Tải bản đầy đủ (.ppt) (57 trang)

Các Nội Dung Liên Quan Đến Phòng, Chống Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 57 trang )

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
ĐẾN PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI
TÌNH DỤC TRẺ EM

Trịnh Thị Nguyệt
Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và
Bình Đẳng giới Sở Lao động - TBXH


II. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (Điều 10.
Luật trẻ em 2016) bao gồm các nhóm sau đây:
a) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;
b) Trẻ em bị bỏ rơi;
c) Trẻ em không nơi nương tựa;
d) Trẻ em khuyết tật;
đ) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
e) Trẻ em vi phạm pháp luật;
g) Trẻ em nghiện ma túy;
h) Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo
dục trung học cơ sở;


i) Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh
thần do bị bạo lực;
k) Trẻ em bị bóc lột;
l) Trẻ em bị xâm hại tình dục;
m) Trẻ em bị mua bán;
n) Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị
dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;
o) Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định
được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.




1. Quyền sống
2. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
3. Quyền được chăm sóc sức khỏe
4. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
5. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
6. Quyền vui chơi, giải trí
7. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
9. Quyền về tài sản
10. Quyền bí mật đời sống riêng tư


11. Quyền được sống chung với cha, mẹ
12. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
13. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

14. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
15. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
16. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

17. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc,
đánh tráo, chiếm đoạt
18. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
19. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành
chính
20. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi
trường, xung đột vũ trang



1. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình
2. Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp
xã hội và cơ sở giáo dục khác
3. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội
4. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước
5. Bổn phận của trẻ em với bản thân


1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
trẻ em.
3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ
dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp
thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột,
bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền.


8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân,
hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn
giáo của trẻ em.
9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc
lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo
đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

10. Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất,
sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng
trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản
phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh
hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
11. Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07
tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.


12. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại
trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ,
giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
13. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa
gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh
cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo
dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ
sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa,
điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản
xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có
nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
14. Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập,
vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích
hoặc trái quy định của pháp luật.
15. Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ,
không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ
hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh
dự, nhân phẩm.



1. Các khái niệm về xâm hại:
Xâm hại trẻ em: Là bất cứ hành động, cử chỉ, lời nói gây
tổn hại về thể chất, tinh thần và tình cảm của trẻ em; làm hạ thấp
nhân cách, danh dự và lòng tự trọng của các em.
Xâm hại trẻ em cũng bao gồm cả việc cố tình tước đoạt
những nhu cầu tồn tại cơ bản của trẻ như ăn uống, ở, làm trẻ bị
tổn thương về mặt thể chất đến mức nếu không được can thiệp
ngay thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống và phát triển
bình thường của trẻ em.


Có nhiều cách phân loại các hình thức xâm hại trẻ em,
tuy nhiên, các tài liệu thường đề cập đến 4 hình thức chính là:
•Sao nhãng hay bỏ mặc không chăm sóc trẻ em: Những nhu cầu cơ bản
của trẻ về thể chất, giáo dục hay cảm xúc không được đáp ứng. Trẻ không được
chăm sóc y tế kịp thời hay để chậm trễ, bị bỏ rơi, bị đuổi khỏi nhà hay không
cho trẻ bỏ nhà ra đi không được trở về. Không cho trẻ đi học hay để trẻ bỏ học;
không quan tâm đến nhu cầu cảm xúc của trẻ, cho phép trẻ uống rượu, hút
thuốc lá, ma túy. Trẻ thiếu chăm sóc thường có vẻ ngoài bẩn thỉu, tóc rối, ăn
mặc không phù hợp với thời tiết, không vệ sinh răng miệng, mỏi mệt, lơ đãng,
thèm được ăn.
•Xâm hại về thể chất: Các hành vi cố ý làm cho trẻ bị chấn thương như
bầm tím, bỏng, gãy xương, gây tổn thương các bộ phận trên cơ thể.
•Xâm hại về tinh thần: Các hành vi không tỏ ra yêu thương trẻ, không
chăm sóc trẻ, thậm chí chửi rủa, coi thường trẻ, hắt hủi, quát tháo, lăng mạ, làm
nhục hay đe dọa trẻ em một cách vô lý.


