Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của các hộ gia đình bắc trung bộ và duyên hải miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.42 KB, 68 trang )

MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. ........................................................................................ 1
1.1.

Lý do chọn đề tài: ............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................... 4

1.4.

Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................. 4

1.5.

Kết cấu luận văn: .............................................................................................. 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ L‎Ý THUYẾT. ........................................................................... 6
2.1

Các định nghĩa: ................................................................................................. 6



2.1.1 Chăm sóc sức khỏe: .......................................................................................... 6
2.1.2 Chi phí y tế:....................................................................................................... 6
2.1.3 Chi tiêu y tế: ...................................................................................................... 6
2.1.4 Chi tiêu của Hộ gia đình cho y tế: .................................................................... 7
2.2

Lý thuyết Grossman: ......................................................................................... 7

2.2.1.1. Mô hình Grossman: ..................................................................................... 7
2.2.1.2. Cầu sức khỏe và dịch vụ y tế: .................................................................... 11
2.3

Các nghiên cứu liên quan:............................................................................... 12

2.5.1 Các nghiên cứu ngoài nước: ........................................................................... 12
2.5.2 Các nghiên cứu trong nước: ............................................................................ 22
2.5.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu chi tiêu y tế hộ gia đình: ................................... 23
CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. ............................. 27
3.1

Các mô hình nghiên cứu lý thuyết: ................................................................. 27

3.2

Mô hình và dữ liệu nghiên cứu: ...................................................................... 28

3.2.1 Mô hình kinh tế lượng của nghiên cứu: .......................................................... 28



3.2.2 Các yếu tốảnh hưởng đến chi tiêu y tế của các hộ gia đình Bắc Trung bộ
và Duyên hải miền Trung: ......................................................................................... 29
3.2.2.1. Chi tiêu y tế (Biến phụ thuộc): .................................................................. 29
3.2.2.2. Chi tiêu giáo dục của các hộ: ..................................................................... 29
3.2.2.3. Chi tiêu bình quân của hộ gia đình: ........................................................... 29
3.2.2.4. Chi tiêu thực phẩm bình quân: ................................................................... 30
3.2.2.1. Tuổi của chủ hộ: ........................................................................................ 30
3.2.2.5. Giới tính của chủ hộ:.................................................................................. 30
3.2.2.6. Trình độ học vấn của chủ hộ: .................................................................... 31
3.2.2.2. Dân tộc của chủ hộ: ................................................................................... 31
3.2.2.3. Quy mô hộ gia đình: .................................................................................. 31
3.2.2.4. Nơi sinh sống của hộ gia đình: .................................................................. 32
3.2.2.5. Giới tính của trẻ: ........................................................................................ 32
3.2.3 Dữ liệu nghiên cứu: ........................................................................................ 32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. ................................................................ 35
4.1

Tổng quan về ngành y tế Việt Nam: ............................................................... 35

4.2

Mô tả đặc điểm hộ gia đình trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền

Trung dựa vào nguồn dữ liệu VHLSS 2010: ............................................................. 36
4.2.1 Trình độ học vấn của chủ hộ:.......................................................................... 36
4.2.2 Tuổi của chủ hộ: ............................................................................................. 36
4.2.3 Quy mô hộ gia đình: ....................................................................................... 37
4.3

Tổng quan về chi tiêu y tế của các hộ gia đình:.............................................. 37


4.3.1 Chi tiêu bình quân hộ gia đình: ....................................................................... 37
4.3.2 Chi tiêu y tế: .................................................................................................... 37
4.3.3 Chi tiêu thực phẩm bình quân: ........................................................................ 38
4.3.4 Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình: .................................................................. 38
4.3.5 Chi tiêu y tế phân theo giới tính của chủ hộ: .................................................. 39
4.3.6 Chi tiêu y tế phân theo dân tộc của chủ hộ: .................................................... 39
4.3.7 Chi tiêu y tế phân theo nơi sinh sống của hộ gia đình: ................................... 40


4.4

Kết quả định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế: .......................... 41

4.4.1 Các bước kiểm định và hồi quy: ..................................................................... 41
4.4.2 Giải thích kết quả của mô hình hồi quy: ......................................................... 44
4.4.2.1. Chi tiêu bình quân hộ gia đình: .................................................................. 44
4.4.2.2. Chi tiêu giáo dục:........................................................................................ 44
4.4.2.3. Dân tộc của chủ hộ: .................................................................................... 45
4.4.2.4. Giới tính của chủ hộ: .................................................................................. 45
4.4.2.5. Tuổi của chủ hộ: ......................................................................................... 45
4.4.2.6. Quy mô hộ gia đình: ................................................................................... 45
4.4.2.7. Giới tính trẻ: ............................................................................................... 46
4.4.2.8. Nơi sinh sống của hộ gia đình: ................................................................... 46
CHƯƠNG 5:HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ. .......................................... 47
5.1

Hàm ý chính sách:........................................................................................... 47

5.2


Kiến nghị:........................................................................................................ 48

5.3

Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu mới:........................................... 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 53
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 59


DANH MỤCBẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tóm tắt đặc điểm các biến trong mô hình nghiên cứu và kỳ vọng dấu. ... 25
Bảng 3.1: Thông tin nguồn dữ liệu được trích lọc cho miền Bắc Trung bộ và
Duyên hải miền Trung. .............................................................................................. 33
Bảng 4.1: Trình độ học vấn của chủ hộ (đơn vị tính: lớp). ....................................... 36
Bảng 4.2: Tuổi của chủ hộ (đơn vị tính: năm). .......................................................... 36
Bảng 4.3: Quy mô hộ gia đình (đơn vị tính: người). ................................................. 37
Bảng 4.4: Chi tiêu bình quân hộ gia đình (đơn vị tính: 1.000 đồng). ........................ 37
Bảng 4.5: Chi tiêu cho y tế (đơn vị tính: 1.000 đồng). .............................................. 37
Bảng 4.6: Chi tiêu thực phẩm bình quân của hộ (đơn vị tính: 1.000 đồng). ............. 38
Bảng 4.7: Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình (đơn vị tính: 1.000 đồng). ................... 38
Bảng 4.8: Chi tiêu trung bình cho y tế phân theo giới tính chủ hộ (đơn vị tính
1.000 đồng). ............................................................................................................... 39
Bảng 4.9: Chi tiêu cho y tế phân theo dân tộc của chủ hộ (đơn vị tính 1.000
đồng). ......................................................................................................................... 40
Bảng 4.10: Chi tiêu cho y tế phân theo khu vực sống của hộ gia đình (đơn vị tính
1.000 đồng). ............................................................................................................... 40
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình. ........................................................................ 42
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình sau khi hiệu chỉnh........................................... 43



DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của các hộ
gia đình. ..................................................................................................................... 15
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của các hộ
gia đình ở Việt Nam. .................................................................................................. 17
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của các hộ
gia đình. ..................................................................................................................... 19
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc điểm hộ với chi tiêu y tế
của hộ gia đình. .......................................................................................................... 21
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu c ủa đề tài: các yếu t ố ảnh hưởng đến chi tiêu y t ế
của các Hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung . .................................. 25


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.
1.1.

