Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Quản lý Logistics tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài Luận văn ThS. Quản trị - Quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 55 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN VĂN CÔNG

QUẢN LÝ LOGISTICS TẠI
CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - NĂM 2017

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN VĂN CÔNG

QUẢN LÝ LOGISTICS TẠI
CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế


Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TRÚC LÊ

XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI - NĂM 2017

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

LỜI CẢM ƠN
Trong quá triǹ h nghiên cứu và thực hiê ̣n đề tài “Quản lý Logistics tại Cảng
HKQT Nội Bài”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy

, cô giáo của

Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội , của lãnh đạo Cảng vụ HKQT
Nội Bài, lãnh đạo Chi nhánh - Tổng Công ty Cảng hàng không Miền Bắc, Tổng

Công ty Hàng không Việt Nam, lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Công ty CP dịch
vụ hàng hóa Nội Bài.
Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn sự giúp đỡ nhiê ̣t tin
̀ h của các tổ chức , cá nhân đã
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn PGS

.TS. Nguyễn Trúc Lê, người đã trực tiế p

hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luâ ̣n văn này .
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tâ ̣n tình và những ý kiế n đóng góp của
các thầy, cô giáo Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã ta ̣o điề u
kiê ̣n giúp đỡ tôi , tôi xin chân thành cảm ơn tấ t cả ba ̣n bè

, người thân giúp đỡ tôi

thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ này .
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Công

Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trin

̀ h nghiên cứu đô ̣c lâ ̣p của tác giả . Các số
liê ̣u và kế t quả nghiên cứu trong luâ ̣n văn là trung thực và chưa từng công bố trong
bấ t kỳ công trình khoa ho ̣c nào khác . Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên
cứu đề u ghi rõ nguồ n gố c .
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Công

Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................................ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, LƢU ĐỒ ...........................................................................................................iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .........................................................................................................................iv
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN QUẢN LÝ LOGISTICS TẠI CÁC CẢNG HÀNG KHÔNG ........................................... 6
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ................................................................................ 6
1.2. Cơ sở lý luận chung về Logistics và quản lý Logistics hàng không ............................. 8
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của Logistics .......................................................................... 8
1.2.2. Khái niệm và vai trò của Logistics hàng không ........................................................ 10
1.2.3. Khái niệm về quản lý Logistics hàng không .............................................................. 12
1.2.4. Các nội dung quy định thực hiện quản lý Logistics hàng không............................... 13
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá quản lý dịch vụ Logistics của công ty .................................... 21
1.2.6. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý Logistics hàng không .................................... 23
1.2.7. Nhóm nhân tố ảnh hưởng quản lý Logistics hàng không .......................................... 26

1.3. Tình hình chung về quản lý Logistics hàng không trong nước, kinh nghiệm một số
quốc gia trong quản lý Logistics hàng không ...................................................................... 29
1.3.1. Tình hình chung về quản lý Logistics hàng không trong nước ................................. 29
1.3.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý Logistics hàng không ......................... 36
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với quản lý Logistics hàng không ...................................... 40
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.
2.1. Cơ sở phương pháp luận ................................................Error! Bookmark not defined.
2.2. Phương pháp phân tích tài liệu ......................................Error! Bookmark not defined.
2.3. Phương pháp xử lý thông tin .........................................Error! Bookmark not defined.
2.4. Phương pháp phân tích ..................................................Error! Bookmark not defined.
2.5. Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT................Error! Bookmark not defined.
2.6. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .............................Error! Bookmark not defined.
2.6.1. Phương pháp thu thập và nghiên cứu, phân tích tài liệuError! Bookmark not defined.
2.6.2. Phương pháp phân tích tổng hợp .............................Error! Bookmark not defined.
2.6.3. Phương pháp nghiên cứu so sánh ..............................Error! Bookmark not defined.
2.7. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu .....................Error! Bookmark not defined.

Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

2.8. Các công cụ được sử dụng ..............................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH
VỤ HÀNG HÓA NỘI BÀI ................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.1. Vài nét về hoạt động hàng hóa xuất khẩu tại cảng HKQT Nội BàiError! Bookmark not defined.

3.2. Một số nét khái quát về Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội BàiError! Bookmark not define
3.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển ....................Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Ngành nghề, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy ......Error! Bookmark not defined.

3.3. