Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Đổi Mới Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh Theo Cách Tiếp Cận Năng Lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 27 trang )

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
THEO CÁCH TIẾP CẬN NĂNG LỰC


Xu hướng đổi mới KTĐG theo
cách tiếp cận năng lực ?
1.

2.

3.

Xu hướng chung của thế giới hiện nay là chuyển từ dạy học
tập trung vào mục tiêu, nội dung chương trình sang tập
trung vào việc tổ chức quá trình dạy và học, đánh giá để
phát triển học tập, nhằm hình thành các năng lực khác
nhau cho người học.
Chuyển từ chủ yếu sử dụng đánh giá kết quả học tập cuối
môn học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp loại, sang
sử dụng đa dạng các loại hình đánh giá, coi trọng đánh giá
thường xuyên (quá trình) nhằm mục đích phản hồi điều
chỉnh quá trình giảng dạy và học tập;
Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh
giá năng lực của người học;
www.themegallery.com


Xu hướng đổi mới KTĐG theo
cách tiếp cận năng lực ?
4.


Chuyển từ đánh giá một chiều (giáo viên đánh giá), sang
đánh giá đa chiều (không chỉ giáo viên đánh giá mà học
sinh cùng tham đánh giá - tự đánh giá, đánh giá đồng
đẳng)

5.

Chuyển đánh giá từ một hoạt động độc lập với quá trình
dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy
học, xem đánh giá là một phương pháp dạy học

6.

Sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá: sử
dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của
công cụ

www.themegallery.com


Thực trạng kiểm tra đánh giá HS tại các
trường phổ thông VN hiện nay ?
1.

Chưa xác định đầy đủ, rõ ràng mục đích, triết lý đánh
giá: đánh giá để làm gì, đánh giá nhằm thúc đẩy, hình
thành khả năng gi ở HS?...

2.


3.

Chủ yếu mới chỉ tập trung vào đánh giá KQHT, để xếp
loại HS, cho điểm nhưng không phản hồi (hoặc có chữa
bài, nhưng “áp đặt” cách giải đúng của GV mà bỏ qua
không phân tích các sai sót/lỗi của từng HS…).
GV cũng gặp rất nhiều khó khăn khi phải đánh giá các
hoạt động giáo dục (không biết đánh giá các hoạt động
giáo dục NGLL, đánh giá đạo đức, giá trị sống, kỹ năng
sống như thế nào…).

www.themegallery.com


Sự khác biệt giữa trường học
của thế kỷ 20 và thế kỷ 21
Trường học thế kỷ 20

Trường học thế kỷ 21

• Tập trung vào những kiến thức,
kỹ năng cơ bản.
• Kiểm tra đánh giá tách rời khỏi
giảng dạy.
• Học sinh chủ yếu làm việc cá
nhân.
• Hoạt động dạy và học theo trình
tự từ cơ bản đến cấp bậc cao hơn.
• Giám sát kiểu hành chính.
• Dạy học theo mục tiêu, chú trọng

nội dung kiến thức, chỉ có nhóm
học sinh ưu tú học cách tư duy.

• Tập trung vào phát triển các năng
lực hành động.
• Đánh giá tích hợp với giảng dạy.
• Hợp tác cùng giải quyết vấn đề.
• Kỹ năng học được trong bối cảnh
những vấn đề có thật (cuộc sống).
• Học sinh làm trung tâm, giáo viên
hướng dẫn.
• Tất cả học sinh học cách tư duy.
đặc biệt là tư duy bâc cao (năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực
sáng tạo, siêu nhận thức.

Nguồn: “What Work Requires of Schools” , Báo cáo
Scans của Mỹ 2008.

5


Xu hướng đổi mới KTĐG
• Những năng lực cốt lõi được chú trọng trong nhiều khung
năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực sáng tạo, năng lực giao tiếp xã hội, năng lực sử dụng công
nghệ…
• Thực hiện ĐGNL là thực hiện tổng hợp những khái niệm và
đối tượng vốn được coi là mâu thuẫn và cực đoan trong
một hệ thống ĐG:

– Định tính/định lượng
– Quá trình/tổng kết
– Quá trình/sản phẩm
– Phương pháp truyền thống/ hiện đại
– Nhiều khung tham chiếu (tiêu chí, tiêu chuẩn tương đối, tiêu
chuẩn, sản phẩm đầu ra, v.v).
www.themegallery.com


Mục đích/triết lý của kiểm tra đánh giá ?
Đánh giá vì sự tiến bộ của người học (Assessment for
learning), đánh giá như là quá trình học tập
(Assessment as learning), đánh giá về kết quả học tập
(Assessment of learning)
Đánh giá phục vụ những mục đích khác nhau:






Phân loại học sinh
Lên KH và điều chỉnh hoạt động giảng dạy
Phản hồi và khích lệ
Chẩn đoán các vấn đề của hs
Phán đoán giá trị, xếp loại học tập và phân định mức độ tiến
bộ…

www.themegallery.com



Đánh giá vì sự tiến bộ của người học
Đặc điểm
1. ĐG là một bộ phận của kế hoạch DH hiệu quả
2. Tập trung phản hồi làm rõ HS học như thế nào
3. ĐG hỗ trợ, nuôi dưỡng hứng thú, động cơ học tập
4. Gia tăng sự hiểu biết về các mục đích và các tiêu chí
5. Giúp người học biết cách làm thế nào để cải thiện thành
tích học tập
6. Giúp phát triển năng lực tự đánh giá
7. Nhận ra/ghi nhận tất cả những nỗ lực, cố gắng của HS…
8


Đánh giá vì sự tiến bộ của người học
Thực hiện:
1. Sử dụng đa dạng, cân bằng các loại hình ĐG
2. Thường xuyên xem xét, nâng cấp các tiêu chuẩn tiêu chí đánh giá
thành tích học tập
3. Đảm bảo chất lượng đánh giá trong lớp học
4. Gia tăng sự hiểu biết về các mục đích và các tiêu chí
5. Giúp người học biết cách tự đánh giá/ làm thế nào để đánh giá…
6. Tạo cơ hội để hs trở thành người tự đánh giá
7. Đánh giá lại các chiến lược phản hồi…
8. Tạo dựng những thành công nhỏ để nuôi dưỡng hứng thú, niềm
tin, động cơ học… mỗi ngày để HS trở thành chính mình
9


Các định nghĩa phù hợp về năng lực

• Năng lực: là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một
cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng
của cuộc sống” (Québec- Ministere de l’Education, 2004);
• Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức,
kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp
lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu
quả vấn đề đặt ra của cuộc sống.


Năng lực của HS phổ thông
Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến
thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết
nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ
học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các
em trong cuộc sống .
Năng lực của HS là một cấu trúc động (trìu tượng), có tính mở,
đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến
thức, kỹ năng,... mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội... thể
hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường
học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của
xã hội.


Năng lực thiết yếu của
học sinh Singapore

www.themegallery.com



Năng lực cốt lõi của
học sinh Việt Nam
Năng lực
hợp tác

Năng lực
giải quyết
vấn đề

Năng lực
giao tiếp
Năng lực
sử dụng
công nghệ

Năng lực
phát triển
bản thân

Năng lực
học tập
(tự học)

Năng lực
suy nghĩ
sáng tạo

Năng lực
ngoại ngữ



Năng lực chung của HS phổ thông
Chương trình GD phổ thông (sau 2015) hình thành và phát triển cho HS các năng
lực chung và năng lực chuyên biệt5.
2.1. Các năng lực chung
a) Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
b) Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
c) Nhóm năng lực công cụ:
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tính toán
2.2. Các năng lực chuyên biệt môn học/ lĩnh vực học tập: (1) Tiếng Việt; (2) Tiếng
Nguyên Công Khanh
nướcPGS.TS.
ngoài;
(3) Toán; (4) Khoa học tự nhiên, công nghệ; (5) Khoa họcwww.themegallery.com
xã hội và nhân
Mobil: 0904 218 270
Email:


Năng lực của một cá nhân
1. Năng lực của mỗi cá nhân là một phổ từ năng lực
bậc thấp như nhận biết/ tìm kiếm thông tin (tái tạo)...

tới năng lực bậc cao (khái quát hóa/phản ánh).
2. Theo nghiên cứu của OECD (2004) thì có 3 lĩnh
năng lực từ thấp đến cao:
- (1) lĩnh vực năng lực I: Tái tạo;
- (2) Lĩnh vực năng lực II: Chuyển hóa/Kết nối;
- (3) Lĩnh vực năng lực III: Khái quát hóa/phản ánh.
Do vậy kiểm tra đánh giá trên lớp học phải bao quát
được cả 3 lĩnh vực này.
www.themegallery.com