Lý do chọn đề tài:

Sức khỏe là một khía cạnh của hạnh phúc , là một thành phần quan trọng của vốn
con người.Báo cáo của Ngân hàng thế giới World Bank (năm 1993) cũng đã đề cập
rằng phát triển kinh tế (phát triển giảm nghèo ngoạn mục ) và giáo dục là tâm điểm
để có sức khỏe tốt….
Trên thế giới, không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà ở mọi thời đại,y tế luôn
giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển xã hội, giảm nghèo đói và là
nhân tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cũng như các quốc gia
khác đều xem y tế là quốc sách hàng đầu và luôn dành sự đầu tư đặc biệt cho sự

nghiệp phát triển y tế. Đối với cá nhân thì với nền tảng sức khỏe tốt sẽ tạo ra lợi thế
cho cá nhân ở nhiều mặt trong cuộc sống như là tăng các cơ hội trong cuộc sống ,
tăng năng suất lao động, tăng khả năng giao tiếp , tăng khả năng tiếp cận với công
nghệ và là yếu tố ảnh hưởng đến mức thu nhập càng lúc càng cao hơn.
Nền kinh tế đất nước ta đang ngày càng phát triển,bên cạnh đó là chất lượng
cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Mức thu nhập của nhân dân
đang ngày càng gia tăng . Đánh giá mức sống của người dân, trước tiên cần đánh giá
các nhu cầu thiết yếu nhất của đời sống như ăn,mặc, giáo dục, y tế, nơi sinh sống….
Trong đó, chi tiêu cho y tế là một trong những chi tiêu đặc biệt của hộ gia đình vì nó
không mang lại lợi ích ở hiện tại và cho chính bản thân hộ nhưng lại có tác dụng
trong tương lai. Khi mức sống của người dân tăng lên thì hộ gia đình không còn
phải lo lắng việcăn no mặc ấm mà họ sẽ hướng đến ăn ngon mặc đẹp và những lợi
ích cao hơn là lo cho con cháu của họ . Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hộ gia
đình càng quan tâm đến chất lượng chăm sóc sức khỏe của con em mình thì họ càng
chi tiêu cho nó nhiều hơn, và xem đó như một khoản đầu tư mang lại lợi ích trong
tương lai. Với nguồn thu nhập nhất định, hộ gia đình cũng phải cân nhắc xem nên
chi tiêu như thế nào cho các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, bên cạnh việc chi
tiêu y tếcho con em sao cho phù hợp với các điều kiện và đặc điểm kinh tế-xã hội
của từng hộ gia đình.


2

Trong những năm gần đây đất nước ta luôn chú trọng việc nâng cao mức sống
của người dân. Thể hiện qua việc cố gắng cải cách chính sách tiền lương nhằm đáp
ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với nền kinh tế đang phát triển nhanh. Theo số liệu
thống kê từ Bộ Nội vụ, từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu chung cho người
lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp đã được điều chỉnh 8 lần từ 210,000
đồng/tháng (năm 2001) lên đến 1,050,000 đồng/tháng (năm 2012), với mức tăng
gần 5 lần. Và hiện nay đến năm


2015, mức lương đã được tăng lên : vùng 1 là

3,100,000 VND, vùng 2 là 2,750,000 VND, vùng 3 là 2,400,000 VND và vùng 4 là
2,150,000 VND(Nguồn: Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng số
103/2014/NĐ-CP). Việc tăng lương trong khu vực hành chính sự nghiệp đã có tác
động lớn đến thu nhập toàn xã hội . Nhưng liệu việc tăng lương, tăng chi tiêu này có
làm người dân tăng chi tiêu cho y tế không và tỷ lệ tăng này so với tăng chi tiêu ra
sao?
Trước năm 1986, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch hóa.
Chính sách Đổi Mới năm 1986xác định mô hình kinh tế Việt Nam là "Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng
các ngành kinh tế then chốt,mũi nhọn vẫn dưới sự điều hành của Nhà Nước. Sau
năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ
tăng trưởng kinh tế trung bình là khoảng 9% hàng năm từ năm 1993 đến 1997, đặc
biệt là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam năm 1994. Tăng
trưởng GDP8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế tại Châu Á, và tăng lên đến 4,8% năm 1999. Đến năm
2010, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khủng hoảng . Hiện nay, Chính
phủ Việt Nam vẫn đang tiếp tục nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính
sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới nền kinh tế và tạo ra các
ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn.
Riêng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích tự nhiên
90.790 km2, chiếm 28% diện tích tự nhiên cả nước và chia làm hai tiểu vùng là:
vùng Bắc Trung bộ gồm sáu tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,


3

Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, và Duyên hải miền Trung gồm tám tỉnh: Đà Nẵng,

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận. Dân số theo thống kê năm 2012 là 10,09 triệu người, chiếm 11,39%số dân
cả nước (Nguồn Tổng Cục Thống kê). Kinh tế vùng này những năm qua chủ yếu
dựa vào khai thác lâm nghiệp, thủy sản, hải sản và nông nghiệp, nhưng điều kiện tự
nhiên lại không được thuận lợi. Với địa hình là dải đất hẹp nhấtViệt Nam và được
tạo bởi các vùng núi cao cùng dãy Trường Sơn ở phía tây, và vớicác sườn bờ biển ở
phía đông đã tạo nên những con sông ngắn và có độ dốc cao. Thêm vào đó, đa số
các cơn bão đi vào nước ta hàng năm đều tập trung hầu hết ở vùng này đã tạo nên
những cơn lũ quét không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của
người dân mà còn tàn phá cáccơ sở hạ tầng làm cho cuộc sống của người dân sau
những cơn bão trở nên khánh kiệt, khốn cùng . Cùng với đó là nạn chặt phá rừng,
đốt rừng, đốt rẫy bừa bãi và đánh bắt thủy hải sản không có quy hoạch nên cho dù
có tài nguyên thiên nhiên thì cuộc sống của người dân vùng này đa số vẫn còn nhiều
khó khăn, trừ một số thành phố lớn trong khu vực.
Cho nên có phải vì cuộc sống khó khăn mà người dân vùng Bắc Trung bộ và
Duyên hải miền Trung chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe nhiều hơn hay ít hơn các
vùng khác và tỷ lệ chi tiêuy tế so với các chi tiêu khác như thực phẩm, giáo dục thì
như thế nào?Sự quan tâm của hộ về chăm sóc y tế cho trẻ có thể được đại diện
bởimức chi tiêu y tế cho con em trong hộ gia đình. Các yếu tố kinh tế-xã hội của hộ
gia đình ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu y tế là một vấn đề cần quan tâm xem xét
và phân tích , từ đó kỳ vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho những nhà hoạch
định chính sách y tế nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng y tế. Đề tài nghiên cứu:
“Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên
hải miền Trung” nhằm góp phần làm rõ vấn đề trên.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài làm rõ mối quan hệ giữa chi tiêu bình quân , chi tiêu thực phẩm , tuổi và
giới tính chủ hộ, bảo hiểm y tế, khu vực sinh sống… có tác động như thế nàođến chi

tiêu cho y tế của hộ gia đình miền Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung .


4

Mục tiêu chính của đề tài là xác định các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
chi tiêu cho y tế của các hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trungdựa
trên cơ sở phân tích thống kê và định lượng số liệu từ bộ dữ liệu điều tra mức sống
hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2010 của Tổng Cục Thống kê. Để đạt được
mục tiêu này, đề tài tập trunggiải quyết cho các vấn đề sau:
1. Xác định các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến mức chi tiêu cho y tế
của các hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.
2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế – xã hộiđến mức chi tiêu cho y
tế của các hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.
3. Đưa ra các hàm ý quản trị.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.3.

