Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Arsenic – Nguồn nước và sức khỏe người sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.08 KB, 15 trang )

Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Môi Trường
BỘ MÔN HÓA KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Đề tài 4:
Arsenic – Nguồn nước và sức khỏe người sử dụng

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh
Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Lớp: MO1304

1


Thành viên
1.Nguyễn Hồng Yến Nhi
2.Võ Nhật My
3.Trần Thị Ngọc Anh
4.Nguyễn Hải Đăng
5.Lê Thị Ly Na

MSSV
91302783
91302420
91300147
91300842
91302428

2



Mục lục
I.Khái quát về asen..............................................................................4
1.Khái niệm và tính chất vật lý...........................................................4
2.Tính chất hóa học............................................................................4
3.Ứng dụng........................................................................................5
II. Asen và nguồn nước.......................................................................6
1.Các con đường As xâm nhập vào nước.........................................6
a.Nguồn gốc tự nhiên......................................................................6
b.Hoạt động nhân sinh....................................................................6
c.Các quá trình sinh địa hóa............................................................6
2.Cơ chế xâm nhập của As vào nước................................................7
3.Dạng tồn tại của asen trong nước...................................................7
4.Tính hình chung trên thế giới và vấn đề ô nhiễm asen...................7
5.Ô nhiễm asen ở Việt Nam...............................................................8
6.Phương pháp loại bỏ asen khỏi nguồn nước..................................9
III.Asen và sức khỏe con người........................................................12
1.Những con đường xâm nhập của asen vào cơ thể.......................12
2.Tác hại của asen đến sức khỏe con người...................................12
a.Mức độ độc hại............................................................................12
b.Hậu quả của việc nhiễm độc asen..............................................13
c.Nhiễm độc mãn tính....................................................................13
d.Nhiễm độc cấp tính.....................................................................14
3.Cơ chế gây độc.............................................................................14

3


I.Khái quát về asen:
1. Khái niệm và tính chất vật lý:

Asen (Arsenic), có kí hiệu là As, còn gọi là thạch tín. Được Albertus Magnus (người
Đức) chính thức viết về nó vào năm 1250.
Nguyên tố số 33. Khối lượng nguyên tử bằng 74,92. Nhiệt độ nóng chảy: 816.8 °C.
Vị trí của nó trong bảng tuần hoàn được đề cập ở bảng mé bên phải. Cấu hình e là
[Ar]4s2 3d10 4p3 ( Nhóm VA, chu kì 4, phân lớp p ).

Asen nguyên tố được tìm thấy ở nhiều dạng thù hình rắn:


Dạng màu vàng thì mềm, dẻo như sáp và không ổn định, và nó làm cho các phân tử
dạng tứ diện As4 tương tự như các phân tử của phốtpho trắng.



Các dạng màu đen, xám hay 'kim loại' hơi có cấu trúc kết tinh thành lớp với các liên
kết trải rộng khắp tinh thể. Chúng là các chất bán dẫn cứng với ánh kim.



Tỷ trọng riêng của dạng màu vàng là 1,97 g/cm³; dạng 'asen xám' hình hộp mặt thoi
nặng hơn nhiều với tỷ trọng riêng 5,73 g/cm³; các dạng á kim khác có tỷ trọng tương tự.

2.Tính chất hóa học:
Trạng thái ôxi hóa phổ biến nhất của nó là -3 (asenua: thông thường trong các hợp chất
liên kim loại tương tự như hợp kim), +3 (asenat (III) hay asenit và phần lớn các hợp
chất asen hữu cơ), +5 (asenat (V): phần lớn các hợp chất vô cơ chứa ôxy của asen ổn
định).
Asen cũng dễ tự liên kết với chính nó, chẳng hạn tạo thành các cặp As-As trong sulfua
đỏ hung hoàng (α-As4S4) và các ion As43- vuông trong khoáng coban asenua có tên
skutterudit. Ở trạng thái ôxi hóa +3, tính chất hóa học lập thể của asen chịu ảnh hưởng

bởi sự có mặt của cặp electron không liên kết.
Asen về tính chất hóa học rất giống với nguyên tố đứng trên nó là photpho:
• Asen tạo thành các oxit kết tinh, không màu, không mùi như As2O3 và As2O5 là
những chất hút ẩm và dễ dàng hòa tan trong nước để tạo thành các dung dịch có
tính axít.
• Axit asenic (V), tương tự như axít photphoric, là một axít yếu.
• Asen tạo thành hiđrua dạng khí và không ổn định, đó là arsin (AsH3).
• Sự tương tự lớn đến mức asen sẽ thay thế phần nào cho phốtpho trong các
phản ứng hóa sinh học và vì thế nó gây ra ngộ độc. Tuy nhiên, ở các liều thấp hơn
mức gây ngộ độc thì các hợp chất asen hòa tan lại đóng vai trò của các chất kích
4


