Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu phát triển chương trình giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học Thái Nguyên (NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.75 KB, 106 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Mã số: ĐH2013-TN04-12
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Hoàng Lan

Thái Nguyên, 02/2017


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Mã số: ĐH2013-TN04-12

Xác nhận


của cơ quan chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài

TS. Nguyễn Thị Hoàng Lan

Thái Nguyên, 02/2017


iii
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
I. Thành viên thực hiện đề tài
- TS. Ngô Thị Lan Anh, Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên.
- ThS. Mai Thị Thúy Nga, Ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
- ThS. Thăng Văn Liêm, Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên.
- ThS. Vũ Thanh Huệ, Khoa Ngoại ngữ thuộc Đại học Thái Nguyên.
II. Đơn vị phối hợp thực hiện
- Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh


iv

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................. 4
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................. 4
5. Điểm mới của đề tài .......................................................................................... 5

6. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG ..................................... 6
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về giáo dục pháp luật trong các trường đại
học, cao đẳng ................................................................................................. 6
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 6
1.1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................... 6
1.1.3. Các chủ trương của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước về giáo dục
pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật trong nhà trường nói riêng ...... 9
1.2. Khái niệm, vai trò và mục đích của giáo dục pháp luật trong các trường
đại học, cao đẳng ......................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng ........... 10
1.2.2. Vai trò của giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng .......... 13
1.2.3. Mục đích của giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng.... 18
1.3. Đặc trưng, nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục pháp luật cho sinh
viên các trường đại học, cao đẳng ............................................................... 19
1.3.1. Những đặc trưng của giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại
học, cao đẳng ............................................................................................. 19
1.3.2. Nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục pháp luật cho sinh viên các
trường đại học, cao đẳng ........................................................................... 21
1.4. Tính tất yếu khách quan của giáo dục pháp luật trong các trường đại học,
cao đẳng....................................................................................................... 26


v

1.4.1. Cơ sở pháp lí của giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học,
cao đẳng..................................................................................................... 26
1.4.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng bắt
nguồn từ vị trí tối cao của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa ................................................................................................... 27
1.4.3. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng bắt
nguồn từ việc đề cao nhân tố con người ................................................... 28
1.4.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng bắt
nguồn từ mục tiêu giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện ........ 30
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 31
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
TRONG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY ..................... 33
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục pháp luật trong các
trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên ........................................... 33
2.1.1. Đặc điểm chung của các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên 33
2.1.2. Nhu cầu hiểu biết pháp luật của sinh viên Đại học Thái Nguyên ............. 38
2.1.3. Ý thức pháp luật của sinh viên Đại học Thái Nguyên .............................. 40
2.1.4. Tình hình thực hiện pháp luật của sinh viên Đại học Thái Nguyên.......... 42
2.1.5. Dư luận xã hội về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Đại học
Thái Nguyên .............................................................................................. 44
2.2. Công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường thành viên thuộc
Đại học Thái Nguyên .................................................................................. 46
2.2.1. Đánh giá chung về công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường
thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên .................................................... 46
2.2.2. Nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục pháp luật cho sinh viên các
trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên ......................................... 49
2.2.3. Những kết quả đạt và hạn chế trong công tác giáo dục pháp luật cho
sinh viên các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên ................... 51
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 57


vi

Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG GIÁO

DỤC PHÁP LUẬT TRONG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ........ 58
3.1. Một số phương hướng cơ bản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục pháp
luật cho sinh viên các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên........... 58
3.1.1. Tăng cường sự kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong công tác
giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường thành viên thuộc Đại học
Thái Nguyên .............................................................................................. 58
3.1.2. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các trường thành viên thuộc
Đại học Thái Nguyên trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật tới sinh viên ........................................................................................ 60
3.1.3. Giám sát việc thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên ......... 61
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp
luật cho sinh viên các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên........... 62
3.2.1. Đa dạng hóa, phối hợp nhiều hình thức, phương pháp giáo dục pháp
luật cho sinh viên các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên ..... 62
3.2.2. Hoàn thiện nội dung giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường thành
viên thuộc Đại học Thái Nguyên .............................................................. 64
3.2.3. Nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp
luật của các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên..................... 66
3.2.4. Sử dụng các phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên các trường thành viên thuôc
Đại học Thái Nguyên ................................................................................ 68
3.2.5. Nâng cao nhận thức của sinh viên đối với công tác giáo dục pháp luật ... 69
3.2.6. Đổi mới các hình thức kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác giáo
dục pháp luật của sinh viên các trường .................................................... 70
3.2.7. Tăng cường đầu tư cho công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các
trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên ......................................... 71
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 72


