Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ tại đại học quốc gia hà nội (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.38 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN THỊ HUYỀN

QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN THỊ HUYỀN

QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ VĂN HỘI

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ch o giáo dục đào
tạo và khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Hà Văn Hội.
Tôi xin cam đoan các số liệu, các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khác, các thông tin
trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Trầ n Thi Huyề
n
̣


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo của Trƣờng Đại học Kinh tế ,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã hƣớng dẫn và khích lệ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại
học, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, các tác giả của các công
trình nghiên cứu khoa học có liên quan, các chuyên gia đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS .TS. Hà Văn Hội , ngƣời
hƣớng dẫn khoa học, đã chỉ bảo tôi thực hiện đề tài hết sức tận tình và chu đáo.
Thầy không chỉ hƣớng dẫn, khuyến khích, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm
luận văn mà quan trọng hơn cả là tôi đã học hỏi đƣợc lối tƣ duy độc lập và sáng tạo
trong nghiên cứu khoa học, phong cách làm việc nghiêm túc.
Xin cảm ơn những ý kiến đóng góp , xây dựng chân thành của các đồng nghiệp
trong Ban Kế hoa ̣ch Tài chiń h , Đại học Quốc gia Hà Nội và tập thể lớp Cao ho ̣c
Quản lý kinh tế , Khóa 22, Trƣờng Đại học Kinh tế , Đại học Quốc gia Hà Nội đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin tri ân sự khích lệ và ủng hộ nhiệt tình của gia đình, ngƣời
thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong quá trình
thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ...........................8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..............................................................8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...............................................................10
1.2. Cơ sở lý luâ ̣n của quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cho
giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ ..............................................................16
1.2.1. Khái quát về Hệ thống ngân sách nhà nước ...............................................16
1.2.2. Khái quát về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho
Giáo dục đào tạo và Khoa học công nghệ ............................................................22
1.2.3. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho Giáo dụcđào tạo và Khoa học và công nghệ .......................................................................33
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. Error! Bookmark not defined.
2.1. Phƣơng pháp luâ ̣n về nghiên cƣ́u ................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Các bước tiến hành nghiên cứu .................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thu thập dữ liệu .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Các phƣơng pháp thiết kế nội dung nghiên cứu .......... Error! Bookmark not
defined.
2.2.1. Quy trình nghiên cứu .................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liê ̣u .................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ............ Error! Bookmark not
defined.


CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ........ Error! Bookmark not
defined.
3.1. Khái quát một số nét về Đại học Quốc gia Hà Nội ..... Error! Bookmark not
defined.
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................. Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHQGHN ................. Error!
Bookmark not defined.
3.1.3. Mô hình tổ chức hoạt động của ĐHQGHN ............. Error! Bookmark not
defined.
3.1.4. Chiến lược phát triển của ĐHQGHN đến năm 2020 tầm nhìn 2030 . Error!
Bookmark not defined.
3.2. Thực trạng công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣơc cho
Giáo dục đào tạo và Khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội ..... Error!
Bookmark not defined.
3.2.1. Thực trạng công tác lập dự toán ................ Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Thực trạng công tác chấp hành dự toán ..... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Thực trạng công tác thực hiện quyết toán .. Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Thẩm định, phê duyệt quyết toán chi ngân sách nhà nước tại Bộ
Tài chính ............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Công tác kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm ............. Error!
Bookmark not defined.
3.3. Một số thành tựu, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý
chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cho GD -ĐT và KH&CN tại ĐHQGHN
............................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Những thành tựu đã đạt được trong những năm qua Error! Bookmark not
defined.
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế cần giải quyết ........ Error! Bookmark not defined.


3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4: KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA
HÀ NỘI ................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.1. Những nhân tố mới ảnh hƣởng đến quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách

nhà nƣớc cho Giáo dục đào tạo và Khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia
Hà Nội ................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Một số giải pháp và kiến nghị cụ thể để hoàn thiện công tác quản lý chi
thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cho Giáo du ̣c - đào ta ̣o và Khoa học
& công nghệ tại Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i ........... Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước cho Giáo dục - đào tạo và Khoa học & công nghệ ...... Error!
Bookmark not defined.
4.2.2. Tăng cường phân cấp quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
cho Giáo dục-đào tạo và Khoa học & công nghệ tại Đại học Quố c gia Hà Nội
............................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ
quản lý chi ngân sách nhà nước tại các đơn vị .... Error! Bookmark not defined.
4.2.4. Xây dựng cơ cấu chi thường xuyên ngân sá ch nhà nước cho sự nghiệp
Giáo dục-đào tạo và Khoa học & công nghệ một cách hợp lý, hiệu quả..... Error!
Bookmark not defined.
4.2.5. Tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho Giáo dục đào tạo và Khoa học & công nghệ trong cả ba khâu lập, chấp hành và quyết toán
ngân sách nhà nước .............................................. Error! Bookmark not defined.
4.2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tài chính kế toán tại các đơn vị
thuộc Đại học Quố c gia Hà Nội ........................... Error! Bookmark not defined.
4.2.7. Nâng cao ý thức, trình độ của đối tượng sử dụng Ngân sách Nhà nước
............................................................................... Error! Bookmark not defined.


4.2.8. Giải pháp về tăng chi ngân sách nhà nước cho Giáo dục - đào tạo và Khoa
học & công nghệ cả về số tuyệt đối, tỷ trọng; đồng thời tăng cường khai thác
nguồn thu cho Giáo dục - đào tạo và Khoa học & công nghệ ... Error! Bookmark
not defined.
KẾT LUẬN........................................................... Error! Bookmark not defined.
Phụ lục I: BẢNG THỐNG KÊ DỰ TOÁN CHI THƢỜNG XUYÊN CHO

GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2013
-2015 CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ....... Error! Bookmark not defined.
Phụ lục II: BẢNG THỐNG KÊ QUYẾT TOÁN CHI THƢỜNG XUYÊN
CHO GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN
2013-2015 CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ............. Error! Bookmark not
defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................89


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1.

CNH

Công nghiệp hóa

2.

ĐH

Đại học

3.


ĐHQG

Đại học Quốc gia

4.

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

5.

GD-ĐT

Giáo dục đào tạo

6.

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

7.

HĐH

Hiện đại hóa

8.


HĐND

Hội đồng nhân dân

9.

KHCB

Khoa học cơ bản

10. KH&CN

Khoa học và công nghệ

11. KH-XH

Kinh tế - xã hội

12. NCKH

Nghiên cứu khoa học

13. NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

14. PTTH

Phổ thông trung học


15. UBND

Ủy ban Nhân dân

i


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

I

Phụ lục I

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

II


Phụ lục II

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

Nội dung

Trang

Bảng thống kê dự toán chi thường xuyên cho
giáo dục-đào tạo và khoa học &công nghệ giai
đoạn 2013-2015 của Đại học Quốc gia Hà Nội

77

Dự toán chi thƣờng xuyên cho GD-ĐT năm
2013 của ĐHQGHN
Dự toán chi thƣờng xuyên cho GD-ĐT năm
2014 của ĐHQGHN
Dự toán chi thƣờng xuyên cho GD-ĐT năm

2015 của ĐHQGHN
Bảng thống kê quyết toán chi thường xuyên cho
giáo dục-đào tạo và khoa học & công nghệ giai
đoạn 2013-2015 của Đại học Quốc gia Hà Nội
Quyết toán chi thƣờng xuyên sự nghiệp GD-ĐT
và KH&CN năm 2013 của ĐHQGHN
Quyết toán chi thƣờng xuyên sự nghiệp GD-ĐT
và KH&CN năm 2014 của ĐHQGHN
Quyết toán chi thƣờng xuyên sự nghiệp GD-ĐT
và KH&CN năm 2015 của ĐHQGHN

