ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO Ở TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
Mở đầu
Giáo dục và đào tạo là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp
đền lợi ích, nhiệm vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế- xã hội
đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của một
quốc gia. Giáo dục và đào tạo phải đi trước một bước, giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Do vậy, bất
kỳ quốc gia nào trên thế giới dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù phát triển hay
đang phát triển bao giờ cũng quan tâm đến giáo dục và đào tạo mà trong đó khâu
quan trọng là quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Trong thời gian qua, giáo dục và đào tạo ở nước ta có một bước phát triển
mới, chúng ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học,
trình độ dân trí được nâng lên. Góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nền giáo dục nước ta
còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, yếu kèm là chất lượng và khẩu quản lý giáo
dục và đào tạo, việc đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống giáo dục chưa đáp ứng
nhu cầu của đổi mới kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và nguồn nhân lực
trong thế kỷ XXI, để gỉai quyết vần đề này văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp
hành Trung ương Đảng Khóa IX đã đưa ra giải pháp then chốt đó là “Đổi mới và
nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh đổi mới
nội dung Chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại hóa cùng đổi
mới quy chế quản lý”
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở tỉnh Ninh Thuận trong những năm quan tiếp
tục nhận được sự quan tâm, chăm lo của cả hệ thống chính trị, của mỗi gia đình,
dòng họ và toàn xã hội; cùng với sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục nên sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng
khích lệ.
Quy mô và mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo phát triển khá nhanh, góp phần
mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục, nhất là đối với học sinh vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và cảc đối tượng chính sách, cơ bản bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục.
Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc dạy và học được quan tâm đầu tư. Chất lượng
giáo dục và đào tạo có bước tiến bộ; đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập
giáo dục tiểu học vào năm 2000, phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2008;
tiếp tục củng cố và nâng cao kết quả xóa mù chữ cho người lớn. Đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục từng bước được chuẩn hóa. Công tác quản lý giáo dục
có những chuyển biến tích cực. Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đạt mức 20%
tông chi ngân sách địa phương.
Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả giáo dục còn chênh lệch giữa các vùng,
miền, cấp học; giáo dục mầm non và giảo dục miền núi còn nhiều khó khăn; giáo
dục đại học, nghề nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Phương pháp giáo dục, việc thi,
kiểm tra và
đánh giá kết quả còn lạc hậu, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa dạy chữ
với dạy người, dạy nghề; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống
và kỹ năng làm việc. Quản lý giáo dục và đào tạo có mặt còn hạn chê. Đầu tư, cơ sở
vật chất kỹ thuật cho giáo dục và đào tạo một số nơi còn thiếu và lạc hậu chưa đáp
ứng yêu cầu; công tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả chưa cao. Đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục vẫn còn bât cập; một bộ phận chưa theo kịp yêu câu phát
triên giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghê nghiệp; tình trạng
lạm thu trong một sô cơ sở giáo dục, tiêu cực trong dạy thêm, học thêm chậm được
khăc phục.
Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên cùng với sự tâm huyết của
bản thân về giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn hiện nay, tôi
quyêt định chọn đề tài Tiểu luận “Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục và đào
tạo ở tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn hiện nay và giải pháp phát triển ngành giáo
dục của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2050” làm hướng nghiên cứu cho môn học quản
lý nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu. Song do điều kiện và hạn chế về thời gian
môn học nên đề tài chỉ đi sâu giải quyết nội dung và giải pháp đổi mới “Quản lý nhà
nước về giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020”.
I.
Một số vần đề chung về quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về
một số khái niệm liên quan:
1.1. Khái niệm giáo dục và đào
tạo:
giáo í- dục và đào tạo.
Theo từ điển tiếng việt, giáo dục là hoạt động tác động có hệ thống đến sự
phát triển tinh thần, thể chất của một người nào đó làm cho người ấy dần dần có
được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra; đào tạo là hoạt động tác động
có hệ thống đến người nào đó làm cho người ấy có những năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ theo những tiêu chuẩn nhất định.
Như vậy, giáo dục và đào tạo là hoạt động cung cấp kiến thức và rèn luyện
kỹ năng nhằm hĩnh thành những năng lực và phẩm chất cho người học theo những
tiêu chuẩn nhất định của bậc học, ngành học.
1.
2. Khái niệm quản lý giáo dục và đào tạo:
Quản lý giáo dục và đào tạo là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới
khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục và đào tạo đạt tới kết quả mong
muốn một cách hiệu quả nhất.
Nói cách khác, quản lý 2Ĩáo dục và đào tạo là chủ thể thực hiện các chức
năns quản lý (lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra, đánh giá) đối với các đối
tượng quản lý (thông tin, kiến thức; cơ sở vật chất - tài chính; đội ngũ cán bộ ngành
giáo dục và người học ...) để thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo.
13y Khái niệm quản lỷ nhà nước về giáo dục và đào tạo:
Theo cuốn “Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào
tạo” của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Quản lý nhà nước về giáo dục và đào
tạo là “Nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các
hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi toàn xã hội đế thực hiện mục tiêu giáo
dục của nhà nước”.
Như vậy, quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự tác động có tổ chức
và điều chỉnh về quyền lực của nhà nước đối với các hoạt động của nhà nước từ
trung ương đến cơ sở để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền
nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì trật tự, kỷ cương, thỏa mãn
nhu cầu giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo
của nhà nước.
Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục là các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ
quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp) và trực tiếp là các cơ quan
quản lý giáo dục của nhà nước từ Trung ương đến cơ sở (Bộ, Sở Giáo dục - Đào
tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo).
Đối tượng quản lý nhà nước về giáo dục là hệ thống giáo dục quốc dân, là
mọi hoạt động giáo dục trong phạm vi cả nước: Các định hướng giáo dục và đào tạo
như chiến lược, chính sách, kế hoạch cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính; yếu tố con
người liên quan đến các quá trình dạy và học. Điều 14 Luật Giáo dục năm 2005 quy
định: “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu,
chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử và
hệ thống văn bằng”.
