Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 80 trang )

Header Page Khóa
1 of 126.
luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Do lần đầu tiên thực hiện một đề tài nghiên cứu còn khá mới mẻ, tác
giả không tránh khỏi những bỡ ngỡ và thiếu sót. Với trình độ có hạn, trong
thời gian làm khóa luận, tác giả phải sử dụng nhiều tài liệu tham khảo của
các tác giả khác nhau. Tuy nhiên, những tài liệu này chỉ được sử dụng ở mục
đích làm rõ hơn vấn đề có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. Mọi ý kiến,
khái niệm không phải của riêng tác giả đều được nêu trong danh mục tài liệu
tham khảo của khóa luận.
Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy, cô giáo
và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Footer Page 1Phạm
of 126.Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện

1


Header Page Khóa
2 of 126.
luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo, ThS. Nguyễn Thị Kim Dung
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành Khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô trong Khoa Thông tin – Thư


viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình chỉ bảo, dạy
dỗ em trong suốt 4 năm học tập tại Trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị đang
công tác tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Hà Nội đã giúp
đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và hoàn thành Khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè – những người luôn bên
em, động viên và khuyến khích để em có thể hoàn thành Khóa luận và có
được kết quả như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Phạm Vũ Thủy Tiên
K51 Thông tin – Thư viện

Footer Page 2Phạm
of 126.Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện

2


Header Page Khóa
3 of 126.
luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................... 1
3. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài ........................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................. 3

5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC
ĐÀ O TẠO NGƢỜI DÙ NG TIN...................................................................... 5
1.1. Khái quát về Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội ........ 5
1.1.1. Lịch sử hình thành ................................................................................... 5
1.1.2. Đội ngũ cán bộ ........................................................................................ 8
1.1.3. Vốn tài liệu .............................................................................................. 9
1.1.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ........................................................ 10
1.1.5. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện................................................ 11
1.2. Tầm quan trọng của công tác đào tạo người dùng tin đối với Trung tâm
Thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội ................................................... 14
1.2.1. Một số khái niệm chung ........................................................................ 14
1.2.2. Vai trò của công tác đào tạo người dùng tin đối với Trung tâm
Thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội .................................................. 16
1.3. Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm thông tin – thư viện
trường Đại học Hà Nội ..................................................................................... 17
1.3.1. Đặc điểm người dùng tin ....................................................................... 17
1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin............................................................................. 18

Footer Page 3Phạm
of 126.Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện

3


Header Page Khóa
4 of 126.

luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGƢỜI
DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC HÀ NỘI ......................................................................................... 22
2.1. Đào tạo người dùng tin sử dụng Trung tâm thông tin – thư viện ............. 22
2.1.1. Hướng dẫn người dùng tin về nội quy sử dụng thư viện ...................... 22
2.1.2. Cách thức sử dụng nguồn lực thông tin ................................................ 24
2.2. Đào tạo kỹ năng thông tin ........................................................................ 36
2.2.1. Kỹ năng trích dẫn tài liệu ...................................................................... 36
2.2.2. Kỹ năng tìm tin trên Internet ................................................................. 40
2.3. Đào tạo sau khóa học ............................................................................... 42
2.4. Năng lực đào tạo người dùng tin của cán bộ tại Trung tâm...................... 43
2.5. Hiệu quả của hoạt động đào tạo người dùng tin tại Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Hà Nội....................................................................... 45
2.5.1. Đối với người dùng tin .......................................................................... 46
2.5.2. Năng lực đào tạo của cán bộ thư viện ................................................... 47
2.6. Nhận xét và đánh giá ................................................................................. 47
2.6.1. Những điểm mạnh ................................................................................. 47
2.6.2. Những điểm yếu .................................................................................... 48
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƢỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM
THÔNG TIN -THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI ...................... 50
3.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn tin phù hợp với nhu cầu tin ......... 50
3.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ
công tác đào tạo người dùng tin ...................................................................... 52
3.2.1. Xây dựng cơ sở vật chất ........................................................................ 53
3.2.2. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin .................................................. 53
3.3. Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện ..................... 54

Footer Page 4Phạm

of 126.Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện

4


Header Page Khóa
5 of 126.
luận tốt nghiệp

3.4. Xây dựng chương trình đào tạo người dùng tin phong phú về nội dung và
hình thức ........................................................................................................... 55
3.4.1. Về nội dung ........................................................................................... 55
3.4.2. Về hình thức .......................................................................................... 55
3.5. Nâng cao năng lực cán bộ thư viện ........................................................... 57
3.6. Xây dựng chiến lược marketing, giới thiệu, quảng bá về hoạt động
đào tạo người dùng tin tại Trung tâm .............................................................. 58
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 73
PHỤ LỤC

Footer Page 5Phạm
of 126.Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện

5


Header Page Khóa
6 of 126.
luận tốt nghiệp


BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

CSDL

Cơ sở dữ liệu

NDT

Người dùng tin

Footer Page 6Phạm
of 126.Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện

6


Header Page Khóa
7 of 126.
luận tốt nghiệp

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ĐƢỢC THỂ HIỆN TRONG KHÓA LUẬN

