Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phát triển CN chế biến rau của tỉnh lâm đồng trong bối cảnh việt nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.72 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MINH NGHIỆM

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN RAU
CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH
VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
SÂU RỘNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội.

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM S

Phản biện 1: Tiến sĩ Nguyễn Bá Ân.
Phản biện 2: Tiến sĩ Vũ Đình Ánh.

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học xã hội 09 giờ 00’ ngày18 tháng 4 năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện khoa học xã hội




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận như Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc
Dương, Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng có nhiều lợi thế về khí hậu, đất đai thuận lợi cho
việc phát triển quanh năm các loại rau, hoa. Năm 2015, diện tích trồng rau của toàn
tỉnh Lâm Đồng vào khoảng 57.481 ha, với tổng sản lượng đạt trên 1,910 triệu tấn,
với sản lượng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng luôn được cải thiện. Tuy
nhiên trong quá trình phát triển ngành rau còn thiếu đồng bộ; hệ thống bảo quản, cơ
sở chế biến còn hạn chế nên làm giảm giá trị của rau sau khi thu hoạch. Rau sau thu
hoạch không được xử lý, bảo quản đúng cách nên tỷ lệ hư hỏng hàng năm chiếm
15-25%.
Phát triển công nghiệp chế biến rau (CNCBR) là một định hướng chiến lược
được ưu tiên hàng đầu trong chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp (CN); nâng cao
hơn nữa chất lượng hàng rau, một trong những điều kiện khá căn bản mang tính
quyết định đó là khâu chế biến,... Hơn nữa hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT),
một trong những điều kiện được đặt ra một cách khá gay gắt cho nông sản Việt
Nam nói chung và nông sản Lâm Đồng nói riêng đó là vấn đề nâng cao chất lượng
sản phẩm rau chế biến, chất lượng đủ khả năng để cạnh tranh với chất lượng rau
cùng loại của các quốc gia khác không chỉ trên thị trường xuất khẩu (XK) mà ngay
cả thị trường trong nước với bối cảnh hàng ngoại nhập tràn vào Việt Nam. Từ thực
tế này, vấn đề nâng cao năng lực chế biến rau đối với tỉnh Lâm Đồng càng trở nên
cấp thiết. Nhưng cũng từ thách thức đó lại là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh trong ngành hàng rau đổi mới công nghệ, tích cực tìm kiếm và phát
triển được một số thị trường mới như Nhật bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ,...
Một câu hỏi lớn được đặt ra là tỉnh Lâm Đồng có thế mạnh và lợi thế cạnh
tranh về vùng nguyên liệu rau của vùng nhiệt đới, nguồn nhân lực khá dồi dào, thị
trường đầu ra của sản phẩm rau chế biến vẫn còn rộng mở, nhưng ngành CNCBR
của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế cạnh tranh so với một

số nước trong khu vực và trên thế giới có cùng điều kiện.
Trong điều kiện cạnh tranh mới của bối cảnh Việt Nam HNKTQT sâu rộng
CNCBR phải có những thay đổi mang tính cách mạng về các mặt như đổi mới công
nghệ chế biến phù hợp, bảo đảm nguyên liệu rau cho chế biến cũng như thực hiện
có hiệu quả, khâu tiêu thụ sản phẩm cả thị trường trong nước và thị trường nước
ngoài đều phải được quan tâm đúng mức. Nhằm giải quyết những vấn đề thực tế
nêu trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Phát triển công nghiệp chế biến rau của
tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng”
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng đã có một
số nghiên cứu liên quan chế biến rau là các công trình đã nghiên cứu và được công
bố, thuộc những đề tài cụ thể khác nhau ở khía cạnh này hay khía cạnh khác của

1


loại chủ đề phát triển ngành CNCBR của nước ta và thế giới. Mặt khác, các hội
thảo, tọa đàm liên quan đến vấn đề vấn đề chế biến rau mới chỉ dừng lại ở việc
phân tích thực trạng tình hình chế biến cụ thể mà đơn vị tổ chức đang quản lý. Tuy
nhiên việc nghiên cứu phát triển CNCBR trong những bối cảnh mới của nền kinh tế
mở, mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực
phát triển thì chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Hơn nữa việc phát triển
CNCBR theo yêu cầu về chất lượng, bền vững cũng chưa được đề cập nhiều.
Những tư duy về chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong bối cảnh Việt Nam hội nhập
sâu rộng còn chưa được nghiên cứu nhiều.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Từ những cơ sở lý luận đó nhằm phân tích và đánh giá đúng thực trạng phát
triển CNCBR ở Lâm Đồng. Qua đó tìm ra những yếu kém cũng như những nguyên
nhân cả khách quan và chủ quan dẫn đến những mặt còn hạn chế. Kết hợp giữa lý
luận và thực tiễn, luận văn đưa ra những biện pháp nhằm phát triển ngành CNCBR

của tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm rau chế
biến trong bối cảnh Việt Nam HNKTQT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ngành CNCBR trong đó tập trung nghiên cứu các nội dung
phát triển CNCBR từ bảo đảm nguyên liệu chế biến, đầu tư cơ sở vật chất, tình
hình c h ế b i ế n r a u , phát triển thị trường tiêu thụ cũng như những vấn đề
liên kết kinh tế nhằm phát triển CNCBR.
Phạm vi nghiên cứu trong phát triển CNCBR ở các khía cạnh kinh tế, tổ
chức sản suất và kế hoạch phát triển rau trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Thời gian nghiên cứu được nghiên cứu và khảo sát chủ yếu trong giai đoạn
2010-2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Thu thập tài liệu thứ cấp: Đề tài thu thập, phân tích và khai thác thông tin
từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài
liệu, của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình
nghiên cứu, các báo cáo tài liệu thống kê của ban, ngành, đoàn thể, tổ chức cá
nhân hoặc gián tiếp liên quan đến CNCBR ở nước ta nói chung và ở Lâm Đồng
nói riêng. Đồng thời, đề tài thu thập các tài liệu của các tổ chức và các học giả
trong và ngoài nước liên quan đến đề tài trong thời gian qua.
Đề tài kết hợp cùng các phương pháp thống kê, khái quát thực tiễn,
phương pháp phân tích định tính, đối chiếu kinh nghiệm thực tiễn, các bài học về
phát triển ngành CNCBR của các nước có một số điều tương đồng và so sánh với
thực trạng của tỉnh, từ đó phân tích, và đề xuất các nhóm giải pháp áp dụng cho
Lâm Đồng.
Để thu thập số liệu mới luận văn tiến hành điều tra thực địa, trong đợt điều
tra thực địa, luận văn sử dụng phương pháp chính là phương pháp phỏng vấn sâu

2



Giám đốc, nhà quản trị một số doanh nghiệp, các đơn vị quản lý nhà nước thuộc
Sở NN&PTNT, Sở Công Thương,... Đây thực chất là phương pháp chuyên gia đã
được vận dụng khi nghiên cứu luận văn.
Luận văn cũng đã nghiên cứu và vận dụng một số mô hình trong kinh tế,
cụ thể là vận dụng mô hình dự báo cầu thị trường với chỉ tiêu giá trị xuất khẩu
(GTXK) rau. Phương pháp dự báo theo mô hình phân tích định lượng được lựa
chọn, phần mềm Stata được sử dụng nhằm đưa ra những kết quả nhanh chóng và
có hiệu quả. Ngoài ra các mô hình chuỗi giá trị cũng được vận dụng nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
-Hệ thống hoá những lý luận chung về phát triển CNCBR trong điều kiện
hội nhập quốc tế, trong đó sử dụng mô hình kim cương của M. Porter được vận
dụng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển CNCBR đưa ra những
cơ sở khoa học có tính thuyết phục cao;
- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng phát triển CNCBR của tỉnh Lâm
Đồng và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển CNCBR, đặc biệt là những điểm
yếu và thách thức, chỉ ra những nguyên nhân làm cơ sở thực tiễn cho các biện pháp
phát triển ngành CN này nhanh và bền vững trước những yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển CNCBR trong bối cảnh hội
nhập sâu rộng. Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị đã được vận dụng nghiên cứu như
những công cụ để xác lập những căn cứ cho các biện pháp phát triển CNCBR, đặc
biệt là biện pháp liên kết sản xuất ở trong nước và với nước ngoài trong ngành
hàng rau.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Kết quả luận văn là tài liệu có tính thực tiễn cao là tài liệu tham khảo cho các cơ
quan nghiên cứu, trường Đại học phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tào;
- Là tài liệu quan trọng giúp công tác đào tạo nghề và công tác khuyến công trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
7. Cơ cấu của luận văn:
Ngoài các phẩn mở đầu, kết luận, phụ lục,… luận văn bao gồm 3 chương

chính như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về CNCBR
Chương 2. Thực trạng phát triển CNCBR của tỉnh Lâm Đồng trong những
năm qua
Chương 3. Quan điểm và giải pháp phát triển CNCBR của tỉnh Lâm Đồng
trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế

3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN RAU
1.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp chế biến rau
1.1.1. Các khái niệm
Chế biến thực phẩm (food processing) là sự chuyển đổi các nguyên liệu
tươi sống bằng các phương pháp lý tính hoặc hóa tính thành thực phẩm hoặc hình
thức thực phẩm khác. Chế biến thực phẩm thường kết hợp các thành phần nguyên
liệu tươi sống để sản xuất sản phẩm thực phẩm mang tính thị trường, có thể dễ
dàng cung cấp và phục vụ người tiêu dùng. Theo tổ chức Nông lương thế giới
(FAO), chế biến thực phẩm thường bao gồm các hoạt động như: Đóng hộp
(canning); sấy khô/tách nước (drying/dehydration); đông lạnh (freezing); ngâm
(pickling), ép nước (syruping), tinh thể hóa (crystallizing – đối với các nguyên liệu
như mía đường), và bảo quản bằng hóa chất (chemical preservation);
Mục đích của các hoạt động trên là: Tăng thời gian lưu trữ thực phẩm; phát
triển các chế độ ăn mới đối với thực phẩm như: mùi, vị, màu sắc, hình dáng, kết
cấu (hướng đến chất lượng khi ăn vào (eating quality), cảm giác khi ăn vào
(sensory characteristics) và cảm quan khi ăn vào (organoleptic quality), thậm chí là
thay đổi dạng của thực phẩm để có thể sử dụng với mục đích khác (ví dụ: xay hạt
gạo thành bột gạo); cung cấp dưỡng chất (nutrients) cần thiết cho sức khỏe; giúp

doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá thành cao hơn.
Công nghiệp chế biến rau (CNCBR) là một nhánh trong công nghiệp chế
biến thực phẩm – food processing, và do đó cũng mang đầy đủ các đặc điểm trên.
Tuy nhiên, đặc điểm tự nhiên của cây rau là mau hỏng (perishable), do đó, công
nghiệp chế biến rau thường tập trung vào các mục đích là tăng thời gian lưu trữ
thực phẩm và cung cấp dưỡng chất (nutrients) cần thiết cho sức khỏe.
Khái niệm CNCBR: là ngành công nghiệp sử dụng các thiết bị máy móc,
người lao động ở quy mô công nghiệp để bảo quản rau tươi và chế biến rau (bao
gồm cả quá trình chuẩn bị nguyên liệu nhưng không bao gồm quá trình trồng rau)
thành các dạng đông lạnh, sấy khô, tạo sản phẩm đóng gói/hộp/bao bì nhằm làm
tăng hạn sử dụng và duy trì giá trị dinh dưỡng của rau.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của ngành công nghiệp chế biến rau
CNCBR là một trong những phân ngành hẹp của ngành công nghiệp (CN)
chế biến nông sản. Theo cách phân loại của Tổng cục Thống kê trên cơ sở phân
theo danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam tại Quyết định số 10/2007/QĐTTg ngày 23 tháng 01 năm 2007, Chế biến và bảo quản rau sản bao gồm 02 phân
ngành: Phân ngành Chế biến và đóng hộp rau; phân ngành Chế biến và bảo quản
rau khác.
Như vậy cách phân loại chủ yếu đang được sử dụng trong quản lý và thống
kê kinh tế trên, đối tượng “CNCBR” được sử dụng chính thống trong luận văn này.

4


So với ngành CN chế biến nói chung và CN chế biến nông sản nói riêng, CNCBR
có một số đặc điểm sau:
- Nguyên liệu chế biến.
- Công nghệ và quy trình công nghệ chế biến.
- Sản phẩm và thị trường.
- Suất vốn đầu tư.
1.1.3. Sản phẩm và thị trường

Sản phẩm rau chế biến là mặt hàng thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn
uống của con người, phân theo công dụng kinh tế của sản phẩm thì sản phẩm rau
chế biến đa số thuộc nhóm tư liệu tiêu dùng. Tuy nhiên có một số ít sản phẩm rau
chế biến cũng có vai trò là sản phẩm trung gian để chế biến một số loại sản phẩm
cuối cùng khác, chẳng hạn rau sấy khô được dùng làm gia vị để sản xuất các loại
mỳ ăn liền,... Sản phẩm rau chế biến là nhóm mặt hàng rất đa dạng và phong phú,
có thể phân thành một số loại chủ yếu sau: sản phẩm sơ chế, đông lạnh, đóng hộp,
sấy khô, muối,... Sản phẩm rau chế biến thuộc nhóm mặt hàng thực phẩm nên thời
gian bảo quản và sử dụng có thời hạn nhất định. Những sản phẩm rau chế biến góp
phần thoả mãn nhu cầu vật chất. Tuy nhiên có thể xếp những mặt hàng này vào
nhóm sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như một số lương thực, thực phẩm khác, chẳng
hạn như gạo, thịt, cá tươi ăn hàng ngày. Đầu tư vào sản xuất sản phẩm rau chế
biến có tính rủi ro cao, lợi nhuận thấp. Đặc điểm này đòi hỏi các nhà hoạch định
chính sách kinh tế vĩ mô cần tính đến trong sự khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực
CNCBR.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành công nghiệp
chế biến rau
Phát triển công nghiệp chế biến rau chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác
nhau. Mức độ ảnh hưởng của chúng có thể trực tiếp và cũng có thể gián tiếp. Để
phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp chế biến rau, chúng
ta vận dụng mô hình kim cương của M. Porter. Theo M. Porter các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển, khả năng cạnh tranh bao gồm: Các nhân tố đầu vào; nhân
tố về cầu; nhân tố về các ngành liên quan và các ngành hỗ trợ; chiến lược, cấu
trúc và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp; sự thay đổi tạo ra cơ hội hoặc nguy
cơ; vai trò của Nhà nước. đi sâu phân tích một số nội dung chủ yếu của từng nhân
tố ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp chế biến rau tạo lợi thế cạnh tranh như
sau:
- Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh.
- Nhân tố về các yếu tố đầu vào.
- Nhân tố về cầu.

- Các ngành liên quan và hỗ trợ.
- Yếu tố sự thay đổi.
- Nhân tố thuộc về vai trò của Nhà nước.

5


1.2. Kinh nghiệm thực tiễn, các bài học về phát triển ngành công nghiệp
chế biến rau
Trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, nhiều nước cũng có những điều
kiện tự nhiên tương tự như Lâm Đồng (Đà Lạt và các vùng phụ cận), điển hình
như cao nguyên Cameron ở Malaysia, Thái lan. Nhìn ra phạm vi thế giới trong
lĩnh vực này chúng ta cũng thấy nhiều quốc gia và khu vực đã có những thành
công lớn trong sự phát triển ngành công nghiệp chế biến rau, đó là khu vực các
nước phát triển ở Châu Âu và ở Châu Mỹ đặc biệt là Mỹ. Cũng cần phải nhấn
mạnh rằng Mỹ vừa là nước xuất khẩu và cũng vừa là nước nhập khẩu một khối
lượng lớn các sản phẩm rau chế biến. Bài học kinh nghiệm về sự thành công của
một số nước nêu trên trong phát triển công nghiệp chế biến rau và các ngành có
liên quan được tổng kết lại như sau:
Kinh nghiệm của Malaysia, chiến lược “xác định rõ thị trường tập trung và
sản phẩm chủ lực” là yếu tố quyết định thành công điển hình như cao nguyên
Cameron ở Malaysia.
Kinh nghiệm của Thái Lan, bài học từ Thái Lan là nắm bắt cơ hôi kịp thời,
thu hẹp trọng tâm thị trường và sản phẩm và tận dụng liên doanh hợp lập.
Kinh nghiệm khuyến khích phát triển CNCBR để XK: kinh nghiệm khuyến
khích phát triển công nghiệp chế biến rau để xuất khẩu của Canada, Hàn Quốc,
Trung Quốc.
Kinh nghiệm của Trung Quốc, tổ chức và phát triển liên kết liên doanh.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN

RAU CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.1. Các chính sách tác động đến phát triển công nghiệp chế biến rau
của Lâm Đồng
Một loạt chính sách đã được Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, UBND
tỉnh Lâm Đồng ban hành. Những chính sách này đã tác động trực tiếp đến phát
triển CNCBR theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững,... Cụ thể, tác động đến quy hoạch; tác động đến chất lượng nguồn nhân lực;
tác động đến tiếp cận tín dụng; tác động đến doanh nghiệp quan tâm đầu tư ứng
dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động;
tác động đến thu hút nguồn vốn trong dân, của các DN, các thành phần kinh tế, của
nước ngoài đầu tư vào ngành CNCBR;... từ đó khuyến khích các doanh nghiêp tăng
quy mô vốn kinh doanh và tăng hiệu quả đầu tư. Theo các chính sách này, các dự
án CNCBR đầu tư tại tỉnh Lâm Đồng nếu đáp ứng các tiêu chí cụ thể sẽ được Nhà
nước hỗ trợ vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng, tín dụng, đất đai, khoa học công nghệ, phát
triển thương hiệu và thị trường,…

