Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Quản lý nhà nước đối với tài nguyên vùng bờ biển của thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ HỒNG NHUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN VÙNG
BỜ BIỂN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN LÊ TUẤN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp “Quản lý nhà nước đối với tài nguyên vùng bờ
biển của thành phố Đà Nẵng” đƣợc hoàn thành với sự nỗ lực, cố gắng của
bản thân và sự hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo hƣớng dẫn. Tôi xin đƣợc gửi
lời trân trọng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn
Lê Tuấn, ngƣời đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong quá trình xây dựng đề
cƣơng và viết luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng phản biện đề
cƣơng và Hội đồng phản biện luận văn đã góp ý giúp tôi hoàn thiện tốt hơn
luận văn của mình. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, Văn
phòng Khoa Kinh tế học và các phòng khoa thuộc Học viện Khoa học xã hội
đã tạo những điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình theo học tại đây.


Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng
hộ, tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ và chia sẻ công việc với tôi trong suốt
thời gian qua để tôi đƣợc đi học và hoàn thành luận văn của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

ĐỖ HỒNG NHUNG


LỜI LAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với tài nguyên vùng bờ biển
của thành phố Đà Nẵng” của luận văn tốt nghiệp là kết quả của sự nỗ lực cố
gắng, tìm tòi và sáng tạo của riêng bản thân tôi cùng với sự hƣớng dẫn tận
tình của ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Lê Tuấn. Tôi xin cam đoan
trong công trình nghiên cứu này không hề có bất kỳ sự sao chép nào mà
không có trích dẫn nguồn, tác giả.
Tôi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tôi
xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

ĐỖ HỒNG NHUNG


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ CẤP TỈNH ......................................... 9
1.1. Những vấn đề chung về QLNN đối với tài nguyên vùng bờ ..................... 9
1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với tài nguyên vùng bờ cấp tỉnh ........................... 15
1.3. Kinh nghiệm QLNN đối với tài nguyên vùng bờ của Tp. Đà Nẵng ........ 18

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TÀI
NGUYÊN VÙNG BỜ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................ 32
2.1. Đánh giá tài nguyên vùng bờ của Đà Nẵng ............................................. 32
2.2. Thực trạng QLNN đối với tài nguyên VB của Đà Nẵng ......................... 45
2.3. Đánh giá chung về QLNN đối với tài nguyên vùng bờ của Đà Nẵng ..... 61
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ CỦA ĐÀ NẴNG ......... 65
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện QLNN đối với tài nguyên VB của Đà
Nẵng ................................................................................................................ 65
3.2. Giải pháp hoàn thiện QLNN với tài nguyên vùng bờ của Đà Nẵng ........ 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 76
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80


DANH MỤC VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý

BĐKH

Biến đổi khí hậu

DANCED

Tổ chức Môi trƣờng và Phát triển Đan Mạch

EPU


Ban Kế hoạch Kinh tế

KHCN

Khoa học và công nghệ

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MMCC

Ủy ban Điều phối và quản lý biển

MMCO

Cơ quan Điều phối và quản lý biển

PCLB

Phòng chống lụt bão

PEMSEA

Chƣơng trình ngăn ngừa ô nhiễm các vùng biển Đông Á

PTBV

Phát triển bền vững


QLNN

Quản lý nhà nƣớc

QLTH

Quản lý tổng hợp

QLTN

Quản lý tài nguyên

Sở NP&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Sở TN&MT

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

UBND

Ủy ban nhân dân

VB

Vùng bờ

VNICZM

Dự án Việt Nam – Hà Lan về Quản lý tổng hợp dải ven biển



DANH MỤC BẢNG
Chƣơng 1:
Bảng 1. 1: Cơ quan QLNN đối với tài nguyên vùng bờ ................................. 16
Bảng 1. 2: Tích hợp kế hoạch hành động cấp địa phƣơng trong chiến lƣợc
QLTH cấp quốc gia ......................................................................................... 22
Chƣơng 2:
Bảng 2. 1: Rạn san hô ở các khu vực chủ yếu vùng ven bờ Đà Nẵng ............ 34
Bảng 2. 2: Phân loại rạn san hô vùng ven bờ Đà Nẵng .................................. 35
Bảng 2. 3: Đa dạng giáp xác và ấu trùng giáp xác vùng ven bờ Đà Nẵng ..... 35
Bảng 2. 4: Sản lƣợng khai thác khoáng sản ở Đà Nẵng (2006 – 2009).......... 36
Bảng 2. 5. Hiện trạng sử dụng đất ở Đà Nẵng ................................................ 39
Bảng 2. 6: Giá trị sử dụng vịnh Đà Nẵng vào mục đích phòng thủ bờ biển... 43
Bảng 2. 7: Đa dạng sinh học của các khu bảo tồn thiên nhiên ....................... 49
Bảng 2. 8: Hiện trạng xói lở ở vùng bờ Đà Nẵng ........................................... 50
Bảng 2. 9: Quy trình lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu ............................. 52


DANH MỤC HÌNH
Chƣơng 1:
Hình 1. 1: Mô hình quản lý của Hạ Môn, Trung Quốc (Lau, 2005) ............... 20
Hình 1. 2: Vị trí triển khai QLTHVB ở Hàn Quốc ......................................... 21
Chƣơng 2:
Hình 2. 1: Giátrị sản phẩm từ nguồn lợi thủy sản ở Đà Nẵng ........................ 32
Hình 2. 2: Sản lƣợng khai thác thủy sản ở Đà Nẵng ....................................... 33
Hình 2. 3: Phân cấp QLNN về tài nguyên vùng bờ Đà Nẵng ......................... 60
Chƣơng 3:
Hình 3. 1: Tác động của hoạt động kinh tế đến môi trƣờng và nguồn lợi

