Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Giải pháp phát triển bền vững tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 230 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

--------------------

PHÍ THỊ KIM THƯ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN
CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
 

BỘ TÀI CHÍNH

PHÍ THỊ KIM THƯ

GI¶I PH¸P PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG TËP §OµN
C¤NG NGHIÖP THAN - KHO¸NG S¶N VIÖT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Mã số



: 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. NGUYỄN THỊ MINH TÂM
2. PGS,TS. VŨ THỊ BẠCH TUYẾT

hµ néi - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.

Nghiên cứu sinh

Phí Thị Kim Thư


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... i
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN

KINH TẾ ........................................................................................................................ 1
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ ............................................................... 1
1.1.1. Khái niệm, phân loại Tập đoàn kinh tế ........................................................ 1
1.1.2. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế .................................................................... 4
1.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ .............................................. 6
1.2.1. Tổng quan về phát triển bền vững ................................................................ 6
1.2.2. Khái niệm phát triển bền vững Tập đoàn Kinh tế ...................................... 10
1.2.3. Nội dung phát triển bền vững TĐKT ......................................................... 13
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững của tập đoàn kinh tế .... 18
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN
KINH TẾ ....................................................................................................................... 30
1.3.1. Nhân tố chủ quan ........................................................................................ 30
1.3.2. Nhân tố khách quan .................................................................................... 35
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN
KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI, BÀI HỌC VẬN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM ........... 39
1.4.1. Kinh nghiệm của một số TĐKT trên thế giới ............................................ 39
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho PTBV các TĐKT ở Việt Nam ........................... 47
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................... 49
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG
NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ....................................................... 51
2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN
VIỆT NAM ................................................................................................................... 51
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than –
Khoáng sản Việt Nam .......................................................................................... 51
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn TKV đến
tháng 31/12/2015 .................................................................................................. 52
2.1.3. Khái quát đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tập đoàn TKV ................. 53
2.2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
VÀ CÁC NGUỒN LỰC CHỦ YẾU CỦA TẬP ĐOÀN TKV. ................................... 57
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2015 của Tập đoàn

TKV. ..................................................................................................................... 57


2.2.2. Hiện trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của tập đoàn
TKV. ..................................................................................................................... 62
2.2.3. Hiện trạng các nguồn lực chủ yếu của Tập đoàn TKV .............................. 65
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TẬP ĐOÀN TKV..... 70
2.3.1. Thực trạng phát triển bền vững sản xuất kinh doanh của Tập đoàn
TKV ...................................................................................................................... 70
2.3.2. Thực trạng phát triển bền vững về xã hội của Tập đoàn TKV ................... 94
2.3.3. Thực trạng phát triển bền vững về môi trường của tập đoàn TKV .......... 109
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TẬP ĐOÀN TKV 113
2.4.1. Những mặt đạt được ................................................................................. 113
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... 116
Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................... 133
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG
NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM .................................................... 135
3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .. 135
3.1.1. Thuận lợi................................................................................................... 135
3.1.2. Khó khăn .................................................................................................. 136
3.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 ........................................................................... 138
3.2.1. Mục tiêu, quan điểm phát triển bền vững Tập đoàn TKV ....................... 138
3.2.2. Định hướng phát triển bền vững Tập đoàn TKV ..................................... 139
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP
THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ....................................................................... 147
3.3.1. Quan điểm về đề xuất giải pháp ............................................................... 147
3.3.2. Nhóm giải pháp tài chính PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam ........................................................................................ 150
3.3.3. Nhóm giải pháp phi tài chính ................................................................... 185

3.4. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VỀ CÁC CHÍNH SÁCH CÓ LIÊN QUAN .... 191
Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................... 193
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 195
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BVMT

: Bảo vệ môi trường

CSH

: Chủ sở hữu

CTCP

: Công ty cổ phần

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

ĐTPT


: Đầu tư phát triển

OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PTBV

: Phát triển bền vững

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TCT

: Tổng công ty

TĐKT

: Tập đoàn kinh tế

TKV

: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

: Tài sản cố định

TSDH

: Tài sản dài hạn

TSLĐ

: Tài sản lưu động

TSNH

: Tài sản ngắn hạn

VKD

: Vốn kinh doanh


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1: Từ phát triển đến phát triển bền vững ...........................................................8

Bảng 1.2: Trích báo cáo tài chính giai đoạn 2010 - 2014 của RAG ............................ 42
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động SXKD của Tập đoàn TKV từ năm
2010 - 2015 .................................................................................................61
Bảng 2.2. Tổng tài nguyên than Việt Nam tính đến 31/12/2015 .................................66
Bảng 2.3. Tổng tài nguyên, trữ lượng tính đến 31/12/2015 do TKV quản lý .............66
Bảng 2.4. Tài nguyên, trữ lượng một số khoáng sản chủ yếu đến 31/12/2015 ...........66
Bảng 2.5 - Tổng hợp tình hình vốn và tài sản từ 2008- 2015 của Tập đoàn TKV ......69
Bảng 2.6 - Tỷ trọng từng khoản mục TSNH trong tổng TSNH toàn Tập đoàn TKV
giai đoạn 2008-2015 ...................................................................................79
Bảng 2.7 - Khả năng sinh lời toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ..................82
Bảng 2.8 - Tình hình đầu tư vốn của công ty mẹ TKV năm 2015 .............................. 86
Bảng 2.9 - Kết quả thoái vốn ngoài ngành của Tập đoàn TKV từ năm 2013 - 2016 ..87
Bảng 2.10 - Kết quả thoái vốn trong ngành của Tập đoàn TKV tính đến hết tháng
12/2015 .......................................................................................................88
Bảng 2.11 - Hệ số khả năng thanh toán toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008- 2015..89
Bảng 2.12 - Hệ số tự tài trợ toàn Tập đoàn TKV và Công ty mẹ TKV.......................91
Bảng 2.13 - Bảng tính hệ số bảo toàn vốn CSH toàn Tập đoàn TKV giai đoạn
2008 - 2015 .................................................................................................92
Bảng 2.14 - Tình hình lao động của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ...............94
Bảng 2.15 - Cơ cấu lao động theo ngành nghề của toàn tập đoàn TKV năm 2015 ....95
Bảng 2.16 - Tổng hợp đội ngũ cán bộ của tập đoàn TKV năm 2015 ..........................95
Bảng 2.17 - Cơ cấu, chất lượng đội ngũ CNKT năm 2015 của Tập đoàn TKV theo
bậc thợ ........................................................................................................97
Bảng 2.18 - Cơ cấu, chất lượng đội ngũ CNKT năm 2015 của tập đoàn TKV theo
tuổi đời........................................................................................................97
Bảng 2.19 - Tình hình lao động nữ của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ..........99
Bảng 2.20 - Tiền lương bình quân toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015........102
Bảng 2.21 -Tiền lương bình quân theo khu vực sản xuất của Tập đoàn TKV từ
năm 2011 - 2015 .......................................................................................102
Bảng 2.22 - Các khoản chi cho con người toàn tập đoàn TKV giai đoạn 2012 2015 ..........................................................................................................103

Bảng 2.23 - Hiệu quả sử dụng lao động của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 104
Bảng 2.24 - Tình hình NSLĐ theo sản lượng than tiêu thụ của Tập đoàn TKV giai
đoạn 2008 - 2015 ......................................................................................105
Bảng 2.25 - Tình hình tai nạn lao động từ 2001 - 2015 của Tập đoàn TKV .............105
Bảng 2.26 - Tình hình nộp ngân sách nhà nước của tập đoàn TKV giai đoạn 2010
- 2015 ........................................................................................................107
Bảng 2.27 - Các khoản chi cho các hoạt động xã hội toàn tập đoàn TKV giai đoạn
2012 - 2015 ...............................................................................................108


Bảng 2.28: Các khoản chi cho môi trường toàn tập đoàn TKV từ năm 2012 - 2015..112
Bảng 3.1 - Một số chỉ tiêu chủ yếu về SXKD giai đoạn đến 2030 của Tập đoàn
TKV ..........................................................................................................140
Bảng 3.2 - Dự kiến trữ lượng than huy động vào khai thác của Tập đoàn TKV ......142
Bảng 3.3 - Dự kiến trữ lượng khoáng sản huy động vào khai thác của Tập đoàn
TKV ..........................................................................................................142
Bảng 3.4 - Dự kiến nhu cầu khoan thăm dò khoáng sản giai đoạn đến 2030 ...........143
Bảng 3.5 - Dự kiến nhu cầu CNKT toàn Tập đoàn đến năm 2030 ...........................144
Bảng 3.6 - Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư toàn Tập đoàn đến năm 2030 .....................151
Bảng 3.7 - Tổng hợp giá trị trái phiếu doanh nghiệp các quốc gia trong khu vực
tháng 12/2015 ...........................................................................................155
Bảng 3.8 - Chỉ số Z-Score của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008-2015 .......................178
Bảng 3.9 - Chỉ số Z-Score của Công ty mẹ Tập đoàn TKV giai đoạn 2008-2015....178
Bảng 3.10 - Tình hình trích lập các quỹ tập trung của tập đoàn TKV ......................185


DANH MỤC CÁC BIỂU

TT


Tên biểu

Trang

Biểu đồ 2.1 - Quy mô doanh thu và thu nhập của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ...70
Biểu đồ 2.2 - Quy mô vốn (Tài sản) của Toàn Tập đoàn và Công ty mẹ TKV giai
đoạn 2008 - 2015 ........................................................................................73
Biểu đồ 2.3 - Tốc độ tăng trưởng vốn của Tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015......74
Biểu đồ 2.4 - Cơ cấu vốn của Toàn Tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn
2008 -2015 ..................................................................................................75
Biểu đồ 2.5 - Xu hướng cơ cấu nợ phải trả của Toàn Tập đoàn TKV giai đoạn
2008 - 2015 .................................................................................................76
Biểu đồ 2.6 - Tốc độ tăng trưởng của Tài sản Toàn Tập đoàn TKV giai đoạn 2008
- 2015 ..........................................................................................................77
Biểu đồ 2.7 - Cơ cấu tài sản toàn Tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV giai đoạn
2008 - 2015 .................................................................................................78
Biểu đồ 2.8 - Xu hướng biến động trong cơ cấu TSNH toàn Tập đoàn TKV giai
đoạn 2008 - 2015 ........................................................................................79
Biểu đồ 2.9 - Xu hướng biến động chi phí, doanh thu, lợi nhuận toàn tập đoàn
TKV giai đoạn 2008 - 2015........................................................................80
Biểu đồ 2.10 - Xu hướng biến động số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay
các khoản phải thu toàn tập đoàn TKV trong giai đoạn 2008 - 2015 ........81
Biểu đồ 2.11 - Diễn biến lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt
Nam giai đoạn 2008 - 2015 ........................................................................83
Biểu đồ 2.12 - Xu hướng biến động ROA, ROE của Tập đoàn Than - Khoáng sản
Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 ................................................................ 83
Biểu đồ 2.13 - Hệ số Nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu (DER) toàn Tập đoàn và
Công ty mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 ....................................................85
Biểu đồ 2.14 - Xu hướng biến động của các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
của Tập đoàn Vinacomin giai đoạn 2008 - 2015 .......................................89

Biểu đồ 2.15 - Quy mô quỹ dự phòng tài chính của tập đoàn TKV và công ty mẹ
TKV giai đoạn 2008 - 2015........................................................................90
Biểu đồ 2.16 - Xu hướng biến động của chỉ tiêu hệ số tự tài trợ của toàn Tập đoàn
TKV và Công ty mẹ giai đoạn 2008 - 2015 ...............................................91
Biểu đồ 2.17 - Xu hướng biến động của mức độ bảo toàn vốn chủ sở hữu Tập
đoàn TKV và công ty mẹ tập đoàn TKV giai đoạn 2008 - 2015 ...............92
Biểu đồ 2.18 - Quy mô quỹ đầu tư phát triển toàn tập đoàn TKV và công ty mẹ
TKV giai đoạn 2008 - 2015........................................................................93
Biểu đồ 2.19 - Hệ số tự tài trợ từ lợi nhuận để lại toàn tập đoàn TKV và công ty
mẹ TKV giai đoạn 2008 - 2015 ..................................................................93
Biểu đồ 2.20 - Tỷ lệ tăng trưởng bền vững toàn tập đoàn TKV và công ty mẹ TKV
giai đoạn 2008 - 2015 .................................................................................94
Biểu đồ 3.1 - Giá trị trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam qua các năm ......................155


i
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Khi kinh tế xã hội phát triển ở mức độ ngày càng cao sẽ càng tạo ra nhiều của
cải để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, song mặt trái của sự
phát triển này là những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội, như: gây ô nhiễm
môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, làm suy thoái hoặc hủy hoại đa dạng sinh
học và hệ sinh thái, làm phát sinh nhiều tác nhân gây biến đổi khí hậu, phân hóa giàu
nghèo,… cũng ngày càng gia tăng. Những tác động này làm ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội trong tương lai. Đứng trước thực
tế đó, phương cách tốt nhất là phải tìm ra con đường phát triển mà trong đó các vấn
đề kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường được xem xét một cách tổng thể, đó là
phát triển bền vững.
Môi trường và phát triển bền vững (PTBV) đang là vấn đề được quan tâm ở mọi
quốc gia và mọi ngành nghề. Chương trình nghị sự 21 với sự tham gia của 179 nước

tại Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về môi trường và phát triển năm 1992 đã xây
dựng một khung kế hoạch chung để thiết kế các chương trình hành động nhằm đạt
được sự phát triển bền vững trong thế kỷ 21. Chương trình này nêu lên những thách
thức trong thế kỷ 21; khẳng định nguyện vọng của toàn nhân loại phát triển theo một
cách thức đảm bảo kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo,
công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Chương trình nghị sự 21 cũng yêu cầu các nước phải xây dựng chiến lược, kế hoạch
quốc gia, đưa ra những chính sách và giải pháp cơ bản để tiến tới phát triển bền vững.
Ở nước ta, ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số
153/2004/TTg ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Tiếp theo một số ngành và địa phương đã
xây dựng định hướng chiến lược PTBV của mình, trong đó có Bộ Công Thương đã
xây dựng “Định hướng chiến lược PTBV ngành công nghiệp Việt Nam đến năm
2020”. Có thể nói PTBV là một đòi hỏi tất yếu đối với mọi ngành nghề, mọi tổ chức
kinh tế nhằm tránh nguy cơ tụt hậu và bất ổn.
Nhận thức được điều này, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
(Tập đoàn TKV), một Tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam, trong quá trình hoạt động đã
chú trọng phát triển theo hướng bền vững, nhờ đó Tập đoàn đã phần nào khẳng định
được vị thế quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần
không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù vậy, hiện trạng hoạt
động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn còn tồn tại khá nhiều bất cập, cụ thể là tình
trạng suy giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh; hoạt động khai thác, chế biến gây ra
nhiều tác động xấu tới môi trường sinh thái và xã hội. Những biểu hiện này cho thấy
trong những năm vừa qua, Tập đoàn TKV chỉ mới chú trọng các lợi ích kinh tế trước
mắt, chưa thực sự quan tâm đến các lợi ích lâu dài, đặc biệt là các lợi ích môi trường và
xã hội cũng như lợi ích của các thế hệ tương lai, cho thấy tính thiếu bền vững trong quá
trình phát triển của Tập đoàn. Để giải quyết những bất cập này nhằm hướng đến sự
PTBV của Tập đoàn TKV đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải



ii
pháp tài chính đóng vai trò nền tảng cho quá trình PTBV của Tập đoàn. Vì vậy, việc
xem xét, đề xuất một số giải pháp, tập trung vào các giải pháp tài chính nhằm PTBV
Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam là cần thiết và phù hợp.
Từ trước đến nay, đã có nhiều đề tài và bài báo nghiên cứu về vấn đề phát triển bền
vững, nhưng nghiên cứu vấn đề PTBV TĐKT và giải pháp PTBV TĐKT nói chung, Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản nói riêng thì chưa có đề tài nào thực hiện. Chính
vì vậy, NCS đã lựa chọn đề tài nghiên cứu LATS “Giải pháp phát triển bền vững Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam’’ với mong muốn có thể nghiên cứu,
đề xuất được một số giải pháp, trong đó tập trung vào các giải pháp tài chính có tính khả
thi nhằm thực hiện mục tiêu PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
trong bối cảnh PTBV chung của quốc gia và quốc tế.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án
2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
2.1.1. Các nghiên cứu về phát triển bền vững nói chung
(1) Thuật ngữ phát triển bền vững (PTBV) liên tục xuất hiện trong các công
trình nghiên cứu của các học giả phương Tây vào đầu những năm 70 như Barry
Cômmner, Herman Daily, Amory Lovins [3], [4], [39]. Các học giả tiếp sau tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn về khái niệm PTBV trong các tác phẩm của mình như Maurice
Strong (1972), Ignacy Sachs (1975)[42], và được đề cập toàn diện nhất trong công
trình của Lester Brown [47] theo đó, một xã hội bền vững kéo theo dân số ổn định,
bảo vệ và sử dụng khôn ngoan đất đai và tài nguyên được tái tạo, đặc biệt là trong
lĩnh vực năng lượng.
Tuy nhiên phải đến năm 1987, khái niệm PTBV mới được phổ biến rộng rãi nhờ
Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là
Ủy ban Brundtland) của Liên Hiệp Quốc, tại đó nêu rõ: "PTBV là sự phát triển đáp
ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ mai sau", cụ thể hơn là: Phát triển bền vững phải bảo đảm có
sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ.
Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ

chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính:
kinh tế - xã hội - môi trường. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp
tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi
vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu
và nghèo, giữa các thế hệ.
Dựa vào nền tảng PTBV theo báo cáo Brundtland, các nhà kinh tế học đã tập
trung nhiều vào vấn đề PTBV. Barbier và Markandya (1990) [114] đã tổng hợp các lý
thuyết và chia các định nghĩa thành hai nhóm. Một là định nghĩa rộng, theo đó sự bền
vững liên quan đến ba khía cạnh: kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội. Hai là định
nghĩa hẹp: phát triển bền vững về môi trường, nghĩa là khai thác một cách tối ưu tài
nguyên thiên nhiên theo thời gian. Từ đó hai học giả này đã xây dựng mô hình tăng
trưởng trong đó đưa vào các yếu tố tài nguyên thiên nhiên để có thể tính toán mức
khai thác tối ưu theo nghĩa bền vững về môi trường.


iii
Một số học giả như Pearce và Turner [132] tiếp cận khái niệm PTBV là phải
duy trì nguyên trạng nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên, tức là giữ nguyên lượng tài
nguyên ở dạng vật chất, hoặc theo giá trị thực và điều này sẽ cho phép các thế hệ sau
cũng có thể tiếp cận nguồn tài nguyên này. Với cách tiếp cận này, các tác giả khẳng
định tài nguyên cũng là một loại vốn, và để PTBV phải biết tính toán và khai thác tối
ưu để duy trì giá trị tài nguyên cho thế hệ tương lai. Cũng đồng quan điểm PTBV
phải gắn liền với việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Daly (1990)
[119] đã đề ra bốn nguyên tắc để đảm bảo phát triển bền vững: Một là, cần phải hạn
chế quy mô tiêu dùng của con người đến mức, nếu không phải là tối ưu, thì cũng phải
trong giới hạn cho phép của sức tải của môi trường (carrying capacity); Hai là, sự
tiến bộ công nghệ cần phải tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài nguyên chứ
không phải gia tăng lượng tài nguyên được sử dụng; Ba là, đối với tài nguyên có thể
tái sinh, có hai điều kiện đảm bảo phát triển bền vững: (1) mức khai thác phải bằng
mức tái sinh; (2) mức phát thải phải bằng với khả năng hấp thu của môi trường; Bốn

là, đối với tài nguyên không thể tái sinh, cần phải duy trì mức tăng trưởng bằng với
mức tái tạo của các loại tài nguyên có thể tái sinh thay thế. Quan điểm này cho thấy
PTBV được xem xét gắn liền với việc sử dụng hợp lý tài nguyên, đặc biệt là tài
nguyên hữu hạn và việc bảo vệ môi trường.
Để cụ thể hóa hơn về vấn đề PTBV, từ sau báo cáo Brundtland (1987), tổ chức
Liên Hiệp Quốc đã triệu tập hai hội nghị quan trọng dành cho vấn đề PTBV: Hội nghị
thứ nhất diễn ra năm 1992 tại Rio de Janeiro gọi là Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất
(Earth Summit) đã chính thức hóa sự đồng lòng thỏa thuận của các nước hội viên
Liên Hiệp Quốc về một chương trình nghị sự PTBV gọi là Agenda 21 (Action Plan
for Sustainable Development for the 21st Century) với sự tham gia của 179 quốc gia
trên toàn thế giới. Chương trình nêu lên những thách thức trong thế kỷ 21, khẳng định
nguyện vọng của toàn nhân loại là phát triển theo một cách thức đảm bảo kết hợp hài
hòa giữa tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đồng thời cũng yêu cầu các nước phải
xây dựng chiến lược, kế hoạch quốc gia, những chính sách và giải pháp cơ bản để
tiến tới PTBV. Nội dung của chương trình gồm 4 phần chính: (1) Những khía cạnh xã
hội và kinh tế của sự phát triển (như đói nghèo, dân số, sức khỏe, mô hình tiêu dùng,
định cư); (2) Bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên; (3) Tăng cường vai trò của các
nhóm xã hội chính; (4) Những phương tiện để thực hiện (tài chính, công nghệ, khoa
học, cơ chế hợp tác, thông tin). Bước tiến mới của hội nghị này là xây dựng được một
thông điệp rõ ràng cho tất cả các quốc gia “PTBV là đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế,
phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường”.
Hội nghị thứ hai diễn ra vào năm 2002 tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với
tên gọi là “Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững”. Hội nghị này có
sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi
trường của gần 200 quốc gia, đã tổng kết lại kế hoạch hành động về PTBV 10 năm
qua và đưa ra những mục tiêu cho PTBV, bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những
sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô



iv
nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị cũng đề cập tới
chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe và phát triển. Cụ thể
mục tiêu PTBV có thể tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau, nhưng mọi sự phát
triển đều xoay quanh 3 thành tố chính, đó là: Môi trường bền vững - Kinh tế bền
vững - Xã hội bền vững. Điểm mới hơn ở hội nghị này là đã luận giải rõ hơn biểu hiện
PTBV ở 3 khía cạnh Kinh tế - Xã hội - Môi trường, trong đó kinh tế bền vững là phải
có sự phát triển của hệ thống kinh tế; xã hội bền vững là phải chú trọng vào phát triển
sự công bằng, để mọi người đều có cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều
kiện sống chấp nhận được; môi trường bền vững là phải duy trì mức độ khai thác tài
nguyên ở một giới hạn nhất định để có thể hỗ trợ điều kiện sống của con người.
(2) Nhiều học giả khác cũng nghiên cứu về PTBV trong các công trình nghiên
cứu của họ:
Trong tác phẩm “Ta cần có kiến thức gì để phát triển bền vững”, Stephen
Viederman cho rằng bền vững “không phải là vấn đề kỹ thuật cần giải quyết” mà là
“một tầm nhìn vào tương lai”, là “một lộ trình” với “tập hợp các giá trị và những
nguyên tắc mang tính luận lý và đạo đức để hướng dẫn cho hành động” [74]. Theo tác
giả, để phát triển bền vững cần tập trung vào các vấn đề sau: chất lượng của các hành
động, sử dụng cách tiếp cận hệ thống, quan tâm rõ ràng đến thế hệ tương lai, quan
tâm đến tính bền vững và công bằng, tính pha tạp và tính không liên tục.
Còn trong tác phẩm “Sự phát triển đích thực có phải là phát triển bền vững
không”, tác giả Denis Goulet [32] cho rằng sự phát triển bền vững bao hàm bốn khía
cạnh: kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Sự vững chắc về chính trị, xã hội và văn
hóa đảm bảo cho tất cả các thành viên trong xã hội đều được hưởng quyền tự do,
nhân quyền và được bảo vệ, định hướng cho hình thức tăng trưởng kinh tế mà sản
phẩm sản xuất tập trung vào những nhu cầu cơ bản, tạo công ăn việc làm.
Trong tác phẩm “Cẩm nang về một nền kinh tế xanh”, David Pearce và một số
học giả khác khẳng định phát triển bền vững bao gồm ba yếu tố: (1) Giá trị của môi
trường; (2) Sự bền vững của phát triển kinh tế; và (3) Sự bình đẳng giữa và trong các
thế hệ [31]. Như vậy, quan niệm này đã vượt ra khỏi khía cạnh môi trường thường

được đề cập nhiều khi nói đến PTBV để khẳng định rằng PTBV ngoài giá trị môi
trường còn có PTBV kinh tế và sự bình đẳng giữa các thế hệ cũng như trong cùng
một thế hệ.
Một khía cạnh khác về PTBV được đề cập đến trong tác phẩm “Bền vững là
một điều khoa trương hay là một thực tế” của tác giả David Munro thì phát triển bền
vững “là một quá trình tiếp diễn”, “có tính lặp đi lặp lại”, “thông qua đó kinh nghiệm
trong việc quản lý các hệ thống phức hợp được tích lũy lại, được đánh giá và được
vận dụng”. PTBV là một tổ hợp các hoạt động có thể giúp cải thiện được các điều
kiện cho con người theo cách thức sao cho có thể duy trì được sự cải thiện đó [30]. Như
vậy, điểm nhấn quan trọng nhất của tác phẩm này là PTBV phải là một quá trình.
PTBV cũng được tiếp cận trong từng chuyên ngành, lĩnh vực. Theo tác phẩm
“thế giới bền vững” của tác giả Thaddeus C. Trzyna, PTBV đòi hỏi phải có sự xuyên
suốt nhiều chuyên ngành, lĩnh vực, bộ môn. Nó buộc ta phải vươn ra khỏi phương


v
pháp tư duy bó hẹp trong từng lĩnh vực trước đây và phải xem xét trong mối tương
quan giữa các lĩnh vực sinh thái, kinh tế, xã hội [88]. Với công trình nghiên cứu này,
PTBV đã được mở rộng ở việc xem xét trên nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau.
2.1.2. Nghiên cứu về phát triển bền vững đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
(1) Bộ tiêu chí Dow Jones: Bộ tiêu chí Dow Jones được công bố vào năm 1999
là bộ tiêu chí đầu tiên trên thế giới được thiết lập nhằm đánh giá thành tích doanh
nghiệp trên ba thành tố chính của PTBV là kinh tế, môi trường và xã hội. Mỗi thành
tố này được đánh giá thông qua các chỉ tiêu với các trọng số khác nhau:
- Về kinh tế, bộ chỉ tiêu này yêu cầu đánh giá theo các chỉ tiêu: Qui tắc ứng xử/
tuân theo luật lệ/hối lộ - đút lót (trọng số 5,5%); Quản trị doanh nghiệp (trọng số 6,0%);
Quản trị rủi ro và khủng hoảng (trọng số 6,0%) và các chỉ tiêu riêng của ngành nghề.
- Về môi trường, doanh nghiệp phải có thành tích về môi trường (trọng số
7,0%); có bản báo cáo về môi trường (trọng số 3,0%) và tùy theo ngành nghề cũng có

các chỉ tiêu riêng của ngành nghề.
- Về xã hội đánh giá qua các chỉ tiêu hoạt động từ thiện (trọng số 3,5%); ứng
dụng các qui tắc sử dụng lao động của quốc gia và quốc tế (trọng số 5,0%); việc phát
triển vốn con người (trọng số 5,5%); có báo cáo về hoạt động xã hội (trọng số 3,0%);
khả năng thu hút (trọng số 5,5%) và các chỉ tiêu riêng của ngành nghề.
Các chỉ tiêu trên được thể hiện bằng các câu hỏi cụ thể để đo lường và người
đứng đầu doanh nghiệp sẽ phải cung cấp câu trả lời. Chẳng hạn đối với thành tích về
môi trường, doanh nghiệp sẽ cho biết trong năm qua hoạt động sản xuất và kinh
doanh của họ đã thải bao nhiêu lượng khí CO2, lượng nước sạch đã sử dụng, tổng
lượng các loại năng lượng (điện, xăng dầu…) đã sử dụng, lượng rác thải. Doanh
nghiệp cũng phải giải trình về chiến lược của mình trong tương lai xem có giảm thiểu
các chỉ số trên hay không. Về khía cạnh xã hội, doanh nghiệp sẽ phải cho biết có sự
phân biệt đối xử về giới tính trong vấn đề trả lương hay không (lương trung bình của
lao động nam và lao động nữ), tỷ lệ nữ đảm trách các trách nhiệm lãnh đạo, vấn đề
đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động, tổng kinh phí mà doanh nghiệp đã
dùng cho các hoạt động từ thiện.
(2) Bộ tiêu chí GRI: Bộ tiêu chí GRI được thiết lập vào năm 2002, cho đến nay
đang được coi là bộ tiêu chí đầy đủ và rõ ràng nhất để đánh giá PTBV doanh nghiệp.
Bộ tiêu chí này vẫn xoay quanh ba thành tố chính của phát triển bền vững giống như
bộ tiêu chí Dow Jones nhưng được cụ thể hóa hơn, bao gồm các chỉ tiêu về kinh tế
(những tác động kinh tế trực tiếp của doanh nghiệp; sự diện diện trên thị trường;
những tác động kinh tế gián tiếp), môi trường (nguyên vật liệu; năng lượng; nước
sạch; đa dạng sinh học; rác thải; sản phẩm và dịch vụ; vận tải), lao động (nhân công;
quản lý các mối quan hệ lao động; sức khỏe và an toàn; đào tạo và giáo dục; sự đa
dạng và cơ hội), quyền con người (Chiến lược và quản lý; không phân biệt đối xử;
quyền tự do lập nhóm; lao động trẻ em; lao động cưỡng bức; việc tuân thủ các qui tắc
lao động và an toàn; tuân thủ luật lệ địa phương), xã hội (Cộng đồng; hối lộ và tham
nhũng; các đóng góp về mặt hành chính; cạnh tranh và giá cả), sản phẩm có trách



vi
nhiệm (Sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng; sản phẩm và các dịch vụ; quảng
cáo; tôn trọng sự riêng tư). Bộ tiêu chí GRI bao gồm rất nhiều chỉ tiêu cụ thể, nhưng
không đánh giá theo các trọng số như bộ chỉ tiêu Dow Jones. Về phạm vi áp dụng
cũng rộng hơn, nó được áp dụng cho các doanh nghiệp và tổ chức thuộc mọi quy mô
và ngành nghề khác nhau chứ không chỉ với doanh nghiệp có quy mô lớn. Tính linh
hoạt còn thể hiện ở việc doanh nghiệp có thể chọn các lĩnh vực để báo cáo tùy theo
mức độ liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp mình. Rõ ràng là theo bộ tiêu chí
này, để tăng trưởng và phát triển bền vững, ngoài nguồn lực tài chính thì nguồn lực
xã hội và các nguồn lực tự nhiên là một yếu tố quan trọng.
(3) Một số học giả nghiên cứu sâu hơn về PTBV trên giác độ kinh tế - tài chính
như Carl - Jonhan Lindgren cho rằng một tổ chức được coi là lành mạnh hay phát
triển bền vững khi khả năng tài chính và hoạt động của tổ chức đó đạt tới hiệu quả
nhất định để có thể tồn tại, chịu đựng và chống đỡ các tác động bất lợi của môi
trường bên ngoài. Một doanh nghiệp có thể đảm bảo được khả năng thanh toán những
khoản nợ tại mọi thời điểm xác định và không gây ra những tác động tiêu cực cho
nền kinh tế và cộng đồng dù có những tác động từ các diễn biến bất lợi của nền kinh
tế - xã hội là một doanh nghiệp lành mạnh hay phát triển bền vững.[117]
(4) Trong báo cáo “Banking on sustainability report” của Tập đoàn Tài chính
quốc tế - IFC (thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới WB), sự bền vững của một
tổ chức được định nghĩa là quá trình tồn tại lâu dài với hoạt động cung cấp các dịch
vụ và sản phẩm cho khách hàng nhưng phải đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của kinh
tế, bảo vệ môi trường và tạo ra sự công bằng cho xã hội, muốn vậy, phải đảm bảo
cung cấp vốn và các giải pháp quản lý rủi ro cho các dự án cũng như là các hoạt động
kinh doanh nhằm thúc đẩy hoặc không gây trở ngại đến sự thịnh vượng, bảo vệ môi
trường và tạo sự công bằng cho xã hội [128].
(5) Trong tác phẩm “The Balance Scorecard”, tác giả Pau. R. Niven cho rằng
PTBV là sự phát triển và cân bằng của bốn nhóm yếu tố cấu thành một doanh nghiệp
hay bất cứ một tổ chức nào, đó là: khách hàng, các quy trình nội bộ, đào tạo và phát
triển nhân viên và khía cạnh tài chính [55].

2.1.3. Các nghiên cứu về phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng
(1) Một số tác giả của Trung Quốc: Wangxiaomei và Zang GuiHua “Phát triển
bền vững khai thác than tỉnh Hà Nam”; một số tác giả người Australian: FJ Van
Schagen (2008): “Nghiên cứu Than trong phát triển bền vững (2001-2008)” [124] và
LiLia.W.Gurba, Robin Evan (2005) “Sử dụng nước và phát triển bền vững trong khai
thác mỏ than” [136]. Ngoài ra còn có các nghiên cứu của một số tác giả người Hà
Lan, Inđônêxia ….
Hầu hết các tác giả này đều nghiên cứu và đánh giá PTBV cho một địa phương
(ví dụ như tác giả người Trung quốc: Nghiên cứu phát triển khai thác than của tỉnh
Hà Nam); hoặc đánh giá PTBV của một lĩnh vực theo yêu cầu tiêu chuẩn của Hội
nghị Môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) về PTBV như tác giả người
Australian: Frank Jvan Schangen và LiLia.W.Gurba, Robin Evan (2005). Các công
trình nghiên cứu chưa đi sâu nghiên cứu về nội dung PTBV và nhất là nghiên cứu nội


vii
dung PTBV trong các Tập đoàn Than - Khoáng sản và giải pháp nói chung, giải pháp tài
chính nói riêng cho PTBV các Tập đoàn này tại từng quốc gia.
(2) Một số tài liệu của tổ chức CIAB- IEA 2006 (Hội đồng cố vấn của tổ chức
năng lượng nguyên tử quốc tế) “Nghiên cứu phát triển bền vững trong ngành công
nghiệp than” [118]; của chính phủ Úc (Australian Government Department of
Resources, Energy and Tourism, 2011): “Hướng dẫn thực hành cơ bản phát triển bền
vững trong khai thác mỏ” [113]; và của tác giả người Côlômbia (Edwin Antonio
Malagón Orjuela, May 15, 2012): “Làm thế nào khai thác mỏ bền vững ở Colombia”
[121] có nghiên cứu cụ thể về phát triển bền vững ngành công nghiệp mỏ than của
nước Úc và Côlômbia, trên cơ sở khái niệm về PTBV của thế giới áp dụng cụ thể vào
nước Úc hoặc Côlômbia, riêng tài liệu: “Hướng dẫn thực hành cơ bản phát triển bền
vững trong khai thác mỏ” của Chính phủ Úc đề cập đến nội dung và nguyên tắc
PTBV ngành công nghiệp Than của nước Úc trên 5 lĩnh vực: An toàn, Môi trường,
Kinh tế, Hiệu quả và Cộng đồng; trong đó nhấn mạnh bên cạnh việc khai thác than có

hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế cần chú trọng nhiều đến môi trường,
an toàn và xây dựng cộng đồng.
(3) Tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về mỏ nói chung và về than nói
riêng từ năm 1997 (như Hội nghị quốc tế về than tại Thượng Hải - Trung Quốc, 1997;
Hội nghị mỏ của APEC tại Pearth - Australian , năm 2006; Hội nghị thế giới về than
tại Bắc Kinh - Trung Quốc, 2007; Hội nghị mỏ thế giới tại Kracốp, Ba Lan, 2009;
Hội nghị mỏ thế giới tại Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ, năm 2011; Hội nghị mỏ thế giới tại
Montreal - Canada, năm 2013, v.v.) chỉ nghiên cứu về PTBV ngành công nghiệp
Than - Khoáng sản, đặc biệt là Than trên phạm vi quốc gia, chưa có công trình nghiên
cứu của các tác giả nước ngoài nào đề cập cụ thể đến PTBV Tập đoàn Than - Khoáng
sản và giải pháp, đặc biệt là giải pháp tài chính cho vấn đề này.
2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng những nghiên cứu về PTBV lại
sớm được triển khai và thể hiện ở nhiều chương trình quốc gia với các cấp độ khác nhau.
Để triển khai và thực hiện chương trình PTBV quốc gia, Việt Nam đã thành lập
Hội đồng Phát triển Bền vững Quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ số
1032/QĐ-TTg ngày 27/9/2005, thành lập văn phòng Phát triển Bền vững theo Quyết
định số 685/QĐ-BKH, ngày 28/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đến
nay, Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng và đang triển khai thực hiện chương trình
Nghị sự quốc gia (Agenda 21), Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm
2050. Các tỉnh, thành phố và các ngành đã xây dựng và phê duyệt chương trình Nghị
sự 21 cấp ngành và địa phương; đã xây dựng và triển khai quy chế dân chủ nhằm phát
huy năng lực sáng tạo của cộng đồng dân cư, thực hiện tiến bộ công bằng trong xã hội.
Bên cạnh các chương trình quốc gia, cũng có rất nhiều nghiên cứu độc lập về
vấn đề PTBV. Các nghiên cứu này có thể chia thành các nhóm sau:
2.2.1. Nghiên cứu về PTBV nói chung hoặc PTBV cho một số lĩnh vực cụ thể
Các nghiên cứu thuộc nhóm này tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất
về PTBV trên phạm vi quốc gia và quốc tế như khái niệm, các nội dung cơ bản của



viii
PTBV, các yếu tố thể hiện sự PTBV, hệ thống chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá PTBV,….
Hầu như các công trình đều đề cập đến ba khía cạnh chủ yếu của PTBV là PTBV
kinh tế, PTBV xã hội và PTBV môi trường, một số công trình đi sâu nghiên cứu vấn
đề PTBV và giải pháp tài chính cho PTBV của một lĩnh vực cụ thể như nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Thùy Linh,…. Những nghiên cứu này sẽ là những nền tảng rất
quan trọng cho việc nghiên cứu vấn đề PTBV cho từng đối tượng cụ thể, trong đó có
TĐKT. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu là:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu khoa học
(1) Đề tài cấp Bộ “Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động” của
PGS.TS. Hà Huy Thành (chủ nhiệm), Viện nghiên cứu Môi trường và PTBV là cơ
quan chủ trì thực hiện. Đề tài đã nghiên cứu tổng quan nội dung cơ bản và quá trình
hình thành và phát triển của khái niệm, khuôn khổ, chương trình hành động, chỉ tiêu
PTBV của Liên hợp quốc và các quốc gia, khu vực trên thế giới. Trên cơ sở đó, rút ra
những bài học về PTBV phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
(2) Công trình nghiên cứu "Tiến tới môi trường bền vững” (1995) của Trung
tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Công trình này đã tiếp thu
khái niệm PTBV theo báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên
bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt
môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật.
(3) Công trình nghiên cứu "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững
cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và phát triển bền
vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành. Trên cơ sở tham
khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nước: Trung
Quốc, Anh, Mỹ, các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về PTBV đối với một quốc gia
là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường. Đồng thời cũng đề xuất
một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí PTBV cho Việt Nam.
(4) Công trình nghiên cứu "Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững”
(2000) do Lưu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý

thuyết và hành động quản lý môi trường cho PTBV. Công trình này đã xác định
PTBV qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa, đã
tổng quan nhiều mô hình PTBV như mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường
giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính
trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên
hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh
tế, xã hội, môi trường của Worl Bank.
(5) Công trình nghiên cứu "Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp"
(1997) của Phạm Xuân Nam. Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 yếu tố thể hiện
quan điểm PTBV: (1) Phát triển xã hội; (2) Phát triển kinh tế; (3) Bảo vệ môi trường;
(4) Phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ; (5) chỉ báo quốc tế về phát triển.
(6) Công trình nghiên cứu “Những vấn đề kinh tế - xã hội và văn hoá trong phát
triển bền vững”(1993) của Nguyễn Mạnh Huấn, Hoàng Đình Phu: PTBV là mô hình
phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên


ix
nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người thế hệ hiện nay mà không làm hại cho
thế hệ mai sau.
Thứ hai, các bài báo viết trên các báo, tạp chí
(1) Bài báo “Phát triển bền vững - Những vấn đề lý luận” của PGS.TS Nguyễn
Thị Thanh Hoài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế toán (2012) đã hệ thống
một cách rất khoa học và dễ hiểu về những khái niệm PTBV theo các quan điểm khác
nhau, nội dung và các yêu cầu của PTBV trên các giác độ kinh tế, xã hội và môi
trường, từ đó phân tích những điều kiện cần thiết đảm bảo cho sự PTBV.
(2) Bài báo của tác giả Bùi Đình Thanh đăng trên Tạp chí Xã hội học (2003) với
tiêu đề "Xã hội học Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI" tác giả cũng chỉ ra 7 hệ
chỉ báo cơ bản về phát triển bền vững: Chỉ báo kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị,
tinh thần, trí tuệ, văn hoá, vai trò phụ nữ và chỉ báo quốc tế.
(3) Bài báo “Nâng cao chất lượng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn

2011- 2015” của tác giả Thanh Tùng đăng trên Tạp chí Kinh tế và dự báo (2011) đề
cập đến khái niệm PTBV và 19 thành tựu Việt Nam đã đạt được trong giai đoạn
2006-2010, từ đó đề xuất 8 giải pháp và nhiệm vụ nhằm thúc đẩy việc thực hiện
PTBV ở Việt Nam trong thời gian tiếp theo, cụ thể là giai đoạn 2011-2015, tuy nhiên
công trình nghiên cứu này cũng chỉ là những nghiên cứu về PTBV mang tính vĩ mô,
chưa đi sâu vào đối tượng TĐKT và giải pháp, đặc biệt là giải pháp tài chính cho
PTBV TĐKT.
Thứ ba, Luận án tiến sĩ
(1) Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững
ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Thu (2013) - ĐH Kinh tế quốc dân. Điểm
đóng góp lớn nhất của luận án là tổng hợp một số hệ thống chỉ tiêu thống kê PTBV
đã có trên thế giới và tại Việt Nam, đề xuất được phương pháp luận cơ bản tính chỉ số
tổng hợp PTBV cho Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển gồm các công thức và
cách xác định các yếu tố trong tính toán chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần và chỉ số
tổng hợp phát triển bền vững. Luận án cũng phân tích và đề xuất các biện pháp để
đánh giá tốt hơn thực trạng PTBV của Việt Nam. Rất dễ nhận thấy là công trình
nghiên cứu này chỉ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu thống kê, còn nghiên cứu
PTBV TĐKT và giải pháp tài chính cho vấn đề này cũng chưa được đề cập đến.
(2) Luận án Tiến sĩ kinh tế “Giải pháp tài chính phát triển bền vững Thị trường
chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thùy Linh” (2012) - Học viện tài chính:
Công trình nghiên cứu này đề cập đến khái niệm, nội dung PTBV thị trường chứng
khoán, hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ PTBV thị trường chứng khoán, đánh
giá thực trạng PTBV thị trường chứng khoán, từ đó đề xuất một số giải pháp PTBV
thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn 2012 - 2020 như giải pháp thu hút quản lý
vốn đầu tư nước ngoài, giải pháp tài chính đối với các công ty niêm yết, giải pháp tài
chính đối với các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán,.... Tuy nhiên, công
trình nghiên cứu này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu PTBV thị trường chứng
khoán và giải pháp tài chính cho vấn đề này, còn chưa đề cập đến PTBV Tập đoàn
kinh tế và giải pháp tài chính cho PTBV Tập đoàn kinh tế, đây chính là “khoảng
trống” mà NCS sẽ nghiên cứu trong luận án của mình.



x
2.2.2. Các nghiên cứu về TĐKT và nâng cao năng lực quản trị tài chính nhằm PTBV
Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến TĐKT và những vấn đề nhằm
nâng cao năng lực quản trị tài chính, nâng cao tính an toàn tài chính nhằm hướng đến
PTBV. Điểm nhấn mạnh của các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này là đề cập đến
vấn đề quản trị tài chính như là một yếu tố nền tảng để các TĐKT hướng đến sự
PTBV. Tiêu biểu có một số công trình sau:
(1) Công trình nghiên cứu “Quản trị rủi ro tài chính trong các Tập đoàn Kinh tế
Nhà nước”, chủ biên PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS Nghiêm Thị Thà (2013):
Các tác giả đề cập đến những vấn đề tổng quan về TĐKT Nhà nước, về thực trạng
hoạt động kinh doanh và thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại các TĐKT Nhà nước ở
Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tài chính
trong các TĐKT Nhà nước hiện nay. Đây là những nền tảng để nâng cao tính an toàn
tài chính, là cơ sở để TĐKT PTBV.
(2) Các công trình nghiên cứu “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập
đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam” của TS Trần Đức Chính (2015, Học viện tài chính),
đề tài cấp học viện “ những vấn đề cơ bản về cơ chế quản lý tài chính của TĐKT” và
“ Đổi mới cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp may thuộc Tập đoàn Dệt - May Việt
Nam” của TS. Bùi Văn Vần (2014, Học viện tài chính) đề cập đến những vấn đề cơ
bản trong cơ chế quản lý tài chính của TĐKT, xem xét cụ thể hơn cho tập đoàn dầu
khí quốc gia và tập đoàn dệt may, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế
quản lý tài chính, đổi mới cơ cấu tài chính phù hợp nhằm nâng cao năng lực quản trị
tài chính, hướng đến sự PTBV của các TĐKT, tuy nhiên cũng chưa đề cập đến PTBV
TĐKT và giải pháp, đặc biệt là giải pháp tài chính cho vấn đề này.
(3) Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng công ty
than Việt Nam theo mô hình Tập đoàn”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân , tác giả
Hoàng Thị Tố Oanh (2005): Công trình đề cập đến cơ chế quản lý vốn của Tập đoàn
kinh doanh và của Tổng công ty Than, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý vốn, từ đó

đề xuất cơ chế quản lý vốn của Tổng công ty than Việt Nam theo mô hình tập đoàn.
Công trình nghiên cứu này tuy đã đề cập đến vấn đề cơ bản nhất trong quản lý tài
chính của TCT Than là quản lý vốn, tuy nhiên vấn đề nghiên cứu này ở giai đoạn
trước khi hình thành TĐKT nên tính thời sự không cao, đồng thời cũng chưa đề cập
trực tiếp đến vấn đề PTBV tại Tập đoàn.
(4) Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Phân tích và dự báo tài chính dài hạn cho Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam”, Học viện Tài chính, tác giả Trần
Thị Hải Yến (2009): đề cập đến phương pháp phân tích tài chính và dự báo nhu cầu
tài chính dài hạn trong doanh nghiệp, phân tích thực trạng công tác phân tích và dự
báo tài chính dài hạn tại Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản Việt nam, từ đó đề
xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác phân tích và dự báo tài chính tại Tập đoàn.
Công trình nghiên cứu này cũng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu vấn đề phân tài
chính và dự báo tài chính dài hạn tại Tập đoàn, còn chưa đề cập đến vấn đề PTBV
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, đây là khoảng trống mà đề tài luận án của
NCS có thể hướng đến.


xi
2.2.3. Các nghiên cứu về PTBV trong lĩnh vực Than - Khoáng sản
Riêng với vấn đề PTBV trong lĩnh vực than - khoáng sản tính cho đến nay có
một số công trình nghiên cứu nổi bật:
(1) Đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho ngành
công nghiệp Khai khoáng Việt Nam” do Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam làm cơ
quan chủ quản và Hội KH&CN Mỏ Việt Nam chủ trì, PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam
làm chủ nhiệm, thực hiện trong 2 năm 2009-2010 [50]. Đề tài đã xây dựng bộ chỉ tiêu
PTBV cho ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam; đề xuất các giải pháp để triển
khai áp dụng bộ chỉ tiêu PTBV của ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam vào
thực tiễn; đề xuất các kiến nghị đối với chiến lược phát triển các ngành khai khoáng
Việt Nam đến năm 2025 đảm bảo tiêu chí PTBV.
(2) Các công trình nghiên cứu “Bàn về mô hình phát triển bền vững ngành công

nghiệp Khai khoáng Việt Nam”, Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ XIX,
Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam, Hà Nội, tháng 11/ 2009 của tác giả
Nguyễn Cảnh Nam, Đinh Văn Sơn,Vũ Thị Thu Hương [51]; “Định hướng PTBV
ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam”, Tuyển tập Hội nghị khoa học mỏ Quốc
tế, Hạ Long - Quảng Ninh, 9/2010 của tác giả Nguyễn Cảnh Nam, Nguyễn Quang
Tuyên [52] chủ yếu nghiên cứu mô hình PTBV và bộ chỉ tiêu PTBV của ngành khai
thác Khoáng sản, định hướng PTBV ngành khai thác khoáng sản Việt Nam mà chưa
đề cập đến PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
(3) Công trình nghiên cứu “Phát triển bền vững công nghiệp than Việt Nam,
triển vọng và thách thức” của tác giả Nguyễn Tiến Chỉnh - Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam tại Hội nghị Khoa học kỹ thuật mỏ Quốc tế - Hạ Long
tháng 9/2010 [16] chủ yếu phân tích hiện trạng khai thác ở một số mỏ than và sản
lượng khai thác từ năm 2006 đến 2010, đánh giá về tiềm năng tài nguyên than, so
sánh cung cầu giai đoạn 2010 đến 2030 từ đó phân tích triển vọng và thách thức phát
triển ngành công nghiệp Than trong tương lai, và trong kết luận để PTBV ngành than
thì giá năng lượng phải thị trường hóa và có chính sách thuế phù hợp, cần cấp phép
thăm dò và khai thác than cho TKV theo qui hoạch phù hợp với luật và mô hình quản
lý của Tập đoàn TKV, còn chưa đề cập đến nội dung PTBV và chỉ tiêu PTBV Tập
đoàn TKV và giải pháp, nhất là giải pháp tài chính cho vấn đề này.
(4) Đề tài “Nghiên cứu khai thác than với phát triển bền vững sông Hồng” của
tác giả Phùng Mạnh Đắc - Viện Khoa học Công nghệ Mỏ chủ yếu đánh giá các yếu tố
tác động đến khai thác than ở vùng đồng bằng Sông Hồng, và đề xuất các giải pháp
khai thác đảm bảo khắc phục được những khó khăn bất cập trong triển khai dự án
khai thác mỏ ở một vùng đồng bằng; công trình nghiên cứu “Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam: Thành tựu - bài học và kiến nghị” của tác giả Lê Minh
Chuẩn (2014), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Doanh nghiệp nhà nước: Thành
công và những bài học đắt giá” [27] đề cập đến những thành quả, những điểm còn tồn
tại, bài học và kiến nghị cho Tập đoàn TKV trong thời gian qua; công trình nghiên
cứu “Chiến lược phát triển bền vững ngành than Việt Nam”, Tuyển tập Hội nghị than
quốc tế, Bắc Kinh - Trung Quốc, 9/2007 [49] của tác giả Nguyễn Cảnh Nam làm rõ



