Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Quan điểm Mác-xit về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 158 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THU TRANG

QUAN ĐIỂM MÁC-XÍT VỀ NHÂN CÁCH
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN
CÁCH CON NGƢỜI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2017

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THU TRANG

QUAN ĐIỂM MÁC-XÍT VỀ NHÂN CÁCH
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN
CÁCH CON NGƢỜI VIỆT NAM

Chuyên ngành
Mã số



: CNDVBC & CNDVLS
: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Xác nhận của chủ tịch Hội đồng

GS. TS. Hoàng Chí Bảo

TM. Giáo viên hƣớng dẫn

GS. TS. Hồ Sĩ Quý

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS. TS. HỒ SĨ QUÝ
2. PGS.TS. ĐẶNG THỊ LAN

Hà Nội - 2017

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Những kết quả và nội dung của luận án là trung thực, chưa được công bố ở
những công trình nghiên cứu khác.

Tác giả


Phạm Thu Trang

Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI ........................................................................................................................................... 7
1.1. Nghiên cứu ngoài Mác-xít về nhân cách .................................................................... 8
1.2. Nghiên cứu Mác-xít về nhân cách ............................................................................. 13
1.3. Nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam ............................................................ 18
1.3.1. Nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học ........................................................................... 18
1.3.2. Nghiên cứu dưới góc độ đạo đức học ........................................................................ 21
1.3.3. Nghiên cứu từ góc độ văn học và văn hóa học ......................................................... 23
1.3.4. Nghiên cứu từ góc độ liên ngành khoa học xã hội.................................................... 25
1.3.5. Nghiên cứu dưới góc độ triết học............................................................................... 29
1.3.6. Những nghiên cứu về ý nghĩa quan điểm Mác-xit về nhân cách đối với nghiên
cứu con người Việt Nam......................................................................................... . ...30
1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ....................................................... 31
CHƢƠNG 2. QUAN ĐIỂM MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƢỜI - NỀN TẢNG LÝ
LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN CHO NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH ............. 34
2.1. Quan điểm Mác - Lênin về con ngƣời – nền tảng lý luận cho nghiên cứu nhân
cách ........................................................................................................................................ 34
2.1.1. Nguồn gốc, bản chất của con người theo quan điểm Mác - Lênin .......................... 35
2.1.2. Quan điểm Mác - Lênin về giải phóng con người, phát huy tính chủ động của
con người, xây dựng con người phát triển hài hòa, toàn diện ........................................... 43

2.2. Những định hƣớng phƣơng pháp luận trong nghiên cứu nhân cách từ quan
điểm Mác - Lênin về con ngƣời ......................................................................................... 48
2.2.1. Nguyên tắc hoạt động theo quan điểm Mác - Lênin - cơ sở phương pháp luận
quan trọng đối với nghiên cứu nhân cách ........................................................................... 48
2.2.2. Những định hướng phương pháp luận khác trong nghiên cứu nhân cách từ quan
điểm Mác - Lênin về con người ............................................................................................ 54
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................................... 61
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÂN CÁCH
THEO QUAN ĐIỂM MÁC-XÍT ...................................................................................... 63

Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

3.1. Khái niệm nhân cách ................................................................................................... 63
3.1.1. Phân biệt nhân cách với các khái niệm liên quan khác............................................ 63
3.1.2. Khái niệm nhân cách theo cách tiếp cận của triết học Mác-xít ............................... 67
3.2. Đặc trƣng và cấu trúc của nhân cách ....................................................................... 76
3.2.1. Đặc trưng của nhân cách ........................................................................................... 76
3.2.2. Cấu trúc của nhân cách .............................................................................................. 83
3.3. Những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách ...................... 87
3.3.1. Yếu tố sinh học - điều kiện, tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách........... 88
3.3.2. Tính quyết định của yếu tố xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.......... 95
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................102
CHƢƠNG 4. Ý NGHĨA CỦA QUAN ĐIỂM MÁC-XÍT VỀ NHÂN CÁCH ĐỐI
VỚI NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH CON NGƢỜI VIỆT NAM ..............................104
4.1. Những yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt
Nam hiện nay .....................................................................................................................104
4.1.1. Những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn đời sống xã hội .................................................104

4.1.2. Những yêu cầu đặt ra từ thực tế nghiên cứu nhân cách .........................................107
4.2. Vận dụng các nguyên tắc phƣơng pháp luận Mác-xit về nhân cách trong
nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam ..................................................................110
4.2.1. Nguyên tắc hoạt động trong nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam ..........110
4.2.2. Nguyên tắc hệ thống trong nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam .................112
4.2.3. Nguyên tắc lịch sử trong nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam ..................114
4.3. Xác định nội dung nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam theo quan điểm
Mác-xit ................................................................................................................................119
4.3.1. Các nhân tố chủ yếu tác động đến nhân cách con người Việt Nam hiện nay theo
quan điểm Mác-xít ...............................................................................................................119
4.3.2. Những phẩm chất xã hội chủ yếu trong nhân cách con người Việt Nam hiện nay128
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................................138
KẾT LUẬN ........................................................................................................................140
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌCCỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...........................................................................................................................143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................144

Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu về con ngƣời và nhân cách vốn là những đề tài tƣởng chừng nhƣ
đã cũ nhƣng thực tế cho thấy rằng “ngay cả khi tất cả các vấn đề khoa học đã đƣợc
giải đáp thì bí ẩn con ngƣời vẫn chƣa đƣợc đụng đến” (V. E. Davidovich) [Dẫn theo
101, tr. 155], nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà xã hội xuất hiện nhiều biến đổi
sâu sắc với những cái cũ và mới đan xen, với những hệ giá trị chuẩn mực và chƣa
chuẩn mực biến thiên phức tạp, với những trật tự xã hội diễn ra nhiều thay đổi khó

lƣờng. Với tƣ cách là vấn đề đụng chạm đến những nền tảng sâu xa của cuộc sống
con ngƣời, việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nhân cách con ngƣời có ý nghĩa
rất quan trọng.
Trong nghiên cứu lý luận, nhân cách vốn là lĩnh vực nghiên cứu phức tạp,
không chỉ bởi nó là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau mà
còn bởi có quá nhiều biến số tham dự vào việc hình thành nhân cách. Việc lý giải
quá trình hình thành này bắt nguồn từ những yếu tố nào, từ cơ chế sinh học, tâm lý
hay từ “không gian xã hội” đang biến đổi không ngừng mà ở đó cá nhân vừa là chủ
thể vừa là khách thể, đã hình thành nhiều khuynh hƣớng lý luận khác nhau trong
việc giải quyết vấn đề nhân cách.
Nếu nhƣ quan điểm Mác-xít khẳng định rằng, sự hình thành nhân cách con
ngƣời đƣợc quyết định bởi yếu tố xã hội dựa trên yếu tố sinh học làm tiền đề thì
cách tiếp cận của các quan điểm ngoài Mác-xít lại ngƣợc lại. Tuyệt đối hóa những
đặc điểm sinh học bên trong hay xem nhẹ môi trƣờng xã hội là cách mà các nhà
nghiên cứu theo quan điểm ngoài Mác-xít sử dụng để tìm hiểu bản chất cũng nhƣ sự
hình thành nhân cách.
Chúng tôi lựa chọn và khẳng định ƣu thế của quan điểm Mác-xit trong giải
quyết các vấn đề về nhân cách - một mặt, vì nghiên cứu sinh (NCS) muốn làm rõ
thêm và phát triển nghiên cứu theo hƣớng này và cũng vì NCS cho rằng, muốn lý
giải đƣợc bản chất và sự hình thành nhân cách thì phải đặt nó trong sự phát triển
lịch sử của xã hội và trong hệ thống các quan hệ xã hội vốn tồn tại trên cơ sở những
tiền đề sinh học sẵn có; mặt khác, NCS muốn góp phần trả lại những giá trị nhân

Footer Page 6 of 126.