Mục tiêu tổng thể quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là đảm bảo trật
tư, kỷ cương trong hoạt động giáo dục và đào tạo của cả nước nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triến nhân cách của công dân. Mỗi
cấp học, mỗi ngành học có những mục tiêu cụ thể được quy định trong Luật giáo
dục và các '"điều lệ.
2.
Vai trò của giáo dục và đào tạo
- Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo có vai trò rất quan trọng đối với
mọi quốc gia dân tộc, mọi thời đại. Trong su thế phát triển kinh tế tri thức ngày nay,
Ĩ1Ó được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển đất nước.
Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với phát triển xã hội thể hiện ở những mặt chủ
yếu dưới đây:
Một là, giáo dục và đào tạo là động lực quan trọng để phát triển xã hội:
Muốn phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất va tinh thần,
nhất là về học vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp phân xây
dựng và cải tạo xã hội. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc.
Đây là lĩnh vực xuất hiện sớm nhất trong xã hội loài người nhằm truyền bá kiến
thức và kinh nghiệm từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhanh và hiệu quả nhất. Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng chỉ ra vai trò quyết định của giáo dục đối với sự phát triển của
mỗi quốc gia, dân tộc. Ngay sau khi nước Việt Nam mới giành độc lập, trong tác
phẩm “Những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”,
Người cho rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”!. Bởi không có tri thức, hiểu
biết về xã hội, tự nhiện và chính bản thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực
trước những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình.
Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới.
Nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao
động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất.
Hai là, giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị ở mỗi quốc gia,
dân tộc: Giáo dục là điều kiện đảm bảo thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng CNXH.
Lênin khẳng định: “Sự nghiệp của nhà trường chúng ta cũng là đấ tranh đánh đỗ
giai cấp tư sản... nói nhà người đứng ngoài cuộc sống, đứng ngoài chính trị là nói
dối và lừa bịp”. Do vậy, người cảnh báo rằng, người mù chữ là người đứng ngoài
chính trị. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, John Kenedy (nguyên Tổng thống Mỹ)
cũng đã chủ trương tăng nhịp độ và quy mô giáo dục, nhất là giáo dục đại học.
Kenedy cho rằng, chủ nghĩa tư bản thắng hay bại chính là ở trường đại học của Mỹ.
Tư tưởng đó cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho giáo dục và đào tạo,
khoa học công nghệ của nước Mỹ phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Như vậy, giáo dục đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ
cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng,
đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong quá trình hội nhập
quốc tế và toàn cầu hóa.
Ba là, giáo dục và đào tạo là nhân tố quan trọng đối với phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia, dân tộc.
Giáo dục và đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia. Trong tác phấm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính
quyền Xô Viết”, Lênin coi giáo dục và đào tạo là bộ phận nằm trong kết cấu hạ tầng
ủa xã hội, là phương tiện quan trọng để phát triển xã hội. Khẩu hiệu nổi tiếng của
Lê nin: “Học, học nữa, học mãi” đã được đôgn đảo nhân dân thấm nhuần và thực
hiện rộng rãi, góp phần vào sự thịnh vượng của đất nước Liên Xô những năm 60-80
của thế kỷ XX. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, ở những nước đã có những
bước tiến nhảy vọt về kinh tế, chuyển từ một nước đang phát triển sang nước phát
triển, họ đã đầu tư rất nhiều vào giáo dục. Ví dụ, tỷ lệ chi cho giáo dục trên thu nhập
quốc dân ở Hàn quốc cao hơn hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Đài Loan
cũng đã có một hệ thống giáo dục tiều học phổ cập trước khi quá trình tăng trưởng
“siêu tốc” của họ bắt đầu.
Giáo dục và đào tạo nhằm phát huy năng lực nội sinh “đi tắt, đón đầu” rút
ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các nước Anh, Mỹ mất hon
200 năm để hoan thành công nghiệp hóa. Các nước “con rồng châu Á” nhờ kế thừa
tri thức các nước trước đó thông qua giáo dục và đào tạo nên chỉ mất vài chục năm
hoàn thành công nghiệp hóa.
Giáo dục và đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình
độ chuyên môn, tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần quan
trọng phát triển khoa học - công nghệ là yếu tố quyết định của kinh tế tri thức. Tổ
chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) dự báo thế kỷ
XXI sẽ phổ biến một nền văn minh dựa vào tiềm lực của tri thức và nêu lên 4 cột trụ
của giáo dục của thế kỷ XXI đó là: Học để biết, học để làm, học để chung sống với
người khác và học để tự khẳng định mình. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, tất cả
các nước phát triển đều có chiến lược phát triển giáo dục. Trong “báo cáo giám sát
toàn cầu giáo dục cho mọi người” năm 2008, Tổ chức UNESCO khuyến khích các
nước phải chi tiêu ít nhất 6%GDP cho giáo dục. Ở Việt Nam ngay khi mới giành
chính quyền 1945, Hồ Chủ tịch đã chỉ ra “giặc dốt” cũng là một thứ giặc cần phài
chống. Người dạy thế hệ trẻ Việt Nam: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay
không, dân tộc Việt Nma có bước lên đài vinh quang sánh vai với các cường quốc
năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu
thiếu niên, nhi đồng”. Sự nghiệp giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm
trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng. Đặc biệt, thời kỳ đổi mới là dấu mốc quan
trọng, Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam 1991 đã khẳng định giáo dục và
đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là “quốc sách hàng đầu”. Tư tưởng này
tiếp tục được cụ thể hóa trong các văn kiện Đại hội Đảng sau đó, đặc biệt là trong
các văn kiện Hội nghị Trung ương 4-Khóa VII; văn nghị Hội nghị Trung ương 2khóa VIII;
- Quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo là quản lý nhà nước đối với toàn
bộ hoạt động giáo dục và đào tạo của quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông
qua Hiến pháp, pháp luật nhằm đảm bảo sự phát triển của nền văn hóa. Quản lý hoạt
động giáo dục và đào tạo là hoạt động có tính chất nhà nước, nhằm điều hành hoạt
động văn hóa được thực hiện bởi cơ quan hành chính. Trong công tác quản lý giáo
dục và đào tạo, điều quan trọng là phải xây dựng được cơ chế quản lý.
