Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

Chuyên Đề Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 39 trang )

Chuyên đề:
PHÒNG CHỐNG
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Lộc Ninh, tháng 1 năm 2017
1


MỤC TIÊU
1. Cung cấp thêm kiến thức và các kỹ năng về phòng
chống xâm hại tình dục trẻ em

2. Đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng
xâm hại tình dục ở trẻ em


NỘI DUNG
1. Khái niệm
2. Các hình thức xâm hại tình dục trẻ em
3. Thủ phạm là ai? Họ làm gì?
4. Hậu quả
5. Nguyên nhân
6. Giải pháp
7. Kỹ năng


1. Khái niệm
Theo UNICEF thì:

Xâm hại tình dục trẻ em là mọi hành
vi lôi kéo trẻ vào các hoạt động liên


quan đến tình dục, mà trẻ không đủ khả
năng (hoặc không hiểu), hoặc không đủ
tâm thế để đưa ra quyết định đối với
các hành vi này, hoặc các hành vi đó vi
phạm đến luật pháp hay các giá trị văn
hóa của cộng đồng sở tại” (UNICEF)


2. Luật Trẻ em


Theo Luật Trẻ em năm 2016 thì:
8. Xâm hại tình dục trẻ em là việc
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép
buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham
gia vào các hành vi liên quan đến
tình dục, bao gồm hiếp dâm,
cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với
trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục
đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi
hình thức. (Khoản 8, Điều 4)


2. Các khái niệm liên quan


Hiếp dâm
Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao
cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, diễn ra giữa những

người khác giới

Cưỡng Dâm:
Dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình
hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách
phải miễn cưỡng giao cấu, diễn ra giữa những
người khác giới


2. Các khái niệm liên quan


Dâm ô
Dùng mọi thủ đoạn có tính chất loạn dâm dục
nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không
có ý định giao cấu với nạn nhân

Giao cấu:

Một người chủ động dùng bộ phận sinh dục của
mình tiếp xúc với các bộ phận khác trên cơ thể
của đối phương, bất kể là đồng giới hay khác giới


3. Những vấn đề về xâm hại tình dục TE
3.1/ Phạm vi ảnh hưởng:
 Xâm hại tình dục trẻ em là một vấn đề toàn
cầu.
 Xâm hại tình dục trẻ em xảy ra ở mọi quốc gia
trên toàn thế giới cho dù cộng đồng kịch liệt

phản đối.
 Đừng bao giờ nghĩ xâm hại trẻ em sẽ không
xảy ra trong gia đình bạn hoặc ở cộng đồng
của bạn


3. Những vấn đề về xâm hại tình dục TE





Tất cả trẻ em trên thế giới đều có quyền
được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại.
Là người lớn, chúng ta phải có trách
nhiệm bảo vệ trẻ em.
Xâm hại tình dục trẻ em là hành vi vi
phạm pháp luật.
Luật pháp Việt Nam có những quy định
chặt chẽ về bảo vệ trẻ em trước nguy cơ
bị bóc lột và xâm hại. Các tình tiết tăng
nặng được áp dụng cho thủ phạm và
những kẻ có liên quan.


3. Những vấn đề về xâm hại tình dục TE
3.2/ Nạn nhân của xâm hại tình dục TE:
 Trẻ em trai và trẻ em gái đều là nạn nhân
của xâm hại tình dục.





Trẻ em thuộc giới thứ 3 hoặc trẻ em có xu
hướng tự khám phá tình dục có nguy cơ cao
như trẻ em khuyết tật.
Thông thường trẻ bị xâm hại từ 5 tuổi trở
lên, nhưng cũng có nhiều trường hợp nhỏ
tuổi hơn.


