏi vòng ngu muội của đời sống thôn dã”, “xóa bỏ tình trạng phân tán về tư
liệu sản xuất, về tài sản và về dân cư” [25; tr.602].
“Xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, xóa bỏ tình trạng ngu muội của đời sống
thôn dã ở một bộ phận lớn dân cư, tạo cho điều kiện vật chất và tinh thần của con
người có tính toàn cầu” [25; tr.601 - 603], tạo ra được sự tập trung về dân chủ, kinh tế,
chính trị, hình thành nên những dân tộc thống nhất, có luật pháp thống nhất, có lợi ích
thống nhất, có tính giai cấp và thuế quan thống nhất.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống chính trị, đời sống tinh thần của xã hội,
các quan hệ gia đình, quan hệ dân tộc, quan hệ giữa thành thị và nông thôn trong một
nước và quan hệ giữa các nước có bước tiến bộ mới theo hướng văn minh.
Bằng sự phân tích khách quan, khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định
tính cách mạng, tiến bộ, hợp quy luật của sự ra đời của CNTB, mà sự khởi đầu là từ sự
phát triển của đại công nghiệp. Nhờ sử dụng máy móc hiện đại, cải tiến kỹ thuật và tổ

chức sản xuất, thúc đẩy cạnh tranh tự do, mở rộng thị trường, xã hội tư bản tạo ra một
khối lượng tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt khổng lồ. Trong sự phát triển của mình,
CNTB đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. “Giai cấp tư sản, trong
quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất
nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”
[25; tr.603]. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện để giai cấp tư sản tồn
tại, “giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hóa công cụ
sản xuất, do đó cách mạng hóa những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hóa
toàn bộ những quan hệ xã hội” [25; tr.600 - 601]. Guồng máy sản xuất và trao đổi vì
mục tiêu lợi nhuận không ngừng tăng tốc, vận hành hết công suất.
12
Với những cải biến về công cụ sản xuất, về phát kiến địa lý bằng việc tìm ra Châu
Mĩ và con đường vòng quanh thế giới, Tuyên ngôn cho rằng, “việc tìm ra Châu Mĩ
và con đường biển vòng Châu Phi đã đem lại một địa bàn hoạt động mới cho giai
cấp tư sản vừa mới ra đời. Những thị trường Đông - Ấn và Trung Quốc, việc thực
dân hóa Châu Mỹ, việc buôn bán với thuộc địa, việc tăng thêm nhiều tư liệu trao đổi
và nói chung tăng thêm nhiều hàng hóa, đã đem lại cho thương nghiệp, cho ngành
hàng hải, cho công nghiệp, một sự phát đạt chưa từng có, và do đấy, đã đem lại một
sự phát triển mau chóng cho yếu tố cách mạng trong xã hội phong kiến đang tan rã”
[25; tr.597 - 598].
Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới quá trình kinh tế thế giới đã được các
ông nhìn nhận sâu sắc: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thị trường mà
việc tìm ra Châu Mĩ đã chuẩn bị sẵn. Thị trường thế giới thúc đẩy cho thương nghiệp,
hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ phát triển mau chóng lạ thường. Sự
phát triển này lại tác động trở lại đến việc mở rộng công nghiệp; mà công nghiệp,
thương nghiệp, hàng hải, đường sắt càng phát triển thì giai cấp tư sản càng lớn lên,
làm tăng những tư bản của họ và đẩy các giai cấp do thời trung cổ để lại xuống phía
sau” [25; tr.598].
Giai cấp tư sản cũng đã có công lao rất lớn trong việc mở rộng thị trường ra toàn thế
giới, đã làm cho sản xuất và tiêu dùng gắn bó mật thiết với nhau trên phạm vi vô cùng

rộng lớn mà các giai cấp trước kia không thể nào làm được “giai cấp tư sản đã làm cho
sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới” [25; tr.601]. Điều đó
có nghĩa là để làm ra một sản phẩm cần sự hợp tác của rất nhiều quốc gia, rất nhiều
công đoạn khác nhau. CNTB đã phát triển lực lượng sản xuất một cách không tự giác.
Do quá trình chạy theo giá trị thặng dư nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển của mình,
giai cấp tư sản đã tạo ra thị trường thế giới. C.Mác và Ph.Ăngghen nhận xét rằng: “vì
luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn
khắp toàn cầu” [ ; tr 601], “Những ngành công nghiệp dân tộc bị thay thế bởi những
ngành công nghiệp mới, tức là những ngành công nghiệp mà việc du nhập chúng trở
thành một vấn đề sống còn đối với tất cả các dân tộc văn minh, những ngành công
nghiệp không dùng nguyên liệu bản xứ mà dùng những nguyên liệu đưa từ những
vùng xa xôi nhất trên trái đất đến và sản phẩm làm ra không những được tiêu thụ
ngay trong xứ, mà còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi trên trái đất nữa. Thay cho
13
những nhu cầu cũ được thỏa mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh ra
những nhu cầu mới đòi hỏi được thỏa mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền
và xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và các
dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc
phổ biến giữa các dân tộc” [25; tr.601 - 602].
Sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế: “Tính
chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và từ
những nền văn học dân tộc và địa phương, muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở ra một
nền văn học toàn thế giới” [25; tr.602].
Tuyên ngôn cũng đã chỉ rõ vai trò của sự cải biến công cụ sản xuất đối với quá
trình phát triển lực lượng sản xuất mang tính toàn thế giới: “Nhờ cải tiến mau chóng
công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai
cấp tư sản đã lôi cuốn đến những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh”, “giai
cấp tư sản bắt nông thôn phải phục tùng thành thị”, “sự chinh phục những lực lượng
thiên nhiên, sự sản xuất bằng máy móc, việc áp dụng hóa học vào công nghiệp và
nông nghiệp, việc dùng tầu chạy bằng hơi nước, đường sắt, máy điện báo, việc khai

