Lớp 5D
2017
Năm học: 2016 -
TUẦN 30
Thứ ba ngày 11 tháng 4 năm 2017
Ngày soạn :08/ 4 /2017
Ngày giảng:11/4/2017
Buổi chiều:
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH
Tiết 1 – Luyện toán:
I. Mục tiêu:
So sánh các số đo diện tích và thể tích.
Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích, tính thể tích các hình đã học.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài mới:
GV hướng dẫn học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, GV có thể cho HS viết
vào vở hoặc đọc kết quả; có thể yêu cầu HS giải thích cách làm ( không yêu cầu
viết phần giải thích vào bài làm). Kết quả là:
a) 8m2 5dm2 =8,05m
b) 7m3 5dm3 =7,005m
8m2 5dm2 < 8,5 m2
7m3 5dm3 < 7,5m3
8m2 5dm2
7m3 5dm3
Bài 2: Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán. Chẳng hạn:
Bài giải
Chiều rộngcủa thửa ruộng là:
150 x 2/3 = 100 ( m)
Diện tích của thửa ruộng là:
150 x 100 = 15 000(m2 )
15 000m2 gấp 100m2 số lần là:
15 000: 100= 150(lần)
Số tấn thóc thu được trên thưả ruộng đó là:
60 x150 =9000(kg)
9000kg =9 tấn
Đáp số:9 tấn
Bài 3: GV cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán. Chẳng hạn:
Bài giải
Thể tích của bể nước là:
4 x3 x2,5 =30(m3)
Thể tích của phần bể có chứa nước là
30 x 80 : 100 = 24(m3)
a) Số lít nước chứa trong bể là:
24m3 = 24 000 dm3 =24 000 l
1
Lớp 5D
2017
Năm học: 2016 b) Diện tích đáy của bể là:
4 x 3 = 12 (m2)
Chiều cao của mức nước chứa trong bể là:
24 :12 = 2 (m)
Đáp số: a) 24 000 l ; b) 2m.
3. Củng cố, dặn dò
- HS Nhắc cách tính thể tích hình hộp chữ nhật
- Làm tiếp các bài tập
- Bài sau: Ôn đo thời gian.
Tiết 2- Mỹ Thuật: TẬP TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung ý nghĩa của báo tường; Biết cách tập trang trí báo tường
- Tập trang trí được đầu báo tường của lớp đơn giản
II. Đồ dùng dạy học
- Sưu tầm một số đầu báo ( báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Hoa học trò, Nhi
đồng,...)
- Một số đầu báo tường của lớp hoặc của trường.
- Bài vẽ của HS lớp trước.
III. Các hoạt động dạy-học :
1. Bài cũ:
Chấm một số bài nặn tiết trước của HS.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số đầu báo và gợi ý để HS quan sát, nhận thấy:
+ Tờ báo nào cũng có: đầu báo và thân báo ( nội dung gồm các bài báo, hình
vẽ, tranh ảnh minh hoạ,...)
+ Báo tường: Báo của mỗi đơn vị như: Bộ đội, trường học,...
- GV giới thiệu một số đầu báo và gợi ý để HS tìm ra các yếu tố của đầu báo:
* Tên tờ báo: là thành phần chính, chữ to, nỗi bật. Vớ dụ: Thi đua, Học tập,
Nhớ ơn Bác Hồ,... Có thể là chữ in hoa hay chữ thường, màu sắc tươi sáng, nỗi bật.
* Chủ đề của tờ báo: cỡ chữ nhỏ hơn tên báo. Ví dụ: Chào mừng ngày 20
-11, chào mừng 155 ngày sinh của Bác Hồ kính yêu,...
* Tên đơn vị sắp ở vị trí phù hợp, nhỏ hơn tên báo. Ví dụ: Lớp 5E, Trường
Lê Ngọc Hân,...
+ Hình minh hoạ: Hình trang trí, cờ, hoa, biểu trưng,...
- GV yêu cầu một số HS phát biểu chọn chủ đề báo, tên tờ báo, kiểu chữ, hình
minh hoạ.
Hoạt động 2: Cách trang trí đầu báo tường
+ Vẽ phác các mảng chữ , hình minh hoạ sao cho có mảng lớn, mảng nhỏ và
cân đối.
+ Kẽ chữ và vẽ tập trang trí.
2
Lớp 5D
Năm học: 2016 2017
+ Vẽ màu tươi sáng, rõ và phự hợp với nội dung,
- GV gới thiệu cho HS quan sát một số bài trang trí đầu báo của các bạn lớp
trước để các em tự tin hơn.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV có thể tổ chức cho HS thực hành sau:
+ Làm bài cá nhân
- GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, động viện HS làm bài.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài để nhận xét, đánh giá về:
+ Bố cục ( rõ nội dung).
+ Chữ
+ Hình minh hoạ ( Phù hợp và sinh động).
+ Màu sắc ( tươi sáng, hấp dẫn).
- GV gợi ý HS xếp loại theo cảm nhận riêng ( Khi nhận xét, xếp loại, HS cần
nêu ly do vì sao đẹp, chưa đẹp).
- GV tổng kết, nhận xét chung về tiết học.
3. Củng cố, dặn dò
Sưu tầm tranh ảnh về đề tài ước mơ của em của các bạn lớp trước
Tiết 3-LTVC:
MRVT: NAM VÀ NỮ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ
- Biết và hiểu được nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ
III - Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
Hai HS làm bài tập 2,3 của tiết LTVC (Ôn tập về dấu câu)
2. Dạy bài mới
Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu BT1.
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, suy nghĩ, trả lời lần lượt từng câu hỏi a-b-c.
Với câu hỏi c, các em cần sử dụng từ điển (hoặc một vài trang phô tô) để giải nghĩa
từ chỉ phẩm chất mình lựa chọn.
- GV tổ chức cho HS cả lớp phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận lần lượt theo từng
câu hỏi.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Nhắc Hs cần có quan điểm đúng về quyền bình đẳng nam
nữ; có ý thức rèn luyện những phẩm chất quan trọng của giới mình.
3