1


Header Page 7 of 126.


văn vốn có cho chủ nghĩa Mác - Lênin, vì trên thực tế, có nhiều quan điểm cho
rằng, chủ nghĩa Mác, triết học Mác chỉ quan tâm đến những vấn đề kinh tế, xã hội,
vật chất mà bỏ rơi con ngƣời cá nhân, cá tính.
Đúng là các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin không để lại một tác
phẩm riêng viết về con ngƣời và về vấn đề nhân cách cũng vậy. Những tƣ tƣởng về
con ngƣời, về nhân cách của C. Mác bắt đầu từ những tác phẩm nhƣ “Bản thảo kinh
tế - triết học 1844” qua “Luận cƣơng về Phoiơbắc”, “Hệ tƣ tƣởng Đức” đến “Tƣ
bản” nhìn bề ngoài có vẻ rời rạc, chƣa hệ thống nhƣng nếu nghiên cứu kỹ lƣỡng và
nghiêm túc chúng ta sẽ nhận thấy một hệ thống quan điểm thống nhất nội tại, tạo
nền móng vững chắc về mặt lý luận cho nghiên cứu vấn đề con ngƣời và nhân cách.
Với những luận điểm sâu sắc đƣợc trình bày lần đầu tiên trong “Luận cƣơng về
Phoiơbắc” về bản chất con ngƣời, về vai trò của thực tiễn, về sự thống nhất giữa sự
biến đổi của hoàn cảnh và hoạt động của con ngƣời trên cơ sở của thực tiễn cách
mạng..., Mác đã chỉ ra cho chúng ta thấy địa hạt cần nghiên cứu để hiểu đƣợc cơ sở
hình thành con ngƣời nói chung, nhân cách con ngƣời nói riêng, từ đó hiểu đƣợc bí
mật của chính bản thân mình.
Tuy nhiên, trên thực tế, những đóng góp của chủ nghĩa Mác - Lênin về mặt
lý luận và phƣơng pháp luận trong nghiên cứu về nhân cách hiện nay ở nƣớc ta
chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Việc các nhà nghiên cứu về nhân cách luôn lấy lý
thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận cho
những nghiên cứu của mình không đồng nghĩa với việc họ đã có những hiểu biết
căn bản, đầy đủ và sâu sắc về hệ thống quan điểm này. Vì thế, tình trạng ca ngợi
một chiều, đề cao quá mức hoặc áp dụng một cách máy móc phƣơng pháp luận của
chủ nghĩa Mác trong quá trình nghiên cứu nhân cách ngày càng bộc lộ những bất
cập nhất định. Vấn đề đặt ra là, những đóng góp thực sự của chủ nghĩa Mác - Lênin
trong nghiên cứu vấn đề nhân cách là gì? Những đóng góp đó còn những khía cạnh
nào cần thiết phải vƣợt qua, cần đƣợc bổ sung và hoàn thiện hơn nữa?... Giải đáp
những vấn đề này là yêu cầu cấp thiết về mặt lý luận mà các khoa học xã hội và
nhân văn ở nƣớc ta hiện nay, nhất là triết học, không thể lảng tránh.


Footer Page 7 of 126.

2


Header Page 8 of 126.

Ở nƣớc ta, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc xây dựng con
ngƣời mới đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, đòi
hỏi chúng ta phải nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến con ngƣời và nhân cách. Đặc biệt, tại Đại hội XII, Đảng ta cũng đã xác
định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục
tiêu của chiến lƣợc phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị
chuẩn mực của con ngƣời Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế; tạo môi trƣờng và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí
tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý
thức tuân thủ pháp luật” [13, tr. 126].
Bởi một quốc gia, một dân tộc, một đất nƣớc sẽ không thể nào tiến lên,
không thể nào phát triển nếu không xuất phát từ chính con ngƣời của quốc gia đó.
Trong điều kiện hiện nay của nƣớc ta, do nhiều nguyên nhân mà hàng loạt những
vấn đề bức xúc, nóng hổi, có ảnh hƣởng lớn nhƣ: sự xuống cấp đạo đức, vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trƣờng, tham nhũng,… đang xuất hiện ngày
một nhiều và gây bức xúc dƣ luận xã hội mạnh mẽ. Những vấn đề nhƣ thế không
chỉ trực tiếp đụng chạm đến con ngƣời, đến sự phát triển con ngƣời, đến nhân cách
của họ mà còn ảnh hƣởng sâu sắc tới sự tồn vong và phát triển của đất nƣớc ta trong
hiện tại và tƣơng lai.
Trong bối cảnh đó, vấn đề nhân cách con ngƣời nổi lên nhƣ là một vấn đề
“nóng” của xã hội và đƣợc chú ý từ nhiều góc độ khác nhau, không chỉ trên bình diện
nghiên cứu mà cả trên bình diện thực tiễn, không chỉ từ góc độ tâm lý mà cả từ góc
độ đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, vấn đề này chƣa đƣợc luận giải

một cách thấu đáo từ góc nhìn triết học. Do vậy, khi phải đối mặt với sự biến động
lớn về hệ giá trị, về lối sống, về quan niệm sống… chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn
hơn trong việc tìm kiếm những giải pháp khoa học, hợp lý, bài bản để giải quyết các
vấn đề liên quan đến sự suy thoái nhân cách. Chính vì lẽ đó, việc tìm kiếm và xác lập
nền tảng lý luận và định hƣớng phƣơng pháp luận cho nghiên cứu nhân cách qua
những công trình nghiên cứu triết học chuyên sâu càng trở nên cấp thiết hơn.

Footer Page 8 of 126.

3


Header Page 9 of 126.

Nhiều vấn đề bức xúc của xã hội đang đặt ra liên quan đến nhân cách con
ngƣời Việt Nam, đến nền tảng đạo đức xã hội có lẽ vẫn rất cần đến tiếng nói của
riêng triết học, nhƣ: phải chăng hệ giá trị của con ngƣời Việt Nam hiện nay đã đảo
lộn hết? Những giá trị nào đƣợc coi là chuẩn mực, là căn bản, là gốc rễ trong nhân
cách con ngƣời Việt Nam hiện nay? Sự thay đổi trong nhân cách con ngƣời Việt
Nam nhƣ vậy là tất yếu hay ngẫu nhiên? Sự biến đổi đó do những nguyên nhân
nào? Làm thế nào để khắc phục những tác động, ảnh hƣởng tiêu cực, duy trì và phát
huy tác động, ảnh hƣởng tích cực đến nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện nay?...
Những vấn đề đặt ra về mặt lý luận và thực tiễn trên đây là những lý do
chính khiến NCS chọn Quan điểm Mác-xít về nhân cách và ý nghĩa của nó trong
nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam làm đề tài nghiên cứu trong luận án
tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Luận án nghiên cứu và hệ thống hóa quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin về nhân cách, luận giải những nội dung lý luận và phƣơng pháp luận
cơ bản về nhân cách theo lập trƣờng Mác-xít, trên cơ sở đó vận dụng và phân tích ý

nghĩa của quan điểm đó trong nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, hệ thống hóa và phân tích những nội dung cơ bản của quan
điểm Mác-Lênin với tƣ cách là nền tảng lý luận và định hƣớng phƣơng pháp luận
cho nghiên cứu về nhân cách.
- Phân tích một số nội dung chủ yếu trên phƣơng diện lý luận về nhân cách
theo lập trƣờng Mác-xit: Khái niệm, đặc trƣng, cấu trúc, quá trình hình thành và
phát triển của nhân cách.
- Vận dụng và phân tích ý nghĩa của quan điểm Mác-xít về nhân cách đối với
việc nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nhân cách theo quan điểm Mác-xít và ý nghĩa của nó
trong nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:

Footer Page 9 of 126.