Đối tượng khảo sát : các hộ gia đìnhvùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
Trung.
Đối tượng nghiên cứu: chi tiêu y tế.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong phạm vi thời gian, không
gian như sau:
 Về thời gian: nghiên cứu mức chi tiêu cho y tế trong năm 2009 theo bộ
dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đìnhViệt Nam năm 2010 (VHLSS
2010).
 Về không gian: Trong khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
Trung(nông thôn; thành thị).
1.4.


Phương pháp nghiên cứu:

Cơ sở dữ liệu: đề tài sử dụng nguồn số liệu chính là dữ liệu thứ cấp từ cuộc
khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010 của Tổng Cục Thống kê và
nguồn dữ liệu được thu thập từ Tổng Cục Thống kê.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp chính sau:
i. Phương pháp thống kê mô tả: dùng để xử lý, phân tích, tổng hợp các dữ liệu
và đưa ra những nhận xét cơ bản.


5

ii. Phương pháp phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
xác định các yếu tố tác động đến mức chi tiêu cho y tế của các hộ gia
đình.
1.5.

Kết cấu luận văn:

Luận văn này gồm có các chương như sau:
-

Chương 1:Giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu , phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu luận
văn.

-

Chương 2:Cơ sở lý thuyết và thực tế sẽ giới thiệu về cơ sở lý luận làm nền

tảng cho luận văn và tóm tắt các bài nghiên cứu liên quan.

-

Chương 3:Phương pháp và mô hình sẽ trình bày các mô hình kinh tế, sự lựa
chọn mô hình của tác giả cho đề tài này, trình bày cơ sở dữ liệu và phân tích
để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế của các hộ gia đình
vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu sẽ trình bày kết quả chạy mô hình, phân tích
kết quả và kiểm định.

-

Chương 5:Hàm ý chính sách và kiến nghị. Nội dung chương này sẽ tóm lược
lại những kết quả nổi bật của luận văn và đặc biệt là kết quả phân tích định
lượng. Từ đó đưa ra các hàm ý chính sách về mức chi tiêu y tế của hộ gia
đình. Bên cạnh đó, chương này cũng nêu lên những hạn chế của luận văn và
đề xuất những hướng nghiên cứu trong tương lai.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ L‎Ý THUYẾT.
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết dùng để làm nền
tảng cho các phân tích trong luận văn. Ngoài ra, nội dung trong chương cũng trình
bày và phân tích một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan mà tác
giả đã tham khảo để lựa chọn các biến đưa vào trong mô hình nghiên cứu.

2.1 Các định nghĩa:
2.1.1

Chăm sóc sức khỏe:

Chăm sóc sức khỏe không phải một phạm trù kinh tế và định nghĩa của nó rất rộng .
Định nghĩa về chăm sóc sức khỏe như sau:
“Chăm sóc sức khỏe nghĩa là sự chăm sóc , điều trị, hay qui trình của nhà cung ứng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe , bao gồm: chẩn đoán, đánh giá, phục hồi, quản lý, điều
trị, duy trì trạng thái thể chất hay tinh thần của một cá nhân .Điều đó ảnh hưởng lên
bộ phận hoặc bất kỳ chức năng nào của cơ thể con người.”
2.1.2

Chi phí y tế:

Theo báo cáo Vụ kế hoạch - Tài chính, Bộ y tế (2008) định nghĩa là:
Chi phí y tế là tổng số tiền chi trả của hộ gia đình

cho sức khỏe bao gồm : ngăn

ngừa, chăm sóc, chữa bệnh. Chi tiêu y tế hộ gia đình có thể bao gồm chi trả trước
khi bị bệnh (ví dụ như chi mua bảo hiểm y tế ) hoặc chi phí y tế chi trả trực tiếp khi
sử dụng các dịch vụ y tế (như chi trả viện phí).
Chi trả trực tiếp cho y tế liên quan đến chi tiêu trực tiếp của hộ gia đình khi họ sử
dụng các tiện ích: mua thuốc, chi trả viện phí , phí dịch vụ chẩn đoán và các chi phí
gián tiếp khác liên quan đến vi ệc tìm kiếm sự chăm sóc y tế tại khu vực hoặc

các

tiện ích riêng (bao gồm tự điều trị).

2.1.3

Chi tiêu y tế:

Theo Bộ y tế, chi tiêu y tế l à mọi khoản chi cho các hoạt động y tế mà mục tiêu đầu
tiên là để nâng cao , phục hồi, hoặc duy trì sức khỏe cho toàn bộ dân số và cho cá
nhân của một quốc gia. Những chi tiêu này bao gồm cả chi thường xuyên và chi cho


7

hoạt động đầu tư phát triển . Định nghĩa này được áp dụng bất kể chủ thể

/ đơn vị

đứng ra trả tiền là Nhà Nước, hay doanh nghiệp , hay hộ gia đình hay các tổ chức tư
nhân và đơn vị nhận tiền / đơn vị cung ứng dịch vụ thuộc Nhà Nước quản lý, hay do
tư nhân quản lý. Các hoạt động y tế bao gồm:
-

Hoạt động nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.

-

Hoạt động chữa bệnh, giảm tử vong.

-

Hoạt động chăm sóc y tế với các bệnh mãn tính


, cần các chăm sóc điề u

dưỡng.
-

Các chăm sóc y tế khác.

2.1.4

Chi tiêu của Hộ gia đình cho y tế:

Theo Vụ kế hoạch tài chính (Bộ y tế ) định nghĩa: là mọi khoản chi trực tiếp của hộ
gia đình chi khi ốm đau phải khám , chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ , hàng hóa y
tế. Bao gồm viện phí đã trả bất kể đơn vị cung ứng dịch vụ là công hay tư , tiền xét
nghiệm, mua thuốc men , vật tư , thiết bị ,… bất kể là tự mua hay có đơn của thầy
thuốc, mua tại bệnh viện , cơ sở Nhà Nước, hay cơ sở tư nhân . Những khoản người
dân đóng góp để mua bảo hiểm y tế

(BHYT) không tính ở đây (vì đã được tính

trong chi của quỹ BHYT).
2.2 Lý thuyết Grossman:
2.2.1. Mô hình Grossman:
Mỗicuộc sống của mỗi cá nhân gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đau ốm và giai đoạn
khỏe mạnh. Trong mỗi giai đoạn, anh ta hoặc cô ta phải trải qua một lượng thời gian
đau ốm 𝑡𝑡 𝑠𝑠 , nếu vốn sức khỏe càng lớn thì khoảng thời gian này càng ít đi. Vì mỗi cá

nhân có xác suất mắc bệnh tật khác nhau (do cơ địa , gen di truyền ,…) nên vốn sức

khỏe càng lớn thì càng ít mắc bệnh tật cho nên khoảng thời gian đau ốm ít . Nói cách

khác, thời gian khỏe mạnh chính là những lợi ích (không trao đổi được) của vốn sức
khỏe. Cá nhân đó nhận được mức thoả dụng đồng biến từ những hàng hoá tiêu dùng
X và những mức thoả dụng nghịch biến từ thời gian đau ốm 𝑡𝑡 𝑠𝑠 (𝐻𝐻). Hàm thoả dụng


8

dựa trên những điều kiện này được giả định là không phụ thuộc vào thời gian (tỷ lệ
thay thế biên giữa thời gian đau ốm và thời gian tiêu dùng không thay đổi theo thời
gian). Mức thoả dụng trong tương lai được chiết khấu bằng một yếu tố giả định
𝛽𝛽 ≤ 1. Nhờ đó, cá nhân này tối đa hoá mức thoả dụng đã chiết khấu 𝓊𝓊:

