Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Công tác xử lý tài liệu tại thư viện trường đại học thủy lợi (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.33 KB, 40 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HỒNG THỊ THANH THỦY

CƠNG TÁC XỬ LÝ TÀI LIỆU TẠI THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin Thƣ viện
Mã số: 60 32 02 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƢ VIỆN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Thảo

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HỒNG THỊ THANH THỦY

CƠNG TÁC XỬ LÝ TÀI LIỆU TẠI THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin Thư viện
Mã số: 60 32 02 03
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Thảo

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG



Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch Hội đồng

TS. Nguyễn Thu Thảo

PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, để tài: “Công tác xử lý tài liệu tại Thƣ viện Trƣờng
Đại học Thủy lợi” là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi được thực hiện
nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thu Thảo. Các kết quả về số liệu
được nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có gì sai tơi xin
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Hoàng Thị Thanh Thủy


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thu Thảo, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành Luận
văn này.
Xin cảm ơn các thầy cơ giáo đã tận tình truyền thụ những kiến thức, kinh
nghiệm q báu cho tơi trong suốt q trình học tập tại Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn.
Xin cảm ơn Ban chủ nhiệm, các cán bộ, giảng viên đang công tác tại Khoa
Thông tin – Thư viện đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ tình cảm chân thành tới Ban Giám đốc và những đồng
nghiệp đang công tác tại Thư viện Trường Đại học Thủy lợi đã tạo điều kiện cho
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn.
Cuối cùng xin được dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người
thân đã quan tâm và động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù bản thân tôi đã cố gắng nỗ lực nghiên cứu, tìm tịi về đề tài ở tất cả
các góc độ, song luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi những khiếm khuyết nhất
định. Tôi mong muốn nhận được sự xem xét, đánh giá, đóng góp những ý kiến quý
báu của các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để tiếp tục bổ khuyết cho luận
văn đồng thời giúp thực hiện tốt hơn nhiệm vụ mà tôi đang được giao tại Thư viện
Trường Đại học Thủy lợi.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


HỌC VIÊN

Hoàng Thị Thanh Thủy


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ....................................................................... 4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI
LIỆU TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ............................... 11
1.1. Cơ sở lý luận về xử lý tài liệu ...................................................................... 11
1.1.1. Các khái niệm xử lý tài liệu .......................................................................... 11
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xử lý tài liệu ..................................... 14
1.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác xử lý tài liệu ..................................... 17
1.2. Tổng quan về Thƣ viện Trƣờng Đại học Thủy lợi ...................................... 20
1.2.1. Khái quát về Trường Đại học Thủy lợi ........................................................ 20
1.2.2. Khái quát về Thư viện Trường Đại học Thủy lợi ......................................... 21
1.2.3. Đặc điểm người dùng tin .............................................................................. 30
1.3. Vai trò của xử lý tài liệu trong hoạt động thông tin thƣ viện .................... 33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI LIỆU TẠI THƢ
VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ............................................................ 36
2.1. Quy trình chung ............................................................................................. 36
2.2. Mô tả thƣ mục ................................................................................................ 37
2.2.1. Cách thức mô tả thư mục .............................................................................. 37
2.2.2. Công cụ mô tả thư mục ................................................................................. 40
2.2.3. Đánh giá chất lượng mô tả thư mục.............................................................. 43
2.3. Phân loại tài liệu ............................................................................................. 47
2.3.1. Cách thức phân loại tài liệu .......................................................................... 47

2.3.2. Công cụ phân loại tài liệu ............................................................................. 54
2.3.3. Đánh giá chất lượng phân loại tài liệu .......................................................... 56
2.4. Định từ khóa ................................................................................................... 59
2.4.1. Cách thức định từ khóa ................................................................................. 59
2.4.2. Cơng cụ kiểm sốt từ khóa ........................................................................... 65

1


2.4.3. Đánh giá chất lượng định từ khóa................................................................. 66
2.5. Tóm tắt ............................................................................................................ 70
2.5.1. Cách thức làm tóm tắt tài liệu ....................................................................... 71
2.5.2. Đánh giá chất lượng làm tóm tắt tài liệu ...................................................... 74
2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác xử lý tài liệu ....................................... 78
2.6.1. Nhân lực ........................................................................................................ 78
2.6.2. Kinh phí, thiết bị máy móc, cơng cụ hỗ trợ .................................................. 80
2.6.3. Các quy định nội bộ ...................................................................................... 81
2.6.4. Tổ chức và quản lý công việc ....................................................................... 82
2.7. Nhận xét chung về công tác xử lý tài liệu .................................................... 84
2.7.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 84
2.7.2. Hạn chế ......................................................................................................... 85
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG XỬ LÝ TÀI LIỆU TẠI
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ..................................................... 88
3.1. Nâng cao trình độ cán bộ xử lý tài liệu ........................................................ 88
3.1.1. Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ xử lý ....................... 88
3.1.2. Đào tạo các kỹ năng khác ............................................................................. 91
3.2. Xây dựng và củng cố các công cụ hỗ trợ xử lý tài liệu ................................... 93
3.3. Xây dựng và hoàn thiện các quy định nội bộ trong xử lý tài liệu. ............ 94
3.4. Hồn thiện cơng tác hiệu đính cơ sở dữ liệu thƣ mục ................................ 95
3.5. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên.................................................................... 96

3.6. Khuyến nghị ................................................................................................... 97
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 101