ii

77
79
81

83
85
87


DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT

Sơ đồ

Nội dung


1

Sơ đồ 1.1

Hệ thống ngân sách nhà nƣớc

14

3

Sơ đồ 2.1

Quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp

38

4

Sơ đồ 2.2

Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp

39

5

Sơ đồ 3.1

Cơ cấ u tổ chƣ́c của ĐHQGHN


47

6

Sơ đồ 3.2

Mô hình cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN

50

iii

Trang


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định, phát triển GD&ĐT cùng với KH&CN đƣợc xác định là quốc sách hàng đầu.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Chiến lƣợc phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020, Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020 tiếp
tục khẳng định GD&ĐT và KH&CN là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn dân, phát triển giáo dục gắn
với phát triển KH&CN, tập trung vào nâng cao chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc,
đảm bảo an ninh quốc phòng.
Với hơn 100 năm hình thành và phát triển, ĐHQGHN đã có những bƣớc phát triển vững chắc, khẳng định đƣợc vị thế là
trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lƣợng cao, trình độ cao theo chuẩn quốc
tế; nhiều năm liền đƣợc các tổ chức xếp hạng đại học uy tín trên thế giới đánh giá là trung tâm đại học hàng đầu ở Việt Nam.
ĐHQGHN đƣợc thành lập với trọng trách cao, mô hình tổ chức đặc thù nên đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ và đã có
những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển KT-XH và sự nghiệp CNH, HĐH ở nƣớc ta.
NSNN luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia. NSNN là khâu tài chính tập trung giữ vị trí chủ đạo trong hệ
thống tài chính, là nguồn lực vật chất để Nhà nƣớc duy trì hoạt động bộ máy quản lý và thực thi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã
hội của đất nƣớc. Trong hệ thống NSNN, quản lý chi NSNN đóng vai trò quan trọng, đƣợc toàn xã hội quan tâm, nếu thực hiện

không tốt công tác này sẽ dẫn đến hệ lụy nhƣ suy thoái về đạo đức cán bộ, công chức, viên chức quản lý, thất thoát tiền của Nhà
nƣớc, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn, thâm hụt Ngân sách, xảy ra lãng phí, tiêu cực ... Vì vậy, quản lý chặt chẽ chi tiêu NSNN
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, đảm bảo thực hiện tốt luật phòng chống tham nhũng, lãng phí.

4


Thực tế cho thấy công tác quản lý chi NSNN ở nƣớc ta nói chung cũng nhƣ ở ĐHQGHN nói riêng còn một số điểm tồn tại,
hạn chế. Bởi vì, chi thƣờng xuyên cho GD&ĐT và KH&CN là hai khoản mục chi lớn nhất và cơ bản trong mô hình tổ chức của
ĐHQGHN – một cấp quản lý bao gồm nhiều trƣờng thành viên có chƣ́c năng đào tạo và NCKH cơ bản. Các điểm tồn tại, hạn chế
này dẫn đến hiệu quả sử dụng NSNN chƣa cao, gây lãng phí thất thoát nguồn vốn ngân sách đặt biệt trong bối cảnh NSNN còn eo
hẹp; chƣa thực sự góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nƣớc, chất lƣợng giáo dục nhìn chung
chƣa cao (trừ một số chƣơng trình đào tạo đặc biệt), chủ yếu quan tâm đến phát triển số lƣợng nhiều hơn chất lƣợng; đội ngũ giáo
viên, giảng viên còn yếu, thiếu và không đồng bộ, phƣơng pháp giảng dạy còn lạc hậu; công tác quản lý giáo dục nói chung, quản
lý chi NSNN nói riêng còn nhiều yếu kém cả trong xây dựng thể chế, chỉ đạo điều hành, kiểm tra giám sát và xử lí vi phạm. Cơ chế
quản lý GD&ĐT, KH&CN chậm đổi mới, chƣa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực của đất nƣớc.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý chi NSNN đối với ngành giáo dục nói chung, ở ĐHQGHN nói riêng và
xuất phát từ yêu cầu cấp thiết nêu trên nên tác giả đã chọn đề tài “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào
tạo và khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp.
Luận văn giải đáp các câu hỏi: Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho
GD&ĐT và KH&CN tại ĐHQGHN?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung lý luận cơ bản về công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho GD&ĐT và
KH&CN đối với đơn vị sự nghiệp công lập và thực trạng công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho GD&ĐT và KH&CN tại

5


ĐHQGHN để đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho GD&ĐT và KH&CN tại

ĐHQGHN.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho GD&ĐT và KH&CN đối với đơn vị sự
nghiệp công lập.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho GD&ĐT và KH&CN tại ĐHQGHN giai đoạn
2013-2015.
- Đề xuất những biện pháp và kiến nghị nhằm đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho GD&ĐT
và KH&CN tại ĐHQGHN trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho GD&ĐT và KH&CN tại các trƣờng đại học công lập
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho GD&ĐT và KH&CN tại ĐHQGHN.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tại ĐHQGHN.
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho GD&ĐT và KH&CN tại ĐHQGHN.
- Về thời gian: từ năm 2013- 2015.

6


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng là phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê Nin.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, phƣơng
pháp kế thừa, phƣơng pháp khảo sát thực tế, phƣơng pháp phân tích so sánh.
5. Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi NSNN.
- Đánh giá những thành công, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý chi NSNN tại ĐHQGHN.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại ĐHQGHN.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn đƣợc trình bày trong 4
chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc cho Giáo dục
đào tạo và Khoa học công nghệ.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Phân tích thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc cho Giáo dục đào tạo và Khoa học công
nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chƣơng 4: Kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc cho Giáo dục đào tạo và Khoa học
công nghệ tại Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i.

