Header Page 1 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN
VŨ THỊ HÕA
HỆ THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN CHỌN LỌC PHỤC VỤ
CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ
VIỆN ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THÔNG TIN – THƢ VIỆN
KHÓA : QH – 2006 - X
HỆ
: CHÍNH QUY
HÀ NỘI - 2010
Thị Hòa
Footer Page 1Vũ
of 126.
1
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 2 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự cố gắng của bản than tôi đã nhận
được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo và các bạn. Do khả năng
và thời gian có hạn, nên nội dung khóa luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy cô và các bạn để đề tài của tôi được hoàn
thiện hơn nữa.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy giáo – KS. Phạm Văn Vu – người đã dẫn
dắt tôi đến với đề tài cũng như quá trình hoàn thiện đề tài này.
Và cũng xin được gửi tới các Thầy cô giáo – những người đã dày công dạy dỗ,
truyền đạt kiến thức cho tôi trong cả khóa học – lời cảm ơn chân thành nhất.
Cuối cùng xin dành lời cảm ơn tới các cô, chú, anh, chị làm việc tại Trung tâm
thông tin – thư viện trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tế tại đây.
Hà Nội, 5/2010
Ngƣời viết
Vũ Thị Hòa
Thị Hòa
Footer Page 2Vũ
of 126.
2
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 3 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, với sự giúp
đữ của những người tôi đã cảm ơn. Mọi kêt quả nghiên cứu trong công trình đều
chính xác, không có trong bất kỳ công trình nào khác.
Sinh viên
Vũ Thị Hòa
Thị Hòa
Footer Page 3Vũ
of 126.
3
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 4 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CB – GV: Cán bộ - giảng viên
CSDL: Cơ sở dữ liệu
ĐH GTVT HN: Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
GTVT: Giao thông vận tải
NCKH: Nghiên cứu khoa học
NCPT: Nghiên cứu phát triển
NDT: Người dùng tin
SP và DV: Sản phẩm và dịch vụ
TL: Tài liệu
TT: Thông tin
TT – TV : Thông tin – thư viện
TV: Thư viện
Thị Hòa
Footer Page 4Vũ
of 126.
4
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 5 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 3
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 3
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 4
3. Tình hình nghiên cứu của đề tài .................................................................... 4
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 5
6. Ý nghĩa của khóa luận ................................................................................... 5
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI ......................... 6
1.1 Khái quát chung về trƣờng Đại học Giao thông vận tải Hà Nội .......... 6
1.1.1 Sơ lƣợc lịch sử hình thành ........................................................................ 6
1.1.2. Các khoa, viện trực thuộc trƣờng Đại học Giao thông vận tải Hà Nội .. 7
1.1.3 Số lƣợng cán bộ - giảng viên của Trƣờng Đại học Giao thông vận tải Hà
Nội .............................................................................................................................. 7
1.2. Tổng quan về hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thƣ viện trƣờng
Đại học Giao thông vận tải Hà Nội ................................................................ 8
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm .................................... 8
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm ....................................................... 9
1.2.2.1. Chức năng ........................................................................................ 10
1.2.2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................... 10
1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm ..................................................... 11
1.2.4. Cơ cấu tổ chức tại Trung tâm .................................................................. 13
1.2.4.1. Các phòng chức năng ........................................................................ 13
1.2.4.2. Số lượngcán bộ công nhân viên ........................................................ 15
1.2.5. Vốn tài liệu và vấn đề bổ sung tài liệu tại Trung tâm .............................. 15
Thị Hòa
Footer Page 5Vũ
of 126.
5
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 6 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
1.2.5.1. Vốn tài liệu ......................................................................................... 15
1.2.5.2. Bổ sung tài liệu................................................................................... 16
1.2.5.3. Mức độ cập nhật ................................................................................. 18
1.2.6. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện của Trung tâm ................ 19
1.2.6.1 Các loại hình sản phẩm thông tin – thư viện ........................................ 19
1.2.6.2 Các loại hình dịch vụ thông tin – thư viện ............................................. 20
1.2.7. Định hƣớng của Trung tâm trong tƣơng lai.............................................. 21
CHƢƠNG 2: NHU CẦU THÔNG TIN CỦA CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN
CHUYÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ CẤU TRÖC CÁC
NGUỒN TIN THÍCH ỨNG CÓ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ
VIỆN ................................................................................................................. 23
2.1. Nhu cầu tin của cán bộ - giảng viên chuyên ngành giao thông vận tải
........................................................................................................................... 23
2.1.1 Các hoạt động giảng dạy ở các khoa theo chuyên ngành giao thông vận tải
.................................................................................................................................... 23
2.1.2. Các hoạt động nghiên cứu khoa học và những sản phẩm dịch vụ chính của
cán bộ - giảng viên ở các khoa chuyên ngành Giao thông vận tải. ........................ 24
2.1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin là cán bộ - giảng viên chuyên ngành Giao thông
vận tải và nhu cầu thông tin của họ ......................................................................... 27
2.1.4. Khung đề mục chủ đề thông tin của cán bộ - giảng viên chuyên ngành
Giao thông vận tải ..................................................................................................... 29
2.2. Cấu trúc các nguồn tin về chuyên ngành giao thông vận tải tại Trung
tâm thông tin – thƣ viện.................................................................................. 35
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CUNG CẤP
THÔNG TIN CHỌN LỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU THÔNG TIN
CỦACÁN BỘ GIẢNGVIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO
THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI .......................................................................... 41
Thị Hòa
Footer Page 6Vũ
of 126.