vii


Chƣơng 4. XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG THÀNH VIÊN THUỘC
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ......................................................... 74
4.1. Xây dựng khung chương trình môn học Giáo dục pháp luật trong các
trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên ........................................... 74
4.2. Xây dựng nội dung chương trình môn học Giáo dục pháp luật trong các
trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên ........................................... 74
4.2.1. Các mục tiêu cần đạt được khi xây dựng nội dung chương trình môn
học giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học Thái Nguyên .................... 74
4.2.2. Nội dung cụ thể chương trình giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học
Thái Nguyên .............................................................................................. 75
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 82
PHỤ LỤC


iii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI

STT

Ký hiệu bảng

1

Bảng 2.1

2


Bảng 2.2

3

Kết quả điều tra xã hội học về nhu cầu hiểu biết pháp
luật của sinh viên Đại học Thái Nguyên
Kết quả điều tra xã hội học về nhu cầu hiểu biết pháp
luật của sinh viên Đại học Thái Nguyên
Kết quả điều tra xã hội học về ý thức pháp luật của

Bảng 2.3

sinh viên Đại học Thái Nguyên
Kết quả điều tra xã hội học về mức độ hiểu biết pháp

4

Bảng 2.4

5

Bảng 2.5

6

Tên bảng

luật của sinh viên Đại học Thái Nguyên
Kết quả điều tra xã hội học về ý thức pháp luật của
sinh viên Đại học Thái Nguyên

Kết quả điều tra xã hội học về tình hình thực hiện

Bảng 2.6

pháp luật của sinh viên Đại học Thái Nguyên


iv
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển chương trình giáo dục pháp luật cho sinh
viên Đại học Thái Nguyên
- Mã số: ĐH2013-TN04-12
- Chủ nhiệm: TS Nguyễn Thị Hoàng Lan
- Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạm
- Thời gian thực hiện: Từ 01/2013 đến 12/2014
2. Mục tiêu
- Nghiên cứu tổng quan về công tác giáo dục pháp luật trong các trường đại
học, cao đẳng.
- Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục pháp luật trong các trường đại học
thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục pháp luật trong Đại học Thái Nguyên.
- Xây dựng khung chương trình, nội dung chương trình, phát triển chương trình
giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học Thái Nguyên.
3. Tính mới, tính sáng tạo
- Phổ biến, giáo dục pháp luật là một hoạt động quan trọng trong các trường đại

học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về công
tác giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học Thái Nguyên là chưa có. Đây chính là
điểm mới của đề tài.
- Trong đề tài này, nhóm tác giả kế thừa thành quả nghiên cứu trước đó về giáo
dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, từ đó soi chiếu vào công tác
giáo dục pháp luật tại địa bàn cụ thể là Đại học Thái Nguyên để chỉ ra các phương
hướng và giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của công tác này; đề xuất xây dựng
khung chương trình và Giáo trình môn học Pháp luật đại cương dùng chung cho các
trường thành viên trong toàn Đại học Thái Nguyên; phát triển chương trình giáo dục


v
pháp luật cho sinh viên Đại học Thái Nguyên cấp môn học, cấp bài học và hoạt động
ngoại khóa.
4. Kết quả nghiên cứu
Chương 1, đề tài đã chỉ ra cơ sở lý luận cơ bản về giáo dục pháp luật trong các
trường đại học, cao đẳng, đó là: khái niệm và vai trò của giáo dục pháp luật trong các
trường đại học, cao đẳng; đặc trưng, các hình thức và biện pháp giáo dục pháp luật cho
sinh viên các trường đại học, cao đẳng; sự cần thiết của giáo dục pháp luật trong các
trường đại học, cao đẳng.
Chương 2, đề tài đã chỉ ra thực trạng công tác giáo dục pháp luật trong các
trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên hiện nay. Trên cơ sở phân tích những
yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học Thái Nguyên;
đề tài đã đánh giá công tác giáo dục pháp luật trong các trường thành viên thuộc Đại
học Thái Nguyên, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế. Bên cạnh những kết quả đã đạt
được, công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường thành viên thuộc Đại học
Thái Nguyên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: đội ngũ giảng viên giảng
dạy pháp luật của một số trường còn thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chuyên môn;
các hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật chưa thực sự thu hút sinh viên, chưa
phát huy được tính chủ động, sáng tạo của sinh viên; các hoạt động ngoại khóa chưa