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng việt
BPL

Bảng phân loại

CBTV

Cán bộ thư viện

CBXL

Cán bộ xử lý

CSDL

Cơ sở dữ liệu

KHPL

Ký hiệu phân loại

NDT


Người dùng tin

TT-TV

Thông tin – Thư viện

TVĐHTL

Thư viện Trường Đại học Thủy lợi

TVVN

Thư viện Việt Nam

XLTL

Xử lý tài liệu

Tiếng Anh
AACR2

Anglo-American Cataloguing Rule, 2nd

DDC

Dewey Decimal classification

ISBD


International Sandard Bibliographic Description

LCC

Library of Congress classification

MARC21

Machine Readable Cataloging

3


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Thư viện ....................................................................... 24
Bảng 1.1: Thống kê số lượng cán bộ Thư viện....................................................... 25
Bảng 1.2: Thống kê cơ cấu vốn tài liệu theo nội dung ........................................... 28
Bảng 1.3: Thống kê cơ cấu vốn tài liệu theo dạng ................................................. 28
Bảng 1.4: Thống kê cơ cấu vốn tài liệu theo ngơn ngữ .......................................... 29
Sơ đồ 2.1: Quy trình xử lý tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Thủy lợi ............ 36
Bảng 2.1: Bảng các trường tương đương giữa MARC21 và AACR2 .................... 39
Bảng 2.2: Danh sách tài liệu mô tả sai.................................................................... 46
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng phân loại ................................... 58
Bảng 2.4: Cách thức trình bày từ khóa trong CSDL của Thư viện ........................ 64
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng từ khóa ...................................... 67
Bảng 2.6: Danh sách các biểu ghi để khảo sát chất lượng bài tóm tắt ................... 77
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát chất lượng bài tóm tắt ................................................ 78

4



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng tác xử lý tài liệu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi cơ
quan thơng tin thư viện. Nó có mối quan hệ chặt chẽ và tác động đến các công tác
khác trong thư viện như: bổ sung, tổ chức quản lý kho, phát triển sản phẩm, dịch
vụ, công tác phục vụ bạn đọc, liên thông chia sẻ tài nguyên…Sản phẩm của công
tác xử lý tài liệu là cầu nối giúp bạn đọc tiếp cận đúng, dễ dàng và nhanh chóng tới
nguồn tài liệu gốc. Do đó cơng tác xử lý tài liệu tại các cơ quan thông tin thư viện
ln được coi là một trong những nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nhất.
Trường Đại học Thủy lợi là trường đại học duy nhất ở Việt Nam đào tạo cán
bộ khoa học kỹ thuật và chuyên gia thủy lợi cho đất nước, phục vụ ngành nước,
thủy lợi, thủy văn, thủy điện và năng lượng tái tạo với quy mô đào tạo ngày càng
lớn. Thư viện Trường Đại học Thủy lợi (TVĐHTL) là một bộ phận thực hiện chức
năng phục vụ cho công tác đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu và học tập của thầy và
trò trong trường nên phải nỗ lực để đáp ứng tối đa nhu cầu tin cho người dùng.
Kể từ năm 1989 -là năm được tách ra hoạt động độc lập đến nay, Thư viện đã
có những bước chuyển đáng kể từ công tác phục vụ bạn đọc, công tác bổ sung đến
công tác xử lý tài liệu... Năm 1997, Thư viện làm quen với phần mềm CDS/ISIS.
Năm 2006, phần mềm thư viện điện tử Libol 6.0 được đưa vào sử dụng, làm thay
đổi theo hướng hiện đại hóa tồn bộ hoạt động chun mơn nghiệp vụ của Thư
viện. Cùng với việc đầu tư mạnh mẽ cho nguồn lực thông tin, công tác xử lý tài
liệu của Thư viện cũng từng bước được nghiên cứu đổi mới và chuẩn hố. Các
cơng cụ được áp dụng trong công tác xử lý tài liệu là quy tắc biên mục Anh – Mỹ
AACR2, khổ mẫu MARC21 và bảng phân loại DDC. Ngay khi áp dụng các công
cụ mới trên theo khuyến cáo của Vụ Thư viện năm 2007, TVĐHTL đã triển khai
tổ chức hệ thống các kho mở. Tài liệu được sắp xếp theo ký hiệu phân loại DDC
và bạn đọc được vào kho tự chọn tài liệu trên giá. Năm 2013 phần mềm quản lý
thư viện tích hợp Aleph của Israel được Dự án Niche (Hà Lan) đầu tư để thay thế
phần mềm Libol 6.0.


