Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại xã hải bắc huyện hải hậu–tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.08 KB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-----------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝTHUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT TẠI XÃ HẢI BẮCHUYỆN HẢI HẬU-TỈNH NAM
ĐỊNH

Người thực hiện

: PHẠM THỊ LIÊN OANH

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

:MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : TS.PHAN THỊ THÚY
Địa điểm thực tập

:HẢI BẮC – HẢI HẬU – NAMĐỊNH



Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi.
Toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung
thực và chưa được sử dụng trong bất kì một luận văn, một khóa luận được sử
dụng bảo vệ bất kí một học hàm, học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ
ràng nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả

Phạm Thị Liên Oanh

3


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn T.S Phan Thị Thúy người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn để tôi có thể thực hiện tốt khóa luận này. Tôi xin chân thành
cảm ơn Ban giam đốc, quý phòng ban cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa
Môi trường, Học viện nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy, truyền thụ
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài
Nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh chị làm tại phòng Chi cục Môi trường đã
động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.

Xin chân thành cảm ơn Trạm bảo vệ thực vật huyện Hải Hậu và UBND xã
Hải Bắc, Ban Nông nghiệp xã Hải Bắcđã nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ tôi trong
quá trình thu thập số liệu, phỏng vấn.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tời gia đình, bạn bè những người đã
quan tâm ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên
cứu này.
Hà Nội, ngày thàng năm 2016
Tác giả

Phạm Thị Liên Oanh

4


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ARS
BVTV
DOA
FAO
HTX
ICAMA
IPM
NN&PTNT
UBND

Phòng đăng kí thuốc BVTV Thái Lan

Bảo vệ thực vật

Cục Nông nghiệp Thái Lan
Tổ chức nông lương thế giới
Hợp tác xã
Cục quản lí Nông dược Trung Quốc

Quản lý dịch hại tổng hợp
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ủy ban nhân dân

5


DANH MỤC BẢNG

6


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

7


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

8


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết


Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, khí hậu
nóng ẩm thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho
sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gâyảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng nông sản. Sự phát triển của ngành nông nghiệp hiện đại luôn gắn
liền với việc sử dụng các phương tiện hoá học và sinh học trong sản xuất, bảo
quản và chế biến; trong đó có các hoá chất phòng trừ dịch hại. Việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trở thành một trong những phương tiện kinh tế
nhất trong công tác phòng trừ dịch hại và bảo quản nông sản, đảm bảo an ninh
lương thực.
Hải Bắc là một xãnằm trong khu vực của huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định,
có diện tích đất đai dùng trong nông nghiệp, chủ yếu để sản xuất lương thực,
thực phẩm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dân số tăng nhanh cùng với sự
phát triền của đất nước và việc nâng cao chất lượng đã làm diện tích canh tác
của xã bị thu hẹp đáng kể. Vì vậy, những người nông dân phải thâm canh tăng
vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng, việc đó kéo theo việc tăng cường sử dụng thuốc
BVTV. Bên cạnh đó, do khí hậu biến đổi bất thường, tình hình sâu bọ, dịch bệnh
diến biến phức tạp hơn, số lượng và chủng loại các loại thuốc BVTV cũng tăng
đáng kể. Thuốc BVTV có tác dụng như con dao hai lưỡi. Nếu biết sử dụng một
cách hợp lý, với khả năng diệt trừ dịch hại nhanh, dễ sử dụng, có thể ngăn chặn
các đợt dịch trong thời gian ngắn, có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng một cách
bừa bãi, thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm, thiếu các biện pháp an toàn thì tai họa
thật khôn lường, nhất là xu hướng lạm dụng thuốc BVTV đã gây ra những hệ
lụy xấu đối với sản xuất, môi trường, hệ sinh thái, sức khỏe cộng đồng và phát
triển bền vững.

9


Do đó vấn đề cần quan tâm hiện nay là phải điều tra, đánh giá tình hình
quản lý thuốc BVTV trong toàn xã Hải Bắc để tìm ra những nguyên nhân gây

ảnh hưởng tới công tác quản lý, từ đó nghiên cứu, đề ra một số biện pháp để
công tác quản lý đạt hiệu quả nhất. Xuất phát từ vấn đề trên tôi đã lựa chọn và
tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuốc bảo
vệ thực vật tại xã Hải Bắc - huyện Hải Hậu–tỉnh Nam Định”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đánh giá hiệu quả thực trạng quản lívà sử dụng thuốc BVTV tại xã Hải
Bắc góp phần nâng cao chất lượng nông sản, hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.