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có những vai trò quan trọng. Nó
đóng vai trò định hướng về giáo dục và đào tạo nước nhà phát triển phù hợp xu thế
khách quan và “đi tắt đón đầu” văn minh nhân loại. Ngoài ra, quản lý nhà nước về
giáo dục và đào tạo góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển lực lượng
sản xuất, trong đó tập trang phát triển nhân tố con người.
3. Phương pháp, công cụ quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo:
3.1. phương pháp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
Phương pháp quản 1Ỷ giáo dục và đào tạo là các cách thức của cơ quan và
cán bô quản lý giáo dục các câp tac động đến đối tượng quản lý theo những nguyên
tắc nhât dịnh nhăm thực hiện những mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ quản lý về giáo
đục và đào tạo mà nhà nước giao cho. Ví dụ: phương pháp quản lý giáo dục trong
nhà trường là phương thức tác động của Ban Giám hiệu tới cá nhân và tập thể cán
bộ giáo viên, tới học sinh và tập thể học sinh nhằm thực hiện mục tiêu quản lý giáo
dục của nhà trường.
Hệ thống phương pháp quản lý giáo dục và đào tạo bao gồm: Phương pháp
quản lý theo mục tiêu; phương pháp hành chính - pháp chế; phương pháp tâm lý xã
hội và phương pháp kinh tế.
-
Phương pháp quản lý theo mục tiêu
Phương pháp quản lý theo mục tiêu là phương pháp quản lý giáo dục hướng
toàn bộ hoạt động của hệ thống quản lý đến kết quả cuối cùng. Nó đòi hỏi người
quản lý phải xác định trước các kết quả cuối cùng của chu trình quản lý và xây dựng
các kế hoạch công tác nhằm đạt các kết quả dự tính về giáo dục và đào tạo.
Các bước thực hiện phương pháp quản lý theo mục tiêu:
+ Các định mục tiêu rỏ ràng, kiểm nghiệm và đo lường được, phản ánh kết
quả mong đợi. Mục tiêu có thể phân chia nhỏ hơn để gắn trách nhiệm với từng bộ
phận.
+ xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo
tính tới nguồn tài lực, đơn vị hoặc cơ quan phối hợp, nhu cầu và thời hạn thực hiện.
+ kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Ưu thế của phương pháp quản lý theo mục tiêu thể hiện là tạo ra động lực
quan trọng của quản lý vì nó vạch ra mục tiêu rỏ ràng để đánh giá kết quả thực hiện
của người quản lý.
Nó tạo quyền chủ động cho phép người quản lý tham gia xây dựng mục tiêu
và kế hoạch hành động liên quan. Ngoài ra, nó còn tạo ra cách đánh giá khách quan
và công bằng, tuy nhiên, hạn chế của phương pháp là tạo nên áp lực lớn đối với
người quản lý để hoàn thành mục tiêu. Mặt khác, phương pháp nhân mạnh việc
hoàn thành mục tiêu dẫn tới cục bộ, phiến diện; nhấn mạnh mục tiêu định lượng nên
đánh giá không toàn dỉện.
Muốn thực hiện phương pháp có hiệu quả, chủ thể quản lý phải xác định mục
tiêu rỏ ràng, khả thi. Thực hiện mục tiêu đúng thực chất, tránh bệnh hình thức, chạy
theo thành tích.
-
Phương pháp hành chính - pháp chế
Phương pháp hành chính - Pháp chế là phương pháp là phương pháp quản lý
thông qua các mệnh lệnh, chỉ thị trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo phù họp với
pháp luật hiện hành để dẫn dắt, bắt buộc đối tượng thực hiện mục tiêu quản lý về
giáo dục và đào tạo.
Phương pháp này được cấu thành theo các bước: ban hành các văn bản pháp
quy; ra các mệnh lệnh hành chính; kiểm tra việc thực hiện các văn bản và mệnh
lệnh.
Phương pháp hành chính - pháp chế góp phần đảm bảo kỷ cương, kỷ luật
trong mọi hoạt động của tổ chức đồng thời thể hiện tính linh hoạt, kịp thời của các
quyết định. Tuy yậy, hạn chế của phương pháp hành chính - pháp chế là mang tính
áp đặt. Nó làm cho người bị quản lý rơi vào trạng thái bị động. Nếu lạm dụng
phương pháp này sẽ dân đên nạn giây tờ, quan liêu trong quản lý giáo dục.
Đe thực hiện phương pháp này có hiệu quả, người lãnh đạo cần có đủ quyền
uy để chỉ thị, mệnh lệnh của mình vừa có tình thuyêt phục, vừa có tính băt buộc đôi
tượng thực hiện; mệnh lệnh, chỉ thị mang tính khách quan, khoa học. Phải định kỳ
tổ chức kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất việc thực hiện các mệnh lện, chỉ thị ban
hành.
-
Phương pháp tâm lý - xã hội
Phương pháp tâm lý - xã hội là những cách thức táe động của người quản lý
bằng tâm lý và tình cảm tới đội tượng quản lý nhằm biến những yêu cầu của các cấp
quản lý thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhu cầu của đối tượng quản lý.
Thực chất là khơi gợi tinh thần tự giác, chủ động của người bị quản lý, tạo ra bầu
không khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau trong tổ chức nhằm phát huy tiềm năng của mỗi
con người trong công việc.
Phương pháp tâm lý xã hội là thể hiện tính dân chủ trong hoạt động quản lý
hiểu biết tâm tư nguyên vọng và tôn trọng đối tượng quản lý. Phương pháp này góp
phần phát huy quyền làm chủ tập thể của mọi thành viên trong tổ chức, phát huy
tiềm năng của mọi thành viên và có thể xây dựng bầu không khí lành mạnh, cởi mở
trong tổ chức. Hạnh chế của phương pháp tâm lý xã hội là hiệu quả phụ thuộc rất
lớn vào nghệ thuật của người quản lý, dễ dẫn tới nạn hội họp tràn lan. Người quản
lý có thể lợi dụng vì mục đích cá nhân như tạo “êkíp”, hoặc bè phái, quản lý theo
kiểu gia đinh...