6


2.1.1. Cấp Trung ương ban hành
Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 03 tháng 7 năm 2015;
Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định 575/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 05 tháng 5 năm 2015, Lâm Đồng được quy hoạch cả
khu và vùng nông nghiệp công nghệ cao;
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp đến 2020 và tầm nhìn đến
2030 phê duyệt tại Quyết định số 880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09
tháng 6 năm 2014;

Đề án phát triển các thị trường khu vực giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030
tại Quyết định số 1467/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24 tháng
8 năm 2015;
Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 1895/QĐ-TTg phê duyệt
Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình
quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg
về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ
nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến
nông; Thông tư liên tịch số: 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Liên
bộ; Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng
kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về
khuyến công; Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ
Công Thương Quy định chi tiết một số nội dung thực hiện Nghị định số
45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công; Thông
tư Liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ Tài chính-Bộ
Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc
gia và kinh phí khuyến công địa phương;
2.1.2. Tỉnh Lâm Đồng ban hành
Quy hoạch phát triển ngành CN chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng đến năm
2020 phê duyệt tại Quyết định số 774/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng ngày
30 tháng 3 năm 2015;
Quy hoạch phát triển NN, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 phê
duyệt tại Quyết định số 2897/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 31 tháng
12 năm 2014.

7



Quy chế quản lý hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tại
Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 30 tháng 10
năm 2013; Quy định mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng tại Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng ngày
10 tháng 10 năm 2016;
Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tại Quyết định số 2777/QĐ-UBND
ngày 24 tháng 12 năm 2015;
Kế hoạch phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn
2016-2020 và định hướng 2025 tại Quyết định số 756/QĐ-UBND của UBND tỉnh
Lâm Đồng ngày 19 tháng 4 năm 2017;
Kế hoạch hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực và có lợi thế
cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 tại Quyết định số 1120/QĐ-UBND
của UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 11 tháng 6 năm 2013.
2.2. Thực trạng sản xuất và chế biến rau ở Lâm Đồng
2.2.1. Thực trạng về sản xuất rau nguyên liệu
Diện tích cây rau
Sản lượng rau: Sản lượng rau; chủng loại rau; mùa vụ.
Đặc điểm của một số loại rau trồng chủ yếu tại tỉnh Lâm Đồng
2.2.2. Thực trạng khai thác nhãn hiệu chứng nhận rau Đà Lạt ở Lâm
Đồng
Ngày 31/7/2008 UBND thành phố Đà Lạt phối hợp với Sở Khoa học công
nghệ Lâm Đồng đã hoàn chỉnh quy chế và tham mưu cho UBND tỉnh Lâm Đồng
ký ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Rau Đà Lạt và nộp
đơn đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận Rau Đà Lạt tại cục sở hữu trí tuệ. Vào ngày
23/9/2008 Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 135739,
cấp theo Quyết định số 22320/QĐ-SHTT cho sản phẩm rau Đà Lạt và vùng phụ
cận.

Qua hơn 5 năm tiến hành việc chứng nhận đối với sản phẩm rau trên địa bàn
thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận (bao gồm huyện Đức Trọng, Đơn Dương,
Lạc Dương), đến nay thành phố Đà Lạt đã cấp quyền sử dụng cho 37 đơn vị, tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rau mang thương hiệu Đà Lạt. Tuy nhiên, số
lượng trên vẫn còn khá khiêm tốn so với diện tích, quy mô, sản lượng, rau tại các
cơ sở sản xuất, kinh doanh rau trên địa bàn được chứng nhận.
Việc tạo dựng và phát triển thương hiệu rau Đà Lạt góp phần nâng cao giá
trị thương phẩm của sản phẩm, nâng cao uy tín của người sản xuất, tạo ra hiệu quả
kinh tế và tác động đáng kể đến các doanh nhiệp sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, cụ
thể như sau: Sản lượng bình quân của các doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận rau Đà Lạt tăng khoảng 25 – 30% so với khi chưa sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận; sản lượng sản phẩm bình quân của các doanh nghiệp đã được cấp quyền sử

8


dụng nhãn hiệu chứng nhận như: HTX Xuân Hương, HTX Anh Đào, Công ty
ORGANIK, Công ty Nông sản Lâm Đồng, Công ty DALATGAP… thâm nhập vào
các siêu thị, nhà hàng, khu công nghiệp đạt khoảng 100tấn/ngày, tăng 30% so với
khi chưa sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; giá trị thương phẩm tăng 15% so với khi
chưa sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2.2.3 Thực trạng CNCBR ở Lâm Đồng
Tỉnh Lâm Đồng có điều kiện tự nhiên thích hợp, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và
kinh nghiệm canh tác của nông dân đạt trình độ cao so với mặt bằng cả nước. Để có
thể phát triển thị trường thì việc áp dụng các công nghệ xử lý, bảo quản và chế biến
các loại rau là rất cần thiết nhằm kéo dài thời gian bảo quản có thể phân phối đi thị
trường xa. Đồng thời tận dụng các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tươi
để đưa vào chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm chế biến giúp cho người dân ổn định
đầu ra. Tổng năng lực cấp đông tăng dần trong thời gian qua; năm 2004 khoảng
21.000 tấn/năm, năm 2010 đạt khoảng 40.000 tấn/năm tuy có tăng lên nhưng không

bắt kịp với việc mở rộng diện tích canh tác rau trong tỉnh.
Trong những năm gần đây tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng để phát triển ngành
công nghệ sơ chế, xử lý, đóng gói và bảo quản rau tươi nhằm đáp ứng được nhu
cầu thực tế. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra các mô hình, công nghệ sản
xuất…đã được áp dụng vào thực tế bước đầu đưa lại kết quả khả quan. Các công
nghệ đã được áp dụng vào thực tế đều có mục đích là nhằm giảm sự hao hụt sau thu
hoạch của rau, kéo dài thời gian bảo quản. Khi rau được đưa đến tay người tiêu
dùng là những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, những mô hình, công
nghệ này đều là các thiết bị thủ công hoặc bán thủ công đưa ra áp dụng tràn lan
chưa mang lại được hiệu quả như mong muốn.
Qua khảo sát tại các vùng sản xuất rau tập trung tại thành phố Đà Lạt, huyện
Đơn Dương và huyện Đức Trọng thì rau sau khi thu hoạch được đóng lên các sọt
rồi đưa lên xe tải phân phối tới các thị trường tiêu thụ. Sản phẩm sau khi thu hoạch
không được xử lý, đóng gói hay chế biến thì có tỷ lệ hư hỏng rất cao khoảng từ 1525%. Hiện nay xử lý, bảo quản và chế biến rau ở tỉnh Lâm Đồng còn rất sơ sài, thủ
công manh mún và tự phát, mỗi nhà vườn, mỗi cơ sở thu mua có cách làm riêng
không thống nhất, do đó chất lượng rau không đồng đều, thời gian bảo quản ngắn,
sản phẩm chế biến chưa nhiều, mẫu mã thì xấu, do vậy việc phân phối các sản
phẩm rau đi xa còn khó khăn. Bởi vì người dân chưa được phổ biến hay tiếp cận
các công nghệ xử lý, bảo quản và chế biến các sản phẩm từ rau.
Toàn tỉnh hiện có 24 doanh nghiệp chế biến rau công nghiệp và các cơ sở sơ
chế, bảo quản lạnh, tổng công suất chế biến trên 300 nghìn tấn nguyên liệu, mới chỉ
đáp ứng được 18% sản lượng rau của tỉnh. Cơ sở chế biến rau, củ, quả được cấp
giấy chứng nhận ISO:22000:2005, HACCP với sản lượng là 13.200 tấn/năm, chỉ
chiếm 4,4% sản lượng được chế biến. Trong đó, có 06 nhà máy sản xuất rau công
nghiệp (04 công ty chế biến rau củ cấp đông xuất khẩu, 02 công ty chế biến rau