được tổ chức thường xuyên.
Chương 3, đề tài đã chỉ ra những phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ
bản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường thành
viên thuộc Đại học Thái Nguyên. Đề tài đã chỉ ra các giải pháp chính là:
- Hoàn thiện nội dung giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường thành viên
thuộc Đại học Thái Nguyên;
- Nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật của
các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên;
- Đa dạng hóa, phối hợp nhiều hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật cho
sinh viên các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên;
- Sử dụng các phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của sinh viên các trường thành viên thuôc Đại học Thái Nguyên;
- Nâng cao nhận thức của sinh viên đối với công tác giáo dục pháp luật;


vi
- Đổi mới các hình thức kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác giáo dục
pháp luật của sinh viên các trường;
- Tăng cường đầu tư cho công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường
thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.
Chương 4, đề tài đề xuất xây dựng khung chương trình và nội dung chương
trình giáo dục pháp luật trong Đại học Thái Nguyên.
5. Sản phẩm
5.1. Sản phẩm khoa học
- Có 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nƣớc
1. Nguyễn Thị Hoàng Lan (2015), “Một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao
hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học Thái
Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 141, số
11, Chuyên san khoa học xã hội - hành vi, tr. 161-165.
2. Nguyễn Thị Hoàng Lan (2015), “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích

cực để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Pháp luật đại cương trong các
trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 143, số 13/1, Chuyên san khoa học xã hội hành vi, tr. 17-21.
- Xuất bản 01 đề cƣơng bài giảng môn Pháp luật học tại Nhà xuất bản Đại
học Thái Nguyên
1. Nguyễn Thị Hoàng Lan (2013), Đề cương bài giảng "Pháp luật học", Nhà xuất
bản Đại học Thái Nguyên.
- Nghiệm thu 01 Giáo trình nội bộ "Hiến pháp và Định chế chính trị"
1. Nguyễn Thị Hoàng Lan (2014), Giáo trình nội bộ "Hiến pháp và Định chế
chính trị", đã nghiệm thu, xếp loại Tốt.
5.2. Sản phẩm đào tạo
- Có 06 Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
1. Bùi Thị Thu Hằng (2013), Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường thành
viên thuộc Đại học Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu xã hội hiện nay, Đề tài sinh
viên nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.


vii
2. Lê Thị Hồng, Lê Thị Ánh Hồng (2014), Tìm hiểu ý thức pháp luật của sinh viên
Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên, Đề tài sinh viên nghiên
cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
3. Đinh Thị Phương Dung (2014), Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm thuộc
Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Đề tài sinh viên nghiên cứu
khoa học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
4. Sùng A Hờ (2015), Tìm hiểu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng
bào dân tộc thiểu số ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, Đề tài sinh viên
nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
5. Nguyễn Thị Thùy, Hoàng Thị Mai (2017), Giáo dục pháp luật cho học sinh
trường THPT Nguyễn Huệ, tỉnh Thái Nguyên qua hoạt động ngoại khóa, Đề tài

sinh viên nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
6. Hoàng Ánh Tuyết (2017), Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học môn
Giáo dục công dân lớp 12 ở Trường THPT Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Đề tài
sinh viên nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
5.3. Sản phẩm khác
- Tham gia biên soạn 01 Đề cƣơng môn học Pháp luật đại cƣơng dùng chung
cho toàn Đại học Thái Nguyên
1. Quyết định số 353/QĐ-ĐHTN ngày 21/03/2014 của Giám đốc Đại học Thái
Nguyên về việc thành lập Ban soạn thảo Đề cương môn học Pháp luật đại cương .
2. Quyết định số 579/QĐ-ĐHTN ngày 12/5/2014 của Giám đốc Đại học Thái
Nguyên về việc ban hành Đề cương môn học Pháp luật đại cương.
6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của
kết quả nghiên cứu
- Công trình là tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy và học tập môn học Pháp luật đại cương trong các trường thành viên thuộc
Đại học Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần triển khai thực hiện Quyết định số
1928/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/11/2009 về "Nâng cao chất lượng
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" và Kế hoạch số 366/KH-


viii
BGDĐT ngày 28/6/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Đề án " "Nâng cao
chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" trong các trường
thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.
- Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu: cung cấp tài liệu tham khảo cho
giảng viên, học viên, sinh viên.