6
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 7 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
3.1. Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc đáp ứng nhu cầu thông
tin trong các hoạt động khoa học của cán bộ - giảng viên trƣờng Đại học
Giao thông vận tải ........................................................................................... 41
3.1.1. Khái quát chung về hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc ................... 41
3.1.2. Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc tại một số cơ quan thông tin – thƣ viện
ở Việt Nam ......................................................................................................... 42
3.1.3. Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc phục vụ cán bộ - giảng
viên tại Trung tâm thông tin – thƣ viện Đại học Giao thông vận tải Hà Nội ........ 46
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và phát triển dịch vụ
cung cấp thông tin chọn lọc tại Trung tâm thông tin – thƣ viện Đại học Giao
thông vận tải .................................................................................................... 49
3.3. Kiến nghị các bƣớc triển khai dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc tại
Trung tâm ........................................................................................................ 52
3.3.1 Giới thiệu dịch vụ của Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc với ngƣời
dùng tin ...................................................................................................................... 52
3.3.2 Đảm bảo nguồn tin phù hợp với nhu cầu thông tin của ngƣời dùng tin của
Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc ..................................................................... 52
3.3.3 Đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc
.................................................................................................................................... 53
3.3.4 Phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin ............ 53
3.3.5 Phát triển các dịch vụ phụ trợ cho dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc của
Trung tâm .................................................................................................................. 55
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 58
Thị Hòa
Footer Page 7Vũ
of 126.
7
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 8 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành Giao thông vận
tải (GTVT) Việt Nam đang từng bước đi lên khẳng định vai trò to lớn của mình. Để
xây dựng ngành GTVT tiên tiến hiện đại phục vụ cho sự nghiệp đổi mới thì vấn đề đào
tạo nguồn nhân lực cũng như vấn đề nghiên cứu khoa học (NCKH) và phát triển công
nghệ, ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Với vai trò là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu phát triển (NCPT) trong lĩnh
vực GTVT, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (ĐH GTVT HN) hơn 60 năm
qua đã đào tạo được hàng nghìn kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành GTVT, cũng như
thực hiện thành công hàng trăm công trình NCPT có giá trị thực tiễn được ứng dụng
trên mọi miền đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cũng như các trường đại
học khác, ĐH GTVT HN đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao
chất lượng đào tạo đồng thời đẩy mạnh hoạt động NCPT, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo
và NCPT ngành GTVT.
Là một bộ phận cấu thành của trường ĐH GTVT HN ngay từ đầu, Trung tâm
Thông tin - Thư viện (sau đây gọi tắt là Trung tâm) đã góp phần không nhỏ vào thành
tích chung của nhà trường trong đào tạo cũng như NCPT. Đứng trước những yêu cầu
mới của Nhà trường, Trung tâm cũng không ngừng đổi mới phương thức tổ chức và
hoạt động của mình để đáp ứng các yêu cầu này.
Những năm gần đây, Trung tâm đã tiến hành hiện đại hoá cơ sở vật chất, nâng
cao chất lượng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và công tác phục vụ bạn đọc và người
dùng tin (NDT). Các hoạt động thông tin – thư viện (TT – TV) ngày càng trở nên
phong phú và hiệu quả hơn, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu
cầu tin cho các đối tượng NDT khác nhau, đặc biệt là đội ngũ cán bộ - giảng viên (CB
– GV) của Nhà trường. Việc cải tiến và hoàn thiện hoạt động TT – TV nhằm nâng cao
Thị Hòa
Footer Page 8Vũ
of 126.
8
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 9 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
chất lượng, đảm bảo thông tin (TT) phù hợp với NDT là CB - GV đang là nhiệm vụ
trọng tâm của Trung tâm.
Nhằm tìm hiểu những nguồn lực TT của Trung tâm trong việc đảm bảo TT một
cách chính xác, kịp thời và đầy đủ cho NDT là CB – GV, đồng thời đề xuất được
những giải pháp hợp lý nâng cao hiệu quả phục vụ nhóm NDT này, xây dựng Trung
tâm ngày một phát triển, góp phần vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo và NCPT chung
của Nhà trường, tôi chọn đề tài: “Hệ thống cung cấp thông tin chọn lọc phục vụ cán bộ
- giảng viên tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường ĐH GTVT”làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm, vai trò, nhiệm vụ của Trung tâm TT – TV ĐH GTVT
HN đối với sự nghiệp giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu tại Nhà trường;
- Nghiên cứu nhu cầu tin và tình hình đảm bảo TT cho NDT là CB – GV chuyên
ngành GTVT; theo 3 khoa: Khoa công trình, khoa cơ khí và khoa kinh tế vận tải.
- Đề xuất giải pháp áp dụng hệ thống cung cấp TT chọn lọc nhằm nâng cao chất
lượng phục vụ TT cho CB – GV của Trung tâm TT – TV ĐH GTVT HN.
3. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay đã có nhiều đề tài cấp luận văn thạc sỹ của học viên cao học, khoá
luận tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học viết về những khía cạnh khác nhau của
Trung tâm, nhưng lĩnh vực nghiên cứu về hệ thống cung cấp TT chọn lọc phục vụ CB
– GV trường ĐH GTVT HN thì chưa có một đề tài khoa học nào đề cập vấn đề này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: CB – GV chuyên ngành GTVT
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trung tâm TT – TV ĐH GTVT HN với thời
gian nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.
Thị Hòa
Footer Page 9Vũ
of 126.
