Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ NGỌC BÍCH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU Y TẾ
CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. TRẦN TIẾN KHAI

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ
gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long” là bài nghiên cứu của bản thân tôi và các
kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
khoa học nào khác.
TP Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Người cam đoan


Võ Ngọc Bích

năm 2017


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 4
1.6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................. 4
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................. 4
1.7. Bố cục của đề tài...................................................................................... 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................. 6
2.1. Các khái niệm .......................................................................................... 6
2.1.1. Chăm sóc sức khỏe ........................................................................... 6

2.1.2. Chi phí y tế ....................................................................................... 6
2.1.3. Chi tiêu cho y tế ................................................................................ 6
2.1.4. Chi tiêu y tế của hộ gia đình ............................................................. 7
2.2. Các lý thuyết liên quan đến chi tiêu cho y tế .......................................... 7
2.2.1. Lý thuyết về chăm sóc sức khỏe....................................................... 7
2.2.2. Lý thuyết về chi tiêu cho y tế ........................................................... 9
2.2.3. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng ............................... 10
2.2.4. Hành vi ra quyết định chi tiêu của hộ gia đình ............................... 11
2.3. Lược khảo nghiên cứu ........................................................................... 11
2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................ 11


2.3.2. Các nghiên cứu trong nước............................................................. 13
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 17
3.1. Mô hình nghiên cứu............................................................................... 17
3.1.1. Mô hình lý thuyết ........................................................................... 17
3.1.2. Mô hình kinh tế lượng .................................................................... 18
3.1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................... 19
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................ 24
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 25
4.1. Tổng quan về ĐBSCL ........................................................................... 25
4.1.1. Tự nhiên và xã hội ĐBSCL ............................................................ 25
4.1.2. Nguồn lực y tế ĐBSCL .................................................................. 28
4.2. Kết quả phân tích ................................................................................... 33
4.2.1. Đánh giá sơ bộ kết quả điều tra ...................................................... 33
4.2.2. Mô tả các yếu tố nhân khẩu học và chi tiêu y tế của hộ gia đình ... 36
4.2.3. Kiểm tra sự khác biệt về CTYTBQ theo các yếu tố quan trọng .... 43
4.2.4. Kiểm tra tương quan giữa các biến................................................. 44
4.2.5. Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế bình quân của hộ
gia đình bằng mô hình hồi quy đa biến ....................................................... 46

4.2.6. Hiệu chỉnh mô hình ........................................................................ 47
4.2.7. Mô hình hoàn chỉnh ........................................................................ 49
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................ 51
1. Kết luận ....................................................................................................... 51
2. Hàm ý chính sách ........................................................................................ 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CTYT

Chi tiêu y tế

CTYTBQ

Chi tiêu y tế bình quân


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

KCB

Khám chữa bệnh

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Organization for Economic Co-operation and Development

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất
Ordinary Least Square

PAHE

Tổ chức Hợp tác Hành động vì công bằng Sức khỏe
Partnership for Action in Health Equity

QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng


UNFPA

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc
United Nations Fund for Population Activities

VHLSS

Bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình
Vietnam Household Living Standard Survey

VIF

Hệ số phóng đại phương sai


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 1. Tóm tắt đặc trưng của các biến .............................................................. 20
Bảng 2. Mô tả các biến điều chỉnh ...................................................................... 35
Bảng 3. CTYTBQ của người dân ở ĐBSCL....................................................... 36
Bảng 4. Quy mô hộ gia đình ở ĐBSCL .............................................................. 36
Bảng 5. Số trẻ em dưới 6 tuổi bình quân trong hộ gia đình ở ĐBSCL ............... 37
Bảng 6. Số thành viên ốm đau không đi làm được trong hộ gia đình ở ĐBSCL 37
Bảng 7. Tuổi chủ hộ bình quân ở ĐBSCL .......................................................... 38
Bảng 8. Giới tính chủ hộ ở ĐBSCL .................................................................... 38
Bảng 9. Dân tộc của chủ hộ ở ĐBSCL ............................................................... 38
Bảng 10. Trình độ học vấn của chủ hộ ở ĐBSCL .............................................. 39
Bảng 11. Nơi sinh sống của hộ gia đình ở ĐBSCL ............................................ 40
Bảng 12. Thu nhập bình quân hộ gia đình ở ĐBSCL ......................................... 41
Bảng 13. Chi tiêu bình quân của hộ gia đình ở ĐBSCL ..................................... 42

Bảng 14. Số lần khám bệnh bình quân của người dân ĐBSCL .......................... 43
Bảng 15. Kiểm tra sự khác biệt về CTYTBQ theo nơi sống, dân tộc, giới tính . 44
Bảng 16. Hệ số tương quan các biến trong mô hình ........................................... 45
Bảng 17. Kết quả phân tích hồi quy lần đầu ....................................................... 46
Bảng 18. Kết quả sau khi hiệu chỉnh................................................................... 47
Bảng 19. Kết quả kiểm tra sự phù hợp của kết quả ............................................ 48
Biểu đồ 1. Cơ cấu tài nguyên đất của Việt Nam ................................................. 25
Biểu đồ 2. Cơ cấu sử dụng đất ở ĐBSCL ........................................................... 26
Biểu đồ 3. Dân số trung bình (1000 người) ........................................................ 27
Biểu đồ 4. Mật độ dân số (người/km2) ............................................................... 27
Biểu đồ 5. Nhân lực ngành Y trực thuộc sở Y tế phân theo vùng ...................... 28
Biểu đồ 6. Thống kê nhân lực ngành y ĐBSCL ................................................. 29
Biểu đồ 7. Cơ cấu nhân lực ngành y ĐBSCL năm 2015 .................................... 30
Biểu đồ 8. Số cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc sở Y tế ................................... 30
Biểu đồ 9. Tổng số giường bệnh trực thuộc sở Y tế ........................................... 31
Biểu đồ 10. TNBQ đầu người theo giá hiện hành (nghìn đồng/tháng)............... 40
Biểu đồ 11. Chi tiêu bình quân đầu người theo giá hiện hành (nghìn/tháng) ..... 42


