Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI ĐỂ CHỦ ĐỘNG PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 32 trang )

BÀI 2
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI
ĐỂ CHỦ ĐỘNG PHÁT TRIỂN
TS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

v1.0016101206

1


TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Trong môi trường kinh doanh ngày càng hội nhập sâu rộng của nước nhà, những áp lực
cạnh tranh từ trong và ngoài nước đã buộc nhiều hãng phải xem xét các cách khác nhau
để cắt giảm chi phí và loại trừ lãng phí. Tuy cắt giảm chi phí, họ vẫn phải tìm kiếm những ý
tưởng sáng tạo. Nhiều công ty trong đó có công ty An Duy đã thực hiện điều này bằng việc
giảm các cấp quản trị và tăng phạm vi kiểm soát. Cấu trúc phẳng hơn này có những lợi thế
của giảm chi phí bằng việc loại trừ một số công việc quản trị và tăng ý tưởng bằng việc
trao cho các cá nhân nhiều quyền lực hơn để ra quyết định.

Hãy cho biết áp lực nào khiến công ty An Duy phải tiến hành thay đổi. Họ thay
đổi cái gì? Lợi ích của việc thay đổi? Ai có thể không thích sự thay đổi này?

v1.0016101206

2


MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:



Lý thuyết:
 Vì sao cần quản trị sự thay đổi?
 Nhận diện các nhân tố tác động đến thay đổi.
 Phân tích hiện trạng để chủ động lập kế hoạch thay đổi.
 Lập kế hoạch thay đổi.
 Tổ chức thay đổi theo kế hoạch.



Khi thực hành người học cần trả lời được câu hỏi:
 Lý do tổ chức phải thay đổi là gì?
 Các bước thực hiện sự thay đổi.
 Khi thực hiện sự thay đổi các tổ chức phải chú ý những gì?

v1.0016101206

3


NỘI DUNG
Vì sao cần quản trị sự thay đổi

Nhận diện các nhân tố tác động đến thay đổi

Phân tích hiện trạng

Lập kế hoạch thay đổi

Tổ chức thay đổi theo kế hoạch


v1.0016101206

4


1. VÌ SAO CẦN QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI
1.1. Khái niệm về quản trị sự thay đổi

1.2. Sự cần thiết phải quản trị sự thay đổi

1.3. Chu trình tiến hành thay đổi

1.4. Các nguyên tắc thay đổi hiệu quả

1.5. Lựa chọn phương pháp tiếp cận sự thay đổi

v1.0016101206

5


1.1. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI



Quản trị sự thay đổi là tổng hợp các hoạt động quản trị nhằm chủ động phát hiện, thúc
đẩy và điều khiển quá trình thay đổi của doanh nghiệp phù hợp với những biến động của
môi trường kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển trong môi trường kinh
doanh biến động.




Quản trị sự thay đổi: nhận thức trước thay đổi của môi trường để chủ động thay đổi.



Quản trị sự thay đổi: mọi quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm tạo sức cạnh tranh lớn
hơn cho doanh nghiệp.

v1.0016101206

6


1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI



Môi trường kinh doanh ngày càng biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới hoạt
động kinh doanh và cung cách quản trị.



Quản trị sự thay đổi giúp doanh nghiệp thay đổi chủ động, đúng hướng và đúng thời
điểm cần thiết.



Các tổ chức thành công đã quản trị sự thay đổi hiệu quả, nếu chống lại sự thay đổi sẽ

đi vào con đường dẫn tới sụp đổ.

v1.0016101206

7


1.3. CHU TRÌNH TIẾN HÀNH THAY ĐỔI
Chu trình tiến hành thay đổi là quá trình liên tục theo chu
trình khép kín gồm: Phát hiện, hoạch định và tổ chức
thực hiện sự thay đổi.


Phát hiện và nghiên cứu sự thay đổi: Xác định hiện
trạng, các lực lượng ngăn cản và thúc đẩy.



Hoạch định thay đổi: Xác định trạng thái mới, xác định
giải pháp.



Tổ chức thực hiện sự thay đổi: Tạo ra trạng thái mới.

v1.0016101206

8



1.4. CÁC NGUYÊN TẮC THAY ĐỔI HIỆU QUẢ


Phá vỡ quy tắc cũ;



Học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác;



Không ép buộc nhân viên phục tùng kế hoạch thay đổi
mà tìm cách thu phục những người chống đối;



Tìm kiếm những người tiên phong;



Nắm lấy những cơ hội thành công ngay từ ban đầu;



Tiếp cận được nguồn thông tin cần thiết.

v1.0016101206

9



1.5. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN SỰ THAY ĐỔI


Các phương pháp tiếp cận sự thay đổi
 Thuyết E: Phương pháp tiếp cận về kinh tế: Tăng tối đa và nhanh chóng giá trị cho
các cổ đông. Thuyết này thường tiến hành thay đổi từ trên xuống.
 Thuyết O: Phương pháp tiếp cận về năng lực tổ chức: Mục tiêu thay đổi của thuyết
O là phát triển một môi trường văn hóa mà ở đó các nhân viên đều có cơ hội học
tập và nâng cao khả năng, thể hiện năng lực tối đa của bản thân.



