Tải bản đầy đủ (.ppt) (60 trang)

Mô Đun Giáo Dục Giá Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 60 trang )

Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu của
chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Năm học 2014-2015.



1. Kiến thức:
* Nêu được quan hệ giữa năng lực giáo dục giá trị với
các tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn 4 “Năng lực giáo dục”;
* Trình bày được cơ chế chuyển giá trị của xã hội
thành giá trị cá nhân;
* Nêu được các hoạt động trong chủ đề giáo dục giá
trị sống.


2. Thái độ:
* Trên cơ sở nhận thức được mối quan hệ giữa năng
lực giáo dục giá trị với năng lực giáo dục trong Chuẩn
nghề nghiệp, GV tự giác phát triển năng lực giáo dục
giá trị cho HS;
* Tự giác đảm bảo cơ chế, qui trình chuyển giá trị
khách quan thành giá trị chủ quan của HS trong hoạt
động giáo dục giá trị.


3. Kỹ năng:
* Biết cách tổ chức hoạt động giáo dục giá trị.


1. QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
VỚI NĂNG LỰC GIÁO DỤC TRONG CHUẨN


NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC.
2. CƠ CHẾ CHUYỂN GIÁ TRỊ KHÁCH QUAN CỦA
XÃ HỘI THÀNH GIÁ TRỊ CÁ NHÂN.
3. THỰC HÀNH MỘT CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ.


QUAN HỆ GIỮA “NĂNG LỰC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ”
VỚI “NĂNG LỰC GIÁO DỤC”
TRONG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC


16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục;
17. Giáo dục qua môn học;
18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục;
19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng;
20. Vận dụng các nguyên tắc, PP, HTTC giáo dục;
21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS.


1. Xin mời Thầy/ Cô thực hiện các bài tập cho hoạt
động 1.
2. Các nhóm chia sẻ kết quả lựa chọn phương án trả
lời và giải thích tại sao?


Giữa năng lực giáo dục giá trị và năng
lực “ Xây dựng kế hoạch các hoạt động
giáo dục” (Tiêu chí 16 tiêu chuẩn 4) có
quan hệ gì với nhau?


*


*Kế

hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ
mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi,
phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều
kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
*GV cần có năng lực xác định những giá trị nào sẽ được giáo dục
qua những hoạt động đó để đặt thành mục tiêu cho các hoạt
động này.


* Tiêu chí 17 đã yêu cầu giáo dục qua dạy học. Vậy theo

Thầy/ Cô năng lực giáo dục giá trị có mối quan hệ như thế
nào với tiêu chí này?

*

Khi giảng dạy các môn học, ngoài việc truyền đạt kiến
thức và hình thành kỹ năng, thầy cô có nghĩ đến các giá trị
cần thiết để định hướng cho người học hay không? Nếu
có, thầy cô đã lồng ghép như thế nào?


Khi dạy học, GV phải thực hiện chức năng giáo dục (Tiêu chí
17), thông qua “dạy chữ” để “dạy người”. Trong đó, giáo viên

cần phải tích hợp giáo dục giá trị chân, thiện, mỹ, cũng như các
giá trị khác trong các môn học, đặc biệt là những môn học có
tiềm năng như:
giáo dục công dân, văn học, lịch sử, địa lí…trên cơ sở đó tác
động đến xúc cảm, niềm tin của HS về các giá trị chứa đựng
trong nội dung học tập.


*

Giữa năng lực giáo dục giá trị với năng lực
“Giáo dục qua các hoạt động giáo dục” (Tiêu chí
18 thuộc tiêu chuẩn 4) có mối quan hệ như thế
nào?


Trong năng lực giáo dục qua các hoạt động giáo
dục (Tiêu chí 18) phải có kỹ năng xác định những
giá trị nào cần được giáo dục trong những hoạt
động giáo dục đó, đồng thời thực hiện giáo dục
những giá trị đó trên cơ sở đảm bảo cơ chế chuyển
giá trị khách quan thành niềm tin của cá nhân vào
những giá trị đó.