Thế nào là một bài dạy... thiết kế
theo cách tiếp cận năng lực?
Theo các chuyên gia ĐĐ một bài dạy thiết kế theo cách tiếp cận năng lực:
Mục tiêu của bài học định hướng vào việc mô tả các năng lực cần đạt, chứ
không phải là nội dung kiến thức được GV truyền thụ.
Năng lực được hình thành ở HS được xác định một cách rõ ràng. Chúng
được xem là tiêu chuẩn đánh giá kết quả (đầu ra).
Thúc đẩy vào sự tương tác giữa GV-HS và giữa HS-HS. khuyến khích HS trao
đổi/tranh luận, đánh giá, chia sẻ quan điểm/kinh nghiệm, hợp tác làm việc nhóm
Nhấn mạnh vào việc hiểu, khám phá, đặc biệt là vận dụng kiến thức bài học
trong những tình huống/ bối cảnh khác nhau.
Bài giảng nhấn mạnh vào các hoạt động học (thực hành, trải nghiệm, giải
quyết vấn đề, tìm kiếm/xử lý thông tin... tự học).
Vai trò GV là làm thay đổi HS ở các góc độ sẵn sàng tiếp thu các khái niệm
mới, tích cực thể hiện, tích cực tương tác, nghĩ về cách nghĩ… tăng cường
hứng thú, sự tự tin, kích thích tư duy sáng tạo của HS.
 Kết thúc bài học học sinh cảm thấy mình thay đổi, biết cách thay đổi ...???
...???



Các đặc điểm của học tích cực
nhằm phát triển năng lực?









Tương tác GV-HS/HS-HS đóng vai trò nền tảng trong việc phát triển các
năng lực nhận thức của học sinh nói riêng, nhân cách HS nói chung.
Việc học tập tích cực chỉ diễn ra trên nền của những cảm xúc tích cực,
được liên hệ với những KN đã có của HS và cách sử dụng những KN đó
để tiếp thu bài học. Kinh nghiệm học tập được hiểu trước hết là các
phương pháp... năng lực tự học, năng lực tự quản lý phát triển bản thân.
Việc học tâp tích cực không thực hiện từng nội dung riêng rẽ, cô lập trong
kiến thức môn học mà được tích hợp trong các mối quan hệ mang tính
toàn thể hướng đến giáo dục, phát triển hoàn thiện các năng lực khác
nhau của người học.
Các lý thuyết dạy học hiện đại đều dựa trên những nguyên tắc tích cực
hoá HS. GV trở thành người tổ chức và hướng dẫn, HS giữ vai trò chủ
thể trong quá trình học tập.
HS được hướng dẫn, biết cách xác định mục tiêu và nội dung học tập.
Qua đó toàn bộ quá trình học tập được đặc trưng bởi những hoạt động
tìm kiếm, khám phá...sáng tạo và tự kiểm soát.



10 nguyên tắc giáo dục/dạy học tích
cực theo cách tiếp cận năng lực
1. Mỗi HS thông minh theo những cách khác nhau, GV luôn nhận
ra và cổ vũ cho những hành vi thông minh này để giúp các em
nuôi dưỡng sự tự tin.
2. Mọi HS trong lớp đều có thể thành công học đường, nếu GV tin
rằng tất cả các em đều có thể học được và gieo ý nghĩ ấy mỗi
ngày bằng những hành vi đầy tính sư phạm.
3. Thành công học đường không phải là một cuộc chạy đua về
thành tích (điểm số), nó là một cuộc hành trình mà ở đó mỗi
GV& HS biết tận hưởng niềm vui của mỗi sự khám phá, mỗi sự
tiến bộ.
4. Mỗi hành vi của GV sinh ra từ tinh yêu thương và lòng khoan
dung có thể cảm hoá HS giúp các em học cách sống biết quan
tâm đến người khác.
18


10 nguyên tắc giáo dục/dạy học tích
cực theo cách tiếp cận năng lực (2)
5. Môi trường lớp học sạch đẹp, giầu tính xúc cảm, thân thiện,
giáo viên cởi mở và tôn trọng ý kiến của HS, đó là một môi
trường học tập có lợi, kích thích HS hứng thú say mê học tập.
6. Hãy dạy học sinh biết sống chủ động, tự tin để thành công
học đường. Sự tự tin của trẻ em hình thành từ những thành
công nho nhỏ… từ sự khen ngợi, động viên khích lệ của người
lớn.
7. Hãy giúp học sinh học cách chấp nhận thử thách. Vì chỉ có
trải nghiệm qua những thử thách mới giúp các em tìm thấy sức
mạnh, xây dựng nên tính cách bản lĩnh sáng tạo để gặt hái sự

thành công.