Điều kiện thực hiện phương pháp này có hiêu quả đòi hỏi người quản lý giáo
dục và đào tạo phải là người có uy tính trong tổ chức, trình độ chuyên môn vững,
mẫu mực trong cuộc sống, khả năng ứng xử linh hoạt, cởi mở lắng nghe ý kiến
người khác, biết tập hợp quanh minh lực lượng cốt cán có uy tín.
Người quản lý phải hiểu tâm tư nguyện yọng của eác thành viên, lắng nghe ý
kiến của họ, giao việc cho họ, tin tưởng khả năng của họ, giúp họ vượt quan khó
khăn, lựa chọn và bồi dưỡng cán bộ cốt cán, ủy quyền cho đội ngũ những người
giúp việc. Mặt khác đối tượng quản lý giáo dục đào tạo cần có tính tự giác cao và có
tinh thần xây dựng tập thế tốt đế cùng thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo.
-
Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế trong quản lý giáo dục và đào tạo là sự tác động của
chủ thể tới đối tượng quản lý bằng cơ chế kích thích hoàn thành công viêc thông
quan lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia công việc chung và thực hiện tốt các
nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ví dụ: Thưởng ho các giáo
viên giỏi, học sinh giỏi, tập thể lao động giỏi hay phạt những tập thể, cá nhân không
hoàn thành nhiệm vụ giảng dâ), học tập.
Ưu thế của phương pháp kinh tế trong quản lý giáo dục là giảm bớt việc ban
hành các chỉ thị, mệnh lệnh đồng thời giảm bớt thời gian giám sát của cán bộ quản
lý giáo dục và đào tạo. Nó pháp huy tính độc lập, tự giác, sáng tạo của mỗi con
người trong công việc giảng dạy, học tập hoặc phục vụ giảng dạy, học tập. Tuy
nhiên, áp dụng phương pháp kinh tế trong quản lý giáo dục có thể dẫn tới khuynh
hướng tư lợi
chỉ biết tới lợi ích cá nhân, ít quan tâm đến tập thể và chỉ quan tâm đến
những công việc có tiền thưởng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tinh trạng thương mại
hóa giáo dục. Ngân sách chi cho giao dục hạn hẹp sẽ khó khăn cho việc thực thi
phương pháp này.
Để sử dụng phương pháp kinh tế có hiệu quả, nên kết hợp chặt chẽ phương
3JA Công cụ quản lý nhà nước vê giáo dục và đào tạo
pháp kinh tế/VỚi các động viên về tinh thần.
Nhà nước chủ yếu thông qua các luật, văn bản dưới luật, các quyết định hành
chính ... để quản lý giáo dục và đào tạo như: Luật giáo dục 1998; Luật giáo dục sửa
đổi năm 2005; Chiến lược phát triển giáo dục từ 2001-2010; Các chính sách về giáo
dục...
Nhà nước thông qua hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác quản
lý giáo dục và đào tạo để ừiển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo về giáo dục và
đào tạo. Tổ chức bộ máy nhà nước quản lý giáo dục và đào tạo được kiện toàn từ
Trung ương tới địa phương. Chính phủ và UBND cấp tỉnh, huyện, xã làm nhiệm vụ
quản lý chung các lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo. Hê thống cơ quan
chuyên môn được kiện toàn, thực hiện chế độ hoạt động song trùng, vừa chịu sự
lãnh đạo của UBND cùng cấp, vừa chịu sự lãnh đạo của cơ quan chuyên môn cấp
trên. Dưới Bộ Giáo dục - đào tạo có các sở, phòng giáo dục và đào tạo ở các địa
phương. Có thể nói, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quảu lý giáo
dục và đào tạo là công cụ đắc lực để thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục và đào
tạo.
II. Thực tiễn quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Ninh
Thuận trong thời gian qua
• 3.1. Thành tựu: v a) Qui mô:
Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh
Thuận đã có bước chuyển mạnh về nhiều mặt. Mạng lưới trường, lớp trên địa bàn
tỉnh được quy hoạch, sắp xếp hợp lý theo hướng kiên cố hoá và xã hội hoá giáo dục
phù hợp với cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn và mở rộng đến tất cả
các địa bàn thôn, xã, huyện trong tỉnh. Qui mô phát triển các ngành học, cấp học
tiếp tục được mở rộng, nhất là ở giáo dục trung học. Ngành học Mầm non mặc dù
gặp nhiều khó khăn song vẫn tiếp tục duy trì và phát triển.
Trong giai đoạn 2001-2010:
-
Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học tăng nhanh, trong đó: mẫu giáo 5
tuổi tăng từ 71,3% lên 93,7% (tăng 22,4%); tiểu học từ 93% lên 98,9% (tăng 5,9%);
Trung học cơ sở (THCS) tăng từ 52,94% lên 84,78% (tăng'31,84%); Trung họe cơ
sở (THPT) tăng từ 33% lên 44,5% (tăng 11,5%). Giáo dục không chính qui được
duy trì và phát triển qua việc thu hút học viên vào Trung tâm Giáo dục thường
xuyên (TTGDTX), Trung tâm Kỹ thuật tổng họp hướng nghiệp (TTKTTHHN),
65/65 xã phường có Trung tâm văn hoá, thể thao và học tập cộng đồng.
-
Quy mô trường lớp học tăng nhanh, trong đó:
Nă
Mâm non
(trường/lớp)
m
Tiêu học
(trường/lớp)
THCS
THPT
(trường/lớp
(trường/lớp
20
66/669
122/2116
)31/843
) 9/251
01
20
87/777
146/2269
60/1095
17/450
10
So
tăng
tăng
tăng
tăng 8/199
sánh -
21/108
24/153
Công
tác phô cập giáo
dục tiêu học đã 29/252
được củng cố và duy trì: 65/65
xã, phường giữ vững tiêu chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phố cập giáo dục tiếu
học. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi có 41/65 xã, phường đạt tỷ lệ 63,1%.
Tỉnh đã giữ vững thành quả phổ cập giáo dục THCS và được Bộ Giáo dục và Đào
tạo công nhận hoàn thành phổ cập THCS vào cuối năm 2008. Hiện nay tỉnh Ninh
Thuận đang đẩy mạnh thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học tại thành phố
Phan Rang - Tháp Chàm.