5


Việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ mới và ứng dụng phần mềm quản lý thư
viện, đặc biệt là việc tổ chức các kho mở đã đặt ra cho công tác xử lý tài liệu của
TVĐHTL nhiệm vụ nặng nề hơn. Những nhiệm vụ đó là xử lý tài liệu nhanh
chóng, chính xác hơn để phục vụ bạn đọc tra cứu tại chỗ hoặc từ xa tài liệu của thư
viện; Xây dựng được cơ sở dữ liệu thư mục; Hỗ trợ bộ phận Bổ sung tra cứu thông
tin tài liệu để tránh bổ sung trùng bản; Xử lý tài liệu để hỗ trợ việc tổ chức kho mở
một cách khoa học, qua đó giúp bạn đọc tra tìm và lựa chọn tài liệu trên giá dễ
dàng, nhanh chóng và chính xác. Việc xử lý tài liệu không đạt chất lượng sẽ là rào
cản lớn đối với bạn đọc khi muốn tiếp cận đúng tài liệu họ mong muốn và kho tài
liệu sẽ không được khai thác hiệu quả, tài liệu sẽ nằm chết trên giá, gây lãng phí
ngân sách của Nhà trường và Nhà nước. Ngoài ra xử lý tài liệu đạt chất lượng tốt
là tiền đề hỗ trợ công tác liên thông chia sẻ biểu ghi, chia sẻ tài nguyên giữa các
thư viện và giúp các thư viện tự tin khi tiến tới hội nhập với cộng đồng thư viện
trong khu vực và quốc tế…Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng hoạt động thông tin thư
viện của Trường Đại học Thủy lợi hiện nay tác giả nhận thấy công tác xử lý tài
liệu tại TVĐHTL chưa đáp ứng yêu cầu của những nhiệm vụ nói trên. Sản phẩm
đầu ra của công tác này chưa hỗ trợ đắc lực cho giảng viên và sinh viên dễ dàng
tìm được nguồn tài liệu phù hợp theo mục tiêu và yêu cầu của hình thức đào tạo tín
chỉ mà nhà trường đã đặt ra. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, đánh giá
những mặt mạnh, mặt yếu và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
xử lý tài liệu của TVĐHTL là một vấn đề cấp thiết.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Công tác xử lý tài liệu tại Thư viện
Trường Đại học Thủy lợi” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Theo hướng nghiên cứu của đề tài, đã có nhiều tài liệu mang tính lý luận,
tính ứng dụng cho ngành thư viện nói chung và một số cơng trình mang tính

nghiên cứu thực tiễn tại các cơ quan thơng tin - thư viện cụ thể.
Về lý luận và hệ thống hóa lý thuyết xử lý tài liệu có các tài liệu tiêu biểu
sau: giáo trình “Xử lý tài liệu trong hoạt động thông tin-thư viện” của tác giả Trần

6


Thị Quý và Nguyễn Thị Đào (2007), giáo trình “Phân loại tài liệu” của tác giả Vũ
Dương Thúy Ngà (2009), Tập đề cương bài giảng cao học “Xử lý phân tích-tổng
hợp thơng tin” của tác giả Nguyễn Thu Thảo (2013), cuốn “Phân loại và biên mục
– Cataloging and classification” của tác giả Lois Mai Chan do một nhóm cán bộ,
giáo viên Việt Nam dịch ra tiếng Việt đã xuất bản năm 2014. Các tài liệu trên đã
phân tích cơ sở lý luận trong công tác xử lý tài liệu đưa ra một cách khái quát về
công tác xử lý tài liệu và cung cấp những kiến thức cụ thể để giải quyết các vấn đề
trong quy trình xử lý tài liệu như phân loại, định từ khóa, làm tóm tắt,....
Về cơng trình nghiên cứu thực tiễn cơng tác xử lý tài liệu cụ thể là các luận
văn thạc sĩ có đề tài nói về cơng tác xử lý tài liệu, xử lý thông tin của thư viện các
trường đại học/cao đẳng bao gồm: “Nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu tại
Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của tác giả
Nguyễn Ánh Hồng (2013), “Xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện Học
viên Ngân hàng” của tác giả Nguyễn Thị Tứ (2014), “Công tác xử lý nội dung tài
liệu tại Trung tâm Thư viện Đại học Luật Hà Nội” của tác giả Vũ Thị Lương
(2015). Những luận văn trên đã đưa ra cơ sở lý luận chung cho công tác xử lý tài
liệu và phản ánh thực tế hoạt động xử lý tài liệu tại các Trung tâm Thơng tin-Thư
viện cụ thể. Qua đó, các tác giả đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng công tác xử lý tài liệu phù hợp với từng Trung tâm Thơng tin
-Thư viện.
Ngồi ra, theo hướng nghiên cứu của đề tài còn nhiều bài viết được đăng tải
trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành về thư
viện. Cụ thể Tạp chí Thư viện Việt Nam các vấn đề phân loại, biên mục, định từ

khóa, làm tóm tắt và xử lý tài liệu có các bài viết tiêu biểu sau: “Khảo cứu và đánh
giá về các bộ từ khóa và từ điển từ khóa được sử dụng trong định từ khóa tài liệu ở
Việt Nam hiện nay” (tr.10-13, số 1/2010), “Quan niệm chuẩn hóa trong xử lý tài
liệu và những biện pháp đảm bảo chuẩn hóa xử lý tài liệu ở Việt nam hiện nay” (tr.
15-18, số 4/2010), “Các tiêu chuẩn quốc tế về xử lý tài liệu và việc áp dụng ở Việt
Nam (tr. 21-27, số 2/2012)”. Những bài viết trên đều của tác giả Vũ Dương Thúy

7


Ngà. Bài viết “Thuận lợi và khó khăn khi phân loại tài liệu chuyên ngành khoa học
và công nghệ theo DDC” của tác giả Nguyễn Thị Đào (tr. 3-5, tr. 48, số 4/2011),
“Bàn về hệ thống phân loại bài tóm tắt” của tác giả Nguyễn Thị Kim Loan (tr. 2327, số 3/2010).
Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành thường nêu thực trạng,
những thuận lợi và khó khăn đối với từng vấn đề liên quan trong công tác xử lý tài
liệu mà các bài viết đề cập tới. Đồng thời các tác giả cũng đã đưa ra giải pháp
chung nhằm giải quyết các vấn đề đó để các thư viện khác nhau có thể tham khảo
và vận dụng một cách linh hoạt cho thư viện mình. Qua đó có thể cải thiện chất
lượng cơng tác xử lý tài liệu nói chung cho hoạt động thư viện của ngành.
Nghiên cứu về TVĐHTL chỉ có hai luận văn thạc sĩ đó là “Nghiên cứu phát
triển Sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện Trường Đại học Thủy lợi” của
tác giả Phạm Hồng Thái (2007), “Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện
Trường Đại học Thủy lợi” của tác giả Nguyễn Văn Tiếp (2014).
Trong tất cả các luận văn và các bài viết nói trên, chưa có đề tài nào nghiên
cứu về công tác xử lý tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Thủy lợi. Do đó có thể
khẳng định đề tài tác giả lựa chọn là hồn tồn mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xử lý tài liệu của Thư viện
Trường Đại học Thủy lợi.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác xử lý tài liệu trong hoạt động thông
tin - thư viện.
- Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, các đặc điểm của Thư viện Trường Đại
học Thủy lợi.
- Nghiên cứu thực trạng và đánh giá công tác xử lý tài liệu tại Thư viện
Trường Đại học Thủy lợi.