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1. Bản đồ khu vực ĐBSCL .......................................................................... 2
Hình 2 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 19
Hình 3. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ............................................................. 34


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia
đình ở ĐBSCL” nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế của hộ
gia đình và từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu cho y tế
của các hộ gia đình. Nghiên cứu được phân tích từ nguồn số liệu thứ cấp là Bộ dữ

liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam do Tổng cục Thống kê thực hiện năm
2014 cho vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long và bằng phương pháp nghiên
cứu định lượng, kết hợp hai phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy đa
biến.
Kết quả nghiên cứu đã tổng hợp và đưa ra tương đối đầy đủ cơ sở lý thuyết
làm nền tảng và tìm ra một số yếu tố tác động đến chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
ĐBSCL: số lần khám chữa bệnh ở viện tỉnh, trung ương; số lần khám chữa bệnh ở
viện xã, phường; số lần khám chữa bệnh ở viện tư nhân; thu nhập bình quân; chi
tiêu bình quân; số thành viên đau ốm, bệnh hoạn không đi làm được; quy mô hộ;
nơi sống; tuổi chủ hộ và học vấn chủ hộ. Đồng thời đã xác định được mức độ ảnh
hưởng của từng yếu tố đến chi tiêu y tế của hộ gia đình. Trong đó tác động mạnh
nhất đến CTYTBQ là số lần khám bệnh viện tỉnh, trung ương. Chi tiêu cho y tế của
hộ gia đình ĐBSCL khá thấp về số lượng nhưng khá cao về tỷ lệ chi tiêu. Kết quả
nghiên cứu có thể làm cơ sở để xác định nguyên nhân làm gia tăng và có biện pháp
điều chỉnh hữu hiệu làm giảm chi tiêu này. Tuy nhiên, đây là một chi tiêu bắt buộc
không thể không chi, do đó để tăng chi tiêu y tế của hộ gia đình hay tăng chi tiêu
cho việc chăm sóc sức khoẻ nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cá nhân, hộ gia
đình cần có biện pháp hỗ trợ người dân tăng thu nhập, nâng cao trình độ học vấn
trong dài hạn cho thế hệ trẻ, gia tăng số lần khám và kiểm tra sức khoẻ, tầm soát
bệnh, nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ của từng cá nhân và cộng đồng.
Bên cạnh các kết quả đạt được vẫn có những hạn chế không thể tránh khỏi
như do hạn chế về thời gian, kinh phí, kinh nghiệm, dữ liệu nghiên cứu trong bộ dữ
liệu thứ cấp từ mà chưa thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực tiễn và giới hạn địa lý


trong vùng ĐBSCL nên kết quả nghiên cứu này khi sử dụng cho từng địa phương,
khu vực cụ thể khác khu vực nghiên cứu thì cần kiểm tra lại trước khi ứng dụng.
Mặt khác, đối tượng khảo sát chủ yếu tập trung khu vực nông thôn và có trình độ
không cao, điều kiện sống khó khăn, điều kiện chăm sóc sức khoẻ thiếu thốn, điều
kiện đi lại không thuận lợi… vì vậy nhận thức về sức khoẻ và kiến thức chăm sóc

sức khoẻ của người dạn chưa cao nên sẽ làm gia tăng chi phí y tế đồng thời làm
giảm hiệu quả chăm sóc y tế. Vì vậy cần có sự chung tay của cộng đồng trong lĩnh
vực này, nhất là các cơ quan quản lý y tế đóng vai trò chủ đạo và chính quyền địa
phương cần có sự hỗ trợ, tuyên truyền sâu sắc hơn.


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, bên cạnh đó chất lượng
cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Mức thu nhập của người dân
đang ngày càng gia tăng. Đánh giá mức sống của người dân, trước tiên cần đánh
giá các nhu cầu thiết yếu nhất của đời sống ăn, mặc, giáo dục, chăm sóc sức
khỏe, nơi sinh sống… Trong đó, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe là một trong
những chi tiêu đặc biệt của hộ gia đình, vì nó không chỉ mang lại lợi ích cho
chính bản thân họ trong hiện tại mà cả trong tương lai. Khi mức sống của người
dân tăng lên thì các hộ gia đình không còn phải lo lắng việc ăn no, mặc ấm mà
phải hướng đến ăn ngon, mặc đẹp và những lợi ích cao hơn cho thế hệ mai sau.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hộ gia đình càng quan tâm đến chất lượng
chăm sóc sức khỏe của con em mình thì mức chi cho nó ngày càng nhiều hơn,
và xem đó như một khoản đầu tư mang lại lợi ích trong tương lai. Tỉ lệ mắc
bệnh ở Việt Nam hiện nay được phát hiện ngày càng cao. Điều này chứng tỏ các
cá nhân đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng chi tiêu cho chăm sóc sức
khỏe. Đặc biệt, chi phí ốm đau, bệnh tật, bệnh hiểm nghèo chiếm phần lớn thu
nhập của hộ gia đình.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng cực nam của Việt Nam,
còn được gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo
cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực

thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến
Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên
Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2014, tổng diện tích
các tỉnh, thành thuộc ĐBSCL là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong
vùng là 17.517.600 người. Nó chiếm 13% diện tích cả nước nhưng hơn 19% dân
số cả nước, tốc độ tăng trưởng cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi


2

cả nước tăng 6,8%). Chỉ riêng cây lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng
lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thủy
sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu của cả nước.
Hình 1. Bản đồ khu vực ĐBSCL

Nguồn: />
Những năm qua, ngành y tế vùng ĐBSCL được nhà nước quan tâm đầu tư
rất lớn về cơ sở vật chất. Hệ thống các bệnh viện từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư
trang thiết bị, còn đội ngũ y bác sĩ thì được đào tạo từ nhiều nguồn: Vốn trái
phiếu Chính phủ, vốn ODA và nhiều chương trình dự án khác (1).
Thực hiện Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020, Bộ Y tế
đã xây dựng đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020 cho khu vực ĐBSCL.
Đề án đề ra mục tiêu nâng cao năng lực về khám bệnh, chữa bệnh cho các bệnh

1

/>


3

viện vệ tinh, thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cải tạo cơ
sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị y tế…
Tuy nhiên, ĐBSCL đứng về phương diện thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả
nước: Thu nhập bình quân đầu người với mức 27,9 triệu đồng

(2)

(cả nước là

31,6 triệu đồng/người/năm). Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, đặc
biệt là đồng bào dân tộc ít người như người Chăm, Khmer… nên việc tiếp cận
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn hạn chế. Có phải vì cuộc sống khó khăn mà
người dân ĐBSCL chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe nhiều hơn hay ít hơn các nơi
khác? Tỷ lệ chi tiêu giữa chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu khác như thực
phẩm, giáo dục thì như thế nào? Vấn đề chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ của
người dân nó chịu tác động từ những yếu tố nào? Vì vậy nghiên cứu: “CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU Y TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở
ĐBSCL” là cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế
của hộ gia đình và từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu
cho y tế của các hộ gia đình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định chi tiêu cho y tế của hộ gia đình khu vực ĐBSCL.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
khu vực ĐBSCL.
- Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm giảm gánh nặng chi phí cho y

tế của các hộ gia đình.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hộ gia đình chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe ra sao?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế của hộ gia đình khu
vực ĐBSCL?
2

Nguồn: Tổng cục Thống kê - />

4

- Giải pháp nào giúp các hộ gia đình giảm gánh nặng chi phí y tế?
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe
(chi tiêu y tế) của hộ gia đình vùng ĐBSCL và sự ảnh hưởng của các yếu tố
nhân khẩu học, yếu tố thu nhập của hộ gia đình và những yếu tố địa phương
khác đến mức độ chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian bao gồm 13 tỉnh ĐBSCL, trong khung thời gian năm
2014 (dựa trên dữ liệu của Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 2014 của Tổng
cục Thống kê).
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp hai phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy đa
biến. Phương pháp thống kê: Qua bộ số liệu VHLSS 2014 và các nguồn số liệu
thu thập được từ Tổng cục Thống kê và các báo cáo của địa phương sẽ được
trích lọc, tổng hợp và phân tích: So sánh mô tả; Xây dựng biểu đồ; Phân tích
thành phần… và đưa ra những nhận xét cơ bản cho nghiên cứu này. Phương
pháp hồi qui đa biến được áp dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi
tiêu y tế. Thiết lập mô hình hồi quy đa biến cho các nhân tố ảnh hưởng đến mức

chi tiêu cho y tế của hộ gia đình và ước lượng các hệ số, kiểm định mức phù hợp
và ý nghĩa thống kê của mô hình.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Vận dụng các kiến thức, học thuyết, mô hình… đã được tích luỹ vào
một vấn đề thực tiễn tại ĐBSCL.
- Đề xuất các giải pháp cho vấn đề chi tiêu y tế cho các gia đình.
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho
y tế của hộ gia đình nói chung và khu vực ĐBSCL và xác định mức độ ảnh


5

hưởng của các nhân tố đến chi tiêu cho y tế của hộ gia đình khu vực ĐBSCL.
Qua đó làm cơ sở đề nghị một số giải pháp nhằm giảm gánh nặng chi phí cho y
tế của các hộ gia đình Việt Nam nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng.
1.7.

Bố cục của đề tài
Luận văn này bao gồm các phần chính như sau:
Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu
Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu,

đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu; Ý nghĩa thực tiễn của đề tài…
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Trình bày các khái niệm, lý thuyết liên quan đến chi tiêu y tế, các nghiên
cứu liên quan đến đề tài; Các lý thuyết có liên quan làm nền tảng lý luận cho
nghiên cứu này; Những thuật ngữ, khái niệm… được dùng trong luận văn.
Chương 3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu

Chương này trình bày mô hình kinh tế, sự lựa chọn mô hình của tác giả,
trình bày cơ sở dữ liệu và phân tích để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi
tiêu cho y tế của hộ gia đình.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này trình bày các nội dung sau: Tổng quan về ĐBSCL;
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình khu vực
ĐBSCL; Kết quả nghiên cứu: Bảng biểu (thống kê, mô hình hồi quy); Phân tích
và giải thích kết quả mô hình; So sánh với những nghiên cứu trước…
Chương 5. Kết luận và Khuyến nghị
Chương này tóm lược kết quả quan trọng của đề tài, từ đó đề xuất một số
kiến nghị về mặt chính sách nhằm giảm gánh nặng chi tiêu cho y tế của hộ gia
đình. Đồng thời chương này cũng trình bày các hạn chế của đề tài và đề xuất
hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Chăm sóc sức khỏe
Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ là một loại hình dịch vụ có đặc thù riêng nó
liên quan đến sức khoẻ con người. Vì là loại hình dịch vụ nên quan hệ cơ bản
giữa người sử dụng và người cung cấp là giá cả dịch vụ. Sức khoẻ của mỗi
người đều không giống nhau và thời điểm, mức độ cần chăm sóc cũng không
giống nhau nên không dự đoán được thời điểm và mức độ chi trả. Đây là chi phí
không lường trước được nhưng buộc phải chi khi mắc bệnh.
Người sử dụng dịch vụ y tế hoàn toàn không tự chủ động lựa chọn dịch vụ
mà bị phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung ứng dịch vụ là các cơ sở y tế. Thực tế
thầy thuốc sẽ quyết định phương pháp điều trị, thời gian điều trị cho người có