7


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Phân bổ và quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả (Output Budgeting) đƣợc hai nhà khoa học Mỹ là Robert S. McNamara
và Charles J. Hitch đề xuất vào những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, nó chỉ đƣợc áp dụng rộng rãi từ những năm 90 trở lại đây
ở các nƣớc phát triển, đặc biệt là các nƣớc châu Âu. Để dễ hình dung, có thể nghiên cứu trƣờng hợp của Ireland, các chƣơng trình
hoặc dự án nghiên cứu phải có báo cáo giải trình với nhiều nội dung cụ thể trong đó phải nêu đƣợc: Sứ mệnh hoặc mục tiêu nghiên
cứu; Các chỉ tiêu có thể đo lƣờng đƣợc của từng mục tiêu nghiên cứu; Đối với lĩnh vực quản lý nhà nƣớc thì phải mô tả đƣợc sự
phát triển của lĩnh vực hoặc chức năng mà bộ hoặc ngành đó chịu trách nhiệm trong tƣơng lai sẽ nhƣ thế nào với các chỉ tiêu có thể
đo lƣờng đƣợc… (ICSTI – Tổ chức quốc tế về thông tin khoa học và kỹ thuật, 1997). Ý tƣởng cơ bản của phân bổ và quản lý ngân
sách theo đầu ra là: Nhà nƣớc thực hiện quản lý xã hội theo mô hình doanh nghiệp-phải lấy kết quả để đánh giá chất lƣợng của mỗi
tổ chức và cá nhân.
Hiện nay, Việt Nam chủ yếu phân bổ ngân sách hàng năm, chƣa áp dụng phân bổ ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung
hạn. Trong khi đó, những chƣơng trình hoặc dự án lớn về nghiên cứu thƣờng đòi hỏi thời kỳ nghiên cứu dài. Kinh nghiệm một số
nƣớc nhƣ Ireland, Anh, Đài Loan, Australia… cho thấy xác định kỳ phân bổ Ngân sách cho khoa học từ 3 đến 5 năm là hợp lý

(ICSTI – Tổ chức quốc tế về thông tin khoa học và kỹ thuật, 1997; Kurt Lambeck, 2006; Alfred Li Peng Cheng, 2010).

8


Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng cơ chế phân cấp ngân sách linh hoạt để điều hòa nguồn lực giữa các ngân sách đƣợc công
bằng. Phân rõ các nguồn thu và nhiệm vụ chi rất cụ thể cho từng cấp ngân sách. Nhật Bản chuyển từ hệ thống phê chuẩn sang hệ
thống tƣ vấn; thông qua hệ thống này, chính quyền địa phƣơng đó có thể thực hiện vay nợ mà không có sự chấp thuận của Hội
đồng địa phƣơng.
Chính phủ Singapore đã kiềm chế chặt chẽ chi tiêu trong thời gian dài đối với nguồn thu, tạo ra sự thặng dƣ ngân sách vừa
phải trong khoảng thời gian dài. Bằng những kinh nghiệm đƣợc tích lũy qua các lần cải cách quản lý NSNN đã giúp cho Singapore
thực hiện thành công phƣơng thức lập kế hoạch chi ngân sách theo kết quả đầu ra.
Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng, Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng đến việc cải
cách hệ thống tài khóa, đặc biệt là vấn đề quản lý thu, chi NSNN. Trong quá trình cải cách thể chế phân cấp ngân sách (từ năm
1994 đến nay), Chính phủ Trung Quốc chú trọng phân định rõ quyền chi ngân sách và quyền xây dựng cơ sở hạ tầng giữa trung
ƣơng và địa phƣơng, vừa làm rõ trách nhiệm và quyền lợi tƣơng ứng giữa các cấp ngân sách.
Chính phủ Hoa Kỳ rất coi trọng việc quản lý thu, chi NSNN và cân đối thu-chi NSNN để điều chỉnh chu kỳ kinh tế và thúc
đẩy khu vực kinh tế tƣ nhân tăng cƣờng tiết kiệm và đầu tƣ phát triển. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) cho đến cuối
thập kỷ 60 nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhƣ vũ bão, các vấn đề kiểm soát thu chi ngân sách trong thuyết của Keynes đã đƣợc
Chính phủ Hoa Kỳ sử dụng triệt để. Bƣớc vào thập kỷ 70 và những năm đầu thập kỷ 80, nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào tình trạng suy
thoái, lạm phát tăng. Để phục hồi nền kinh tế, vào thời điểm đó, Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục cải cách tài chính một cách sâu sắc với
nội dung cơ bản là cải cách thuế theo xu hƣớng giảm thuế suất, đặc biệt là thuế thu nhập. Bên cạnh cải cách hệ thống thuế, Chính
phủ Hoa Kỳ đã tiến hành cải cách chi tiêu một cách triệt để. Ở những năm cuối thập kỷ 80 và đầu năm 1990 nền kinh tế Hoa Kỳ