9


xuất khẩu), 01 công ty xuất khẩu chanh dây đã qua chế biến, 12 công ty xuất khẩu

rau tươi không qua chế biến và một số doanh nghiệp công suất nhỏ, chủ yếu là sơ
chế và bảo quản lạnh để cung ứng cho xuất khẩu với sản phẩm chính là cải thảo, cải
bắp, bó xôi. Các công ty sản xuất rau có trụ sở tập trung chủ yếu tại thành phố Đà
Lạt và đặt nhà máy tại Đà Lạt và khu vực lân cận (như: Công ty Nông sản Thực
phẩm Lâm Đồng, Công ty TNHH Đồng Vàng, Công ty TNHH Kim Bằng, Công ty
TNHH Bio-Organics, Công ty Rau Nhà Xanh,...) và một số doanh nghiệp tư nhân
hoạt động trên lĩnh vực xuất khẩu rau cải Đà Lạt sang Đài Loan, Nhật Bản, Hàn
Quốc như DNTN Khánh Cát, Công ty TNHH Mai Nguyên,.... Những đơn vị này đã
có chú trọng đầu tư đổi mới các thiết bị chế biến rau nhằm đáp ứng yêu cầu của thị
trường thế giới.
Tổng công suất chế biến đạt khoảng 162 ngàn tấn nguyên liệu, tổng sản
lượng rau nguyên liệu đã đưa vào chế biến khoảng 120 ngàn tấn, chiếm khoảng hơn
30% tổng sản lượng rau nguyên liệu, chiếm khoảng 75% công suất thiết kế. Sản
lượng rau đã chế biến được khoảng 30,5 ngàn tấn thành phẩm, trong đó rau sấy khô
chỉ chiếm gần 500 tấn, chủ yếu sản xuất ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài,
còn lại 30 ngàn tấn rau cấp đông phục vụ cả xuất khẩu và tiêu thụ trong và ngoại
tỉnh.
Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, sản phẩm rau tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là
bán tươi sau khi sơ chế sơ bộ (loại bỏ phần thừa không sử dụng được) và tiêu thụ
dưới dạng rau tươi. Đây là đặc trưng truyền thống của sản phẩm rau Đà Lạt nói
riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung trên thị trường nội địa. Sản phẩm sau thu hoạch
được làm sạch tạp chất, bụi bẩn, vận chuyển đến các kho tập kết trung chuyển, chợ
đầu mối, sau đó được phân phối đến các siêu thị, chợ bán lẻ, thôn quê,… Các loại
rau ăn củ và một vài loại rau ăn quả có thời gian lưu trữ trong một vài tuần (tùy
thuộc đặc tính của từng loại củ, quả), hầu hết các loại rau ăn lá chỉ lưu trữ trong
thời gian ngắn, sản phẩm nhanh chóng bị giảm chất lượng hoặc hư hỏng do không
được bảo quản đúng yêu cầu. Thị trường không ổn định cả về giá cả lẫn khối lượng
do sự cạnh tranh của các loại rau địa phương, vì lý do đó hiện tượng rau Đà Lạt
được mùa thì mất giá và có khi được giá thì không có sản phẩm để bán.
Để phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ ở các địa bàn xa như thành phố HCM và

các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sản phẩm rau Lâm Đồng được chế biến dưới
các hình thức sau:
- Rau cấp đông: bao gồm nhiều sản phẩm khác nhau được chế biến ở các
doanh nghiệp có đủ thiết bị, dây chuyền công nghệ như Công ty Cung ứng nông
nghiệp, Công ty rau nhà xanh, Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Lâm Đồng.
Các loại sản phẩm cấp đông khá phong phú đa dạnh như: bó xôi, đậu nành lông,
khoai các loại, cà rốt, khoai tây, suplơ, bí đỏ,… sản phẩm chủ yếu xuất khẩu.

10


- Rau đông lạnh: chủ yếu là bắp cải, xà lách, cải thảo. Sản phẩm chủ yếu
được xuất khẩu đến các nước trong khu vực như Nhật Bản, một lượng rất nhỏ được
chuyển đến một số nước thuộc Châu Âu.
Theo thống kê cho thấy các doanh nghiệp, cơ sở chế biến rau trong những
năm gần đây đã được thành lập, đi vào hoạt động, tham gia chế biến nhiều sản
phẩm khác nhau. Tuy nhiên tỷ lệ các loại rau được chế biến thấp. Kết quả tổng hợp
sản lượng chế biến được của các doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như
sau:
Tỷ lệ chế biến rau tại TP Đà Lạt và các huyện phụ cận (so sánh với sản
lượng rau tươi thu hoạch).
- Pó xôi
72%.
- Đậu nành lông: 91%.
- Rau gia vị:
67%.
- Cải cái loại:
36%.
- Củ các loại:
08%.

- Trái dâu tằm: 84%.
- Loại khác:
12,5%
Thông thường, chế biến rau cấp đông, rau sấy khô đòi hỏi cao về kỹ thuật
công nghệ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện, một số doanh nghiệp đã đầu tư và
phát triển công nghệ BLOC (sản phẩm dạng đóng gói) và công nghệ IQF (sản
phẩm dạng rời). Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 8 nhà máy chế biến rau công nghiệp
và một số đơn vị chế biến nhỏ, sơ chế và bảo quản lạnh.
2.2.4. Công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm của tỉnh Lâm Đồng giao cho sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện phối hợp triển
khai thực hiện nhiệm vụ. Tại các xã chưa có cán bộ chuyên trách về công tác vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Công tác quản lý chất lượng thuốc bảo vệ thực vật, giống rau, phân bón...
được ngành nông nghiệp thường xuyên thực hiện.
Sở Nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng đã thực hiện một số nội dung nhằm
thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất rau để tạo ra những
sản phẩm có giá trị cao đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên trong thực tế công tác quản lý về sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau
an toàn trên địa tỉnh Lâm Đồng còn gặp nhiều khó khăn: Lực lượng cán bộ quản lý
còn mỏng, địa bàn rộng, trang thiết bị kiểm tra, kiểm nghiệm còn nhiều bất cập, chế
tài xử phạt chưa đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm, thanh tra chi cục chưa
đủ điều kiện để ngăn chặn hàng nhập lậu thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vào địa
bàn tỉnh.
2.2.5. Tình hình tiêu thụ rau sơ chế và rau chế biến của tỉnh Lâm Đồng
Tiêu thụ thị trường nội địa
Sản lượng rau của Lâm Đồng chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa như
thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh phía Nam và Duyên hải Miền Trung.
Trong các năm gần đây thị trường được mở rộng, một số sản phẩm rau cao cấp đã


11


có mặt tại một số hệ thống siêu thị lớn trong nước như Metro, Big C, Lotte,
Coopmart... Nghiên cứu thị trường cho thấy, 93% sản lượng rau Lâm Đồng tiêu thụ
ở trong nước, chỉ có 7% sản lượng được xuất khẩu.Tại thị trường trong nước, có tới
85% tổng sản lượng rau Lâm Đồng được tiêu thụ tại TP.HCM và một số tỉnh phía
Nam; 10% tổng lượng rau tiêu thụ ở phía Bắc, chủ yếu Hà Nội và 5% tổng lượng
rau tiêu thụ ở miền trung.
Tiêu thụ xuất khẩu
Lượng rau củ tươi của Lâm Đồng - Đà Lạt xuất khẩu ngày càng tăng về sản
lượng và giá trị do các doanh nghiệp chế biến rau xuất khẩu đã nối lại được quan hệ
trong việc xuất khẩu rau sang các nước Châu Á, một vài thị trường chính là
Singapore, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong số này, Đài Loan, Trung
Quốc, Malaysia và Hàn Quốc là không ổn định vì họ chỉ nhập khẩu theo vụ mùa
vào một số thời điểm. Singapore có nhu cầu ổn định quanh năm nhưng khối lượng
nhỏ và giá cả cạnh tranh cao. Sản lượng xuất khẩu đi các nước như Nhật Bản, Đài
Loan, Indonesia, Hong Kong, Trung Quốc, Campuchia, Lào,… và Singapore chiếm
hơn 20% tổng sản lượng, tương đương khoảng từ 35.000-40.000 tấn nguyên
liệu/năm. Mặt hàng rau bó xôi đã nhiều năm có mặt tại thị trường Nhật – một thị
trường đòi hỏi chất lượng cao. Với các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Úc,
Lâm Đồng hiện nay đang bước đầu tiếp cận.
Rau chế biến có 2 loại chủ lực là rau sấy khô và rau đông lạnh. Thị trường
chính là Nhật Bản. Gần đây có thêm vài thị trường mới như Nga. Trước đây, Đài
Loan cũng nhập khẩu 1 số mặt hàng từ Lâm Đồng như bó xôi. Tuy nhiên, nhu cầu
từ Đài Loan đang giảm những năm gần đây. Hai loại rau chế biến chủ lực là rau bó
xôi và khoai lang. Một số loại rau khác cũng được chế biến để xuất khẩu như khoai
tây và đậu nhưng số lượng rất ít.
Kết quả tổng hợp năm 2015 cho thấy xuất khẩu rau nói chung đạt 8.900 tấn,
kim ngạch xuất khẩu đạt 19,5 triệu USD.

Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu rau tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 20102015
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Sản lượng rau các loại
21.51 16.33 17.72 13.31 14.78
8.900
(tấn)
3
9
2
3
5
Giá trị xuất khẩu (1000
16.57 15.50 25.81 23.65 28.46 19.50
USD)
2
7
8
1
0
0
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Trung
Thị trường xuất khẩu
Quốc, Đài Loan, Campuchia, Lào, Hoa Kỳ…
Nguồn: Sở Công Thương Lâm Đồng, 2015

Hầu hết các doanh nghiệp trong tỉnh thuận lợi hơn khi xuất khẩu vào các thị
trường truyền thống do với lợi thế về đất đai, khí hậu cũng như kỹ thuật canh tác

12


đảm bảo an toàn thực phẩm nên nhà nhập khẩu ngày càng ưa chuộng hàng rau có
xuất xứ từ Đà Lạt - Việt Nam hơn, đồng thời giá mặt hàng rau xuất khẩu tăng so
với năm trước, bên cạnh đó, sự tham gia của ngày càng nhiều doanh nghiệp vào
hoạt động xuất khẩu đã đóng góp vào sự tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng này.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước Châu Á: Nhật, Đài Loan, Thái Lan,
Singapo, Malaysia.
2.2.6. Thực trạng tổ chức liên kết kinh tế trong quá trình phát triển
CNCBR ở Lâm Đồng: Liên kết tạo vốn; liên kết giải quyết vấn đề nguyên liệu;
liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2.3. Những thành tựu và hạn chế của CNCBR ở Lâm Đồng
2.3.1. Những thành tựu của CNCBR ở Lâm Đồng
Ngành rau nói chung và công nghiệp chế biến rau nói riêng những năm
qua, đặc biệt từ những năm sau đổi mới đã có bước phát triển đáng khích lệ.
Điều đó được thể hiện ở sự tăng lên không ngừng về năng lực chế biến. Năm
2014, giá trị xuất khẩu mặt hàng rau của tỉnh Lâm Đồng đạt 28,46 triệu USD.
Tuy năm 2015 giá trị xuất khẩu c ủ a mặ t hàng rau giảm xuống do ảnh hưởng
suy thoái của thị trường, nhưng chúng ta vẫn phải khẳng định là một thành tựu
đáng ghi nhận về sự phát triển và đóng góp của công nghiệp chế biến rau trong
ngành công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng.
Để đạt được thành công đó thì vai đóng góp của các doanh nghiệp hoạt
động sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực này là cơ bản. Các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với các loại hình quy mô khác nhau đã có cố
gắng rất nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, tìm kiếm
phát triển thị trường. Nhưng có một nguyên nhân góp phần tạo ra thành tựu đó

phải nhấn mạnh đến vai trò định hướng của Chính phủ, Bộ NN &PTNT, Bộ Công
Thương, UBND tỉnh. Những thể chế chính sách của Nhà nước bao gồm những
chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, ưu đãi đầu
tư, xúc tiến thương mại, khuyến nông, khuyến công,...
Một thành công lớn nữa của công nghiệp chế biến rau là đã hình thành
được một số nhà máy chế biến rau tập trung gắn với các vùng nguyên liệu có
quy mô lớn tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng.
2.3.2. Những hạn chế, khó khăn của công nghiệp chế biến rau ở Lâm
Đồng
Mặc dù ngành công nghiệp rau chế biến của Lâm Đồng những năm qua đã
đạt được một số thành công nhất định như đã nêu trên, nhưng so với yêu cầu phát
triển và yêu cầu hội nhập sâu rộng của Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh mới
thì vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, khó khăn chủ yếu sau:
- Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến rau của tỉnh Lâm Đồng
chưa được phát triển theo hướng ổn định và bền vững;

13


- Chưa có bước đi phù hợp trong phát triển hệ thống chế biến, do các mô
hình chế biến quy mô vừa và nhỏ trên nền công nghệ tiên tiến, thiết bị phù hợp,
suất đầu tư thấp chưa được quan tâm phát triển đúng mức. Mặt khác, sản phẩm
trong bảo quản và chế biến còn hạn chế chưa đa dạng; mức độ ứng dụng công
nghệ sau thu hoạch còn thấp;
- Sức cạnh tranh của sản phẩm rau chế biến chưa cao, đặc biệt là trên thị
trường khu vực và thế giới. Những yếu kém về sức cạnh tranh được thể hiện ở các
mặt như chất lượng sản phẩm chế biến chưa cao, chi phí sản xuất còn cao so với
các đối thủ cạnh tranh những sản phẩm cùng loại. Hiện nay do quá trình chế biến,
bảo quản còn lạc hậu nên chất lượng rau xuất khẩu của Lâm Đồng chưa cao. Việc
kiểm tra, kiểm định chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phầm rau

chế biến chưa thành hệ thống, còn thiếu thể chế và cơ sở vật chất kỹ thuật để thực
hiện, thiếu những cơ quan giám định của nước ta được Quốc tế công nhận. Tỷ lệ
tổn thất sau thu hoạch còn quá cao, tỷ lệ bình quân của tổn thất ngành rau là từ
15% đến 25%;
Chất lượng rau chế biến, vấn đề này chủ yếu là của các công ty có vốn đầu
tư trong nước quy mô nhỏ vẫn chưa kiểm soát được. Dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật luôn là quan ngại lớn nhất do mức độ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
còn cao, công tác kiểm soát dư lượng hóa chất, truy suất nguồn gốc sản phẩm còn
hạn chế. Ngoài ra, một vấn đề nữa là chất lượng rau nguyên liệu đưa vào chế biến
là không đồng đều giữa các trang trại khác nhau, diện tích sản xuất rau theo quy
chuẩn về ATVSTP còn thấp gây ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu;
Chi phí cao, Việt Nam là quốc gia có giá nhân công rẻ, nhưng rau Lâm
Đồng có chi phí sản xuất cao hơn so với các nước lân cận, sức cạnh tranh thấp.
Trên thị trường xuất khẩu, rau Lâm Đồng khó cạnh tranh lại các đối thủ Trung
Quốc, Úc; khả năng tham gia thị trường xuất khẩu của sản phẩm qua rau chế biến
là hạn chế (chiếm 7% sản lượng);
Sản lượng không ổn định, để cung ứng ổn định không những cần phải có
sản lượng lớn mà còn cả sự ổn định trong suốt năm và phải thường xuyên. Theo
các công ty xuất khẩu Nhật Bản, đặc biệt là các công ty chế biến rau, năng lực
cung ứng của Lâm Đồng còn nhỏ và không ổn định. Phần lớn các công ty chưa thể
dùng Lâm Đồng là nguồn cung cấp chính vì lý do này. Mặc dù các công ty Nhật
Bản đang muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc vì các vấn đề chính trị gần
đây; họ vẫn chưa mở rộng nguồn cung từ Việt Nam.
- Sản phẩm rau Đà Lạt và các vùng phụ cận tuy đã được Cục sở hữu trí tuệ
cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nhãn hiệu “RAU DÀ LẠT” tuy đã được
biết đến như một nhãn hiệu rau của Việt Nam nhưng chưa có một thương hiệu
riêng đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới,... Theo đánh giá của
Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) do Cơ quan phát triển quốc
tế Hoa Kỳ tài trợ với sự thực hiện của Vinafruit và Công ty J. E. Austin Associates


14


thì một trong những yếu kém của sản phẩm rau Việt Nam “chưa có thương hiệu
trên thị trường”; việc hình thành và phát triển các chuỗi giá trị (sản xuất – thu mua
– chế biến – phân phối) mới ở mức mô hình, chủ yếu sản phẩm rau vẫn được mua,
bán theo cách truyền thống, chi phí trung gian cao;
- Thời gian qua hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất chế biến rau, củ,
quả xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả nhất định trong
việc xuất khẩu các mặt hàng rau, củ, quả chủ lực của Lâm Đồng ra thị trường các
nước trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương. Tuy nhiên, những thách thức đối
với các doanh nghiệp tại Lâm Đồng là chưa hiểu biết nhiều về FTA và cách tận
dụng FTA. Một số doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu rau, củ, quả hiện nay mặc dù
có hiểu biết về quy tắc xuất xứ nhưng việc áp dụng vào thực tế còn lúng túng.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng chưa cập nhật đầy đủ về cam kết cắt giảm thuế
quan hàng năm của các đối tác trong FTA với Việt Nam như Nhật Bản, Australia,
Hàn Quốc v.v. Cùng với đó, các doanh nghiệp chưa nắm bắt và cập nhật đầu đủ
các thông tin về hàng rào kỹ thuật và các biện pháp kiểm dịch động thực vật.
Doanh nghiệp chưa nghiên cứu cụ thể về quy tắc xuất xứ, mức cắt giảm thuế quan
trước khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất khẩu. Điều này dẫn đến những rủi
ro có thể phát sinh khi xuất khẩu.
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế
- Nguyên nhân khách quan do những tác động của những cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới những năm qua (sau hơn 7 năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu “năm 2008”, kinh tế thế giới vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng như
trước đó). Cộng vào đó là tình trạng thời tiết diễn biến thất thường đã tác động
không tốt đến nguồn nguyên liệu rau chế biến;
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Thiếu một chiến lược phát triển lâu dài và bền vững đối với một ngành
hàng có vị trí quan trọng trong buổi đầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Định hướng chiến lược trong dịch chuyển cơ cấu công nghiệp chế biến nông sản
với lợi thế về nguyên liệu chưa được triển khai một cách tích cực, cụ thể và đúng
tầm. Việc phát triển công nghiệp chế biến từ khâu sản xuất nguyên liệu, đầu tư xây
dựng nhà máy chế cũng như phát triển thị trường đầu ra còn ở mang tính tự phát,
mạnh ai nấy làm, không đi theo một quỹ đạo tập trung thống nhất giữa các khâu,
giữa các cấp có liên quan đến sự phát triển ổn định, toàn diện và bền vững của
ngành công nghiệp chế biến này;
+ Đầu tư cho công nghệ chế biến, bảo quản chưa tương xứng với tiềm năng,
lợi thế cạnh tranh hiện có về vùng nguyên liệu rau của Đà Lạt và vùng phụ cận.
Trong những năm qua mới chỉ có một số ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
chế biến rau đã được đầu tư một số dây chuyền tương đối hiện đại so với khu vực
và thế giới, sản phẩm chế biến của các đơn vị này đã và đang từng bước thâm nhập