*Theo

các Thầy/ Cô, khi giáo dục qua các hoạt động
trong cộng đồng, người GV có cần thiết phải xác định rõ
những phẩm chất nào cần và có thể giáo dục cho người

học qua các hoạt động đó hay không?

* Giữa năng lực giáo dục giá trị và năng lực “Giáo dục
qua các hoạt động trong cộng đồng” (Tiêu chí 19 thuộc
tiêu chuẩn 4) có mối quan hệ với nhau như thế nào?


Trong năng lực “Giáo dục qua các hoạt động trong
cộng đồng” (Tiêu chí 19), người GV phải có năng
lực xác định những giá trị nào cần được giáo dục
và thực hiện được qua các hoạt động giáo dục
trong cộng đồng như: Lao động công ích, hoạt
động xã hội…


* Trong quá trình giáo dục học sinh, Thầy/ Cô thường có xu

hướng vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ
chức giáo dục như thế nào?
* Theo Thầy/ Cô, giữa năng lực giáo dục giá trị với năng lực
“Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức
giáo dục” (Tiêu chí 20 thuộc tiêu chuẩn 4) có mối quan hệ gì
với nhau?


Yêu cầu của năng lực “Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp,
hình thức tổ chức giáo dục” (Tiêu chí 20) đã hàm chứa khả
năng vận dụng các nguyên tắc, phương pháp giáo dục giá trị.
Theo đó, trong quá trình giáo dục nói chung, giáo dục giá trị nói
riêng cho học sinh, người GV cần có năng lực vận dụng một

cách linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc, phương pháp và hình
thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, đáp ứng
mục tiêu giáo dục đã đề ra.


* Có một tiếp cận mới trong đánh giá kết quả rèn luyện
đạo đức của học sinh, đó là chú trọng đánh giá quá trình
hơn là đánh giá kết quả. Thầy/ Cô có suy nghĩ gì về vấn
đề này?
* Theo Thầy/ Cô, năng lực giáo dục giá trị có quan hệ gì
với năng lực “Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của
học sinh” (Tiêu chí 21 thuộc tiêu chuẩn 4)?


Trong năng lực “Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của
học sinh” (Tiêu chí 21) đã hàm chứa năng lực đánh giá sự
thống nhất giữa giá trị/ ý thức/ thái độ với hành vi đạo đức
của học sinh. Điều đó có nghĩa là khi đánh giá hành vi đạo
đức đòi hỏi năng lực nhìn thấy đằng sau, ở lớp dưới bề
mặt của những hành vi có thể quan sát được đó là những
giá trị nào được học sinh tin và coi trọng – đã chi phối
những hành vi này.


* Năng lực giáo dục giá trị

thâm nhập vào tất cả các năng
lực hợp phần trong năng lực giáo dục thuộc tiêu chuẩn 4;
* Năng lực giáo dục giá trị là nền tảng để thực hiện thành
công các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục;

* Năng lực giáo dục giá trị cũng được xem như một năng lực
độc lập để thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển các giá trị
khách quan của xã hội thành giá trị mà mỗi cá nhân sống
trong xã hội đó coi trọng và thực hiện trong cuộc sống.


Thầy/ Cô chia sẻ các tình huống khó khăn đã
gặp trong quá trình giáo dục giá trị cho HS?


CƠ CHẾ CHUYỂN GIÁ TRỊ
KHÁCH QUAN CỦA XÃ HỘI
THÀNH GIÁ TRỊ CÁ NHÂN


1. Thầy cô đã thực hiện giáo dục giá trị cho HS
như thế nào?
2. Để chuyển những giá trị/ hệ giá trị xã hội khách
quan thành giá trị/ hệ giá trị cá nhân cần thực hiện
theo cơ chế nào?
3. Đặc thù của GD giá trị so với quá trình dạy học?
Mời thầy/ cô làm bài tập!


×