STT

Tên biểu đồ

Trang

1


Biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của

45

cán bộ tham gia đào tạo NDT
2

Biểu đồ thống kê số lượng bạn đọc đã qua tập huấn

46

sử dụng thư viện

Footer Page 7Phạm
of 126.Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện

7


Header Page Khóa
8 of 126.
luận tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật – kinh tế - văn
hóa – xã hội, vai trò của thư viện trong đời sống càng ngày càng được khẳng
định. Ở Việt Nam, các nguồn lực thông tin – tư liệu và các dịch vụ mà thư
viện cung cấp, trong đó có các thư viện đại học, ngày càng phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Thư viện đại học đóng góp một phần rất quan trọng

trong việc mở cánh cửa thông tin để giúp sinh viên và giảng viên tự chủ trong
việc tìm được thông tin phù hợp, hỗ trợ nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên
cứu của họ trong một môi trường dạy và học đang thay đổi mạnh mẽ, từ việc
lấy người học làm trung tâm đến việc học online. Thư viện đảm bảo rằng
những nguồn lực thông tin và dịch vụ của thư viện sẽ đem lại lợi ích tốt nhất
cho người sử dụng. Tuy nhiên, sự phát triển của các nguồn lực thông tin cũng
làm cho người sử dụng phải đối diện với những thách thức trong việc tìm và
sử dụng các nguồn lực đó một cách hiệu quả. Vì vậy, các hoạt động hướng
dẫn, đào tạo người dùng tin (NDT) sử dụng các nguồn lực thông tin trong và
ngoài cơ quan thông tin – thư viện là hết sức cần thiết đối với cơ quan thông
tin – thư viện nói chung và hệ thống cơ quan trung tâm thông tin – thư viện
các trường Đại học nói riêng.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác đào tạo người dùng tin đối
với các thư viện, trung tâm thông tin, tôi đã chọn đề tài “Công tác đào tạo
người dùng tin tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội.
Thực trạng và giải pháp” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài được xác định là khảo sát thực tế công
tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học

Footer Page 8Phạm
of 126.Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện

1


Header Page Khóa
9 of 126.
luận tốt nghiệp


Hà Nội. Qua đó, đề tài sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NDT cũng như hiệu quả hoạt
động phục vụ NDT tại đây.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để giải quyết được mục tiêu đề ra, khóa luận sẽ thực hiện một số nhiệm
vụ sau:
- Giới thiệu sơ lược về Trung tâm thông tin- thư viện trường Đại học
Hà Nội.
- Trình bày những vấn đề lý luận chung về NDT, đào tạo NDT
- Tìm hiểu những nhân tố trực tiếp tác động tới công tác đào tạo NDT
và những cách thức mà Trung tâm đã tiến hành nhằm nâng cao kỹ năng thông
tin cho các đối tượng NDT tại Trung tâm của mình.
- Nhận xét, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo NDT.
3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài
Trung tâm TT – TV trường Đại học Hà Nội là đối tượng nghiên cứu
của nhiều đề tài từ nghiên cứu khoa học, niên luận, khóa luận cho đến các
luận văn, trên nhiều góc độ khác nhau như đề tài : “Tìm hiểu về tổ chức quản
lý và khai thác nguồn lực thông tin” của tác giả Lê Thị Anh Thư (khóa luận
2009), “Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của trung tâm TT – TV trường Đại
học Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Chinh (khóa luận 2009 ).... Nhưng vấn
đề đào tạo NDT chưa được đề cập, nghiên cứu một cách tổng thể mà mới chỉ
dừng lại trong những vấn đề nhỏ của các đề tài trước đó.
Với đề tài của mình, tôi muốn có được cái nhìn toàn diện, cụ thể hơn về
công tác đào tạo NDT tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà
Nội. Qua đó, nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đào
tạo NDT tại Trung tâm trong thời gian tới.

Footer Page 9Phạm

of 126.Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện

2


Header Page Khóa
10 of 126.
luận tốt nghiệp

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác đào tạo NDT tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại
học Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Công tác đào tạo NDT tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại
học Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở của phép biện chứng duy vật lịch sử,
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
thư viện; các chỉ thị và nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đường lối phát
triển sự nghiệp thông tin – thư viện.
5.2. Phương pháp cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn các cán bộ thư viện, NDT.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Đóng góp về lý luận
Khóa luận xem xét và khái quát các đặc trưng riêng về công tác đào tạo
NDT cũng như tầm quan trọng của hoạt động này đối với Trung tâm thông tin
– thư viện trường Đại học Hà Nội.
6.2. Đóng góp về thực tiễn :
Khóa luận đưa ra những nhận xét, đánh giá về công tác đào tạo NDT tại
Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội, từ đó đề xuất các giải

Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 10
of 126.

3


Header Page Khóa
11 of 126.
luận tốt nghiệp

pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo NDT, thúc đẩy sự phát
triển của sự nghiệp thông tin – thư viện.
7. Bố cục của khóa luận :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận
gồm có 3 chương :
Chương 1 : Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội và
những vấn đề chung về công tác đào tạo người dùng tin.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động đào tạo người dùng tin tại Trung tâm
thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác đào

tạo người dùng tin tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội.

Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 11
of 126.