15


vào thị trường Nhật Bản, Châu Âu. Số còn lại vẫn chưa theo kịp những đòi hỏi về
mặt công nghệ chế biến và bảo quản;
+ Sản phẩm rau chế biến rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã, nhưng sản
phẩm rau chế biến của Đà Lạt và vùng phụ cận chưa có nhiều sản phẩm chủ lực và
cũng chưa có những thị trường trọng điểm bảo đảm cho sự phát triển ổn định, lâu
dài và bền vững của ngành công nghiệp chế biến rau. Trên thực tế trong những năm
qua sản phẩm rau của Lâm Đồng đã có mặt ở trên 10 nước trên thế giới và Khối
liên hiệp châu Âu (EU), đây là một tín hiệu tốt trong công tác phát triển thị trường,
nhưng những thị trường nước ngoài mà sản phẩm rau kể cả sản phẩm tươi và chế
biến có kim ngạch xuất khẩu cao thì lại không phải là nhiều.
Qua đó chúng ta thấy việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau và
nghiên cứu phát triển thị trường vẫn năm trong tình trạng còn dàn trải với quy mô
nhỏ sản xuất nhỏ lẻ, thị trường phân tán.
+ Do hệ số sử dụng năng lực sản xuất còn quá thấp, hệ số này đang là 20%

đến 30%; vùng nguyên liệu nhỏ đã làm cho giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất,
chế biến rau cao hơn so với nhập khẩu; chi phí vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm
cao,... Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chi phí sản xuất cao. Từ chi
phí sản xuất cao sẽ dẫn đến giá bán cao và làm mất đi lợi thế cạnh tranh về giá khi
phải đối đầu với những đối thủ cạnh tranh mạnh cùng kinh doanh những mặt hàng
tương tự trên thế giới và các nước trong khu vực Asean như Thái Lan, Trung Quốc,
Malaysia, Indonesia,...
+ Về cơ chế chính sách và tổ chức điều hành của Nhà nước:
Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách đẩy mạnh sản xuất, chế biến và
tiêu thụ rau. Nhưng trên thực tế việc thực hiện còn rất nhiều khó khăn. Hầu hết các
doanh nghiệp và địa phương không vay được vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển, thủ tục
để được vay ưu đãi và ưu đãi đặc biệt ở nơi khó khăn vùng sâu vùng xa cho hoạt
động chế biến rau tại Lâm Đồng còn nhiều vướng mắc;
Các quy định về miễn, hoàn thuế giá trị gia tăng VAT thanh toán qua ngân
hàng không khuyến khích các hình thức xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới như
hiện nay, điều đó đã hạn chế lượng hàng hoá xuất khẩu;
Chính phủ chậm đàm phán để có các hiệp định thương mại song phương,
đa phương đối với một số thị trường quan trọng;
Việc thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về khuyến khích tiêu thụ
nông sản thông qua hợp đồng còn nhiều bất cập. Liên kết 4 nhà trong ngành rau
còn lỏng lẻo, đặc biệt chưa có sự ràng buộc một cách thích hợp lợi ích kinh tế giữa
doanh nghiệp và nông dân;
Các Bộ, ngành Trung ương chưa có sự phối hợp chặt chẽ, nhanh nhạy, nhằm
tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, một
lĩnh vực có nhiều rủi ro; sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương, giữa địa

16


phương với doanh nghiệp chưa nhịp nhàng trong quy hoạch phát triển nguyên liệu

và chế biến.
2.4. Phân tích SWOT ngành công nghiệp chế biến rau của Lâm Đồng
trong bối cảnh hội nhập
2.4.1. Những điểm mạnh
Tỉnh Lâm Đồng, cụ thể trên địa bàn thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương,
Đơn Dương, Đức Trọng với điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu (nhiệt độ
trung bình thấp, ôn hòa, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn, ẩm độ
không khí thấp thích hợp với tập đoàn cây á nhiệt đới và nhiều loại cây trồng vùng
ôn đới, tiềm năng năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt) với nhiều chủng loại rau
đặc trưng, có lợi thế so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong
thời gian qua, nhiều chủng loại rau đã được sản xuất và XK sang nhiều nước và
được ưa chuộng, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ ngày một lớn hơn; nhiều
sản phẩm rau chế biến đã được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, chất
lượng và kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm ngày một nâng cao, đạt tiêu chuẩn thế giới;
tốc độ phát triển của các đơn vị chế biến rau trên địa bàn tỉnh nhanh; các huyện,
thành phố Đà Lạt đã phát triển nhiều trang trại trồng các loại rau tập trung có tính
sản xuất hàng hoá cao.
2.4.2. Những điểm yếu
Công nghệ thu hoạch, bảo quản và chế biến ngành hàng rau còn lạc hậu. Hệ
quả là chất lượng rau còn thấp, mẫu mã không đẹp, quy cách không đồng đều, khối
lượng sản phẩm nhiều, nhưng tỷ lệ hàng hoá đạt tiêu chuẩn XK thấp; tỷ lệ hao hụt
trong khâu thu hoạch và bảo quản vẫn còn cao dẫn đến giá thành rau chế biến cao;
chưa có chiến lược cho mặt hàng rau chế biến XK chủ lực, còn dàn trải. Chưa có
đầu tư toàn diện cho phát triển sản xuất chế biến và XK rau chế biến; tổ chức liên
kết trong sản xuất, kinh doanh rau có chỗ, có nơi chưa được quan tâm thực hiện,
cũng như yêu cầu bảo đảm mối liên hệ sản xuất giữa các ngành, các khâu trong
phát triển chế biến rau. Mối liên hệ còn mang tính tự phát, cục bộ chưa tạo ra sự
gắn kết chặt chẽ để cùng nhau phát triển; các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất,
kinh doanh rau hiểu biết về nhu cầu thị trường chưa nhiều, đặc biệt là thị trường
nước ngoài. Thị trường trong nước chưa được quan tâm đúng mức cả đối với mặt

hàng tươi sống cũng như nhóm mặt hàng chế biến.
2.4.3. Những cơ hội
Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và thế giới
như WTO, ASEAN, ASEM, APEC…; đối với thị trường nội địa, nhu cầu tiêu dùng
rau ngày càng gia tăng cả về số lượng và những đòi hỏi cao về chất lượng. Hơn nữa
trong quá trình CN hoá hiện đại hoá đất nước, việc sử dụng các sản phẩm rau, quả
chế biến cũng dần được người tiêu dùng chấp nhận với hệ thống thương mại siêu
thị đang phát triển mạnh ở các đô thị, các khu CN; nhu cầu rau chế biến của thị
trường thế giới đặc biệt như thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… còn

17


rất lớn và có xu hướng tăng lên; Bộ NN và PTNT có quy hoạch phát triển rau quả
và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 theo Quyết định số 52/2007/QĐBNN ngày 05/6/2007; Bộ Thương mại, Bộ Công Thương và đặc biệt Bộ NN và
PTNT đã và đang có những giải pháp tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh
sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau.
2.4.4. Những thách thức
Tiêu chuẩn VSATTP về mặt hàng rau cả tươi và chế biến của thị trường
ngày càng cao, khắt khe và phức tạp, đặc biệt là thị trường nước ngoài; nhiều đối
thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất và chế biến rau trong khu vực và thế giới,
đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan,... do đó sản phẩm rau của Lâm Đồng phải
cạnh tranh rất gay gắt với các đối thủ này; những đối xử bất công của những nước
CN phát triển với những nước đang phát triển trong quan hệ trao đổi thương mại
quốc tế. Các nước CN phát triển hỗ trợ cho phát triển NN mà ngành chế biến rau là
ngành sử dụng nguyên liệu nông sản, đây là một thách thức rất lớn đối với Việt
Nam; Việt Nam đang từng bước thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan trong quá
trình gia nhập WTO, AFTA, TPP,… do đó các sản phẩm rau chế biến phải đối mặt
với những thách thức về năng lực cạnh tranh (mẫu mã, giá cả, chất lượng, thương
hiệu) khi gia nhập thị trường thế giới và nhập khẩu sản phẩm từ các nước trong khu

vực và trên thế giới.

Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
CHẾ BIẾN RAU CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH
VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1. Định hướng phát triển công nghệ chế biến rau của tỉnh Lâm Đồng
trong quá trình HNKTQT
Quan điểm chung nhất cần quán triệt trong phát triển CNCBR trong quá
trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay ở Việt Nam là quan điểm
hệ thống, toàn diện. Vận dụng quan điểm trên vào phát triển CN chế biến phải
giải quyết các vấn đề theo quan điểm toàn diện, hệ thống. Phát triển CNCBR
không chỉ giải quyết vấn đề thuần tuý về nguyên liệu, mà còn là vấn đề đầu ra
cho sản phẩm chế biến, hoặc đó cũng không phải chỉ là vấn đề công nghệ chế
biến. Phát triển CNCBR không chỉ là các nhà máy chế biến rau cụ thể và cũng
không phải chỉ là nhiệm vụ riêng của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Công
Thương hoặc các địa phương có tiềm năng, cơ sở chế biến, vùng nguyên liệu
phục vụ phát triển CNCBR.
3.2. Dự báo sản lượng rau chế biến XK giai đoạn 2016-2020
Phân tích dùng các mô hình khác nhau của hồi quy và chuỗi thời gian để dự
báo sản lượng nông sản trên địa bàn Lâm Đồng dựa trên các số liệu của quá khứ

18


(từ năm 2010 đến 2015 cho khoảng dự báo là 05 năm). Sử dụng các tiêu chuẩn của
thống kê trong lựa chọn mô hình để tìm mô hình thích hợp nhất, từ đó tiến hành dự
báo sản lượng cho 5 năm tiếp theo bằng mô hình này.
3.2.1. Tình hình và ý nghĩa của việc dự báo sản lượng
Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, nhu cầu về thông tin thị trường

tại một thời điểm nào đó trong tương lai là rất cần thiết. Lâm Đồng nói riêng và cả
nước nói chung đã đánh giá tính cấp thiết của việc thực hiện công tác thống kê dự
báo kinh tế dựa trên các nguyên tắc khoa học chuyên sâu, có căn cứ làm nền tảng
cho việc đưa ra các khuyến nghị chính sách, các định hướng phát triển ngành và
lĩnh vực trong trung hạn và cả dài hạn, từ đó xây dựng định hướng khuyến khích và
đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng việc tạo hành lang pháp lý cũng như thu hút đầu
tư vào các lĩnh vực được dự báo có tiềm năng lớn, phù hợp với thế mạnh của địa
phương. Giảm thiểu rủi ro cũng như ngăn ngừa tác động tiêu cực cả về mặt tự
nhiên như thời tiết, sự chấp nhận của thị trường (risk) cũng như tính bao quát của
chính sách (uncertainty). Đánh giá đúng vị trí vai trò công tác dự báo nhà nước đã
thành lập nhiều cơ quan chuyên trách, tuy nhiên thách thức lớn cho công tác dự báo
vẫn là tính chính xác và độ sát kết quả dự báo so với thực tế. Quan trọng hơn hết là
đo lường được các yếu tố tác động cả tác động tích cực và tiêu cực làm tăng/giảm
con số dự báo từ đó có kế hoạch phù hợp cả trên góc độ quản lý nhà nước cũng như
tổ chức triển khai, thực hiện.
3.2.2. Nguồn số liệu: Để dự báo sản lượng rau của Lâm Đồng, nguồn số
liệu được sử dụng là mức địa sản lượng của địa phương từ năm 2010 đến năm 2015
(06 năm) theo báo cáo tổng kết hằng năm của Sở Công Thương phát hành.
3.2.3. Dự báo sản lượng rau chế biến XK 2016-2020 của Lâm Đồng
bằng hồi quy tuyến tính
Bảng 3.1: Kết quả dự báo GTXK của tỉnh Lâm Đồng
Năm
Sản lượng rau chế biến XK (tấn)
mô hình tuyến tính
2016
23.212,74
2017
30.436,91
2018
37.661,08

2019
49.885,25
2020
67.109,42
Từ kết quả ở Bảng 3.1 chúng ta thấy con số dự báo sản lượng rau chế biến
XK của tỉnh Lâm Đồng là 67.109,42 tấn. Chúng ta biết rằng con số dự báo chỉ xu
hướng phát triển trên cơ sở quá khứ, còn mục tiêu chiến lược thể hiện mong muốn
của ngành CNCBR nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Nhưng mục tiêu đề ra
quá cao không sát với thực tế. Như vậy công tác hoạch định chiến lược nói chung

19


và công tác dự báo nói riêng sẽ giảm ý nghĩa thực tiễn. Điều đó không bảo đảm yêu
cầu về tính khả thi của mục tiêu.
3.3. Định hướng phát triển CNCBR ở Lâm Đồng
Định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản là “phát triển
mạnh theo hướng đầu tư công nghệ hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm đủ khả năng
cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài; chú trọng đầu tư sản xuất,
phát triển các cơ sở chế biến rau gắn với phát triển vùng nguyên liệu”.
Định hướng phát triển thị trường đối với ngành hàng rau, đặc biệt là rau chế
biến vẫn lấy thị trường nước ngoài là chủ yếu.
Dựa trên cơ sở định hướng thị trường chúng ta sẽ xác định định hướng bảo
quản, chế biến rau cho phù hợp với công nghệ, loại quy mô được nhiều thành phần
kinh tế tham gia với nhiều dạng sản phẩm chế biến phù hợp và ít mất cân đối giữa
nguyên liệu và chế biến, giữa cung và cầu, ô nhiễm môi trường tối thiểu, tổn thất sau
thu hoạch tối thiểu cũng như dư lượng độc hại, hoá chất ít nhất.
3.4. Các biện pháp phát triển CNCBR ở Lâm Đồng trong quá trình Việt
Nam hội nhập KTQT
3.4.1. Phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm rau chế biến

Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với thị trường thông qua việc dự báo thị
trường, việc dự báo thị trường phải đi trước một bước để thông tin kịp thời cho sản
xuất.
Đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất giữa doanh nghiệp
với các HTX, tổ hợp tác, nhóm hộ sản xuất và ngược lại; người sản xuất với đơn vị
thu mua; liên kết giữa các địa phương trong công tác quản lý, phát triển các sản
phẩm theo chuỗi an toàn.
Khai thác tối đa giá trị thương hiệu rau Đà Lạt, phát triển các hình thức, mẫu
mã đóng gói và nhận dạng sản phẩm để hộ trợ người tiêu dùng khi lựa chọn sử dụng
các sản phẩm rau của Đà Lạt và vùng phụ cận.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, Việt Nam gia nhập các tổ
chức kinh tế khu vực và thế giới, gần đây nhất là sự gia nhập vào TPP, AEC. Thị
trường tiêu thụ hàng hóa của rau tươi, rau chế biến của tỉnh giờ đây không chỉ giới
hạn thị trường trong tỉnh và các vùng lân cận mà mở rộng thị trường ra cả nước
nước, ra thế giới. Với định hướng thị trường nước ngoài cho sản p hẩm rau chế
biến vẫn là chủ yếu, nhưng phải quan tâm đúng mức đến thị trường tiềm năng
trong nước với dân số trên 92 triệu.
- Trình độ phát triển dân trí và xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển có
ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu bữa ăn, người dân sẽ giảm tiêu dùng
các loại thức ăn nhiều chất béo, chất tinh bột mà tăng tiêu dùng các loại rau, quả,
rượu bia và nước giải khát. Nhu cầu tiêu dùng rau sạch, rau chế biến có chất
lượng cao ngày càng tăng do đời sống của người dân các nước không ngừng
được cải thiện.