10


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật
1.1.1. Khái niệm thuốc BVTV

PGS.TS Nguyễn Trần Oánh và công sự (2007), đã định nghĩ “ Thuốc
BVTV là các loại hóa chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp bằng con
đường công nghiệp dùng để phòng chống, tiêu diệt sinh vật gây hại mùa màng
trong nông lâm nghiệp hoặc gây bệnh cho con người.”
Theo Trần Quang Hùng (2000),thuốc BVTV là những hợp chất độc nguồn
gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng để phòng và trừ sinh vật hại cây
trồng và nông sản.
1.1.2. Phân loại thuốc BVTV

Theo PGS.TS Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007), thuốc BVTV được
phân loại như sau:
1.1.2.1. Dựa vào đối tượng phòng chống


- Thuốc trừ sâu (Insecticide): gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu
diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kì loại côn trùng nào có mặt trong môi trường.
- Thuốc trừ bệnh: Bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa học ) vô cơ và hữu
cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực vật), có
tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loại vi sinh vật gây hại cho cây trồng và
nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lí giống và xử lí đất...
- Thuốc trừ chuột: là những hợp chất vô cơ, hữa cơ, hoặc có nguồn gốc sinh học
có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt
chuột gây hại trên ruộng, trong nhà, kho hàng và các loại gặm nhấm.
- Thuốc trừ cỏ: các chất được dùng để trừ các loại thực vật cản trở sự sinh trưởng
của cây trồng.

11


1.1.2.2. Dựa vào con đường xâm nhập đến dịch hại.

- Thuốc xâm nhập vào cơ thể dịch hại bằng con đường tiếp xúc: là những thuốc
gây độc cho sinh vật khi thuốc xâm nhập qua biểu bì chúng.
- Thuốc xâm nhập vào cơ thể dịch hại bằng con đường vị độc: là những thuốc gây
độc cho động vật khi thuốc xâm nhập qua đường tiêu hóa của chúng.
- Thuốc có tác động xông hơi: là thuốc có khả năng bay hơi, bụi dầu độc không
khí bao quanh dịch hại và gây độc cho sinh vật khi thuốc xâm nhập qua đường
hô hấp.
- Thuốc có tác động thấm sâu: là những thuốc có khả năng xâm nhập qua biểu bì
thực vật, thấm vào các tế bào bên trong diệt dịch hại sống trong cây và trong các
bộ phận của cây.
- Thuốc có tác dụng nội hấp: là những thuốc có khả năng xâm nhập qua thân, rễ,
lá và các bộ phận khác của cây.

1.1.2.3. Dựa vào nguồn gốc hóa học:

- Nguồn gốc thảo mộc: Làm từ cây hay các sản phẩm chiết suất từ cây có khả
năng tiêu diệt dịch hại.
- Nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật (các loài kí sinh thiên địch), các sản
phẩm có nguồn gốc sinh vật (như các loài kháng sinh...) có khả năng tiêu diệt
dịch hại
- Nguồn gốc vô cơ: Bao gồm cá hợp chất vô cơ (như dung dịch Boocđô, lưu
huỳnh, lưu huỳnh vôi...) có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả năng
tiêu diệt dịch hại (như các hợp chất clo hữu cơ. Lân hữu cơ. Cacbarnat,..).
1.2. Vai tròcủa thuốc BVTV

Ngay từ mới khi ra đời thuốc BVTV đã được đánh giá cao và được coi là
một trong những thành tựu lớn của khoa học kĩ thuật.Theo PGS.TS Nguyễn
Trần Oánh và cộng sự (2007), thuốc BVTV đóng, một vai trò quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp với nhiều ưu điểm nổi trội:

12


-

Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đông loạt trên diện tích rộng
và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà biện pháp khác không thể
thực hiện

-

Đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệ năng suất cây trồng, cải thiện

chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm được diện tích
canh tác.