4


Header Page Khóa
12 of 126.
luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 1
TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀ O TẠO
NGƢỜI DÙ NG TIN
1.1. Khái quát về Trung tâm thông tin – thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội
1.1.1. Lịch sử hình thành
Trường Đại học Hà Nội (tiền thân là trường Đại học Ngoại ngữ) là
trường đại học công lập, được thành lập năm 1959.
Trường Đại học Hà Nội là cơ sở đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực
trình độ đại học, sau đại học có khả năng sử dụng ngôn ngữ nước ngoài, đáp
ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Ngoài ra, trường
Đại học Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo ngoại
ngữ cho lưu học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh đi học nước ngoài; bồi
dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý
của các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương trong cả nước.
Trường Đại học Hà Nội có khả năng giảng dạy các ngoại ngữ: Anh,

Nga, Pháp, Trung quốc, Đức, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Hàn
Quốc, Bungari, Hung-ga-ri, Séc, Slô-văk, Ru-ma-ni, Thái, A rập… Trong số
các ngoại ngữ nêu trên có 10 chuyên ngành đào tạo cử nhân ngoại ngữ, 4
chuyên ngành tiếng đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ.
Trường Đại học Hà Nội đã triển khai đào tạo cử nhân các chuyên
ngành khác dạy bằng ngoại ngữ từ năm 2002 như: Quản Trị kinh doanh, Du
lịch, Quốc tế học, Khoa học máy tính, Tài chính-Ngân hàng, Kế toán (giảng
dạy bằng tiếng Anh); ngành Khoa học máy tính (giảng dạy bằng tiếng Nhật).
Ngoài ra, trường còn đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học cho người nước
ngoài. Trong tương lai sẽ mở thêm những chuyên ngành đào tạo khác bằng
ngoại ngữ mà thị trường lao động trong và ngoài nước đang có nhu cầu cao.

Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 12
of 126.

5


Header Page Khóa
13 of 126.
luận tốt nghiệp

Mục tiêu đào tạo của nhà trường không chỉ cung cấp kiến thức mà còn
coi trọng định hướng phát triển năng lực làm việc cho sinh viên. Chính vì vậy,
nhà trường đã thực hiện phương châm mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình
đào tạo đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo.
Từng bước hội nhập giáo dục quốc tế, tăng cường ứng dụng công nghệ
tiên tiến, cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo nhằm trang bị cho người

học kỹ năng làm việc, kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức chuyên môn và
khả năng thích ứng với môi trường hoạt động nghề nghiệp trong tương lai,
Trường Đại học Hà Nội phấn đấu trở thành trường đại học nghiên cứu ngang
tầm các nước có nền giáo dục phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Nghiên cứu ứng dụng là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Thế mạnh về
nghiên cứu khoa học ngoại ngữ, trong đó có phương pháp giảng dạy ngoại
ngữ cho các trường chuyên ngữ, nghiên cứu giảng dạy ngoại ngữ chuyên
ngành, nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ, văn hoá – văn minh…đã được khẳng
định. Nhà trường là cơ quan chủ quản của “Tạp chí khoa học ngoại ngữ” - tạp
chí chuyên ngành duy nhất của Việt Nam nghiên cứu về khoa học ngoại ngữ.
Nhà trường có các Trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu đáp ứng nhu cầu
của xã hội như: Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Trung tâm tư liệu
và tiếng Anh chuyên ngành, Trung tâm Đào tạo từ xa, Trung tâm Dịch thuật,
Trung tâm Công nghệ - thông tin, Viện nghiên cứu xã hội và phát triển.
Nhà trường đã ký kết hợp tác đào tạo với trên 30 trường đại học nước
ngoài; có quan hệ đối ngoại với trên 60 tổ chức, cơ sở giáo dục quốc tế; có
quan hệ trực tiếp với hầu hết các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam; tham
gia các hoạt động văn hoá đối ngoại, giao lưu ngôn ngữ-văn hoá với nhiều tổ
chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và quốc tế. Nhiều Đại sứ quán, các tổ
chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài đã hợp tác hỗ trợ Nhà trường trong
lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực thông qua những chương trình hỗ trợ năng
lực quản lý, đào tạo giáo viên trẻ và tài trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 13
of 126.

6



Header Page Khóa
14 of 126.
luận tốt nghiệp

Nhiều đoàn khách cấp cao, các tổ chức giáo dục quốc tế các trường đại học
nước ngoài đến thăm và làm việc với Trường. Trung bình mỗi tuần có khoảng
4 đến 5 đoàn khách nước ngoài đến thăm trường.
Một số trường đại học nổi tiếng của nước ngoài, như Đại học
Westminster, Central Lancashire (Vương Quốc Anh), Đại học Dublin City
(Ireland), Đại học AUT (New Zealand), Đại học La Trobe, Victoria,
Griffith(Australia), Đại học IMC (Australia) đã công nhận chương trình đào
tạo của Trường Đại học Hà Nội... Theo đó, sinh viên của Trường đại học Hà
Nội sau 3 năm đầu học tại Trường và học năm cuối tại các trường đối tác này
đã được các trường đối tác cấp bằng cử nhân.
Để phấn đấu thành trường đại học quốc tế trong khu vực, nhiều năm
qua, Trường Đại học Hà Nội đã liên tục tích lũy kinh nghiệm, không ngừng
phấn đấu, học hỏi các trường có đẳng cấp quốc tế trên thế giới về quy trình
đào tạo, xây dựng chương trình, hệ thống giáo trình, tăng cường cơ sở vật
chất... Trường duy trì phương châm hợp tác với các trường đại học khác trong
khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực đào tạo.
Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Hà Nội ra đời ngay
sau khi trường Đại học Hà Nội được thành lập. Thời kỳ mới thành lập Trung
tâm hoạt động trên cơ sở một tổ công tác phục vụ tư liệu cho trường, trực
thuộc phòng giáo vụ. Hoạt động thư viện nghèo nàn, tài liệu chủ yếu là sách
giáo trình, sách tham khảo chuyên ngành như: tiếng Nga và ngôn ngữ các
nước Đông Âu (tiếng Ba Lan, tiếng Tiệp Khắc, tiếng Bungari…). Nguồn tài
liệu chủ yếu là sách tài trợ, tặng biếu của các nước trong hệ thống xã hội chủ
nghĩa.
Năm 1967, trước yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao chất