thích và đã từng phổ biến với các liều nhỏ như là các loại thuốc chữa bệnh cho
con người vào giữa thế kỷ 18.
Khi bị nung nóng trong không khí, nó bị oxi hóa để tạo ra trioxit asen; hơi từ phản ứng
này có mùi như mùi tỏi. Mùi này cũng có thể phát hiện bằng cách đập các khoáng vật
asenua như asenopyrit bằng búa.
Asen (và một số hợp chất của asen) thăng hoa khi bị nung nóng ở áp suất tiêu chuẩn,
chuyển hóa trực tiếp thành dạng khí mà không chuyển qua trạng thái lỏng. Trạng thái
lỏng xuất hiện ở áp suất 20 atm trở lên, điều này giải thích tại sao điểm nóng chảy lại
cao hơn điểm sôi.
3.Ứng dụng:
Asenat hidro chì được ứng dụng làm thuốc trừ sâu. (Nhưng chính việc này đã gây ra
tồn thương não trực tiếp cho những người phun thuốc)
Asenat đồng được sử dụng như tác nhân tạo màu vào thế kỉ 19.
Trioxit asen dùng làm thuốc trong điều trị ung thư, bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp
tính tiền nhiễm myelin, bệnh vảy nến..
Asen thường có trong rau quả, thực phẩm, trong cơ thể động vật và người với nồng độ
rất nhỏ. Ở mức độ bình thường, nước tiểu chứa 0,005-0,04 mg As/L, tóc chứa 0,080,25 mg As/kg, móng tay, móng chân chứa 0,43-1,08 mg As/kg [16] .

Asen là một chất rất độc, độc gấp 4 lần thuỷ ngân. Asen tác động xấu đến hệ tuần
hoàn, hệ thần kinh. Nếu bị nhiễm độc từ từ, mỗi ngày một ít, tuỳ theo mức độ bị nhiễm
và thể tạng mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân,
ung thư, giảm trí nhớ... Asen làm thay đổi cân bằng hệ thống enzim của cơ thể, nên tác
hại của nó đối với phụ nữ và trẻ em là lớn nhất. As2O3 màu trắng, dạng bột, tan được
trong nước, rất độc. Khi uống phải một lượng thạch tín (As2O3) bằng nửa hạt ngô,
người ta có thể chết ngay tức khắc.
Asen là một thành phần tự nhiên của vỏ Trái Đất, khoảng 1 -2mg As/kg. Một số quặng
chứa nhiều asen như là pyrit, manhezit,... Trong các quặng này, asen tồn tại ở dạng
hợp chất với lưu huỳnh rất khó tan trong nước. Đã thấy một số mẫu quặng chứa asen
cao 10 - 1000 mg As/kg hoặc hơn.

II. Asen và nguồn nước:
1. Các con đường As xâm nhập vào nước:
a. Nguồn gốc tự nhiên:

Trong tự nhiên asen có trong nhiều loại khoáng vật như Realgar (As2S4), Orpoment
(As2S3), Arsenolite (As2O3), Arsenopyrite( FeAsS)...
5


Trong nước asen thường gặp ở dạng arsenic hoặc arsenate (AsO33− , AsO43−). Các hợp
chất asen methyl có trong môi trường do chuyển hóa sinh học .
b. Hoạt động nhân sinh:

Việc khoan giếng nước không hợp lý hoặc các cuộc khai thác mỏ có thể làm cho asen
tích tụ trong đất hòa tan vào nước ngầm.
Đốt nhiên liệu hóa thạch, đốt rác, nấu chảy quặng, luyện kim khai thác và chế biến
quặng nhất là quặng sulfur và asenua, sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ, phân
hóa học, vũ khí hóa học...