-

Đây là biện pháp dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại hiệu
quả ổn định và nhiều khi biện pháp phòng trừ là duy nhất.
Thuốc BVTV tác động tốtđến cây trồng như: rút ngắn thời gian sinh
trưởng, làm cây ra hoa sớm, làm quả chín sớm, tăng chất lượng nông sản, làm
tăng năng suất và chỉ tiêu cấu thành năng suất, làm tăng sức chống chịu của cây
với những điều kiện bất lợi như: chống rét, chống hạn, chống lốp đổ, tăng khả
năng hút chất dinh dưỡng và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.
1.3. Cơ chế tác động của thuốc BVTV

Sau khi chất độc xâm nhập được vào tế bào, tác động đến trung tâm sồng,
tùy từng đối tượng và tùy từng điều kiện khác nhau mà gây ra tác dộng sau trên
cơ thể sinh vật:
-

Tác động cục bộ: chỉ xảy ra những biến đổi tại những mô mà trực tiếp tiếp xúc
với chất độc, như những thuốc có tác động tiếp xúc.

-

Tác động toàn bộ: chất độc tác động đến những cơ quan ở xa nơi thuốc hay tác
động đến toàn bộ cơ thể như những thuốc có tác dụng nội hấp.

-

Tác động tích lũy: sinh vật tiếp xúc với chất độc nhiều lần, nếu quá trình hấp thu

nhanh hơn quá trình bài tiết, sẽ xảy ra hiện tượng tích lũy hóa học.

-

Tác động liên hợp: khi hỗn hợp hai hay nhiều chất với nhau, hiệu lực của chúng
có thể tăng lên và hiện tượng này gọi là tác động liên hợp. Nhờ tác động liên

13


hợp, ta giảm được số lần phun thuốc, giảm chi phí phun và diệt đồng thời nhiều
loại dịch hại cùng lúc.
-

Tác động đối kháng: ngược với tác động liên hợp: hỗn hợp, chất độc này làm
suy giảm độ độc của chất kia.

-

Hiện tượng quá mẫn: các cá thể xảy ra hiện tượng quá mẫm khi tác động của
chất được lặp lại. Chất gây ra hiện tượng này được gọi là chất cảm ứng. Khi chất
cảm ứng tác động được vào cơ thể với liều lượng nhỏ cũng có thể gây hại cho
sinh vật.
Tùy theo liều lượng ta sử dụng mà mang lại những tác động tích cực hay
tiêu cực, mang lại trong ngành nông nghiệp cũng như ảnh hưởng đến đời sống
thực vật. Vi sinh vật trong đất, hay môi trường đất, nước, không khí.... và môi
trường sống của chúng ta.
1.4. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV

Thuốc BVTV có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuât nông

nghiệp , nhưng việc sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo đúng nguyên tắc và cần
phải kết hợp với các biện pháp khác, chỉ nên sử dụng thuốc BVTV khi thật cần
thiết thì mới mang lại hiệu cao.
1.4.1. Sử dụng theo 4 đúng
1.4.1.1. Đúng thuốc

Căc cứ vào đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần
được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng. Việc tác nhân
gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kĩ thuật bảo vệ thực vật hoặc khuyến nông.
Khi chọn mua thuốc hóa học BVTV, nông dân phải biết rõ ràng loại dịch
hại mình cần phòng trừ. Nếu không xác định được thì phải nhờ sự giúp đỡ của
cán bộ kĩ thuật nhận diện giúp để có cơ sở chọn đúng loại thuốc, có hiệu lực cao
để trừ loại dịch hại đó.

14


Chỉ sử dụng thuốc có tên trong danh mục thuốc được phép sử dụng do
Nhà nước quy định.
1.4.1.2. Đúng lúc

Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫm cảm
với thuốc, thời kì sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng phát thành dịch.
Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế.
Đối với dịch hại, phun thuốc đúng lúc là vào thời điểm dịch hại trên đồng
ruộng dễ bị tiêu diệt nhất, sâu hại thường mẫn cảm với thuốc hóa học BVTV khi
chúng ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ.
Phun thuốc đúng lúc là không phun thuốc quá gần ngày thu hoạch nông
sản, phải tùy thuộc loại thuốc mà ngưng sử dụng trước khi thu hoạch một thời
gian nhất định (theo thời gian cách ly của mỗi loại thuốc).