phá từng lục địa nguyên vẹn, việc khai thông các dòng sông cho tầu bè đi lại được,
hàng khối dân cư tựa hồ như từ dưới đất trồi lên, - có thế kỷ nào trước đây lại ngờ
được rằng có những lực lượng như thế vẫn nằm tiềm tàng trong lòng lao động xã hội”
[25; tr.602 - 603].
Bên cạnh đó, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã chỉ ra rằng, trong mối quan hệ hữu cơ
giữa kinh tế và chính trị, mỗi bước phát triển về mặt kinh tế tạo ra một sự thích ứng về
chính trị và giai cấp tư sản, thông qua việc tạo dựng nền đại công nghiệp cơ khí, phát
triển thị trường thế giới, đã khẳng định, xác lập được quyền thống trị chính trị của
mình đối với xã hội. Thông qua bộ máy nhà nước, giai cấp tư sản duy trì, củng cố quan
hệ sản xuất TBCN, tranh thủ những điều kiện tốt nhất cho giai cấp mình. Với ưu thế
về hàng hóa cạnh tranh, phương thức sản xuất TBCN đã phá hủy cơ cấu truyền thống
của các nước lạc hậu, lôi cuốn nhiều dân tộc vào con đường phát triển TBCN và giai
cấp tư sản tạo ra cho nó một thế giới theo hình ảnh của nó. Vai trò lịch sử của CNTB
còn ở chỗ tạo lập cơ cấu xã hội, giai cấp theo hướng hình thành các giai cấp đối địch
nhau, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
14
Hơn nữa, giai cấp tư sản cũng đã thiết lập được nền dân chủ tư sản, tuy là nền dân
chủ cắt xén nhưng so với chế độ quân chủ chuyên chế thì đó là một tiến bộ trong lịch
sử.
Mặt khác, giai cấp tư sản đã tạo điều kiện cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
Đồng thời sẽ xóa bỏ tất cả những gì không phù hợp với lợi ích của bản thân giai cấp tư
sản. Giai cấp tư sản đã đóng vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử. Chính giai cấp tư
sản là giai cấp đàu tiên chỉ ra cho chúng ta thấy rõ loài người có khả năng làm được
những gì.
Đánh giá khách quan công lao của giai cấp tư sản đối với sự phát triển của xã hội
loài người, Tuyên ngôn cũng vạch ra những khuyết tật thuộc bản chất của phương thức
sản xuất TBCN, vạch ra những mâu thuẫn không thể giải quyết nổi của phương thức
sản xuất này để tất yếu dẫn đến sự thay thế nó bằng phương thức sản xuất khác. Đồng
thời với việc giải phóng con người khỏi những ràng buộc của xã hội phong kiến, giai
cấp tư sản đã quàng lên họ sợi xích khắc nghiệt hơn - sợi xích nối liền giữa một bên là