nhu cầu khám chữa bệnh. Chính vì thế chi phí cho dịch vụ này là người có nhu
cầu phải thanh toán nhưng họ không được lựa chọn giá dịch vụ mà hoàn toàn
phụ thuộc vào cơ sở y tế và thầy thuốc. Dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền tới
tính mạng con người cho nên dù không có tiền nhưng vẫn phải khám chữa bệnh.
2.1.2. Chi phí y tế
Chi phí y tế là tổng số tiền chi trả của hộ gia đình cho sức khỏe bao gồm:
ngăn ngừa, chăm sóc, chữa bệnh. Chi tiêu y tế theo Tổng cục thống kê gồm 5
thành phần chính: Chi phí khám, chữa bệnh ngoại trú gồm tiền công khám, chữa
bệnh, tiền thuốc, đi lại, mua dụng cụ; chi phí những lần điều trị nội trú; chi phí
gồm viện phí và các chi phí khác như tiền dịch vụ theo yêu cầu, mua thêm
thuốc, dụng cụ, đi lại trông nom; chi phí mua bảo hiểm y tế; chi phí mua thuốc
không qua khám để tự chữa hoặc để dự trữ và chi phí mua dụng cụ y tế.
2.1.3. Chi tiêu cho y tế
Theo Bộ Y tế, chi tiêu y tế là mọi khoản chi cho các hoạt động y tế mà
mục tiêu đầu tiên là để nâng cao, phục hồi, hoặc duy trì sức khỏe cho toàn bộ
dân số và cho cá nhân của một quốc gia. Những chi tiêu này bao gồm cả chi
thường xuyên và chi cho hoạt động đầu tư phát triển. Định nghĩa này được áp


7

dụng bất kể chủ thể là đơn vị đứng ra chi trả tiền là Nhà nước hay doanh nghiệp
hay hộ gia đình hay các tổ chức tư nhân và đơn vị nhận tiền là đơn vị cung ứng
dịch vụ thuộc Nhà nước quản lý hay do tư nhân quản lý. Các hoạt động y tế bao
gồm: hoạt động nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật; hoạt động chữa bệnh,
giảm tử vong; hoạt động chăm sóc y tế với các bệnh mãn tính, cần các chăm sóc
điều dưỡng.
2.1.4. Chi tiêu y tế của hộ gia đình
Theo Vụ kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) định nghĩa: Chi tiêu y tế của hộ gia
đình là mọi khoản chi trực tiếp của hộ gia đình chi khi ốm đau phải khám, chữa

bệnh và sử dụng các dịch vụ, hàng hóa y tế. Bao gồm viện phí đã trả bất kể đơn
vị cung ứng dịch vụ là công hay tư, tiền xét nghiệm, mua thuốc men, vật tư, thiết
bị… bất kể tự mua hay có hóa đơn của thầy thuốc, mua tại bệnh viện, cơ sở nhà
nước hay cơ sở tư nhân. Những khoản người dân đóng góp để mua Bảo hiểm y
tế (BHYT) không tính ở đây (vì đã được tính chi trong chi của quỹ BHYT).
2.2. Các lý thuyết liên quan đến chi tiêu cho y tế
2.2.1. Lý thuyết về chăm sóc sức khỏe
Theo Pauly (1978, 1988) chăm sóc sức khỏe thường được định nghĩa là
tập hợp hàng hóa và dịch vụ có mục đích chính là cải thiện hay phòng ngừa sự
đi xuống trong sức khỏe. Một người tiêu dùng có thể đối mặt trong lúc quyết
định giữa việc uống một viên thuốc hay một cuộc giải phẫu trong tình trạng
thông tin bất cân xứng. Như vậy hàng hóa sự chăm sóc sức khỏe là một loại
hàng hóa đặc biệt dưới góc độ phân tích kinh tế. Tuy nhiên quan điểm giữa các
nhà kinh tế học sức khỏe về mức độ khác biệt giữa hàng hóa đặc biệt này so với
hàng hóa bình thường là không giống nhau, từ đó quan điểm về tầm quan trọng
của các yếu tố chăm sóc sức khỏe là khác nhau và ngụ ý của chúng đối với vấn
đề chính sách và phương pháp phân tích đối với các vấn đề riêng biệt cũng
không đồng nhất. Những quan điểm khác nhau khiến giới nghiên cứu trở nên rất
đa dạng, nhóm có quan điểm rộng nhấn mạnh sự khác biệt của dịch vụ chăm sóc
sức khỏe và tin rằng những khác biệt này có những vai trò quan trọng trong hoạt