9
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 10 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận được viết trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của triết học Mac Lênin
Phương pháp nghiên cứu của khóa luận:
- Phương pháp phân tích tổng hợp TL
- Phương pháp quan sát và điều tra thực tế
- Phương pháp phân tích thống kê và so sánh
6. Ý nghĩa của khóa luận
Khóa luận góp phần làm rõ bản chất, nội dung và đặc điểm nhu cầu TT cũng
như tập quán sử dụng TT của nhóm NDT là CB – GV tại Trung tâm TT – TV ĐH
GTVT HN, đồng thời cũng đưa ra giải pháp cụ thể, khả thi để nâng cao hiệu quả đáp
nhu cầu TT ngày càng cao của CB – GV tại Trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng,
khả năng phục vụ TT cho bộ phận NDT là CB – GV tại các Trung tâm TT – TV của
các trường đại học trong giai đoạn hiện nay.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục khóa luận
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về trường ĐH GTVT HN và hoạt động của Trung tâm TT
– TV.
Chương 2: Nhu cầu thông tin của CB – GV chuyên ngành GTVT và cấu trúc
các nguồn tin thích ứng có tại Trung tâm TT – TV.
Chương 3: Xây dựng hệ thông cung cấp thông tin chọn lọc đáp ứng nhu cầu
thông tin của CB – GV trường ĐH GTVT HN
VũofThị
Footer Page 10
126.Hòa
10
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 11 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG ĐH GTVT HN VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN
1.1. Khái quát chung về trƣờng ĐH GTVT HN
1.1.1. Sơ lƣợc lịch sử hình thành
Tiền thân của trường ĐH GTVT HN là trường Cao đẳng giao thông – công
chính, được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng vào ngày 15 tháng 11 năm
1945 theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nghị định của Bộ giáo dục và Bộ
giao thông - công chính.
Trong giai đoạn 1945 đến 1960, Nhà trường đã đào tạo được nhiều cán bộ khoa
học kỹ thuật có trình độ cao đẳng và trung cấp thuộc các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi,
bưu điện, kiến trúc phục vụ công cuộc kháng chiến cứu quốc và khôi phục đất nước
sau chiến tranh chống Pháp.
Ngày 24 tháng 03 năm 1962, Trường được chính thức mang tên Trường Đại học
Giao thông vận tải theo Quyết định số 42/CP của Hội đồng chính phủ.
Ngày 27 tháng 04 năm 1990, cơ sở 2 của Trường tại Tp. Hồ Chí Minh được
thành lập theo Quyết định số 139/TCCB của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.
Trường Đại học GTVT là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ mới trong lĩnh vực GTVT của cả nước. Trong 60 năm qua Trường đã đào
tạo được trên 40.000 kỹ sư, trong đó có trên 200 kỹ sư cho hai nước bạn Lào và
Campuchia; gần 1000 thạc sỹ và tiến sỹ, trong đó có 40 thạc sỹ cho nước Cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào. Các công trình giao thông lớn của đất nước như đường 559, đường
sắt thống nhất, cầu Thăng Long, cầu Mỹ Thuận, hầm Hài Vân, cầu Bãi cháy, các tuyến
đường cao tốc,... đều có sự tham gia của cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trường.
Đổi mới cùng đất nước, thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, Nhà
trường đã có những đổi mới to lớn và mạnh mẽ về đào tạo, NCPT, xây dựng đội ngũ,
xây dựng cơ sở vật chất,...
Phát huy truyền thống 60 năm qua, mục tiêu của Trường đến năm 2010 và
những năm tiếp theo sẽ trở thành trường Đại học kỹ thuật và kinh tế đa ngành với chất
VũofThị
Footer Page 11
126.Hòa
11
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 12 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
lượng và trình độ cao, đầu ngành trong lĩnh vực GTVT của đất nước, là trung tâm
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ lớn và có uy tín, từng bước hội nhập với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
1.1.2. Các khoa, viện trực thuộc trƣờng ĐH GTVT
- Khoa công trình
- Khoa điện – điện tử
- Khoa cơ khí
- Khoa kinh tế vận tải
- Khoa cơ bản
- Khoa công nghệ thông tin
- Khoa lý luận chính trị
- Khoa giáo dục quốc phòng
- Khoa đại học tại chức
- Viện khoa học và công nghệ xây dựng giao thông
- Viện khoa học môi trường giao thông
- Viện quy hoạch và quản lý GTVT
- Trung tâm thông tin – thư viện
1.1.3 Số lƣợng CB – GV của Trƣờng ĐH GTVT
- Tổng số cán bộ - giảng viên – công nhân viên: 1003
- Giảng viên: 726
- Khoa công trình: 217 giảng viên
- Khoa cơ khí: 94 giảng viên
- Khoa kinh tế vận tải: 84 giảng viên
VũofThị
Footer Page 12
126.Hòa
12
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 13 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
1.2. Tổng quan về hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thƣ viện trƣờng
ĐH GTVT HN
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm
Trong nền văn minh nhân loại, thư viện (TV) đóng một vai trò vô cùng quan
trọng. Với chức năng lưu giữ và truyền bá tri thức, ngay từ khi mới ra đời thư viện đã
góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển nền văn minh nhân loại.
Mặc dù khi mới thành lập, cơ sở vật chất của Nhà trường vô cùng đơn sơ, tài
liệu (TL) giảng dạy chủ yếu là những tập giáo trình viết tay của các thầy cô, nhưng
cũng chính từ đó là những ngày tháng sơ khai hình thành nên TV.