lượng giảng dạy, trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội đã mở thêm một số
chuyên ngành như: tiếng Anh, tiếng Pháp. Cùng với việc thành lập thêm một
số khoa và bộ môn, vốn tư liệu tăng lên đáng kể. Đến năm 1984, lãnh đạo nhà

Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 14
of 126.

7


Header Page Khóa
15 of 126.
luận tốt nghiệp

trường quyết định tách tổ tư liệu ra khỏi phòng giáo vụ thành một đơn vị độc
lập với tên gọi là: “Thư viện trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội”. Sau khi tách
thành đơn vị độc lập, năm 1994 Thư viện đã xây dựng mới được toà nhà 2
tầng, vốn tài liệu ngày càng nhiều, phần nào đáp ứng được yêu cầu về tư liệu
cho công tác đào tạo của trường. Trong quá trình hoạt động, Trung tâm đã
không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới hoàn thiện tổ chức và
hoạt động, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ.
Năm 2000 với việc đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng
cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, Ban Giám
hiệu trường quyết định sáp nhập Thư viện với phòng Thông tin và đổi tên
thành “Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội”.
Trung tâm thực hiện dự án nâng cấp hiện đại theo hướng mở, bằng nguồn vốn
vay của Ngân hàng thế giới WB (World Bank) mức A vốn đầu tư 500.000
USD để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật trụ sở, trang thiết bị.

Ngày 5/12/2003 Trung tâm đã đi vào hoạt động tại trụ sở mới và không
ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đặc biệt, năm 2005 Trung tâm
đã ứng dụng và triển khai phần mềm quản trị thư viện điện tử Libol để nâng
cao hiệu quả hoạt động thông tin thư viện. Hiện nay, Trung tâm đã đi vào hoạt
động ổn định và từng bước hiện đại, ngày càng đóng góp vào sự nghiệp giáo
dục của trường Đại học Hà Nội nói riêng và của ngành giáo dục đào tạo của
nước ta nói chung trong thời đại mới.
1.1.2. Đội ngũ cán bộ
Cán bộ thư viện là cầu nối hết sức quan trọng giữa người dùng tin với
thư viện – kho tri thức của nhân loại. Tài liệu trong thư viện có được sử dụng
và khai thác một cách triệt để hay không đó là điều phụ thuộc rất nhiều vào
vai trò của người cán bộ thư viện. Những cuốn sách chỉ thực sự trở nên hữu
ích khi có người đọc và nghiên cứu nó. Một thư viện phục vụ tốt là thư viện

Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 15
of 126.

8


Header Page Khóa
16 of 126.
luận tốt nghiệp

có nhiều bạn đọc đến nhất. Bởi vậy, người ta nói cán bộ thư viện là linh hồn
của thư viện thật có ý nghĩa.
Hiện nay, tổng số cán bộ của Trung tâm gồm có 22 cán bộ, trong đó có
16 cán bộ tốt nghiệp đại học ngành thông tin - thư viện (thư viện viên), 4

người tốt nghiệp ngành công nghệ Thông tin và Điện tử viễn thông (kỹ thuật
viên), 2 cán bộ phụ trách an ninh, môi trường. Trong số 22 cán bộ của Trung
tâm có 1 thạc sĩ, 7 cán bộ đang học cao học, 6 cán bộ đang theo học văn bằng
2 các thứ tiếng. Trung tâm với một đội ngũ cán bộ thư viện trẻ, dễ dàng tiếp
thu những cái mới, có trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, có khả
năng nắm bắt nhanh sự phát triển của khoa học kỹ thuật, biết sử dụng thành
thạo các trang thiết bị của Trung tâm, có tinh thần thái độ phục vụ nhiệt tình,
biết tư vấn, hướng dẫn thông tin cho NDT.
1.1.3. Vốn tài liệu
Hiện nay, Trung tâm đang sở hữu một khối lượng vốn tài liệu hết sức
đa dạng và phong phú. Với đặc thù là một Trường đào tạo chuyên ngành về
ngoại ngữ, do vậy phần lớn nguồn tài liệu của Trung tâm là ngoại văn với
nhiều thứ tiếng khác nhau như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Hàn
Quốc, tiếng Nhật, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha… Ngoài ra còn có nhiều tài
liệu giáo trình bằng tiếng Việt để phục vụ cho bạn đọc trong quá trình học tập
tiếng nước ngoài.
Cụ thể như sau:
1.3.1.1. Tài liệu truyền thống
- Tài liệu dạng sách
STT

Loại

Tổng số tên sách

Tổng số bản sách

1

Tiếng Việt


6449 tên

10997 bản.