67


Hình 3.2: Thay đổi tƣ duy trong quản lý tài nguyên nguồn lợi

68

Hình 3. 3: Thay đổi nhìn nhận về quản lý và khai thác tài nguyên VB

69

Hình 3. 4: Sơ đồ GIS phục vụ công tác QLTN

71


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XXI đƣợc Liên hiệp quốc ghi nhận là thế kỷ đại dƣơng và kêu
gọi các quốc gia nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm của mình đối với việc khai
thác, quản lý, bảo vệ các đại dƣơng, biển, đảo và vùng bờ biển (vùng bờ biển
sau đây gọi tắt là vùng bờ).
Ủng hộ lời kêu gọi này, các quốc gia có biển nói chung, các trung tâm
đô thị phát triển ven biển nói riêng, đã và đang xúc tiến xây dựng chiến lƣợc,
kế hoạch hành động nhằm tăng cƣờng quản lý khai thác, bảo vệ tài nguyên,
môi trƣờng vùng biển, đảo và vùng bờ phù hợp với xu thế của thời đại. Quản
lý nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững để tái đầu tƣ vào nguồn
vốn xã hội và các nguồn vốn không thể “tiền tệ hóa” đƣợc nhƣ nhân lực, giáo
dục, thể chế, phát minh, công nghệ mới và văn hóa… có ý nghĩa “đột phá”
trong phát triển (WB, 2011).
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xây dựng định
hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam (trong đó có chiến lƣợc

phát triển kinh tế biển bền vững), đã ký cam kết tham gia Chiến lƣợc phát
triển bền vững biển Đông Á 2003. Chính phủ đã ban hành Quyết định số
256/2003/QĐ – TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về
“Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020”, trong đó nhấn mạnh : “Bảo vệ tài nguyên, môi trường là một phần
không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, bất cứ
một chiến lược nào về phát triển kinh tế biển phải kết hợp việc khai thác và
bảo vệ tài nguyên biển, đảo và vùng ven bờ... bảo vệ và cải thiện môi trường
các khu vực trọng điểm : biển, ven bờ và hải đảo”.
Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội ban hành Luật biển Việt Nam số
18/2012/QH13.
Ngày 17 tháng 12 năm 2014, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết
1


định số 2295/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc QLTH đới bờ Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó:
Mục tiêu chung: Khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên và bảo vệ
môi trƣờng đới bờ Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH bền vững.
Tầm nhìn đến năm 2030: Đới bờ của Việt Nam sạch, đẹp và an toàn để
sinh sống, làm việc và đầu tƣ; nơi mọi ngƣời dân đƣợc quyền làm chủ và
hƣởng thụ tối đa các giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử, sinh thái, cảnh quan
đƣợc bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo.
Ngày 25 tháng 6 năm 2015, Quốc hội ban hành Luật tài nguyên, môi
trƣờng biển và hải đảo số 82/2015/QH13. Luật này quy định về QLTH tài
nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong QLTH tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng
biển và hải đảo Việt Nam.
Ngày 15 tháng 5 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số
40/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên,

môi trƣờng biển và hải đảo.
Ngày 27 tháng 5 năm 2016, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định
số 914/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện chiến lƣợc QLTH
đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ttrong đó mục tiêu
là xác định và triển khai hiệu quả các hoạt động ƣu tiên cho giai đoạn 2016 2020 và đẩy mạnh việc áp dụng QLTH vùng bờ tại các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ƣơng có biển, nhằm thực hiện thành công Chiến lƣợc QLTH đới
bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý tài nguyên vùng bờ còn gặp nhiều khó
khăn, thách thức. Quản lý tài nguyên vùng bờ của thành phố Đà Nẵng cũng
nằm trong tình trạng nhƣ thế.
Là một thành phố trực thuộc trung ƣơng, Đà Nẵng có bờ biển dài
khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng rộng 11.600 ha nằm chắn bởi sƣờn núi Hải
Vân và Sơn Trà, và nằm trên các tuyến đƣờng biển quốc tế. Và Đà Nẵng có
2


ngƣ trƣờng rộng 15.000 km2, có huyện đảo Hoàng Sa với diện tích hơn
30.500 ha. Thành phố Đà Nẵng là cửa ngõ thông ra biển của miền Trung và
Tây Nguyên (UBND Đà Nẵng, 2014).
Vùng biển Đà Nẵng có các nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, mang
tính đặc thù, có giá trị kinh tế lớn. Quản lý tài nguyên, môi trƣờng biển ở thành
phố Đà Nẵng trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ. Thành phố đã xây
dựng và tổ chức thực hiện nhiều chƣơng trình, đề án quản lý tài nguyên biển.
Song, quá trình thực hành quản lý cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhƣ hiệu lực
quản lý chƣa đủ mạnh, chƣa xây dựng và đề xuất đầy đủ các căn cứ có tính
chiến lƣợc phục vụ các quy hoạch phát triển liên quan đến biển, quản lý quá
trình phát triển kinh tế biển và vùng bờ còn chịu ảnh hƣởng của cách tiếp cận
đơn ngành, coi trọng lợi ích trƣớc mắt, chƣa coi trọng lợi ích lâu dài.
Chính vì thế, mặc dù về mặt sinh thái và kinh tế, thành phố Đà Nẵng
hội đủ các điều kiện để có thể phát triển một cách thịnh vƣợng, không thua

kém bất kỳ một trung tâm kinh tế biển mạnh nào trên thế giới, nhƣng cho đến
nay, giá trị đóng góp của kinh tế biển vào giá trị sản phẩm trên địa bàn còn rất
khiêm tốn. Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, suy giảm tài nguyên
biển và những tác động không mong muốn nảy sinh trong phát triển kinh tế
biển đang có xu hƣớng gia tăng.
Muốn quản lý tài nguyên biển để có thể khai thác một cách hiệu quả,
bền vững phải nghiên cứu, chuẩn bị về cơ sở khoa học, khảo sát cẩn thận thực
tế. Với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào quá trình nghiên cứu đó, đề tài
“Quản lý nhà nước đối với tài nguyên vùng bờ biển của thành phố Đà
Nẵng” đƣợc chọn làm đối tƣợng nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến QLTN biển đã có khá nhiều bài báo, luận văn thạc sĩ,
tiến sĩ, công trình nghiên cứu đƣợc công bố. Số lớn trong những công trình đó
tiến hành nghiên cứu về tài nguyên và quản lý phát triển, bảo vệ tài nguyên

