Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN v i lê NIN nói về NHỮNG LUẬN điểm cơ bản TRONG tác PHẨM TUYÊN NGÔN của ĐẢNG CỘNG sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.75 KB, 12 trang )

V.I.Lênin nói về những luận điểm cơ bản trong "Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản"
"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", các tư tưởng cơ bản cũng như ý
nghĩa của nó luôn là trọng tâm chú ý của V.I.Lênin. Và như chúng ta đều
biết, ngay từ những ngày đầu hoạt động cách mạng, V.I.Lênin đã dịch
"Tuyên ngôn" từ tiếng Đức sang tiếng Nga. Trong các tác phẩm của ông,
chúng ta thấy ông đã nhiều lần đề cập đến những nội dung cơ bản, tư tưởng
chủ đạo và ý nghĩa của "Tuyên ngôn". Ông đã nhiều lần trích dẫn nguyên
văn để phân tích và từ đó rút ra những kết luận tương ứng. Xét về phương
diện này, có thể nói, "Tuyên ngôn" giữ vị trí thứ hai sau "Tư bản" - tác phẩm
được V.I. Lênin nhắc đến nhiều nhất. Đương nhiên ở một chừng mực nào
đó, sự so sánh ấy chỉ mang tính chất hình thức. Không phụ thuộc vào số
lượng các đoạn trích dẫn từ những tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen, mỗi
tác phẩm của V.I.Lênin đều xuất phát từ những tư tưởng của các nhà sáng
lập chủ nghĩa cộng sản khoa học, vận dụng một cách sáng tạo những tư
tưởng đó vào việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đương đại.
Tuy nhiên, sự so sánh có tính hình thức đó cũng cho thấy sự quan tâm đặc
biệt của V.I. Lênin đến "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản".
Trước hết, chúng ta hãy đề cập đến quan niệm của V.I.Lênin về vị trí
lịch sử và ý nghĩa của "Tuyên ngôn" trong di sản lý luận của C.Mác và Ph.
Ăngghen.
Trong tác phẩm "Những người bạn dân" là thế nào và họ đấu tranh
chống những người dân chủ-xã hội ra sao?", trong lời nhận xét về cuốn sách
của C.Cauxki-"Bécstanh và cương lĩnh dân chủ - xã hội", trong bài viết
"Vận mệnh lịch sử của học thuyết của Các Mác" và trong tác phẩm "Các
Mác", khi chỉ rõ mối liên hệ hữu cơ giữa "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"


với các tác phẩm trước đó của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin nhấn mạnh
rằng " Tuyên ngôn" là kết quả của một khối lượng công việc nghiên cứu
khổng lồ của các ông ở những năm 40. Trước hết V.I.Lênin đã kể đến các


bài viết mà C.Mác đăng trên "Niên giám Pháp - Đức", đến "Gia đình thần
thánh", "Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh" và đặc biệt là "Sự khốn
cùng của triết học".
V.I.Lênin đã phê phán một cách gay gắt nhà tư tưởng của phái dân tuý
Nga - N.Mikhailốpxki, - người khẳng định C.Mác và Ph.Ăngghen không hề
luận chứng cho lý luận về chủ nghĩa duy vật lịch sử ở bất cứ chỗ nào và do
vậy, các ông không có cơ sở để xây dựng chủ nghĩa cộng sản khoa học.
V.I.Lênin cho rằng điều mà N.Mikhailốpxki khẳng định C.Mác và
Ph.Ăngghen "chưa hề chứng minh" cho lý luận về chủ nghĩa duy vật lịch sử,
"chưa chứng minh những cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật kinh tế" ở chỗ
nào cả ngoại trừ trong "Hệ tư tưởng Đức" - một tác phẩm "chưa hề được
xuất bản" và việc ông ta dựa vào sự thú nhận của Ph.Ăngghen là sự trình bày
về quan niệm duy vật lịch sử của các ông trong chương 1 "Hệ tư tưởng Đức"
chứng tỏ những nhận thức của các ông về lịch sử kinh tế khi đó vẫn còn
nhiều thiếu sót, chỉ để chứng minh cho kết luận của ông ta rằng: "Những
điểm cơ bản của "chủ nghĩa xã hội khoa học" và của lý luận về chủ nghĩa
duy vật kinh tế đã được phát hiện ra, rồi được trình bày trong "Tuyên ngôn"
trong thời kỳ mà... những nhận thức của họ còn chưa đủ để làm một việc
như thế". Thật ra, theo V.I.Lênin, việc Ph.Ăngghen thừa nhận thiếu sót của
ông và C. Mác chỉ là để nhằm giải thích vì sao khi đó các ông chưa xuất bản
"Hệ tư tưởng Đức", chứ không phải là những nhận thức của C.Mác và
Ph.Ăngghen chưa đủ để đề ra những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội
khoa học và "phê phán một cách khoa học chế độ tư sản như trong "Tuyên
ngôn". V.I.Lênin khẳng định: "Ông ta (N.Mikhailốpxki) đã đọc "Tuyên ngôn


