Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Kế hoạch phân tuyến, thu dung điều trị MERS-CoV tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 28 trang )

Kế hoạch phân tuyến, thu dung điều trị
MERS-CoV tại các cơ sở khám, chữa bệnh

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng
Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế


I. Các công tác đã triển khai
 Năm 2012 sau khi xuất hiện bệnh do vi rút Corona mới,

Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh
do Corona vi rút mới kèm theo Quyết định số 4465/QĐBYT ngày 14/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế
 Năm 2014 Bộ Y tế đã tiến hành cập nhật hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung
Đông do vi rút Corona (MERS-CoV) kèm theo Quyết định
số 3014/QĐ-BYT ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Y tế (thay thế Quyết định số 4465/QĐ-BYT
ngày 14/11/2012).
 Sau khi ban hành hướng dẫn, Cục Quản lý Khám, chữa
bệnh đã đề nghị các SYT tập huấn cho các cơ sở y tế trực
thuộc.


Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung
Đông do vi rút Corona (MERS-CoV) kèm theo Quyết định số 3014/QĐBYT ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế


I. Các công tác đã triển khai
 Năm 2015 trước tình hình diễn biến của bệnh dịch viêm

đường hô hấp do Mers-CoV tại Hàn Quốc và Trung Quốc,


thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ ngày
03/6/2015 Mers-CoV và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế về
việc phòng chống bệnh dịch Mers-CoV, Cục Quản lý KCB
đã triển khai các giải pháp sau:
- Công văn số 608/KCB-NV, ngày 3/6/2015 gửi các Sở Y
tế, các BV trực thuộc Bộ Y tế, Y tế các Bộ, ngành về việc
phát hiện sớm và chuẩn bị tốt việc phòng chống bệnh dịch
Mers-CoV.


I. Các công tác đã triển khai
- Tổ chức cuộc họp với Đại diện của WHO, chuyên gia của

WHO về công tác phòng chống và điều trị bệnh MERSCoV:
+ Đối với các bệnh dịch Bệnh viện là nơi đầu tiên phát hiện
ca bệnh
+ Lây nhiễm cho người nhà, nhân viên y tế, bệnh nhân trong
bệnh viện rất lớn
+ Cần tăng cường truyền thông để người bệnh chủ động
cung cấp tiền sử đi lại cho nhân viên y tế
+ Tăng cường quản lý ca bệnh
+ Tăng cường công tác phòng chống nhiễm khuẩn thông
thường như rửa tay, đeo khẩu trang...


Cục Quản lý KCB họp với WHO


Cục Quản lý KCB họp với WHO



I. Các công tác đã triển khai
- Sau khi nhận được báo cáo của BV Bệnh nhiệt đới về 2

trường hợp sốt, tiền sử đi từ vùng có dịch nhập viện, Cục
đã có Công văn số 620/KCB-NV ngày 5/6/2015 yêu cầu
Bệnh viện thực hiện việc cách ly nghiêm ngặt, hạn chế
người nhà, theo dõi nhân viên y tế chăm sóc, khẩn trương
làm xét nghiệm chẩn đoán, phối hợp với YTDP lấy mẫu
bệnh phẩm
- Tổ chức 4 lớp tập huấn chẩn đoán, điều trị, phòng lây
nhiễm MERS-CoV cho 4 khu vực
 Tại Thái Nguyên: cho 10 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Cao

Bằng, Bắc Cạn, Bắc Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Phú
Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc và Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên,
Bệnh viện 74 trung ương;


I. Các công tác đã triển khai
 Tại Thành phố Hồ Chí Minh cho 11 tỉnh: Tp HCM, Ninh Thuận,

Bình Thuận, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai.
 Tại Hà Nội cho 15 tỉnh, thành phố Hà Nội và các tỉnh khu vực
Miền núi phía Bắc và Đồng bằng Sông Hồng còn lại và Bắc
Trung Bộ từ Thanh Hóa trở ra và các bệnh viện trực thuộc Bộ, 1
số bệnh viện tư nhân
 Tại Đà Nẵng cho 13 tỉnh, thành phố Miền Trung - Tây Nguyên,
và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn.

- Thành lập hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia về kiểm
soát nhiễm khuẩn, vi sinh, dịch tễ và khẩn trương biên soạn Sổ
tay Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm bệnh do MERS-CoV
- Phối hợp với Cục YTDP biên soạn nội dung kế hoạch thu dung,
điều trị MERS-CoV, phòng lây nhiễm


I. Các công tác đã triển khai
- Thành lập Tổ thường trực chống dịch, phân công trực dịch 24/24h.

Công khai đường dây nóng trực dịch của Cục Quản lý Khám, chữa
bệnh theo số điện thoại: 0984 37 1919. Hàng ngày có 1 lãnh đạo
và 1 chuyên viên trực dịch
- Tham gia Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch Mers-CoV
của Bộ Y tế tại BV Chợ Rẫy và BV Bệnh nhiệt đới Tp HCM.


II. Kế hoạch thu dung, phân tuyến điều trị
Mục tiêu:
Chủ động chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó với
bệnh dịch Mers-CoV
Hạn chế lây nhiễm trong bệnh viện, hạn chế tử
vong
Duy trì hoạt động của các bệnh viện trong
trường hợp dịch lan rộng


Phân tuyến điều trị
1. Các bệnh viện tuyến cuối
• Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

• Bệnh viện Bạch Mai
• Bệnh viện Nhi Trung ương
• Bệnh viện TW Huế
• Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Tp HCM
• Bệnh viện Nhi đồng 1
• Bệnh viện Nhi đồng 2
• Bệnh viện Chợ Rẫy


Nhiệm vụ của các BV tuyến cuối
1. Điều trị tuyến cuối: những ca xâm nhập đầu
2.
3.
4.
5.

tiên, những ca nặng, khó
Xây dựng hướng dẫn chuyên môn, phác đồ
chẩn đoán, điều trị
Phối hợp tổ chức tập huấn cho các địa
phương
Kiểm tra, hướng dẫn và hỗ trợ bệnh viện
tuyến dưới công tác điều trị chống dịch
Nghiên cứu lâm sàng về bệnh do Mers-CoV


Phân tuyến điều trị (tiếp)
2. Các bệnh viện tuyến điều trị chủ yếu
 Các bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế
 Các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố

 Các bệnh viện ngành
 Các bệnh viện chuyên khoa: Nhi, Truyền
nhiễm trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế.


Nhiệm vụ
1. Điều trị những ca trung bình trong trường

hợp dịch lan rộng, quá tải tuyến cuối
2. Phối hợp tổ chức tập huấn cho các bệnh
viện khác trực thuộc sở y tế
3. Kiểm tra, hướng dẫn và hỗ trợ bệnh viện
tuyến dưới công tác điều trị chống dịch
4. Bệnh viện đa khoa tỉnh: Chịu trách nhiệm
thiết lập bệnh viện dã chiến (Phối hợp với
TTYTDP tỉnh).


Phân tuyến điều trị (tiếp)
Các bệnh viện tuyến điều trị mở rộng và tại chỗ:
 Các bệnh viện đa khoa huyện
Nhiệm vụ
1. Điều trị những ca nhẹ
2. Phối hợp tổ chức tập huấn cho tuyến xã, phường
3. Phối hợp kiểm tra, hướng dẫn và hỗ trợ tuyến xã
trong công tác điều trị chống dịch
4. Chịu trách nhiệm chuẩn bị và thiết lập bệnh viện dã
chiến (Phối hợp với TTYT huyện và chủ cơ sở nơi
thiết lập bệnh viện dã chiến).



Trạm y tế cơ sở
1. Phát hiện các trường hợp nghi ngờ trong cộng

đồng
2. Cách ly tạm thời và chuyển bệnh viện tuyến
trên
3. Phối hợp cơ quan y tế dự phòng, truyền thông
và bệnh viện tuyến trên trong công tác giám
sát, truyền thông và điều trị chống dịch.
4. Sẵn sàng điều trị bệnh nhân tại chỗ


Tổ chức thu dung, cách ly và điều trị MersCoV tại các bệnh viện (1)
Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh
 Rà soát, cập nhật các hướng dẫn dẫn chẩn đoán điều trị
 Thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tại Bệnh viện
 Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ trong chẩn
đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân
 Xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch theo các giai đoạn
của dịch. Xây dựng các phương án cụ thể theo các giai
đọan của Kế hoạch hành động phòng chống Mers-CoV tại
Việt Nam.
 Xây dựng quy trình cụ thể tiếp nhận bệnh nhân Mers-CoV


Tổ chức thu dung, cách ly và điều trị
Mers-CoV tại các bệnh viện (2)
Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh
 Chuẩn bị cơ sở vật chất, khu vực cách ly, trang thiết bị,

nhân lực, thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện cho phòng
chống dịch.
 Đẩy mạnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống
lây nhiễm chéo tại các bệnh viện.
 Thành lập đội chống dịch cơ động hỗ trợ cho tuyến dưới
 Tổ chức diễn tập phòng chống dịch


Tổ chức thu dung, cách ly và điều trị MersCoV tại các bệnh viện (3)
Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào
Việt Nam
 Thực hiện tiếp nhận bệnh nhân theo phân tuyến điều trị, những

bệnh nhân đầu tiên được điều trị tại các bệnh viện tuyến cuối,
hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong.
 Thực hiện nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly đối với tất cả các
trường hợp nghi ngờ hoặc xác định mắc Mers-CoV, kiểm soát
nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện
theo quy định; làm thông thoáng buồng bệnh để giảm nồng độ
vi rút.
 Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế
trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, hạn chế
mức thấp nhất, tránh để xảy ra lây nhiễm sang cán bộ y tế.


Tổ chức thu dung, cách ly và điều trị MersCoV tại các bệnh viện (4)
Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào
Việt Nam
 Tổ chức thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị tại các đơn vị


khám, chữa bệnh; các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa
phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.
 Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công
tác chẩn đoán điều trị, chăm sóc để kịp thời điều chỉnh các
hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
 Lập kế hoạch sẵn sàng thiết lập bệnh viện dã chiến khi cần
thiết.
 Tổ chức tập huấn bổ sung cho nhân viên y tế: công tác điều trị,
chống nhiễm khuẩn và kiểm soát lây nhiễm


Tổ chức thu dung, cách ly và điều trị
Mers-CoV tại các bệnh viện (5)
Tình huống 3: Dịch lây lan ra cộng đồng
 Thực hiện quyết liệt việc phân tuyến, triển khai bệnh viện vệ

tinh để điều trị bệnh nhân theo quy định nhằm giảm tải các
bệnh viện tuyến cuối.
 Các bệnh viện chủ động triển khai kế hoạch mở rộng việc thu
dung, điều trị bệnh nhân; sẵn sàng thiết lập các bệnh viện dã
chiến khi cần thiết.
 Các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm ngặt việc tổ chức
cách ly đối với người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng
chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định; làm
thông thoáng buồng bệnh để giảm nồng độ vi rút. Tập trung tối
đa nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật để điều trị bệnh nhân để
hạn chế tối đa trường hợp tử vong.


Tổ chức thu dung, cách ly và điều trị cúm tại

các bệnh viện (6)
Tình huống 3: Dịch lây lan ra cộng đồng
 Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế

trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, không để
xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.
 Tổ chức thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị tại các đơn vị
khám, chữa bệnh; các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa
phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.
 Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác
chẩn đoán điều trị, chăm sóc để kịp thời điều chỉnh các hướng
dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.


III. Chuẩn bị cơ sở vật chất bệnh
viện điều trị Mers-CoV
 Khu vực cách ly:

- Bệnh viện tuyến cuối: 30-50 giường bệnh
- Bệnh viện tuyến điều trị chủ yếu: 20-30 giường bệnh
- Bệnh viện huyện: 10-20 giường bệnh
 Có phương án huy động và mở rộng khu vực cách ly khi
cần
 Yêu cầu khu cách ly: hiện tại áp dụng tạm thời theo
“Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm cúm A tại các cơ sở
khám, chữa bệnh”. Có buồng đệm, lưu ý hệ thống thông
khí, các điều kiện vệ sinh, chống nhiễm khuẩn và phòng
lây nhiễm.



Trang thiết bị bệnh viện điều trị MersCoV
 Thiết bị chẩn đoán:

- Xquang tại giường,
- Máy xét nghiệm Real time RT-PCR
- Máy xét nghiệm huyết học, sinh hoá
 Thiết bị điều trị:
- Máy thở, máy lọc máu liên tục, lọc máu chu kỳ (đối với các
bệnh viện thuộc tuyến điều trị chủ yếu và bệnh viện tuyến
cuối) và các phương tiện hỗ trợ hô hấp; ECMO (đối với BV
tuyến cuối);
- Monitor theo dõi bệnh nhân, máy đo độ bão hoà oxy
- Bơm tiêm điện, máy truyền dịch tự động
- Hệ thống oxy, khí nén trung tâm và các thiết bị HSCC khác


×