xii
một số thông số chủ yếu trong chiến lược PTBV ngành than Việt Nam như trữ lượng,
nguyên tắc PTBV, điều kiện PTBV ngành Than,... mà chưa đề cập đến vấn đề PTBV
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
(5) Bài báo của Võ Kim Chi, Giảng viên trường ĐH KHXH &NV: "Phát triển
bền vững và bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản": trong bài báo tác giả đã đề cập
đến khái niệm PTBV, phân tích thực tế khai thác khoáng sản hiện nay và đưa ra một
số kết luận: Việc sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, sử dụng một cách
hợp lý với hiệu quả cao nhất sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là một biện pháp quan trọng để
đảm bảo sự PTBV nền kinh tế xã hội, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái;
cũng có nghĩa là để dành một phần tài nguyên khoáng sản cho các thế hệ kế tiếp sau
này. Công trình nghiên cứu này đề cập đến PTBV là phải có sự kế tiếp cho các thế hệ
sau này, tuy nhiên PTBV liên quan đến đối tượng cụ thể là Tập đoàn Than - Khoáng
sản và đề xuất giải pháp tài chính cho PTBV Tập đoàn chưa được đề cập đến.
(6) Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Nghiên cứu phát triển bền vững ngành dầu khí Việt
Nam” của tác giả Đinh Văn Sơn (2011) - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hệ
thống hóa được cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tế về PTBV, vận dụng vào ngành
dầu khí, đưa ra được các nội dung cơ bản về PTBV ngành dầu khí Việt Nam; phân
tích, đánh giá quá trình PTBV ngành dầu khí Việt Nam theo các khía cạnh: kinh tế,
xã hội và môi trường; từ đó đưa ra năm nguyên tắc và ba nội dung PTBV ngành dầu
khí Việt Nam, đề xuất bộ chỉ tiêu PTBV ngành dầu khí Việt Nam với 32 chỉ tiêu gồm
14 chỉ tiêu kinh tế, 8 chỉ tiêu xã hội, 6 chỉ tiêu môi trường và 4 chỉ tiêu về thể chế, bộ
chỉ tiêu này được xây dựng theo nguyên tắc mở để có thể bổ sung, cập nhật theo từng
giai đoạn phát triển. Đóng góp lớn nhất của công trình nghiên cứu này là đã đề cập
đến vấn đề PTBV cho đối tượng cụ thể là ngành dầu khí Việt Nam, tuy nhiên mới chỉ
dừng lại ở phạm vi ngành và xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV ngành, còn liên quan đến
đối tượng cụ thể hơn là PTBV TĐKT và giải pháp, nhất là giải pháp tài chính cho vấn

đề này chưa được đề cập đến.
(7) Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Nghiên cứu phát triển bền vững ngành Than Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Công Quang (2016) - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTBV làm cơ sở áp dụng nghiên cứu các nội dung
PTBV ngành công nghiệp than Việt Nam, xây dựng các luận cứ khoa học, cách tiếp
cận, phương pháp lựa chọn bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam, xây
dựng nội dung PTBV ngành công nghiệp than Việt Nam trên 3 lĩnh vực: Kinh tế, xã
hội và môi trường, xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV ngành CN than gồm: 19 chỉ tiêu trên
3 lĩnh vực: Kinh tế(SX-KD): 8 chỉ tiêu, Xã hội:6 chỉ tiêu và Môi trường : 5 chỉ
tiêu;đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngành CN Than Việt Nam trên quan điểm
PTBV và khuyến nghị định hướng PTBV ngành CN Than trong thời gian tới.Luận án
có đề cập đến vấn đề PTBV trong lĩnh vực Than - Khoáng sản, tuy nhiện phạm vi
nghiên cứu là cho ngành than Việt Nam, chưa đề cập đến PTBV Tập đoàn TKV và
các giải pháp, đặc biệt là giải pháp tài chính cho vấn đề này. Đây là khoảng trống để
NCS lựa chọn nghiên cứu trong luận án của mình.


xiii
2.3. Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến
đề tài luận án
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu trên thế giới, có thể thấy, cho tới thời
điểm hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu hoàn chỉnh, đồng bộ về
vấn đề PTBV Tập đoàn kinh tế và giải pháp PTBV Tập đoàn kinh tế, đặc biệt là giải
pháp tài chính và trong phạm vi tập đoàn khai thác Than - Khoáng sản. Một số
nghiên cứu cũng đã đề cập đến PTBV trong phạm vi từng đơn vị kinh tế, nhưng chỉ là
tổ chức kinh tế nói chung, một số nghiên cứu như chương trình nghị sự 21 cũng đề
cập đến “phương tiện” để thực hiện PTBV, nhưng trên phạm vi toàn quốc gia, cho
nhiều ngành nghề lĩnh vực, còn chưa đề cập đến nghiên cứu PTBV và giải pháp, nhất
là giải pháp tài chính PTBV riêng cho TĐKT, cụ thể hơn là cho tập đoàn công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam. Đây là khoảng trống đề NCS hướng đến trong phạm vi

luận án của mình.
Với các công trình nghiên cứu trong nước được đề cập đến ở trên đều có điểm
chung là khái quát hóa khái niệm phát triển bền vững theo Brundtland, song những thao
tác này còn mang tính liệt kê, tính thích ứng đối với thực tế Việt Nam, đặc biệt đối với
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ít được đề cập đến. Một số công
trình nghiên cứu về TĐKT và nhân tố quản trị tài chính nhằm hướng đến PTBV TĐKT
nhưng chưa nghiên cứu sâu vấn đề PTBV TĐKT. Một số công trình đã đi sâu nghiên
cứu vấn đề PTBV trong ngành Than - Khoáng sản, nghiên cứu chiến lược PTBV cho
ngành Than - Khoáng sản, xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV ngành Than - Khoáng sản,….
Như vậy, rất dễ nhận thấy vấn đề nghiên cứu là PTBV Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam và các giải pháp tài chính cho vấn đề này chưa được đề
cập đầy đủ, đồng bộ ở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu trên.
Trong luận án, tác giả dự kiến sẽ nghiên cứu sâu về PTBV Tập đoàn Kinh tế, thực
trạng phát triển bền vững của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam,
đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp,
tập trung đi sâu nghiên cứu một số giải pháp tài chính phù hợp nhằm PTBV Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, đây là những vấn đề mà ở tất cả các
nghiên cứu kể trên đều chưa đề cập đến đầy đủ..
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất được các giải pháp, tập trung vào
các giải pháp tài chính phù hợp, có căn cứ khoa học và tính khả thi để góp phần thực
hiện PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam theo định hướng
chiến lược PTBV của Tập đoàn.
Bám sát mục tiêu nghiên cứu của luận án, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là
giải quyết thấu đáo các câu hỏi nghiên cứu:
- Các công trình nghiên cứu có liên quan đến PTBV TĐKT? Từ đó tìm ra
khoảng trống nghiên cứu cho luận án.
- Bản chất của PTBV TĐKT và các chỉ tiêu đánh giá?
- Những nhân tố nào tác động đến phát triển bền vững Tập đoàn kinh tế? Trong
đó nhân tố tài chính có phải là quan trọng nhất không?