8

động của thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khung phân tích với vấn đề
này; nhóm có quan điểm hẹp tin rằng dịch vụ chăm sóc sức khỏe không quá
khác biệt và thị trường này có thể được phân tích tốt với những mô hình tân cổ
điển thông thường.
Cầu chăm sóc sức khỏe là một trong rất nhiều những nhân tố tác động lên
sức khỏe và từ góc nhìn kinh tế, nó chỉ đơn thuần là một đầu vào trong sự tạo

sức khỏe. Do đó, không như những hàng hóa khác vốn được tiêu dùng vì sự thỏa
dụng trực tiếp mà chúng mang lại, sự chăm sóc sức khỏe được tiêu dùng để tạo
ra sức khỏe, ở đây sức khỏe mới là hàng hóa được mong muốn. Trong thực tế,
sự chăm sóc sức khỏe thường là một hàng hóa xấu có hiệu ứng trực tiếp làm
giảm thỏa dụng. Phần lớn chúng ta đều thấy vui vẻ nếu không bao giờ phải tiêu
dùng chúng. Nhưng khi đau ốm, sự chăm sóc sức khỏe lại trở thành một hàng
hóa tốt vì nó có tác động phục hồi sức khỏe, lợi ích này vượt trội những hiệu
ứng không mong muốn trong ngắn hạn của việc tiêu dùng dịch vụ này. Vậy cầu
đối với sự chăm sóc sức khỏe đến từ cầu của chính sức khỏe (Grossman, 1972),
một cầu phái sinh. Arrow (1963) chỉ ra hai dạng quan trọng của tính bất định
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: tính bất định trong cầu dịch vụ chăm sóc sức
khỏe và tính bất định trong sự hiệu quả của phương án chữa trị. Vì sự đau ốm và
các chấn thương ở mức độ cá nhân là những sự kiến rất ngẫu nhiên nên cầu của
cá nhân đối với sự chăm sóc sức khỏe và khoản chi trả đi kèm cũng rất ngẫu
nhiên. Dù cho những nghiên cứu y tế có thể chỉ ra tính hiệu quả trung bình của
một phương án chữa trị trong những điều kiện nhất định nhưng chúng không thể
mô tả liệu một phương án chữa trị có thể hiệu quả cho một cá nhân cụ thể trong
một điều kiện cụ thể, có thể nói, trước khi một sự chữa trị diễn ra, luôn có một
sự bất định trong hiệu quả của nó.
Việc tiếp cận và được chăm sóc, Legrand (1982) và Mooney (1998) cho
rằng có sự khác biệt rạch ròi giữa “tiếp cận” và “được chăm sóc”. “Tiếp cận”
bao gồm những cơ hội mà các cá nhân có thể có được, còn “được chăm sóc” phụ
thuộc vào cả việc có tồn tại các cơ hội như vậy hay không và việc các cá nhân


9

có khả năng được lợi từ chúng không. Với suy nghĩ đó, Legrand gắn sự “tiếp
cận” với hai yếu tố chi phí: thời gian và tiền bạc. Tuy vậy, điều này ngụ ý một
thứ rất khó giải thích: khi hai người cùng đối mặt với chi phí thời gian và tiền

bạc như nhau, họ sẽ có cùng mức “tiếp cận” bất chấp sự khác biệt về thu nhập.
Theo Tổ chức Hợp tác hành động vì công bằng sức khỏe (Partnership for
Action in Health Equity - PAHE) tại Việt Nam (2011), chính sách sức khỏe y tế
không chỉ giới hạn trong việc cung cấp và chi trả cho chăm sóc và dịch vụ y tế,
ngày nay các yếu tố xã hội được nhìn nhận rộng rãi là có tác động đến sức khỏe.
Theo đó, có 14 lĩnh vực chính của các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe bao
gồm: phân phối thu nhập, giáo dục, tỷ lệ thất nghiệp, việc làm và điều kiện làm
việc, sự phát triển đầu đời của trẻ, an ninh lương thực, nhà ở, loại trừ xã hội,
mạng lưới an sinh xã hội, dịch vụ y tế, dân tộc, giới tính, tình trạng khuyết tật.
2.2.2. Lý thuyết về chi tiêu cho y tế
Trong báo cáo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (United Nations Fund for
Population Activities - UNFPA) tại Việt Nam (2011) để lượng hóa cụ thể vấn đề
chăm sóc sức khỏe của người dân đã chia 14 nhóm lĩnh vực chính các yếu tố xã
hội quyết định đến sức khỏe thành 4 nhóm yếu tố liên quan. Cụ thể bao gồm các
nhóm về đặc điểm nhân khẩu học, điều kiện chăm sóc sức khỏe (BHYT, điều
kiện sinh hoạt,…) và tình trạng nghèo (trợ cấp, hỗ trợ của chính phủ) cũng ảnh
hưởng đến sức khỏe.
Theo UNFPA Việt Nam (2011), các đặc điểm về trình độ giáo dục của hộ
có ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người dân cũng như trẻ em. Thu
nhập của hộ có thể ảnh hưởng đến khả năng chi trả về y tế của hộ gia đình.
Trên cơ sở các nghiên cứu trên, tác giả tiếp cận mô hình lý thuyết về chi
tiêu y tế của hộ gia đình dưới dạng:
Y = F(A, B, C, D) + U
Y: Chi tiêu y tế hộ gia đình
A : Kinh tế hộ gia đình
B: Đặc điểm hộ gia đình


10


C: Điều kiện chăm sóc sức khỏe
D: Hỗ trợ bên ngoài
U: Sai số các tham số ước lượng mô hình.
2.2.3. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng
Theo Mas-Colell và cộng sự 1995, lý thuyết tiêu dùng thể hiện những
quyết định lựa chọn tiêu dùng mang tính chất duy lý của người tiêu dùng cho
các loại hàng hóa. Trong điều kiện ràng buộc về ngân sách hộ gia đình, người
tiêu dùng sẽ lựa chọn rổ hàng hóa đảm bảo tối đa hóa mức hữu dụng của mình.
Max u (x) với điều kiện p * x I
Trong đó:
x

x1 , x2 ,..., xn rổ hàng hóa tiêu dùng và x1 , x2 ,..., xn là các loại hàng hóa.