9


đƣợc khôi phục, nhƣng bội chi ngân sách vẫn cứ tăng (1980: 1,3%; 1990: 2,5% và 1995: 2,3%). Đứng trƣớc tình hình đó, Quốc hội
và Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục ban hành đạo luật Omnibus với mục đích kiểm soát thu, chi ngân sách một cách nghiêm ngặt hơn.
Đạo luật này quy định có tăng thu thì mới tăng chi. Chính sách này đã giúp cho Hoa Kỳ tập trung vào cắt giảm khoản chi tiêu

không cần thiết để tiến tới loại trừ bội chi ngân sách hƣớng tới một ngân sách thặng dƣ nhằm giảm bớt áp lực nợ, giảm lãi suất, tạo
cho nền kinh tế tăng trƣởng ổn định trong dài hạn. (Tô Thiện Hiền, 2012).
Từ các nghiên cứu trên, Việt Nam cần rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý chi NSSN đặc biệt là các khoản chi
thƣờng xuyên NSNN có liên quan đến các hoạt động GD-ĐT, KH&CN.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
“ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài ” và “ Phát
triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc ” Điều 61, 62 (Vũ Cao Đàm, 2012). Vì vậy, hoạt động chi thƣờng xuyên cho phát triển GD-ĐT cũng nhƣ hoạt động KH&CN là rất
cần thiết và luôn đƣợc lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc quan tâm.
Việc quản lý chi NSNN cho Giáo dục đào tạo và Khoa học công nghệ ở nƣớc ta đã đƣợc các nhà khoa học, nhà quản lý đề
cập tới trong một số công trình nghiên cứu nhƣ:
- Đặng Văn Thanh (2005), Một số vấn đề về quản lý và điều hành ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội. Nội dung cuốn sách cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý và điều hành NSNN.
- Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2007), Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho GD-ĐT trên địa bàn tỉnh Thái Bình,
Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận văn đã trình bày một cách tổng quát về thực trạng công tác quản

10


lý chi NSNN cho GD - ĐT trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001-2006, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công
tác quản lý chi NSNN cho GD-ĐT trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn tiếp theo.
- Nguyễn Ngọc Hải (2008), Hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách Nhà nước cho việc cung ứng hàng hóa công cộng ở Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Luận án đã làm sáng tỏ nội hàm của cơ chế quản lý chi NSNN cho việc cung ứng
hàng hóa công cộng (trong đó có GD- ĐT), những ƣu, nhƣợc điểm của cơ chế đó trong thực tiễn đổi mới đất nƣớc. Từ đó đề xuất hệ
thống các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng.
Bùi Thị Lan Hƣơng (2012), Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển GD-ĐT trên đại bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc
sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh doanh và công nghệ, Hà Nội. Luận văn đã trình bày một cách tổng quát về GD-ĐT và vai trò của
GD-ĐT đối với sự phát triển KT-XH; Tài chính, vai trò của tài chính, cơ chế quản lý tài chính đối với GD-ĐT. Tổng kết và đánh
giá thực trạng của GD-ĐT, những tác động tích cực và hạn chế của nguồn tài chính, công cụ tài chính, cơ chế quản lý tài chính đối
với GD - ĐT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển GDĐT trên địa bàn Ninh Bình trong thời gian tới.
- Võ Trí Thành (2013), Nguồn lực cho giáo dục: Đầu tư chưa tương xứng với quy mô: Đề tài tập trung đánh giá mức độ đầu

tƣ từ NSNN cho giáo dục tăng dần hàng năm, nhƣng việc phân bổ NSNN cho giáo dục hiện nay trong phạm vi hoạt động theo cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức quy mô bộ máy và tài chính thuộc các cơ sở giáo dục công lập ở Việt Nam
hiện nay vẫn còn bất hợp lý, kém hiệu quả.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009 - 2014. Nội dung Đề án đã làm rõ
hiện trạng, ƣu điểm và hạn chế của cơ chế tài chính của giáo dục nƣớc ta; Thu thập, tham khảo các chỉ số phát triển và tài chính