4


Header Page 10 of 126.

- Quan điểm của các nhà kinh điển Mác-Lênin về nhân cách
- Một số quan điểm theo lập trƣờng Mác-xít về nhân cách của một số tác giả
trong và ngoài nƣớc nhƣ: A.N. Leonchiep, L. Sevơ, L.X. Vugotxki, Rubinstein,
Phạm Minh Hạc,…
- Mặc dù nói tới nhân cách trƣớc hết là nói về nhân cách cá nhân, song trong
luận án này, chúng tôi luận giải một số nội dung lý luận cơ bản về nhân cách từ đó
vận dụng vào nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam nói chung (theo nghĩa là
nhân cách của cộng đồng (dân tộc Việt Nam)), chứ không phải nhân cách cá nhân

hay nhân cách cụ thể của một tầng lớp/giới tính/lứa tuổi... nào ở Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận án đƣợc thực hiện dựa trên lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử về con ngƣời, xã hội và sự phát triển con ngƣời.
- Phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng là: Thống nhất lịch sử - lôgic, phân tích
- tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, hệ thống hóa, so sánh…
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án đã phân tích và làm rõ thêm quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về con ngƣời và về nhân cách; đã chỉ ra những đóng góp cơ bản của triết học Mác Lênin trong lý luận về nhân cách.
- Luận án đã đƣa ra cách hiểu chung trên lập trƣờng Mác-xít về khái niệm
nhân cách, chỉ rõ đặc trƣng và cấu trúc của nhân cách, luận giải quá trình hình thành
và phát triển nhân cách.
- Luận án đã chỉ ra và phân tích đƣợc những yêu cầu từ thực tiễn đối với
nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam, vận dụng các nguyên tắc phƣơng pháp
luận Mác-xít trong nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam và xác định đƣợc
những nội dung cơ bản của nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án lựa chọn, sắp xếp, khái quát thành hệ thống những vấn đề, những
quan niệm, khái niệm liên hệ lẫn nhau về nhân cách, làm cơ sở cho những nghiên
cứu chuyên sâu hơn hoặc chuyên ngành về con ngƣời và nhân cách.

Footer Page 10 of 126.

5


Header Page 11 of 126.

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tìm hiểu
các vấn đề con ngƣời và nhân cách, đặc biệt là cho những ngƣời làm việc trong lĩnh

vực giáo dục, văn hóa, tƣ tƣởng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả liên quan đến
luận án, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án đƣợc kết cấu thành 4
chƣơng, 12 tiết.

Footer Page 11 of 126.

6


Header Page 12 of 126.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
Với tƣ cách là khách thể nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và
nhân văn, nhân cách từ lâu đã là đề tài đƣợc các nhà tƣ tƣởng cả ở phƣơng Đông và
phƣơng Tây khảo sát ở nhiều bình diện khác nhau. Đề tài về nhân cách, do vậy,
không thể gọi là đề tài mới. Tuy nhiên, do sự biến động của đời sống xã hội nên
trong đề tài không mới này, hầu nhƣ lúc nào cũng xuất hiện những khía cạnh nội
dung mới, những vấn đề mới, hoặc những cách kiến giải mới...
Nghiên cứu về nhân cách đã đƣợc phân tích với các mức độ, phạm vi, mục
đích khác nhau và từ nhiều góc độ nhƣ: tâm lý học, xã hội học, đạo đức học, luật
học, v.v... Trên thế giới vào những năm 70 - 80 của thế kỷ XX, nhiều trào lƣu
nghiên cứu về nhân cách trong tâm lý học đã đƣợc hình thành và phát triển mạnh
mẽ ở nhiều quốc gia. Việc nghiên cứu về nhân cách theo xu hƣớng nào, thực
nghiệm hay lý luận, nếu là xu hƣớng lý luận thì lựa chọn lý luận Mác-xít hay ngoài
Mác-xít để làm nền tảng lý thuyết cơ bản…, đã đƣợc các nhà nghiên cứu thảo luận
rất sôi nổi trên các diễn đàn học thuật.
Các quan điểm Mác-xít (chủ yếu ở Liên Xô cũ) nhìn chung đều cho rằng yếu

tố hình thành và quyết định nhân cách xuất phát từ văn hóa, lịch sử, môi trƣờng xã
hội trên cơ sở tiền đề, điều kiện của yếu tố sinh học. Trong khi đó, các quan điểm
ngoài Mác-xít (nhƣ phân tâm học, phân tâm học mới, chủ nghĩa hành vi, lý thuyết
phân tích yếu tố, ...) (chủ yếu ở châu Âu và Mỹ) lại tuyệt đối hóa một trong số các
yếu tố đó, chỉ có yếu tố sinh học hoặc yếu tố xã hội có ý nghĩa quyết định đến sự
hình thành và phát triển nhân cách.
Ở Việt Nam, vào thời điểm đó, thuật ngữ “nhân cách” chƣa đƣợc sử dụng
rộng rãi trong đời sống hàng ngày nhƣng nghiên cứu về nhân cách đã đƣợc các tác
giả nhƣ Phạm Hoàng Gia, Hoàng Xuân Hinh, Đỗ Long... đƣa ra trao đổi, luận bàn
trực tiếp, chuyên sâu trên tạp chí triết học thời kỳ những năm 1970 của thế kỷ XX.
Các tác giả đã tập trung bàn thảo, tranh luận về những nội dung căn bản của vấn đề
nhân cách nhƣ: bản chất của nhân cách là gì, nhân cách hình thành từ đâu và quá
trình đó diễn ra nhƣ thế nào, cấu trúc nhân cách gồm những bộ phận nào... Dù còn

Footer Page 12 of 126.

7


Header Page 13 of 126.

những ý kiến chƣa đồng thuận nhƣng các tác giả đều thống nhất ở việc lựa chọn
triết học Mác làm cơ sở lý luận cho việc luận giải các vấn đề về nhân cách.
Sau đó, để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nƣớc đòi hỏi phải tìm hiểu
rộng hơn những vấn đề xây dựng con ngƣời mới nói chung, vấn đề nhân cách ít
xuất hiện hơn trên các diễn đàn triết học, từ đó trở đi vấn đề nhân cách chủ yếu
đƣợc xem xét trong các nghiên cứu tâm lý học, đạo đức học, xã hội học. Khoảng
hơn mƣời năm trở lại đây, nghiên cứu về nhân cách đã đƣợc chú ý nhiều hơn từ các
góc độ mới khác hơn, nhiều đề tài cấp Nhà nƣớc về nhân cách đã đƣợc thực hiện,
các đề tài đó đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, những vấn đề thực sự

của bản thân nhân cách cũng nhƣ khoa học nghiên cứu về nó vẫn đặt ra nhiều
vƣớng mắc chƣa lý giải đƣợc đòi hỏi phải tiếp tục đƣợc nghiên cứu, xem xét.
Để đánh giá tình hình nghiên cứu vấn đề nhân cách một cách cụ thể hơn,
chúng tôi lựa chọn và sắp xếp các công trình nghiên cứu về nhân cách theo các
nhóm sau:
Thứ nhất, nghiên cứu ngoài Mác-xít về nhân cách
Thứ hai, nghiên cứu Mác-xít về nhân cách
Thứ ba, nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam
Thứ tƣ, những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong Luận án
1.1. Nghiên cứu ngoài Mác-xít về nhân cách
Hiện nay, trong các công trình nghiên cứu tâm lý học về nhân cách, các nhà
tâm lý học ở phƣơng Tây thƣờng tập trung hệ thống hóa, phân tích và làm rõ các
quan điểm ngoài Mác-xít. Các quan điểm này thƣờng đƣợc khái quát thành các lý
thuyết về nhân cách. Nhiều công trình về các lý thuyết nhân cách với các kiểu phân
loại nó rất đa dạng cũng đã xuất hiện.
Richard A. Kasschau trong tác phẩm Psychology: Exploring Behavior (năm
1985) đã khái quát các quan điểm với các đại diện tiêu biểu về nhân cách thành các
lý thuyết sau: lý thuyết về các nét nhân cách (W. Sheldon, G. Allport, R.B. Cattell),
lý thuyết phân tâm học về nhân cách (S. Freud, A. Adler, E. Erickson, C.G. Jung),
lý thuyết học tập xã hội (J. Dollard & N.E. Miller, A. Bandura, B.F. Skinner), lý
thuyết nhân văn (C.R. Rogers, A. Maslow) và thuyết Big Five - một lý thuyết hiện

Footer Page 13 of 126.