20


Theo dự báo của Hiệp hội rau quả Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ rau của thế giới
tiếp tục tăng từ 3-3,5%, trong khi sản lượng rau quả sản xuất ra chỉ tăng khoảng
2,8%. Như vậy đối với thị trường rau thế giới cung vẫn chưa đáp ứng đủ cầu. Sự

thiếu hụt nguồn cung này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu ra thị
trường quốc tế.
Từ dự báo về thị trường thế giới đối với sản phẩm rau thông qua chỉ tiêu
giá trị xuất khẩu rau của Lâm Đồng nêu trên, chúng ta cần có những biện pháp cụ
thể nhằm phát triển thị trường.
3.4.2. Duy trì và phát triển thị trường XK
Để hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến rau, củ, quả xuất
khẩu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thực sự có hiệu quả khi mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm rau cao cấp tới các nước các nước Châu Âu, thị trường Mỹ, Hàn
Quốc, Nhật bản và các nước trong khối Asian,… nhằm đem lại giá trị gia tăng
cao phấn đấu đưa Lâm Đồng thành trung tâm sản xuất, cung ứng rau của cả nước
và khu vực Đông Nam Á trước hết các doanh nghiệp cần nắm được những thuận
lợi và khai thác triệt để các cơ hội và lợi thế mở cửa của thị trường xuất khẩu, các
ưu đãi về cắt giảm thuế quan và rào cản thế quan, cũng như nắm được những
thách thức trong khi thực hiện FTA, từ đó chủ động định ra chiến lược tiếp cận
thị trường nước ngoài một cách phù hợp. Đồng thời tiếp tục đầu tư hoàn thiện
công nghệ, dây chuyền sản xuất, tái cơ cấu các sản phẩm rau, củ, quả xuất khẩu
là thế mạnh của Lâm Đồng để đạt giá trị cao nhất, cần tận dụng triệt để cơ hội ưu
đãi của FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây chính là chìa khóa tiến tới
thành công của doanh nghiệp.
Với định hướng thị trường xuất khẩu vẫn là chủ yếu, do đó đây là biện pháp
quan trọng hàng đầu nhằm phát triển công nghiệp chế biến rau. Bởi vì đầu ra quyết
định đến sản xuất.Những giải pháp cụ thể bao gồm:
Thứ nhất, tăng cường chính sách thị trường và xúc tiến thương mại.
Thứ hai, thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất, chế biến và xuất
khẩu rau.
Thứ ba, biện pháp tiếp cận một số thị trường xuất khẩu chủ lực.
3.4.3. Phát triển thị trường trong nước
Thị trường trong nước, cũng giống như nhiều nước khác, người tiêu dùng
ưa chuộng sử dụng rau tươi hơn là rau chế biến ăn liền. Tuy nhiên trong cuộc sống

không phải lúc nào các sản phẩm tươi cũng thuận tiện cho người tiêu dùng, do đó
các dạng rau chế biến, bảo quản sau thu hoạch, rau đóng hộp, rau xấy khô,… nếu
xử lý tốt vấn đề bao bì, bảo đảm chất lượng, bảo đảm vệ sinh ATTP, giá hấp dẫn
thì sẽ có chỗ đứng và phát triển, tạo thói quen tiêu dùng mới. So với trước đây, rõ
ràng trên thị trường nội địa ngày càng xuất hiện nhiều loại rau đóng hộp là sản
phẩm công nghiệp; nếu cải tiến sản xuất để với cùng một lượng như nhau, giá rau
chế biến hấp dẫn hơn thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ chọn dùng. Đó chính là lối

21


ra cho sản phẩm rau chế biến và đồng thời là lối ra dự phòng cho sản phẩm xuất
khẩu khi gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ ở nước ngoài.
3.4.4. Tiếp tục đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư cho khâu bảo
quản, chế biến rau
Đây là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện các chỉ tiêu chi phí, chất
lượng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm rau chế biến. Đầu tư đổi mới
công nghệ trong ngành chế biến rau vừa kết hợp đầu tư theo chiều rộng và
theo chiều sâu. Việc đầu tư này được thực hiện theo hướng vừa đầu tư xây mới
các dây chuyền mới đồng thời kết hợp mở rộng các cơ sở hiện có.
- Tổ chức thiết kế, chế tạo một số thiết bị mà trong nước có thể chế tạo được
cho bảo quản và chế biến rau.
- Phát triển và cải tiến công nghệ bảo quản các sản phẩm rau truyền thống.
- Phát triển và ứng dụng công nghệ lạnh đông nhanh (IQF).
- Thu hút thêm đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất
khẩu rau.
3.4.5. Giải quyết vấn đề nguyên liệu rau chế biến
Bảo đảm nguyên liệu rau cho công nghiệp chế biến là một biện pháp rất
quan trọng. Bởi vì nguyên vật liệu là một trong những yếu tố, điều kiện đầu
vào của mọi quá trình chế biến. Hơn nữa đối với ngành chế biến này nguyên liệu

lại chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Đồng thời bảo đảm được
nguyên liệu theo các yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian và địa
điểm sẽ góp phần cải thiện các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp, từ đó
nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm rau chế biến.
3.4.6. Tăng cường liên kết kinh tế giữa các khâu, các bộ phận trong hệ
thống góp phần phát triển CNCBR
Liên kết kinh tế để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm rau chế biến là
một một đòi hỏi khách quan. Hơn lúc nào hết các nhà sản xuất và kinh doanh rau,
các ngành công nghiệp có liên quan và hỗ trợ cần nghiên cứu và vận dụng cơ sơ
lý luận về chuỗi giá trị trong nước và quốc tế. Muốn vậy, công nghiệp chế biến rau
cần:
- Các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh mặt hàng rau chế biến tránh
cạnh tranh nội bộ với nhau về giá bán và giá mua đầu vào.
- Ngành chế biến rau của Lâm Đồng có thể đẩy mạnh hơn nữa hoạt động
của ngành bằng cách tăng cường khả năng tham gia vào dây chuyền cung ứng,
đồng thời thoả mãn các yêu cầu nhanh hơn, tốt hơn, rẻ hơn và tận dụng khai thác
vai trò của môi giới trung gian nước ngoài.
- Hoàn thiện và tiếp tục tổ chức Hiệp hội rau quả Đà Lạt.
3.4.7. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện chính sách sản phẩm
Biện pháp này sẽ thực hiện theo hướng cần tạo ra được sản phẩm chủ lực
góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh

22


trong nước, khu vực và thế giới. Để thực hiện tốt vấn đề này theo tôi có một số biện
pháp cụ thể cần tập trung giải quyết:
- Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện chính sách đa dạng hoá sản xuất, kinh
doanh trong đó lấy đa dạng hoá sản phẩm làm trọng tâm.
theo hướng tiếp cận đa ngành sản phẩm chủ lực của công nghiệp chế biến rau

Lâm Đồng là khoai lang, ớt chuông đông lạnh với thị trường chính là Nhật Bản.
- Việc cấp văn bằng chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Rau Đà Lạt đã
mở ra một cơ hội mới cho việc sản xuất và kinh doanh rau mang địa danh Đà
Lạt.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến góp phần nâng cao giá trị gia
tăng cả nội sinh và ngoại sinh. Thực hiện biện pháp này cần lấy tiêu chuẩn
sản phẩm xuất khẩu để phấn đấu. Do đó việc triển khai và phấn đấu để đạt được
các chứng chỉ quốc tế về các hệ thống quản lý chất lượng như ISO
22000:2005, ISO 14000, HACCP, GLOBAL G.A.P là cần thiết đối với tất cả
các doanh nghiệp chế biến trong ngành.

KẾT LUẬN
1. Kết luận
- Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận có điều kiện khí hậu đất đai rất phù
hợp để Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững ngành rau; đây là một trong
những ngành hàng có tiềm năng XK lớn mang lại giá trị kim ngạch hàng năm tăng
trưởng cao, là một trong những ngành hàng quan trọng góp phần ngành NN Lâm
Đồng trở thành một trong những trung tâm NN Đông Nam Á.
- Trong ngành sản xuất và chế biến rau đã có sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế góp phần dịch chuyển cơ cấu theo hướng tích cực cho sự cạnh tranh
và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.
- Với những lợi thế so sánh, song sự phát triển của ngành CN chế biến rau
chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế so sánh; thực tế còn nhiều thách thức đang
đặt ra trong sự sự phát triển CNCBR của tỉnh trong bối cảnh Việt Nam HNKTQT
sâu rộng.
- Các biện pháp chủ yếu để phát triển thị trường đầu ra bao gồm cả thị
trường trong nước và thị trường XK cho sản phẩm rau chế biến trong đó thị
trường nước ngoài vẫn được xác định là chủ yếu; bảo đảm nguyên liệu rau theo
các yêu cầu số lượng, chất lượng chủng loại, giá cả; tiếp tục phát triển và hoàn
thiện tổ chức mối quan hệ liên kết nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả ngành

CNCBR;
- Hoàn thiện chính sách sản phẩm, một nội dung rất quan trọng trong
chiến lược phát triển của ngành cũng như của các doanh nghiệp; thực hiện có hệ
thống và đồng bộ các biện pháp nêu trên cần quán triệt một quan điểm xuyên suốt

23


×