Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tiet 19, 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.01 KB, 5 trang )

Giáo án Ngữ Văn 12, Chương trình chuẩn GV: Mai Long Hồ
Tuần 7, tiết 19, 20
Ngày soạn: 25/9/08
TÂY TIẾN
- Quang Dũng -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Cảm nhận được hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ,
thơ mộng của thiên nhiên miền Tây trong bài thơ.
- Thấy được những nét đặ sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng
tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo án, sgk, sgv, …
- Tập soạn, sgk,….
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
2/ KT bài cũ:
3/ Bài mới: Từ sau CM. 8, thơ ca VN tập trung phản ánh hiẹn thực sôi động của cuộc
k/c chống Pháp, trong đó nổi bật là về đề tài người lính. Chính Hữu với Đồng chí, Hồng
Nguyên với Nhớ, Nguyễn Mỹ với Cuộc chia li màu đỏ,… Nhưng đặc sắc nhất vẫn là Tây Tiến
của QDũng.
Ngay từ khi ra đời bài thơ đã có một vị trí và số phận chìm nổi.
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Bổ sung
GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần
tiểu dẫn trong SGK.
Nêu những nét khái quát về tác
giả?
Dựa vào phần tiểu dẫn hãy nêu
những nét chính về hoàn cảnh ra
đời của bài thơ?
Tìm hiểu bố cục của bài thơ?
GV đọc mẫu và hướng dẫn HS thể


I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Là người đa tài song được biết nhiều với tư cách là
một nhà thơ.
- Thơ QD vừa hồn nhiên, vừa tinh tế mang vẻ đẹp
hào hoa, lãng mạn.
- Tác phẩm: Rừng biển quê hương (Tập thơ, văn in
chung với Trần Lê Văn, 1957); Đường lên Châu
Thuận (Truyện kí, 1964); Rừng về xuôi (Truyện kí,
1968); Nhà đồi (Truyện kí, 1970); Mây đầu ô (Thơ,
1986).
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Tây Tiến là tên của một đoàn quân. Thành phần đa
số là những thanh niên trí thức, học sinh, sinh viên
Hà Nội. Địa bàn hoạt động là miền rừng núi Tây
Bắc, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, chết vì súng đạn
ít mà vì sốt rét thì nhiều.
- Bài thơ ra đời năm 1948, khi nhà thơ chuyển sang
đơn vị khác. Ngồi tại Phù Lưu Chanh, nhớ đơn vị
cũ, Quang Dũng đã làm bài thơ này.
- Mới đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau đổi thành Tây
Tiến.
b. Bố cục: 4 đoạn.
- Đ1: (14 câu đầu) Qua nổi nhớ da diết của tác giả,
hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong những
cuộc hành quân gian khổ trên cái nền của thiên nhiên
miền Tây hùng vĩ.
- Đ2: (câu 15 – 22) Những kỉ niệm tuyệt đẹp về tình
quân dân trong đêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộng

của núi rừng.
- Đ3: (câu 23 – 30) Khắc hoạ chân dung người lính
Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ.
- Đ4: (4 câu cuối) Nhà thơ đã phải rời xa đơn vị, gữi
Giáo án Ngữ Văn 12, Chương trình chuẩn GV: Mai Long Hồ
hiện đúng cảm xúc, giọng điệu và
âm hưởng của từng đoạn.
Từ sự phân tích bố cục, hãy chỉ ra
mạch cảm xúc của bài thơ?
Em hiểu như thế nào là nổi nhớ
chơi vơi?
Thiên nhiên miền Tây qua nỗi nhớ
của nhà thơ hiện lên như thế nào?
Xen kẻ những câu thơ trúc trắc,
khó đọc còn có những câu thơ thật
lãng mạn bay bổng. Điều này đã
thể hiện đặc trưng nào của thiên
nhiên miền Tây?
lòng mình mãi mãi gắn bó với Tây Tiến và miền
Tây.
II. Đọc - hiểu văn bản:
Mạch cảm xúc của bài thơ: Mở đầu là nỗi nhớ, tiếp
theo là những kỉ niệm của nhà thơ về Tây Tiến và
kết thúc là lời khẳng định mãi mãi gắn bó với Tây
Tiến.
1. Hình ảnh thiên nhiên miền Tây qua nổi nhớ
của nhà thơ:
a. Nổi nhớ:
-Thán từ ơi!