8


Header Page 14 of 126.

đại về nhân cách. Theo tác giả, mỗi loại lý thuyết lại nhấn mạnh những biến số độc

lập và phụ thuộc khác nhau nhƣ những yếu tố quyết định chủ yếu đến quá trình hoạt
động của nhân cách. Tác giả cho rằng, những mô tả lý luận về nhân cách đã tiến
triển từ những lý thuyết ban đầu về nét nhân cách cho đến phân tâm học và thuyết
hành vi rồi đến những lý thuyết “tự phát triển” về nhân cách. Sự phát triển này của
các lý thuyết thể hiện sự biến đổi từ việc quan tâm đến yếu tố di truyền (thể hiện ở
lý thuyết phân tâm học và lý thuyết về nét nhân cách) nhƣ là yếu tố tác động vào
nhân cách, đến việc nhấn mạnh những ảnh hƣởng của môi trƣờng và sự nuôi dƣỡng
nhân cách (thể hiện ở lý thuyết học tập xã hội, lý thuyết hành vi, lý thuyết nhân
văn…) [Xem 142](*).
Còn theo George Boeree, Tiến sĩ, Khoa tâm lý học trƣờng Đại học tổng hợp
Shippensburg, các quan điểm về nhân cách đƣợc khái quát trong các học thuyết gắn
liền với các tác giả có tên tuổi trong tâm lý học. Ông đã giới thiệu trong cuốn sách
Personality Theory (năm 2006) của mình các quan điểm của các tác giả sau: S.
Freud, Anna Freud, Erik Erickson, C. Jung, Otto Rank, Alfred Adler, Karen
Horney, Albert Ellis, Erick Fromm, B.F. Skinner, Hans Eysenck, Albert Bandura,
Gordon Allport, George Kelly; Snygg và Combs; Abram Maslow; Carl Rogers;
Ludwig Binswager; Viktor Frankl, Rollo May, Jean Piaget. Các tác giả này đƣợc
phân nhóm thành ba xu hướng trong tâm lý học: thứ nhất - tâm lý học phân tích
(gồm S. Freud, A. Freud, Erickson, C. Jung, Adler, Horney, Fromm); thứ hai - tâm
lý học hành vi (gồm Eysenck, Skinner, Bandura); thứ ba - tâm lý học nhân văn, bao
gồm cả tâm lý học hiện sinh: Maslow, Rogers, Kelly, Frankl [Xem 133] .
Trong khi đó Barry D. Smith và Harold J. Vetter (năm 2005) giới thiệu các
quan điểm về nhân cách có ảnh hƣởng đáng kể và quan trọng nhất hiện nay gồm có:
Thuyết phân tâm học (S. Freud), Tâm lý học bản ngã (Erick H. Erkson và Heinz
Hartmann), Tâm lý học phân tích (C. Jung), Học thuyết phân tích xã hội (Alfred
Adler, Karen Horney, Erich Fromm và Harry Stack Sullivan), Học thuyết hiện
(*)

Trong chƣơng I tổng quan này, số trong ngoặc vuông là số thứ tự tên tài liệu trong danh mục tài liệu tham
khảo, giữa các tài liệu khác nhau đƣợc liệt kê ngăn cách bằng dấu phẩy (,). Ở các chƣơng sau, chúng tôi trích

dẫn theo quy định trong ngoặc vuông [số thứ nhất chỉ tên tài liệu trong tài liệu tham khảo, số thứ hai là số
trang của tài liệu đó sau chữ viết tắt tr.].

Footer Page 14 of 126.

9


Header Page 15 of 126.

tượng học - chủ nghĩa nhân văn (Carl Rogers và Abraham Maslow), Học thuyết học
hỏi phản ứng - kích thích, Phương thức nghiên cứu hành vi (B.F. Skinner), Nhận
thức, nhân cách và hành vi (George Kelly), Học tập và nhận thức xã hội: Học
thuyết xử lý thông tin (Albert Bandura, Walter Mischel, Julian Rotter), Học thuyết
hệ thống dựa trên cấu trúc (Raymond Cattell), Học thuyết hoạt trường (Hans
Jurgen Eysenck, Kurt Lewin) [xem 107]. Theo các tác giả, bất cứ học thuyết nào
cũng phải trả lời hai câu hỏi chính là: nhân cách đến từ đâu, và cơ chế hoặc quá
trình nào giúp nó tồn tại và phát triển. Họ cho rằng, các học thuyết đều mặc nhiên
công nhận nhân cách có tính kế thừa và học hỏi tƣơng đối, cả hai yếu tố đều có liên
quan nhƣng có sự khác nhau khi nhấn mạnh một trong hai yếu tố này. Theo họ,
trong suốt chiều dài lịch sử, ngƣời ta luôn xem nhân cách nhƣ một cấu trúc nội tại
và nhƣ là một ý niệm hoặc hệ thống ý niệm. Nhân cách cũng có thể đƣợc xem nhƣ
lĩnh vực tìm hiểu, trong đó có hai dạng tìm hiểu có thể đồng nhất hóa: 1, nghiên cứu
dựa trên học thuyết, dạng này tìm kiếm để kiểm tra những giả thuyết đƣợc tạo ra bởi
một học thuyết hình thức, và 2, những cuộc tìm kiếm dựa trên kinh nghiệm, có
khuynh hƣớng làm những cuộc thăm dò trong thiên nhiên [107, tr. 44].
Có thể nhận thấy đặc điểm chung của các công trình trên đây là khi hệ thống
hoá các quan điểm về nhân cách thì chúng đều xác định Freud là ngƣời đầu tiên đặt nền
móng cho lý luận về nhân cách, các tác giả Calvin S. Hall, Gardner Lindzey trong lần
xuất bản thứ ba cuốn sách Theories of personality (Các học thuyết về nhân cách (năm

1978), cũng theo đƣờng hƣớng đó, đã giới thiệu các quan điểm về nhân cách trong tâm
lý học cổ điển của Freud, trong tâm lý học đƣơng đại, trong thuyết phân tích của Jung,
trong tâm lý học xã hội của Adler, Fromm, Horney, Sullivan, học thuyết của Murray,
học thuyết con ngƣời là trung tâm của Roger, các học thuyết tâm lý học hiện sinh, tâm
lý học cá nhân của Allport, học thuyết yếu tố của Cattell, v.v.. [xem 141].
Jefferey Magnavita, một trong những học giả hàng đầu trong lĩnh vực nghiên
cứu nhân cách, với tác phẩm Theories of personality, contemporary approaches to
the Science of Personality (Học thuyết về nhân cách, các cách tiếp cận đƣơng đại
đối với khoa học về nhân cách (năm 2002)), đã mang đến một cái nhìn toàn diện về
lịch sử phát triển các quan điểm về nhân cách, bắt đầu từ nền móng lịch sử với các

Footer Page 15 of 126.