11


cho giáo dục của các nƣớc phát triển và các nƣớc mới phát triển. Căn cứ vào yêu cầu phát triển giáo dục phục vụ phát triển đất
nƣớc trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đến năm 2020, Đề án xác định các nội dung cần thiết đổi mới cơ chế tài chính giáo dục
tới năm 2014. Ngoài ra còn hàng loạt các sách tham khảo, các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Đây là các công trình
nghiên cứu có giá trị tham khảo rất tốt về lý luận và thực tiễn. Phần lớn các công trình nghiên cứu và các bài viết trên đều tập trung
nghiên cứu về các chính sách tài chính vĩ mô và quản lý NSNN nói chung hoặc quản lý NSNN tại một địa phƣơng đơn lẻ. Các
công trình, đề tài trên đã đề cập đến một số lĩnh vực về quản lý chi NSNN nhƣ: Quản lý, điều hành NSNN; Đổi mới và hoàn thiện
các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục; Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển GD-ĐT; Các
giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý chi NSNN cho GD-ĐT. Tuy nhiên mỗi đề tài có một cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu
khác nhau và do mục đích, yêu cầu khác nhau và đặc thù riêng có của từng địa phƣơng mà các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân
tích, đánh giá và đƣa ra các kiến nghị, đề xuất cho từng nội dung, từng địa phƣơng cụ thể và gần nhƣ không thể áp dụng các giải
pháp đó cho các địa phƣơng khác.
Việc quản lý chi NSNN cho hoạt động KH &CN đã và đang đƣơ ̣ c xem là vô cùng quan trọng để thúc đẩ y KH &CN phát triể n
ở Việt Nam hiện nay . Đến nay, xung quanh vấn đề này đã có một số công trình nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chin
́ h trong hoa ̣t
đô ̣ng KH&CN, đáng chú ý nhƣ sau:
- Lê Trầ n Biǹ h (2008), "Đổi mới cơ chế tài chính trong hoạt động khoa họ-ccông nghê",̣ Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 7
năm 2008. Tác giả đã đƣa ra các quan điểm và định hƣớng chính nhằm đổi mới cơ chế tài chính bao gồm: đổ i mới nhâ ̣n thƣ́c về hoạt
đô ̣ng KH&CN, đổ i mới nguyên tắ c và cơ chế đầ u tƣ tài chin
́ h cho KH &CN, bài viết này cũng đã chỉ ra đƣợc một số những gợi mở
trong quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN.


12


- “Nhìn lại đầ u tư và cơ chế tài chính cho phát triể n khoa họ c và công nghê ̣ Viê ̣t Nam” của PGS. TS Bùi Thiên Sơn báo cáo
trong Hô ̣i thảo “Đinh
̣ hƣớng và giải pháp phát triể n KH&CN Viê ̣t Nam 2010-2020” (Do Viện đào tạo Quốc tế - Học viện Tài chính
tổ chức năm 2008). Bài viết đề cập đến 2 vấ n đề chính là: Thƣ̣c tra ̣ng đầ u tƣ cho phát triể n KH&CN thời gian qua của Viê ̣t Nam so
sánh với của nƣớc ngoài , và thƣ̣c tra ̣ng thƣ̣c thi cơ chế tài chính chi tiêu phát triể n KH &CN, khuyế n nghi ̣đinh
̣ hƣớng phát triể n
nghiên cƣ́u về đầ u tƣ và tài chính phục vụ Chính sách quản lý KH&CN nƣớc ta.
-“Vấ n đề đầ u tư và vố n cho KH &CN ở nước ta” của tác giả Nguyễn Mậu Trung đăng trên tạp chí Lý luận chính trị số tháng
3 năm 2011, bài viết đã tổng kết lại các nguồn vố n cơ bản tƣ̀ NSNN cho KH&CN, thƣ̣c tra ̣ng sƣ̉ du ̣ng vố n tƣ̀ NSNN, mô ̣t số cơ chế
tạo vốn đầ u tƣ cho KH &CN đố i với doanh nghiê ̣p và nêu ra mô ̣t số giải pháp tuyên truyề n , kiể m tra, đề xuất nghiên cứu bổ sung
chính sách… Đây là bài vi ết có tính nghiên cứu tƣơng đối sâu nhƣng bài viế t vẫn chƣa chỉ ra các giải pháp cu ̣ thể