xiv
- Thực trạng phát triển bền vững của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam trong thời gian qua? Nhân tố tài chính đã ảnh hưởng như thế nào đến
PTBV Tập đoàn TKV?
- Giải pháp nào cho PTBV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
trong thời gian tới? Trong đó các giải pháp tài chính cụ thể là gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển bền vững Tập đoàn kinh tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu phát triển bền vững kinh tế của
TĐKT; luận giải sâu các nguyên nhân thuộc về vấn đề tài chính và các giải pháp tài
chính phát triển bền vững Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
- Về không gian: Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản VN, Công ty mẹ và
các đơn vị thành viên của Tập đoàn.
- Về thời gian: Hiện trạng của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
chủ yếu trong giai đoạn từ 2008 - 2015, một số nội dung do hạn chế về mặt số liệu nên
tác giả phân tích trong giai đoạn từ 2010 - 2015 và định hướng phát triển của Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng cách tiếp cận
và các phương pháp nghiên cứu sau đây:
5.1. Cách tiếp cận
- Cách tiếp cận chung: để nghiên cứu vấn đề trong luận án là kết hợp chặt chẽ
giữa nghiên cứu lý thuyết với phân tích, đánh giá thực tiễn trong mối quan hệ biện
chứng, trong đó nghiên cứu lý thuyết là để định hướng cho phân tích, đánh giá thực
tiễn; ngược lại, kết quả của quá trình phân tích, đánh giá thực tiễn sẽ giúp bổ sung,
hoàn chỉnh cho cơ sở lý thuyết, vận dụng lý thuyết cần được đặt vào trong những điều

kiện và tình huống cụ thể.
- Cách tiếp cận cụ thể: (i) PTBV là một khái niệm rộng, nhưng tựu trung lại các
nghiên cứu đều tập trung ở ba trụ cột chính: PTBV về kinh tế, PTBV về xã hội và
PTBV về môi trường. Từ quan điểm này, PTBV TĐKT được xem xét trên cơ sở thực
hiện đầy đủ sự phát triển về kinh tế trong thời gian dài hạn (PTBV về kinh tế), đồng
thời đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn lao động, nâng cao hiệu
quả lao động, cải thiện thu nhập, thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng (PTBV về
xã hội) và bảo vệ môi trường (PTBV về môi trường); (ii) Do PTBV là cả một quá
trình nên việc phân tích, đánh giá sự PTBV của TĐKT đòi hỏi phải được thực hiện
trong một khoảng thời gian dài hạn (thường là từ 5-10 năm) để có thể nhận xét, đánh
giá đầy đủ về quá trình PTBV của TĐKT; (iii) PTBV TĐKT là nhiệm vụ chung của
cả Tập đoàn, từng đơn vị thành viên không thể thực hiện riêng rẽ được, nên nghiên
cứu PTBV TĐKT sẽ được tiếp cận chủ yếu trên quy mô toàn Tập đoàn (tổ hợp Công
ty Mẹ - công ty con), một số nội dung có thể phân tích kỹ hơn ở Công ty Mẹ hoặc các
công ty con nhằm làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.


xv
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: điều
tra, khảo sát để thu thập số liệu sơ cấp; thống kê, phân loại, xử lý, tổng hợp tài liệu, số
liệu thu thập được; mô hình hóa bằng các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị phân tích; sử dụng
các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, diễn giải, tổng hợp; tham vấn các nhà
khoa học thông qua các hội thảo hoặc trao đổi cá nhân. Trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá và giải
quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu. Cụ thể như sau:
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu:
Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua khảo sát các cán bộ, các nhà quản
lý thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến tập đoàn TKV, Tập đoàn
TKV và các đơn vị thành viên, các viện nghiên cứu, đơn vị tư vấn, đơn vị đào tạo

Các đơn vị khác có liên quan đến Tập đoàn TKV. Hình thức sử dụng là phát phiếu
điều tra (trực tiếp hoặc qua email), số phiếu phát ra là 250 phiếu, số phiếu thu về và
có thể sử dụng được là 215 phiếu, chiếm 86%, trong đó số phiếu của Tập đoàn TKV
và các đơn vị thành viên là 178 phiếu, chiếm 82,79%. Để phù hợp mục tiêu thu thập
thông tin, phiếu điều tra thiết kế bao gồm các nội dung khảo sát về nội dung PTBV
TĐKT, các nhân tố tác động đến quá trình PTBV của tập đoàn TKV, các nguyên
nhân dẫn đến tập đoàn TKV chưa thật sự PTBV và các giải pháp tài chính PTBV tập
đoàn TKV (Phụ lục 11A); kết quả khảo sát (Phụ lục 11B) được NCS chủ yếu sử dụng
trong phân tích nguyên nhân tập đoàn TKV chưa thật sự PTBV và đề xuất giải pháp
tài chính PTBV tập đoàn TKV nhằm giúp cho việc đánh giá, nhận xét được xác thực
và có tính thực tiễn hơn.
Số liệu thứ cấp được tác giả thu thập qua một số kênh như: báo cáo tài chính đã
được kiểm toán của Công ty Mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của toàn Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; các báo cáo kinh tế - kỹ thuật tổng hợp
của Tập đoàn; các báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm và các
báo cáo chuyên đề khác có liên quan của Tập đoàn. Ngoài ra luận án cũng sử dụng
một số số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Hiệp hội Than quốc tế;
các đề tài nghiên cứu đã công bố, sách tham khảo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học
trong nước và quốc tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý, tổng hợp, phân tích dữ liệu: Các số liệu, tài liệu thu thập
được phân loại, xử lý và tổng hợp vào các bảng biểu số liệu cơ sở ban đầu theo chuỗi
thời gian và tại một thời điểm. Trên cơ sở đó tính toán các số liệu phân tích theo từng
nội dung cụ thể của PTBV kinh tế, PTBV xã hội và PTBV môi trường; phân tích,
đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu này qua các năm để thấy rõ xu thế biến động
của các chỉ tiêu trong quá trình PTBV của Tập đoàn. Các hàm thống kê như tần suất,
tỷ trọng, trung bình, tỷ lệ tăng trưởng được ứng dụng để phân tích, so sánh, nhận xét,
đánh giá vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp mô hình hóa bằng biểu đồ, đồ thị, bảng biểu: Để tăng thêm tính
khái quát, dễ nhận diện, dễ theo dõi, so sánh, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương
pháp mô hình hóa bằng các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, bảng biểu để biểu thị mối quan hệ



xvi
của các nội dung PTBV, mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, cơ cấu tổ chức
của Tập đoàn, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích,….
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Trên cơ sở trao đổi qua các hội thảo, báo
cáo khoa học hoặc trao đổi trực tiếp cá nhân, NCS đã tiến hành trưng cầu ý kiến từ
các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp về các nội dung nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã đạt được những kết quả và đóng góp mới như sau:
Thứ nhất: Luận án đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về
tập đoàn kinh tế và phát triển bền vững. Luận án xây dựng hệ thống cơ sở lý luận đầy
đủ về phát triển bền vững tập đoàn kinh tế, bao gồm: khái niệm, nội dung PTBV
TĐKT; hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự PTBV của TĐKT theo ba nội dung cơ bản là
PTBV về kinh tế (PTBV SXKD), PTBV xã hội và PTBV môi trường; đồng thời làm
rõ các nhân tố ảnh hưởng đến PTBV TĐKT.
Thứ hai: Luận án đã khảo cứu kinh nghiệm PTBV của một số TĐKT trên thế
giới (4 TĐKT ở Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Malaysia), từ đó rút ra các bài học
kinh nghiệm tham khảo cho quá trình PTBV của các TĐKT ở Việt Nam, trong đó có
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Thứ ba: Luận án đã làm rõ thực trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ
yếu và thực trạng PTBV của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2008 - 2015, với các nội dung cụ thể: PTBV SXKD,
PTBV xã hội, PTBV môi trường. Đồng thời luận án cũng đánh giá thực trạng, chỉ ra
những kết quả đạt được, những hạn chế trong quá trình PTBV của Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, đi sâu
vào các nguyên nhân thuộc về quản trị tài chính. Kết quả này là căn cứ thực tiễn để
tác giả đề xuất các giải pháp, trong đó tập trung vào các giải pháp tài chính PTBV
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Thứ tư: Trên cơ sở định hướng PTBV của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam giai đoạn đến 2030 và những thuận lợi, khó khăn của tập đoàn

trong thời gian tới, luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp để Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện chiến lược PTBV, trong đó có 8 giải
pháp tài chính và 6 giải pháp phi tài chính. Đồng thời luận án cũng đưa ra một số
khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước về các chính sách đối với hoạt
động khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản của Tập đoàn TKV, trong đó tập
trung vào các khuyến nghị về chính sách thuế, phí, lệ phí và chính sách vốn.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có giá trị đóng góp, bổ sung, phát triển và
làm phong phú thêm cơ sở lý luận về PTBV; vận dụng, cụ thể hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về PTBV nói chung và PTBV TĐKT nói riêng vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam và Tập đoàn TKV.
Về thực tiễn:


×