3


môi trƣờng biển, đảo và vùng bờ của Việt Nam nói chung, thành phố Đà
Nẵng nói riêng. Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu nhƣ :
* Nguyễn Tác An, Huỳnh Phƣớc (2007): Về xây dựng dự án “Giải
pháp quản lý và PTBV một số ngành kinh tế biển quan trọng ở thành phố Đà
Nẵng. Kỷ yếu “ Hội nghị Biển Đông lần thứ III, tháng 9/2007”, tr. 12.
* Nguyễn Xuân Dũng (2007): Quản lý phát triển vận tải, cảng biển và
đóng tàu thành phố Đà Nẵng. Kỷ yếu hội thảo khoa học về quản lý và phát
triển kinh tế biển Đà Nẵng. Đà Nẵng, ngày 06/04/2007, tr.97-102.
* TrầnVăn Minh (2007): Tăng cường công tác quản lý PTBV kinh tế
biển đáp ứng yêu cầu cấp bách của địa phương. Kỷ yếu hội thảo khoa học về
quản lý và phát triển kinh tế biển Đà Nẵng. Đà Nẵng, ngày 06/04/2007, tr.2-5.
* Hồ Phó (2007): Xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển khai thác,

chế biến và nuôi trồng thuỷ sản. Kỷ yếu hội thảo khoa hoc về quản lý và phát
triển kinh tế biển Đà Nẵng. Đà Nẵng, ngày 06/04/2007, tr.87-96.
* Huỳnh Phƣớc (2007): Thể chế, chính sách quản lý PTBV kinh tế biển
thành phố Đà Nẵng. Kỷ yếu hội thảo khoa học về quản lý và phát triển kinh tế
biển Đà Nẵng. Đà Nẵng, ngày 06/04/2007,tr.75-86
* Võ Xuân Tiến (2007): Đánh giá tác động của hoạt động kinh tế biển
ở Đà Nẵng đối với môi trường vùng bờ và sức khoẻ cuả cộng đồng. Kỷ yếu
hội thảo khoa học về quản lý và phát triển kinh tế biển Đà Nẵng. Đà Nẵng,
ngày 06/04/2007, tr.50-58.
* Bùi Văn Tiếng (2007): Mô hình quản lý biển và ven bờ trong phát
triển kinh tế biển Đà Nẵng. Phân tích ảnh hưởng của kinh tế biển đến PTBV
kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng. Kỷ yếu hội thảo khoa hoc về quản lý và
phát triển kinh tế biển Đà Nẵng. Đà Nẵng, ngày 06/04/2007,
* Phùng Tấn Viết (2007): Phân tích ảnh hưởng của kinh tế biển đến
PTBV tế xã hội Tp. Đà Nẵng. Kỷ yếu hội thảo khoa học về quản lý và phát
triển kinh tế biển Đà Nẵng. Ngày 06/04/2007, tr.59-74.

4


* Bùi Hồng Long, Phan Minh Thụ, Nguyễn Tác An, Nguyễn Văn Lục,
Lê Đình Mầu (2011). Cơ sở khoa học cho việc PTBV và QLTH đới ven bờ
Nam Trung Bộ. Cẩm nang tra cứu về điều kiện tự nhiên, môi trƣờng - sinh
thái, kinh tế, xã hội và QLTH đới ven bờ biển Nam Trung Bộ, tập 2. NXB
Khoa học tự nhiên và Công nghệ. 135 tr.
Ngoài ra, có một số báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học có đề cập đến
quản lý, khai thác vùng bờ của thành phố Đà Nẵng, đó là:
- Báo cáo tổng kết Dự án ICM (Quản lý Điểm trình diễn Quốc gia về
QLTHVB Đà Nẵng). Trong báo cáo này nhóm tác giả đã tổng kết kinh
nghiệm QLTH VB của Tp Đà Nẵng và đƣa ra các kiến nghị chính sách.

- Báo cáo tổng kết Đề tài “Những giải pháp cơ bản nhằm PTBV và có
hiệu quả kinh tế biển thành phố Đà Nẵng”. Báo cáo này đã đề xuất hệ thống
giải pháp khai thác và bảo vệ tài nguyên biển vùng bờ của Đà Nẵng.
- Báo cáo tổng kết Đề tài “Điều tra nghiên cứu rạn san hô và các hệ
sinh thái liên quan vùng biển từ Hòn Chảo đến nam đèo Hải Vân và bán đảo
Sơn Trà” do Viện Hải dƣơng học Nha Trang chủ trì, nghiệm thu tháng
10/2006. Báo cáo cho thấy bức tranh về tài nguyên đa dạng của vùng bờ miền
Trung nƣớc ta.
- Báo cáo tổng kết Đề tài “Xây dựng CSDL tài nguyên thiên nhiên, môi
trường sinh thái phục vụ phát triển KT-XH thành phố Đà Nẵng”. Trong báo
cáo này nhóm nghiên cứu đã đƣa ra khung lý thuyết để tạo dựng và lƣu giữ hệ
thống dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng sinh thái của thành phố
Đà Nẵng.
- Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp thành
phố “Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch biển và du lịch sinh thái ở TP
ĐN”. Nghiệm thu năm 2003. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất 05 định hƣớng
phát triển du lịch biển.