máy móc của nhà tư bản với một bên là dạ dày của người lao động.
Sản xuất công nghiệp trong phương thức sản xuất TBCN, do tính chất của việc làm
và tương ứng với nó là mức thu nhập đã dẫn đến việc phát triển què quặt của người
công nhân. Tuyên ngôn chỉ rõ: “Người công nhân trở thành một vật phụ thuộc giản
đơn của máy móc, người ta chỉ đòi hỏi người công nhân làm được một công việc đơn
giản nhất, đơn điệu nhất, dễ học nhất mà thôi. Do đó, chi phí cho một công nhân hầu
như chỉ còn là số tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì đời sống và nòi giống của
anh ta mà thôi” [25; tr.605].
Mục đích của phương thức sản xuất TBCN là lợi nhuận nên tất cả đã trở thành
hàng hóa, tất cả đều có thể mua được, bán được. Phương thức sản xuất này đã “…
không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác ngoài lợi ích trần trụi và
lối “tiền trao cháo múc” không tình không nghĩa” [25; tr.600].
Sự cách mạng hóa công cụ sản xuất làm cho giai cấp tư sản hoàn toàn chiến thắng
chế độ phong kiến. Việc xác lập chế độ TBCN đã dẫn tới sự phát triển chưa từng thấy
của lực lượng sản xuất, một sự tiến bộ về kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ về khoa
học, văn hóa. Nhưng tới một giai đoạn phát triển nhất định, cũng như đã xảy ra với các
phương thức sản xuất trước đây, những quan hệ sản xuất TBCN đã không còn phù hợp
với những lực lượng sản xuất đã lớn mạnh; chúng bắt đầu trở thành những chướng
15
ngại kìm hãm sự phát triển hơn nữa của các lực lượng sản xuất này. C.Mác và
Ph.Ăngghen viết: “xã hội tư sản hiện đại, với những quan hệ sản xuất và trao đổi tư
sản của nó, với chế độ sở hữu tư sản, đã tạo ra những tư liệu sản xuất và trao đổi hết
sức mạnh mẽ như thế, thì giờ đây, giống như một tay phù thủy không còn đủ sức trị
những âm binh mà y đã triệu lên… Những lực lượng sản xuất mà xã hội sẵn có, không
thúc đẩy quan hệ sở hữu tư sản phát triển nữa, trái lại, chúng đã trở thành quá mạnh
đối với quan hệ sở hữu ấy, các quan hệ sở hữu lúc đó đang cản trở sự phát triển của
chúng” [25; tr.604].
Những cuộc khủng hoảng sản xuất “thừa” đã chứng tỏ điều đó. Khủng hoảng sản
xuất “thừa” gây ra những hậu quả tai hại ghê gớm trong đời sống kinh tế - xã hội. Giai
cấp tư sản phải đối phó với nó bằng cách: một là, cưỡng bức phá hủy một số lớn lực

lượng sản xuất; mặt khác, chiếm những thị trường mới và bóc lột triệt để thị trường cũ.
Nhưng như Mác và Ăngghen khẳng định, điều đó dẫn đến chỗ sửa soạn cho những
cuộc khủng hoảng toàn diện hơn, ghê gớm hơn và làm giảm bớt những biện pháp ngăn
ngừa cuộc khủng hoảng ấy.
Trong Tuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “xã hội tư sản hiện đại, sinh ra từ
trong lòng xã hội phong kiến đã bị diệt vong, không xóa bỏ được những đối kháng giai
cấp. Nó chỉ đem những giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới, những hình thức
đấu tranh mới thay thế cho những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức
đấu tranh cũ mà thôi” [25; tr.597].
Mọi sự đối phó, điều chỉnh trong khuôn khổ của CNTB đều không giải quyết triệt
để những mâu thuẫn chủ yếu của nó, không làm thay đổi bản chất của xã hội tư bản và
giai cấp tư sản. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến sự diệt vong của quan hệ sở hữu tư sản, sự
diệt vong của phương thức sản xuất TBCN cũng như sự diệt vong đã xảy ra với các
phương thức sản xuất trước đó.
Như vậy là, giai cấp tư sản đã làm cho nền sản xuất mang tính chất xã hội. Nhưng
chế độ tư hữu TBCN lại mâu thuẫn không thể điều hòa với tính chất xã hội của nền
sản xuất ấy. Đến một giai đoạn phát triển nào đó, quan hệ sản xuất TB trở nên không
phù hợp với lực lượng sản xuất ngày càng lớn mạnh và những quan hệ đó bắt đầu kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất “những lực lượng sản xuất mà xã hội sẵn có
không thúc đẩy quan hệ sở hữu tư sản phát triển nữa; trái lại, chúng đã trở thành quá
mạnh đối với quan hệ sở hữu ấy, cái quan hệ sở hữu lúc đó đang cản trở sự phát triển
16
của chúng … những quan hệ tư sản đã trở thành quá hẹp, không đủ để chứa đựng
những của cải đã được tạo ra trong lòng nó nữa” [25; tr.604 - 605]. Sự phát triển của
nền sản xuất TBCN đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ tư hữu tư sản đó và đã chuẩn bị những
tiền đề khách quan cho quá trình đó. Mác và Ăngghen chỉ ra rằng, quá trình đó không
diễn ra một cách tự động, người đào huyệt chôn chế độ TBCN là giai cấp vô sản do
chính xã hội tư bản đẻ ra. “Giai cấp tư sản không những đã rèn vũ khí sẽ giết mình; nó
còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy chống lại nó, - đó là những công nhân hiện
đại, những người vô sản” [25; tr.605].

