Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH QUY LUẬT đấu TRANH từ tự PHÁT lên tự GIÁC của PHONG TRÀO CỘNG sản và CÔNG NHÂN QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.21 KB, 11 trang )

1

Về quy luật Đấu tranh từ tự phát lên tự giác
của phong trào cộng sản công nhân quốc tế

Trong trường sử đấu tranh tự giải phóng, giai cấp công nhân
(GCCN), với tính cách là giai cấp có lợi ích căn bản đối lập với giai cấp
tư sản (GCTS), đã không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ ý thức giai
cấp, sáng tạo ra những hình thức đấu tranh đa dạng chống lại sự áp bức,
bóc lột của GCTS. Tham gia trực tiếp vào phong trào đấu tranh sôi
động của GCCN, các nhà sáng lập CNXH khoa học không chỉ phát
hiện ra sứ mệnh lịch sử của GCCN mà còn vạch ra một trong những
quy luật cơ bản nhất - quy luật đấu tranh từ tự phát lên tự giác - quy
định sự vận động, phát triển của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế (PTCSCNQT). Ngày nay, trong bối cảnh quốc tế mới, việc
nghiên cứu và nắm vững quy luật này một mặt giúp chúng ta nhận thức
đầy đủ hơn về lịch sử PTCSCNQT, mặt khác còn góp phần làm giàu
thêm nguồn tri thức lí luận của Đảng ta, đóng góp thiết thực vào việc
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thời kì đẩy mạnh CNH-HĐH
đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh ”.
Nhìn lại tiến trình lịch sử của phong trào công nhân quốc tế có
thể thấy, giai cấp vô sản ra đời là một quá trình lâu dài, từ tầng lớp vô
sản đầu tiên đến vô sản công trường thủ công và giai cấp vô sản hiện
đại. Vào thế kỉ XIV-XV, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN)
bắt đầu hình thành ở một số nước châu Âu, quá trình tích luỹ nguyên
thuỷ TBCN diễn ra làm xuất hiện lao động làm thuê TBCN. Lớp người
lao động này từng bước bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, tư liệu sinh
hoạt chủ yếu, trở thành người tự do bán sức lao động để kiếm sống. Đó



2

chính là những người vô sản đầu tiên. Từ cuối thế kỉ XVI đến thế kỉ
XVIII, cùng với sự ra đời và phát triển kiểu tổ chức sản xuất công
trường thủ công TBCN, giai cấp vô sản công trường thủ công hình
thành, song phần lớn họ còn mang nặng tư tưởng, tâm lí của người sản
xuất nhỏ, chưa bị cột chặt vào guồng máy sản xuất TBCN. Cho nên,
giai cấp vô sản công trường thủ công chưa trở thành một lực lượng ổn
định, độc lập trong xã hội.
Cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX,
tạo ra bước nhảy vọt trong đời sống kinh tế, chính trị- xã hội. Nó thúc
đẩy phương thức sản xuất TBCN phát triển rất mạnh mẽ, đánh dấu
bước chuyển căn bản của CNTB sang giai đoạn đại công xưởng và giai
cấp vô sản hiện đại ra đời. Giai cấp vô sản nhanh chóng trở thành một
lực lượng xã hội to lớn. Chính vì vâỵ, có thể nói sự ra đời của GCCN
gắn liền với nền sản xuất đại công nghiệp và chỉ trở thành một giai cấp
ổn định khi sản xuất đại công nghiệp đã thay thế về cơ bản nền sản xuất
thủ công. Ăngghen khi nghiên cứu giai cấp vô sản đã nhận xét “Đại
công nghiệp kéo người công nhân công trường thủ công ra khỏi những
điều kiện gia trưởng của họ, họ mất hết mọi tài sản cuối cùng của họ và
chỉ khi đó họ mới trở thành người vô sản…, giai cấp vô sản là do cuộc
cách mạng công nghiệp sinh ra”.
Dưới chế độ TBCN, GCCN là giai cấp không có tư liệu sản xuất,
phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. Họ là người chủ
yếu làm ra của cải cho xã hội, nhưng lại phải sống trong cảnh nghèo
khó. Trong sản xuất họ là giai cấp phụ thuộc và trong phân phối họ là
giai cấp bị bóc lột dưới hình thức bóc lột giá trị thặng dư. Là sản phẩm
của nền sản xuất đại công nghiệp và được nền đại công nghiệp rèn
luyện, GCCN có tính tổ chức kỉ luật cao và có điều kiện thuận lợi tập
hợp lực lượng kiên quyết đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của