Trong nông nghiệp, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chứa As, thúc đẩy As
phân tán vào môi trường nước và trầm tích.
c. Các quá trình sinh địa hóa

Sự phân bố rộng rãi của asen được bắt nguồn từ quá trình sinh địa hóa. Điều này có
nghĩa là nồng độ của asen gia tăng khi càng xuống sâu dưới các tầng đất hoặc mạch
nước ngầm. Sự suy thoái nguồn nước ngầm làm asen chuyển sang dạng có thể tan
được trong nước.
Hai trường hợp có thể tích tụ asen cao đó là:
- Tại các khu vực vũng, vịnh kín ở miền khí hậu khô hạn đến bán khô hạn.
- Tại những tầng nước ngầm có tính khử mạnh, thường gặp ở vùng chứa nhiều lắng
cặn, phù sa vơi nồng độ sulphate thấp. Các tầng lớp lắng cặn mỏng ở địa vực thấp, nơi
có độ nghiêng thủy vực thấp, là khu vực đặc trưng chứa nhiều asen trong mạch nước
ngầm.
Các tầng nước ngầm có nồng độ asen cao thường ở độ sâu từ 20 – 120m.
Ở dưới tầng ngầm, asen thường xuất hiện nhiều trong các hỗn hợp khoáng tạo đá . Rất
nhiều asen bị kết dính trong các hỗn hợp khoáng pyrite ở lưu vực phù sa.
2. Cơ chế xâm nhập của của asen vào nước:

Asen xâm nhập vào nước do quá trình hòa tan các chất và quặng mỏ, do chất thải công
nghiệp (nhất là trong quá trình làm thủy tinh, đồ gốm, thuộc da, sản xuất thuốc nhuộm
6


và chất màu để pha sơn, chất bảo quản gỗ) và sự lắng đọng trong không khí, sự oxi
hóa các khoáng sunfua hoặc khử các khoáng oxi hydroxit giàu As.
Nhờ các quá trình thủy địa hóa, sinh địa hóa, các điều kiện địa chất, thủy văn mà asen
có thể xâm nhập vào môi trường nước.
Nếu nước dưới đất không có oxi thì các hợp chất arsenat được khử thành arsenua có
độc tính cao gấp 4 lần arsenat. Trong môi trường tầng đất giàu chất hữu cơ và sắt thì

khả năng hấp thụ As tốt khiến tiềm năng ô nhiễm sẽ cao hơn.
3. Dạng tồn tại của asen trong nước:

Trong nước arsen thường tồn tại chủ yếu dưới các dạng asenit, asenat,
monometylasonic axit, hay dimetylasinic axit… nhưng có hàm lượng rất thấp, chủ yếu
asen bị thuỷ phân lắng xuống bùn. Trong nước chứa nhiều ôxy, arsen tồn tại ở dạng
hoá trị 5.Trong nước chứa ít ôxy ,arsen tồn tại ở dạng arsenat (III) và arsen kim loại.
Hàm lượng As trong nước dưới đất phụ thuộc rất nhiều vào tính chất và trạng thái môi
trường địa hoá. Dạng As tồn tại chủ yếu trong nước dưới đất là H 2AsO4-1 (trong môi
trường pH axit đến gần trung tính), HAsO 4-2 (trong môi trường kiềm)
4. Tình hình chung trên thế giới về vấn đề ô nhiễm Asen
Người ta ước tính khoảng 57 triệu người đang sử dụng nước uống là nước ngầm có
hàm lượng arsen cao hơn tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới là 10 phần tỷ .
Nhiều quốc gia và khu vực khác ở Đông Nam Á, như Việt Nam, Campuchia, Tây Tạng,
Trung Quốc, được coi là có các điều kiện địa chất tương tự giúp cho quá trình tạo nước
ngầm giàu arsen. Miền bắc Hoa Kỳ, bao gồm các phần thuộc Michigan, Wisconsin,
Minnesota và Dakota cũng có hàm lượng arsen trong nước ngầm khá cao.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới về ô nhiễm Asen trong nguồn nước, nồng độ
Asen trong nước giếng khoan ở khu vực Nam Iowa và Tây Missouri của Mỹ dao động
từ 0,034-0,490mg/l; ở Hungary, dao động từ 0,001- 0,174mg/l, trung bình là 0,068 mg/l;
ở khu vực Tây-Nam Phần Lan khoảng 0,017- 0,98mg/l; Mexico: từ 0,008- 0,624mg/l, có
tới 50% số mẫu có nồng độ Asen >0,050mg/l. Mức độ ô nhiễm Asen trong nước ngầm
ở các nước châu Á trầmtrọng hơn, nồng độ Arsen trung bình trong nguồn nước ngầm ở
Tây Nam Đài Loan là 0,671mg/l. Ở Tây Bengal Ấn Độ nồng độ Asen trung bình trong

7


nước giếng khoan của các quận dao động từ 0,193 đến 0,737 mg/l, có mẫu lên tới
3,700 mg/l .