Có nhiều cách phân loại các hình thức xâm hại trẻ em,
tuy nhiên, các tài liệu thường đề cập đến 4 hình thức chính là:

-Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực,
ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến
tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và
sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Xâm hại tình dục có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau như:
những hành vi tự kích thích tình dục trước mặt trẻ, cố tình phơi bày
những bộ phận kín của cơ thể trước mặt trẻ; hôn hít hay sở mó vào bộ
phận kín của trẻ hoặc bắt trẻ phải làm như vậy với mình; đưa dương vật,
ngón tay hay bất kỳ vật gì vào âm đạo hay hậu môn của trẻ; cho trẻ xem
sách báo, phim ảnh có tính kích dục, hiếp dâm, cưỡng dâm trẻ em; dẫn
dắt, tổ chức mại dâm trẻ em.


+ Hiếp dâm: Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác
giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, diễn ra giữa những
người khác giới.
+ Cưỡng dâm: Dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc
mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn
cưỡng giao cấu, diễn ra giữa những người khác giới.
+ Dâm ô: Dùng mọi thủ đoạn có tính chất loạn dâm dục
nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao
cấu với nạn nhân.
+ Giao cấu: Một người chủ động dùng bộ phận sinh dục của
mình tiếp xúc với các bộ phận khác trên cơ thể của đối phương,
bất kể là đồng giới hay khác giới.


Mỗi năm nước ta xảy ra hàng ngàn vụ xâm hại tình dục trẻ em,
trong đó, trẻ bị hiếp dâm chiếm tới 65% và số vụ năm sau luôn

cao hơn năm trước.


Tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em ở nước ta trong những năm
gần đây có diễn biến phức tạp, gây bức xúc, nhức nhối trong dư
luận xã hội vì bạo lực, xâm hại trẻ em không chỉ diễn ra trong
cộng đồng hay tại nơi làm việc mà còn diễn ra ngay tại gia đình,
nhà trường và các cơ sở chăm sóc trẻ em tập trung.
Theo báo cáo của Tổng Cục cảnh sát, Bộ Công an, năm 2016,
toàn quốc phát hiện 1.248 vụ xâm hại tình dục trẻ em, tội giao
cấu chiếm tỉ lệ cao nhất 677 vụ, hiếp dâm trẻ em 446 vụ, dâm ô
189 vụ, cưỡng dâm 9 vụ... Phần lớn đối tượng phạm tội xâm hại
trẻ em là nam giới chiếm tỷ lệ 97,2%, chủ yếu trên 18 tuổi,
không có nghề nghiệp ổn định, đa phần là những người quen,
người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em (anh em, cha mẹ,
họ hàng, hàng xóm, thầy cô giáo,...).


Thống kê mới nhất của Bộ LĐ-TB&XH, trong 5 năm (20122016), cả nước phát hiện 5.300 vụ xâm hại tình dục, tuy nhiên
con số này chỉ là những vụ việc được báo cáo, còn rất nhiều vụ
nạn nhân bị kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý do nào đó đã không
được thống kê.

Thái Nguyên: Theo số liệu báo cáo của Công an tỉnh trong 5
năm 2012-2016 toàn tỉnh có 110 vụ xâm hại tình dục (hiếp
dâm: 37, cưỡng dâm: 01, giao cấu: 54, dâm ô: 18).





Chụp nội dung văn bản số 1275 của ubnd
tỉnh














3.2. Đ ối tư ợng tr ẻ em d ễ b ị xâm ph ạm
tình d ục:
- Trẻ em sống trong các gia đình có khó khăn về kinh
tế.
- Đang mong muốn có việc làm và có cuộc sống tốt
hơn ở nơi thành thị.
- Trẻ em lang thang.
- Trẻ em ở những gia đình có bố mẹ mải bươn trải
kiếm tiền – bỏ mặc sao nhãng giáo dục chăm sóc
con.
- Nhưng trẻ em gái mới lớn thích ăn diện nhưng
chưa có việc làm chưa có thu nhập.
- Trẻ em làm “ô sin” cho các gia đình ở thành thị.
- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: mồ côi, khuyết tật