-
Ước tính đến hết năm 2012 trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia đạt
38/228 đạt 16,6% tăng 1,6% so với kế hoạch;
-
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 22/3/2012 về việc Quy định tiêu chí xét
duyệt học sinh bán trú trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Vì yậy số học sinh bán trú tăng
lên từ 1.200 em (bán trú dân nuôi) ở năm học trước nay tăng lên 2.236 em, tăng
53,6%. Từ không có trường nào thuộc mô hình PT dân tộc bán trú nhưng đến năm
2012 đã có 6 trường (1 trường tiểu học và 5 trường THCS) với tổng số học sinh:
1.692 em và còn 9 trường là bán trú đân nuôi.
-
Đã và đang xây dựng chiến lược Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh
Thuận đến năm 2020 để thành lập Trường Đại học Ninh Thuận trình ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt.
b) Chất lượng:
-
Chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo được củng cố và phát
triển; tỷ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm. Cụ thể: Tiểu học: giảm từ 4,53% xuống
0,35% (giảm 4,18%); THCS giảm từ 12,36% xuống 3,01% (giảm 9,35%); THPT
giảm từ 12,63% xuống 2,6% (giảm 10,03%).
-
Tỷ lệ hoàn thành chương trình ở tiểu học giữ mức 99,6%; tốt nghiệp
THCS: tăng từ 92,3% lên 95,4% (tăng 3,1%), THPT: tăng từ 64,6% lên 91,95%
(tăng 27,35%);
e) Quản lý giáo dục:
\ Công tác quản lý giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tài chính
đượẹ quản lý thống nhất trong toàn tỉnh. Đội ngũ giáo viên phát triển ổn định về số
lượng và chất lượng. Cuộc vận động "hai không" dần đi vào chiều sâu và phát huy
hiệu quả. Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được các
cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, các ngành phối hợp triển khai, toàn
ngành tích
cực tham gia. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tăng cường. Các
trường được xây dựng kiên cố, đúng quy hoạch, tập trung, lầu hoá.
Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ yề
Chương trĩnh hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”; điều
này làm cho cán bộ và nhân dân Bác Ái rất phấn khởi. Thực tế trong thời gian qua,
Nghị quyết 3 Oa của Chính phủ đã từng bước đi vào cuộc sống, góp phần làm cho
kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc ở Bác Ái có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất
và tinh thần của người dân được nâng lên, mạng lưới trường lớp ngày càng mở rộng
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục phát triển. Tỷ lệ học sinh bỏ học, nghỉ
học ngày càng giảm, học sinh các cấp học ngày càng tăng, chất lượng giáo dục và
đào tạo có chuyển biến rõ nét, đội ngũ cán bộ tại chỗ xuất hiện ngày càng nhiều,
đồng bào các dân tộc có chuyển biến về nhận thức, các phong tục tập quán lạc lậu
có chiều hịựớng giảm đáng kể.
\/d)Đội ngũ nhà giáo:
- Giáo viên trên chuẩn/chuẩn:
Năm
Mâm non
Tiêu học
THCS
THPT
2001
Trên
365
2731
1395
385
6,85%/37
45,5%/88
10,2%/
0%/
,1%
824
%
92,8%
2012
62,12%/
99,1%
839
chuẩn/chuẩ
2011
Trên
39,24%/
2693
93,59%/
4,02%/10
chuẩn/chuẩ
93,18%
99,68%
99,47%
0%
- Năm 2011, giáo viên có trình độ đạt chuân tăng dân: Mâm non: 93,18%
tăng 56,08%; Tiểu học: 99,68% tăng 11,68%; THCS: 99,47% tăng 6,67%; THPT:
100% tăng 0,9% so với năm 2001; số giáo viên có trình độ trên chuẩn tăng dần
hàng năm Mầm non 39,24% tăng 32,39%, Tiểu học: 93,59% tăng 48,09%; THCS:
62,12% tăng 51,92%; THPT: từ 0% đến nay tăng 4,02% so với năm 2001.
ị e) pầu tư cho giáo dục:
Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ khẳng định:
“Nhà nườc tiếp tục tăng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Bảo đảm kinh
phí giáo dục phổ cập; tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ trọng điểm, cho các
chương trình mục tiêu quốc gia; đào tạo nhân lực cho các ngành, nghề mũi nhọn,
trọng điểm, khó huy động nguồn lực từ xã hội; ưu tiên đầu tư cho vùng khó khăn,
vùng đồng bào dân tộc ít người”.
Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) nêu rõ:
vào năm 2000 thì ngân
sách
chi về giáo dục và đào tạo khoảng 20%”. Trên thực tế so với định hướng trên
thì ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo của tỉnh luôn cao hơn từ 1,63% đến
2,75%. Trong cơ cấu chi ngân sách giáo dục và đào tạo, Hội đồng nhân dân và ủy
ban nhân
đân tỉnh đã bố trí ưu tiên cho các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác
đối với giáo viên; những năm gần đây không còn hiện tượng nợ lương và phụ cấp
như trước năm 2005, đã tập trung ngân sách để đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp
theo hướng chuẩn hóa, lầu hóa, đủ các phòng học bộ môn, đáp ứng nhu cầu phát
triển giáo dục và đào tạo tại các địa phương trong tỉnh.
Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, chương trình mục tiêu giáo
dục và đào tạo, các dự án ODA, Chính phủ còn phát hành Trái phiêu giáo dục đê
thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp giai đoạn 2008-2012. Tính đến nay Trung
ương đã hỗ trợ cho tỉnh được 252 tỷ đồng bằng 100% kế hoạch. Sau hơn 03 năm
triển khai, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng được 920/1830 phòng học, đạt tỷ lệ 49,6%
so với kế hoạch, 55/522 phòng nhà công vụ cho giáo viên, đạt 10,5% so với kế
hoạch. Nhìn chung, chất lượng các công trình đều bảo đảm góp phần quan trọng
vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học-xóa mù
chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo Nghị quyết so 41/2000/QH10 của
Quốc hội ngày 09/12/2000 về thực hiện phổ cập trung học cơ sở.