5. Ô nhiễm Asen ở Việt Nam
Tại Việt Nam, ô nhiễm arsen đã được phát hiện tại nhiều khu vực như đồng bằng sông
Hồng: Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, khu vực đồng bằng sông Cửu Long: An Giang, Đồng
Tháp…
3 kiểu vùng có khả năng ô nhiễm arsen chủ yếu như sau:
- Vùng núi với các đá biến đổi nhiệt dịch, quặng vàng, đa kim, sulfur…Nguồn ô nhiễm là
do các quá trình tự nhiên .
- Ở đồng bằng nước ngầm, nguồn ô nhiễm asen là quá trình tự nhiên (ôxy hóa khoáng
vật sulfur và khoáng vật chứa asen trong trầm tích, khử các hydroxyt sắt chứa arsen..)
và hoạt động nhân sinh.
- Đới duyên hải nguồn ô nhiễm là hoạt đông nhân sinh, đặc biệt là sử dụng thuốc trừ
sâu, diệt cỏ, vũ khí hóa học…

6. Phương pháp loại bỏ As khỏi nguồn nước

8


Nguyên tắc chung: Chuyển thành dạng As(V) để tạo thành hợp chất ít tan của As(V).
Ví dụ: FeAsO4, Mn3(AsO4)2, AlAsO4.
Một số phương pháp loại bỏ asen:
 Keo tụ - Kết tủa


Keo tụ bằng hóa chất



Hấp phụ




Công nghệ lọc



Trao đổi Ion



Oxi hóa



Keo tụ - Kết tủa
Người ta bơm nước ngầm từ giếng khoan, sau đó làm thoáng để ôxy hóa sắt, mangan,
tạo hydroxyt sắt và mangan kết tủa. Asen (III) được oxy hóa đồng thời thành As (V), có
khả năng hấp phụ lên bề mặt của các bông keo tụ Hydroxyt Sắt hay Mangan tạo thành
và lắng xuống đáy bể, hay hấp phụ và bị giữ lại lên bề mặt hạt cát trong bể lọc.



Keo tụ bằng hóa chất
Phương pháp keo tụ đơn giản nhất là sử dụng vôi sống (CaO) hoặc vôi tôi (Ca(OH)2)
để khử Asen. Hiệu suất đạt khoảng 40 - 70 %. Có thể sử dụng để khử Asen kết hợp với
làm mềm nước. Tuy vậy, phương pháp này khó cho phép đạt được nồng độ Asen trong
nước sau xử lý xuống tới 10 mg/l. Một hạn chế của phương pháp sử dụng vôi là tạo ra
một lượng cặn lớn sau xử lý.
Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp keo tụ, kết tủa bằng Sunfat nhôm hay Clorua
sắt.




Hấp phụ
9


Hấp phụ bằng nhôm hoạt hóa: Nhôm hoạt hóa được sử dụng có hiệu quả để xử lý
nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao. Tuy nhiên, nếu trong nước có các hợp chất
của Selen, Florua, Clorua, Sunffat với hàm lượng cao, chúng có thể cạnh tranh hấp
phụ. Nhôm hoạt hóa có tính lựa chọn cao đối với As(V), vì vậy mỗi lần xử lý có thể giảm
tới 5 - 10 % khả năng hấp phụ. Cần hoàn nguyên và thay thế vật liệu lọc khi sử dụng.
Hấp phụ bằng oxyt nhôm hoạt hóa: Công ty Project Earth Industries (PEI Inc.) đã chế
tạo ra một loại vật liệu hấp phụ rẻ tiền, có nguồn gốc từ nhôm, có khả năng tách Asen ở
2 dạng tồn tại phổ biến ở trong nước là As (III) và As(V). Vật liệu hấp phụ này có đặc
tính hóa học, diện tích bề mặt và độ rỗng cao, có khả năng hấp phụ cao hơn 10 lần so
với các vật liệu thông thường khi có mặt các Ion cạnh tranh.
Hấp phụ bằng vật liệu Laterite: Laterite là loại đất axit có màu đỏ, rất phổ biến ở các
vùng nhiệt đới. Có thành phần chủ yếu là các Hydroxyt Sắt và Nhôm, hoặc các oxyt
ngậm nước của chúng, và một lượng nhỏ các hợp chất của Mangan, Titan. Hiệu suất
xử lý đạt 50 - 90 %.