, khả thi, còn

thiên về đinh
̣ hƣớng và chỉ đa ̣o.
Chi NSNN, một công cụ của chính sách tài chính quốc gia có tác động rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Việc
quản lý chi NSNN nhƣ thế nào sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong ổn định, tăng trƣởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã
hội nhất là trong điều kiện tiềm lực NSNN còn khó khăn và khả năng cân đối ngân sách còn chƣa thực sự bền vững nhƣ hiện nay.
Đề cập đến vấn đề chi NSNN, Nguyễn Thị Minh (2008), Luận án tiến sĩ kinh tế:“Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện
kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã hệ thống hoá và làm rõ thêm đƣợc các vấn đề lý luận về NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong
nền kinh tế thị trƣờng. Luận án cũng đã trình bày một cách khái quát thực trạng quản lý chi NSNN về phƣơng thức quản lý chi theo
yếu tố đầu vào; theo chƣơng trình mục tiêu, dự án; theo kết quả đầu ra và chu trình ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn;

13



những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế cùng với những nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua.
Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp quản lý chi NSNN những năm tiếp theo cùng với những quan điểm về đổi mới chi NSNN.
Bên cạnh đó, còn một số nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến quản lý chi NSNN, nhƣ: "Vận dụng phương thức lập
ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi NSNN của Việt Nam" (2005), TS. Sử Đình Thành, Nhà xuất bản Tài chính; "Quản
lý ngân sách theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam" (2008), PGS,TS Hoàng Thúy Nguyệt, NXB Lao động xã hội,
Hà Nội; “Phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” (2006), PGS,TS Lê Chi Mai, Nxb Chính
trị Quốc gia; Tài liệu hội thảo về “Kiểm soát và nâng cao hiệu lực của chi NSNN” (Hà Nội ngày 2/6/2009), các bài viết tham giao
tại hội thảo đã phân tích tình hình kiểm soát và hiệu quả của chi NSNN, đã nhấn mạnh các tồn tại trong kiểm soát và quản lý chi
NSNN, đặc biệt theo các chuyên gia nhấn mạnh:“thực trạng chi NSNN càng khó kiểm soát, tình trạng bội chi, tham nhũng và thất
thoát vẫn còn diễn ra trên thực tế”. Tài liệu hội thảo về "Cơ chế quản lý NSNN - Thực trạng và giải pháp" (2012) do Khoa Tài
chính công - Học viện Tài chính tổ chức. Các bài viết trong tài liệu đã khát quát đƣợc những vấn đề lý luận chung về quản lý
NSNN, những vấn đề về quản lý chi NSNN, những vấn đề về bội chi NSNN và nợ công, kinh nghiệm quốc tế về quản lý NSNN,
và một số những vấn đề liên quan khác.Tuy nhiên, ở mức độ nghiên cứu bài viết để tham gia hội thảo, nên các tác giả chỉ khái quát
một số vấn đề cơ bản nhất về lý luận quản lý NSNN, những vấn đề nổi cộm và giải pháp khắc phục chung nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý NSNN. Ngoài ra, trên các tạp chí chuyên ngành có rất nhiều bài viết, công trình đề cập đến quản lý chi NSNN. Ví dụ
nhƣ:“Thách thức trong quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra”, trên Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 3 (68) năm 2009 và
“Đổi mới lập dự toán ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn” trên Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 12 (77) năm
2009 của PGS,TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt; “Tăng cường quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra ở Việt Nam” của ThS. Nguyễn

14


Xuân Thu trên Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ, số 14 (311) ngày 15/7/2010; “Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam” của
PGS.TS Nguyễn Đình Tài, Tạp chí Tài chính số tháng 4/2010; “Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản - góc nhìn từ cơ quan Tài
chính”, của PGS.TS Nguyễn Trọng Thản, tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 10 (99), năm 2011; “Xây dựng hệ thống giám
sát và đánh giá chi NSNN dựa trên kết quả ở Việt Nam”, của các tác giả Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài, Tạp chí Phát triển
Kinh tế, số 258 tháng 4 năm 2012 …
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu tiêu biể u nhƣ:
- Luận án tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến 2020” của tác giả
Tô Thiện Hiền, ĐH Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012.