1.4.1.3. Đúng liều lượng, nồng độ

Đọc kĩ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảo đúng liều lượng hoặc nồng
độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một đơn vị diện tích. Phun nồng độ
thấp làm sâu hại quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽ gây ngộ độc đối với cây
trồng và làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc.Dùng thuốc với liều cao hơn
khuyến cáo làm gia tăng nguy cơ ngộ độc cho người đi phun thuốc, người sống
ở gần vùng phun thuốc và người sử dụng nông sản có phun thuốc.
1.4.1.4. Đúng cách

Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kĩ thuật cũng như
nơi xuất hiện dịch hại mà sử sụng cho đúng cách. Nên phun thuốc vào sáng sớm
hoặc chiều mát. Nếu phun thuốc vào buổi trưa, do nhiệt độ cao, tia tử ngọa nhiều
làm thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dễ gây ngộ độc cho người
phun thuốc. Nên đi trên chiều gió hoặc ngang chiều gió. Nếu phun ở đồng xa
nên đi hai người đề phòng có thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trong quá trình
phun thuốc.

15


1.4.2. Dùng thuốc luân phiên

Trong một vụ sản xuất không nên dùng liên tiếp nhiều lần một loại thuốc
mà nên thay đổi cho từng dối tượng dịch hại để ngăn ngừa sự xuất hiện sớm
hoặc hạn chế tính kháng thuốc.
1.4.3. Dùng thuốc hỗn hợp

Chỉ nên pha các loại thuốc trừ sâu thuộc các nhóm thuốc khác nhau
(nhóm thuốc Carbanmate thường hỗn hợp với thuốc nhóm lân hữu cơ, thảo

mộc); các thuốc có tác động khác nhau (ức chế thần kinh tê liêt, chống lột xác),
pha các loại thuốc có dối tượng phòng trừ khác nhau như thuốc trừ sâu pha
chung với thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh hóa học được pha với
thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng, phân bón lá, thuốc trừ sâu vi sinh có thể
hỗn hợp với kali, đạm (trừ ure), nhưng không hỗn hợp được với thuốc có nguồn
gốc kháng sinh.
1.4.4. Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp quản lí dịch hại tổng
hợp

Theo các nhóm chuyên gia của Tổ chức nông lương thế giời (FAO), quản
lí dịch hại tổng hợp là một hệ thống quản lí dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể
của môi trường và những biến động của quần thể các loại gây hại, sử dụng tất cả
các kĩ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ các loài
gây hại ở mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Hệ thống quản lí dịch hại tổng hợp
(IPM) bắt nguồn từ Indonexia và lan dần ra nhiều nước trồng lúa trên thế giới.
Năm 1992 Việt Nam đã chính thức tham gia mạng lưới IPM network.
Một số biện pháp trong hệ thống IPM như gieo trồng các giống cây kháng
sâu bệnh, bảo đảm yêu cầu phân bón và nước thích hợp, tận dụng các biện pháp
thủ công (bắt tay, bẫy bả,...). Chú ý bảo vệ thiên địch khi dùng thuốc.
1.5. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người
1.5.1. Nguy cơ ô nhiễm môi trường

Do các loại thuốc BVTV là các chất hóa học có độc tính cao nên mặt trái
của thuốc BVTV là rất độc hại với sức khỏe cộng đồng và là một đối tượng có

16


nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu không được quản lí chặt chẽ
và sử dụng đúng cách. Vì vậy, giải quyết hài hòa giữa việc sử dụng thuốc BVTV

để bảo vệ sản xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi
trường là một đòi hỏi và thách thức lớn đối với cơ quan quản lí nhà nước về
BVTV.
Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diên tích, do thay đổi cơ
cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn ra phức tạp hơn. Do đó, số
lượng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên. Nếu như trước năm
1985 khối lượng thuốc BVTV dùng hằng năm khoảng 6.500 đến 9.000 tấn thành
phần quy đổi và lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kg hoạt chất/ha thì
thời gian từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng biến động từ 25-38 ngàn
tấn. Cơ cấu thuốc BVTV sử dụng cũng có biến động, thuốc trừ sâu giảm trong
khi thuốc trừ cỏ, thuốc trừ bệnh gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại (Vương
Trường Giang và Bùi Sỹ Doanh,2011).
-

Không khí có thể dễ dàng bị ô nhiễm bởi thuốc BVTV dễ bay hơi, thậm chí
không bay hơi như DDT sẽ bay hơi rất nhanh vào không khí trong điều kiện khí
hậu thời tiết nóng. Ở các vùng nhiệt đới khoảng 90% thuốc BVTV photpho hữu
cơ có thể bay hơi nhanh hơn. Các thuốc diệt cỏ cũng bị bay hơi nhất là trong quá
trình phun (Đỗ Hàm và cộng sự, 2007).