của Đảng cộng sản" mà không thấy rằng trong đó, những chế độ hiện tại chế độ pháp lý, chính trị, gia đình, tôn giáo, triết học - đều được giải thích
theo quan điểm duy vật chủ nghĩa; rằng trong đó, ngay cả việc phê phán
những lý luận xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa cũng nhằm tìm ra và
đã tìm ra rằng những gốc rễ của những lý luận đó là ở những quan hệ sản

xuất nào đó" .
ở đây, cần lưu ý rằng khi V.I.Lênin viết những dòng đó, ông vẫn chưa
biết đến nội dung của "Hệ tư tưởng Đức". Đó thực sự là một kiệt tác, trong
đó C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình bày khá tỉ mỉ các luận điểm cơ bản của
chủ nghĩa duy vật lịch sử, đã luận chứng cho tư tưởng về sứ mệnh lịch sử
toàn cầu của giai cấp vô sản, đã xác định rõ nhiệm vụ của giai cấp vô sản là
giành lấy chính quyền. "Hệ tư tưởng Đức" đã khẳng định một cách rõ ràng
tư tưởng của V.I.Lênin cho rằng các kết luận của "Tuyên ngôn" đều dựa trên
một cơ sở khoa học vững chắc, đều được luận chứng một cách khoa học.
V.I.Lênin coi các tác phẩm đầu tiên của chủ nghĩa Mác phát triển là
"Sự khốn cùng của triết học" và "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản". Thiết
nghĩ, ông sẽ kể tới cả "Hệ tư tưởng Đức" nếu như khi đó tác phẩm này đã
được xuất bản. Khi coi các tác phẩm ấy là các tác phẩm đầu tiên của chủ
nghĩa Mác phát triển, V.I.Lênin luôn đánh giá cao và dành một ý nghĩa đặc
biệt cho "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản".
Trên thực tế, V.I.Lênin đã biết rất rõ "Sự khốn cùng của triết học"
(xuất bản năm 1847), trong đó, lần đầu tiên, C.Mác đã công khai trình bày
một cách rõ ràng các nguyên lý của một học thuyết duy vật về các quy luật
của sự phát triển xã hội, cũng như các kết quả nghiên cứu của mình trong
lĩnh vực kinh tế học chính trị, đã phát triển các tư tưởng quan trọng nhất của
chủ nghĩa xã hội khoa học, đường lối đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản.
Song, không phải ngẫu nhiên mà V.I.Lênin vẫn chỉ ra rất rõ ràng rằng chính


"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" đã "trình bày một cách hết sức sáng
sủa và rõ ràng thế giới quan mới, chủ nghĩa duy vật triệt để - chủ nghĩa
duy vật này bao quát cả lĩnh vực xã hội,- phép biện chứng với tư cách là
học thuyết toàn diện nhất và sâu sắc nhất về sự phát triển, lý luận đấu
tranh giai cấp và vai trò cách mạng - trong lịch sử toàn thế giới - của
giai cấp vô sản, tức là giai cấp sáng tạo ra một xã hội mới, xã hội cộng