Ngân dài tha thiết
-Nhớ chơi vơi: Nổi nhớ không rõ nét, không gắn
với một đối tượng cụ thể nào.
- Nhiều thanh bằng

Nhẹ nhàng, êm ái

Nỗi nhớ da diết, không nguôi.
XDiệu trong một bài thơ cũng với cách sử dụng
thanh bằng đã gợi lại cảm xúc lâng lâng khó tả của
mình:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.
Nổi nhớ ấy không hình, không dạng, cứ nao nao,
lâng lâng khó tả.
b. Nhớ thiên nhiên miền Tây trên những chặng
đường hành quân:
* Hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội:
- Địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông


Xa lạ, hấp dẫn, huyền ảo.
- Địa hình:
+ dốc lên khúc khuỷu, thăm thẳm: trúc trắc
+ Heo hút cồn mây…: Hoang sơ, cao ngút, phảng
chất tinh nghịch đậm chất lính.
+ Ngàn thước lên cao


…xuống: Dữ dội

+ …thác gầm thét,… cọp trêu người: Bí hiểm

Nghệ thuật: từ láy gợi hình, hình thức đối, âm
điệu trúc trắc

Gợi lên cái vẻ hiểm trở, cheo leo,
nhấn mạnh sự gian khổ trên bước đường hành quân
của đoàn binh Tây Tiến.
Lối diễn đạt từng gặp trong Truyện Kiều -
Nguyễn Du, khi Thuý Kiều đến với lầu xanh Tú Bà:
Vó câu khấp khểnh gập ghềnh khó đi.
* Lãng mạn, thơ mộng:
- Mường Lát hoa về
- Pha Luông mưa xa khơi

Hình ảnh thơ đẹp, âm điệu nhẹ nhàng, tạo nên
không gian xa rộng, huyền ảo thơ mộng của núi rừng
Tây Bắc.

Cảm hứng lãng mạn bay bổng, bút pháp tạo hình
gắn với lối vẻ tranh thuỷ mặc, tạo nên những điểm
nhấn trên cái nền không gian ba chiều mờ ảo.
c. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến:
Người lính: …dãi dầu, không bước nữa.
Gục lên súng mũ, bỏ quên đời

Vừa gợi nên sự gian khổ đến khắc nghiệt, nhưng
cũng thể hiện bản chất cứng rắn, ngang tàng của
Giáo án Ngữ Văn 12, Chương trình chuẩn GV: Mai Long Hồ
HS đọc đoạn 2. Xác định sự

chuyển đổi giọng điệu và sắc điệu
thẩm mĩ đoạn thơ.
HS đọc đoạn 3
Bức chân dung người lính hiện lên
với đặc điểm gì?
Đọc đoạn cuối.
Đoạn thơ đã đề cập đến khoảng
thời gian nào trong mạch cảm xúc
của bài thơ?
người lính.
Hình ảnh người lính một lần nữa lại được đặt trong
bối cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bí ẩn:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch, cọp trêu người.
Để rồi điểm dừng chân của họ trên bước đường
hành quân gian khổ là những bản làng với hương vị
đầm ấm tình quân dân.
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Tóm lại: Cả đoạn 1 có ý nghĩa chuẩn bị cho đoạn 2,
đoàn quân dừng chân bên bản làng, mở ra cảnh liên
hoan ấm áp tình quân dân.
2. Đêm liên hoan lửa trại trong tình quân dân:
a. Cảnh liên hoan: Rộn rã và tưng bừng trong tình
quân dân thắm thiết.
- Màu sắc: + bừng lên hội đuốc hoa
+ xiêm áo

Lộng lẫy, rực rỡ
- Âm thanh:

+ Kìa: Trầm trồ ngạc nhiên thích thú
+ Khèn lên man điệu: Nhẹ nhàng, hoang dã của
miền sơn cước
+ Nhạc về Viên Chăn: Gợi nên trong lòng người
những liên tưởng bay bổng, lâng lâng.
b. Cuộc chia tay:
- Cảnh vật: - Người đi: chiều sương
- Người ở lại: hồn lau

Mờ ảo, buồn vắng.
- Lòng người: có thấy (điệp, láy, xoáy sâu)

Lưu luyến, nhớ nhung, chia xa.
3. Hình ảnh đoàn binh Tây Tiến:
* Chân dung:
không mọc tóc, quân xanh màu lá
〉〈
dữ oai hùm