10


Header Page 16 of 126.

mô hình học thuyết Hy Lạp cổ đại, sau đó đến những nỗ lực xây dựng khoa học tâm
lý nửa sau thế kỷ 19. Magnavita cho rằng, sự hình thành các quan điểm khoa học
nhân cách hiện đại bắt đầu từ Freud, sau đó là qua các công trình của học trò Freud
và các cuộc tranh luận mà họ khơi ra. Ông đã phân tích 7 mô thức (model) nhân
cách đƣơng đại chủ yếu sau [xem 145]:
- Mô thức sinh tâm thần học về nhân cách;
- Mô thức phân tâm học đƣơng đại về nhân cách;
- Mô thức hành vi về nhân cách;
- Mô thức nhận thức và nhận thức - hành vi về nhân cách;
- Mô thức liên nhân cách và nhân tố về nhân cách;
- Mô thức quan hệ về nhân cách;
- Mô thức thống nhất về nhân cách;

Đồng quan điểm với Magnavita, tác giả Funder David trong tác phẩm The
personality puzzle (Vấn đề nhân cách (năm 1997)) cũng đã đƣa ra các quan điểm về
nhân cách dựa trên các cách tiếp cận nhƣ: tiếp cận nhân văn, cách tiếp cận của
trƣờng phái Freud mới, cách tiếp cận hành vi, cách tiếp cận về nét nhân cách,... với
các đại diện tiêu biểu cho từng cách tiếp cận. Với mỗi cách tiếp cận, tác giả sắp xếp
thành một chƣơng riêng để phân tích và làm rõ [137].
Trong tác phẩm Nhân cách: các lý thuyết và nghiên cứu đương đại
(Personality: Contemporary Theory and Research (năm 2005)), nhƣng không giống
với cách triển khai vấn đề mà các nhà khoa học nghiên cứu về nhân cách trên đây
đã trình bày, các tác giả Valerian J. Derlega, Barbara A. Winstead, Warren H. Jone
lại tiếp cận, phân tích vấn đề nhân cách từ phƣơng diện các yếu tố ảnh hƣởng đến
nhân cách nhƣ: văn hóa, cảm xúc, động lực, cấu trúc, gen, môi trƣờng, stress, các
mối quan hệ... [138]. Cùng cách xem xét nhƣ vậy, Lazarus Richard S. trong tác
phẩm Nhân cách (Personalitty (năm 1967)) [143], Allport Gordon trong tác phẩm
Các thành tố và sự phát triển trong nhân cách (Pattern and growth in personality
(1961)) [132], cũng đã mô tả nhân cách, chỉ ra một cách tiếp cận đối với nhân cách,
nêu lên sự phát triển, cấu trúc, những hiểu biết về nhân cách cùng với việc tìm ra

Footer Page 16 of 126.

11


Header Page 17 of 126.

các động lực của nhân cách cũng nhƣ các yếu tố văn hóa và xã hội có ảnh hƣởng
quyết định đến nhân cách.
Ở nƣớc ta, Nguyễn Thơ Sinh trong khi đề cập đến Các học thuyết tâm lý nhân
cách (năm 2008) cũng tập trung làm rõ các quan điểm về nhân cách theo xu hƣớng
ngoài Mác-xít gắn liền với các tên tuổi nhƣ S. Freud - thuyết phân tích tâm lý, Anna

Freud - tâm lý nhân cách cái tôi, E. Erikson và thuyết nhân cách phát triển tƣ duy, C.
Jung với thuyết nhân cách biểu tƣợng, Otto Rank với thuyết nhân cách truyền thuyết,
A. Adler thuyết nhân cách cá nhân, K. Horney thuyết nhân cách tâm thần... [106].
Trong Khái quát về lịch sử nghiên cứu nhân cách, (năm 2004) tác giả Lê
Đức Phúc đã hệ thống hóa thành một bức tranh khá đầy đủ và chi tiết lịch sử phát
triển của các xu hƣớng nghiên cứu nhân cách trong tâm lý học [22, tr.38-74]. Theo
tác giả, tâm lý học tư biện và tâm lý học sai biệt vốn nghiên cứu nhân cách theo
cách thức của thực nghiệm khoa học tự nhiên, đã gặp phải nhiều hạn chế. Tác giả
cũng điểm lại xu hướng sinh vật hóa trong nghiên cứu nhân cách với các đại diện
tiêu biểu nhƣ Ernst Kretschmer, W.H. Scheldon, C. Lombroo... Bên cạnh đó, tác giả
cũng phân tích về chủ nghĩa hành vi theo xu hƣớng này và chịu ảnh hƣởng của
thuyết phản xạ có điều kiện, chủ nghĩa này nổi lên nhƣ một trƣờng phái tâm lý có
ảnh hƣởng nhất vào đầu thế kỷ XX với Watson, ngƣời sáng lập và các đại diện nhƣ
G.M. Mead, E.L. Thorndiker, E.C. Tolman, C. L. Hull, K.S. Lashley, E.R. Guthrie.
Tác giả cũng nhắc tới Chủ nghĩa nhân cách (Personalism) và Nhân học văn hóa
nhƣ là những lý luận nhân cách chủ yếu. Theo tác giả, căn cứ vào những cuộc thảo
luận và một số công trình xuất bản trong những năm 1960 và 1970, ở đây có hai xu
hướng đối lập cơ bản là xu hƣớng mô tả cái riêng biệt, độc đáo, độc nhất vô nhị
trong nhân cách và xu hƣớng đi tìm cái quy luật. Tác giả đã phân tích các đại diện
tiêu biểu cho từng xu hƣớng và đã đƣa ra kết luận rằng: “mặc dù còn những hạn chế
trong quan niệm về nhân cách trong những mối quan hệ với xã hội, với ý thức hệ,
niềm tin... ngƣời ta đã chú ý nhiều hơn tới khía cạnh nhân văn, tới việc phải xem xét
lại bản chất của nhiều khái niệm có liên quan đến nhân cách, đi sâu nghiên cứu
nhân cách ở cấp độ hành động thƣờng ngày” [22, tr. 68].

Footer Page 17 of 126.

12



Header Page 18 of 126.

Nhìn chung, những học giả trên đây tùy theo mục đích và nhiệm vụ nghiên
cứu của mình, đã giới thiệu khá đầy đủ những học thuyết chủ yếu ngoài Mác-xít,
các quan điểm tiêu biểu khác nhau về nhân cách, đại diện tiêu biểu cho từng khuynh
hƣớng. Đặc điểm chung của họ là đều tập trung phân tích các quan điểm về nhân
cách điển hình, xứng đáng là đại diện cho các xu hƣớng nghiên cứu nhân cách ngoài
Mác-xít hiện nay. Qua các công trình có thể nhận thấy hiện có 3 loại quan điểm
ngoài Mác-xít trong nghiên cứu về nhân cách [Xem thêm 22, tr.129-142]:
Quan điểm sinh vật hóa nhân cách nhấn mạnh khía cạnh sinh học trong
nguồn gốc và biểu hiện của nhân cách con ngƣời. Các tác giả theo xu hƣớng này
thƣờng nhìn nhận nhân cách con ngƣời qua các đặc điểm hình thể, qua thể tạng, góc
mặt hay ở bản năng vô thức.
Đối lập với quan điểm trên, Quan điểm xã hội hóa nhân cách lại hạ thấp và
trên thực tế gần nhƣ phủ nhận vai trò của các yếu tố sinh học trong nhân cách, coi
nhân cách thuần túy là sản phẩm của các yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế...
Quan điểm tâm lý hóa nhân cách chỉ nhấn mạnh tính chất đơn giản nhất, có
một không hai bản chất tâm lý của nhân cách.
Sự khảo sát cũng cho thấy, đa số các công trình trên đều không đề cập đến
các học giả tên tuổi theo xu hƣớng nghiên cứu Mác-xít. Luận án của chúng tôi với
nội dung chính là lựa chọn quan điểm Mác-xit về nhân cách làm đối tƣợng nghiên
cứu thì các quan điểm theo các khuynh hƣớng trên đây chỉ giữ vai trò là những mẫu
hình tham khảo cho cách triển khai nội dung cũng nhƣ cách đặt vấn đề.
1.2. Nghiên cứu Mác-xít về nhân cách
Khi đề cập đến các nghiên cứu Mác-xít về nhân cách thì không thể không nhắc
tới các công trình nghiên cứu ở Liên Xô trƣớc đây, trong đó nhân cách chủ yếu đƣợc
xem xét từ góc độ tâm lý học và từ cách tiếp cận hoạt động (ngày nay, còn gọi là cách
tiếp cận hành vi - the action approach). Có thể kể đến tên tuổi của một số nhà khoa học
tiêu biểu nhƣ: A.R. Luria, A.N. Leonchiep, X.L. Rubinstein, L.X. Vugotxki...
Trong số ít tài liệu đã đƣợc dịch ra tiếng Việt, cuốn Hoạt động, ý thức, nhân