2. Điểm mạnh:
V
\ - Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và ủy ban nhân
dân tỉnti ctã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng liên quan về
giáo dục đào tạo. Đây là sự cụ thể hoá các quan điểm, đường lối của Đảng về phát
triển giáo dục trong tình hình mới; có tác động tích cực tới việc nâng cao chất lượng
tổ chức, hoạt động giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục, tạo hành lang pháp lý căn
bản cho việc đẩy mạnh đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục.
-
Công tác đổi mới quản lý giáo dục được đẩy mạnh theo hướng tăng
cường quản lý nhà nước về giáo dục; công khai, dân chủ, phân công, phân cấp, tăng
quyền tự chủ, trạch nhiệm xã hội; xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo quy
hoạch, kế hoạch đã có nhiều tác động tích cực trong việc phối hợp chỉ đạo giữa Sở
Giáo dục và Đào tạo với các Sở, ban ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục ở địa phương. Sự gắn
kết, chia sẻ trách nhiệm giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với ủy ban nhân dân các cấp
được tăng cường và có hiệu quả tích cực không chỉ trong công tác chỉ đạo, tổ chức
thực hiện các chủ trương, chính sách mà cả trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể.
-
Các cuộc vận động và phong trào thi đua ngày càng đi vào chiều sâu,
trở thành hoạt động thường xuyên của mỗi cơ sở giáo dục và có hiệu quả rõ rệt:
phong trào thi đua “Xạy dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã có sức
lan tỏa mạnh mẽ với sự huy động sức mạnh tổng hợp của các lực ỉượng xã hội và
nhà trường; đã gắn kết chặt chẽ nội dung thực hiện “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” với cuộc vận động “Mỗỉ thầy giáo, cô giáo là một
tẩm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” với nhiều hình thức và phương pháp phù
hợp, hiệu quả.
-
Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục được thường xuyên chú trọng, chất lượng đội ngũ
ngày càng được nâng cao. Nhiều địa phương đã triển khai đề án quy hoạch đội ngũ
nhà giáo, CBQL cơ sở giáo dục các cấp của địa phương đã được ủy ban nhân dân
tỉnh phê duyệt.
-
Quy mô trường lóp tiếp tục phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu học tập của nhân dân và của xã hội. Nhiêu địa phương đã tích cực huy động
thêm nguôn lực để nâng cấp các cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia.
-
Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng cao thêm một
bước qua việc thực hiện chương trình giáo dục mâm non mới; tiêp tục điêu chỉnh
theo hướng giảm tải chương trình phổ thông; hướng dẫn dạy học dựa trên chuẩn
kiến thức, kỹ năng; kiên trì chỉ đạo và thực hiện đổi mới phương pháp dạy-học và
đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh; chú trọng phụ đạo cho học sinh yếu kém; kết
quả là tỷ lệ học sinh bỏ học giảm; chất lượng giáo dục được nâng lên so với năm
học trước.
-
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy, học và quản
lý giáo dục tiếp tục có những chuyển biến. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hệ thống
thư viện trường học ở các cơ sở giáo dục được tăng cường theo hướng kiên cố hoá,
hiện đại hóa, theo các chuẩn quốc gia đã ban hành.
-
Công tác xã hội hóa giáo dục đã được triển khai có kết quả tốt ở
nhiều địa phương điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn với các hình thức đa
dạng, phù hợp, kịp thời và hiệu quả.
3‘. Điểm hạn chế:
-
Cơ chế quản lý hệ thống giáo dục còn nhiều bất cập. Phân cấp trong
quản lý giáo dục còn nhiều nội dung chưa hợp lý, chưa phù hợp, chưa đồng bộ.
Công tác quy hoạch, cơ chế quản lý cán bộ trong Ngành có tiến bộ nhưng hiệu quả
chưa cao. Việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hằng năm còn nặng về hình
thức, nể nang, chưa có tác dụng thúc đẩy. Hệ thống quản lý và kiểm định chất lượng
giáo dục bướe đầu phát huy vai trò nhưng trong thực tế nhất là đánh giá và dự báo
về mặt chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục vẫn còn hạn chế nhất định.
-
Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến nhưng còn có sự chênh
lệch cao giữa các vùng và giữa các trường học trong tỉnh. Ở vùng điều kiện kinh tếxã hội (KT-XH) khó khăn, số học sinh yếu kém còn chiếm tỷ lệ khá cao so với mặt
bằng các tỉnh trong khu vực, việc huy động học sinh ra lớp và duy trì tỷ lệ đi học
chuyên cần gặp rất nhiều khó khăn; việc phân luồng học sinh sau THCS và giáo dục
hướng nghiệp chưa hiệu quả rõ rệt. Một bộ phận học sinh phố thông và nhất là học
viên các lơp phổ cập, bổ túc còn có biểu hiện thiếu sự tu dưỡng rèn luyện đạo đức,
động cơ thai độ học tập chưa đứng, thiếu sự chuyên cần.
-
Công tác quản lý của một bộ phận CBQL các cơ sở giáo dục chưa
năng động, sáng tạo, còn trông chờ, ỉ lại; yếu trong công tác quản lý hành chính, lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện quy chế, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị
giáo dục. Một số đơn vị chưa làm tốt việc thực hiện kịp thời báo cáo, thông tin,
công tác cải cách hành chính; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý có nơi còn xem nhẹ.
-
Cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ; năng lực chuyên môn một bộ
phận giáo viên còn hạn chế, bất cập; tình trạng thiếu, thừa giáo viên ở các cấp học
vẫn còn xảy ra, công tác phân loại, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp còn
hình thức; Còn một bộ giáo viên chưa thạo nghề, chưa thật sự tâm huyết đối với
nghề, thiếu tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh.
-
Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra
đánh giá vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đồng bộ, nhất là khâu quản lý kết quả kiểm
tra, đánh giá học sinh của các trường; sự chỉ đạo và tổ chức thanh kiểm tra của Sở,
của các phòng Giáo dục và Đào tạo vẫn còn thiếu quyết liệt. Một số cán bộ quản lý
và giáo viên chưa thực sự quyết tâm, còn ngại khó trong việc áp dụng đổi mới
phương pháp giảng dạy; Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa
linh hoạt, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; Giáo dục kĩ năng sông chưa được coi trọng
đúng mức.