19


10 nguyên tắc giáo dục/dạy học tích
cực theo cách tiếp cận năng lực (3)
8. Mã số thành công của mỗi người gia tăng nhiều nhất khi ta biết
nuôi dưỡng lòng tự tin, biết chấp nhận thử thách, sẵn sàng
dương đầu với khó khăn và làm chủ được các kỹ năng sống
cốt lõi.
9. Hãy giúp học sinh cách sống lạc quan, chuyển những suy nghĩ
tiêu cực thành tích cực… để luôn nhận được món quà hạnh
phúc cuộc đời ban tặng.
10.Hãy để trẻ em được tự do thể hiện ý tưởng, được làm cái
chúng thích… đó là chất xúc tác kỳ diệu nuôi dưỡng hành vi
sáng tạo.

20


Bảng 1. So sánh sự khác biệt: đánh giá năng lực và
đánh giá kiến thức, kĩ năng
Tiêu chí
so sánh
1. Mục
đích chủ
yếu nhất
2. Ngữ
cảnh

đánh giá
3. Nội
dung
đánh giá
4. Công
cụ đánh
giá
5. Thời
điểm
đánh giá
6. Kết
quả đánh
giá

Đánh giá năng lực

Đánh giá kiến thức, kĩ năng

- Đánh giá khả năng học sinh vận dụng các
kiến thức, kĩ năng đã học được vào giải quyết
vấn đề thực tiễn của cuộc sống
- Vì sự tiến bộ của người học so với chính mình
- Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc
sống của học sinh.

- Xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng theo
mục tiêu của chương trình giáo dục
- Đánh giá, xếp hạng giữa những người học
với nhau
- Gắn với nội dung học tập (những kiến thức,

kĩ năng, thái độ) được học trong nhà trường

- Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở nhiều
môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những
trải nghiệm của bản thân học sinh trong cuộc
sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện)
- Qui chuẩn theo các mức độ phát triển năng
lực của người học
Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống bối cảnh
thực

- Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở một
môn học cụ thể
- Qui chuẩn theo việc người đó có đạt hay
không một nội dung đã được học
Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống
hàn lâm hoặc tình huống thực

Đánh giá ở mọi thời điểm của quá trình dạy Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định
học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.
trong quá trình dạy học, đặc biệt là: trước và
sau khi dạy.
Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng
nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành.
câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành.
Thực hiện được nhiệm vụ càng khó và phức tạp Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kĩ
hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn.
năng thì càng được coi là có năng lực cao



Thế nào là đánh giá theo năng lực ?

Nguồn: Đánh giá daỵ học tích cực, Leen Pil 2012


Đánh giá năng lực
• ĐGNL không chỉ là việc ĐG việc thực hiện nhiệm vụ hoặc
hành động học tập. Nó bao hàm việc đo lường khả năng
tiềm ẩn của học sinh và đo lường việc sử dụng những
kiến thức, kỹ năng, và thái độ cần có để thực hiện nhiệm
vụ học tập tới một chuẩn nào đó” (Khối thịnh vượng Anh,
2003)
• ĐGNL dựa trên việc miêu tả các sản phẩm đầu ra cụ thể, rõ
ràng tới mức GV, HS và các bên liên quan đều có thể hình
dung tương đối khách quan và chính xác về thành quả của
học sinh sau quá trình học tập. ĐG NL cũng cho phép nhìn ra
tiến bộ của học sinh dựa trên mức độ thực hiện các sản
phẩm (Wolf, 2001)

www.themegallery.com


Đánh giá HS theo cách tiếp cận năng lực
• Đánh giá HS theo cách tiếp cận năng lực là đánh
giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra nhưng sản
phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà là
năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần
có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới một chuẩn nào đó.

www.themegallery.com



Làm thế nào để đổi mới kiểm tra đánh giá
HS theo cách tiếp cận năng lực?
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.

Thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết của CBQL, GV về triết
lý đánh giá
Làm rõ khái niệm năng lực /năng lực của HSPT là gì?
Hướng dẫn GV biết sử dụng các pp, công cụ, kỹ thuật đánh
giá trên lớp học (theo cách tiếp cận năng lực).
Đánh giá năng lực HS sử dụng đa dạng các PP, hình thức…
đánh giá hiện đại kết hợp truyền thống?
Không chỉ là đánh giá KQHT mà là đánh giá hoạt động HT… cả
đánh giá hoạt động GD (các hoạt động GD trong giờ và ngoài
giờ - trải nghiệm sáng tạo cũng cần thiết kế và được đánh giá
theo cách tiếp cận năng lực?
Tăng cường công tác truyền thông để thay đổi nhận thức của
PHHS… định hướng dư luận xã hội.
….



×