Đương nhiên, những nhận định của C.Mác và Ph.Ăngghen trong Tuyên ngôn về sự
diệt vong của CNTB là một sự khái quát lôgic cao. Về sau, mỗi lần trở lại vấn đề này
trong Lời tựa cho mỗi lần xuất bản, các ông đều thừa nhận CNTB còn có điều kiện
nhất định để kéo dài sự tồn tại của mình.
1.2.3 Quá trình hình thành, phát triển và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản
Những mâu thuẫn trong đời sống kinh tế của xã hội tư bản dù có gay gắt đến mấy
cũng không làm cho CNTB tự sụp đổ, mà phải có một lực lượng xã hội lớn mạnh đứng
lên làm cách mạng lật đổ chế độ tư bản. Trong xã hội tư bản, lực lượng xã hội này
không ai khác ngoài giai cấp công nhân hiện đại - con đẻ của nền đại công nghiệp do
CNTB sinh ra, người đại biểu cho phương thức và lực lượng sản xuất mới đã hình
thành, giai cấp bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất trong chế độ làm thuê TBCN.
Giai cấp vô sản, như Ph.Ăngghen giải thích trong Lời tựa của Tuyên ngôn viết cho
lần xuất bản bằng tiếng Anh năm 1888, là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại,
vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để
sống.
Tuyên ngôn nêu rõ, cùng với sự ra đời của nền tảng công nghiệp là sự ra đời của
giai cấp vô sản: “cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, chính cái nền tảng trên
đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của nó, đã bị phá sập dưới
chân giai cấp tư sản. Trước hết, giai cấp tư sản sinh ra những người đào huyệt chôn
chính nó” [25; tr.613]. Cùng với sự lớn lên của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản cũng
phát triển không ngừng: “Giai cấp tư sản, tức là tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản,
giai cấp công nhân hiện đại - tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm
được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ tăng thêm tư bản cũng
phát triển theo” [25; tr.605].
17
Theo dõi quá trình hình thành của giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu
lên một số giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, bản chất của quá trình là biến đông đảo dân
cư thành công nhân. Sự thống trị của tư bản san bằng những điều kiện sinh sống, trong
đó có điều kiện lao động của khối quần chúng này, thúc đẩy sự hình thành sự cộng tác
lợi ích khách quan của khối quần chúng ấy. Xét về mặt ý nghĩa xã hội thì đấy đã là

một giai cấp rồi, vì nó là một lực lượng xã hội đối lập với tư bản. Song xét về mặt
chính trị và tư tưởng thì nó chưa hình thành hẳn hoi, vì nó chưa ý thức được mình là
một lực lượng độc lập, chưa ý thức được vị trí của mình trong quá trình lịch sử. Giai
đoạn thứ hai là giai đoạn giai cấp vô sản (hoặc ít ra là đội tiên phong của nó) ý thức
được vị trí của mình trong hệ thống các quan hệ xã hội, hiểu được sứ mệnh lịch sử của
mình, tham gia đông đảo vào cuộc đấu tranh có tổ chức để thực hiện sứ mệnh lịch sử
ấy. Giai cấp vô sản trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Bị giai cấp tư sản
bóc lột, áp bức nên cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản bắt đầu ngay từ lúc giai cấp
vô sản mới ra đời, trải qua các giai đoạn từ tự phát đến tự giác. C.Mác và Ph.Ăngghen
đã chỉ rõ địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp vô sản quy định một cách khách quan sứ
mệnh lịch sử của nó. Giai cấp vô sản bao gồm những người lao động làm thuê cho các
nhà tư bản, không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để sống hàng ngày
“những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng
hóa, tức là một món hàng đem bán như bất cứ một món hàng nào khác; vì thế, họ phải
chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường với mức độ
như nhau” [25; tr.605]. “Họ không những là nô lệ của giai cấp tư sản, của nhà nước
tư bản mà hàng ngày, hằng giờ còn là nô lệ của máy móc, của đốc công và chủ công
xưởng” [25; tr.606]. Giai cấp vô sản là sản phẩm của chính nền đại công nghiệp, - là
một bộ phận của lực lượng sản xuất TBCN, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến.
Do vậy, chỉ có giai cấp vô sản mới thực sự là giai cấp cách mạng triệt để nhất trong
tiến trình giải phóng lao động, giải phóng nền sản xuất khỏi sự kìm hãm của nền sản
xuất tư nhân TBCN.
Cũng giống như trong “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”, Mác và Ăngghen cũng
xuất phát từ mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm đối tượng nghiên cứu. Nó được
xem là mâu thuẫn cơ bản của thời đại. Mâu thuẫn đó thể hiện trước hết là ở chỗ lao
động của công nhân tạo ra tư bản, nghĩa là tạo ra sở hữu, là cái mà nó sẽ bóc lột lao
động của công nhân, được luân chuyển và lớn lên chỉ nhờ có sự bóc lột này để rồi lại
18
được luân chuyển, lớn lên và bóc lột trong những khuôn khổ mới, càng to lớn hơn.
Theo nghĩa đó, sự luân chuyển của tư bản nói lên sự tăng len không bị một cái gì che