-

Trong đất có có tới 50% thuốc BVTV được phun để bảo vệ mùa màng hoặc sử
dụng diệt cỏ đã phun không đúng vị trí và rải trên mặt đất (Nguyến Thị Hồng
Hạnh, 2006).

-

Theo ước tính hàng năm, có khoản 213 tấn thuốc BVTV theo bụi và nước mưa
đổ xuống Đại Tây Dương (Nguyễn Thị Dư Loan, 2004)

Trên thực tế hiện tượng sử dụng thuốc BVTV không theo chỉ dẫn ở nhiều
nơi hiện nay đã gây nên tinh trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì

17


vậy, nhiễm độc thuốc BVTV đang là vấn đề đáng lưu tâm trong công tác bảo vệ
và chăm sóc sức khỏe người lao động nông nghiệp.
1.5.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người

Phần lớn nông dân Việt Nam đều phải tiếp xúc với thuốc BVTV để bảo vệ
mùa màng, nông sản,... Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc BVTV đều gây độc hại
đối với sức khỏe con người, có tác động xấu đến môi trường và hệ sinh thái.
Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người bao gồm:
-

Nhiễm độc cấp thường gặp là các vụ tự tử, các vụ nhiễm độc hàng loạt do thức
ăn bị nhiễm độc thuốc BVTV, các vụ tai nạn hóa chất trong công nghiệp và sự
tiếp xúc nghề nghiệp trong nông nghiệp là các nguyên nhân phần lớn các vấn đề
sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến thuốc BVTV (Lowa, 2007).

-

Các ảnh hưởng mãn tính do tiếp xúc với thuốc BVTV với liều lượng trong thời
gian dài có liên quan tới sự rối loạn và các bệnh khác nhau. Các nghiên cứu
khoa học đã tìm thấy những bằng chứng về mối liên quan giữa thuốc BVTV với
bệnh ung thư (ung thư vú, ung thư gan, dạ dày, bàng quang, thận). Các hậu quả
sinh sản: đẻ non, vô sinh, thai dị dạng...
Tình trạng nhiễm độc thuốc BVTV tại Việt Nam vẫn còn nghiêm trọng.
Thống kê sơ bộ tại 38 tỉnh, thành phố trong năm 2007 đã xảy ra gần 4.700 vụ,

với 5.207 trường hợp bị nhiễm độc thuốc BVTV và 106 người đã tử vong. Năm
2009 có 4.372 vụ nhiễm độc với 4.515 trường hợp, tử vong 138 trường hợp
chiếm tỷ lệ 3,05% [10]. Theo Hà Minh Trung và công sự (2000) cả nước có 11,5
triệu hộ nông nghiệp, số người tiếp xúc với nghề nghiệp với thuốc BVTV ít nhất
cũng tới 11,5 trệu người. Với tỷ lệ nhiễm độc thuốc BVTV mãm tính là 18,26%
thì số người bị độc mãn tính trong cả nước có thể nên tới 2.1 triệu người [7].
Nói tóm lại, thuốc BVTV có tác dụng tích cức bảo vệ mùa màng, tuy
nhiên nó gây nên nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng tới HST và

18


con người. Do vậy, cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải tuân theo chỉ dẫn
của cán bộ kĩ thuật.
1.6. Thực trạng quản lý sử dụng thuốc BVTV trên thế giới

Ở tất cả các quốc gia, việc sử dụng và buôn bán thuốc BVTV được đặt
dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lí Nhà nước, về thực chất đây được hiểu là
quản lí các nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và sự ô nhiễm môi trường.
Chính vì thế, Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã ban hành những quy định
riêng về quản lí thuốc BVTV cho nước mình. Các cơ quan quản lí nhà nước có
chức năng kiểm soát đối với các nhà sản xuất, những người buôn bán, những
người sử dụng thuốc BVTV và các chủ thể cản xuất kinh doanh lương thực và
các hàng hóa có sử dụng thuốc BVTV. Các Chính phủ có xu hướng thiết lập cơ
chế quản lí nhằm mục đích sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV, đồng thời
bảo bệ được môi trường, duy trì được kỉ cương trong hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV, bảo vệ được quyền lợi của người sử dụng thuốc BVTV lẫn người
tiêu dùng nông sản, thực phẩm có dùng thuốc BVTV.
1.6.1. Quản lí sử dụng thuốc BVTV của Trung Quốc