𝓊𝓊 = 𝑈𝑈(𝑡𝑡 𝑠𝑠 (𝐻𝐻0 ), 𝑋𝑋0 ) + 𝛽𝛽𝛽𝛽(𝑡𝑡 𝑠𝑠 (𝐻𝐻1 ), 𝑋𝑋1 )

(1)

𝜕𝜕 2 𝑈𝑈
𝜕𝜕𝜕𝜕
𝜕𝜕 2 𝑈𝑈
𝜕𝜕𝑡𝑡 𝑆𝑆
𝜕𝜕𝜕𝜕
< 0,
> 0,
> 0, 2 < 0,
< 0.
𝜕𝜕(𝑡𝑡 𝑆𝑆 )2
𝜕𝜕𝑋𝑋
𝜕𝜕𝜕𝜕
𝜕𝜕𝜕𝜕
𝜕𝜕𝑡𝑡 𝑠𝑠


Thành phần quan trọng của mô hình Grossman là phương trình thể hiện sự thay đổi
lượng vốn sức khỏe qua thời gian. Một mặt, vốn sức khỏe hao mòn với tỷ lệ 𝛿𝛿,

khiến sức khỏe bị giảm xuống theo thời gian. Tỷ lệ hao mòn này không cố định theo

thời gian. Mặt khác, cá nhân này có thể gia tăng vốn sức khỏe bằng cách đầu tư 𝐼𝐼.
Mức đầu tư này bao gồm việc tiêu dùng cho dịch vụ y tế và khoảng thời gian 𝑡𝑡 𝐼𝐼
dành cho những nỗ lực phòng ngừa bệnh. Gộp lại chúng ta có:

𝐻𝐻1 = 𝐻𝐻0 (1 − 𝛿𝛿 ) + 𝐼𝐼(𝑀𝑀0 , 𝑡𝑡 𝐼𝐼 )

(2)

𝜕𝜕𝜕𝜕
𝜕𝜕 2 𝐼𝐼
𝜕𝜕𝜕𝜕
𝜕𝜕 2 𝐼𝐼
> 0,
< 0, 𝐼𝐼 > 0,
<0
𝜕𝜕𝑀𝑀2
𝜕𝜕(𝑡𝑡𝐼𝐼 )2
𝜕𝜕𝜕𝜕
𝜕𝜕𝑡𝑡

Phương trình trên tạo nên một sự ràng buộc trong vấn đề tối ưu hoá của cá nhân.
Tuy vậy, không chỉ sức khỏe thay đổi theo thời gian mà ngoài ra còn có tài sản (sự
sung túc) và kiến thức (kỹ năng chẳng hạn) cũng thay đổi. Vì con người luôn tích
lũy tài sản và sự hiểu biết theo thời gian . Cụ thể, mức tiết kiệm 𝑆𝑆0 có được trong

giai đoạn đầu có thể được tiêu dùng trong giai đoạn thứ hai. Tiết kiệm cho mức lãi

suất 𝑟𝑟 và trở thành 𝑅𝑅𝑆𝑆0 với 𝑅𝑅 = 1 + 𝑟𝑟. Với phương trình trên, việc đầu tư vào sức
khỏe chỉ diễn ra trong suốt giai đoạn ban đầu.

Trên quan điểm bảo hiểm y tế , những chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe (𝑝𝑝𝑝𝑝) phải
được tài trợ bởi thu nhập lao động hay một mức tài sản ban đầu 𝐴𝐴0 với 𝑤𝑤0 là mức

lương trong giai đoạn đầu và 𝑝𝑝 là giá cả của dịch vụ y tế. Ngược lại, tiêu dùng (ở

mức giá 𝑐𝑐) phải dương ở cả hai giai đoạn. Quy ước tổng thời gian là 1. Gộp những
thứ đó lại với nhau, chúng ta có ràng buộc về ngân sách sau khi chiết khấu như sau:

𝐴𝐴0 + 𝑤𝑤0 (1 − 𝑡𝑡 𝑠𝑠 (𝐻𝐻0 ) − 𝑡𝑡 𝐼𝐼 ) +

𝑤𝑤 1 �1−𝑡𝑡 1𝑠𝑠 (𝐻𝐻1 )�
𝑅𝑅

= 𝑝𝑝𝑝𝑝 + 𝑐𝑐𝑋𝑋0 +

𝑐𝑐𝑋𝑋1
𝑅𝑅

(3)


9

Để giải bài toán tối ưu này, chúng ta sử dụng hàm Lagrange như sau:
𝐿𝐿(𝐻𝐻1 , 𝑡𝑡 𝐼𝐼 , 𝑀𝑀, 𝑋𝑋0 , 𝑋𝑋1 ) = 𝑈𝑈(𝑡𝑡 𝑠𝑠 (𝐻𝐻0 ), 𝑋𝑋0 ) + 𝛽𝛽𝑈𝑈(𝑡𝑡 𝑠𝑠 (𝐻𝐻1 ), 𝑋𝑋1 ) + 𝜇𝜇(𝐻𝐻0 (1 − 𝛿𝛿 ) +

𝐼𝐼(𝑀𝑀, 𝑡𝑡 𝐼𝐼 ) − 𝐻𝐻1 ) + 𝜆𝜆(𝐴𝐴0 + 𝑤𝑤0 (1 − 𝑡𝑡 𝑠𝑠 (𝐻𝐻0 ) − 𝑡𝑡 𝐼𝐼 ) +

𝑐𝑐𝑋𝑋1
𝑅𝑅

).(4)

𝑤𝑤 1 �1−𝑡𝑡 1𝑠𝑠 (𝐻𝐻1 )�
𝑅𝑅

− 𝑝𝑝𝑝𝑝 − 𝑐𝑐𝑋𝑋0 −

Số nhân Lagrange 𝜇𝜇, 𝜆𝜆 > 0 thể hiện mức độ mà sự nới lỏng các ràng buộc sẽ cải

thiện mục tiêu chung của bài toán tối ưu, được đo bằng mức thoả dụng đã chiết
khấu. Chúng ta tìm các điều kiện bậc nhất cho một phương án của bài toán tối ưu
này bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất đối với từng biến quyết định và cho đạo hàm
này bằng không.
Việc lấy đạo hàm với các biến 𝜇𝜇 và 𝜆𝜆 là để đảm bảo các ràng buộc trong các
phương trình trên xảy ra, chúng ta không trình bày chúng ở đây. Coi 𝐻𝐻0 là một giá

trị cố định cho trước, ta có:
𝜕𝜕𝜕𝜕

𝜕𝜕𝐻𝐻1
𝜕𝜕𝜕𝜕

𝜕𝜕𝑡𝑡 𝐼𝐼
𝜕𝜕𝜕𝜕


𝜕𝜕𝜕𝜕
𝜕𝜕𝜕𝜕

𝜕𝜕𝑋𝑋0

= 𝛽𝛽

= 𝜇𝜇

= 𝜇𝜇

𝜕𝜕𝜕𝜕

𝜕𝜕𝑋𝑋1

𝜕𝜕𝜕𝜕 𝜕𝜕𝑡𝑡 2

𝜕𝜕𝑡𝑡 2 𝜕𝜕𝐻𝐻1

𝜕𝜕𝜕𝜕

𝜕𝜕𝑡𝑡 𝐼𝐼
𝜕𝜕𝜕𝜕

𝜕𝜕𝜕𝜕

𝜕𝜕𝜕𝜕

=


𝜕𝜕𝑋𝑋0

= 𝛽𝛽

𝜆𝜆

− 𝑤𝑤1
𝑅𝑅

− 𝜆𝜆𝑤𝑤0 = 0

𝜕𝜕𝑡𝑡 2

𝜕𝜕𝐻𝐻1

− 𝜇𝜇 = 0

− 𝜆𝜆𝜆𝜆 = 0

𝜕𝜕𝜕𝜕

(6)
(7)