Gian khổ, thiếu thốn
〉〈
Đầy kiêu hùng.
* Tâm hồn:
Mắt trừng
〉〈
gữi mộng, đêm mơ

Hào hoa, lãng mạn.
* Lí tưởng:
mồ viễn xứ

〉〈
chẳng tiếc đời xanh

Ghê rợn, lạnh lẽo
〉〈
hy sinh quên mình, lí tưởng
cao cả.
* Phút giây vĩnh biệt:
- Áo bào thay chiếu, anh về đất

Từ hán việt, trang trọng. Sự ra đi nhẹ nhàng, bình
thản, đầy kiêu hãnh, lạc quan pha chút tinh nghịch
chất lính.
Bởi thế sự ra đi ấy được đánh dấu bằng tiếng khóc
Giáo án Ngữ Văn 12, Chương trình chuẩn GV: Mai Long Hồ
Thành công của QD trong bài
thơ?
Giá trị của bài thơ?
Xác định bút pháp nghệ thuật của
bài thơ và so sánh với bài Đồng
chí?
Qua bài thơ, em hình dung như thế
nào về hình tượng người lính Tây
Tiến?
GV hướng dẫn tìm hiểu một số câu
thơ và phân tích
lớn:
- Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tiếng khóc lớn, vừa đau đớn, vừa khâm phục.

Cảm hứng bi tráng về sự ra đi quên mình của người
lính.
* Nhận xét về nghệ thuật:
- Cảm hứng anh hùng, kết hợp với bút pháp lãng
mạn: Giọng điệu thơ trang trọng, kính cẩn, đau
thương.
- Đối ý, hình ảnh thơ khoẻ khoắn, ngôn ngữ thơ vừa
quen thuộc vừa mới lạ
- Đoạn thơ không hề né tránh sự mất mát đau
thương, xây dựng nên một tượng đài bất tử về người
lính: anh dũng, hào hoa và lãng mạn
4. Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây:
- Dứt dòng hồi tưởng, trở về với hiện tại:
… người đi không hẹn ước
… thăm thẳm một chia phôi

Lời thề cổ: một đi không trở lại, đầy dứt khoát,
khí khái.
- Khẳng định lòng mình với Tây Tiến:
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Gắn lòng mình với TTiến, với lí tưởng lớn lao.
Bài thơ kết lại ở lời thề dứt khoát. Một lần nữa
khẳng định lí tưởng cao đẹp của người lính cụ Hồ
trên con đường vì sự nghiệp chung.
III. Tổng kết:
- Thành công trong việc xây dựng hình tượng bi
tráng về người lính với vẻ đẹp hào hùng và hào hoa.
- Bài thơ ghi lại một chặng đường anh hùng của một
đơn vị anh hùng. Đó cũng là tinh thần chung của

quân dân ta thời kì đầu chống Pháp.
IV. Luyện tập:
1. Bài 1: So sánh bút pháp nghệ thuật bài Tây Tiến
Với Đồng chí của Chính Hữu:
- Bài Tây Tiến:
+ Cảnh và người được thể hiện trong cảm hứng lãng
mạn.
+ Tập trung tô đậm cái đặc biệt, cái phi thường, cái
đẹp của xứ lạ phương xa, đồng thời lồng vào hình
ảnh người lính anh hùng trong hiện thực theo hình
mẫu lí tưởng của người tráng sĩ thời xưa.
- Bài Đồng chí:
+ Cảnh và người được thể hiện trong cảm hứng hiện
thực.
+ Tập trung tô đậm cái bình thường, cái thường thấy,
cái có thật. Hình ảnh người dân cày lam lũ, họ không
nghĩ đến cái chết, không có ý định làm anh hùng, họ
sung sướng và cảm động khi phát hiện ra sự giống
nhau giữa mình và đồng đội, sức mạnh tinh thần của
họ là tình đồng chí, tình giai cấp mà họ cảm nhận ra
trong sinh hoạt tập thể của người lính cách mạng
như một tình cảm mới mẻ và thiêng liêng.
2. Bài 2: (Dùng cho cơ bản) Qua bài thơ, hình dung
về hình tượng người lính Tây Tiến: Trọng tâm: Hình
Giáo án Ngữ Văn 12, Chương trình chuẩn GV: Mai Long Hồ
tượng người lình hào hùng và hào hoa.
4/ Củng cố:GV tổng kết để khắc sâu các giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của
bài thơ.
5/Dặn dò:
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×