Công nghệ lọc
Công nghệ lọc qua lớp vật liệu lọc là cát: Asen được loại bỏ khỏi nước trong bể lọc cát
là nhờ sự đồng kết tủa với Fe(III) trên bề mặt của các hạt cát và không gian giữa các lỗ
rỗng trong lớp cát. Hidroxit Fe(III) sẽ được hấp phụ trên bề mặt các hạt cát và tạo thành
một lớp hấp phụ mỏng. Asen (V) và Asen(III) trong nước sẽ hấp phụ vào lớp Fe(OH)3
đó và bị giữ lại ở lớp vật liệu lọc.

Fe(II) + O2 (không khí) → Fe(III)
Fe(III) + As(III) → Fe(II) + As(V)
Fe(III) + As(V) → FeAsO4 ¯

Công nghệ lọc màng: Sử dụng các màng bán thấm, chỉ cho phép nước và một số chất
hòa tan đi qua, để làm sạch nước. Tuy nhiên, phương pháp này thường rất đắt và do
đó thường được sử dụng trong những trường hợp cần thiết, bắt buộc, khó áp dụng các
10


phương pháp khác như khử muối, loại bỏ một số ion như Asen... Có nhiều loại màng
lọc được sử dụng như vi lọc, thẩm thấu ngược, điện thẩm tách, siêu lọc và lọc nano.
Hiệu suất và chi phí cho quá trình lọc màng phụ thuộc vào chất lượng nước nguồn và
yêu cầu chất lượng nước sau xử lý.



Trao đổi Ion
Có thể loại bỏ các ion Asenat (As (V)) trong nước bằng phương pháp trao đổi ion với
vật liệu trao đổi gốc anion axit mạnh (Cl-). Loại vật liệu trao đổi ion này có ưu điểm là có
thể sử dụng dung dịch muối đậm đặc NaCl để hoàn nguyên hạt trao đổi ion đã bão hòa
Asen. Nồng độ Asen sau xử lý có thể hạ thấp tới dưới 2 ppb. Tuy nhiên công nghệ trao
đổi ion tương đối phức tạp, ít có khả năng áp dụng cho từng hộ gia đình đơn lẻ



Oxi hóa
Oxi hóa bằng các chất oxi hóa mạnh: Các chất oxi hóa được phép sử dụng trong cấp
nước như Clo, KMnO4, H2O2 ,Ozon.
Oxi hóa điện hóa: Có thể xử lý nước chứa Asen bằng phương pháp dùng điện cực là

hợp kim và áp dụng cho các hộ sử dụng nước quy mô nhỏ.
Oxi quang hóa : Chất oxy hóa có thể là oxy tinh khiết hoặc sục khí. Chất hấp phụ quang
hóa có thể là Fe(II), Fe(III), Ca(II). Có thể sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn tia cực
tím. Phản ứng có thể xảy ra ở nhiệt độ trong phòng và ánh sáng thấp, không đòi hỏi
các thiết bị phức tạp. Do As(III) bị oxy hóa thành As(V) với tốc độ rất chậm, có thể sử
dụng các chất oxy hóa mạnh như Cl2, H2O2 hoặc O3.

III. Asen và sức khỏe con người:
1. Những con đường xâm nhập của arsenic vào cơ thể:

11


Asen đi vào cơ thể bằng tất cả các con đường có thể như: hít thở, ăn uống và thẩm
thấu qua da. Trong đó, uống nước nhiễm asen là con đường chính để asen xâm nhập
vào cơ thể.
2. Tác hại của arsenic đến sức khỏe con người:
a. Mức độ độc hại :

Asen tự do cũng như hợp chất của nó rất độc.Trong hợp chất thì hợp chất của As(III)
độc nhất. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xếp As vào nhóm độc hại loại A gồm: Hg, Pb,
Se, Cd, As.
Người bị nhiễm độc thường có tỷ lệ bị đột biến NST rất cao.
Từ lâu, As ở dạng vô cơ được sử dụng làm chất độc, một lượng lớn asen loại này có
thể gây chết người.
Sự nhiễm độc asen là một tai họa môi trường đối với sức khỏe con người. Hiện tại trên
thế giới chưa có phương pháp hữu hiệu chữa bệnh.

b. Hậu quả của nhiễm độc arsenic:


Asen gây độc mãn tính do tích lũy trong gan với các mức độ khác nhau, liều gây tử
vong là 0,1g (tính theo As2O3 )
Nếu bị nhiễm độc cấp tính, asen có thể gây tử vong trong vòng vài giờ đến một ngày,
mức độ nhiễm nhẹ hơn có thể tổn thương các mô hay các hệ thống của cơ thể.
Nó có thể gây ra 19 loại bệnh khác nhau, thường là qua đường hô hấp và tiêu hóa:
12