cách (bản gốc xuất bản năm 1978, bản dịch xuất bản năm 1989) của Leonchiep là
tài liệu tham khảo có nhiều giá trị đối với nghiên cứu lý luận về nhân cách. Đáng

Footer Page 18 of 126.

13


Header Page 19 of 126.

chú ý là trong tác phẩm này tác giả đã xây dựng khá hệ thống bộ máy khái niệm của
tâm lý học Mác-xít. Trong chƣơng 5 “hoạt động và nhân cách”, tác giả đã xem xét,
phân tích nhân cách nhƣ là đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học, phân biệt 2 khái
niệm cá nhân và nhân cách. Từ đó, tác giả cũng chỉ ra hoạt động là cơ sở cho sự
hình thành và phát triển của nhân cách, phân tích các yếu tố và xác lập mối quan hệ
giữa động cơ, cảm xúc và nhân cách, phần cuối cùng nêu lên quá trình hình thành
nhân cách [58] .
Cuốn Chủ nghĩa xã hội và nhân cách, (năm 1983,1984) gồm 2 tập, là công
trình chuyên khảo về đề tài nhân cách đã đƣợc xuất bản bằng tiếng Việt. Đây là
công trình của tập thể các nhà khoa học khối xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ chủ
trƣơng đề cao và bảo vệ học thuyết Mác-xít về nhân cách, các tác giả đã cố giải đáp
những vấn đề liên quan tới sự phát triển nhân cách trong xã hội xã hội chủ nghĩa và
đó cũng là nội dung cơ bản đƣợc nghiên cứu và trình bày trong tác phẩm này. Cuốn
sách không chỉ nhấn mạnh đến mối liên hệ lẫn nhau giữa các quan hệ kinh tế, chính
trị, pháp luật, tinh thần, kể cả đạo đức, mỹ học... nhƣ là cơ sở xã hội của sự phát
triển những đặc trƣng của con ngƣời mới, tạo thành một tổng hòa các mặt phát triển
toàn diện của nhân cách, mà còn là cơ sở của sự tác động lẫn nhau giữa nhân cách
với các nhân tố quyết định bộ mặt hiện tại của xã hội xã hội chủ nghĩa, nhƣ cách
mạng khoa học - kỹ thuật, nền văn hóa tinh thần, chủ nghĩa tập thể xã hội chủ nghĩa,
thời gian nhàn rỗi. Mặt khác, cuốn sách đã tập trung chú ý đến những vấn đề có tính

chất xuất phát điểm của học thuyết Mác-xít về nhân cách nhƣ: bản chất của nhân
cách, cơ chế quyết định thế giới tinh thần và hoạt động của nhân cách [103, 116].
Trong số các học giả phƣơng Tây nghiên cứu triết học và tâm lý học khá
công phu theo khuynh hƣớng Mác-xít, không thể không nhắc tới học giả ngƣời
Pháp Luyxiêng Sevơ (Lucien Seve) với tác phẩm nổi tiếng Chủ nghĩa Mác và lý
luận về nhân cách (năm 1989). Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu chủ nghĩa
Mác, đặc biệt là bộ Tư bản, từ đó rút ra những khái niệm cơ bản làm phƣơng pháp
luận cho nghiên cứu tâm lý học. Cuốn sách có tên nêu trên ra đời là kết quả nhiều
năm dày công nghiên cứu của ông. Nó đã thu hút đƣợc sự chú ý lớn trong giới triết

Footer Page 19 of 126.

14


Header Page 20 of 126.

học Mác-xít thời bấy giờ. Với 4 chƣơng, “lý luận về nhân cách” đã đƣợc hình thành
và triển khai khá chi tiết, cụ thể trong tác phẩm này trên tinh thần Mác-xit [105].
Trong khi đề cập đến các vấn đề nghiên cứu mới về con ngƣời, cuốn sách Con
người - Những ý kiến mới về một đề tài cũ (năm 1986) cũng đã khẳng định và đề cao
khuynh hƣớng tiếp cận duy vật lịch sử trong lý giải vấn đề lý luận về nhân cách mà L.
Sevơ là một đại biểu theo khuynh hƣớng này [123]. Công trình khoa học này đã luận
giải rất nhiều vấn đề cơ bản, nền tảng về con ngƣời, phê phán những quan điểm sai
lệch và trực tiếp đấu tranh bảo vệ quan điểm Mác - Lênin về con ngƣời. Theo các tác
giả, vấn đề lý luận về nhân cách đƣợc lý giải theo quan điểm duy vật lịch sử là vấn đề
quan trọng trở thành trọng điểm trong các cuộc tranh luận [123, tr. 32].
Ở Việt Nam, nghiên cứu các quan điểm Mác-xít về nhân cách cũng đã đƣợc
các nhà khoa học đề cập đến nhƣ là cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của mình.
Việc hệ thống hóa các quan điểm Mác-xít về nhân cách đã đƣợc tác giả Nguyễn

Ngọc Bích trong công trình Tâm lý học nhân cách: một số vấn đề lý luận (năm
1998) đề cập đến. Cùng với việc khái quát các tƣ tƣởng trong lịch sử phƣơng Đông
và tâm lý học phƣơng Tây về nhân cách, cuốn sách mang tính giáo trình này cũng
đã đề cập đến xu hƣớng nghiên cứu nhân cách ở Liên Xô (cũ), trong đó tác giả trình
bày các nguyên tắc nghiên cứu, các trƣờng phái lớn, các trung tâm nghiên cứu nhân
cách ở Liên Xô. Bên cạnh đó, tác giả đã khái quát chín xu hƣớng nghiên cứu nhân
cách ở Liên Xô với từng đại diện tiêu biểu cho từng xu hƣớng. Đặc biệt tác giả đã
dành một chƣơng riêng để phân tích những tƣ tƣởng của Mác, Lênin, Hồ Chí Minh
về vấn đề nhân cách nhƣ là cơ sở phƣơng pháp luận xây dựng tâm lý học nhân cách
[4]. Theo tác giả, “Mác đã đặt cơ sở triết học cho việc giải quyết vấn đề nhân cách.
Đó cũng chính là mặt phƣơng pháp luận của nhân cách. Muốn nghiên cứu nhân
cách phải đặt nó trong mối quan hệ xã hội, sự hoạt động của con ngƣời trong xã hội
đó” [4, tr.189]. Tác giả cũng đã phân tích khá chi tiết những tƣ tƣởng của Mác về
con ngƣời và nhân cách gồm có: tƣ tƣởng của Mác về con ngƣời với tƣ cách một
nhân cách là con ngƣời có ý thức, là một chỉnh thể, nhân cách đƣợc hình thành qua
mối quan hệ giữa ngƣời này với ngƣời khác trong xã hội, nhân cách phát triển hài
hòa, toàn diện, điều kiện để nhân cách phát triển hài hòa toàn diện, nghiên cứu nhân

Footer Page 20 of 126.