5


- Báo cáo tổng kết Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng
ngừa và phương án ứng cứu sự cố tràn dầu mức I tại thành phố Đà Nẵng”.
Báo cáo này kiến nghị hệ giải pháp ứng phó với sự cố tràn dầu.
- Báo cáo tổng kết dự án “Giải pháp quản lý và PTBV một số ngành
kinh tế biển quan trong ở thành phố Đà Nẵng”. Trong báo cáo này nhóm tác
giả đã kiến nghị hệ thống giải pháp phát triển ngành thủy sản, du lịch, vận tải,
cảng biển ... của Đà Nẵng.
- Báo cáo tổng kết đề tài “Chiến lược QLTH đới bờ năm 2020 tầm nhìn
đến năm 2030. Mục tiêu đến năm 2020, 28 tỉnh, thành phố có biển trong cả

nƣớc xây dựng đƣợc chiến lƣợc cụ thể. Năm 2030, sẽ hoàn thiện và áp dụng
chiến lƣợc cho 28 tỉnh thành trong cả nƣớc. Giải pháp thực hiện chiến lƣợc
này nhằm xây dựng và kiểm soát ô nhiễm cấp quốc gia, xác định đƣợc các
vấn đề ƣu tiên trong QLTH, định hƣớng đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM)
đối với các dự án trong kế hoạch QLTH đới bờ.
Các công trình nghiên cứu nêu trên là những tƣ liệu quý để học viên
kế thừa trong việc nghiên cứu, góp phần đạt tới mục tiêu chính của luận văn
là nêu đƣợc thực trạng và giải pháp tăng cƣờng quản lý tài nguyên vùng bờ ở
Đà Nẵng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu : làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện QLNN đối với tài nguyên vùng bờ tại Đà Nẵng.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài tập trung
giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài nguyên vùng bờ, QLNN đối với tài
nguyên vùng bờ.
- Tổng hợp kinh nghiệm QLNN đối với tài nguyên vùng bờ của các địa
phƣơng tƣơng đồng và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Đà Nẵng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tài nguyên, QLNN đối với tài nguyên
vùng bờ ở Đà Nẵng trong những năm gần đây.
6


- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng QLNN đối với tài nguyên
vùng bờ tại Đà Nẵng trong những năm tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Đó là các hoạt động QLNN về bảo vệ, khai thác
tài nguyên, môi trƣờng vùng bờ phân cấp cho thành phố Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu là các dạng tài nguyên vùng bờ và các cơ quan
QLNN về bảo vệ, khai thác tài nguyên vùng bờ tại Thành phố Đà Nẵng.

Về thời gian, nghiên cứu thực trạng đƣợc thực hiện trong giai đoạn 05
năm tính đến 2016, các đề xuất cho giai đoạn 2017 - 2020.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình triển khai nghiên cứu đề tài dựa trên khung lý thuyết sau:
Mục tiêu QLNN đối với tài nguyên, môi trƣờng vùng bờ biển là xây
dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách, công cụ nhằm QLTH tài nguyên,
điều hòa, cân bằng giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội, bảo vệ tài
nguyên môi trƣờng, bảo vệ an ninh, quốc phòng trên cơ sở giải quyết có hiệu
quả các vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên, phòng ngừa thiên
tai, thích ứng với biến đổi khí hậu (BDKH), bảo vệ, duy trì những chức năng
của đới bờ biển, góp phấn kiến tạo phát triển. Tuy nhiên, trong thực tế quản lý
chƣa đạt đƣợc mục tiêu đó nên phải tìm kiếm giải pháp theo các hƣớng:
- Nhận thức đúng về nội dung, bộ máy, phƣơng thức QLTN, bảo vệ
môi trƣờng biển, đảo và vùng bờ.
- Học hỏi kinh nghiệm ở trong và ngoài nƣớc.
- Phát huy thế mạnh và khắc phục điểm yếu trong QLTN biển, đảo,
vùng bờ của thành phố Đà Nẵng.
- Thích nghi với những điều kiện mới: kinh tế toàn cầu hóa, hội nhập
và môi trƣờng, khí hậu đang biến đổi nhanh chóng.
Dựa trên khung lý thuyết đó, quá trình nghiên cứu có sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu, cụ thể sau:

7


- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, logich, lịch sử, hệ thống để nghiên
cứu các vấn đề lý thuyết; đối sánh để nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa
phƣơng trong nƣớc và nƣớc ngoài.
- Phƣơng pháp sơ đồ, mô hình hóa, phân tích, tổng hợp dựa trên dữ liệu
thống kê chính thức và các báo cáo của địa phƣơng.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Cung cấp cơ sở lý thuyết về QLNN đối với tài nguyên biển, đảo, bờ
biển của địa phƣơng cấp tỉnh.
- Cung cấp thông tin, công cụ hỗ trợ cho các giải pháp nhằm tăng cƣờng
QLNN đối với tài nguyên bờ biển cho các cơ quan của Đà Nẵng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu thành 03 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc về tài nguyên
vùng bờ cấp tỉnh
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với tài nguyên vùng bờ của
thành phố Đà Nẵng
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối
với tài nguyên vùng bờ của Đà Nẵng

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÀI
NGUYÊN VÙNG BỜ CẤP TỈNH
1.1. Những vấn đề chung về QLNN đối với tài nguyên vùng bờ
1.1.1. Khái quát về tài nguyên vùng bờ
1.1.1.1. Khái niệm tài nguyên vùng bờ
- Khái niệm vùng bờ
Theo Luật tài nguyên, môi trƣờng biển và hải đảo 2015, vùng bờ là khu
vực chuyển tiếp giữa đất liền hoặc đảo với biển, bao gồm vùng biển ven bờ và
vùng đất ven biển. Vùng bờ là nơi các quá trình sinh thái phụ thuộc vào sự tác
động lẫn nhau giữa đất liền và biển, các tác động này diễn ra khá phức tạp và
nhạy cảm. Vùng ven bờ thƣờng đƣợc hiểu nhƣ là nơi tƣơng tác giữa đất và

biển, bao gồm các môi trƣờng ven bờ cũng nhƣ vùng nƣớc kế cận. Các thành
phần của nó bao gồm các vùng châu thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng
đất ngập nƣớc, các bãi biển và cồn cát, các rạn san hô, các vùng rừng ngập
mặn, đầm phá, và các đặc trƣng ven bờ khác. Nó tạo ra không gian sống, các
tài nguyên sinh vật và phi sinh vật cho các hoạt động của con ngƣời và có
chức năng điều hoà đối với môi trƣờng tự nhiên cũng nhƣ môi trƣờng nhân
tạo (Cicin-Sain & Knecht, 1998; Cicin-Sain, 1993).
Vùng bờ là trung tâm kinh tế quốc gia, là nơi mà phần lớn các hoạt
động về kinh tế, xã hội diễn ra và cũng là nơi chịu tác động của các hoạt động
này nhiều nhất. Đối với những nƣớc có vùng bờ, hơn một nữa dân số sống tại
đây và trong tƣơng lai sự gia tăng áp lực dân số là nguyên nhân của các mâu
thuẩn giữa nhu cầu tiêu dùng cũng nhƣ sử dụng tài nguyên. Hậu quả là nguồn
lợi tài nguyên ở vùng ven bờ đã và đang bị khai thác theo hƣớng bất lợi, môi
trƣờng vùng ven bờ đang đối mặt với ô nhiễm từ các hoạt động của con
ngƣời. Do đó, để duy trì và bảo vệ vùng ven bờ, các nhà quản lý nói chung,
ngƣời dân sống trong khu vực nói riêng cần phải có hành động hiệu quả và
kịp thời.
9