đậy và hạn chế của chế độ tư hữu bằng cách bóc lột người lao động một cách vô nhân
đạo và ngày càng tinh vi bằng cách không ngừng và ngày càng mở rộng việc sử dụng
xương máu của công nhân, cũng như bằng cách tư bản lớn nuốt tư bản nhỏ trong cuộc
xâu xé, cạnh tranh không kém phần tàn khốc. Bằng cách đó, tư bản nắm lấy quyền
thống trị thế giới và thâu tóm vào trong phạm vi thống trị của nó những vùng đất mới
với những tài nguyên và dân cư ở đó. Thế là hình thành sự thống trị thế giới của tư
bản. Nhưng chính sự lớn lên không thể kìm hãm ấy của tư bản lại chứa đựng ở nó
những mầm mống diệt vong của chính nó và biểu hiện thành cái bệnh bên trong, kín
đáo đưa nó đến chỗ chết và thế nào cũng sản sinh ra một trạng thái xã hội mới, thù
địch với CNTB. Thế là CNTB đang gieo trồng những hạt giống cách mạng, bằng cách
biến số đông người thành những kẻ nô lệ làm thuê, thành giai cấp vô sản - giai cấp mà
tất cả những điều kiện tồn tại của nó đều bắt buộc nó phải tấn công thế giới cũ.
Cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, sự đoàn kết liên hợp của công nhân
ngày càng tăng lên thay cho sự cô lập và cạnh tranh lẫn nhau. Do đó chế độ làm thuê
không còn cơ sở tồn tại, CNTB cũng mất cơ sở tồn tại và sự sụp đổ của nó là không
tránh khỏi. Sự phát triển của giai cấp vô sản nói chung không những do sự thay đổi các
điều kiện bên ngoài, mà còn do sự tham gia tích cực vào sự hình thành và biến đổi
những điều kiện ấy quyết định. Sự tham gia tích cực ấy trước hết được thực hiện dưới
hình thức đấu tranh giai cấp. Tuyên ngôn đã chỉ ra cuộc đấu tranh đó đã biến đổi như
thế nào - cả về mặt quy mô, nội dung, nó đã trải qua những giai đoạn khác nhau như
thế nào - từ những trình độ muôn màu muôn vẻ của cuộc đấu tranh kinh tế đến đấu
tranh chính trị ra sao và vì sao mà cuối cùng cuộc đấu tranh đó ắt dẫn đến chỗ xác lập
sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản bằng con đường cách mạng, dẫn đến chỗ
cải tạo căn bản toàn bộ xã hội.
Đồng thời, khi phân tích quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân
với tư cách là một lực lượng duy nhất triệt để cách mạng, là người đào mồ chôn CNTB
và người xây dựng tương lai của xã hội cộng sản, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã
nêu rõ tính chất phức tạp của quá trình này, sự tồn tại các mâu thuẫn biện chứng trong
bản thân địa vị của giai cấp công nhân. Một mặt, giai cấp vô sản không có của riêng
nào, nó bị giai cấp tư sản bóc lột và áp bức, đối lập với tư bản với tư cách là một lực

19
lượng thù địch. Mặt khác, nó do nền sản xuất TBCN tư hữu sản sinh ra, gắn với nền
sản xuất ấy bằng tất cả mọi điều kiện lao động và sinh sống. Mọi sự thay đổi trong
hoạt động của tư bản và trong việc tổ chức nền sản xuất TBCN đều động chạm đến lợi
ích thiết thân của giai cấp vô sản. Hơn nữa, như Mác nói, giai cấp công nhân tham gia
nền sản xuất TBCN do sự phát triển tự nhiên của nền sản xuất ấy.
Do địa vị khách quan của giai cấp vô sản, với tư cách là giai cấp gồm những người
không có tư hữu, bán sức lao động của mình và bị bóc lột, nên đã nảy sinh xu hướng
phát triển chủ đạo, cách mạng của giai cấp đó. Đó là xu hướng đấu tranh kiên quyết,
không thỏa hiệp với CNTB. Do sự tham gia khách quan vào nền sản xuất TBCN và
thừa nhận những điều kiện của phương thức sản xuất ấy, nên phong trào công nhân có
xu hướng thỏa hiệp về mặt xã hội dưới những hình thức này hay những hình thức
khác; trong những giai đoạn nhất định và trong những điều kiện nhất định, xu hướng
ấy có thể thu hút bộ phận này hay bộ phận khác của giai cấp công nhân. Rốt cuộc, xu
hướng chiến thắng vẫn là xu hướng cách mạng, nhưng nó chiến thắng trong cuộc đấu
tranh chống thỏa hiệp.
Gắn chặt và quyện chặt với mâu thuẫn kể trên có một mâu thuẫn khác nữa: Một
mặt, những người vô sản được toàn bộ quá trình sản xuất TBCN, sự tổ chức lao động
trong các xí nghiệp lớn và cuộc đấu tranh giai cấp được tổ chức, đoàn kết, giáo dục,
rèn luyện, tập hợp lại. Trong quá trình đó, giai cấp vô sản ý thức được rằng mình là
một lực lượng cách mạng hùng hậu, thắng lợi của cuộc đấu tranh của nó tùy thuộc vào
sự đoàn kết giai cấp. Sự lớn mạnh, sự đoàn kết của giai cấp vô sản là một quy luật
lịch sử. Mặt khác, như đã nói trong Tuyên ngôn: “Sự tổ chức như vậy của những
người vô sản thành giai cấp và do đó thành chính đảng, luôn luôn bị sự cạnh tranh
với nhau giữa công nhân phá vỡ” [25; tr.609]. Sự cạnh tranh như vậy là công cụ cho
giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản. Nó tạo ra môi trường nuôi dưỡng chính sách
chia rẽ giai cấp công nhân thuộc các nhóm nghề nghiệp khác nhau, để giai cấp tư sản
thực hiện những mánh khóe mị dân về mặt xã hội.
Những quá trình khách quan, và trước hết là sự phát triển của lực lượng sản xuất,
góp phần khắc phục xu hướng chia rẽ; song điều đó đòi hỏi phải có những hành động