15


Header Page 21 of 126.

cách phải nghiên cứu phạm trù hoạt động của nhân cách... Những phân tích này là
những gợi ý rất quan trọng cho ngƣời thực hiện Luận án. Tuy nhiên, việc hệ thống
hóa và phân tích tƣ tƣởng của Mác về nhân cách của tác giả còn những điểm chƣa
nhất quán, dàn trải và trùng lặp. Kế thừa những tri thức gợi mở của tác giả, trong
Luận án chúng tôi sẽ khắc phục những hạn chế mà cuốn sách này mang đến để phân

tích cụ thể, chi tiết, cô đọng những giá trị tƣ tƣởng trong quan niệm của Mác và các
tác giả Mác-xít khác về con ngƣời và nhân cách.
Trong cuốn sách Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay (Đào Thị
Oanh chủ biên, 2007), các tác giả đã tổng hợp khá cơ bản và đầy đủ những vấn đề
lý luận nhân cách, trong đó có phân tích lý luận về nhân cách trong tâm lý học Xô
Viết với một số quan điểm và khuynh hƣớng chủ yếu nhƣ: khuynh hƣớng sinh - tâm
lý, khuynh hƣớng tiếp cận triết học từ cái chung đến cái riêng, khuynh hƣớng
nghiên cứu nhân cách định hƣớng giáo dục con ngƣời mới. Các tác giả cũng đã hệ
thống hóa cách hiểu về nhân cách, quan niệm về cấu trúc nhân cách cũng nhƣ phân
tích những tƣ tƣởng chủ yếu trong Tâm lý học Xô Viết với các đại diện tiêu biểu
nhƣ Vugotxki, V.X. Merlin, B.G. Ananhiep, A. N. Leonchiep... Tuy nhiên, cũng
giống nhƣ một số giáo trình khác về tâm lý học nhân cách, việc xác định rõ tiêu chí
để hệ thống hóa các học thuyết và các cách tiếp cận ở cuốn sách này còn chƣa thật
rõ nét, cách sắp xếp vấn đề trong công trình này chƣa thật logic và thiếu tính chặt
chẽ [91].
Khẳng định trong lịch sử tâm lý học nhân cách, tâm lý học Mác-xít và tâm lý
học Xô Viết trƣớc đây luôn giữ một vị trí quan trọng, tác giả Lê Đức Phúc, trong
bài viết Về nhân cách và nghiên cứu nhân cách [Xem 22, tr. 36-80], bên cạnh việc
khái quát lịch sử nghiên cứu nhân cách với các xu hƣớng tiêu biểu ngoài Mác-xít
cũng đã có nhận định về quan điểm Mác-xít là “những quan điểm cơ bản có ý nghĩa
lý luận và phƣơng pháp luận chỉ đạo chung cho hoạt động nghiên cứu con ngƣời và
nhân cách” [22, tr. 68]. Tác giả cũng đã phân tích những nội dung cơ bản của quan
điểm Mác-xít về nhân cách của các đại biểu tiêu biểu nhƣ Leonchiep, Rubinstein,..
Những nội dung tóm lƣợc này là một trong những gợi ý của tác giả đối với ngƣời
viết Luận án.

Footer Page 21 of 126.

16



Header Page 22 of 126.

Trực tiếp bàn về “Chủ nghĩa Mác và vấn đề nhân cách”, (năm 1983) tác giả
Phạm Văn Sỹ đã làm rõ quan điểm duy vật lịch sử về nhân cách. Theo tác giả, lý
luận Mác-xít về nhân cách đã có những yếu tố cơ bản trong tác phẩm của Mác và đƣợc
những ngƣời Mác-xit vận dụng triển khai theo yêu cầu phát triển của chủ nghĩa xã hội
và yêu cầu đấu tranh tƣ tƣởng. Tác giả đã phân tích những luận điểm cơ bản trong các
tác phẩm của Mác về con ngƣời và nhân cách, từ đó có sự so sánh đối chiếu với những
quan điểm khác nhau và đối lập nhau giữa ngƣời Mác-xít và học giả tƣ sản về nhân
cách. Tác giả đã khẳng định: “Chủ nghĩa Mác đã có một lý luận về nhân cách, lý luận
này tìm thấy những yếu tố cơ bản trong nhiều tác phẩm của Mác và Ph. Ăngghen...
Vấn đề là chúng ta phải khéo léo kết hợp ba cuộc cách mạng: cách mạng tƣ tƣởng và
văn hóa với cách mang quan hệ sản xuất, cách mạng học - kỹ thuật nhằm làm cho trình
độ đạo đức, thẩm mỹ của cá nhân, nhân cách cá nhân đƣợc gìn giữ và phát huy phù
hợp với tình hình phát triển thực tế xã hội...” [109, tr. 18].
Nhƣ vậy, sự đa dạng của các quan điểm, học thuyết, các cách tiếp cận trên
đây đối với vấn đề nhân cách đã phần nào nói lên tính chất phức tạp, khó khăn của
vấn đề nghiên cứu. Nhƣ đã xác định ngay từ ban đầu, trong luận án của mình, NCS
lựa chọn quan điểm Mác-xít để triển khai vấn đề nghiên cứu, theo đó, chúng tôi sẽ
hệ thống hóa và phân tích những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin với tƣ
cách là nền tảng lý luận và phƣơng pháp luận cho nghiên cứu nhân cách. Kế thừa
thành quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, dựa trên nền tảng lý luận và
phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhân cách, dẫn chứng thêm quan
điểm về nhân cách của một số nhà nghiên cứu tiêu biểu theo khuynh hƣớng Mác-xít
nhƣ A.N. Leonchiep, X.L. Rubinstein, L.X. Vugotxki, L.Sevo,... chúng tôi sẽ luận
giải và làm rõ những nội dung lý luận cơ bản về nhân cách nhƣ khái niệm, đặc trƣng
cấu trúc, các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của nhân cách theo lập
trƣờng của quan điểm Mác-xit. Không những thế, Luận án cũng đã vận dụng và liên
hệ các vấn đề lý luận về nhân cách với nghiên cứu nhân cách ở Việt Nam nhằm đáp

ứng những yêu cầu đang đặt ra cả về thực tiễn đời sống xã hội và thực tế nghiên cứu
nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện nay.

Footer Page 22 of 126.

17


Header Page 23 of 126.

1.3. Nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam
Nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện nay ở nƣớc ta đã có rất
nhiều bài viết, công trình, đề tài các cấp ... Để dễ dàng hơn trong việc theo dõi và
nắm bắt về mảng nghiên cứu này, chúng tôi đã tổng hợp và hệ thống hóa về tình
hình nghiên cứu nhân cách con ngƣời Việt Nam theo các góc độ nghiên cứu sau
đây, dù rằng sự phân chia nhƣ vậy mang tính chất rất tƣơng đối:
1.3.1. Nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học
Hiện nay, trong nghiên cứu, nhân cách trƣớc hết và chủ yếu vẫn là đối tƣợng
của tâm lý học. Trong tâm lý học có riêng một phân ngành là tâm lý học nhân cách
đi sâu nghiên cứu hiện tƣợng này. Theo đó, các quan điểm, lý thuyết về nhân cách
cùng với những vấn đề của nó nhƣ khái niệm, cấu trúc, quá trình hình thành và phát
triển cũng chủ yếu đƣợc xem xét từ góc độ của các nghiên cứu tâm lý học. Nghiên
cứu về nhân cách con ngƣời Việt Nam do vậy cũng chịu ảnh hƣởng rất nhiều từ sự
phát triển lịch sử xã hội và sự hình thành, phát triển khoa học tâm lý ở nƣớc ta. Tuy
nhiên, trên thực tế, nghiên cứu về nhân cách ngƣời Việt Nam thời kỳ đầu chủ yếu
đƣợc thực hiện trong những khảo cứu về con ngƣời Việt Nam nói chung qua các
công trình văn hóa học của Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên cùng một số nhà
khoa học khác; về sau, nghiên cứu về nhân cách con ngƣời Việt Nam đã đƣợc giới
tâm lý học Việt Nam chú ý nhiều hơn, trong đó phải kể đến tên tuổi các tác giả gắn
liền với sự phát triển của nghiên cứu tâm lý học nhân cách nhƣ Phạm Minh Hạc, Lê