Ngày 26 tháng 03 năm 2017
Tổ chức chủ trì


Chủ nhiệm đề tài

TS. Nguyễn Thị Hoàng Lan


ix
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
- Project title: Research about developing legal education curricula for students
of Thai Nguyen University.
- Code number: ĐH2013-TN04-12
- Coordinator: Nguyen Thi Hoang Lan, Doctor in Law
- Implementing Institution: University of Education - Thai Nguyen University
- Duration: from January 2013 to November 2014
2. Objectives
- Overview of law education in universities and colleges
- Research on the status of legal education in member universities of Thai
Nguyen University.
- Proposed directions and basic solutions to improve the effectiveness of law
education in Thai Nguyen University.
- Develop curriculum framework, program content, develop legal education
program for Thai Nguyen University students.
3. Creativeness and innovativeness
- Dissemination and education of law is an important activity in universities,
colleges and professional secondary schools. However, research work on legal
education for Thai Nguyen University students is not available. This is the new point
of the topic.
- In this research, the group of authors inherits the results of previous researches
on legal education for students of universities and colleges, from which the screening

of law education in specific areas. Thai Nguyen University to show the basic
directions and solutions to improve the efficiency of this work; Proposed the
development of a general curriculum framework and curriculum for general law
subjects for member schools in Thai Nguyen University; Development of legal
education program for Thai Nguyen University students at the subject level, grade
level and extracurricular activities.
4. Research results
Chapter 1, the thesis has pointed out the basic rationale for legal education in


x
universities and colleges, namely: the concept and role of law education in universities
and colleges; Characteristics, forms and methods of legal education for students of
universities and colleges; The need for legal education in universities and colleges.
In chapter 2, the research has shown the current status of legal education in the
member schools of Thai Nguyen University today. Based on the analysis of the factors
affecting the legal education for Thai Nguyen University students; The subject has
evaluated the legal education in the member schools of Thai Nguyen University,
pointing out the advantages and disadvantages. In addition to the results achieved, the
legal education work for students of Thai Nguyen University's member schools still
has certain limitations such as lecturers teaching law at some universities Lack of
quantity, lack of professional guarantee; Forms, methods of legal education have not
really attracted students, not promote the initiative and creativity of students;
Extracurricular activities are not organized regularly.
In chapter 3, the research has indicated the direction and proposed some basic
solutions to improve the quality of law education for students of Thai Nguyen
University. The topic has shown the main solutions are:
- Completing the legal education content for students of Thai Nguyen
University's member schools;
- Improving the quality and quantity of lecturers teaching law of member schools

of Thai Nguyen University;
- Diversifying, combining many forms and methods of legal education for
students of Thai Nguyen University's member schools;
- To use the methods and forms of law education to promote the activeness,
initiative and creativity of students of Thai Nguyen University's member schools;
- Raise students' awareness of law education;
- Renew the forms of examination and evaluation of the quality of law education
of students of schools;
- Strengthen investment in law education for students of Thai Nguyen University.
In chapter 4, the research has proposed the framework program and contents
of legal education program in the member schools of Thai Nguyen University.


xi
5. Products
5.1. Scientific products
Two research papers on domestic science
1. Nguyen Thi Hoang Lan (2015), Some basic solutions to improve the
effectiveness of law dissemination and education for students of Thai Nguyen
University, Journal of Science and Technology, Thai Nguyen University, Vol.
141, No. 11, pp. 161-165, Social Sciences - Behavior.
2. Nguyen Thi Hoang Lan (2015), Applying some positive teaching methods to
improve the quality of general law teaching in member schools of Thai
Nguyen University, Journal of Science and Technology, Thai Nguyen
University, vol. 143, No. 13/1, pp. 17-21, Social sciences - behavior.
- Publishing 01 syllabus of lectures on law study at Thai Nguyen University
Publishing House
1. Nguyen Thi Hoang Lan (2013), Outline of the lecture "Law study", Thai
Nguyen University.
- Acceptance 01 Internal curriculum "Constitution and Political Institutions"