− 𝜆𝜆𝜆𝜆 = 0

𝜕𝜕𝑋𝑋1

(5)


(8)

𝜆𝜆

− 𝑐𝑐 = 0

(9)

𝑅𝑅

Chia phương trình (6) cho (7) chúng ta có:

𝜕𝜕𝜕𝜕 /𝜕𝜕𝑡𝑡 𝐼𝐼
𝜕𝜕𝜕𝜕 /𝜕𝜕𝜕𝜕

𝑤𝑤 0

=

(10)

𝑃𝑃

Chia phương trình (8) cho (9) ta có:
𝜕𝜕𝜕𝜕 /𝜕𝜕𝑋𝑋0
𝜕𝜕𝜕𝜕 /𝜕𝜕𝑋𝑋1

= 𝛽𝛽𝛽𝛽

(11)

𝜆𝜆

Giải phương trình (9), tìm rồi thế vào phương trình (5) ta được:
−𝛽𝛽

𝜕𝜕𝑡𝑡 𝑠𝑠

𝜕𝜕𝐻𝐻1

𝑤𝑤 1 𝜕𝜕𝜕𝜕



𝑐𝑐 𝜕𝜕𝑋𝑋1



𝜕𝜕𝜕𝜕

𝜕𝜕𝑡𝑡 𝑠𝑠

� = 𝜇𝜇

𝑅𝑅

Từ phương trình (7), (8) chúng ta có:

(12)



10

𝜇𝜇 =

𝜕𝜕𝜕𝜕 /𝜕𝜕𝑋𝑋0 𝑝𝑝
𝜕𝜕𝜕𝜕 /𝜕𝜕𝜕𝜕 𝑐𝑐

.

(13)

Thay 𝜇𝜇 ở phương trình (13) vào phương trình (12) chúng ta có:
−𝛽𝛽

𝜕𝜕𝑡𝑡 𝑠𝑠 𝑤𝑤 1 𝜕𝜕𝜕𝜕

𝜕𝜕𝐻𝐻1 𝑐𝑐 𝜕𝜕𝑋𝑋1

Hay



𝜕𝜕𝜕𝜕

𝜕𝜕𝑡𝑡 𝑠𝑠

�=

𝜕𝜕𝜕𝜕 /𝜕𝜕𝑋𝑋0 𝑝𝑝


(14)

𝜕𝜕𝜕𝜕 /𝜕𝜕𝜕𝜕 𝑐𝑐

𝜕𝜕𝑡𝑡 𝑠𝑠 𝑤𝑤1 𝜕𝜕𝜕𝜕
𝜕𝜕𝜕𝜕/𝜕𝜕𝑋𝑋0 𝑝𝑝
𝜕𝜕𝑡𝑡 𝑠𝑠 𝜕𝜕𝜕𝜕

+ �−𝛽𝛽
=
𝛽𝛽
𝑠𝑠
𝜕𝜕𝐻𝐻1 𝜕𝜕𝑡𝑡
𝜕𝜕𝐻𝐻1 𝑐𝑐 𝜕𝜕𝑋𝑋1
𝜕𝜕𝜕𝜕/𝜕𝜕𝜕𝜕 𝑐𝑐

Điều kiện trên đòi hỏi mức thoả dụng biên của một sự đầu tư vào sức khỏe phải
bằng với mức chi phí biên của nó. Vế bên trái của phương trình có thể được giải

thích như sau:
Để cho việc đầu tư vào sức khỏe có được mức sinh lợi dương, nó phải giúp làm
giảm thời gian đau ốm. Một giá trị âm của đạo hàm

𝜕𝜕𝑡𝑡 𝑠𝑠

𝜕𝜕𝐻𝐻1

kết hợp với giá trị dương

của biểu thức trong ngoặc làm cho vế trái của điều kiện (14) dương, tức là mức thoả

dụng biên phải dương.
Coi sức khỏe như một loại hàng hoá tiêu dùng. Sự giảm xuống trong khoảng thời
gian đau ốm (cũng là lợi ích sức khỏe tăng lên) khiến làm tăng mức thoả dụng một
cách trực tiếp vì

𝜕𝜕𝜕𝜕

𝜕𝜕𝑡𝑡 𝑠𝑠

< 0. Nếu chiết khấu, lợi ích từ mức thoả dụng bằng 𝛽𝛽

𝜕𝜕

𝜕𝜕𝑡𝑡 𝑠𝑠

. Nếu

điều kiện (14) chỉ gồm yếu tố đầu tiên trong mức thoả dụng biên của một sự đầu tư
vào sức khỏe, nó được gọi là một mô hình tiêu dùng thuần tuý.
Còn nếu chúng ta coi sức khỏe như một loại hàng hoá đầu tư. Sự giảm xuống trong
thời gian đau ốm có tác động ngay lập tức lên sự sung túc của một cá nhân thông
qua −𝛽𝛽

𝜕𝜕𝑡𝑡 𝑠𝑠

𝜕𝜕𝐻𝐻1

và mức lương thực tế

𝑤𝑤 1

𝑐𝑐

. Giá trị này phụ thuộc vào

𝜕𝜕𝜕𝜕

𝜕𝜕𝑋𝑋1

(mức thoả dụng

biên của việc tiêu dùng một hàng hoá tăng thêm). Vì vậy, cho dù ngay cả khi thời
gian đau ốm không bị chúng ta từ chối và ghét bỏ vì bản thân sự khó chịu mà nó

gây ra cho chúng ta thì việc đầu tư vào sức khỏe cũng vẫn sẽ đem lại lợi ích trong
việc tăng thêm thu nhập từ việc lao động và mức độ giàu có. Vì sức khỏe trở thành
một loại hàng hoá thực chất chỉ được đánh giá dựa trên tác động của nó lên mức dư


11

dả giàu có, điều kiện (14) khi chỉ giữ lại yếu tố thứ hai này được gọi là mô hình đầu
tư thuần tuý.
Vế phải của điều kiện (14) phản ánh chi phí biên của việc có thêm một đơn vị vốn
sức khỏe. Nó có thể được giải thích như sau đây:
Mức thoả dụng biên

𝜕𝜕𝜕𝜕

𝜕𝜕𝑋𝑋0


thể hiện những gì mất đi từ việc bỏ qua một phần tiêu dùng

để đầu tư vào sức khỏe.

Tuy vậy, tổn thất này được giảm xuống một mức đáng kể nếu việc tiêu dùng các
dịch vụ y tế là hiệu quả (nghĩa là

𝜕𝜕𝜕𝜕

𝜕𝜕𝜕𝜕

lớn).

Cuối cùng, năng suất này cần được điều chỉnh bởi giá của sự chăm sóc y tế 𝑝𝑝 vì

việc đầu tư vào sức khỏe có lợi nhưng không nhiều nếu 𝑝𝑝 cao. Tương tự, mức thoả

dụng thực sự mất đi từ việc từ bỏ một sự tiêu dùng nhất định cần phải được điều
chỉnh bởi mức giá 𝑐𝑐 của hàng tiêu dùng vì nếu 𝑐𝑐 cao, chỉ một vài đơn vị của 𝑋𝑋0 bị từ
bỏ.