8


- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xử lý tài liệu tại Thư viện
Trường Đại học Thủy lợi.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Sản phẩm đầu ra của công tác xử lý tài liệu tại Thư viện Trường Đại học
Thủy lợi chưa đạt chất lượng cao, nguyên nhân có thể do cơng cụ hỗ trợ xử lý tài
liệu khơng phù hợp, do trình độ xử lý tài liệu của cán bộ chưa cao và do khâu tổ
chức công việc chưa khoa học.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác xử lý tài liệu của Thƣ viện Trƣờng
Đại học Thủy lợi

5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Thư viện Trường Đại học Thủy lợi
- Thời gian: Từ năm 2007 đến nay
- Nội dung: Công tác xử lý tài liệu của Thư viện Trường Đại học Thủy lợi và
thực trạng các yếu tố tác động đến công tác này
6. Phƣơng pháp nghiên cứu


6.1 Phƣơng pháp luận
Sử dụng phương pháp nghiên cứu theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở phân tích các quan điểm, đường lối chính
sách của Đảng, Nhà nước về phát triển sự nghiệp thông tin - thư viện.
6.2 Phƣơng pháp cụ thể


Nghiên cứu tài liệu



Thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu.



Điều tra xã hội học.

7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
7.1 Về mặt khoa học
Luận văn được thực hiện góp phần bổ sung, hồn thiện lý luận về công tác
xử lý tài liệu trong hoạt động thông tin thư viện

9


7.2 Về mặt ứng dụng
Làm rõ thực trạng chất lượng công tác xử lý tài liệu tại Thư viện Trường Đại
học Thủy lợi, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và phân tích ngun nhân của nó;
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xử lý tài liệu tại
Thư viện Trường Đại học Thủy lợi;

Ngoài ra, luận văn cịn có thể dùng để tham khảo cho những người quan tâm
và các thư viện khác có cùng hoạt động tương tự.
8.2. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác xử lý tài liệu tại Thƣ viện
Trƣờng Đại học Thủy lợi
Chƣơng 2: Thực trạng công tác xử lý tài liệu tại Thƣ viện Trƣờng Đại
học Thủy lợi
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác xử lý tài liệu tại Thƣ
viện Trƣờng Đại học Thủy lợi

10


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI
LIỆU TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
1.1. Cơ sở lý luận về xử lý tài liệu
1.1.1. Các khái niệm xử lý tài liệu
Xử lý tài liệu chính là các kỹ năng nhằm ghi lại tất cả các đặc trưng về hình
thức và nội dung trong tài liệu nhằm mục đích tìm kiếm được, kiểm sốt được về
cả số lượng và nội dung của các thông tin trong tài liệu ấy. [20, tr.19]
Xử lý tài liệu là công đoạn trong hoạt động dây chuyền thông tin tư liệu, bao
gồm xử lý hình thức và xử lý nội dung tài liệu:
1.1.1.1. Xử lý hình thức tài liệu
Xử lý hình thức tài liệu hay cịn gọi là mơ tả hình thức/thư mục tài liệu là quá
trình lựa chọn những chi tiết đặc trưng của một tài liệu, trình bày chúng theo
những quy tắc nhất định giúp NDT dễ dàng tìm thấy tài liệu mình cần và có khái
niệm ban đầu về tài liệu để phân biệt với tài liệu khác trước khi nghiên cứu nội
dung của tài liệu đó. [20, tr.19-20]

Các thơng tin đặc trưng của tài liệu như: tên tác giả, trách nhiệm của người
biên soạn, tên tài liệu, các thông tin về xuất bản (nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm
xuất bản), nguồn gốc, đặc điểm vật lý, dạng tài liệu…
Mục đích của xử lý hình thức tài liệu là để kiểm soát thư mục của cá nhân, cơ
quan, tổ chức, quốc gia, quốc tế và tổ chức hệ thống trao đổi, tra cứu phục vụ
thông tin cho NDT thơng qua cơng cụ kiểm sốt thư mục được xây dựng sau quá
trình xử lý như: hệ thống mục lục truyền thống hay CSDL thư mục (mục lục trực
tuyến)…
Đối tượng để xử lý hình thức tài liệu là nguồn tài liệu cấp một như:
-

Từng tài liệu/tác phẩm riêng biệt.

-

Từng phần của tài liệu (chương, mục, …)

-

Từng bài báo, tạp chí trong các ấn phẩm định kỳ hay tiếp tục.

-

Các bộ tài liệu/sách hay một nhóm sách

-

Tài liệu điện tử, vi phim, vi phiếu

11



-

Băng ghi âm, ghi hình.