- Luận văn thạc sĩ “Quản lý chi ngân sáchnhà nước của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Phan Thị Thanh
Hƣơng, Học Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2012.
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa” của tác giả Đỗ Thị
Thu Trang, Đại học Đà Nẵng, năm 2012.
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình” của tác
giả Đinh Phƣơng Liên, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2012.
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả
Nguyễn Thị Mai Phƣơng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008.
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Nguyễn Thị
Thùy Dƣơng, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2007.

15


Nói tóm lại, các nghiên cứu trên đã có ít nhiều đóng góp cho các nhà quản lý trong việc tăng cƣờng quản lý chi NSNN. Tuy
nhiên, những công trình này chỉ nghiên cứu chuyên về từng mảng chuyên môn theo nội hàm của chi NSNN, mà chƣa có công trình
nào đề cập đến việc hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho GD-ĐT trong các đơn vị sự nghiệp công lập mà đặc trƣng là
mô hình ĐHQGHN - một đại học đa ngành đa lĩnh vực.
1.2. Cơ sở lý luâ ̣n của quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ
1.2.1. Khái quát về Hệ thống ngân sách nhà nước
1.2.1.1. Ngân sách nhà nước
Trong lịch sử kinh tế thế giới, bất cứ một chủ thể kinh tế nào dù là cá nhân, tập thể, doanh nghiệp hay nhà nƣớc cũng đều
phải có nguồn lực tài chính nhất định để phục vụ cho việc thực hiện những mục tiêu, định hƣớng của mình.
Đối với một nhà nƣớc thì nguồn lực tài chính đó chính là NSNN. NSNN với tƣ cách là một phạm trù kinh tế ra đời và tồn tại
từ rất lâu, là một công cụ tài chính quan trọng của nhà nƣớc, NSNN xuất hiện dựa trên cơ sở tiền đề khách quan là tiền đề nhà nƣớc
và tiền đề kinh tế hàng hoá tiền tệ.
Trong điều kiện kinh tế hàng hoá tiền tệ, các hình thức tiền tệ trong phân phối nhƣ: thuế bằng tiền, vay nợ ... đƣợc nhà nƣớc
sử dụng để tạo lập quỹ tiền tệ riêng có Quỹ NSNN.
Trong hệ thống tài chính, NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy
quyền lực Nhà nƣớc. Tại Việt Nam, định nghĩa về NSNN đƣợc nêu rõ trong Luật NSNN:

“NSNN là toàn bộ những khoản thu, chi của nhà nƣớc trong dự toán đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền quyết định và đƣợc
thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nƣớc”. (Lê Trần Bình, 2008).

16


NSNN về thực chất là kế hoạch thu, chi của Chính phủ đƣợc Quốc hội phê chuẩn và quyết định. Thu - chi của NSNN phân biệt
rất rõ ràng so với thu chi của các chủ thể kinh tế khác. Thông thƣờng các chủ thể kinh tế thực hiện việc thu chi tài chính của mình theo
các nguyên tắc tự đặt ra hoặc thoả thuận thống nhất trong một nhóm ngƣời, một tập thể có giới hạn, nhƣng có sự liên kết với nhau về
chính trị, tôn giáo và kinh tế. Còn thu chi NSNN đƣợc thực hiện theo các quy định của luật pháp.
Thu NSNN là số tiền Nhà nƣớc huy động từ các đối tƣợng thông qua luật định và các chính sách mà không ràng buộc bởi
trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho các đối tƣợng nộp. Phần lớn các khoản thu NSNN là mang tính chất cƣỡng bức bắt buộc. Phần
còn lại là các nguồn thu khác phát sinh trong quá trình hoạt động của Nhà nƣớc hoặc sự đóng góp ủng hộ viện trợ của Chính phủ
hoặc của dân trong nƣớc và ngoài nƣớc. Theo Luật NSNN thì: Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản
thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác
theo quy định của pháp luật. (Lê Trần Bình, 2008).
Chi NSNN là số tiền Nhà nƣớc sử dụng để duy trì phát triển KT-XH, đảm bảo giữ vững chính quyền, từng bƣớc nâng cao
đời sống nhân dân lao động. Luật NSNN đã quy định: Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng
an ninh, đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của
pháp luật. (Lê Trần Bình, 2008).
1.2.1.2. Hệ thống ngân sách nhà nước
Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp
ngân sách.
Hệ thống NSNN đƣợc tổ chức theo một cơ cấu nhất định, bao gồm:

17


×