sản".
Cần phải nhấn mạnh rằng "Tuyên ngôn" không chỉ đơn giản là sự khái
quát hoá, hệ thống hoá những tư tưởng đã được đưa ra trong các tác phẩm
trước đó của C.Mác và Ph.Ăngghen, mà hơn nữa, nó còn là sự khái quát hoá,
hệ thống hoá ở một trình độ cao hơn, mới về chất. Trong "Tuyên ngôn",
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chuẩn xác hoá hàng loạt luận điểm và cách trình
bày thuộc về nguyên tắc, đã phát triển các kết luận được đưa ra trong các tác
phẩm trước đó và đưa ra các tư tưởng và luận điểm mới.
V.I.Lênin gọi "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" là "Profession de foi"
(biểu tượng của niềm tin, cương lĩnh, bản thuyết trình về thế giới quan) của
"Chủ nghĩa xã hội toàn thế giới", là "cuốn sách gối đầu giường cho tất cả
những người công nhân giác ngộ", là một kiểu mẫu tuyệt đối đúng mà cả thế
giới đều biết tới. "Chúng ta phải nhắc lại rằng, - V.I.Lênin viết, - chúng ta là
những người mácxít và chúng ta lấy bản "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"
làm cơ sở" .
Xuất phát từ tinh thần, từ những tư tưởng cơ bản của "Tuyên ngôn",
V.I. Lênin đã khẳng định cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản là
cuộc đấu tranh ngày càng được luận chứng một cách khoa học dựa trên các
tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong Dự thảo nghị quyết
"Về văn hoá vô sản", V.I.Lênin đã nhấn mạnh: "Toàn bộ kinh nghiệm lịch
sử hiện đại, và đặc biệt là cuộc đấu tranh cách mạng hơn một nửa thế kỷ nay


của giai cấp vô sản tất cả các nước trên thế giới, từ khi bản "Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản" ra đời, đã chứng tỏ một cách không thể chối cãi được rằng
chỉ có thế giới quan mácxít là biểu hiện đúng đắn những lợi ích, những quan
điểm và nền văn hoá của giai cấp vô sản cách mạng".
Nét đặc trưng cho cách tiếp cận của V.I.Lênin khi lý giải các luận điểm của
"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" là sự phân tích lịch sử - cụ thể, đồng thời
vạch ra ý nghĩa chung và thực sự của những luận điểm đó để trên cơ sở đó

phát triển các luận điểm ấy. Chẳng hạn, V.I.Lênin đã thực hiện một cách
triệt để trong thực tiễn cuộc sống nguyên tắc phương pháp luận mà ông đã
xây dựng nên khi khảo cứu một trong các luận điểm cơ bản của "Tuyên
ngôn". - "Công nhân không có tổ quốc". Luận điểm đó, theo V.I.Lênin, cần
phải được hiểu là: ""Công nhân không có tổ quốc" - điều đó có nghĩa là (
à ) địa vị kinh tế của công nhân (chế độ làm thuê) không phải có tính
chất dân tộc mà có tính chất quốc tế; ( b ) kẻ thù giai cấp của công nhân
có tính chất quốc tế; (g ) những điều kiện giải phóng công nhân cũng
thế; (ả ) sự thống nhất quốc tế của công nhân còn quan trọng hơn sự
thống nhất dân tộc" .
Cách tiếp cận lịch sử - cụ thể đó của V.I. Lênin được thể hiện ở chỗ,
ông luôn đặt lên vị trí hàng đầu và tiến hành phân tích những luận điểm có ý
nghĩa đặc biệt trong bối cảnh lịch sử - cụ thể ở nước Nga hay là trên quy mô
toàn thế giới.
Chẳng hạn, thời kỳ thành lập Đảng bônsêvích Nga, trong cuộc đấu
tranh chống lại phái dân tuý, "chủ nghĩa Mác hợp pháp", "phái kinh tế", V.I.
Lênin đã tập trung vào một luận điểm quan trọng của "Tuyên ngôn" - luận
điểm về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản và về sự cần thiết
phải thành lập chính đảng của nó với tư cách là điều kiện tiên quyết để giai