-
Công tác phổ cập giáo dục ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng
KT-XH khó khăn có kết quả chưa thực sự bền vững. Công tác phổ cập mầm non
cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và nhất là phổ cập giáo
dục THPT (ở thành phố) tuy có nhiều khởi sắc, tiến bộ song một số địa phương
chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức, chưa chủ động, còn có sự trông chờ ỷ lại cấp
trên.
-
Công tác xã hội hóa giáo dục có nhiều tín hiệu tích cực nhưng chưa
mạnh, nhận thức về xã hội hóa giáo dục chưa được sâu rộng, sự quyết tâm chưa cao
nên chưa tạo được một phong trào. Sự phối hợp giữa "nhà trường-gia đình-xã hội"
đã có chuyển biến nhưng chưa thường xuyên, thiếu sự đồng bộ.
-
Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường ở nhiều địa phương vẫn còn thiếu
thốn và đã xuống cấp; thiếu quỹ đất để xây dựng mới hoặc mở rộng diện tích
trường, lớp học thao chuẩn quốc gia. Nhiều trường học chưa đảm bảo vệ sinh môi
trường, thiếu hệ thống nước sạch; thư viện trường học chưa đạt chuẩn. Cơ sở vật
chất, trường lớp chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển quy mô học sinh và yêu cầu mở
rộng tổ chức lóp học 2 buổi/ngày. Tình trạng thiếu phòng thí nghiệm thực hành,
phòng học bộ môn và phòng chứa bảo quản thiết bị dạy học... vẫn chưa được khắc
phục triệt để. Trang thiết bị dạy học còn hạn chế về chất lượng và hiệu quả sử dụng
còn thấp. Tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia còn rất chậm ở cấp Mầm
non, THCS và THPT.
-
ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành chưa đồng đều nhất là ở
vùng sâu, vùng xa nên việc triển khai ứng dụng CNTT chưa đồng bộ; thiết bị, cơ sở
hạ tầng về CNTT ở các đơn vị cơ sở giáo dục còn thiếu thốn, lạc hậu, không tương
thích nên không đáp ứng được yêu cầu quản lý, sử dụng khai thác các phần mềm
giảng dạy cũng như quản lý (nhất là trường mầm non, tiểu học ở vùng khó khăn);
nhiều đơn vị chưa tích cực chủ động mua sắm trang bị mới.
4.
Thời cơ:
w
-
,
,
■
,
Đảng và Nhà nước luôn khăng định phát triên giáo dục là quôc sách
hàng đâu,
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là
động lực để phát triển kinh tế - xã hội.
-
Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung,
phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một
nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học.
-
Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy
mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những
mô hĩnh giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát
triển giáo dục.
5.
Thách thức:
-
Sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các nhóm dân cư, khoảng
cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt, gây nguy cơ dẫn đến sự thiếu
bĩnh đẳng trong tiếp cận và thụ hưởng các chính sách về giáo dục, gia tăng khoảng
cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miên và cho các đôi tượng người học.
-
Nhu cầu phát triển nhanh giáo dục đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế theo chiều sâu tri thức với
công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế, trong khi đó nguồn lực đầu tư cho giáo dục
là có hạn, sẽ tạo sức ép đối với phát triển giáo dục.
-
Nguy cơ tụt hậu có thể làm cho khoảng cách kinh tế, tri thức, giáo
dục giữa Việt Nam và các nước ngày càng gia tăng. Hội nhập quốc tế và phát triển
kinh tế thị trường làm nảy sinh những vấn đề mới, như nguy cơ xâm nhập của văn
hóa và lối sống không lành mạnh làm xói mòn bản sắc dân tộc, dịch vụ giáo dục
kém chất lượng có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục đặt ra yêu cầu phải đổi
mới cả về lý luận cũng như những giải pháp thực tiễn phù họp để phát triển giáo
dục.
-
Sự đòi hỏi ngày càng cao của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ
hội nhập về chất lượng giáo dục, về cập nhật kiến thức hiện đại, về công nghệ và kỹ
thuật tiên tiến trong điều kiện của tỉnh Ninh Thuận là bài toán nan giải cho các cấp
quản lý giáo dục.
-
Tư tưởng và thói quen khoán trắng cho ngành Giáo dục trong các
hoạt động giáo dục là rào cản không nhỏ khi thực hiện xã hội hóa giáo dục và nâng
cao ý thức trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập, rèn luyện của học sinh.
-
Việc bồi dưỡng cho học sinh nâng cao và xác định thái độ, động cơ
học tập đúng đắn, khả năng tự học, kỹ năng ứng phó trước các tệ nạn xã hội và vấn
nạn nghiện gameonline cũng là những vấn đề tạo nên sự phức tạp, khó khăn cho
việc nâng cao chất lượng và phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Ngoài ra, những điểm hạn chế đã trình bày ở trên cũng là những thách thức
lớn đối với các cấp quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên và sự phát triên của ngành
giáo dục tỉnh Ninh Thuận trong thời gian đến.
III. Quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy và các giải pháp của ủy ban nhân
dân về p' ' '
’'
'
' " 0 tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
1.1.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc và cụ thể hoá các quan
điếm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và nhân dân trong tỉnh tạo sự đồng
thuận coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; nhận thức rõ vai trò quyết định
chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối
hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lôi sông cho con em
mình.
Chú trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong các
trường học, trước hết là trong đội ngũ giáo viên. 100% các trường học có chi bộ;
các trường cao đẳng, đại học có đảng bộ. cấp ủy trong các cơ sở giáo dục, đào tạo
và dạy nghề phải thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm
trước Đảng và nhân dân về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ
giáo dục, đào tạo. Lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo
viên, viên chức và học sinh, sinh viên, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể
trong nhà trường và nhân dân địa phương để xây dựng nhà trường.
Các sở, ban, ngành, huyện, thành phố xây dựng quy hoạch dài hạn phát triển
nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực, cơ cấu ngành
nghề, trình độ; chú trọng quy hoạch phát triển nhân lực cho miền núi, nông thôn,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng diện chính sách. Trên cơ sở đó, đặt hàng
và phối hợp với các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức thực hiện.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết có kết quả
các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
nhất là tình trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp; tiêu cực trong dạy thêm, học thêm;
lạm thu trong một số cơ sở giáo dục... và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát
và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục.