3

GCTS, có khả năng đoàn kết quần chúng lao động đấu tranh chống
CNTB.
Cuộc đấu tranh của GCCN chống GCTS diễn ra ngay từ khi nó
mới ra đời. Cuộc đấu tranh đó phát triển từ thấp thấp đến cao, từ đấu
tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, từ đấu tranh tự phát đến đấu tranh
tự giác. Thật vậy, từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm 40 của thế kỉ
XIX, những cuộc đấu tranh của GCCN diễn ra sôi nổi và ngày càng
mang tính quần chúng rộng rãi. Từ những yêu sách kinh tế thuần tuý,
cuộc đấu tranh của GCCN đã bắt đầu hướng tới mục tiêu chính trị rõ
nét. Liên tiếp trong các năm 1831-1834, công nhân dệt thành phố Lyon
(Pháp) tiến hành hai cuộc khởi nghĩa chống lại giới chủ tư bản. Nếu
năm 1831 họ giương lên lá cờ đen với dòng chữ “sống có việc làm hay
chết trong đấu tranh”, thì năm 1834 lá cờ đỏ mà họ giương cao với
khâủ hiệu chính trị “nền cộng hoà hay là chết”. Năm 1844, công nhân
thành phố dệt Xilêdi (Phổ) vùng lên đấu tranh, tiến hành đập phá máy
móc, đốt kho tàng, nhà xưởng của nhiều chủ tư bản. ở Anh, phong trào
Hiến chương diễn ra suốt từ năm 1835 - 1850 đòi cải cách chế độ tuyển
cử và dân sinh. Đây là phong trào mang tính chính trị đầu tiên của
GCCN Anh trực tiếp tiến công vào chính quyền của GCTS.
Mặc dù, những cuộc đấu tranh trên đều thất bại, song chúng đánh
dấu bước chuyển biến rất quan trọng của GCCN từ chỗ lệ thuộc vào
GCTS đến chỗ độc lập về chính trị và đối lập lại với GCTS; từ chỗ chỉ
biết đấu tranh kinh tế đến chỗ sử dụng đấu tranh chính trị, từ chỗ đấu
tranh rời rạc lẻ tẻ đễn chỗ hành động có tổ chức, khá thống nhất trên
phạm vi rộng lớn. GCCN đã bước lên vũ đài chính trị như một lực
lượng độc lập với những yêu sách của riêng mình. Hơn nữa, GCCN tự

thể hiện là giai cấp có tính tổ chức nhất, có tinh thần cách mạng triệt để
nhất trong số các giai tầng bị tư bản áp bức.