2

Ngoại văn

21458 tên

28727 bản.

Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 16
of 126.

9


Header Page Khóa
17 of 126.
luận tốt nghiệp

- Tài liệu dạng khác
STT

Loại


Tổng số

Tổng số

tên sách

bản sách

1

Báo, tạp chí

166 tên

49593 bản.

2

Luận án, luận văn

486 tên

998 bản.

1.3.1.2. Tài liệu điện tử
STT

CSDL

Số biểu ghi


1

Sách

20924

2

Báo, tạp chí

1024

3

Luận án, luận văn

286

4

Các loại băng từ

349

Ngoài ra, Trung tâm còn mua CSDL ProQuest – là một CSDL nước
ngoài rất được người dùng tin quan tâm và thường xuyên truy cập. ProQuest
là một CSDL toàn văn tổng hợp lớn nhất hiện nay các tạp chí, luận văn toàn
văn, hồ sơ doanh nghiệp, báo cáo công nghiệp, bao trùm nhiều chuyên ngành,
lĩnh vực khác nhau như quản trị kinh doanh, tài chính, thương mại, ngân

hàng, kế toán…Trung tâm có hướng dẫn cụ thể cho sinh viên trên Website và
trên phòng máy để có thể truy nhập vào CSDL này.
1.1.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
Về cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện nay, Trung tâm thông tin – thư viện
trường Đại học Hà Nội có 205 máy tính, trong đó có 5 máy chủ và 200 máy
trạm.
Dưới sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, Trung tâm đã từng
bước được đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu
tin của NDT. Hệ thống trang thiết bị của Trung tâm hiện có :

Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 17
of 126.

10


Header Page Khóa
18 of 126.
luận tốt nghiệp

- 6 máy in : 1 máy in lazer khổ A3 và 1 máy in khổ A4 có chức năng
in trực tiếp qua mạng; 1 máy in màu khổ A3; 1 máy in thẻ; 1 máy in mã vạch.
- 2 tivi 21 inch phục vụ chiếu các video bài giảng ; máy chiếu đa chức
năng phục vụ tập huấn người sử dụng thư viện và giảng ngoại ngữ qua máy
tính.
- Trung tâm còn tiến hành khai thác thông tin từ các chảo thu vệ tinh
với 4 đầu giải mã kỹ thuật số thu các kênh chính thống trên thế giới để in ra
đĩa, đưa vào mạng để phục vụ bạn đọc.

Ngoài ra, Trung tâm có 4 đầu DVD kỹ thuật số, 2 đầu video thường, 2
máy photocopy tốc độ cao, 30 máy cassette, 2 máy từ hóa và khử từ cho sách,
đĩa CD, 3 máy đọc mã vạch cùng với hệ thống camera,cổng từ và hệ thống
điều hòa hiện đại.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn có hệ thống bàn ghế, tủ kệ gồm 86 bàn,
300 ghế, 140 giá sách bằng gỗ, 63 giá sách bằng sắt…là những phương tiện
không thể thiếu của Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội
trong công tác tổ chức, sắp xếp tài liệu.
1.1.5. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
Hiện nay, tại Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Hà Nội có các sản
phẩm và dịch vụ sau :
1.1.5.1. Sản phẩm
- Thư mục giới thiệu sách mới : giới thiệu các cuốn sách mới nhập về
thư viện cho bạn đọc biết và sử dụng. Thư mục thông báo sách mới được cập
nhật hàng tháng.
- Thư mục chuyên đề : giới thiệu những cuốn sách theo những chủ đề
nhất định. Một số thư mục chuyên đề tiêu biểu như : thư mục về quản trị du
lịch, quản trị tài chính, quản trị kinh doanh, thư mục chuyên đề về khoa học
máy tính, về văn hóa xã hội…

Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 18
of 126.

11


Header Page Khóa
19 of 126.

luận tốt nghiệp

- Hệ thống mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPACs) là sự
tích hợp của phần mềm Libol trên Website của Trung tâm giúp người dùng tin
tra cứu trực tuyến trên mạng tới nguồn lực thông tin của Trung tâm ở mọi lúc,
mọi nơi, trong hoặc ngoài thư viện.
- Cơ sở dữ liệu do Trung tâm xây dựng (gồm có CSDL sách, báo, tạp
chí, luận án, luận văn, băng từ) và CSDL mua của nước ngoài (CSDL
ProQuest).
- Bản tin luyện dịch : là sản phẩm đặc trưng của Trung tâm, bao gồm
những tin tức, sự kiện, bài bình luận về các lĩnh vực khác nhau như ; kinh tế,
văn hóa, xã hội, thể thao, du lịch…
1.1.5.2. Dịch vụ
- Đọc tại chỗ: Là hình thức bạn đọc tiếp nhận thông tin bằng cách đọc
tài liệu tại Trung tâm. Đây là hình thức truyền thống được thực hiện từ khi
Trung tâm mới được thành lập và cho đến nay vẫn tiếp tục duy trì. Vì tất cả
phòng phục vụ của Trung tâm đều được tổ chức theo kho mở nên trước khi
bạn đọc được sử dụng thư viện phải trải qua các lớp tập huấn sử dụng kho mở
và qua kiểm tra nếu đạt yêu cầu mới được cấp quyền sử dụng. Tại các phòng,
bạn đọc có thể tự tra tìm và tiếp cận với tài liệu theo nhu cầu.
- Dịch vụ cho mượn tài liệu: Đây là dịch vụ có thể nói là quan trọng
nhất tại Trung tâm trong điều kiện hiện nay khi diện tích kho rất hạn chế
không thể đáp ứng hết yêu cầu đọc tài liệu tại chỗ của bạn đọc. Hiện nay
Trung tâm đã thực hiện chế độ đặt trước tài liệu, thực hiện trực tiếp trên phần
mềm LIBOL bởi các cán bộ của Trung tâm với mục đích nhằm đặt chỗ trước
cho tài liệu mà NDT cần nhưng tài liệu đó hiện đang bận. Nếu NDT yêu cầu
được đặt trước tài liệu thì sau khi tài liệu được yêu cầu được trả về Trung tâm,
Trung tâm sẽ gửi e-mail thông báo cho NDT biết và có thể đến mượn tài liệu.
- Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu: Dịch vụ này không thể thiếu được
bởi số lượng bản tài liệu ở Thư viện là có hạn do đó không thể cung cấp đủ


Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 19
of 126.

12


Header Page Khóa
20 of 126.
luận tốt nghiệp

cho sinh viên. Nặt khác có nhiều tài liệu ở Thư viện là tài liệu quý được dán
dấu đỏ và quy định chỉ được sử dụng tại Thư viện không được mượn về nhà.
Do đó để nghiên cứu được tài liệu sinh viên phải photo tài liệu để mang về
nhà.
- Dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc: Bạn đọc muốn được cung cấp
dịch vụ phải viết phiếu yêu cầu gồm các thông tin cá nhân, đề tài đang tìm
hiểu, các dạng tài liệu và nội dung tài liệu cần tìm. Cán bộ thư viện sẽ tìm
trong CSDL của Trung tâm để tìm các tài liệu đáp ứng yêu cầu bạn đọc và
đưa ra danh sách các tài liệu bạn đọc có thể tìm thấy tại Trung tâm phục vụ
viết luận văn, luận án. Đây là dịch vụ hoàn toàn miễn phí nhằm thúc đẩy việc
khai thác một cách tối đa nguồn lực thông của Trung tâm.
- Đào tạo người dùng tin: Nhận thức tầm quan trọng của việc đào tạo
NDT nên Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Hà Nội sau khi áp dụng
công nghệ hiện đại và chuyển sang phục vụ theo kiểu kho mở (từ năm 2005),
Trung tâm đã nhanh chóng triển khai công tác tổ chức đào tạo người dùng tin
để giúp họ khai thác các nguồn lực thông tin của Trung tâm một cách hiệu
quả, nhanh chóng, kịp thời.

- Triển lãm, giới thiệu sách: Với những cuốn sách mới nhập về Trung
tâm, việc thông báo sách mới được cán bộ thư viện thực hiện và đưa lên
Website của Trung tâm, phổ biến rộng rãi với các đối tượng người dùng tin.
Đồng thời Thư viện sẽ trưng bày sách mới tại các tủ kính được đặt ngay trước
của chính vào Thư viện, thu hút sự chú ý của bạn đọc nhằm tăng cường lượng
bạn đọc sử dụng các tài liệu mới.
- Dịch vụ cung cấp đài cassette, băng cassette, đĩa CD – ROM phục
vụ học ngoại ngữ: Đây là dịch vụ rất hữu ích cho việc học ngoại ngữ của sinh
viên trong trường.

Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 20
of 126.

13


Header Page Khóa
21 of 126.
luận tốt nghiệp

- Dịch vụ in sao băng đĩa: Trung tâm lưu trữ một số loại băng đĩa rất
quý, không có hoặc xuất hiện rất hiểm trên thị trường. Do đó NDT thường có
nhu cầu in sao băng đĩa.
Các dịch vụ tại Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Hà Nội tương
đối phong phú, nhiều dịch vụ mang tính đặc thù góp phần quan trọng vào việc
khai thác nguồn lực thông tin của Trung tâm một cách tối ưu, hiệu quả.
1.2. Tầm quan trọng của công tác đào tạo ngƣời dùng tin đối với Trung
tâm Thông tin – thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội

1.2.1. Một số khái niệm chung
1.2.1.1. Người dùng tin
Như chúng ta đã biết, NDT (hay còn gọi là bạn đọc, độc giả, người
đọc) là một thành phần không thể thiếu của hoạt động thông tin – thư viện.
Nếu như không có NDT thì thư viện sẽ mất đi mục đích tồn tại của mình. Và
phục vụ NDT cũng là mục đích cao cả, mục đích cuối cùng của bất cứ một cơ
quan, trung tâm thông tin – thư viện nào.
NDT được hiểu là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của
mình. Như vậy, NDT trước hết phải là người có nhu cầu tin, là chủ thể của
nhu cầu tin. Đồng thời, người có nhu cầu tin chỉ có thể trở thành NDT khi họ
sử dụng thông tin (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các sản phẩm
và dịch vụ thông tin của một cơ quan hay trung tâm thông tin – thư viện nào
đó), hoặc có điều kiện để sử dụng thông tin, thỏa mãn nhu cầu tin của mình.
Trong hoạt động thông tin, NDT là khách hàng, sử dụng kết quả của
một loại hoạt động nghề nghiệp trong xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là hoạt
động thông tin muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm đến nhu cầu của NDT
trong từng thời điểm cụ thể. Nhu cầu tin của NDT là nguồn gốc nảy sinh hoạt
động thông tin. Không có NDT sẽ không tồn tại hoạt động thông tin. Khi sử
dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin để tìm kiếm, tiếp cận thông tin phù
hợp với nhu cầu tin của mình, NDT sẽ phân tích, đánh giá chất lượng các sản
phẩm, dịch vụ đó. Ý kiến đánh giá của NDT trong quá trình sử dụng thông

Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 21
of 126.