Khi mới thành lập TV chỉ là một bộ phận rất nhỏ trực thuộc phòng Giáo vụ, do
một cán bộ TV vừa phụ trách các công việc của TV vừa phục vụ bạn đọc. Năm 1964,
TV được bổ sung thêm một cán bộ nữa, và lúc này việc xử lý, bổ sung sách bắt đầu
được tiến hành. Khung phân loại sử dụng trong TV là khung phân loại Trung tiểu hình
Trung Quốc. Khi đó Nhà trường đã cho in sách roneo để phục vụ CB – GV và sinh
viên, đồng thời bổ sung nhiều sách tiếng Nga từ những nguồn khác nhau, có lúc số
sách tiếng Nga chiếm 90% tổng số sách TV.
Năm 1965 trước sự leo thang bắn phá ồ ạt của giặc Mỹ ra Miền Bắc, trường
ĐHGTVT được lệnh sơ tán khỏi Hà Nội, TV cũng sơ tán theo trường. Trong thời gian
sơ tán ở Hà Bắc (nay là Bắc Giang), nhà TV ở nơi sơ tán đã được dựng lên, giá sách
làm bằng tre nứa. Năm 1965, các giáo trình từ Hà Nội được chuyển lên, ở khu sơ tán
đã hình thành kho sách tham khảo, kho giáo trình và phòng mượn. Do số lượng sách
hạn chế và các khoa của trường ở phân tán nên TV thường cho các lớp mượn sách để
đọc, tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi với sự có mặt của cán bộ TV, và luôn có sự luân
chuyển sách cho sách được sử dụng tối đa. Năm 1968, do nhu cầu phục vụ tăng, số
lượng cán bộ của TV tăng thành 5 người.
Năm 1967 theo chủ trương của Nhà nước, trường ĐH GTVT HN tách ra thành
Đại học Giao thông sắt - bộ (ở Hà Nội) và Đại học Đường thuỷ (ở Hải Phòng). Do đó,
nguồn tư liệu TV cũng được chia sẻ làm hai.
VũofThị
Footer Page 13
126.Hòa
13
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 14 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
Năm 1975 do lực lượng nhân viên tập trung, và để thuận tiện trong công tác TV,
nhóm nghiệp vụ đã được hình thành. Thời gian này, khung phân loại Trung tiểu hình
Trung Quốc đã tỏ ra chật hẹp, không còn thích hợp với sự phát triển của TV, nên một
số cán bộ đã được cử đi học về khung phân loại BBK để áp dụng cho TV. Nguồn TL
TV cũng được phân chia thành các kho như: kho giáo trình, phòng đọc tạp chí cho CB
– GV, và phòng mượn sách tham khảo.
Năm 1984 là năm đánh dấu sự hình thành của TV như một đơn vị độc lập trực
thuộc vào Ban Giám hiệu với 14 cán bộ công nhân viên.
Ngày 21/02/2002, Trung tâm TT – TV được thành lập theo Quyết định số753/QĐ
– BGD&ĐT – TCCB.
Những năm đầu thế kỷ XXI trường ĐH GTVT HN tham gia vào các dự án Giáo
dục đại học (HEP), đầu tư phát triển TV theo hướng hiện đại. Dự án bao gồm các mức
đầu tư cơ bản sau: mức A “Xây dựng hệ thống mạng máy tính để tăng cường công tác
quản lý và đào tạo” (năm 2000). Dự án mức B (năm 2002) cho phép mở rộng mạng
máy tính của trường sang ký túc xá Láng… Cùng với sự đầu tư về cơ sở vật chất kỹ
thuật, giai đoạn này có một quyết định quan trọng trong công tác nghiệp vụ TV. Đó là
Khung phân loại BBK của Nga đã không còn đáp ứng được nhu cầu toàn cầu hóa và
hội nhập, việc thay thế bằng khung phân loại DDC trở nên cấp thiết. Đầu năm 2004, dự
án mức C “Xây dựng trung tâm tài nguyên TT – TV” là dự án lớn đầu tiên đầu tư cho
thư viện góp phần làm thay đổi TV cả về lượng và chất. Với sự đầu tư trang thiết bị
hiện đại và đầy đủ ... bố trí tập trung trên mặt sàn trên 4000m2, Trung tâm TT – TV
trường ĐH GTVT HN được xếp vào hàng những TV hiện đại ở Việt Nam.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
Là một Trung tâm nằm trong khối TT – TV của các trường đại học, ngay từ
những ngày đầu thành lập, Trung tâm TT – TV ĐH GTVT HN đã góp phần tích cực
vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Nhà trường, phục vụ đắc lực cho chủ trương:
“giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước.
VũofThị
Footer Page 14
126.Hòa
14
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 15 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
1.2.2.1. Chức năng
Trung tâm TT – TV trường ĐH GTVT HN là một cơ cấu tổ chức của Nhà trường
đồng thời nằm trong hệ thống TT – TV cả nước. Đây là Trung tâm TT – TV chuyên
ngành. Vì vậy, Trung tâm vừa mang những chức năng chung của một Trung tâm TT –
TV vừa có chức năng riêng phục vụ cho chuyên ngành GTVT của Nhà trường:
- Phục vụ TL và TT cho công tác giáo dục, đào tạo và NCPT, tạo nguồn nhân
lực có đủ trình độ phát triển GTVT của đất nước;
- Nghiên cứu, thu thập, bổ sung, xử lý TL khoa học, kỹ thuật và công nghệ
GTVT và các TL khác thuộc các lĩnh vực liên quan phục vụ cho việc giảng dạy, học
tập, NCKH của cán bộ, giảng viên và sinh viên của Nhà trường;
- Nghiên cứu nhu cầu TT của NDT, rèn luyện thói quen đọc có chất lượng cho họ,
góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của khối TT – TV các trường đại học.