cấp công nhân thực hiện sứ mệnh của mình là giành thắng lợi trong cuộc đấu
tranh vì dân chủ và chủ nghĩa xã hội. V.I. Lênin viết: "Theo quan điểm của
chúng tôi, chúng tôi hoàn toàn tán thành tất cả những tư tưởng cơ bản của
chủ nghĩa Mác (như đã được trình bày trong bản "Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản" và trong các cương lĩnh của những người dân chủ - xã hội phương
Tây), và chúng tôi tán thành phát triển những tư tưởng ấy một cách có hệ
thống theo tinh thần của Mác và Ăngghen, đồng thời kiên quyết phản đối
những sự sửa chữa mập mờ có tính chất cơ hội chủ nghĩa mà hiện nay
Bécstanh đã làm thành một cái mốt để người ta bắt chước".

Xuất phát từ luận điểm của C. Mác và Ph.Ăngghen trong "Tuyên
ngôn" - luận điểm cho rằng "trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với
giai cấp tư sản, thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng";
rằng các tầng lớp "trung đẳng" sẽ bị "suy tàn và tiêu vong" cùng với sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản và khi cố gắng bảo vệ sự tồn tại của mình, họ sẽ
trở nên bảo thủ và thậm chí là phản động, còn nếu họ có tinh thần cách mạng
thì cũng chỉ trong chừng mực họ thấy mình phải "rơi vào" đội ngũ của giai
cấp vô sản, vì họ cần bảo vệ lợi ích tương lai của họ, cần từ bỏ lập trường
của mình để đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, V.I. Lênin viết: "Dưới
hình thức khẳng định ta có thể (và phải) chỉ rõ tính chất bảo thủ của
giai cấp tiểu tư sản. Và ta chỉ có thể nói đến tính chất cách mạng của nó
một cách có điều kiện. Chỉ có diễn đạt như vậy, mới hoàn toàn phù hợp
với tinh thần của học thuyết Mác" . Chính là xuất phát từ luận điểm đó
trong "Tuyên ngôn", từ quan niệm của bản thân ông, V.I.Lênin đã đi đến kết
luận: "Tất nhiên lôi kéo tất cả những người sản xuất nhỏ là điều đáng mong
muốn. Nhưng ta biết rằng đó là một giai cấp đặc biệt, dù có quan hệ với giai
cấp vô sản bằng trăm ngàn mối dây liên hệ và khâu trung gian, nhưng cũng
vẫn là một giai cấp đặc biệt". Bởi thế, "Trước tiên phải phân rõ ranh giới


giữa chúng ta với tất cả những người khác, tách riêng hẳn một mình
giai cấp vô sản ra rồi sau đó mới tuyên bố rằng giai cấp vô sản sẽ giải
phóng tất cả mọi người, kêu gọi tất cả mọi người, mời tất cả mọi người.
Tôi đồng ý với chữ "sau đó" ấy, nhưng tôi đòi hỏi trước hết là chữ
"trước tiên".
Cách đặt vấn đề như vậy của V.I. Lênin được lý giải bởi bối cảnh lịch
sử cụ thể ở nước Nga khi đó là: giai cấp vô sản Nga mới chỉ bắt đầu thể hiện
với tư cách là một giai cấp, còn chính đảng của nó thì vẫn chưa được thành
lập. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ hàng đầu của giai cấp vô sản là thiết lập bá
quyền lãnh đạo cách mạng của mình.

Trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", C. Mác và Ph.Ăngghen đã đặt nền
móng cho tư tưởng về bá quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản. Các ông đã chỉ
rõ rằng, giai cấp vô sản là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, và
với tư cách đó, nó là giai cấp thực sự cách mạng. Trong cuộc đấu tranh
chống giai cấp tư sản, giai cấp vô sản "nhất định phải tự tổ chức thành giai
cấp" và "thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị".
V.I. Lênin đã nhiều lần nói về tư tưởng đó. Ông đã nhiều lần trích dẫn và lý
giải luận điểm đã được C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định trong "Tuyên
ngôn" - luận điểm cho rằng những người cộng sản ở khắp nơi luôn ủng hộ
mọi phong trào cách mạng chống lại chế độ chính trị - xã hội hiện tồn. "Giai
cấp vô sản, - V.I.Lênin khẳng định, - không được mảy may coi các giai
cấp khác và các đảng khác như là "một khối phản động": trái lại, giai
cấp vô sản phải tham gia vào toàn bộ sinh hoạt chính trị và xã hội, phải
ủng hộ các giai cấp và các đảng tiến bộ chống lại các giai cấp và các
đảng phản động, phải ủng hộ bất cứ phong trào cách mạng nào để
chống lại chế độ hiện tồn"2. Sự ủng hộ đó không giả định và không đòi hỏi