4

Tuy nhiên, xét trên mọi phương diện, những cuộc đấu tranh độc
lập đầu tiên của GCCN đến nửa đầu thế kỉ XIX vẫn mang nặng tính tự
phát, nghĩa là về cơ bản vẫn mang tính bản năng, hướng tới những mục
tiêu ngắn hạn trước mắt là chủ yếu như: đòi tăng lương giảm giờ làm,
cải thiện điều kiện sống và làm việc, phản đối tình trạng lương thực,
thực phẩm đắt đỏ, chống chế độ cúp phạt v.v. Những yêu sách chính trị
tuy được nêu ra nhưng nhìn chung còn mờ nhạt so với kinh tế. Về đối
tượng đấu tranh, lúc đầu là máy móc, kho tàng, nhà xưởng của nhà tư
bản, phản đối các nhà tư bản áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản
xuất…, về sau GCCN bắt đầu chuyển hướng đấu tranh vào nhà tư bản
nhưng là cá nhân từng nhà tư bản chưa phải toàn bộ GCTS. Về quy mô
và lực lượng tham gia đấu tranh còn lẻ tẻ, chưa có sự liên kết công
nhân ở các địa phương, các ngành; chưa xác lập được mối liên hệ giữa
công nhân với nông dân và các tầng lớp lao động khác. Mặt khác, xét
về lực lượng lãnh đạo, do cuộc đấu tranh của GCCN ngày một phát
triển đã đòi hỏi và làm xuất hiện những tổ chức công nhân, góp phần
quan trọng vào việc tăng cường tính tổ chức và đoàn kết lực lượng
GCCN. Song, do chưa có các chính đảng độc lập của GCCN nên phong
trào công nhân trên thực tế chưa vượt khỏi giới hạn tự phát của chủ
nghĩa công đoàn.
Tính tự phát trong phong trào công nhân thời kỳ khởi đầu được
quy định trước hết và chủ yếu là bởi trình độ nhận thức và ý thức giai
cấp của GCCN còn hạn chế. Họ chưa nhận rõ bản chất bóc lột của
GCTS, chưa phân biệt được máy móc với việc sử dụng máy móc theo

kiểu TBCN, đặc biệt họ chưa thấy được sứ mệnh lịch sử của giai cấp
mình. Mặc dù vậy, những cuộc đấu tranh quy mô lớn đầu tiên đã giáo
dục, rèn luyện GCCN nâng cao tinh thần giác ngộ giai cấp, rèn luyện ý
chí và phương pháp đấu tranh, là cơ sở để họ nhận rõ sức mạnh đoàn


5

kết của giai cấp mình trong cuộc đấu tranh chống GCTS và chế độ
TBCN.
Kinh nghiệm lịch sử của những cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên
đã chỉ cho GCCN thấy rằng để giành thắng lợi trước GCTS thì tất yếu
phải tiến hành đấu tranh với trình độ cao hơn trên cơ sở nhận thức một
cách đầy đủ, đúng đắn về đối tượng, mục tiêu, lực lượng đấu tranh,
phải sáng tạo ra những hình thức đấu tranh mới thích hợp. Nghĩa là
GCCN phải đoạn tuyệt với các cuộc đấu tranh mang tính tự phát để
chuyển sang đấu tranh ngày càng mang tính tự giác. Thực tế vận động
của phong trào công nhân cũng chỉ ra rằng để chuyển từ trình độ đấu
tranh tự phát lên tự giác, phong trào cần hội tụ và chín muồi những điều
kiện có ý nghĩa tiên quyết là:
Thứ nhất, phong trào công nhân phải có học thuyết cách mạng,
hệ tư tưởng chính trị và lí luận khoa học soi sáng, dẫn đường. Chỉ trên
cơ sở đó, phong trào mới được trang bị thế giới quan duy vật và phép
biện chứng duy vật - công cụ để nhận biết sự vận động của thế giới và
cải tạo thế giới; đồng thời nhận thức đúng đắn về sứ mệnh lịch sử toàn
thế giới của GCCN trong sự nghiệp giải phóng giai cấp và giải phóng
xã hội.
Thứ hai, GCCN phải có chính đảng tiên phong được tổ chức chặt
chẽ, bao gồm những người triệt để cách mạng nhất, giác ngộ nhất của
GCCN, đại biểu cho lợi ích căn bản của GCCN. Đảng tiên phong được

trang bị lí luận khoa học đóng vai trò là người tổ chức, định hướng
chính trị và giáo dục, động viên tập hợp quần chúng hành động cách
mạng một cách tự giác.
Thứ ba, phong trào công nhân dưới sự lãnh đạo của chính đảng
tiên phong phải vạch ra được cương lĩnh chính trị đúng đắn phù hợp