Những bước khởi đầu cho việc hình thành một cơ chế quản lí thuốc
BVTV ở Trung Quốc đã được thiết lập từ năm 1963 (07/10/1963), trải qua một
thời gian gián đoạn trong cuộc Đại cách mạng Văn hóa cơ chế này đã được khôi
phục lại từ năm 1978 (20/9/1978).
Cục quản lí Nông dược Trung Quốc – Institute for control ò
Agrichemicals (ICAMA) – là mọt đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp Trung
Quốc có trách nhiệm xem xét việc đăng kí thuốc BVTV, đánh giá các hoạt chất
BVTV mới tạo ra của các đơn vị nghiên cứu, tiến hành khảo nghiệm hiệu lực
sinh học của các loại thuốc xin đăng kí,... Cơ quan này bao gồm 10 phòng chức
năng: đăng kí, hóa học, dư lượng, kiểm tra sinh học, thanh tra, tổng hợp, tài
chính, thông tin, tư vấn, hành chính và mạng lưới các đơn vị trực thuộc ở các địa
phương.

19


Bộ Nông nghiệp
ICAMA trung ương – 90 người
Thanh tra ở các tỉnh, thành phố

ICAMA địa phương bap gồm 29 Chi Nhánh – 260 người

Sơ đồ1.1.Hệ thống của ICAMA được xây dựng theo mô hình ở Trung Quốc

(Nguồn: Nguyễn Thị Thu Huyền, 2010)
1.6.2. Quản lí thuốc BVTV ở Thái Lan

Tại Thái Lan, năm 1967, Chính phủ đã ban hành Đạo luật về chất độc B.E
2510 nhằm kiểm soát toàn bộ các loại chất độc, bao gồm cả thuốc BVTV. Về sau
Đạo luật không còn thích hợp để áp dụng cho tất cả các loại chất độc và không có

các điều khoản thực thi hiệu quả đối với thành phần nhà nước và tư nhân. Chính vì
thế, Đạo luật về các loại chất độc hại B. E 2535 ( 1992) đã được ra đời và thay thế
khá hiệu quả từ ngày 4 tháng 7 năm 1992. Tất cả các hóa chất độc hại và toàn bộ hệ
thống kiểm soát phạm vi sử dụng chúng trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế và
nhiều lĩnh vực khác đều được áp dụng theo Đạo luật này.
Cục Nông nghiệp (DOA) – Bộ Nông nghiệp Thái Lan, là các cơ quan chịu
trách nhiệm pháp lí về kiểm soát các loại hóa chất độc hại nguy hiểm được sử
dụng trong nông nghiệp như thuốc BVTV và chất điều hòa sinh trưởng thực vật.
Thái Lan thành lập thêm các Tiểu Ban đăng kí thuốc BVTV (gồm 17 thành
viên); Tiểu Ban đánh giá số liệu dư lượng và độc tính (gồm 15 thành viên); Tiểu

20


Ban Giám sát ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với nông sản thực phẩm ( gồm 15
thành viên). Mô hình xét duyệt các loại thuốc BVTV ở Thái Lan được thực hiện
những bước đi như sơ đồ sau:
Tiếp nhận hồ sơ kĩ thuật
Phòng đăng kí thuốc BVTV (ARS)
Hiệu lực sinh học
Độc tính
Bộ môn cỏ dại
Bộ môn côn trùng
Bộ môn bệnh cây
Phòng hóa chất độc trong nông nghiệp
Hội đồng đăng kí thuộc ARS
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Cấp giấy phép sử dụng


21


Sơ đồ 1.2.Mô hình xét duyệt các loại thuốc BVTV ở Thái Lan

( Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hiền, 2010)
Các sản phẩm xin đăng kí được nộp cho Phòng đăng kí thuốc BVTV
(thuộc Cục Nông nghiệp). Tiếp theo các loại thuốc sẽ được đánh giá về hiệu lực
sinh học và kiểm tra độc tính. Những sản phẩm được đánh giá tốt sẽ được
chuyển cho Hội đồng Đăng kí thuốc BVTV xem xét. Sản phẩm có được cấp
giấy phép lưu hành hay không phụ thuộc chủ yếu vào những ý kiến của các
thành viên trong Hội đồng.
1.6.3. Quản lí thuốc BVTV ở Malaysia