Kết luận: Trong mô hình Grossman, sức khỏe và sự sung túc là hai tài sản có mối
quan hệ với nhau. Giá trị của chúng được quản lý tối ưu qua thời gian bởi các cá
nhân. Trong trường hợp khỏe mạnh, mức thoả dụng biên của việc có thêm một đơn
vị vốn sức khỏe gồm một phần tiêu dùng và một phần đầu tư. Tổng của chúng phải
bằng với chi phí biên của việc có thêm một đơn vị vốn sức khỏe.
2.2.2. Cầu sức khỏe và dịch vụ y tế:
Dựa trên mô hình Grossman, ta có thể rút ra hàm cầu với sức khỏe và các dịch vụ y
tế. Tuy vậy, việc này đòi hỏi những dạng hàm cụ thể đối với hàm thoả dụng và các
hàm 𝑡𝑡 𝑠𝑠 (𝐻𝐻1 ) và 𝐼𝐼(𝑀𝑀, 𝑡𝑡 𝐼𝐼 ). Dù cho có những hạn chế, dạng hàm Cobb-Douglas thường


được giả định cho 𝑡𝑡 𝑠𝑠 (𝐻𝐻1 ) và 𝐼𝐼(𝑀𝑀, 𝑡𝑡 𝐼𝐼 ). Theo tính chất hàm Cobb-Douglas, mức đầu

tư vào sức khỏe 𝐼𝐼 được tạo nên bởi các dịch vụ y tế 𝑀𝑀 và thời gian mà cá nhân dành

cho sự chăm sóc sức khỏe 𝑡𝑡 𝐼𝐼 . Bên cạnh đó, một mức giáo dục cao hơn được giả
định sẽ tăng mức hiệu quả của việc đầu tư.


12

2.3 Các nghiên cứu liên quan:
2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước:
Bolin và cộng sự (1999) chỉ ra mối quan hệ giữa thu nhập hộ gia đình với chi
tiêu sử dụng dịch vụ y tế. Thu nhập hộ gia đình có tác động đồng biến đến chi tiêu y
tế.
Himanshu và Parker , Wong khẳng định trong nghiên cứu của mình về m

ối

quan hệ giữa thu nhập và giáo dục của chủ hộ gia đình có tác động quan trọng đến
chi tiêu y tế (Himanshu, 2006; Parker,Wong, 1997).
Blanchard cho rằng tuổi của chủ hộ tác động đến chi tiêu y tế. Vì tuổi phản
ánh khả năng nhận thức lợi ích quan trọng của sức khỏe . Tuổi của chủ hộ càng cao
thì nhận thức về lợi ích về sức khỏe của họ cũng càng cao . Bên cạnh đó , càng lớn
tuổi thì thu nhập thường cũng sẽ càng lớn do sự nghiệp phát triển , mức lương gia
tăng theo thâm niên công tác ,….Blanchard còn cho rằng thu nhập tác động đến khả
năng chi trả cho y tế của bệnh nhân (Blanchard, 2005).
Gertler và Van der Gaag cho rằng c hi phí đến cơ sở y tế là một yếu tố quan
trọng trong chi tiêu y tế (Gertler và Van der Gaag, 1990). Vì thế mà các hộ gia đình

có xu hướng ở gần các cơ sở chăm sóc sức khỏe.
Quan điểm của Jacobson (2000): các cá nhân không sản xuất ra “sức khỏe
tốt”, mà “sức khỏe tốt” là do gia đình tạo ra. Vì thế, ông mở rộng mô hình
Grossman thành mô hình mới với gia đình là nhà sản xuất sức khỏe. Gia đình sẽ
quyết định phân chia chi tiêu cho từng thành viên như t hế nào để đạt được kết quả
tốt nhất cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.
Học thuyết về kinh tế học hộ gia đình do Becker đề xướng năm

1964 và

1965 mở rộng mô hình kinh điển của nhu cầu tiêu thụ cho hộ gia đình . Mô hình này
chỉ rõ là mọi thành viên trong gia đình sẽ chi xài sao cho tối ưu hóa lợi ích của cả
gia đình. Ngân sách gia đình không dồi dào nên các thành viên phải tính toán chi
tiêu sao cho hợp lý giữa các nhu cầu . Tuy nhiên, mô hình này không tương thích
với trường hợp phân bổ trong nội bộ hộ gia đình . Nó đề xướng rằng việc mặc cả và
thương lượng thì thực sự là cóxảy ra trong hộ gia đình, việc phân bổ trong nội bộ hộ


13

gia đình nên được mô hình hóa với mô hình mặc cả

việc chi tiêu cho các nhu cầu

của các thành viên trong hộ gia đình (xem thêm Manser và Brown , 1980; McElroy,
1990, Bolin và cộng sự, 1999).
Becker cho rằngchi phí y tế phụ thuộc vào

toàn bộ nguồn lực của hộ gia


đình.Từ sự khẳng định này cho phép Becker phân biệt sự khác biệt và sự ưu tiên về
chi tiêu y tế giữa các thành viên trong gia đình.
Hơn thế nữa , có những mô hình khác được đề xuất

, Behrman và cộng sự

(1982, 1986) đề nghị viết mô hình cho việc phân bổ ngân sách chi tiêu nội bộ hộ gia
đình và việc phân bổ chi tiêu nội bộ hộ là docác bậc

cha mẹ quyết định .Trong khi

đó, những nhà nghiên cứu khác đề nghị là phải phân bổ chi tiêu ngân sách theo hiệu
quả Pareto (Chiappori, 1988; Kooreman, 1990).
Samuelson (1956) cho rằng “thu nhập hộ gia đình luô n luôn được chia đồng
đều và hợp lý giữa các thành viên hộ gia đình” . Đây là ý tưởng được luận văn tham
khảo cho việc phân tích sự tác động của biến giới tính của trẻ đến chi tiêu y tế hộ
gia đình để xem có sự thiên lệch trong phân bổ chi tiêu y tế giữa bé trai và bé gái
hay không?
Lundberg và Pollak (1996) đã sử dụng mô hình cân bằng Nash cho nghiên
cứu của họ. Tuy nhiên, các kinh nghiệm cho thấy rằng các mô hình này chỉ phù h ợp
cho hộ gia đình chỉ có hai người.
Trình độ học vấn của người chủ hộ gia đình có liên quan đến chi tiêu y tế ,
bởi vì nếu chủ hộ có trình độ học vấn thì họ có khả năng biết các kiến thức về sức
khỏe và y tế để chăm lo chohộ gia đình của mình, vậy là học vấn và việc sử dụng
dịch vụ y tế có tương q

uan đồng biến (Ichoku và Le ibbrandt, 2003; Lindelow,

2004).
Makinen cùng đồng sự (2000) chỉ ra rằng sự liên hệ giữa thu nhập

chỉtác động tới chi tiêu y tếmà còn ảnh hưởng cả đến:
-

Quyết định có tìm đếnsự chăm sóc sức khỏe.