14



Header Page Khóa
22 of 126.
luận tốt nghiệp

tin, góp phần điều chỉnh hoạt động thông tin theo hướng phù hợp và hiệu quả
hơn với nhu cầu của NDT. NDT chính là nhân tố điều chỉnh và định hướng
cho hoạt động thông tin.
1.2.1.2. Công tác đào tạo người dùng tin
Công tác đào tạo NDT là một hoạt động thường xuyên của các cơ quan,
trung tâm thông tin – thư viện trong nước và trên thế giới.
Theo Fleming (1990) đào tạo NDT là những chương trình hướng dẫn
và giảng dạy đa dạng được thư viện cung cấp cho người sử dụng nhằm giúp
họ sử dụng các nguồn tin và dịch vụ của thư viện một cách hiệu quả và độc
lập. Như vậy, đào tạo NDT bao hàm việc nâng cao tri thức của họ về các dịch
vụ thư viện, giúp họ sử dụng các trang thiết bị và tiện nghi của thư viện.
Theo Jacques Tocatlian, công tác đào tạo NDT được hiểu những
chương trình hướng dẫn và đào tạo những người sử dụng hiện tại hay tiềm
năng, một cách riêng rẽ hay tập thể, với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho:
- Sự nhận biết của họ về nhu cầu tin của mình ;
- Sự trình bày rõ ràng những nhu cầu này ;
- Việc sử dụng hiệu quả các sản phầm, dịch vụ thông tin cũng như sự
đánh giá về các sản phẩm và dịch vụ đó.
Tựu chung lại, đào tạo NDT là việc cung cấp cho người sử dụng thư
viện những sự hiểu biết về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện đó, từ đó đáp
ứng nhu cầu tin của NDT một cách tốt nhất.
1.2.1.3. Kỹ năng thông tin
Trong hơn một thập kỷ qua, thư viện đã phát triển không ngừng cùng
với sự phát triển chung của thế giới. Nhiều họat động của thư viện trong đó có
hướng dẫn – đào tạo NDT, được điều chỉnh và bổ sung thêm những yếu tố
mới. Hướng dẫn sử dụng thư viện ngày nay cần được đặt trong một bối cảnh

rộng hơn là dạy cho NDT về các kỹ năng thông tin, kỹ năng học tập, kỹ năng
truyền thông cũng như các kỹ năng thư viện. Thực tế cho thấy, kỹ năng thông
tin của NDT chưa cao, nếu không nói là còn yếu; vì vậy mà giáo dục kỹ năng
thông tin là rất quan trọng.

Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 22
of 126.

15


Header Page Khóa
23 of 126.
luận tốt nghiệp

Phổ cập các kỹ năng thông tin được hiểu là giúp người sử dụng có các
khả năng định vị, tìm tin, quản lý, đánh giá một cách độc lập và sử dụng
thông tin từ các nguồn tin đa dạng để giải quyết vấn đề, nghiên cứu, ra quyết
định và phát triển năng lực chuyên môn tiếp tục. Hiệp hội Thư viện Mỹ ALA (1989) cũng chỉ rõ kỹ năng thông tin là khả năng nhận biết khi nào cần
thông tin, khả năng định vị, đánh giá và sử dụng hiệu quả thông tin đã tìm
được. Nhu cầu có kiến thức thông tin ngày càng trở nên quan trọng kể từ khi
việc ứng dụng công nghệ thông tin làm cho quá trình thông tin ngày càng trở
nên dễ dàng. Với sự phát triển của nguồn lực thông tin toàn cầu, việc phổ biến
các kỹ năng thông tin cho người sử dụng thư viện nói chung, đặc biệt là sinh
viên, giảng viên của các trường đại học nói riêng là rất cần thiết, nhằm cung
cấp các cơ hội để học, không chỉ cách truy cập – tiếp cận đến các nguồn tin
cần thiết, mà còn là cách đánh giá, quản lý và sử dụng chúng một cách hiệu
quả. Kỹ năng thông tin là cơ sở căn bản để giúp người sử dụng có khả năng

học tập suốt đời, giúp họ làm chủ được bối cảnh, và tự định hướng được bản
thân.
1.2.2. Vai trò của công tác đào tạo người dùng tin đối với Trung tâm Thông
tin – thư viện trường Đại học Hà Nội
Đào tạo NDT là một hoạt động thường xuyên và không kém phần
quan trọng của các cơ quan, trung tâm thông tin – thư viện nói chung và
trường Đại học Hà Nội nói riêng. Bởi lẽ, các nguồn thông tin tư liệu của
Trung tâm càng đa dạng, từ các nguồn tin truyền thống đến các loại hình tài
liệu hiện đại như các cơ sở dữ liệu trực tuyến, các CD-ROMs và Internet.
Việc tra cứu các nguồn thông tin này ngày càng phức tạp, đòi hỏi NDT phải
có những hiểu biết căn bản về thư viện, phải có tri thức cũng như có các kỹ
năng nhất định để khai thác thông tin một cách triệt để. Đào tạo NDT sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin của Trung tâm thông tin – thư
viện Đại học Hà Nội, lôi cuốn NDT sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của
Trung tâm, giúp họ biết được sản phẩm và dịch vụ nào của thư viện phù hợp

Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 23
of 126.