1. Nguyen Thi Hoang Lan (2014), Internal Curriculum "Constitution and
Political Institutions".
5.2. Training products
Six student-leveled research
1. Bui Thi Thu Hang (2013), Law education for students of Thai Nguyen
University's member schools meeting the current social requirements, Studentleveled research, University of Education - Thai Nguyen University.
2. Le Thi Hong, Le Thi Anh Hong (2014), Understanding the law consciousness
of students at Thai Nguyen University of Education, Student-leveled research,
University of Education - Thai Nguyen University.
3. Dinh Thi Phuong Dung (2014), Study on Factors Influencing the Law
Dissemination and Education for Students of Thai Nguyen University's Teacher
Training College in the Present Period, Student-leveled research, University of
Education - Thai Nguyen University.


xii
4. Sung A Ho (2015), Understanding the law dissemination and education for
ethnic minorities in Dien Bien Dong district, Dien Bien province, Studentleveled research, University of Education - Thai Nguyen University.
5. Nguyen Thi Thuy, Hoang Thi Mai (2017), Legal education for students of
Nguyen Hue High school, Thai Nguyen province through extra-curricular
activities, Student-leveled research, University of Education - Thai Nguyen
University.
6. Hoang Anh Tuyet (2017), Applying the Situational Approach in Teaching
Public Education to Grade 12 Students in Dong Hy High School, Thai Nguyen
Province, Student-leveled research, University of Education - Thai Nguyen
University.
5.3. Application products
- Participate in the preparation of Outline of General Law Course for the
whole Thai Nguyen University
1. Decision No.353/QĐ-ĐHTN dated 21/03/2014 of the Director of Thai Nguyen

University on the establishment of the General Law Subjects Drafting Board.
2. Decision No.579/QĐ-ĐHTN dated 12/5/2014 of the Director of Thai Nguyen
University on the issuance of the Outline of General Law Subjects.
6. Transfer method, application address, impact and benefits of research results
- The work is a document serving the research work, contributing to improving
the quality of teaching and learning the general law subjects in the member schools of
Thai Nguyen University.
- Research results of the project will contribute to the implementation of the
Prime Minister's Decision No.192/ QĐ-TTg dated 20/11/2009 on "Improving the
quality of law dissemination and education in And the Plan No.366/KH-BGDĐT dated
28/6/2010 of the Ministry of Education and Training on the implementation of the
project "Improving the quality of law dissemination and education in schools" in
Member schools of Thai Nguyen University.
- Method of transferring research results: providing reference materials for
lecturers, learners and students.


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của
ngành Giáo dục. Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa hiện nay, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật càng trở nên quan trọng,
nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và
hành vi chấp hành pháp luật, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có
nhiều chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật tạo cơ sở chính trị, pháp lý cho
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Giáo dục. Báo cáo chính trị của
Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc khóa X nêu rõ:

“Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp
luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật
được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng…”. Luật phổ
biến, giáo dục pháp luật năm 2012 đã xác định: “Giáo dục pháp luật trong nhà
trường nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện, góp phần hình thành và bồi dưỡng ý thức công dân, sống
và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực
trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay
bắt nguồn từ những đòi hỏi khách quan, thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa
việc đề cao vai trò của pháp luật với vị trí của học sinh, sinh viên - những chủ
nhân tương lai của đất nước.
Điều 2 - Luật Giáo dục năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng


2

và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy ngành Giáo dục nói chung và các trường đại học,
cao đẳng nói riêng có trọng trách lớn lao đối với sự phát triển toàn diện con
người Việt Nam, trong đó có việc hình thành ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý
trong nhân dân. Hoạt động giáo dục pháp luật là một hoạt động cụ thể gắn bó
hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Giáo dục pháp luật tốt không chỉ góp
phần ổn định hoạt động của ngành mà còn góp phần trực tiếp nâng cao chất
lượng sản phẩm giáo dục. Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng cần