1.2.2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin, thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm tin tự
động hoá, tổ chức cho NDT của Trung tâm khai thác và sử dụng thuận lợi và có hiệu
quả nguồn tài nguyên TT của Trung tâm.
- Khai thác, thu thập, xử lý TT tư liệu KHCN ngành GTVT trong và ngoài nước.
- Lập kế hoạch cho Ban giám hiệu Nhà trường về công tác TT – TV phục vụ cho
nhiệm vụ đào tạo và NCPT.
- Tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản kho TL của Trung tâm.
- Có nhiệm vụ quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của Trung tâm được giao,
gồm toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống tài nguyên TT của
Trung tâm.
- Phát triển mối quan hệ hợp tác với các Trung tâm TT – TV khác, các tổ chức
khoa học, các trường đại học trong và ngoài nước về lĩnh vực TT tư liệu.
- Tích cực tuyên truyền, giới thiệu vốn TL của Trung tâm cho người sử dụng khai
thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn TT. Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của
VũofThị
Footer Page 15
126.Hòa
15
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 16 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
Đảng và Nhà nước, hướng NDT của TV thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân
của mình.
- Nghiên cứu và ứng dụng tin học vào công tác TT – TV, từng bước hiện đại hóa
mọi hoạt động TV.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ Trung tâm và trang bị kỹ năng khai thác TT cho NDT của Trung tâm.
1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm
Là một số trong số các Trung tâm TT – TV hiện đại nhất tại Việt Nam. Trung tâm
được xây dựng trên khuân viên rộng với 4000 m2, khang trang, thoáng mát, đảm bảo
các điều kiện cho các công tác nghiệp vụ TT – TV. Hệ thống cơ sở vật chất cần thiết
cho công tác phục vụ bạn đọc và NDT như hệ thống bàn ghế, tủ kệ, hộp phiếu, máy
tính, quạt, bóng điện, máy điều hoà….
Ngoài ra, Trung tâm cũng đã được trang bị khá đầy đủ các thiết bị kỹ thuật như:
* Máy chủ: Có 17 máy chủ tập trung tại tầng 6 để quản lý dữ liệu tại thư viện ví
dụ: máy chủ phục vụ cho việc quản lý cơ sở dữ liệu nói chung (ILIB, DLIB), máy chủ
quản lý việc sử dụng email, máy chủ quan lý cổng TT…
* Máy trạm: Có 140 máy trạm và máy nghiệp vụ.
+ Máy trạm tra cứu thông tin : Máy trạm đặt tại phòng đọc điện tử tầng 7 phục vụ
cho việc tra tra cứu thông tin; hiện ta ̣i Trung tâm có 80 máy dành riêng cho sinh viên,
học viên cao học, cán bộ giảng dạy tra cứu và đọc tài liệu toàn văn, tài liệu điện tử:
giáo trình điện tử do cán bộ trong Trường biên soạn, luận án, luận văn, báo cáo
NCKH…đã được số hóa. Thêm vào đó bạn đọc còn có thể truy cập và sử dụng những
tài liệu ngoại văn chuyên ngành mà Trung tâm đã đặt mua từ nước ngoài, những tài
liệu trên mạng do cán bộ trong Trung tâm đã download về phục vụ cho việc học tập và
nghiên cứu. Tất cả những tài liệu điện tử ở đây đều ở dạng off-line.
+ Hệ thống máy quyét thẻ tự động: Hiện nay ở tất cả các phòng của Trung tâm
đều có máy quét thẻ từ tự động, từ phòng nghiệp vụ đến phòng phục vụ với 5 máy quét
thẻ (symbol, của công ty máy siêu tính)
VũofThị
Footer Page 16
126.Hòa
16
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 17 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
+ Hệ thống Camera theo dõi: Tất cả các phòng từ tầ ng 7 đều được lặp đặt camera
phục vụ cho mục đích quản lý bạn đọc. Với 30 camera có khả năng lưu giữ hình ảnh,
được lặp đặt ở các vị trí khác nhau, nhân viên thư viện có thể kiểm soát bạn đọc thuận
tiện, dễ dàng dù ở bất cứ góc độ nào
+ Hệ thống cổng từ, thẻ từ: Trên các phòng đọc tự chọn từ tầng 5 đến tầng 7 của
Trung tâm đều được lắp đặt hệ thống cổng an ninh kép RFID nhằm kiểm soát bạn đọc,
không cho tài liệu đem ra ngoài bất hợp pháp, với đầu đọc RFID , việc kiểm kê sách
được thực hiện một cách dễ dàng với 3 cổng an ninh công nghệ RFID.
+ Hệ thống điều hòa: Tất cả các phòng ban tại thư viện hiện nay đều được trang
bị hệ thống điều hòa nhiệt độ với 13 tủ điều hòa nhiệt độ 50.000 BTU và 20 máy điều
hòa treo tường 18000 BTU
+ Hệ thống máy in mạng, máy photo: Trung tâm có 3 máy in mạng và máy photo
công nghệ cao, hệ thống thiết bị trang âm… được bộ trí tại tất cả các phòng phục vụ,
đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu photo tài liệu của bạn đọc.