Khái niệm vùng bờ thƣờng đƣợc xác định phụ thuộc vào quan niệm
quản lý của địa phƣơng, rất khác nhau giữa các quốc gia và thƣờng dựa vào
giới hạn pháp lý và ranh giới hành chánh. Ngoài ra, còn có những nhìn nhận
khác nhau về địa vật lý, sinh thái và kinh tế giữa các vùng, do đó, cho đến
nay, chƣa có một định nghĩa nào đƣợc chấp nhận rộng rãi về vùng bờ. Thay
vào đó, nhiều định nghĩa đƣợc xây dựng cho những mục đích quản lý khác
nhau, trong đó vấn đề ranh giới cần đƣợc xem xét. Đối với giới hạn về phía
biển, vùng ven bờ có thể mở rộng ra tới vùng lãnh hải, một số nƣớc khác thì
lấy đƣờng đẳng sâu làm giới hạn. Còn về ranh giới đất liền thì cũng rất mơ hồ
do tác động của biển vào khí hậu có thể vào đến vùng nội địa bên trong cũng

nhƣ vùng đồng bằng ngập lụt rộng lớn. Tùy thuộc vào mục đích phát triển và
quản lý, ranh giới vùng ven bờ có thể đƣợc xác định một cách thực tế hơn.
Trong nhiều trƣờng hợp, ranh giới vùng đất và biển đƣợc chọn thƣờng
có một khoảng cách nhất định với một mốc tự nhiên chẳng hạn nhƣ là mức
nƣớc biển thấp trung bình hay mức nƣớc biển cao trung bình.
Theo IUCN (1986), vùng ven bờ đƣợc định nghĩa nhƣ sau: "là vùng ở
đó đất và biển tƣơng tác với nhau, trong đó ranh giới về đất liền đƣợc xác
định bởi giới hạn các ảnh hƣởng của biển đến đất và ranh giới về biển đƣợc
xác định bởi giới hạn các ảnh hƣởng của đất và nƣớc ngọt đến biển."
Theo World Bank, vùng ven bờ đƣợc hiểu là "... dựa vào những mục
tiêu thực tiễn, mà vùng ven bờ là một vùng đặc biệt có những thuộc tính đặc
biệt, mà ranh giới đƣợc xác định, thƣờng dựa vào những vấn đề cần đƣợc giải
quyết.
Theo Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi
trƣờng biển và hải đảo, phạm vi vùng bờ đƣợc quy định nhƣ sau:
- Vùng bờ bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển.
- Vùng biển ven bờ có ranh giới trong là đƣờng mép nƣớc biển thấp
nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm) và ranh giới ngoài cách đƣờng
mép nƣớc biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm một khoảng cách 06 hải
10


lý do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng xác định và công bố.
- Vùng đất ven biển bao gồm các xã, phƣờng, thị trấn có biển.
Ngoài ra còn có một số thuật ngữ khác đƣợc sử dụng trong QLTHVB
bao gồm (Nguyễn Chu Hồi, 2000):
- Đới bờ (Coastal zone): Các mảng không gian nằm chuyển tiếp giữa
lục địa và biển, luôn chịu tác động tƣơng hỗ giữa: lục địa và biển, hệ tự nhiên
và hệ nhân văn, các ngành và ngƣời sử dụng tài nguyên vùng bờ theo cả cấu

trúc dọc và cấu trúc ngang, giữa cộng đồng dân đia phƣơng và các thành phần
kinh tế khác.
- Vùng bờ (Coastal area): vành đai hẹp ven bờ có nƣớc biển và nƣớc
cửa sông, là một bộ phận của đới bờ và mang đầy đủ đặc tính của đới bờ
nhƣng có quy mô nhỏ hơn.
- Vùng triều (Intertidal area): vùng giữa đƣờng mực nƣớc triều thấp
nhất và đƣờng mực nƣớc triều cao nhất.
- Bờ biển (Coastline): đƣờng tiếp xúc tại điểm chia cắt đất liền với các
vùng nƣớc ven biển.
- Vùng đất ven bờ (Shore lands): vùng đất liền xuống tới đƣờng biên
cao nhất bị ảnh hƣởng bởi thủy triều
1.1.1.2. Phân loại tài nguyên vùng bờ
- Phân loại theo tính chất, tài nguyên vùng bờ: đƣợc chia thành tài
nguyên sinh vật (đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, tiềm năng bảo tồn, nguồn
lợi thuỷ sản mặn-lợ, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản) và phi sinh vật (dầu khí,
sa khoáng ven biển, vật liệu xây dựng, tiềm năng phát triển du lịch, tiềm năng
phát triển cảng-hàng hải), tiềm năng vị thế,...
- Phân loại theo mức độ tái tạo: tài nguyên tái tạo (lƣợng sử dụng sẽ tự
phục hồi lại sau một đơn vị thời gian nhƣ nguồn lợi sinh vật, các hệ sinh
thái...) và không tái tạo (dùng bao nhiêu hết bấy nhiêu nhƣ dầu khí, khoáng
sản khác...).
- Phân loại theo giá trị kinh tế: (1) Tài nguyên hữu hình là dạng Tài
nguyên hiện diện trong thực tế mà con ngƣời có thể đo lƣờng, ƣớc tính về trữ
11


lƣợng cũng nhƣ tiềm năng khai thác, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
trong cuộc sống. Ví dụ: Tài nguyên khoáng sản, Tài nguyên nƣớc…; Tài
nguyên hữu hình bao gồm: Tất cả các Tài nguyên môi trƣờng nhƣ ta kể trên
và bao gồm cả Tài nguyên con ngƣời (Tài nguyên nhân lực). (2) Tài nguyên

vô hình là dạng tài nguyên mà con ngƣời sử dụng cũng mang lại hiệu quả thực
tế cao nhƣng nó tồn tại ở dạng “Không trông thấy”. Có nghĩa là, trữ lƣợng của
dạng tài nguyên này là bao nhiêu, ở mức độ nào thì con ngƣời chƣa thể xác
định đƣợc mà chỉ thấy đƣợc hiệu quả to lớn do dạng Tài nguyên này đem lại
mà thôi. Ví dụ: Tài nguyên trí tuệ, Tài nguyên văn hoá, Tài nguyên sức lao
động …
- Phân loại theo nguồn gốc: (1) Tài nguyên thiên nhiên là các dạng vật
chất đƣợc tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên
và sinh vật. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên - nhiên vật liệu, hỗ trợ và
phục vụ cho các nhu cầu phát triển của con ngƣời. (2) Tài nguyên nhân tạo là
các loại tài nguyên do lao động của con ngƣời tạo ra: Nhà cửa, ruộng vƣờn,
xe cộ, đô thị, nông thôn và các của cải, vật chất khác.
1.1.1.3. Ý nghĩa của khai thác và bảo vệ tài nguyên vùng bờ trong phát
triển kinh tế, xã hội và an ninh - quốc phòng
Việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên vùng ven bờ có ý nghĩa to
lớn về mặt kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.
- Ý nghĩa về kinh tế: Thông qua việc đánh giá một cách chính xác giá
trị kinh tế và giá trị chức năng của tài nguyên vùng bờ, từ đó xây dựng chính
sách, kế hoạch khai thác một cách hợp lợi nguồn lợi tài nguyên phục vụ phát
triển kinh tế bền vững và không làm suy kiệt nguồn lợi tự nhiên.
- Ý nghĩa về xã hội: Khai thác hợp lý nguồn lợi tài nguyên trên quan
điểm phát triển bền vững có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề ổn định xã hội,
giảm thiểu tối đa các mâu thuẫn giữa các chủ thể quản lý và khai thác nguồn
lợi tài nguyên, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Ý nghĩa về an ninh, quốc phòng: Việc thai thác và bảo vệ tài nguyên
vùng ven bờ có ý nghĩa trong việc xác lập tính ổn định về mặt pháp lý đối với
12


công tác quản lý thống nhất của Nhà nƣớc. Đây sẽ là căn cứ để tiến hành quy

hoạch, xây dựng các khu vực kinh tế phù hợp với việc phát triển kinh tế xã
hội và đảm bảo vấn đề an ninh và bảo vệ quốc phòng.
1.1.2. Khái quát về QLNN cấp tỉnh đối với tài nguyên vùng bờ
1.1.2.1. Khái niệm
QLNN đối với tài nguyên vùng bờ: là xác định rõ chủ thể là Nhà nƣớc,
bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đƣa ra các biện pháp, luật
pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm quản lý, bảo vệ,
phục hồi và khai thác nguồn lợi, tài nguyên vùng bờ một cách hợp lý và đảm
bảo PTBV.
1.1.2.2. Quyền hạn và trách nhiệm của cấp tỉnh trong QLNN đối với tài
nguyên vùng bờ
- Nhà nƣớc cấp tỉnh có quyền hạn thẩm quyền từ Chính phủ trong việc
quản lý, bảo vệ, phục hồi và khai thác tài nguyên vùng bờ một cách hợp lý
thông qua hệ thống pháp luật và các văn bản dƣới luật, các chính sách, quy
hoạch của tỉnh. Thực hiện quyền QLNN bằng các công cụ hợp lý và phù hợp
với quy định nhà nƣớc trong QLTN ven bờ.
- Trách nhiệm:
(1) Thực hiện quyền QLNN về tài nguyên vùng bờ bằng hệ thống pháp
luật và các công cụ hỗ trợ hợp lý.
(2) Phân công trách nhiệm QLTN vùng bờ cho các bộ phận tham mƣu
và UBND cấp quận, huyện.
(3) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên vùng bờ; nâng cao nhận
thức cộng đồng về bảo vệ, phục hồi và khai thác tài nguyên vùng bờ;
(4) Tập huấn, bồi dƣỡng lực lƣợng cán bộ về QLTN ở các cơ quan
tham mƣu và các bộ phận cấp dƣới.
(5) Tổng hợp tình hình khai thác, bảo vệ và phục hồi tài nguyên trên
phạm vi tỉnh, trên cơ sở đó xây dựng và thực thi quy hoạch QLTN nguồn lợi
của tỉnh vì mục tiêu quản lý thống nhất và PTBV.
13



Tại Điều 74 của Luật Tài nguyên, môi trƣờng biển và hải đảo: Trách
nhiệm QLTH tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển và hải đảo của UBND các
cấp để thấy rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của cấp tỉnh trong QLNN đối
với tài nguyên vùng bờ.
1.1.2.3. Vai trò của QLNN cấp tỉnh đối với tài nguyên vùng bờ
Đƣợc thể hiện trong việc chỉ đạo tổ chức bảo vệ tài nguyên vùng bờ và
phân phối lợi ích sử dụng tài nguyên giữa chủ thể quản lý tài sản và xã hội.
Tổ chức khai thác và sử dụng tối ƣu nguồn tài nguyên vùng bờ quốc
gia. Ngoài ra, nhà nƣớc cấp tỉnh còn có thể phối hợp với quốc tế thực hiện vai
trò QLNN về tài nguyên trên địa bàn của tỉnh mình quản lý.
1.1.3. Mục tiêu QLNN đối với tài nguyên vùng bờ
Mục tiêu tổng quát: Thực hiện QLNN nhằm đánh giá, thống kê, bảo vệ,
phục hồi và khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên vùng biển theo
hƣớng bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển KT-XH. Phát triển KTXH tạo tiềm lực bảo vệ và phục hồi tài nguyên. Và ngƣợc lại bảo vệ nguồn lợi
tài nguyên là cơ sở để phát huy tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho phát
triển KT-XH. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống chính
trị, pháp lý, mục tiêu phát triển ƣu tiên của từng quốc gia.
- Mục tiêu KT - XH: QLNN đối với tài nguyên vùng bờ nhằm (1) đảm
bảo nguồn lợi tài nguyên không cạn kiệt vì mục tiêu phát triển kinh tế ổn
định, giảm thiểu các mối mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác tài nguyên và
xóa đói giảm nghèo; (2) Tăng cƣờng công tác nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ
liệu làm cơ sở cho việc khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế vùng bờ; (3) Xây
dựng các chính sách ƣu đãi nhằm thu hút các nguồn lực phục vụ cho việc khai
thác, sử dụng, quản lý, nghiên cứu tài nguyên vùng bờ; (4) Hoàn chỉnh hệ
thống văn bản luật pháp bảo vệ môi trƣờng, ban hành các chính sách phát
triển KT-XH phải gắn với bảo vệ tài nguyên, nghiêm chỉnh thi hành pháp luật
liên quan đến bảo vệ tài nguyên nhƣ Luật Thủy sản, Luật khai thác khoáng
sản, luật đất đai, luật bảo vệ tài nguyên nƣớc....

- Mục tiêu môi trƣờng: nhằm hạn chế tác động tiêu cực của phát triển
14


kinh tế xã hội, của việc sử dụng và khai thác tài nguyên đến suy thoái chất
lƣợng và làm ô nhiễm môi trƣờng.
- Mục tiêu an ninh, quốc phòng: Nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu khẳng
định vị trí chiến lƣợc của đất nƣớc, vùng trong việc bảo vệ an ninh.
1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với tài nguyên vùng bờ cấp tỉnh
1.2.1. Nội dung QLNN đối với tài nguyên vùng bờ cấp tỉnh
1.2.1.1.Tổ chức quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên vùng bờ
- Tổ chức thực hiện theo qui hoạch các khu khai thác, sử dụng các lƣu
vực sông nhằm giảm nhẹ thiên tai và phục hồi tài nguyên môi trƣờng.
- Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển đa ngành, đảm bảo sự hài
hòa giữa các ngành kinh tế, với sự ƣu tiên trong chia sẻ các nguồn tài nguyên
vì lợi ích chung của cả vùng bờ.
- Tuyên truyền, vận động, khuyến khích các chủ thể kinh tế bảo vệ môi
trƣờng.
1.2.1.2. Kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật, chính sách của nhà
nước trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ tài nguyên vùng bờ
- Giám sát thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch khai thác và bảo
vệ tài nguyên vùng bờ: Công việc này phải thực hiện liên tục và thƣờng xuyên
nhằm tăng cƣờng hiệu quả của công tác QLTN.
- Thanh tra môi trƣờng: Chủ yếu liên quan đến vấn đề bảo vệ ô nhiễm
môi trƣờng và QLTN nƣớc. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, thanh tra
môi trƣờng cũng góp phần đáng kể trong công cuộc QLTN vùng bờ.
- Xử lý vi phạm và khiếu nại về khai thác và bảo vệ tài nguyên vùng
bờ: phải đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất suy giảm
nguồn lợi tài nguyên vùng bờ.
Nhìn chung, công việc kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật,

chính sách của nhà nƣớc trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ tài nguyên vùng
bờ cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ban, ngành, lĩnh vực khác nhau và
cần có sự hỗ trợ tích cực của ngƣời dân địa phƣơng.
1.2.2. Bộ máy và cán bộ Quản lý tài nguyên vùng bờ cấp tỉnh
1.2.2.1. Bộ máy QLTN vùng bờ của cấp tỉnh
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Là cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cao
15


nhất cấp tỉnh, có toàn quyền quyết định đến việc phê duyệt quy hoạch, và ủy
quyền triển khai quy hoạch xuống các cấp dƣới thì hình thức chỉ đạo trực tiếp.
- Các sở, ban ngành có liên quan: Theo phân cấp nhà nƣớc, các Sở ban
ngành liên quan đến quản lý vùng bờ bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trƣờng,
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bảng 1.1).
Ngoài ra, một dạng cơ quan quan trọng khác có liên quan đến chƣơng
trình quản lý tài nguyên là các trƣờng đại học, trung tâm và viện nghiên cứu.
Những tổ chức này có đóng góp rất lớn vào hoạt động QLNN đối với tài
nguyên thông qua các hoạt động nhƣ lập các báo cáo đánh giá tác động môi
trƣờng, nghiên cứu các luận cứ khoa học để xây dựng chiến lƣợc, chính sách,
quy chế và pháp quy liên quan đến bảo vệ tài nguyên vùng bờ.
Bảng 1. 1: Cơ quan QLNN đối với tài nguyên vùng bờ
Sở Tài nguyên và Môi
trƣờng
Vùng đất ven biển Phòng Kinh tế đất
Phòng Quản lý Khoáng
sản và Tài nguyên nƣớc
Vùng biển ven bờ Chi cục Biển và Hải đảo
Toàn vùng
Chi cục Bảo vệ Môi
trƣờng

Cấp quản lý

Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn
Chi cục Thủy lợi & PCLB

Chi cục Thủy sản
Chi cục Phát triển nông thôn và
Quản lý chất lƣợng nguồn lợi thủy
sản
Ban Quản lý các khu bảo tồn

1.2.2.2. Cán bộ quản lý tài nguyên vùng bờ cấp tỉnh
- Yêu cầu đặc thù đối với cán bộ QLTN vùng bờ: là phải có năng lực và
hiểu biết về QLTN, nắm bắt đƣợc phƣơng pháp QLTN phục vụ QLNN, hiểu
đƣợc tình hình KT - XH, chính trị và văn hóa khu vực, đồng thời biết cách
liên hệ những ƣu nhƣợc điểm của tình hình tại địa phƣơng trong việc quản lý
tài nguyên; nắm bắt đƣợc hệ thống pháp luật của nhà nƣớc và các quy định
của địa phƣơng về QLTN. Riêng đối với vùng bờ, cán bộ QLTN phải có kinh
nghiệm QLTH về tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc và tài nguyên sinh vật.
- Nhiệm vụ của cán bộ quản lý tài nguyên vùng bờ:
+ Tiến hành thực hiện các biện pháp hành chính trong QLNN đối với
tài nguyên vùng bờ;
16


+ Tìm hiểu đặc điểm về hiện trại của tất các các loại tài nguyên vùng
bờ tại địa bàn mình quản lý;
+ Tìm hiểu tính hình kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa của địa
phƣơng mình quản lý;

+ Xác định những vấn đề cần phải thực hiện trong QLTN, từ đó tham
mƣu cho cấp trên để ra quyết định QL phù hợp với thực tế của địa bàn QL;
+ Thực hiện các biện pháp QLNN đối với tài nguyên vùng bờ trong
khu vực và lĩnh vực mình phụ trách;
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngƣời dân và các chủ thể
hƣởng lợi hiểu biết lợi ích và vai trò của tài nguyên vùng bờ.
1.2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với tài nguyên VB
- Đặc điểm tự nhiên vùng bờ biển địa phƣơng: Đặc thù của vùng ven bờ
Việt Nam là đa dạng và phong phú về đặc điểm điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên,
hiểu biết về đặc điểm tự nhiên từng địa phƣơng của lực lƣợng quản lý nói
chung là hạn chế.
- Trình độ phát triển KT-XH: tại khu vực vùng ven bờ phức tạp và
thƣờng thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội cũng nhƣ ở khu vực thành
thị, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến việc thực thi các biện pháp bảo vệ tài
nguyên vùng bờ.
- Trình độ dân trí và mức sống của dân cƣ có liên quan chặc chẽ đến
nhận thức của họ đối với vị thế tài nguyên vùng bờ trong đời sống, KT, XH,
từ đó ảnh hƣởng đến khả năng tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý và
bảo vệ tài nguyên vùng bờ. Hơn nữa, khi mà mức sống thấp và thiếu công ăn
việc làm, ngƣời dân địa phƣơng sẽ làm bất cứ việc gì vì miếng ăn, kể cả việc
áp dụng các biện pháp không đƣợc phép trong khai thác tài nguyên vùng bờ.
- Luật pháp quốc tế và quốc gia: Hiện nay hệ thống pháp luật về quản
lý và bảo vệ tài nguyên, nguồn lợi chƣa hoàn thiện và đầy đủ cũng nhƣ chế tài
chƣa mạnh, do đó hạn chế trong việc thực thi pháp luật về QLTN vùng bờ.
- Nguồn lực phục vụ QLTN vùng bờ của cấp tỉnh: Theo nhận định của
nhiều cấp lãnh đạo, lực lƣợng QLNN cấp tỉnh đối với tài nguyên nói chung
17


vừa yếu và vừa mỏng do liên quan đến cơ chế, đào tạo và quyền lợi của cán

bộ nhà nƣớc (Diệp Văn Sơn, 2011).
- Phân cấp trong bộ máy QLNN cho cấp tỉnh: Từ năm 2007, biện pháp
phân cấp QLNN đã đƣợc thực hiện, tuy nhiên, nhiệm vụ và trách nhiêm của
nhiều cơ quan tham gia QLTN vùng bờ đã chồng chéo và hạn chế trong việc
thực thi pháp luật.
- Chế độ, chính sách đối với cán bộ QLTN vùng bờ chƣa khuyến khích
cho cán bộ nhà nƣớc phục vụ đúng năng lực của họ trong việc tham gia
QLTN vùng bờ.
1.3. Kinh nghiệm QLNN đối với tài nguyên vùng bờ của Tp. Đà Nẵng
QLTHVB đƣợc đặt ra nhƣ một tất yếu cho PTBV. Kể từ khi Hoa Kỳ
ban hành sắc lệnh quản lý VB vào năm 1972 cho đến đầu thế kỷ XXI, thế giới
đã có khoảng 380 địa điểm thực hiện QLTHVB (Chua, 2001). Ở châu Á, quy
mô hoạt động QLTHVB lớn nhất là Chƣơng trình ngăn ngừa ô nhiễm các
vùng biển Đông Á (PEMSEA). Sau gần bốn thập kỷ, QLTHVB đã thu đƣợc
những kết quả nhất định và một số kết quả tốt ở quy mô quốc gia nhƣ ở Thụy
Điển (Ackefors &Grip,1995) và Singapor (Chia, 1992). Ở Đông Á, QLTHVB
ở Philippines với mô hình Batangas đƣợc nhiều ngƣời biết đến (Chua, 1996;
Yu & Bermas, 2009) và mô hình Hạ Môn (Trung Quốc) đƣợc coi là thành
công nhất trong khu vực (Chua, 2001; Lau, 2005). Tuy nhiên, nhiều nỗ lực
QLTHVB chƣa thực sự bền vững (Yu & Bermas, 2009) .v.v.
Việt Nam tiếp cận QLTHVB đã trên 10 năm, kể từ đề tài cấp Nhà nƣớc
KHCN.06.07. Một số dự án điểm đã đƣợc thực hiện nhờ hỗ trợ quốc tế tại Đà
Nẵng (PEMSEA); Nam Định, Thừa Thiên Huế và Bà Rịa - Vũng Tàu (Hà
Lan); Quảng Ninh (Hoa Kỳ), Thừa Thiên Huế (FAO). Dự án Quảng Nam
(2005 - 2008) là mô hình QLTHVB cấp tỉnh đầu tiên do chuyên gia trong
nƣớc thực hiện. Dù còn hạn chế, các hoạt động này đã có những đóng góp
nhất định về phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, tích luỹ tƣ liệu và kinh
nghiệm QLTHVB.

18



×