16


Header Page Khóa
24 of 126.
luận tốt nghiệp

với mình. Đồng thời, thông qua đó, sẽ thu thập được các ý kiến phản hồi của
NDT để có thể điều chỉnh hoạt động, đáp ứng nhu cầu của NDT một cách tốt

nhất. Bên cạnh đó, sự ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong thư
viện đòi hỏi NDT cần có các kiến thức và kỹ năng để có thể sử dụng các trang
thiết bị và tiện nghi thư viện một cách phù hợp.
Trong bối cảnh nền giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, thì việc đào
tạo và nâng cao cách thức sử dụng thư viện cũng như các kỹ năng thông tin
cho sinh viên là điều không thể thiếu. Sinh viên được đào tạo một cách bài
bản về cách thức sử dụng thư viện cũng như kỹ năng tìm kiếm thông tin sẽ
nắm được các nguyên tắc cơ bản trong việc nhận biết các nhu cầu thông tin,
hoạch định chiến lược tìm kiếm, truy cập, đánh giá và sử dụng các sản phẩm
và dịch vụ của thư viện cũng như các nguồn thông tin khổng lồ một cách hợp
lý để phục vụ cho việc học tập cũng như nghiên cứu một cách độc lập. Đây
chính là nền tảng giúp sinh viên phát triển năng lực bản thân trong tư duy độc
lập và sáng tạo – một trong những yếu tố thiết yếu của sinh viên trong thời kỳ
hội nhập và phát triển của đất nước.
1.3. Nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung tâm thông tin – thƣ viện
trƣờng Đại học Hà Nội
Với mục đích là không ngừng nâng cao khả năng đáp ứng và thỏa mãn
tối đa nhu cầu thông tin của NDT , việc nghiên cứu NDT và nhu cầu tin là
một trong những hoạt động quan trọng của các cơ quan, Trung tâm thông tin
– thư viện. NDT và nhu cầu tin trở thành yếu tố định hướng cho hoạt động
của các cơ quan, Trung tâm thông tin – thư viện.
1.3.1. Đặc điểm người dùng tin
Qua khảo sát thực tế tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học
Hà Nội, tôi tạm chia NDT của Trung tâm thành các nhóm chủ yếu sau :
Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý
Nhóm 2 : Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 24

of 126.

17


Header Page Khóa
25 of 126.
luận tốt nghiệp

Nhóm 3 : Học viên và sinh viên (bao gồm sinh viên chính qui; sinh
viên tại chức; sinh viên dự án và dự án ngắn hạn, học viên cao học).
1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin
1.3.2.1. Nhu cầu tin của người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý
Đây là những người đưa ra chính sách, xây dựng các kế hoạch phát
triển của Trường nói chung và Trung tâm nói riêng, nhóm NDT này thường
có rất ít thời gian đến để khai thác tài liệu ở Trung tâm. Do đó, thông tin để
phục vụ nhóm đối tượng này cần được cung cấp đến tận nơi ở hoặc nơi làm
việc của họ.
Đặc điểm nhu cầu tin của nhóm đối tượng này :
+ Họ cần thông tin chung về các vấn đề như nguồn nhân lực, nguồn tài
chính, mối quan hợp tác với bên ngoài, các thành tựu đạt được trong nghiên
cứu khoa học, thông tin về cơ cấu tổ chức…
+ Do tính chất hoạt động quản lý, các cán bộ quản lý cần nhiều dạng
thông tin bổ sung cho nhau. Quỹ thời gian có hạn nhưng khối lượng công việc
lớn khiến cho họ có xu hướng thích sử dụng các thông tin đã được xử lý, bao
gói nhưng vẫn cần đảm bảo tính chính xác, logic. Thông tin điện tử, các loại
ấn phẩm định kỳ được họ ưu tiên sử dụng.
+ Xét về yêu cầu công việc, các cán bộ lãnh đạo, quản lý cần sử dụng
tài liệu nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên trong thực tiễn, do áp lực công
việc và hạn chế thời gian, họ chỉ sử dụng các tài liệu nước ngoài đã được xử

lý thông tin (dịch thuật, tóm tắt, tổng quan…).
+ Ngoài ra, thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời, mang tính
mới, tính thời sự cao phục vụ cho quá trình ra quyết định của họ.
1.3.2.2. Nhu cầu tin của người dùng tin là cán bộ nghiên cứu giảng dạy
Đây là nhóm NDT có nhu cầu cao và bền vững vì thông tin là tiềm
năng hoạt động khoa học và giảng dạy của họ. Trường Đại học Hà Nội là
trường đào tạo đa ngành, nhưng phần lớn vẫn là đào tạo ngoại ngữ, vì vậy nhu

Phạm
Vũ Thủy Tiên-K51 Thông tin – Thư viện
Footer Page 25
of 126.

18


×