+ Chỗ ngồi cho bạn đọc: 712 chỗ ngồi, trong đó:
Phòng đọc tầng 5: 280 chỗ
Phòng đọc tầng 6: 256 chỗ
Phòng đọc tầng 7: 88 chỗ
Phòng đọc điện tử tầng 7: 88 chỗ
VũofThị
Footer Page 17
126.Hòa
17
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 18 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
1.2.4. Cơ cấu tổ chức tại Trung tâm
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHƢ́C TRUNG TÂM TT – TV GIAO THÔNG VẬN TẢ I :
Ban giám đốc
Bộ phận nghiệp vụ
Phòng
nghiệp
vụ
Phòng
làm thẻ
Bộ phận mượn trả
(lưu thông)
Phòng
bán
sách
Phòng
mượn
sách
giáo
trình –
sách
tham
khảo
Bộ phận phục vụ đọc
Phòng
đọc
sách
tiếng
Việt
Phòng
đọc
báo –
tạp
chí,
sách
ngoại
văn
Phòng
đọc
điện
tử
1.2.4.1. Các phòng chức năng
Phòng nghiệp vụ
Thực hiện bổ sung TL, đảm bảo các tiền đề thiết yếu cho TV hoạt động. Thực
hiện xử lý TL nhập vào TV: Đăng ký, phân loại, mô tả thư mục, đóng dấu, dán nhãn,
nhập cơ sở dữ liệu (CSDL), in phích…, thực hiện việc làm thẻ và quản lý bạn đọc.
Phòng mượn
Là nơi tổ chức phục vụ theo hình thức kho kín thông qua dịch vụ mượn sách,
bao gồm cả giáo trình, bài giảng, sách tham khảo bằng các ngôn ngữ khác nhau. Vốn
TL ở đây vào khoảng 80000 cuốn sách (bao gồm các sách giáo trình và sách tham
khảo). Đối tượng bạn đọc của phòng này bao gồm CB – GV và sinh viên của trường,
trong đó số lượng CB – GV chiếm khoảng 10 – 12%, còn lại sinh viên là đối tượng chủ
yếu.
VũofThị
Footer Page 18
126.Hòa
18
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 19 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
Phòng đọc sách tiếng Việt
Là nơi bạn đọc có thể tìm đọc các loại giáo trình, bài giảng, sách tham khảo
bằng tiếng Việt và được phục vụ theo hình thức kho mở. Vốn TL khoảng 25000 cuốn
sách. Người đọc chủ yếu là sinh viên, còn CB – GV của trường chiếm số lượng khá ít
(chỉ khoảng 2%).
Phòng đọc sách ngoại văn, luận văn và luận án, báo cáo NCKH/ Báo
và tạp chí
+ Sách ngoại văn: Người đọc có thể tìm đọc các loại sách tham khảo bằng tiếng
Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp về nhiều lĩnh vực chuyên môn. Tại đây, sách được xếp theo
môn loại, trong từng môn loại chúng được sắp xếp theo trật tự ngôn ngữ: tiếng Anh,
tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung và trật tự ABC. Số lượng sách ngoại văn
ở đây khoảng 5600 cuốn.
+ Luận văn, luận án, báo cáo NCKH: Bạn đọc có thể tìm đọc các luận văn thạc
sỹ, luận án tiến sỹ bảo vệ tại trường những năm gần đây; các báo cáo kết quả NCKH
cấp nhà nước, cấp bộ, cấp trường do CB – GV nhà trường thực hiện. Ngoài ra, bạn đọc
có thể tìm đọc các báo cáo đề tài NCKH đoạt giải cấp bộ trong thời gian qua. Có
khoảng 2000 luận văn, luận án, báo cáo đề tài NCKH được lưu trữ tại đây.
+ Báo –Tạp chí: Với trên 200 đầu báo, tạp chí bằng tiếng Việt và tiếng nước
ngoài, từ trung ương đến báo ngành, thỏa mãn nhu cầu bạn đọc trong mọi lĩnh vực
chuyên môn, thể thao, văn hóa, giải trí…. Tại đây NDT có thể tiếp cận được với
những tạp chí chuyên ngành của các nhà xuất bản nổi tiếng nhất bằng ngôn ngữ Anh,
Nga, Đức, Pháp, Trung.
Hình thức phục vụ: kho mở
Theo thống kê, số lượng bạn đọc đến sử dụng phòng đọc này nhiều hơn phòng
đọc sách tiếng Việt. Thu hút khoảng 3- 5% số lượng bạn đọc là CB – GV. Nguồn TL
họ sử dụng chủ yếu ở phòng này là luận văn, luận án; các đề tài NCKH cấp trường, cấp
bộ, cấp Nhà nước; các loại báo – tạp chí chuyên ngành bằng các thứ tiếng: Anh, Pháp
Mỹ, Nga…
VũofThị
Footer Page 19
126.Hòa
19
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 20 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
Phòng đọc điện tử
Với 88 máy tính hiện đại cho phép bạn đọc tiếp cận và sử dụng một loại hình
mới trong dịch vụ TV: đọc điện tử. Bạn đọc không những có thể đọc các loại TL toàn
văn từ CSDL của Trung tâm, mà còn có thể tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin
quý giá trên mạng Internet. Phòng này không thu hút trực tiếp số lượng lớn bạn đọc
đến sử dụng do đã có sự kết nối hệ thống mạng LAN và mạng WAN trong toàn trường;
bạn đọc là CB – GV có thể truy cập vào nguồn CSDL của Trung tâm tại các văn phòng
khoa. Số lượng CB – GV sử dụng nguồn TL này nhiều hơn sinh viên, vì họ có trình độ
về ngoại ngữ hơn sinh viên, hơn nữa các nguồn TL ở đây được lưu trữ dưới dạng điện
tử chủ yếu bằng các tiếng: Anh, Nga, Pháp…
1.2.4.2. Số lƣợngcán bộ công nhân viên
Đội ngũ cán bộ có nhiệm vụ và vai trò quan trọng trong hoạt động của Trung
tâm TT – TV. Số lượng cán bộ hiện nay của Trung tâm có 19 người, trong đó chủ yếu
là tốt nghiệp đúng chuyên ngành, trình độ đại học, thạc sỹ.