được tăng cường thường xuyên, liên tục, ở tầm cao hơn nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho đất nước. Nguồn nhân lực này nếu chỉ được đào tạo
về chuyên môn thôi thì chưa đủ. Vì vậy, đi đôi với kiến thức chuyên môn nghề
nghiệp, họ phải hiểu biết kiến thức pháp luật phổ thông như mọi công dân khác,
đồng thời cần phải có thêm kiến thức về pháp luật chuyên ngành để có thể hiểu
và làm đúng pháp luật trong lĩnh vực mà họ công tác.
Học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng là lớp người tiến
bộ, được tiếp thu có hệ thống những tri thức tinh túy của nhân loại nói chung và
của dân tộc, đất nước nói riêng. Họ là những người có khả năng sáng tạo tích
cực, nhạy bén, năng động trong học tập, nghiên cứu, ứng dụng cũng như trong
các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên chưa đầy
đủ, toàn diện, sâu sắc. Sự hiểu biết pháp luật của học sinh, sinh viên mới đang
từng bước được hình thành, bồi dưỡng và làm sâu sắc thêm qua quá trình học
tập và sinh hoạt dưới sự tác động ảnh hưởng của gia đình, nhà trường và xã hội.
Thực tế cho thấy, vẫn còn tồn tại một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết
về pháp luật, xuống cấp về đạo đức, có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm tệ
nạn xã hội, thậm chí phạm tội hình sự. Do đó cần phải đẩy mạnh công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng.
Trong Quyết định số 1928/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
20/11/2009 Phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục


3

pháp luật trong nhà trường” đã xác định nhiệm vụ đối với giáo dục đại học, cao
đẳng là: “Tổ chức dạy và học các kiến thức pháp luật cơ bản cho sinh viên của
tất cả các ngành đào tạo cao đẳng, đại học; bảo đảm cho học sinh, sinh viên đại
học, cao đẳng ra trường nắm được lý luận cơ bản về pháp luật để có thể tự tìm
hiểu các ngành luật cần thiết”. Trong Quyết định cũng đưa ra giải pháp để thực
hiện nhiệm vụ trên là: “Xây dựng, ban hành các văn bản quy định về chương

trình môn học Pháp luật đại cương thống nhất để đưa các kiến thức pháp luật
cơ bản, đại cương vào nội dung chương trình của tất cả các ngành đào tạo từ
năm học 2009 - 2010; nghiên cứu đưa nội dung pháp luật vào giảng dạy ở các
ngành cụ thể”.
Thực hiện Quyết định trên của Thủ tướng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng
đã ban hành Quyết định số 1274/QĐ-BGDĐT ngày 5/4/2010 “Về việc thành lập
Ban Điều hành Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật trong nhà trường” và Kế hoạch số 366/KH-BGDĐT ngày 28/6/2010 về
Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trong nhà trường”.
Ngày 20/6/2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa 13, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Trong Luật phổ biến, giáo dục pháp luật có mục
về Giáo dục pháp luât trong nhà trường, trong đó yêu cầu “Hoạt động giáo dục
pháp luật được thực hiện đối với người học ở các cấp học và trình độ đào tạo”
và “Nhà trường có trách nhiệm đưa nội dung kiến thức pháp luật vào chương
trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu, ngành nghề và trình độ đào tạo”.
Vì vậy, nghiên cứu phát triển chương trình giáo dục pháp luật trong các
trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên hiện nay là một việc làm cần
thiết, góp phần triển khai tổ chức thực hiện Đề án 1928/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong


4

nhà trường” và Kế hoạch số 366/KH-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực
hiện Đề án 1928.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của công tác giáo dục pháp luật cho sinh

viên các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên, đề tài đưa ra một số
phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục
pháp luật cho sinh viên; đề xuất chương trình giáo dục pháp luật cho sinh viên
các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Làm rõ vị trí, vai trò, mục đích của công tác giáo dục pháp luật cho sinh
viên các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.
- Nghiên cứu thực trạng của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các
trường thành viên thuộc Đại hoc Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng công tác
giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.
- Đề xuất khung chương trình, nội dung chương trình môn học Pháp luật
đại cương trong các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác giáo dục pháp luật cho sinh
viên trong các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về công tác giáo dục pháp luật trong các trường thành
viên thuộc Đại học Thái Nguyên.
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các trường thành
viên thuộc Đại học Thái Nguyên.
- Về thời gian: Từ năm 2009 đến nay.


5

4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về giáo
dục pháp luật.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử - lôgic.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp tra cứu thông tin.
- Phương pháp chuyên gia,
5. Điểm mới của đề tài
- Tổng quan một cách hệ thống cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật trong
nhà trường nói chung và các trường đại học, cao đẳng nói riêng;
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên
các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên;
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng công tác
giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.
- Đề xuất khung chương trình, nội dung chương trình môn học Pháp luật
đại cương trong các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, đề tài gồm 4 chương
và 10 tiết.