-

Các đĩa từ, đĩa quang

Kết quả của xử lý hình thức tài liệu mới chỉ dừng ở mức cung cấp cho NDT
những thông tin đơn giản mang tính hình thức, sơ bộ và dễ dàng tìm kiếm các tài
liệu một khi đã biết tên tác giả hoặc tên tài liệu đó. Cịn tìm kiếm nội dung tài liệu,
lĩnh vực tri thức cụ thể thì các Bản mơ tả thư mục chưa đáp ứng được. Chính vì
vậy, bên cạnh xử lý hình thức thì xử lý nội dung tài liệu là rất cần thiết và có ý
nghĩa quan trọng.
1.1.1.2. Xử lý nội dung tài liệu
Xử lý nội dung tài liệu hay cịn gọi là mơ tả nội dung tài liệu là q trình
phân tích nội dung tài liệu và thể hiện nội dung đó bằng các ngơn ngữ tư liệu (ký
hiệu phân loại, từ khóa, chủ đề, tóm tắt, chú giải, tổng luận...) [20, tr.23].
Mức độ xử lý nội dung tài liệu phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của NDT và
điều kiện thực tế tại các cơ quan thơng tin – thư viện.
Mục đích xử lý nội dung tài liệu là:
- Sắp xếp, tổ chức và lưu trữ tài liệu theo nội dung, ví dụ tổ chức kho mở, xây
dựng CSDL…
- Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin, ví dụ mục lục phân loại, mục lục chủ
đề…
- Tạo lập các điểm truy cập thông tin hoặc trợ giúp chọn lọc thông tin theo nội
dung tài liệu trong hệ thống tìm tin (hệ thống truy hồi thông tin).
Công tác xử lý tài liệu bao gồm nhiều công đoạn như mô tả thư mục, phân

loại, định từ khóa, làm tóm tắt, định chủ đề, chú giải, tổng luận… Tuy nhiên, trong
khuôn khổ luận văn và thực tế công tác xử lý tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy
lợi, tác giả sẽ nghiên cứu các công đoạn: mơ tả thư mục (xử lý hình thức) và phân
loại, định từ khóa, làm tóm tắt (xử lý nội dung).
Phân loại tài liệu là phân loại các xuất bản phẩm, phân loại các sách báo và
tài liệu – một dạng sản phẩm của trí tuệ con người [14, tr. 16].

12


Phân loại nội dung tài liệu là quá trình phân tích tài liệu nhằm xác định nội
dung chủ yếu và thể hiện nội dung đó bằng ký hiệu của khung phân loại cụ thể. Ký
hiệu này có thể đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào nội dung được phản ánh
trong tài liệu [20, tr.24].
Trên thực tế, xét về bản chất của q trình phân loại tài liệu có thể định nghĩa
phân loại là quá trình xử lý nội dung tài liệu, kết quả được thể hiện bằng các ký
hiệu phân loại. Các ký hiệu này được rút ra trên cơ sở một bảng phân loại cụ thể
mà thư viện và các cơ quan thông tin sử dụng [14, tr. 17].
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả dùng thuật ngữ Phân loại để
sử dụng thống nhất cả thuật ngữ phân loại tài liệu và phân loại nội dung tài liệu.
Định từ khóa nội dung tài liệu là q trình phân tích nội dung tài liệu và thể
hiện nội dung đó bằng ngơn ngữ từ khóa nhằm mục đích phục vụ tìm tin theo
phương thức tự động hóa.
Từ khóa là một loại ngơn ngữ tư liệu có các đơn vị từ vựng là từ và ngữ dựa
trên ngôn ngữ tự nhiên, biểu thị các khái niệm đơn giản và được trình bày độc lập
với nhau [25, tr. 31].
Có hai loại từ khóa: Từ khóa tự do (là từ khóa được người xử lý thơng tin đặt
ra theo ngun tắc chung nhưng khơng được kiểm sốt theo một phương tiện kiểm
sốt nào) và Từ khóa kiểm sốt (là từ khóa tự do nhưng được kiểm sốt theo một
phương tiện kiểm sốt được chấp nhận như Bộ từ khóa hay từ điển từ khóa) [25,

tr.31].
Tài liệu có thể có một hoặc một tập hợp từ khóa. Đó chính là những dấu hiệu
để tạo nên các biểu thức tìm tài liệu trong CSDL. Mục đích của định từ khóa là
thiết lập điểm truy nhập nội dung tài liệu bằng từ ngữ. Từ điểm truy nhập này, NDT
có thể tiếp cận và khai thác tài liệu có nội dung thể hiện bằng tập hợp các từ ngữ
phù hợp với yêu cầu của họ.
Tóm tắt nội dung tài liệu là trình bày lại nội dung chính của tài liệu gốc một
cách ngắn gọn dưới dạng một bài văn, sao cho người đọc có thể nắm bắt được nội
dung đó nhanh chóng và chính xác nhất. Bài tóm tắt có tác dụng trợ giúp chọn lọc

13


thơng tin trong q trình tìm tin; Tiết kiệm dung lượng lưu trữ và truyền thông tin;
Thay thế tài liệu gốc trong một số trường hợp đặc biệt như tài liệu gốc viết bằng
tiếng hiếm, tài liệu hạn chế truy cập… [25, tr.62].
Để tóm tắt được nội dung cơ bản của tài liệu, người cán bộ phải tiến hành đọc
các phần lời nói đầu, lời giới thiệu, lời tựa, phần mục lục, phụ lục, đối với một số
tài liệu phải đọc cả phần chính văn.
Các mức độ chọn lọc thơng tin để làm tóm tắt cơ bản gồm 3 mức sau:
Mức 1: Chủ đề chính, bao gồm các đặc trưng nội dung và mối quan hệ của
chúng với nhau;
Mức 2: Các chủ đề triển khai nội dung (chủ đề nhánh);
Mức 3: Các chủ đề triển khai nội dung với 2 mức nhỏ: Thơng tin định tính
(các kết luận, kiến nghị...), thông tin định lượng (các số liệu, dữ kiện).
1.1.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xử lý tài liệu