-

Loại hình chăm sóc sức khỏe mà họ chọn.

không


14

Gao và Yao , 2006 nghiên cứu thực tiễn tại Mỹ và Trung Quốc đi đến kết
luận. Giới tính cũng có quan hệ đến chi tiêu y tế , ví dụ:phụ nữ thường tìm kiếm sự
chăm sóc nhiề u hơn đàn ông khi họ bị bệnh .Vì vậy, tác giả sử dụng biến giới tính
của chủ hộ là biến độc lập tác động đến chi tiêu y tế hộ gia đình .
Tương tự , Reinhardt (2000) nói rằng tuổi của chủ hộ có tương quan đồng
biến cho cả c hi phí chăm sóc sức khỏe và tổng chi tiêu .Cho nên luận văn sử dụng
biến tuổi của chủ hộ tác động đến chi tiêu y tế hộ gia đình

.Thêm nữa , tác giả còn

khảo sát tác động của biến tuổi của chủ hộ đã bình phương để xem xét tác động đến
chi tiêu y tế hộ gia đình như thế nào.
Trong bài viết của Hesketh và cộng sự cho thấy người xuất ngoại có báo cáo
tình trạng sức khỏe tốt hơn và có tỷ lệ bệnh tật thấp hơn so với những người không
xuất ngoại (Hesketh và cộng sự , 2008).Đây là một ý tưởng để tác giả tham khảo
thêm trong dòng suy luận cho luận văn.

Nơi sinh sống của hộ gia đình (thành thị hay nông thôn ) là một yếu tố quan
trọng có thể tác động lên chi tiêu y tế hộ gia đình (Woottipong, 2001).
Thêm vào đó, vùng khu vực sinh sống với trình độ kinh tế – xã hội khác
nhau cũng tác động lên chi tiêu y tế hộ gia đình (Margherita và Theodore, 2002; Ha
nguyen, Peter và Ulla, 2002). Trong luận văn, yếu tố khu vực sinh sống hộ gia đình
được kỳ vọng tác động đồng biến đến chi tiêu y tế .
Ngoài ra, vài yếu tốkhác quan trọng của việc sử dụng dịch vụ y tế liên quan
đến các đặc điểm của ch ủ hộ như trình độ học vấn của chủ hộ , giới tính của chủ hộ ,
tuổi của chủ hộ (Himanshu, 2006).Các biến trên đều được tác giả sử dụng cho mô
hình nghiên cứu của luận văn.
Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến chi tiêu y tế hộ gia đình:
Himanshu (2006, 2007) có 2 nghiên cứu về các yếu tốtác động lên chi tiêu y
tế hộ gia đình tại bộ lạc và thành thị Orissa (Ấn Độ).
Công trình đầu tiên tác giả nêu ra sự ảnh hưởng của thu nhập hộ gia đình , trình độ
học vấn của chủ hộ đế n chi tiêu y tế hộ gia đình tại bộ lạc và thành thị O rissa. Tác


15

giả xây dựng mô hình hồi quy bao gồm 3 biến: chi tiêu y tế hộ gia đình, thu nhập hộ
gia đình và trình độ học vấn của chủ hộ gia đình; mô hình có dạng:
PHE = β1 + β2PHI + β3EDN
Trong đó:
-

PHE: Mô hình sử dụng chi tiêu y tế trên đầu người để hiển thị chi tiêu y tế hộ
gia đình, nó được tính toán bằng cách chia tổng chi tiêu y tế hàng năm củ a hộ
gia đình cho số thành viên hộ gia đình.

-


PHI: Tương tự, thu nhập hộ gia đình trên đầu người được dùng cho biến thu
nhập hộ gia đình của phân tích hồi quy , nó được tính bằng cách chia tổng thu
nhập hộ gia đình hàng năm cho số thành viên hộ gia đình.

-

Giáo dục: là biến giả của phân tích hồi quy , giáo dục bằng 1 nếu chủ hộ gia
đình có học vấn và bằng 0 nếu chủ hộ gia đình không có học vấn.

Thu nhập hộ gia đình trên
đầu người.
Trình độ học vấn của chủ

Chi tiêu y tế của hộ gia
đình.

hộ.
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của
các hộ gia đình.
(Nguồn: Himanshu, 2006)
Kết quả của phân tích hồi quy:
 PHE = 31.37 + 0.43PHI +0.06EDN cho trường hợp ở khu vực bộ lạc.
 PHE = -696.046 + 0.82PHI + 0.03EDN cho trường hợp ở thành thị.
Kết quả cho thấy tại bộ lạc, nông thôn và thành thị :thu nhập, trình độ học vấn của
chủ hộ đều có tương tác đồng biến lên chi tiêu y tế.
Sự ảnh hưởng của t hu nhập lên chi tiêu y tế khác nhau giữa các hộ gia đình sống ở
bộ lạc, nông thôn và thành thị . Ở thành thị , thu nhập ảnh hưởng mạnh nhất đến chi



16

tiêu y tế và ít ảnh hưởng nhất ở khu vực bộ lạc. Lý do là vì thu nhập trên đầu người
ở bộ lạc và nông thôn thấp hơn ở thành thị.
Công trình nghiên cứu thứ h ai, Himanshu (2007) đề cập đến tác động của giới tính
lên chi tiêu y tế hộ gia đình ở thành thị Orissa. Mô hình hồi quy tuyến tính được đề
nghị là:
PHE = β1 + β2PMHE + β3PFHE
Trong đó:
-

PHE:chi tiêu y tế trên đầu người, nó được tính bằng cách: chia tổng chi tiêu y
tế hàng năm của hộ gia đình với quy mô hộ gia đình.

-

PMHE:chi tiêu y tế trên mỗi nam giớ i, nó được tính bằng cách : chia tổng chi
tiêu y tế cho nam giới hàng năm của hộ gia đình với số nam giới trong hộ gia
đình.

-

PFHE:chi tiêu y tế trên mỗi nữ giớ i, nó được tính bằng cách : chia tổng chi
tiêu y tế cho nữ giới hàng năm của hộ gia đình với số

nữ giới trong hộ gia

đình.
Nghiên cứu chỉ ra rằng:
-


Ở khu vực thành thị , chủ hộ giới tính là nam sẽ có chi tiêu y tế lớn hơn chủ
hộ có giới tính là nữ.

-

Cùng giới tính nữ nhưng chi tiêu y tế ở vùng thành thị lớn hơn nông thôn và
bộ lạc.


17

Theo Pravin K. Trivedi (2002)chi tiêu y tế hộ gia đình ở Việt Nam phụ thuộc
vào các yếu tố trong mô hình sau:
Thu nhập hộ gia đình.
Bảo hiểm y tế.
Kích thước hộ gia đình.

Chi tiêu y tế của hộ gia
đình.