một sự thoả hiệp nào với các cương lĩnh và nguyên lý phi mácxít. Hơn nữa,
V.I. Lênin còn cho rằng giai cấp vô sản cần phải ủng hộ không những phong
trào cách mạng khác mà cả các khuynh hướng đối lập. Chẳng hạn, ông đã
nhiều lần chỉ ra rằng với những điều kiện xác định trong cuộc đấu tranh vì
dân chủ, giai cấp vô sản cần phải ủng hộ cả khuynh hướng tự do tư sản. Về
vấn đề này, khi chỉ rõ rằng giai cấp vô sản không được phép nhượng bá
quyền lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trị cho phái dân chủ tư sản, V.I. Lênin
viết: "Tính chất giai cấp của phong trào dân chủ-xã hội phải được thể hiện ra
không phải ở việc thu hẹp những nhiệm vụ của chúng ta lại trong những nhu
cầu trực tiếp và trước mắt của một phong trào "thuần tuý công nhân", mà là
ở sự lãnh đạo mọi mặt và mọi biểu hiện của cuộc đấu tranh giải phóng vĩ đại
của giai cấp vô sản, giai cấp duy nhất thật sự cách mạng trong xã hội hiện

nay. Đảng dân chủ - xã hội phải luôn luôn và không ngừng mở rộng ảnh
hưởng của phong trào công nhân đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
và chính trị trong xã hội hiện nay. Đảng ấy phải lãnh đạo không phải chỉ có
cuộc đấu tranh kinh tế của công nhân, mà cả cuộc đấu tranh chính trị của
giai cấp vô sản; nó không được sao nhãng một phút nào cái mục đích cuối
cùng của chúng ta, phải luôn luôn tuyên truyền, bảo vệ khỏi mọi sự xuyên
tạc và phát triển hơn nữa hệ tư tưởng của giai cấp vô sản - học thuyết của
chủ nghĩa xã hội khoa học, tức là chủ nghĩa Mác".
Khi nghiên cứu vấn đề động lực của cách mạng dân chủ và cách mạng xã
hội chủ nghĩa, tư tưởng về bá quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản và vấn đề
xây dựng liên minh của nó với các giai cấp khác, dựa vào tư tưởng của C.
Mác và Ph.Ăngghen trong "Tuyên ngôn", V.I. Lênin đã khẳng định tính chất
nhân dân của cuộc cách mạng vô sản. Ông cho rằng: "Cách mạng chỉ có bao
gồm được cả giai cấp vô sản và nông dân, thì mới có thể là cách mạng "nhân


dân" và mới thật sự lôi kéo được đa số nhân dân tham gia phong trào... Khi
nói đến một cuộc "cách mạng nhân dân thật sự" và không hề mảy may quên
những đặc điểm của giai cấp tiểu tư sản (mà Mác từng nói đến nhiều và nói
đến luôn), Mác đã tính một cách hết sức chặt chẽ đến những quan hệ so sánh
thực tế giữa các giai cấp... Mác xác nhận rằng "việc phá huỷ" bộ máy nhà
nước là do lợi ích của công nhân và nông dân đòi hỏi, rằng việc phá huỷ ấy
đoàn kết hai giai cấp lại, đặt cho họ một nhiệm vụ chung là thủ tiêu "vật ký
sinh" ấy và thay nó bằng một cái gì mới... Thay bộ máy nhà nước bằng việc
"tổ chức giai cấp vô sản thành giai cấp thống trị", bằng việc "giành lấy dân
chủ", đó là câu giải đáp trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản".
Khi luận giải "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", V.I.Lênin đặc biệt
quan tâm tới một luận điểm hết sức quan trọng mà C. Mác và Ph. Ăngghen
đã đưa ra ở tác phẩm vĩ đại này. Đó là luận điểm nói rằng "bất cứ cuộc đấu
tranh giai cấp nào cũng là một cuộc đấu tranh chính trị"; rằng phong trào