1.1.2.1. Trình độ nhân lực

Trình độ, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của CBXL tài liệu có tác động
rất lớn đến chất lượng của công tác XLTL. Sản phẩm đầu ra của công tác XLTL
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác phục vụ NDT của thư viện. Vì thế
người cán bộ XLTL ngồi đạo đức nghề nghiệp cần phải có những kiến thức và kỹ
năng sau:
Nắm vững quy tắc biên mục mô tả tài liệu;
Kiến thức về phương pháp luận xử lý thơng tin, có khả năng phân tích, tổng
hợp, khái qt hóa và đánh giá nội dung của tài liệu;
Nắm vững cấu trúc, cách thức sử dụng các công cụ hỗ trợ như: Bảng phân
loại, Bộ từ khóa, từ điển, từ chuẩn, khổ mẫu…
Am hiểu nhiều lĩnh vực của xã hội. Đối với các thư viện chuyên ngành đòi
hỏi người cán bộ XLTL phải am hiểu về các lĩnh vực khoa học liên quan mà thư
viện phục vụ;
Kiến thức về hệ thống tìm tin, về ngơn ngữ: văn bản, văn phong và thuật ngữ
khoa học, đặc biệt luôn cập nhật thuật ngữ chuyên dụng;

14


Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng trong quản lý hoạt động thơng tin
thư viện;
Có khả năng sử dụng ít nhất một ngoại ngữ thông dụng như tiếng Anh để đọc
và cập nhật được những kiến thức, quy tắc, tiêu chuẩn mới về lĩnh vực thư viện.
Đồng thời ngoại ngữ cũng hỗ trợ đắc lực cho người cán bộ XLTL ngoại văn phân
tích nội dung, xác định chủ đề một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
1.1.2.2. Tổ chức công việc
Trong bất kỳ công việc nào nếu tổ chức tốt cơng việc thì cơng việc đó sẽ đạt
kết qủa tốt hơn, hiệu qủa công việc cao hơn, giảm sai sót hơn. Đối với cơng tác xử
lý tài liệu để tổ chức tốt công việc, các thư viện cần xây dựng quy trình xử lý tài
liệu với các bước cụ thể, có kế hoạch thực hiện rõ ràng, phân cơng cơng việc hợp

lý và có kiểm tra đánh giá đối với từng cán bộ.
Các cơng đoạn từ xử lý hình thức đến xử lý nội dung tài liệu nên được tổ
chức theo hướng chun mơn hóa. Mỗi cán bộ chỉ nên phụ trách một đến hai cơng
đoạn nhất định ví dụ một cán bộ chun mơ tả hình thức, một cán bộ chuyên phân
loại, định từ khóa và làm tóm tắt, một cán bộ chun hiệu đính… thay vì phải thực
hiện tất cả các công đoạn trong dây chuyền xử lý tài liệu. Việc này sẽ giúp các cán
bộ có thể kiểm tra chéo kết quả công việc của nhau, qua đó sẽ phát hiện và sửa
được những lỗi thường gặp của nhau. Ngồi ra, tổ chức cơng việc theo hướng
chun mơn hóa sẽ giúp cán bộ phát triển nhanh kỹ năng nghề nghiệp và cơng
việc đó sẽ trở nên chuyên nghiệp và nâng tầm lên thành kỹ xảo.
1.1.2.3. Công cụ hỗ trợ
Trong bất kỳ công việc nào từ đơn giản đến phức tạp đều cần có cơng cụ
chun dụng giúp người lao động giải quyết cơng việc. Ví dụ, người đầu bếp cần
xong chảo, dao thớt…, người thợ may cần máy may, người pha chế cocktail cần
dụng cụ pha chế,… Vậy người cán bộ làm công tác XLTL cần cơng cụ gì?
Cơng cụ hỗ trợ cơ bản trong cơng tác XLTL gồm: Các chuẩn trong XLTL,
các bộ tiêu chuẩn, quy định, tài liệu tra cứu (bách khoa thư, từ điển,…) trong đó
các chuẩn trong XLTL là yếu tố quan trọng nhất.

15


Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả phục vụ NDT cao nhất, một trong các
điều kiện thiết yếu là phải chuẩn hóa các khâu hoạt động của thư viện. Chuẩn hố
hoạt động XLTL đóng một vai trị quan trọng trong việc cung cấp cho NDT những
thơng tin chính xác về nguồn tin của mỗi cơ quan TT - TV dưới những dạng thức
dễ hiểu và dễ tiếp cận trong đó việc xây dựng và áp dụng các chuẩn trong XLTL là
điều kiện tiên quyết đảm bảo tính khoa học, thống nhất và chất lượng của hoạt
động XLTL. Việc chuẩn hóa cịn giúp nâng cao hiệu quả kiểm sốt thư mục và hỗ
trợ việc tham khảo, chia sẻ nguồn thông tin thư mục giữa các thư viện, cơ quan