6

với hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Đây là đường lối chiến lược, sách lược chỉ
đạo cuộc đấu tranh trong từng giai đoạn cách mạng của GCCN.
Đến những năm 40 của thế kỉ XIX, sự trưởng thành của phong
trào công nhân đã đặt ra đòi hỏi bức bách cần có lí luận khoa học- cách
mạng dẫn đường. Chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng được đòi hỏi ấy.
Với trí tuệ thiên tài và lập trường cách mạng kiên định, triệt để của
mình, Mác và Ăngghen đã chắt lọc và kế thừa những tư tưởng tiến bộ
của triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh, chủ nghĩa xã hội
Pháp và những thành tựu rực rỡ trong khoa học tự nhiên để làm cuộc
cách mạng vĩ đại trong khoa học xã hội - sáng tạo ra chủ nghĩa xã hội
khoa học - học thuyết cách mạng và khoa học của GCCN. Lần đầu
trong lịch sử, Mác và Ăngghen nhận ra rằng, chính trong quá trình đấu
tranh tự giải phóng mình, GCCN đồng thời giải phóng cho toàn nhân
loại.
Tháng 2/1848, Mác và Ăngghen viết “Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản”. Đây là tác phẩm lí luận hoàn chỉnh, đánh dấu sự chín muồi
ra đời chủ nghĩa Mác. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đồng thời cũng
trở thành bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của GCCN. Nó chỉ ra những
nhiệm vụ chiến lược cơ bản của GCCN; khẳng định sự nghiệp giải
phóng GCCN là sự nghiệp tự giải phóng của bản thân GCCN. Sự
nghiệp đó chỉ có thể thực hiện được với điều kiện vô sản tất cả các

nước liên hiệp lại. Tuyên ngôn chỉ rõ trong cuộc đấu tranh tự giải
phóng, GCCN phải lập ra chính đảng độc lập của mình và sử dụng con
đường cách mạng bạo lực v.v...
Tham gia trực tiếp vào phong trào đấu tranh của GCCN, Mác và
Ăngghen nhận thức sâu sắc rằng phong trào cũng đòi hỏi phải có sự
lãnh đạo thống nhất. Bởi vậy, Mác và Ăngghen đã xúc tiến việc cải tổ
Đồng minh những người chính nghĩa thành Đồng minh những người


7

cộng sản (11/1847). Đây là tổ chức công nhân quốc tế đầu tiên lấy chủ
nghĩa Mác làm ngọn cờ tư tưởng; xác định mục đích hoạt động là lật đổ
giai cấp tư sản, xoá bỏ xã hội tư bản, giành chính quyền về tay giai cấp
vô sản, xây dựng xã hội mới trên cơ sở cộng đồng tài sản, không có tư
hữu về tư liệu sản xuất.v.v…Hoạt động của Đồng minh đã mở ra quá
trình kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân, thúc đẩy sự
phát triển tính tự giác của cuộc đấu tranh của GCCN trong cao trào
cách mạng 1848 - 1850 ở châu Âu.
Sau khi Đồng minh những người cộng sản tự giải tán (1852),
trước những bước phát triển mới của phong trào công nhân, năm 1864
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Mác và Ăngghen, Hội liên hiệp công nhân
quốc tế (Quốc tế I) - tổ chức chính trị quốc tế đầu tiên của GCCN ra
đời. Quốc tế I đã có những đóng góp lịch sử trong việc bảo vệ, truyền
bá chủ nghĩa Mác vào PTCN, đấu tranh kiên quyết chống lại các trào
lưu tư tưởng đối lập và cơ hội chủ nghĩa, hướng cuộc đấu tranh của
GCCN vào những mục tiêu chính trị quan trọng. Trong bối cảnh đó,
năm 1871 GCCN Pháp với tinh thần cách mạng tấn công đã nổi dậy
khởi nghĩa thiết lập Công xã Pari. Tuy chỉ tồn tại trong 72 ngày đêm
nhưng Công xã Pari đã ghi một mốc son chói lọi trên lộ trình tự giải

phóng của GCCN, khai sinh một hình thức nhà nước kiểu mới - nhà
nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử.
Như vậy, từ khi chủ nghĩa Mác ra đời và sự xuất hiện của các tổ
chức quốc tế của GCCN là Đồng minh những người cộng sản và Quốc
tế I, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã có thêm những tiền
đề cần thiết cho bước chuyển biến về chất phát triển lên trình độ tự
giác. Tuy nhiên, nhìn toàn cục, PTCN cho đến trước Cách mạng
XHCN tháng Mười Nga năm 1917, cho dù ngày càng có thêm những
biểu hiện của nhân tố tự giác, song về cơ bản vẫn mang tính tự phát.