Malayxia ban hành Đạo luật thuốc BVTV từ 1974. Và trên cơ sở của Đạo
luật này có Luật về thuốc BVTV (1976), Luật về thuốc BVTV trong giáo dục và
nghiên cứu (1981), qui định về nhãn mác hàng hóa (1984), L)uật Ban hành về
giấy phép kinh doanh và bảo quản thuốc BVTV trong buôn bán (1988), Đạo luật
về quảng cáo thuốc BVTV (1996), Qui định về quản lí thuốc BVTV có độc tính
cao (1996)...
Ở Malayxia, Phòng kiểm soát thuốc BVTV nằm trong Cục Nông nghiệp
là Bộ phận theo dõi việc đăng kí và sử dụng thuốc hóa học BVTV. Các ủy Ban
kĩ thuật và Thanh tra là những bộ phận trực thuộc có trách nhiệm về quản lí
thuốc hóa học BVTV.

22


Hội đồng thuốc BVTV


Cục Nông nghiệp (Phòng Kiểm
soát thuốc BVTV)

Ủy ban kĩ thuật thuốc BVTV

Ủy ban thanh tra

Sơ đồ 1.3.Hệ thống quản lí thuốc BVTV ở Malaysia

(Nguồn: Nguyễn Thị Thu Huyền, 2010)
Hội đồng thuốc BVTV bao gồm những người đứng đầu các Cục có liên
quan. Là cơ quan quyết định chính sách về thuốc BVTV. Hội đồng này tổ chức
họp 6 tháng một lần. Ủy ban kĩ thuật thuốc BVTV bao gồm các đại diện của các
Cục có liên quan chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến thuốc hóa học
BVTV
1.7. Thực trạng quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam
1.7.1. Tình hình hình sử dụng thuốc BVTV

Thực tế ngành sản xuất thuốc BVTV trong nước hiện nay cho thấy phần
lớn các doanh nghiệp sản xuất thuốc BVTV trong nước thường không sản xuất
mà nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu về, sau đó chế biến gia công đóng gói hoặc
đóng chai rồi bán ra thị trường.
Theo Chi cục BVTV (2014), thuốc BVTV nhập khẩu vào nước ta tăng cả
về khối lượng và giá trị qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, tốc độ phát
triển bình quân qua các năm đều trên 100% trong đó bao gồm 3 loại chính là
thuốc trừ sâu với tốc độ phát triển bình quân 131,14%; thuốc trừ bệnh là
133,07%; thuốc diệt cỏ 134,24%; các loại thuốc BVTV khác tùy chiếm tỷ trọng
nhỏ trong nhập khẩu nhưng lại có tốc độ phát triển bình quân cao nhất với


23


155,14%. Có sự thay đổi về tỷ lệ nhập khẩu giữa thuốc trừ sâu, trừ bệnh và trừ
cỏ. Tỷ lệ thuốc trừ cỏ tăng, chiếm tỷ lệ cao nhất (44,4%) so với thuốc trừ sâu
(20,4%) và trừ bệnh (23,2%).

24


Bảng 1.1.Lượng thuốc BVTV nhập về Việt Nam giai đoạn

2007 – 2014
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Tốc độ
PTBQ

Khối

Giá trị

Thuốc


Thuốc

Thuốc trừ

Thuốc

lượng

(triệu

trừ sâu

trừ bệnh

cỏ

khác

(tấn TP)
51.76
71.35
75.81
106.00
79.90
72.56
85.08
105.00

USD)

222.70
291.80
352.60
294.60
210.70
503.60
597.00
744.00

(%)
40.02
29.93
37.00
56.30
43.21
25.70
27.00
20.40

(%)
27.70
42.10
28.20
17.60
29.17
17.50
22.60
23.20

(%)

27.70
17.80
29.80
22.70
26.45
38.80
44.70
44.40

(%)
4.40
10.17
5.00
3.40
1.17
18.00
5.70
12.00

134.37

124.62

131.14

133.07

134.24

155.14


(%)
Nguồn: Cục bảo vệ thực vật, 2014
Riêng với mặt hàng thuốc trừ sâu, Việt Nam nhập khẩu thuốc trừ sâu và
nguyên liệu từ 15 thị trường trên thế giới. Trong đó trong năm 2014 Trung Quốc là
thị trường chính, chiếm 49,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 19,87% so với
cùng ký năm 2013. Kế đến thị trường Xingapo với 59,8 triệu USD, tăng 3,71%.

25


×