6

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về giáo dục pháp luật trong các trƣờng đại
học, cao đẳng
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu trên thế giới
Giáo dục pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học pháp
lý, là nội dung quan trọng của lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Giáo dục
pháp luật được xem như là một biện pháp có tầm quan trọng đặc biệt để nâng
cao ý thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân, nhằm phát huy vai trò và hiệu
quả của pháp luật trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, đây là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu theo những
góc độ khác nhau.
Ở nước ngoài, nhiều nhà khoa học đã chọn đề tài về giáo dục pháp luật để
viết Luận án Phó tiến sĩ, có thể kể đến những công trình sau:
- Luận án Phó tiến sĩ khoa học Luật học “Ý thức pháp luật và giáo dục
pháp luật ở Việt Nam” của Nguyễn Đình Lộc (Bảo vệ ở Liên Xô năm 1977)
- Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học “Giáo dục ý thức pháp luật trong
việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” của Trần Ngọc Đường (Bảo vệ ở Liên
Xô năm 1989).
1.1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
Giáo dục pháp luật là một vấn đề được nhiều nhà khoa học ở Việt Nam
quan tâm, nghiên cứu. Có thể kể đến những công trình sau:
* Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp: “Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới”, 1994.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Sở Tư pháp Hà Nội: “Nâng cao
chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật”, 1996.


7

- Đề tài trong chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX -07:

“Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo luật pháp”, 1998.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu khoa học pháp
lý - Bộ Tư pháp: “Tìm kiếm mô hình phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả
trong một số dân tộc ít người”, 2000.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Khoa Nhà nước và pháp luật Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: “Đổi mới giáo dục pháp luật trong
hệ thống các trường chính trị ở nước ta hiện nay”, 1999.
* Các luận án Tiến sĩ, luận văn thạc sĩ:
- “Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà
nước hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học của Lê Đình Kiên, 1993.
- “Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp - hình thức đặc thù của giáo
dục pháp luật”, Luận án Phó tiến sĩ Luật học của Dương Thanh Mai, 1996.
- “Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta”, Luận văn thạc sĩ
Luật học của Hồ Quốc Dũng, 1997.
- “Nâng cao ý thức pháp luật của bộ đội phòng không - không quân ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Phương
Đông, 1998.
- “Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa và giáo dục pháp luật cho nhân dân
lao động ở Việt Nam”, Luận án Phó tiến sĩ Luật học của Nguyễn Đình Lộc, 1999.
- “Đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta
hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Ngọc Hoàng, 2000.
- “Giáo dục pháp luật cho cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Đắc Lắc hiện
nay”, Luận văn thạc sĩ luật học của Đỗ Văn Dương, 2002.
- “Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ luật học của Trần Văn Trầm, 2002.
- “Giáo dục pháp luật cho nông dân tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện
nay”, Luận văn thạc sĩ luật học của Hoàng Trung Thành, 2004.


8


- “Thực hiện chương trình giáo dục pháp luật cho cán bộ chính quyền cấp
xã ở các trường chính trị tỉnh”, Luận văn thạc sĩ Luật học của Ngô Quốc Dụng, 2005.
- “Các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông tại thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục của Nguyễn Khắc
Hùng, 2008.
* Các sách, bài viết tham khảo:
- Đào Trí Úc (chủ biên), “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật”, NXB
Tư pháp, 1995.
- Lê Minh Tâm, “Xác định mục tiêu yêu cầu và nội dung chương trình
giáo dục pháp luật trong các trường chuyên nghiệp không chuyên luật”, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học “Giáo dục pháp luật trong nhà trường”, 1995.
- Trần Ngọc Đường - Dương Thị Thanh Mai, “Bàn về giáo dục pháp
luật”, NXB Chính trị Quốc gia, 1995.
- Bộ Tư pháp, Nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, NXB Thanh niên, 1998.
- Bộ Tư pháp, Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật,
Dự án VIE 1981001, “Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam”, 2002.
- Nguyễn Đặng Đình Lực, “Giáo dục pháp luật trong nhà trường”, NXB
Giáo dục, 2005.
- Bộ Tư pháp - Vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, “Kết quả khảo sát
thực tế công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong những năm qua”, 2007.
- Bộ Tư pháp - Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề xây dựng Luật
phổ biến, giáo dục pháp luật, 2010.
- Hoàng Thị Kim Quế, “Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở
nước ta hiện nay”, Tạp chí Luật học, 2011.
Những công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có ý nghĩa rất quan
trọng đối với quá trình thực hiện đề tài này, góp phần cung cấp một số tư liệu và
cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên



×