8

Phong trào đấu tranh của GCCN chưa đi đến thắng lợi hoàn toàn và
triệt để bởi thiếu vắng sự lãnh đạo đúng đắn của một chính đảng cách
mạng macxit chân chính.
Cách mạng XHCN tháng Mười Nga với tính chất và mục tiêu của
nó đã trở thành cuộc cách mạng điển hình thể hiện tính chất tự giác triệt
để của GCCN Nga. Lần đầu tiên, dưới sự lãnh đạo của chính đảng cách
mạng - Đảng Bônsêvich đứng đầu là V.I Lênin, GCCN trong liên minh
với nông dân và quần chúng lao động bị áp bức đã đứng lên đập tan ách
thống trị của địa chủ và tư bản, giành lấy chính quyền, bắt tay vào xây
dựng xã hội mới - xã hội XHCN. Cách mạng tháng Mười thực hiện sứ
mệnh giải phóng GCCN và quần chúng lao động, đưa họ từ thân phận
người nô lệ, làm thuê lên địa vị người chủ chân chính của xã hội, đưa
lại hoà bình và hữu nghị cho các dân tộc, bình đẳng và công bằng xã
hội cho mọi người. Với tầm vóc lớn lao ấy, Cách mạng tháng Mười
Nga đặt cột mốc vĩ đại mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ CNTB
lên CNXH. Thắng lợi của cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga là
bằng chứng sống động chứng minh trên thực tế rằng sự vận động, phát

triển của PTCN từ tự phát lên tự giác là quy luật khách quan. Đồng
thời, cuộc cách mạng ấy cũng chứng tỏ phong trào đấu tranh của
GCCN chỉ có thể mang tính tự giác khi nó được soi sáng bởi học thuyết
cách mạng, hệ tư tưởng chính trị và lý luận khoa học, khi nó được lãnh
đạo bởi chính đảng tiên phong chân chính, có đường lối, cương lĩnh
cách mạng đúng đắn và phù hợp.
Đấu tranh tự phát và tự giác là hai cấp độ đấu tranh của PTCN có
mối quan hệ biện chứng, chuyển hoá lẫn nhau và luôn xen kẽ nhau,
phản ánh trình độ phát triển nhận thức của GCCN. Vậy nên, ngay cả
khi đã giành được chính quyền, nếu trình độ nhận thức, nhất là nhận
thức lý luận của GCCN và chính đảng của nó không được thường


9

xuyên nâng cao và cập nhật, rơi vào trì trệ hoặc chủ quan, duy ý chí
hoặc xa rời những nguyên lí nền tảng của CNXH khoa học thì cuộc đấu
tranh bảo vệ, củng cố các thành quả cách mạng đã giành được cũng như
xây dựng CNXH lại có thể quay về tự phát. Sự nghiệp cách mạng của
GCCN chỉ có thể thành công khi GCCN nhận thức đầy đủ, đúng đắn
các quy luật khách quan, điều đó cũng có nghĩa là hành động cách
mạng của họ phải mang tính tự giác.
Trong khúc quanh đầy thử thách của PTCSCNQT cuối thập niên
80 - đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, không ít các đảng cộng sản và
công nhân, trong đó có những đảng có bề dày truyền thống cách mạng
oanh liệt, từng trở thành trụ cột của hệ thống XHCN, của phong trào
cách mạng thế giới đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng về
nguyên tắc, về đường lối chiến lược cũng như sách lược, không tính
đến một cách đầy đủ các quy luật khách quan nên hành động trên thực
tế vẫn mang nặng tính tự phát, từng bước trượt sang lập trường cơ hội