công nhân đi từ xung đột giữa những người công nhân riêng biệt với các
nhà tư sản riêng biệt, từ cuộc đấu tranh trong phạm vi địa phương đến
cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp; rằng những người vô sản tổ chức
thành giai cấp và qua đó thành chính đảng của họ. Ông luôn nhấn mạnh
cuộc đấu tranh của công nhân chỉ trở thành cuộc đấu tranh giai cấp khi tất cả
các đại biểu tiên tiến của toàn thể giai cấp công nhân trong cả nước tự ý thức
được mình là một giai cấp thống nhất và bắt đầu tiến hành cuộc đấu tranh
chống lại toàn bộ giai cấp tư sản, chống lại chính quyền bảo vệ cho lợi ích
của giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp
tư sản tất yếu trở thành cuộc đấu tranh chính trị cùng với quá trình nó trở
thành cuộc đấu tranh giai cấp. Nhiệm vụ của những người mác xít là tổ chức
cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, biến cuộc đấu tranh tự phát của
họ chống lại những kẻ áp bức thành cuộc đấu tranh của toàn thể giai cấp


dưới sự lãnh đạo của Đảng vô sản vì mục tiêu dân chủ, vì chuyên chính vô
sản và chủ nghĩa xã hội. V.I. Lênin viết: "Nói rằng đấu tranh giai cấp chỉ
trở thành thật sự, triệt để và phát triển, khi nào nó bao trùm lĩnh vực
chính trị, là chưa đủ. Bởi vì cả trong chính trị, người ta cũng có thể hạn
chế trong những chi tiết nhỏ nhặt, hoặc có thể đi sâu hơn, đến tận cái
căn bản. Chủ nghĩa Mác thừa nhận rằng chỉ khi nào đấu tranh giai cấp
không những bao trùm lĩnh vực chính trị, mà nó còn nắm lấy cái căn
bản nhất trong chính trị: tức là việc tổ chức chính quyền nhà nước, thì
khi đó nó mới là một cuộc đấu tranh giai cấp phát triển đầy đủ, có "quy
mô toàn dân tộc".
Trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", C. Mác và Ph.Ăngghen đã
đặt cơ sở cho học thuyết về đảng vô sản với tư cách là người tổ chức và
lãnh đạo giai cấp vô sản. Chính đảng của giai cấp vô sản, theo quan niệm
của các ông, "không phải là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng công
nhân khác", lợi ích của đảng không tách rời lợi ích của toàn thể giai cấp vô

sản, đảng "không đặt ra những nguyên tắc riêng biệt nhằm khuôn phong trào
vô sản theo những nguyên tắc ấy", đảng là "bộ phận kiên quyết nhất trong
các đảng công nhân" và "luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên", "hiểu rõ
những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản". Lý luận
mácxít đó, theo V.I. Lênin, đã giải thích rõ nhiệm vụ cao cả của chính đảng
vô sản là tổ chức cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân và lãnh đạo
cuộc đấu tranh đó, mục đích của nó - giành lấy chính quyền và xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội. Phát triển tư tưởng đó của các nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác, V.I. Lênin đã xây dựng học thuyết về đảng vô sản kiểu mới.
Khi kịch liệt phê phán chủ nghĩa cơ hội, phê phán những kẻ đòi thay
thế chính đảng của giai cấp vô sản bằng "tổ chức phi đảng phái của công
nhân", V.I. Lênin đã kêu gọi giai cấp công nhân Nga hãy trở lại với những tư