1.2.5. Vốn tài liệu và vấn đề bổ sung tài liệu tại Trung tâm
1.2.5.1. Vốn tài liệu
Hiện nay Trung tâm đã xây dựng được 2 loại hình tài liệu (TL truyền thống và TL
điện tử), thể hiện cụ thể như sau:
VũofThị
Footer Page 20
126.Hòa
20
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 21 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
*Nguồn TL truyền thống
Stt Loại hình tài liệu
Số lượng đầu Số lượng cuốn
sách
1
Giáo trình
397
59.387
2
Tham khảo
6.977
15.431
3
Ngoại văn
3.778
5.600
4
Sách tra cứu
28
37
5
Luận văn
963
1102
6
Luận án
34
34
7
Đề tài nghiên cứu khoa học
542
542
8
Báo, tạp chí tiếng việt
238
238
9
Tạp chí đóng quyển
4091
4091
* Nguồn TL điện tử
S Loại hình tài liệu
Số lượng
1 Sách tiếng Anh
600 đầu
2 Bài báo, đề tài NCKH (tiếng Anh)
7000 bài
3 Luận văn, luận án, đề tài NCKH (Tiếng Việt)
600 đầu
4 Giáo trình
60 đầu
tt
1.2.5.2. Bổ sung tài liệu
Bổ sung, phát triển vốn TL là một công việc quan trọng để duy trì và phát triển
hoạt động của mỗi cơ quan TT – TV hiện nay. Tại Trung tâm TT – TV ĐH GTVT
HN, việc bổ sung vốn TL chủ yếu dựa trên 2 nguồn chính là: Như bằng kinh phí do
trường ĐH GTVT cấp và từ các nguồn biếu tặng.
VũofThị
Footer Page 21
126.Hòa
21
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 22 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
* Nguồn kinh phí do trƣờng cấp: Hàng năm trường ĐH GTVT cấp cho Trung tâm
TT – TV một khoản kinh phí (nhưng không ổn định) để bổ sung, phát triển vốn TL của
mình. Dựa vào nguồn kinh phí đó, Trung tâm phân chia để bổ sung hợp lý theo định kỳ
và không định kỳ.
- Bổ sung định kỳ: Loại hình TL được bổ sung định kỳ chủ yếu là các loại báo – tạp
chí nội, ngoại. Việc bổ sung dựa trên nhu cầu của CB – GV, NDT tại Trung tâm và khả
năng đáp ứng của các nhà xuất bản.
+ Số lượng báo – tạp chí tiếng Việt tại TT hiện có khoảng 200 đầu tên. Kinh phí
được cấp cho việc bổ sung là khoảng 40 triệu đồng/ năm.
+ Với tạp chí ngoại, Trung tâm chủ yếu mua từ Công ty xuất nhập khẩu sách báo –
XUNHASABA, hay còn gọi là Nhà sách XUNHASABA. Theo định kỳ, Nhà sách gửi
danh mục các báo – tạp chí tới Trung tâm, Trung tâm sẽ lựa chọn các loại hình tạp chí
mình cần và đặt mua. Số lượng báo – tạp chí ngoại tại Trung tâm đã có lúc lên đến 52
đầu tên, nhưng hiện tại chỉ còn khoảng 18 đầu tên do số lượng người sử dụng không
nhiều và nguồn kinh phí hạn hẹp nên những loại báo – tạp chí ít được sử dụng nhất
không được đặt mua định kỳ nữa.
- Bổ sung không định kỳ: Việc bổ sung không định kỳ phụ thuộc vào nguồn kinh
phí và quyết định của Nhà trường. Các TL được bổ sung không định kỳ thường là giáo
trình, bài giảng và sách tham khảo. Số lượng đầu sách được bổ sung hằng năm không
nhiều. Chẳng hạn, năm học 2007-2008 bổ sung được 16 đầu tên với 6200 cuốn sách,
năm học 2008-2009 còn 05 đầu tên với 1900 cuốn.
+ Giáo trình, bài giảng: Bổ sung phần lớn là các giáo trình, bài giảng do giảng viên
trong trường tự viế và gửi Trung tâm in thành sách. Một số ít giáo trình trong trường
không viết thì thường đặt mua ở bên ngoài, nhưng số lượng không nhiều, như Giáo
trình Kinh tế chính trị học, Triết học Mac – Lênin, Lịch sử Đảng… Từ năm 2007 đến
năm 2009 tổng số sách được bổ sung tại xưởng in như sau:
VũofThị
Footer Page 22
126.Hòa
22
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 23 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
Năm
Số lượng đầu sách
Số lượng cuốn
2007
15
23.075
2008
18
19.135
2009
4
4.240
+ Sách tham khảo: Thường đặt mua dựa trên danh mục sách của các nhà xuất bản
quen thuộc, như nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, nhà xuất bản GTVT… Từ danh
mục các TL đó, phòng nghiệp vụ tiến hành xử lý xem có phù hợp với nhu cầu TT của
NDT tại Trung tâm không, và tiến hành tra trùng xem đã có trong CSDL của Trung
tâm chưa. Sau đó lập dự toán kinh phí và đưa lên lãnh đạo nhà trường xét duyệt. Thông
thường nguồn kinh phí này không ổn định, Trung tâm không chủ động trong nguồn
kinh phí nên việc tiến hành bổ sung còn gặp nhiều khó khăn. Kế hoạch của Trung tâm
là bổ sung mỗi năm 2 lần (mỗi học kỳ 1 lần), nhưng nhiều khi không thực hiện được vì
khó khăn trong việc chủ động nguồn kinh phí.