1.2.
Thực hiện đồi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo
dục, ệào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng ĩực của người học
' Căn cứ mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo để cụ thể hóa và công khai
mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, ngành và chuyên ngành đào tạo.
Có cam kết bảo đảm chất lượng của từng khối lớp, cơ sở giáo dục và đào tạo làm
căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo.
Thực hiện nghiêm các yêu cầu về đổi mới chương trình, nội dung giảo dục
và đào tạo; tập trung đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, sớm
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chú trọng giáo dục
nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân; những giá trị cơ
bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị
cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hô Chí Minh; lịch sử, địa
lý, văn hóa địa phương. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an
ninh và hướng nghiệp; dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực,
bảo đảm năng lực sử dụng của người học. Quan tâm dạy tiếng Việt cho học sinh là
người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1. Chú ý các hoạt động xã hội, ngoại
khóa... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy và học.
Khuyến khích biên soạn tài liệu học tập, tài liệu tham khảo phù hợp với các bậc
học, các chương trình giáo dục, đào tạo và đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của
mọi người.
Thực hiện có hiệu quả về đổi mới giáo dục mầm non, chú trọng phát triển thể
lực và hình thành nhân cách; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi đúng tiến
độ, có chất lượng. Đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại; biên soạn tài
liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng, chú ý đến học sinh dân tộc thiểu
số và học sinh khuyết tật; đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Đổi mới giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học theo hướng hình thành năng lực
nghề nghiệp cho người học; cần chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng
thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ
khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, góp phần xây dựng đội ngũ nhân lực
chất lượng cao.
\ 1.3* Bảo đảm trung thực, khách quan trong thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giảo dục, đào tạo.
Tổ chức thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo bảo đảm đúng
theo các tiêu chí quy định. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trinh học
với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của
người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Thực
hiện tốt việc đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo ở từng huyện, thành phố và từng
cơ sở giáo dục, đào tạo theo quy định.
Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục. Chú trọng kiểm tra,
đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở ngoài công lập,
các cơ sở có yếu tố nước ngoài, các loại hình giáo dục cộng đồng.
Đổi mới cách tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo theo hướng chú
trọng năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế.
1.4. Phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng giáo dục mở, học tập suốt
đời ; dựng xã hội học tập
t)ẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp ở trung
học phổ thông; Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy
hoạch phát triển nguồn nhân lực gắn với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của
tỉnh đến năm 2020. Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp sau trung học phổ thông, liên
thông giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất
lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Tăng tỷ lệ trường ngoài công lập
đối với giáo dục nghề nghiệp, có loại hình cơ sở giáo dục do cộng đồng đầu tư.
”
1.5. Thực hiện đỗi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo
Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động,
sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho
các cơ sở giáo dục, đào tạo; phát huy vai trò của hội đồng trường. Thực hiện giám
sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh
tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, ứng dụng
công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại trong quản lý
nhà nước về giáo dục, đào tạo. Các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo địa phương
tham gia quyết định về quản lý nhân sự, tài chính cùng với quản lý thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn các bâc học theo quy định.
Thưc hiên cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục, đào tạo;
nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý; cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia đánh
giá cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo.
Y 1.6. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu
cầu đoi mới giáo dục và đào tạo
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế.
Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo quy định về
trình độ đào tạo và nghiệp vụ. Xây dựng Trường Cao đẳng sư phạm đáp ứng được
mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo. Có cơ chế tuyến sinh và cử
tuyển riêng để tuyển chọn được những người có phẩm chất, năng lực phù hợp vào
ngành sư phạm.
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà
giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề
nghiệp. Thực hiện tốt chế độ ưu đãi đối YỚi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối
với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ; có chế độ hỗ trợ giảng viên trẻ và tạo điều kiện để chuyên gia quốc
tế và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở
giáo dục, đào tạo trong tỉnh.
ị
\ 1.7. Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp
của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo
Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo đạt trên 20% tổng chi ngân
sách địa phương; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Từng bước bảo đảm đủ
kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập.
Đối với giáo dục mầm non và phổ thông, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng,
phát triển các cơ sở giáo dục công lập và có cơ chế hỗ trợ đế bảo đảm từng bước
hoàn thành mục tiêu phổ cập theo luật định; khuyến khích phát triển các loại hĩnh
trường ngoài công lập chất lượng cao ở những nơi có điều kiện kinh tế- xã hội phát
triển thuận lợi. Đối với giáo dục đại học và đào tạo nghê nghiệp, tập trang đâu tư
xây dựng một trường đại học đa ngành; minh bạch hóa các hoạt động liên doanh,
liên kết đào tạo, sử dụng nguồn lực công.
Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại
học; hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài
năng; thực hiện tốt cơ chế tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khổ khăn
được vay để học. Khuyến khích hình thành các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến
tài, giúp học sinh, sinh viên nghèo học giỏi. Tôn vinh, khen thưởng xứng đáng các
cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc và đóng góp nổi bật cho sự nghiệp giáo dục
và đào tạo. Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ
trợ hoạt động đào tạo. Có cơ chế ưu đãi tín dụng cho các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; hỗ trợ về quỹ đất để
có mặt bằng xây dựng trường. Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc
biệt là hạ tầng công nghệ thông tin. Đen năm 2020, số học sinh mỗi lớp không vượt
quá quy định của từng Gấp học.
Phân định rõ ngân sách chi cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo
dục nghề nghiệp và giáo dục đại học với ngân sách chi cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
thuộc hệ thống chính trị và các lực lượng vũ trang. Giám sát chặt chẽ, công khai,
minh bạch việc sử dụng kinh phí.
1.8.
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ,
đặc
biệt là
khoa học giáo dục và khoa học quản lý
y Quan tâm công tác nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý
trong các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục, đào
tạo, dạy nghề. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, giữa cáe cơ sở
đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh Co cơ chế khuyến khích giảng viên, giáo
viên, học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa hoc
Ưu tiên xây dựng phòng thí nghiệm chuyên ngành, khuyến khích thành lập
trung tâm chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công
nghệ, hỗ
trợ đăng
ký và khai thác sáng chế, phát minh trong các cơ sở đào tạo.