p

p1 , p2 ,..., pn

rổ hàng hóa tiêu dùng và p1 , p2 ,..., pn là giá của từng

loại hàng hóa.
I: là ngân sách của người tiêu dùng.
Với mức giá p của thị trường và ngân sách I cố định, người tiêu dùng lựa
chọn sử dụng hàng hóa sao cho đạt mức thỏa dụng cao nhất. Vấn đề này được
thực hiện dựa trên một số giả định cơ bản như thông tin thị trường hoàn hảo,
người tiêu dùng chấp nhận giá và giá của hàng hóa có dạng tuyến tính.
Trong chi tiêu y tế của người dân cũng tuân theo lý thuyết này. Sức khoẻ
được xem là một hàng hoá với nhu cầu là chăm sóc sức khoẻ và chi phí cho nhu
cầu này chính là chi phí y tế. Khi chi tiêu cho y tế thì người tiêu dùng cũng
mong muốn đạt được mức hữu dụng cụ thể nào đó ở mức cao nhất. Có nghĩa là

với một ngân sách có được hay một mức chi đã chi cho 1 dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ nào đó thì người mua dịch vụ luôn mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất,
sức khoẻ được tốt nhất. Vấn đề tối đa hoá hữu dụng luôn luôn được cân nhắc và
ứng dụng trong khâu chăm sóc sức khoẻ nói chung và dịch vụ y tế nói riêng. Bất
kỳ một chi phí y tế nào được chi ra cho một mục tiêu chăm sóc, điều trị một


11

bệnh nào đó thì luôn gắn kèm với nó là mong muốn đạt được mức hữu dụng cao
nhất, một hiệu quả điều trị cao nhất, sự chăm sóc tốt nhất và sự khoẻ mạnh nhất.
2.2.4. Hành vi ra quyết định chi tiêu của hộ gia đình
Hộ gia đình là nhóm tiêu dùng trong nền kinh tế, là tập hợp nhiều cá nhân
trong hộ, hành vi ra quyết nào đó cho một vấn đề chi tiêu cũng chịu sự chi phối
phần nào từ các cá nhân trong gia đình. Trong nghiên cứu của Douglas (1983)
đã kết luận một lần nữa các điểm cần lưu ý trong hành vi ra quyết định của hộ
gia đình như sau:
Một là, quá trình ra quyết định của hộ gia đình có nhiều yếu tố tác động,
dẫn đến cần phải cân nhắc để đưa ra được quyết định có lợi nhất, giúp tối đa hóa
hữu dụng của các cá nhân trong hộ gia đình và hạn chế các lựa chọn bất lợi. Bên
cạnh đó, hộ gia đình ra quyết định cũng chịu nhiều tác động từ các tác nhân bên
ngoài. Các tác nhân này có thể từ người cung cấp hàng hóa, hoặc các đối tượng
khác có khả năng tác động đến việc ra quyết định đó.
Hai là, điều kiện sống, thời điểm ra quyết định cũng ảnh hưởng đến hành
vi ra quyết định của hộ gia đình.
Tóm lại, các quyết định của hộ gia đình nói chung hay quyết định chi tiêu
nói riêng đều chịu tác động của nhiều yếu tố: Kinh tế hộ gia đình; Đặc điểm hộ
gia đình; Điều kiện chăm sóc sức khỏe; Hỗ trợ bên ngoài từ chính phủ, các tổ
chức phi chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội khác; Thu nhập của hộ gia
đình, dân tộc, giáo dục, giới tính, việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, điều kiện làm việc,

nhà ở, mạng lưới an sinh xã hội, dịch vụ y tế… Như vậy, trong quá trình đưa ra
quyết định của hộ gia đình cũng như quyết định chi tiêu y tế cần phải được xem
xét nghiên cứu trong trường hợp có nhiều nhân tố chi phối.
2.3. Lược khảo nghiên cứu
2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Baltagi và Moscone (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập với chi
tiêu cho y tế của 20 nước thành viên Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) trong giai đoạn 1971 – 2004. Kết quả cho thấy có mối tác động dương


12

giữa số người cao tuổi và số trẻ nhỏ sống phụ thuộc lên chi tiêu y tế. Việc gia
tăng thêm 1 người sống phụ thuộc, cụ thể 1 người cao tuổi hoặc 1 trẻ nhỏ sẽ làm
gia tăng chi tiêu y tế lên tương ứng là 13% và 18%. Ngoài ra, nghiên cứu còn
cho thấy một tác động dương giữa thu nhập của người dân đến chi tiêu cho y tế.
Thu nhập của người dân tăng 10% sẽ dẫn đến tăng chi tiêu cho y tế lên 8,5%.
Tất cả kết quả đều có ý nghĩa thống kê 5%.
Himanshu (2006) nghiên cứu các yếu tố tác động lên chi tiêu y tế của hộ
gia đình tại bộ lạc và thành thị ở Orissa (Ấn Độ). Nghiên cứu đã nêu ra sự ảnh
hưởng của thu nhập hộ gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ đến chi tiêu y tế hộ
gia đình tại bộ lạc và thành thị Orissa. Tác giả xây dựng mô hình hồi quy bao
gồm 3 biến: chi tiêu y tế hộ gia đình, thu nhập hộ gia đình và trình độ học vấn
của chủ hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại các bộ lạc, nông thôn và thành thị,
thu nhập, trình độ học vấn của chủ hộ đều có tương tác đồng biến lên chi tiêu y
tế. Sự ảnh hưởng của thu nhập lên chi tiêu y tế khác nhau giữa các hộ gia đình
sống ở bộ lạc, nông thôn và thành thị. Ở thành thị, thu nhập ảnh hưởng mạnh
nhất đến chi tiêu y tế và ít ảnh hưởng nhất ở khu vực bộ lạc. Lý do là vì thu nhập
trên đầu người ở bộ lạc và nông thôn thấp hơn ở thành thị.
Theo Pravin K. Trivedi (2002) chi tiêu y tế hộ gia đình của Việt Nam phụ