Giới tính của chủ hộ.
Tuổi của chủ hộ.
Trình độ học vấn chủ hộ.
Nơi sinh sống của hộ gia
đình.
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của
các hộ gia đình ở Việt Nam.
(Nguồn: Nghiên cứu của Pravin K. Trivedi (2002))
Biến phụ thuộ clà chi tiêu y tế , để giải quyết mô hình này


tác giả áp dụng hàm

logarit.
Với phương pháp này , nó cũng giúp ước lượng đường con g Engle cho chi tiêu y
tế.Cách tiếp cận này bị giới hạn bởi vì tình trạng sức khỏe của các thành viên hộ gia
đình là không thể kiểm soát . Mô hình hồi quy cũng kiểm soát và i biến liên qua n
khác như là: quy mô hộ gia đình , giới tính của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học
vấn chủ hộ và nơi sinh sống (thành thị hay nông thôn ) mô hình hồi quy tuyến tính
cũng được dùng cho phân tích đối tượng hộ gia đình và kết quả chỉ ra rằng:


18

Tuổi của chủ hộ và giới tính chủ hộ có tác động quan trọng đến chi tiêu

y tế bình

quân hộ gia đình, chủ hộ là nữ chi trả cho chi tiêu y tế nhiều hơn là nam chủ hộ, và
với chủ hộ càng lớn tuổi thì chi tiêu y tế càng nhiều . Tuy nhiên, quy mô hộ gia đình
và trình độ học vấn chủ hộ thì không có tác động mạnh lên chi tiêu y tế hộ gia đình.
Nơi sinh sống là yếu tố quan trọng để xác định chi tiêu y tế hộ gia đình .Phân tích
cho thấy hộ gia đình thành thị chi tiêu y tế nhiều hơn nông thôn.
Thu nhập hộ gia đình là biến quan trọng . Nó tác động đồng biến lên chi tiêu y tế hộ
gia đình, hộ gia đình thu nhập nhiều hơn thì chi tiêu cho y tế nhiều hơn.
Nghiên cứu của Cath arina Hjortsberg (2000), phân tích các yếu tố của chi
tiêu y tế của hộ gia đình và giải thích biến chi tiêu y tế giữa các hộ gia đình có sự
khác biệt giữa các nhóm kinh tế - xã hội tại Zambi a. Tình trạng kinh tế hộ gia đình
cũng được phân tích trong bài vi ết này và tập trung vào tác động của tình trạng kinh
tế lên hộ gia đình và lên chi tiêu y tế hộ gia đình.

Dựa trên học thuyết ti ện ích chăm sóc sức khỏe (hộ gia đình bị ràng buộc g iữa hai
nguồn lực tiền bạc và nguồn thời gian ), lý thuyết kinh tế hộ gia đìn h và sự tiêu thụ
thể hiện: hộ gia đình đạt được tiện ích thỏa dụng từ sức khỏe của từng thành viên và
các chi tiêu y tế khác . Mô hình hồi quy tuyến tính với ba nhóm biến độc lập : tình
trạng kinh tế, đặc điểm hộ gia đình và các biến tiếp cận. Chi tiết bên dưới:
Biến phụ thuộc: tổng chi tiêu y tế cho hộ gia đình.
Các biến giải thích:
-

Tình trạng kinh tế : tổng chi tiêu hộ gia đình hàng tháng ; tổng chi tiêu hàng
tháng cho thực phẩm hộ gia đình ;thu nhập hàng tháng hộ gia đình ; mức độ
nghèo nàn tự đánh giá; phải thuê mướn hay là được sở hữu tài sản.

-

Đặc điểm hộ gia đình : giáo dục của chủ hộ; tuổi chủ hộ; giới tí nh chủ hộ;
quy mô hộ gia đình ; số con trai trong hộ gia đình ; số con gái trong hộ ; số
nam trưởng thành trong hộ gia đình ; số nữ trưởng thành trong hộ; số phụ nữ
trong nhóm tuổi sinh sản (15 – 49 tuổi); số trẻ đang ở tuổi đi học .


19

-

Biến tiếp cận : khoảng cách (khoảng cách đến cơ sở y tế gần nhất tính bằng
kilômét); phương tiện đ i lại (nếu hộ có hoặc không có ); nơi sinh sống (hiển
thị nếu hộ gia đình ở nông thôn).

Nhóm biến tình trạng

kinh tế.

Nhóm biến đặc điểm hộ
gia đình.

Chi tiêu y tế của hộ gia
đình.

Nhóm biến tiếp cận.

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của
các hộ gia đình.
(Nguồn: Catharina Hjortsberg (2000))
Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy để tính chi phí
chăm sóc sức khỏe như: đầu tiên hồi quy mô hình nghiên cứu để ước lượng mô hình
chi tiêu y tế của hộ , tác giả sử dụng kỹ thuật giới hạn biến phụ thuộc (hồi quy kiểm
duyệt, kỹ thuật to bit). Nguồn dữ liệu để phân tích là dữ liệu từ LCMS 1998 (Living
Conditions MonitoringSurvey).
Kết quả ước lượng hiển thị là tình trạng kinh tế hộ và khu vực sống có tác động trực
tiếp lên chi tiêu y tế đối với các hộ gia đình ở Zambia .Chi tiêu y tế hộ gia đình tại
Zambia bị ảnh hưởng bởi chi tiêu bình quân hàng tháng và chi tiêu thực phẩm bình
quân hàng tháng. Quy mô hộ và thu nhập của hộ ảnh hưở ng trực tiếp đến hai biến
chi tiêu bình quân hàng tháng và chi tiêu thực phẩm bình quân hàng tháng ở

trên.

Tuy nhiên khi xem xét sự khác biệt giữa ba nhóm thu nhập có thể thấy rõ hơn sự so


20


sánh là hộ nghèo và hộ cận nghèo thì nhạy cảm với mức độ chi tiêu cho các nhu cầu
khác hơn chi tiêu cho thực phẩm hơn là hộ không nghèo.
Kết quả ước lượng cũ ng chỉ ra biến sự tiếp cận đến cơ sở y tế l à yếu tố quan trọng
ảnh hưởng lên chi tiêu y tế. Tất cả các biến độc lập thuộc nhóm biến tiếp cận gồm:
khoảng cách đến cơ sở y tế , phương tiện đi lại và nơi sinh sống có ảnh hưởng quan
trọng lên chi tiêu y tế hộ gia đình.
Cuối cùng chi tiêu chăm sóc sức khỏe hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi đặc điểm nhân
khẩu học . Quy mô hộ là biến quan trọng tác động lên tổng chi tiêu y tế hộ

gia

đình.Hộ gia đình có số người đông thì có xu hướng chi nhiều cho y tế.Mặt khác tuổi
tác chủ hộ cũng là yếu tố quan trọng cho chi tiêu y tế hộ gia đình.
Cuối cùng là nghiên cứu của Maathai K.Mathiyahagan (2003), tác giả phân
tích mối quan hệ giữa đặc điểm hộ nông thôn và chi tiêu y tế ở Ấn Độ.
Dựa trên lý thuyết kinh tế h ộ gia đình để thể hiện rằng hộ gia đình tận hưởng thỏa
dụng từ việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ , và khát khao tiêu dùng khiến các thành
viên hộ phải sản xuất hàng hóa nhiều hơn nữa . Và bài viết cũng thể hiện sự thỏa
dụng của dịch vụ y tế là nhu cầu xuất phát từ việc sản xuất sức khỏe của các thành
viên và hộ gia đình. Vì vậy mô hình hồi quy có công thức toán như sau:
𝑘𝑘

𝛾𝛾𝛾𝛾
𝛽𝛽1
ln(h – exp)i = 𝛼𝛼 + 𝛽𝛽1 � � + 𝛽𝛽2 � � ^2 + � 𝛽𝛽𝛽𝛽. 𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛 + 𝛿𝛿𝛿𝛿𝛿𝛿 + 𝑒𝑒𝑒𝑒
𝑛𝑛𝑛𝑛
𝑛𝑛𝑛𝑛

Trong đó:


𝑘𝑘=1

• 〖ln(h – exp)i 〗: chi tiêu y tế của hộ gia đình thứ i.
• Υi:thu nhập hộ gia đình.
• ni: quy mô hộ gia đình.
• nik: số thành viên hộ gia đình trong nhóm tuổi k.
• zi: đại diện cho vectơ của đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế – xã hội hộ gia
đình.
• ei: kỳ hạn lỗi ngẫu nhiên.


×