thông tin trong và ngồi nước.
Để chuẩn hóa hoạt động TT - TV, việc áp dụng các chuẩn XLTL đóng vai
trị quyết định. Các chuẩn gồm: Chuẩn trong mô tả tài liệu, chuẩn khổ mẫu, chuẩn
trong phân loại tài liệu,... Việc lựa chọn các chuẩn cần căn cứ vào độ phổ biến của
chuẩn áp dụng cũng như sự phù hợp với đặc thù tài liệu và đặc điểm cụ thể của đơn vị
áp dụng: Ví dụ thư viện phục vụ tài liệu khoa học kỹ thuật mà sử dụng Bộ từ khóa
khoa học tổng hợp thì khơng thỏa mãn độ sâu,…
Đối với việc lựa chọn Bảng phân loại lại phải xét ở góc độ khác, bởi thực tế
cho thấy hầu như khơng thể tạo ra một Bảng phân loại bách khoa thỏa mãn đầy đủ
yêu cầu của các nhà chuyên môn và người dùng, dù là DDC, UDC hay LCC.
Chính vì vậy, khi lựa chọn Bảng phân loại, cơ quan TT - TV phải xét đến đặc
điểm tổ chức hoạt động của mình: ví dụ, để tổ chức kho mở thì dùng Bảng phân
loại có KHPL đồng nhất bằng số sẽ thuận lợi hơn KHPL kết hợp cả chữ và số.
Ngoài ra, cũng phải xét đến hệ thống thư viện cùng ngành cũng như khuyến cáo,
chính sách thư viện trong nước để lựa chọn Bảng phân loại cho phù hợp, thuận lợi
cho việc chia sẻ, trao đổi dữ liệu. Đây cũng chính là tiêu chí để lựa chọn các chuẩn
trong mơ tả tài liệu.
Đối với việc làm tóm tắt nên tham chiếu các tiêu chuẩn, quy định trong nước
như các Tiêu chuẩn Việt Nam…
1.1.2.4. Công nghệ thông tin
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động thông tin thư viện là

16


việc ứng dụng từ phần cứng, phần mềm quản lý, công nghệ mạng cho đến các thiết
bị ngoại vi, thiết bị an ninh…..
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thơng tin thư viện mang
lại nhiều lợi ích, tạo cơ hội phát triển cho ngành thư viện Việt Nam trong tiến trình
chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại. Cụ thể đối với công

tác XLTL, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp CBXL tiết kiệm thời gian và
công sức khi tham khảo và download được biểu ghi của các thư viện khác qua
cổng Z39.50 hoặc chuẩn ISO 2709 mà chất lượng, hiệu quả công việc vẫn đảm
bảo, đặc biệt khi xử lý tài liệu tiếng nước ngoài.
Phần mềm quản lý thư viện tạo cơ hội cho các thư viện tạo lập được các mục
lục điện tử là cơ sở để tích hợp, trao đổi dữ liệu giữa các thư viện với nhau, nhờ đó
tiết kiệm nhiều thời gian và cơng sức. Đồng thời hỗ trợ cán bộ thư viện trình bày
kết quả XLTL trên phân hệ biên mục và thể hiện kết quả đó ra bên ngồi phục vụ
NDT tra cứu tìm tin thông qua phân hệ OPAC.
Công nghệ thông tin giúp CBXL có điều kiện để giao lưu, học hỏi, nâng cao
trình độ. Ngồi ra, việc sử dụng các cơng cụ tra cứu trực tuyến như Từ điển, Bách
khoa thư trực tuyến sẽ giúp CBXL tra cứu nhanh chóng, dễ dàng.
1.1.3.

Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác xử lý tài liệu

1.1.3.1. Đối với cơng tác xử lý hình thức
Các bản mơ tả thư mục đạt chất lượng tốt, thực hiện được đầy đủ chức năng
của mình, phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tính chính xác: Thơng tin được chuyển tải vào bản mơ tả thư mục phải
chính xác, khách quan dựa trên thơng tin xuất hiện trên tài liệu.
- Tính đầy đủ: Đảm bảo trình bày đầy đủ các đặc tính cơ bản của tài liệu gốc
từ nhiều phương diện: hình thức, khái qt nội dung cơng dụng của tài liệu gốc.
- Tính thống nhất: Đảm bảo sự nhất quán khi diễn đạt một điểm truy nhập,
cho thấy mối quan hệ giữa các tên người, các tác phẩm dựa theo các quy tắc mơ tả
áp dụng. Nhờ kiểm sốt tính thống nhất mà biên mục vượt ra ngồi khn khổ của
quá trình tạo lập một loạt biểu ghi phản ánh các tư liệu rời rạc, không liên hệ với nhau.

17



- Yêu cầu về trình bày dữ liệu: Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào trong
cơng tác XLTL địi hỏi các kết quả của quá trình này phải được trình bày chặt chẽ
theo tiêu chuẩn của khổ mẫu MARC nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về trình bày dữ
liệu đầu ra và các tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu.
1.1.3.2. Đối với công tác phân loại tài liệu và định từ khóa
Để phân loại tài liệu và định từ khóa đạt chất lượng tốt, đảm bảo tính khoa học
thì cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tính chính xác: đó là mức độ tương ứng giữa lượng khái niệm của đặc
trưng tài liệu với lượng khái niệm của đặc trưng được chọn để mô tả. Việc định chỉ
mục cần phải đạt được độ chính xác cao nhất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp
mức độ chính xác cao nhất khơng được đảm bảo, nên mở rộng khái niệm ở mức
cao hơn gần nhất.
VD: Chủ đề: Thiết kế đường giao thông liên thôn
Mức cao hơn gần nhất là “Đường giao thông”
- Tính đơn nghĩa: Mỗi chỉ mục phải đảm bảo tính đơn nghĩa, mỗi nội dung
khoa học ứng với một tập hợp chỉ mục và chỉ một mà thôi. Kết quả xử lý cùng một
tài liệu bởi nhiều người khác nhau phải giống nhau.
- Tính đầy đủ: Được hiểu là sự bao hàm đầy đủ các đặc trưng quan trọng nhất
của tài liệu, với độ sâu tương ứng với quy định chung của hệ thống.
Để đánh giá chất lượng của công tác phân loại tài liệu và định từ khóa người
ta sử dụng hai hệ số đánh giá cơ bản sau:
- Hệ số chính xác thơng qua mơ tả:
Kcxmt = Ncxmt/Ncmmt x 100%, trong đó:
Kcxmt - Hệ số chính xác
Ncxmt - Số lượng chỉ mục mơ tả chính xác
Ncmmt - Tổng số chỉ mục trong kết quả
- Hệ số đầy đủ thông qua mô tả:
Kđđmt = Nđtmt /Mđtmt x 100%, trong đó:
Kđđmt - Hệ số đầy đủ thơng qua mơ tả