thuộc vào các yếu tố gồm thu nhập hộ gia đình, bảo hiểm y tế, quy mô hộ gia
đình, giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn chủ hộ, nơi sinh sống của
chủ hộ. Tác giả dùng hàm logarit để phân tích. Trivedi cũng giúp ước lượng
đường cong Engle cho chi tiêu y tế. Cách tiếp cận này bị giới hạn bởi tình trạng
sức khỏe của các thành viên hộ gia đình là không thể kiểm soát. Kết quả hồi quy
cho thấy tuổi của chủ hộ và giới tính của chủ hộ có tác động quan trọng đến
CTYTBQ hộ gia đình, chủ hộ là nữ chi trả cho y tế nhiều hơn là nam chủ hộ và
với chủ hộ càng lớn tuổi thì chi tiêu y tế càng nhiều. Tuy nhiên, quy mô hộ gia
đình và trình độ học vấn chủ hộ thì không có tác động mạnh lên chi tiêu y tế hộ
gia đình. Nơi sinh sống là yếu tố quan trọng để xác định chi tiêu y tế hộ gia đình.
Phân tích cho thấy hộ gia đình thành thị chi tiêu y tế nhiều hơn nông thôn. Thu


13

nhập hộ gia đình là biến quan trọng, nó tác động đồng biến lên chi tiêu y tế hộ
gia đình, hộ gia đình thu nhập nhiều hơn thì chi tiêu y tế nhiều hơn.
Catharina Hjortsberg (2000) phân tích các yếu tố của chi tiêu y tế của hộ
gia đình và giải thích biến chi tiêu y tế giữa các hộ gia đình có sự khác biệt giữa
nhóm kinh tế - xã hội tại Zambia. Tình trạng kinh tế hộ gia đình cũng được phân
tích trong bài viết này và tập trung vào tác động của tình trạng kinh tế lên hộ gia
đình và lên chi tiêu y tế hộ gia đình. Dựa trên học thuyết tiện ích chăm sóc sức
khỏe (hộ gia đình bị ràng buộc giữa hai nguồn lực tiền bạc và nguồn thời gian),
lý thuyết kinh tế hộ gia đình và sự tiêu thụ thể hiện: hộ gia đình đạt được tiện ích
thỏa dụng từ sức khỏe của từng thành viên và các chi tiêu y tế khác. Mô hình
biến hồi quy tuyến tính với ba nhóm biến độc lập bao gồm tình trạng kinh tế,
đặc điểm hộ gia đình và các biến tiếp cận. Kết quả ước lượng cũng chỉ ra biến sự
tiếp cận đến cơ sở y tế là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên chi tiêu y tế. Tất cả
các biến độc lập, nhóm biến tiếp cận gồm khoảng cách đến cơ sở y tế, phương
tiện đi lại và nơi sinh sống có ảnh hưởng quan trọng lên chi tiêu y tế hộ gia đình.

Chi tiêu chăm sóc sức khỏe hộ gia đình cũng bị ảnh hưởng bởi đặc điểm nhân
khẩu học. Quy mô hộ là biến quan trọng tác động lên tổng chi tiêu y tế hộ gia
đình. Hộ gia đình có số người đông thì có xu hướng chi nhiều cho y tế. Mặt
khác, tuổi chủ hộ cũng là yếu tố quan trọng cho chi tiêu y tế hộ gia đình.
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Minh Trí (2015) nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi tiêu y tế
cho trẻ em Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện trên 6.106 quan sát được trích
lọc từ bộ dữ liệu VHLSS 2010. Có 5.861 quan sát được lọc từ bộ dữ liệu
VHLSS 2012 và sử dụng 2.466 quan sát số hộ có cùng chung mã code 2010 và
2012. Kết quả hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) cho
thấy, thu nhập của hộ gia đình là nhân tố có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến chi tiêu
cho y tế trẻ em. Có sự khác biệt trong mức chi tiêu y tế cho trẻ em theo khu vực
hoặc địa bàn hộ sinh sống. Các hộ có trẻ em sống ở khu vực thành thị có mức
chi tiêu cho y tế nhiều hơn các hộ sống ở khu vực nông thôn. Tuổi và giới tính


14

của hộ gia đình có tác động ngược chiều với mức chi tiêu y tế cho bản thân.
Tuổi chủ hộ càng cao thì chi phí y tế cho trẻ em càng thấp, giới tính chủ hộ là nữ
thì quan tâm đến chi tiêu cho y tế trẻ em cao hơn chủ hộ là nam giới. Bên cạnh
đó, hai nhóm dân tộc Kinh và dân tộc Hoa thì có mức chi tiêu cho y tế cao hơn
so với nhóm dân tộc còn lại. Tổng số người trong hộ cùng với số trẻ em đều tác
động lên chi tiêu y tế trẻ em nhưng tác động ngược chiều nhau. Ngoài ra, chi
tiêu y tế còn bị ảnh hưởng bởi các loại hình cơ sở y tế, bảo hiểm y tế, hỗ trợ y tế.
Lê Phương Thảo (2011) xác định các yếu tố của chi tiêu y tế hộ gia đình ở
Việt Nam bằng cách sử dụng bộ dữ liệu VHLSS 2006. Kết quả đã cho thấy cái
nhìn tổng quan về thực trạng chi tiêu y tế hộ gia đình ở Việt Nam thông qua
thống kê mô tả dữ liệu VHLSS 2006. Tác giả cũng sử dụng phương pháp bình
phương nhỏ nhất (OLS) và cho thấy chi tiêu y tế hộ gia đình và thu nhập hộ gia