Lựa chọn quan điểm thay đổi thích hợp
Không có phương pháp tiếp cận nào đảm bảo chắc chắn thành công, vì vậy cần tránh
sử dụng riêng lẻ từng thuyết trên, nên kết hợp những điểm phù hợp của cả hai thuyết
với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

v1.0016101206

10


2. NHẬN DIỆN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THAY ĐỔI
2.1. Nhận diện nhu cầu thay đổi
2.2. Các nhân tố thúc đẩy sự thay đổi
2.3. Các nhân tố cản trở sự thay đổi

v1.0016101206


11


2.1. NHẬN DIỆN NHU CẦU THAY ĐỔI


Có thể rõ rệt thông qua các dấu hiệu cụ thể.



Dấu hiệu nhận diện “kém” rõ ràng.



Dấu hiệu nhận diện khá mờ nhạt: trường hợp
của các doanh nghiệp tiên tiến.



Doanh nghiệp đang rất tốt: thay đổi để tránh bị
đi sau trong cạnh tranh.

v1.0016101206

12


2.2. CÁC NHÂN TỐ THÚC ĐẨY SỰ THAY ĐỔI



Cạnh tranh;



Những mục tiêu thực hiện cao;



Công nghệ kỹ thuật, thiết bị mới;



Người lao động có những kỹ năng và kiến thức mới;



Ước muốn ảnh hưởng và phần thưởng nhiều hơn.

v1.0016101206

13


2.3. CÁC NHÂN TỐ CẢN TRỞ SỰ THAY ĐỔI


Sự tự mãn;




Chuẩn mực về sản lượng;



Sự quen thuộc với môi trường hiện tại;



Cần phải học những kỹ năng mới;



Sự mất đi ảnh hưởng và giảm thu nhập;



Tính ì.

v1.0016101206

14


3. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
3.1. Mục đích

3.2. Nhiệm vụ

3.3. Yêu cầu


3.4. Thời điểm và nơi tiến hành

3.5. Nội dung phân tích

v1.0016101206

15


3.1. MỤC ĐÍCH



Phát hiện nhu cầu thay đổi.



Đánh giá tương quan giữa các lực lượng thúc đẩy và cản trở thay đổi.

v1.0016101206

16


3.2. NHIỆM VỤ


Phát hiện và khẳng định nhu cầu thay đổi: nhu cầu
phải mang tính thuyết phục.




So sánh tương quan giữa các lực lượng thúc đẩy
và cản trở để trả lời câu hỏi: đối tượng nào cần thay
đổi? Đã đúng thời điểm thay đổi chưa? Hình thành
bước đầu giải pháp vượt qua cản trở và khuyến
khích lực lượng thúc đẩy sự thay đổi.

v1.0016101206

17


3.3. YÊU CẦU


Khách quan, toàn diện.



Đầy đủ chứng cứ.



Áp dụng các phương pháp thích hợp với từng
đối tượng.

v1.0016101206

18



3.4. THỜI ĐIỂM VÀ NƠI TIẾN HÀNH



Phân tích hiện trạng được tiến hành ở thời điểm xuất hiện các hiện tượng không bình
thường, khi có các báo cáo bất thường hoặc khi xuất hiện các dấu hiệu khác thường
bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.



Phân tích hiện trạng ở nơi chịu tác động của thay đổi.

v1.0016101206

19


3.5. NỘI DUNG PHÂN TÍCH


Phân tích nhu cầu thay đổi.



Phân tích từng áp lực thúc đẩy và cản trở.




Kết luận liệu có cần thay đổi hay không, mức độ thay
đổi, cường độ và xu hướng diễn biến của các lực lượng
cản trở và thúc đẩy, từ đó xác định thời điểm tiến hành
thay đổi.

v1.0016101206

20


4. LẬP KẾ HOẠCH THAY ĐỔI
4.1. Căn cứ

4.2. Nội dung

4.3. Yêu cầu đối với một kế hoạch thay đổi hiệu quả

v1.0016101206

21


4.1. CĂN CỨ
Hoạch định sự thay đổi dựa trên cơ sở:


Hiện trạng đối tượng cần thay đổi và
nhu cầu thay đổi.




Kết quả phân tích các lực lượng thúc
đẩy và cản trở sự thay đổi.

v1.0016101206

22


4.2. NỘI DUNG


Xác định mục tiêu thay đổi;



Xác định đối tượng thay đổi;



Xác định người điều hành, người thực hiện và người
liên quan đến sự thay đổi;



Xác định thời điểm tiến hành thay đổi;



Xác định tính công khai của sự thay đổi;




Tiến độ thực hiện sự thay đổi;



Xác định các giải pháp cần thiết.

v1.0016101206

23


4.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI MỘT KẾ HOẠCH THAY ĐỔI HIỂU QUẢ


Đơn giản;



Được hình thành từ những nhân viên ở tất cả các cấp có ảnh hưởng;



Tính khả thi;



Xác định được vai trò và trách nhiệm;




Tính linh hoạt.

v1.0016101206

24


5. TỔ CHỨC THAY ĐỔI THEO KẾ HOẠCH

5.1. Triển khai kế hoạch thay đổi

5.2. Củng cố sự thay đổi

5.3. Các giải pháp đảm bảo thay đổi thành công

v1.0016101206

25


×