có ý thức và có mục đích rõ rệt.
Trong Tuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra giai cấp vô sản là lực lượng có
thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình vì:
20
Giai cấp vô sản là sản phẩm của nền đại công nghiệp nên trong khi các giai cấp
khác suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, thì ngược
lại, giai cấp vô sản lớn mạnh cùng với sự lớn mạnh của nền đại công nghiệp. Giai cấp
vô sản vừa là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến trong nền sản xuất xã hội, vừa
mang tư cách là một giai cấp có lợi ích đối lập trực tiếp với giai cấp tư sản. “Trong
tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là
giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng
với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản
thân nền đại công nghiệp” [25; tr.610]. Mặt khác, do giai cấp đó là tầng lớp bị áp bức,
bóc lột nặng nề nhất trong xã hội tư bản. Cả hai đặc điểm đó hợp lại, hun đúc nên ý
chí, dũng khí cách mạng vô song không thế lực nào dập tắt được của giai cấp vô sản.
“Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp
vô sản là giai cấp thực sự cách mạng” [25; tr.610], triệt để cách mạng, vì “những
người vô sản chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá hủy hết thảy những
cái gì, từ trước đến nay, vẫn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư hữu” [25; tr.611], họ đại
diện và tiêu biểu cho lực lượng sản xuất mới, tiên tiến của toàn xã hội, cho một
phương thức sản xuất tiên tiến của lịch sử, nó đại biểu cho xu thế triển vọng của tương
lai, là “giai cấp đang nắm tương lai trong tay” [25; tr.605]; đại công nghiệp càng phát
triển, giai cấp này càng trưởng thành. Nó không có lợi ích riêng với nghĩa là tư hữu.
Nó đại biểu cho lợi ích của toàn xã hội. Chỉ bởi điều đó mà giai cấp vô sản mang được
một phẩm chất cao quý là triệt để cách mạng, cùng với tinh thần quốc tế cao cả, phấn
đấu cho lợi ích chung, không chỉ giải phóng mình mà cho toàn thể loài người, xóa bỏ
sự thống trị, nô dịch của CNTB không chỉ trong phạm vi dân tộc mà trên toàn thế giới.
Đại công nghiệp đã rèn cho giai cấp vô sản những đức tính tổ chức và kỷ luật để thực
thi sứ mệnh lịch sử của nó. Còn các giai cấp trung gian khác mang tính bảo thủ, hơn
thế họ còn là phản động, tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại. Họ có