tưởng nền tảng về chính đảng của giai cấp vô sản của C. Mác và
Ph.Ăngghen trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" để thấy rõ "tính phi
đảng bao giờ và ở đâu cũng là công cụ và khẩu hiệu của giai cấp tư sản".
V.I. Lênin luôn coi việc thành lập và củng cố chính đảng của giai cấp
vô sản, thiết lập bá quyền lãnh đạo của nó là điều kiện quyết định thắng lợi
của giai cấp vô sản và các liên minh của nó trong cuộc đấu tranh vì dân chủ
và tiến bộ xã hội, vì thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Dựa vào
"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", V.I. Lênin khẳng định rằng: "Từ chủ
nghĩa tư bản nhân loại chỉ có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, nghĩa là lên
chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất và chế độ phân phối sản phẩm theo
lao động của mỗi người", song chính đảng của giai cấp vô sản cần "nhìn xa
hơn: chủ nghĩa xã hội nhất định phải dần dần phát triển thành chủ
nghĩa cộng sản là chủ nghĩa đã ghi trên lá cờ của mình: "làm theo năng
lực, hưởng theo nhu cầu". Với quan niệm đó, V.I. Lênin đã kiên quyết
chống lại những kẻ theo chủ nghĩa xét lại, - những kẻ mà khi cố tình xuyên
tạc học thuyết của C. Mác và Ph. Ăngghen đã bác bỏ tính tất yếu và sự cần

thiết của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ông cũng phê phán một cách gay gắt
đối với luận điểm của chủ nghĩa cơ hội, - luận điểm cho rằng dường như chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không còn là chủ nghĩa tư bản nữa, rằng
dường như nó đang tự chuyển thành chủ nghĩa xã hội.
Trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", C. Mác và Ph.Ăngghen chưa
sử dụng thuật ngữ "chuyên chính vô sản", song tư tưởng về việc xác lập nền
chuyên chính của giai cấp vô sản, thiết lập chính quyền vô sản - chính quyền
dân chủ do chính bản chất của nó, thể hiện lợi ích của quảng đại quần chúng
nhân dân lao động - đã được các ông đề ra và được luận chứng một cách
khoa học. Nói về tư tưởng đó của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, V.I.
Lênin khẳng định: "Cái chủ yếu trong học thuyết của Mác là đấu tranh


giai cấp. Người ta vẫn thường hay nói và hay viết như thế. Nhưng điều
đó không đúng. Sự không đúng ấy thường đưa đến những sự xuyên tạc
chủ nghĩa Mác theo lối cơ hội chủ nghĩa... Vì thuyết đấu tranh giai cấp
không phải do Mác, mà do giai cấp tư sản trước Mác sáng tạo ra... Đóng
khung chủ nghĩa Mác trong thuyết đấu tranh giai cấp là cắt xén, xuyên
tạc chủ nghĩa Mác... Chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh
giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người mác
xít. Đó là điều khác nhau sâu sắc nhất giữa người mácxít và người tiểu
tư sản (cả tư sản lớn) tầm thường. Chính phải dùng viên đá thử vàng ấy
mà thử thách sự hiểu biết thực sự và sự thừa nhận thực sự chủ nghĩa
Mác".
Trong nhiều tác phẩm, bài viết, bài phát biểu của mình, khi nói về
những nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa quốc tế vô sản, của việc thiết lập
và củng cố mối quan hệ hợp tác giữa các dân tộc và cộng đồng quốc tế, V.I.
Lênin cũng luôn xuất phát từ quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen trong
"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" về những vấn đề này.
Đánh giá cao vị trí và vai trò của "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"

trong toàn bộ di sản lý luận của C. Mác và Ph.Ăngghen, khẳng định ý nghĩa
vĩnh hằng của tác phẩm mang tính cương lĩnh này trong phong trào cách
mạng của giai cấp vô sản toàn thế giới, V.I. Lênin viết: "Cuốn sách nhỏ ấy
có giá trị bằng hàng bộ sách: tinh thần của nó, đến bây giờ, vẫn cổ vũ và
thúc đẩy toàn thể giai cấp vô sản có tổ chức và đang chiến đấu của thế giới
văn minh". Đó cũng là lời khẳng định của chúng ta hôm nay.



×