 Các bệnh nan y như ung thư da, phổi, bàng quang, thận, ruột…
 Các bệnh khác: to chướng gan, bệnh đái đường, sơ gan,…
 Tổn thương da như tăng hay giảm màu của da, tăng sừng hóa.
c. Nhiễm độc cấp tính
 Qua đường tiêu hóa:

Khi anhydrit arsenous hoặc chì arsenat vào cơ thể sẽ biểu hiện các triệu chứng như rối
loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn, bỏng, khô miệng, tiêu chảy nhiều và cơ thể bị mất
nước…
Bệnh cũng tương tự bệnh tả, có thể dẫn đến tử vong từ 12-18 giờ.
Trường hợp nếu còn sống nạn nhân có thể bị viêm da tróc vảy và viêm dây thần kinh
ngoại vi.
Một tác động đặc trưng khi bị nhiễm độc asen dạng hợp chất vô cơ qua đường miệng
là sự xuất hiện các vết màu đen và sáng trên da.
 Qua đường hô hấp: (hít thở không khí có bụi, khói hoặc hơi asen)

Kích ứng đường hô hấp: ho, đau khi hít vào, khó thở.
Rối loạn thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, đau các chi.
Asen có tác dụng gây liệt đối với các mao mạch như hiện tượng xanh tím mặt.
Còn có các tổn thương mắt như viêm da mí mắt, viêm kết mạc.
d. Nhiễm độc mãn tính:


Trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với asen ở nồng độ vượt quá độ an toàn
nhưng chưa có thể gây độc cấp tính, asen gây nhiễm độc mãn tính với các triệu chứng
lâm sang như mệt mỏi, chán ăn, giảm trọng lượng cơ thể, xuất hiện các bệnh về dạ
dày, ngoài da (hội chứng đen da, ung thư da), gan bàn chân, rối loạn chức năng gan..
Nhiễm độc mãn tính có thể gây tác dụng toàn thân và cục bộ.
Các triệu chứng nhiễm độc mãn tính sau 2-8 tuần:
 Tổn thương da: ban đỏ, sần và mụn nước, các tổn thương kiểu loét nhất là phần

da hở, tăng sừng hóa gan bàn tay, bàn chân, nhiễm sắc, vân trắng ở móng (gọi là
đám vân Mees).

13


 Tổn thương các niêm mạc như viêm kết giác mạc, kích ứng các đường hô hấp

trên, viêm niêm mạc hô hấp, có thể làm thủng vách ngăn mũi.
 Rối loạn dạ dày, ruột: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón luân phiên nhau,

loét dạ dày.
 Rối loạn thần kinh: viêm dây thần kinh ngoại vi cảm giác vận động, có thể đây là

biểu hiện độc nhất của nhiễm độc mãn tính. Các biểu hiện khác như tê đầu các chi,
đau các chi, bước đi khó khan, suy nhược cơ (chủ yếu ở các cơ duỗi ngón tay và
ngón chân)..
 Nuốt phải hoặc hít thở asen trong không khí thường xuyên, liên tiếp có thể dẫn đến

thoái hóa cơ gan, xơ gan.
 Tác động đến cơ tim.
 Rối loạn toàn than ở người như gầy, chán ăn.

 Liều gây tử vong đối với người: 70-180mg/kg trọng lượng cơ thể. Kết quả này đã

được rút ra qua những trường hợp bị ngộ độc As và đã tử vong trong các bệnh viện.
3. Cơ chế gây độc

Asen tấn công các nhóm sulfurhydryl của enzym làm cản trở hoạt động các enzym.
As(III) tấn công liên kết có nhóm sulfur do đó nó làm đông tụ các protein.
Khi vào trong cơ thể, đặc biệt là các As(III) tấn công ngay lập tức các enzym chứa
nhóm –SH và cản trở hoạt động của chúng.
Cũng giống như pphotphat, asenat dễ kết tủa với kim loại. Khi vào cơ thể, arsenat thế
chỗ photphat trong chuỗi phản ứng tạo adenozintriphotphat (ATP) – một chất có vai trò
quan trọng trong trao đổi chất của tế bào do đó ATP không được hình thành.
Tóm lại tác dụng sinh hóa chính của asen là làm đông tụ protein, tạo phức với
coenzyme và phá hủy quá trình hình thành photphat hóa tạo ra ATP.

14


15



×