1. Dấu hiệu về thể chất:
Thông thường người ta ít thấy dấu vết bên ngoài cơ thể ở
những trẻ em bị xâm hại tình dục. Nếu gặp những dấu hiệu sau
đây thì cần quan sát và đưa các em đi khám tại các cơ sở y tế:
- Trẻ gặp khó khăn trong việc ngồi hoặc đi lại.
- Quần áo lót của trẻ bị rách, bẩn một cách không bình thường
hoặc có vết máu.
- Có vết thâm tím, chảy máu hoặc trẻ kêu đau ở bộ phận sinh dục,
hậu môn hoặc các bộ phận kín khác của cơ thể mà không rõ
nguyên nhân.


1. Dấu hiệu về thể chất:
- Trẻ bị đau rát khi đi tiểu.
- Trẻ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt
khi trẻ dưới 13 tuổi.
- Có bằng chứng của các vấn đề căng thẳng về thần
kinh: đau bụng hoặc đau đầu định kỳ mà không tìm được
nguyên nhân.
- Trẻ có thai.


2.2 Dấu hiệu hành vi:
- Tái diễn việc đái dầm hoặc ị đùn dù đã bước vào thời kỳ có
thể kiểm soát bản thân.
- Cách cư xử thụt lùi so với sự phát triển của lứa tuổi.
- Có những hiểu biết và ngôn ngữ về tình dục khác thường
không phù hợp với lứa tuổi.

- Biểu hiện sự quan tâm bất thường, lo lắng hoặc sợ hãi nói về
những vấn đề liên quan đến tình dục hoặc khám sức khỏe.
- Có những ám chỉ bóng gió về quan hệ tình dục qua các hoạt
động hoặc bàn luận không phù hợp với lứa tuổi.


2.2 Dấu hiệu hành vi:
- Có những hoạt động mang tính tình dục trong khi chơi đùa
với các trẻ em khác, với búp bê, đồ chơi hoặc động vật.
- Thủ dâm.
- Có hành vi gợi tình với người lớn tuổi hoặc trẻ em khác,
hoặc ngược lại rất né tránh các đụng chạm về cơ thể.
- Từ chối cởi trang phục hoặc đồ lót.
- Hay giật mình.
- Cô lập và xa lánh, không chan hòa với mọi người, không
quan hệ với bạn bè cùng trang lứa.
- Không có khả năng tập trung, hay mơ hồ.
- Ăn uống thất thường.


2.2 Dấu hiệu hành vi:
- Có hành vi hoặc ý định tự sát.
- Trở nên hết sức tự ti.
- Ác mộng lặp đi lặp lại.
- Có thái độ tội lỗi, xấu hổ, giận dữ, cuồng nộ, hung hăng,
buồn bã, đau đớn.
- Suy sụp, học hành sút kém hẳn không rõ nguyên nhân.
- Dửng dưng, không có phản ứng tình cảm.
- Lo lắng, lo sợ bị tấn công, sợ sệt một điều gì đó, bị ám ảnh,
khiếp sợ.

- Chạy trốn khỏi gia đình.


Ngoài các dấu hiệu đáng ngờ xuất hiện ở trẻ em bị tình dục trẻ em
trên, chúng ta cần cảnh giác khi có những biểu hiện của cha mẹ, gia
đình, người chăm sóc trẻ như:
- Giải thích của cha mẹ/ người nuôi dưỡng về nguyên nhân
vết thương của trẻ không mang tính thuyết phục, hoặc cố tình
giảm thiểu mức độ bị xâm hại hoặc mâu thuẫn với mức độ
nghiêm trọng của vết thương.
- Luôn trì hoãn, lấy lý do cho việc không đưa trẻ em đi chữa
trị kịp thời.
- Phản ứng không phù hợp với tình huống (phản ứng quá
mạnh mẽ hoặc cố thanh minh) hoặc tỏ ra quá hung hăng hay quá
thụ động.
- Tỏ ra miễn cưỡng khi phải cung cấp thông tin.
- Từ chối không cho tiến hành điều tra sự việc kỹ hơn.


×