18


Nđtmt - Số lượng đặc trưng được mô tả
Mđtmt - Tổng số các đặc trưng nội dung
Ngồi ra, ta cịn có thể đánh giá hiệu quả cơng tác này thơng qua tìm tin.
- Hệ số chính xác thơng qua tìm tin
Kcxtt = Ncxtt/ Nr x 100%
Kcxtt - Hệ số chính xác thơng qua tìm tin
Ncxtt - Số lượng các biểu ghi tìm ra đáp ứng yêu cầu tìm
Nr - Tổng số các biểu ghi tìm ra
- Hệ số đầy đủ thơng qua tìm tin
Kđđtt = Ŋcx/Ncx x100% trong đó
Kđđtt - Hệ số đầy đủ thơng qua tìm tin
Ŋcx - Số lượng các biểu ghi tìm ra đáp ứng yêu cầu tin
Ncx - Tổng số các biểu ghi đáp ứng yêu cầu tin trong CSDL. [25, tr.6-11]
1.1.3.3. Đối với bài tóm tắt
Để đánh giá về chất lượng của một bài tóm tắt, chúng ta có thể căn cứ vào
một số tiêu chí cơ bản sau:
Về mặt hình thức
Văn phong của bài tóm tắt phải khoa học, trong sáng, đơn giản, dễ hiểu. Câu
văn ngắn gọn, hạn chế sử dụng các câu phức hợp, đa nghĩa, ưu tiên sử dụng loại cú
pháp đặc thù: dùng câu thiếu chủ ngữ nếu chủ ngữ là chủ thể thực hiện cơng việc,
khơng xuống dịng, khơng dùng câu nghi vấn, cảm thán trong bài tóm tắt.
Các thuật ngữ khoa học sử dụng trong bài tóm tắt phải thông dụng, phù hợp
với sự phát triển của các ngành khoa học hiện đại.
Về chính tả cần có sự quy định thống nhất cho từng hệ thống tìm tin, thống
nhất trong tồn ngành thơng tin thư viện về dấu thanh, chữ I hay Y…Có thể thống
nhất cách viết theo từ điển tiếng Việt mới nhất hoặc do người xử lý lựa chọn.

Cấu trúc của bài tóm tắt phải logic, chặt chẽ, dung lượng ngắn gọn đảm bảo
thông tin của tài liệu gốc được trình bày bằng số lượng ký tự ít nhất có thể.

19


Về mặt nội dung:
Bài tóm tắt phải bảo đảm phản ánh ngắn gọn, đầy đủ, chính xác và khách
quan nội dung của tài liệu gốc.
Ngắn gọn: Bảo đảm lượng thông tin phản ánh tối đa, lượng từ diễn đạt tối
thiểu nhưng phải đơn giản, trong sáng và dễ hiểu;
Đầy đủ: Thông tin cơ bản của nội dung trong tài liệu gốc phải được chuyển
tải đầy đủ sang bài tóm tắt. Đây là yêu cầu về mặt định lượng của bài tóm tắt.
Chính xác: Thơng tin được chuyển tải phải đúng như nội dung tài liệu gốc,
có nghĩa là giá trị khoa học và ý tưởng của tác giả trong tài liệu gốc phải được đảm
bảo nguyên vẹn trong thông tin bài tóm tắt. Đây là yêu cầu về mặt định tính của
bài tóm tắt.
Khách quan: Thơng tin được chuyển tải trong bài tóm tắt phải đảm bảo
khơng có bất cứ ý kiến bình luận hoặc đánh giá nào của người xử lý đối với nội
dung tài liệu gốc [19, tr.42].
1.2. Tổng quan về Thƣ viện Trƣờng Đại học Thủy lợi
1.2.1. Khái quát về Trường Đại học Thủy lợi
Trường Đại học Thủy lợi thành lập năm 1959, tiền thân là Học viện Thủy lợi
- Điện lực.
Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Thủy lợi đã
khẳng định là trường đại học đầu ngành, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp
ứng yêu cầu phát triển ngành nước và là Trung tâm nghiên cứu khoa học, cơng
nghệ có uy tín về Thủy lợi, Thủy điện, Tài ngun và Mơi trường, Phịng chống và
giảm nhẹ thiên tai. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật với số lượng gần 40.000 kỹ
sư, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo từ Trường Đại học Thủy lợi đã và đang hoạt động

có hiệu quả trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, giáo
dục, an ninh, quốc phòng....ở khắp mọi miền của đất nước.
Từ lúc ban đầu chỉ đào tạo vài ngành về chuyên môn thủy lợi, sau nhiều năm
mở rộng quy mô và phạm vi đào tạo, đến nay Nhà trường đã mở 23 ngành (2
ngành đào tạo bằng tiếng Anh) đào tạo bậc đại học trong các lĩnh vực chuyên môn

20


×