chủ nghĩa, thậm chí phản bội lại lợi ích của GCCN và CNXH. Chính
trên cách tiếp cận này, có thể lý giải một phần vì sao chế độ XHCN ở
Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.
Biến cố chính trị từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và
Liên Xô đã đẩy PTCSQT rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng
nhất, CNXH tạm thời lâm vào thoái trào. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực
của các ĐCS và công nhân trên thế giới trong suốt hơn mười năm qua,
phong trào đã từng bước hồi phục, có những chuyển động tích cực,
chứng tỏ sức sống mãnh liệt của một phong trào hiện thực được dung
dưỡng không chỉ bằng lý tưởng - niềm tin khoa học mà còn bằng cả
một cơ sở giai cấp - xã hội sâu rộng. PTCSQT vẫn là đội ngũ đi tiên
phong của thời đại ngày nay - thời đại được khai vạch từ cuộc cách
mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.


10

Nhỡn khỏi quát, cho đến nay, mặc du còn phải đối mặt với không
ít những khó khăn thách thức, song các ĐCS cầm quyền đã vợt qua đợc
những thử thách khắc nghiệt nhất bắt nguồn từ sự đổ vỡ của hệ thống
XHCN thế giới, tiếp tục kiên định con đờng đi lên CNXH. Còn các
ĐCS cha cầm quyền từng bớc hồi phục, trụ lại và có những điều chỉnh
rõ nét về chiến lợc, sách lợc đấu tranh trong tình hình mới bằng nhiều
hình thức. Trong bối cảnh quốc tế sau "chiến tranh lạnh", khi cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát triển rất mạnh mẽ đã đa đến
sự phát triển, biến đổi theo chiều sâu các lĩnh vực đời sống xã hội. Sự
phát triển và biến đổi ấy là xu thế khách quan. Tác động của cách mạng
khoa học - công nghệ đến đời sống nhân loại rất sâu sắc, nó diễn ra dới
hình thức là kết quả tổng hợp của nhiều thành tựu và tri thức liên ngành,
xâm nhập mạnh mẽ vào phân công lao động, quản lý sản xuất, cơ cấu

sản xuất, cơ cấu giai cấp - xã hội v.v... Quá trình này không chỉ đã là
vấn đề của thế kỷ XX, nó sẽ còn chi phối các quan hệ xã hội, đời sống
văn hóa tinh thần, t tởng, trình độ phát triển của con ngời trong thế kỷ
XXI. Tiến bộ của khoa học - công nghệ bên cạnh những thành quả cơ
bản nh làm tăng năng suất lao động lên gấp bội và làm cho tính chất xã
hội hóa, trình độ phân công lao động của lực lợng sản xuất xã hội tăng
lên, thì nó còn đa tới một hệ quả xã hội quan trọng mang tính tất yếu,
đó là việc trí thức hóa ngời lao động, gián tiếp hóa loại hình lao động
trực tiếp; trung lu hóa về mức sống ở một bộ phận lớn đội ngũ công
nhân, lao động. Tình hình đó buộc các ĐCS và công nhân phải kịp thời
điều chỉnh đờng lối chiến lợc cũng nh sách lợc thích hợp nhằm củng cố
cơ sở giai cấp - xã hội, tập hợp lực lợng, thay đổi phơng thức lãnh đạo...
trên cơ sở nhận thức đúng đắn xu thế phát triển của thế giới và tình hình
mỗi nớc.


11

PTCSCNQT sẽ tiếp tục vận động thông qua những bớc đi, hình
thức, cơ chế phong phú, linh hoạt từ hoàn thiện mô hình CNXH, con đờng đấu tranh cách mạng, chiến lợc và sách lợc...đến tập hợp lực lợng,
liên minh giai cấp, phối hợp hành động để tiến tới mục tiêu chiến lợc
của mình. Bởi vậy, việc nâng cao trình độ nhận thức thông qua tổng kết
thực tiễn thờng xuyên sẽ góp phần nâng cao tính tự giác trong hành
động cách mạng của mỗi ĐCS và công nhân cũng nh của toàn bộ phong
trào trong quá trình hiện thực hoá sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai
cấp công nhân./.




×