đấu tranh chống giai cấp tư sản thì chẳng qua họ đấu tranh với tư cách là những tầng
lớp trung gian, nếu họ có thái độ cách mạng thì chẳng qua họ nhìn thấy nguy cơ mình
sẽ rơi vào hàng ngũ của giai cấp vô sản, “lúc đó, họ bảo vệ lợi ích tương lai của họ,
chứ không phải lợi ích hiện tại của họ” [25; tr.610].
Tất cả các phong trào đấu tranh trong lịch sử trước kia đều do thiểu số thực hiện
nhằm mưu cầu lợi ích cho thiểu số. Còn “phong trào vô sản là phong trào độc lập
21
của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số. Giai cấp vô sản, tầng lớp ở bên
dưới nhất của xã hội hiện tại, không thể vùng dậy, vươn mình lên nếu không làm nổ
tung toàn bộ cái thượng tầng kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội”
[25; tr.611].Chỉ có giai cấp vô sản mới thực hiện được cuộc cách mạng nhân dân sâu
sắc nhất trong lịch sử. Các cuộc cách mạng xã hội trước đây mưu lợi chủ yếu cho một
thiểu số, và sau khi giành được chính quyền, giai cấp thống trị lập tức phản bội lại
nhân dân. Cách mạng XHCN mưu lợi cho đại đa số nhân dân lao động, lôi cuốn đa số
nhân dân tham gia và đi cùng nhân dân cho đến khi lao động và nhân loại được giải
phóng một cách triệt để. Điều đó có thể thực hiện được do lợi ích của giai cấp công
nhân - giai cấp lãnh đạo cách mạng - về cơ bản, thống nhất với lợi ích của đa số nhân
dân lao động. Rõ ràng, khi giai cấp vô sản vùng lên đấu tranh là họ đấu tranh cho
quyền lợi của toàn thể những người lao động trong xã hội chứ không chỉ giành quyền
lợi, lợi ích cho mỗi giai cấp mình. Chính vì vậy, phong trào vô sản sẽ được đông đảo
quần chúng ủng hộ, tham gia.
Mặt khác, giai cấp vô sản được nền đại công nghiệp “tuyển lựa” từ tất cả các giai
cấp trong dân cư mà chủ yếu là nông dân. “Những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương
nghiệp và người thực lợi nhỏ, thợ thủ công và nông dân là những tầng lớp dưới của
tầng lớp trung đẳng xưa kia, đều bị rơi xuống hàng ngũ giai cấp vô sản, một phần vì số
vốn ít ỏi của họ không đủ cho phép họ quản lý những xí nghiệp đại công nghiệp, nên họ
bị sự cạnh tranh của bọn tư bản lớn hơn đánh bại, một phần vì sự khéo léo nhà nghề
của họ bị những phương pháp sản xuất mới làm giảm giá trị đi” [25; tr.606].Cùng với
sự phát triển không ngừng của sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân không
ngừng lớn lên về mặt số lượng và chất lượng, là giai cấp gắn liền với nền đại công

nghiệp và được nền đại công nghiệp rèn luyện, tập hợp lực lượng, biểu thị sức mạnh
của mình. Điều kiện làm việc và hoàn cảnh sống đã tạo cho họ không chỉ có ý thức tổ
chức, kỉ luật mà còn có sự cảm thông sâu sắc với nhau. Họ là những người không có
hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai
cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Bị áp bức bóc lột lại có lợi ích đối lập trực tiếp với
giai cấp tư sản, giai cấp công nhân kiên quyết đấu tranh chống giai cấp tư sản, và có
khả năng đoàn kết cùng với quần chúng bị áp bức bóc lột trong cuộc đấu tranh chung.
Khi cuộc đấu tranh giai cấp phát triển đến mức quyết liệt, báo hiệu giờ tận số của
CNTB thì trong nội bộ của giai cấp tư sản sẽ có sự phân hóa và một bộ phận chạy
22
sang hàng ngũ giai cấp vô sản. Đó là một bộ phận những nhà tư tưởng đã có được
nhận thức (về mặt lý luận) toàn bộ cuộc vận động lịch sử.
Mặt khác, giai cấp vô sản là lực lượng có tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần đoàn kết
chặt chẽ. Điều đó có cơ sở sâu xa từ những đòi hỏi tất yếu về kỹ thật và tổ chức sản
xuất của nền đại công nghiệp. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Sự phát triển của công
nghiệp không những đã làm tăng thêm số người vô sản, mà còn tập hợp họ lại thành
những khối quần chúng lớn hơn; lực lượng của những người vô sản tăng thêm và họ
thấy rõ lực lượng của mình hơn” [25; tr.607]. Tư bản là một lực lượng tập thể, ở ngành
nào, lĩnh vực nào nó cũng bóc lột công nhân, khiến cho lợi ích và điều kiện sinh hoạt
của những người vô sản dần dần trở nên ngang bằng nhau, không còn sự phân cách
giữa công nhân ngành này với công nhân ở ngành kia, xí nghiệp ngành kia. Thêm vào
đó, việc tăng thêm phương tiện giao thông do đại công nghiệp tạo ra giúp công nhân
các địa phương tiếp xúc với nhau dễ dàng hơn, sự đoàn kết giữa họ chặt chẽ hơn.
Tuy chưa thật đầy đủ nhưng GCVS đã có tri thức về cuộc đấu tranh chính trị, vì:
Khi chống lại quý tộc, chống lại các giai cấp khác có quyền lợi xung đột với sự
tiến bộ của công nghiệp, giai cấp vô sản đã buộc phải kêu gọi giai cấp vô sản giúp
sức, lôi cuốn họ vào phong trào chính trị. Chính lúc đó, giai cấp tư sản đã cung cấp
cho những người vô sản một phần tri thức của bản thân giai cấp tư sản, đã cung cấp
cho họ những tri thức chính trị phổ thông và kinh nghiệm đấu tranh để lật nhào chính
giai cấp tư sản và chế độ TBCN. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Những vũ khí mà giai