Đức Phúc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Đỗ Long... Nghiên cứu về nhân
cách con ngƣời Việt Nam tuy đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể nhƣng vẫn còn
những vấn đề để ngỏ. Hiện nay, về cơ bản có thể khái quát các nghiên cứu về nhân
cách con ngƣời Việt Nam dƣới góc độ của tâm lý học, thành các hƣớng chính sau:
Thứ nhất, có khá nhiều công trình, bao gồm cả sách và bài tạp chí, tập trung
vào đối tƣợng là những nhân cách con ngƣời cụ thể nhƣ: nhân cách ngƣời Hà Nội,
nhân cách nhà kinh doanh giỏi, nhân cách ngƣời cán bộ, sĩ quan, nhân cách Hồ Chí
Minh, nhân cách của hội thẩm nhân dân, nhân cách ngƣời cán bộ quân đội, nhân
cách ngƣời lãnh đạo, quản lý, nhân cách ngƣời cán bộ khoa học, nhân cách kiểm
toán viên nhà nƣớc, nhân cách ngƣời nông dân... Các nghiên cứu thuộc loại này về

Footer Page 23 of 126.

18


Header Page 24 of 126.

cơ bản đã làm rõ các đặc điểm, phẩm chất quan trọng, chủ yếu thuộc về nhân cách
của các đối tƣợng đƣợc đề cập đến nhƣ: bản lĩnh là phẩm chất cốt lõi của ngƣời cán
bộ quân đội, nhân tố đức và tài của ngƣời lãnh đạo quản lý, các chỉ số (hay các mặt)
cần thiết về trình độ trí tuệ, về kiến thức, kỹ năng, vế sức khỏe thể chất, về động cơ,
thái độ của một nhà kinh doanh giỏi,... [Xem 7, 9, 66, 68, 83, 84, 87, 92, 121...].
Thứ hai, cũng đề cập đến đối tƣợng nhân cách cụ thể, nhƣng là những đối
tƣợng khá đặc thù nên có không ít nghiên cứu đề cập đến nhân cách của học sinh,
sinh viên Việt Nam với những phân tích về thực trạng, nguyên nhân của sự phát
triển nhân cách đối tƣợng này, trên cơ sở đó đƣa ra những phƣơng hƣớng, biện pháp
giáo dục nhằm hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh, sinh viên Việt Nam.
Theo hƣớng nghiên cứu này, chủ yếu có các bài tạp chí quan tâm đến các vấn đề
nhƣ sự hình thành và phát triển của hệ thống động cơ (học tập, lao động, chọn nghề,

giao tiếp, động cơ thành đạt…); khả năng tự đánh giá; sự định hƣớng giá trị chung
và định hƣớng giá trị trong các hoạt động khác nhau; thái độ trƣớc những vấn đề xã
hội khác nhau cũng nhƣ đối với những hoạt động khác nhau; tinh thần trách nhiệm;
hứng thú; khả năng thích ứng xã hội [Xem 55, 56, 85...].
Thứ ba, có nhiều nghiên cứu về những yếu tố, những phẩm chất tâm lý quan
trọng, tích cực thuộc về nhân cách thông qua các biện pháp tác động tâm lý - giáo
dục. Các bài viết, các công trình nghiên cứu theo hƣớng này tập trung vào các vấn
đề nhƣ: hình thành động cơ nhân cách của hoạt động học tập; hình thành thái độ
tích cực trong học tập và đối với các vấn đề xã hội hiện nay; hình thành khả năng tự
đánh giá và đánh giá khách quan, phù hợp; giáo dục tinh thần trách nhiệm, giáo dục
hình thành kĩ năng sống; giáo dục hình thành khả năng sáng tạo, giáo dục tài năng,
nhân tài... [42].
Thứ tư, là các nghiên cứu về những nhân cách bệnh lí, nhân cách phát triển
lệch lạc, nhân cách đang trong quá trình suy thoái, phát hiện những nguyên nhân
sâu xa của sự lệch lạc để trên cơ sở đó có những biện pháp ngăn ngừa, trị liệu, giáo
dục, tƣ vấn nhằm góp phần tạo ra một xã hội với những con ngƣời phát triển lành
mạnh, hài hòa cả về thể chất lẫn tâm lý. Thuộc hƣớng nghiên cứu này, những vấn
đề đã đƣợc làm rõ là: đặc điểm nhân cách của ngƣời nghiện ma túy; đặc điểm nhân

Footer Page 24 of 126.

19


Header Page 25 of 126.

cách của gái mại dâm; ảnh hƣởng của nhóm bạn tiêu cực đến những hành vi lệch
chuẩn, hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên; những rối loạn hành vi và
những dấu hiệu của chúng [46]…
Cuối cùng là các nghiên cứu định lƣợng, lƣợng hóa các yếu tố nhân cách,

theo hƣớng này các công trình đã Việt hóa hoặc bƣớc đầu thích ứng một số phƣơng
pháp chuẩn hóa đo đạc, đánh giá nhân cách nhƣ: thích ứng Test sáng tạo; Test đánh
giá kĩ năng xã hội; Test định hƣớng giá trị nhân cách; Test đánh giá các mặt nhân
cách của Cattell 16 PF; Test phóng chiếu TAT…
Nhƣ vậy, những nghiên cứu về nhân cách con ngƣời Việt Nam dƣới góc độ
của tâm lý học chủ yếu hƣớng tới tiếp cận những đối tƣợng nhân cách cụ thể, với
những biện pháp tâm lý - giáo dục, với việc điều tra, lƣợng hóa các yếu tố và phẩm
chất cụ thể của các đối tƣợng nhân cách đó. Bên cạnh những nghiên cứu đã nêu thì
trong khi đề cập đến vai trò của các yếu tố cụ thể tác động đến quá trình hình thành
và phát triển nhân cách con người Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu tập trung
làm rõ điều này.
Trong đó, phải kể đến cuốn sách Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân
cách con người Việt Nam (năm 1997) của GS. Lê Thi, đây là kết quả tổng hợp từ đề
tài cấp nhà nƣớc KX-07-09. Cuốn sách đã giới thiệu những vấn đề cơ bản về gia
đình, quan điểm tiếp cận và khảo sát thực tiễn cuộc sống của gia đình Việt Nam
hiện nay kết hợp với việc nhìn lại lịch sử phát triển xã hội của dân tộc và gia đình
Việt Nam qua các thời đại để làm rõ yếu tố quan trọng là vai trò của gia đình trong
việc hình thành và xây dựng nhân cách con ngƣời Việt Nam [115].
Trình bày vai trò của việc xây dựng văn hóa gia đình cũng nhƣ gia đình văn
hóa trong sự hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời đặc biệt là thế hệ trẻ trong
đó có trẻ em, cuốn sách Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách
trẻ em của tác giả Lê Nhƣ Hoa (năm 2001) [36] lại đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn về văn hóa gia đình và gia đình văn hóa. Tác giả đã xem xét sự lệch
chuẩn văn hóa gia đình và suy thoái nhân cách của trẻ em, từ đó đƣa ra những đánh
giá về vai trò của văn hóa gia đình đối với sự hình thành nhân cách.

Footer Page 25 of 126.

20



×