* Nguồn biếu tặng: Đây cũng là một nguồn bổ sung TL góp phần làm phong phú
cho bộ sưu tập TL của Trung tâm. Các TL được biếu tặng chủ yếu từ các cá nhân, nhà
xuất bản, các tổ chức xã hội có mối liên hệ với Trung tâm, như Thư viện Quốc gia Việt
Nam, Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Viện khoa học và công nghệ
GTVT…
1.2.5.3. Mức độ cập nhật
Việc bổ sung TL tại Trung tâm được tiến hành dựa trên quá trình nghiên cứu
nhu cầu tin của NDT chủ yếu của Trung tâm. Tuy nhiên theo khảo sát thực tế tại Trung
tâm, việc bổ sung TL phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn ngân sách được Nhà trường cấp,
mà nguồn kinh phí này thường không ổn định. Do vậy, việc cập nhật TL kịp thời là
điều rất khó vì TL chỉ được bổ sung khi Nhà trường đã duyệt kinh phí.
VũofThị
Footer Page 23
126.Hòa
23
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 24 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
1.2.6. Các sản phẩm và dịch vụ TT – TV của Trung tâm
1.2.6.1 Các loại hình sản phẩm TT – TV
* Các cơ sở dữ liệu: Hiện nay Trung tâm đã xây dựng được các CSDL sách, luận
án, luận văn, báo, tạp chí, giáo trình, sách tham khảo với hàng nghìn biểu ghi phục vụ
cho bạn đọc và NDT tra cứu và sử dụng bằng ILIB và DLIB
Năm 2002, theo dự án mức C “Xây dựng trung tâm tài nguyên thông tin điện tử”,
Trung tâm đã mua 7 CSDL chuyên ngành bằng tiếng Anh:
1. CSDL tiêu chuẩn về GTVT của Viện tiêu chuẩn Anh (BSI)
2. Sách điện tử KNOVEL: Engineering Subject Area Collection
3. CSDL Tiêu chuẩn GTVT
4. Tạp chí điện tử của Viện Điện – Điện tử - kỹ thuật Mỹ: IEEE ASPP Online –
All Society Periodicals Package
5. Tạp chí điện tử toàn văn của Hội kỹ thuật dân dụng Mỹ (ASCE)
6. Sách điện tử eBary: Engineering & Technology Subject Collection
7. Sách điện tử: Digital Engineering Library (DEL)
* Cổng thông tin điện tử - Portal
Đây là một phần mềm ứng dụng web cung cấp một giao diện mang tính cá nhân
hoá cho người sử dụng. Thông qua giao diện này, người sử dụng có thể khai thác, tìm
kiếm, giao tiếp với các ứng dụng, với các TT và với những người dùng khác.
Cổng thông tin điện tử cung cấp cho người dùng những TT chung nhất về hoạt
động và các chương trình đào tạo của trường ĐH GTVT HN nói chung và Trung tâm
TT - TV nói riêng.
* Đĩa CD-ROM: Chủ yếu là đĩa CD- ROM các luận văn, luận án và một số của
sách tiếng nước ngoài.
VũofThị
Footer Page 24
126.Hòa
24
K51 Thông tin – Thƣ viện
Header Page 25 of 126.
Khóa luận tốt nghiệp
1.2.6.2 Các loại hình dịch vụ TT – TV
Trung tâm đã xây dựng được một hệ thống dịch vụ TV khá phong phú và đa
dạng:
* Dịch vụ Internet: Trung tâm hiện có 2 phòng Internet với gần 100 máy tính,
được bố trí tại ký túc xá Láng và khu vực Cầu Giấy. Dịch vụ Internet mở cửa từ thứ 2
đến thứ 6 hàng tuần cho phép NDT truy cập vào mạng Internet theo nhu cầu và theo
quy định của Trung tâm.
* Dịch vụ mượn tài liệu về nhà: Cung cấp cho bạn đọc quyền mượn giáo trình,
sách tham khảo có tại Trung tâm trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định
của Trung tâm.
* Dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ: Cho phép bạn đọc và NDT sử dụng trực tiếp TL
của Trung tâm tại các kho mở.
* Dịch vụ tham khảo: Cung cấp TT theo nội dung học tập và nghiên cứu tại Trung
tâm và trợ giúp NDT sử dụng tốt nhất TL và TT từ nhiều nguồn khác nhau.
* Dịnh vụ sao chép và in ấn tài liệu: Đáp ứng nhu cầu in ấn, sao chép TL từ các
nguồn khác nhau như TL in hoặc TL điện tử theo nhu cầu của NDT và theo quy định
của Trung tâm.
* Dịch vụ thông báo sách mới: Trung tâm thường xuyên được cập nhật danh sách
những TL mới nhập trên thư mục trực tuyến OPAC.
* Dịch vụ hướng dẫn NDT: Bao gồm hướng dẫn tổng quát về Trung tâm và cách
tiếp cận, sử dụng các nguồn lực TT trên giấy, Internet,… Cách thức sử dụng OPAC và
sử dụng Portal.
* Các dịch vụ khác: Ngoài các dịch vụ cung cấp TT, Trung tâm còn có nhiều dịch
vụ như tổ chức, hỗ trợ hội nghị, hội thảo, các lớp chuyên đề…
VũofThị
Footer Page 25
126.Hòa
25
K51 Thông tin – Thƣ viện