cấp tư sản đã dùng để đánh đổ chế độ phong kiến thì ngày nay quay lại đập vào
chính ngay giai cấp tư sản” [25; tr.605] và “giai cấp tư sản đã cung cấp cho những
người vô sản những tri thức chính trị và tri thức phổ thông của bản thân nó, nghĩa là
những vũ khí chống lại bản thân nó” [25; tr.609].
Trên một mức độ không nhỏ, sự phát triển tinh thần của giai cấp vô sản được thúc
đẩy bởi những biến chuyển trong kết cấu xã hội của xã hội do sự phát triển của CNTB
đưa lại. Một mặt, sự xói mòn của các tập đoàn xã hội trung gian đông đảo và mặt khác,
sự mở rộng không ngừng số lượng của giai cấp công nhân dẫn đến chỗ một số đại
biểu, cũng như toàn bộ tầng lớp, giai cấp những kẻ sở hữu bị đẩy vào hàng ngũ giai
cấp vô sản. Họ mang theo những yếu tố học vấn, quá trình này càng sâu thì những yếu
tố đó càng lớn.
23
Do phá sản, do không theo kịp sự phát triển của nền đại công nghiệp nên từng bộ
phận trọn vẹn của giai cấp thống trị bị đẩy vào hàng ngũ giai cấp vô sản. Lực lượng
này cũng góp một phần không nhỏ vào hoạt động chính trị của giai cấp vô sản. “Từng
bộ phận trọn vẹn của giai cấp thống trị bị sự tiến bộ của công nghiệp đẩy vào hàng
ngũ giai cấp vô sản, hay ít ra thì cũng bị đe dọa về mặt những điều kiện sinh hoạt của
họ. Những bộ phận ấy cũng đem lại cho giai cấp vô sản nhiều tri thức” [25; tr.609].
Một điều nữa có ý nghĩa quan trọng là trong những thời kỳ mà cuộc đấu tranh
giai cấp đạt đến chỗ ác liệt nhất, thì quá trình phân hóa trong nội bộ giai cấp thống trị
mang tính chất mãnh liệt và dữ dội đến nỗi một bộ phận nhỏ của giai cấp thống trị tách
khỏi giai cấp này và đi theo giai cấp cách mạng là giai cấp nắm tương lai trong tay.
Vậy là có một bộ phận của giai cấp tư sản chuyển sang lập trường giai cấp vô sản, đó
là bộ phận những nhà tư tưởng tư sản đã vươn lên nhận thức được về mặt lý luận toàn
bộ quá trình vận động lịch sử đã đứng sang hàng ngũ của giai cấp vô sản. Lực lượng
này cũng góp một phần không nhỏ vào hoạt động chính trị của giai cấp vô sản.
Giai cấp vô sản luôn bị áp bức cùng cực bởi giai cấp tư sản. Vì giai cấp vô sản là
lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội tư bản, sản xuất ra phần lớn của cải vật chất cho
xã hội nhưng lại bị giai cấp tư sản bóc lột và tước mất quyền sử dụng và kiểm soát
việc sử dụng nguồn của cải do chính họ làm ra. “Nhưng muốn áp bức một giai cấp nào

đó thì cần phải đảm bảo cho giai cấp ấy những điều kiện sinh sống khiến cho họ, chí
ít, cũng có thể sống được trong vòng nô lệ” [25; tr.612], nhà tư bản “không thể đảm
bảo cho người nô lệ của nó ngay cả một mức sống nô lệ, vì nó đã buộc phải để người
nô lệ ấy rơi xuống tình trạng khiến nó phải nuôi người nô lệ ấy, chứ không phải người
nô lệ ấy nuôi nó. Xã hội không thể sống dưới sự thống trị của giai cấp tư sản nữa, như
thế có nghĩa là sự tồn tại của giai cấp tư sản không còn tương dung với sự tồn tại của
xã hội nữa” [25; tr.612]. Khi giai cấp tư sản không còn vai trò cách mạng, xã hội
không thể tiếp tục sống dưới sự thống trị của giai cấp tư sản, sự tồn tại của giai cấp tư
sản không còn phù hợp với sự tồn tại của xã hội nữa, các giai cấp khác đều suy tàn đi
cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp thì - với tất cả những đặc trưng quan
trọng kể trên - giai cấp vô sản là giai cấp duy nhất đối lập thật sự với giai cấp tư sản và
đủ sức đứng lên chống lại giai cấp tư sản cùng thiết chế nhà nước của nó, xóa bỏ chế
độ TBCN.
24

×