đình có mối quan hệ mạnh. Các yếu tố xác định quan trọng của chi tiêu y tế hộ
gia đình là chi tiêu hộ, quy mô hộ gia đình và bảo hiểm y tế. Tuổi tác của chủ hộ
và học vấn của chủ hộ rất quan trọng, nhưng tác động của chúng lên chi tiêu y tế
lại không nhiều. Hơn nữa, chúng ta thấy có khác biệt quan trọng về mặt thống kê
giữa chi tiêu y tế các hộ gia đình thông qua khu vực sinh sống.
Vũ Trịnh Thế Quân (2012) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chi
tiêu y tế của các hộ gia đình Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung. Tác giả
sử dụng bộ dữ liệu VHLSS 2010 do Tổng Cục Thống kê thực hiện. Qua quá
trình lọc, phân tích và xử lý số liệu, tác giả lược bỏ một số quan sát không đủ tin
cậy và cuối cùng đã chọn được 8.795 quan sát đáp ứng yêu cầu. Tác giả đã sử
dụng phương pháp OLS để phân tích và kết quả cho thấy các biến: chi tiêu bình
quân hộ gia đình, chi tiêu giáo dục, dân tộc của chủ hộ, tuổi - tuổi bình phương
của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, giới tính của trẻ và nơi
sinh sống của hộ ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế của hộ gia đình ở Bắc Trung
Bộ và Duyên Hải Miền Trung.


15

Tóm lại: Quá trình lược khảo một số nghiên cứu trước có liên quan trong
và ngoài nước cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế của hộ
gia đình:
- Tuổi: Tuổi của chủ hộ và các thành viên trong hộ gia đình có tác động
thuận với CTYTBQ. Khi tuổi càng cao thì chi tiêu y tế có xu hướng tăng và
ngược lại.
- Giới tính: Giới của chủ hộ là nữ và các thành viên trong hộ gia đình có
nữ nhiều hơn nam thì CTYTBQ có xu hướng tăng vì phụ nữ do cấu tạo cơ thể
đặc biệt nên nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp thường cao hơn nam giới.
- Dân tộc: Các dân tộc Kinh, Hoa thường có chi tiêu y tế cao hơn các dân
tộc ít người khác.

- Số người sống phụ thuộc: Số người sống phụ thuộc càng lớn thì chi tiêu
y tế càng cao, vì những người sống phụ thuộc là người không nằm trong độ tuổi
lao động là những người già và trẻ em, đó là đối tượng có nhu cầu chi tiêu y tế
cao.
- Quy mô hộ gia đình: Số lượng nhân khẩu trong một hộ gia đình càng lớn
thì tổng chi tiêu y tế của gia đình càng cao và ngược lại.
- Thu nhập của người dân: Khi thu nhập càng cao con người càng có nhu
cầu chăm sóc sức khoẻ và nhu cầu thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc cao cấp càng
lớn nên kéo theo chi tiêu y tế cũng tăng theo.
- Nơi sống (nông thôn hay thành thị): Tuy điều kiện sống ở thành thị tốt
hơn ở nông thôn, gần gũi các dịch vụ y tế nhưng chi tiêu họ thấp hơn người
nông thôn vì cùng một dịch vụ y tế, cùng một nơi cung cấp dịch vụ thì người ở
nông thôn sẽ chịu chi phí cao hơn do điều kiện di chuyển xa, ăn ở, nghỉ ngơi…
làm tăng thêm chi phí khi chữa trị.
- Trình độ học vấn: Có tác động thuận chiều với chi tiêu y tế, người có
trình độ càng cao thì nhận thức về bảo vệ sức khoẻ càng cao và ý thức bảo vệ
sức khoẻ cũng cao, nên nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ càng lớn, đồng thời định
hướng lựa chọn dịch vụ chăm sóc tốt hơn nên chi phí y tế sẽ tăng.


16

- Tình trạng kinh tế: Giữa người giàu và người nghèo thì người giàu có xu
hướng chi tiêu y tế cao hơn do họ có điều kiện chi tiêu hơn và nhu cầu cũng lớn
hơn người nghèo.
- Cơ sở y tế: Khi thụ hưởng một dịch vụ y tế, điều trị tại một cơ sở y tế
công cộng, nhà nước thì chi phí sẽ thấp hơn các cơ sở y tế tư nhân, bệnh viện tư,
bệnh viện cao cấp khác.
- Khoảng cách đến cơ sở y tế: Khoảng cách càng lớn chi tiêu y tế càng cao
và ngược lại.

- Bảo hiểm y tế, Hỗ trợ y tế: Khi có được bảo hiểm y tế người dân sẽ được
chi trả, bồi thường từ các công ty bảo hiểm cho nên chi phi y tế của họ sẽ giảm.
Đồng thời số lần khám chữa bệnh của người có bảo hiểm y tế sẽ tăng lên (vì
được bảo hiểm) nên chi phí y tế tăng lên và cộng phí bảo hiểm chia đều cho tất
cả các lần khám trong năm thì chi phí y tế thực tế có giảm nhưng mức giảm
không sâu.
Kết quả này là cơ sở giúp định hướng và chọn lọc các nhân tố cụ thể hơn
khi tiến hành nghiên cứu. Đồng thời qua thực tiễn triển khai và sự đánh giá của
một số chuyên gia trong ngành giúp nghiên cứu lựa chọn các nhân tố cơ bản khi
thực hiện. Đây là mặt thuận lợi lớn cho việc lựa chọn mô hình nghiên cứu.


×