4. Các hành vi xâm hại tình dục TE


Cho xem phim có hình ảnh khiêu dâm


4.Các hành vi xâm hại tình dục TE


Đụng chạm vào những bộ phận
nhạy cảm trên cơ thể****


4.Các hành vi xâm hại tình dục TE


Sờ mó trẻ hoặc ép buộc trẻ sờ mó
vào các bộ phận trên cơ thể mình
nhằm thỏa mãn tình dục



4.Các hành vi xâm hại tình dục TE


Nhìn trộm hoặc ép buộc trẻ phô bày
cơ thể hoặc bộ phận sinh dục trước
người khác


4. Các hành vi xâm hại tình dục TE


Chụp ảnh trẻ không mặc quần áo vì
những mục đích khác nhau


4. Các hành vi xâm hại tình dục TE


Quan hệ tình dục trẻ em ****


5. Thủ phạm xâm hại tình dục TE là ai?


Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai,
bao gồm cả nam giới và nữ giới, thuộc mọi nghề
nghiệp, lứa tuổi, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, quốc
gia khác nhau… và không có những yếu tố


đặc trưng để nhận biết.


Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em thường là những
người trong gia đình, bạn bè thân thiết hoặc những
người mà các em tin tưởng.



Trẻ em thường biết rõ thủ phạm là ai nhưng các
em không dám nói vì nhiều lý do khác nhau.


6. Thủ phạm thường dụ dỗ trẻ như thế
nào?







Thủ phạm thường tìm mọi cách tạo dựng
mối quan hệ thân thiết với nạn nhân và
gia đình, như một cách “ngụy trang” cho
hành vi xâm hại của mình.
Đưa trẻ đi chơi;
Cho trẻ làm những điều trẻ thích;
Tặng quà cho trẻ;Đưa trẻ đi ăn uống

Cho tiền trẻ hoặc gia đình trẻ, . . .


6. Thủ phạm thường dụ dỗ trẻ như thế
nào?


Thủ đoạn phổ biến của thủ phạm là dành nhiều
thời gian hòng tạo dựng mối quan hệ thân thiết
với trẻ (đôi khi cả với gia đình của trẻ). Quá
trình này được gọi là “Quá trình dụ dỗ”, bao
gồm các bước sau:



1. Nhắm đối tượng:
2. Xây dựng niềm tin:
3. Tạo bí mật:
4. Hành động leo thang
5. Thực hiện/xâm hại.
**********








6. Thủ phạm thường dụ dỗ trẻ như thế

nào?


1. Nhắm đối tượng: đây là bước thủ phạm
xác định đối tượng để xâm hại. Thủ phạm
thường nhắm đến những trẻ dễ bị tổn
thương.*******



2. Xây dựng niềm tin: thủ phạm tạo niềm tin ở
trẻ như: chia sẻ sở thích, tặng quà và kết bạn.


6. Thủ phạm thường dụ dỗ trẻ như thế
nào?


3. Tạo bí mật: thủ phạm xây dựng bí mật
riêng với trẻ và sử dụng mưu mẹo để thuyết
phục trẻ giữ lời hứa hoặc đe dọa, ép buộc
để trẻ không tiết lộ hoặc nói với ai.



4. Hành động leo thang thủ phạm tiến tới giới tính
hóa quan hệ với trẻ. Thủ phạm thường nói chuyện
hướng đến các vấn đề quan hệ tình dục nam nữ và
chia sẻ với trẻ những tài liệu đồi trụy khiến trẻ trở
nên “mất cảnh giác”.




5. Thực hiện/xâm hại: đây là giai đoạn thủ phạm
tiến hành xâm hại trẻ.


7. Hậu quả của xâm hại tình dục:
7.1 Về thể chất:
Trẻ có thể bị thương tổn
ở nhiều mức độ khác nhau,
gây đau đớn, bầm dập,
chảy máu, mắc bệnh lây
truyền qua đường tình dục
hoặc mang thai (đối với
trẻ em gái).


7. Hậu quả của xâm hại tình dục:
7.3 Về tâm lý:
Trẻ có thể có cảm giác
tội lỗi, xấu hổ, lo lắng,
sợ hãi, hoảng loạn,
trầm cảm, có những ý
nghĩ tiêu cực hoặc
những hành vi mất
kiểm soát.


7. Hậu quả của xâm hại tình dục:

7.2 Về xã hội:
Trẻ có thể gặp khó
khăn trong giao tiếp và
hòa đồng với những
người xung quanh hoặc
bị những người xung
quanh kỳ thị, xa lánh






Trẻ em thường bị xâm hại trong thời
gian dài. Do lo sợ thủ phạm đe
dọa.***
Từ năm 2004 – 2014: 174 trẻ em bị
xâm hại tình dục.*****


×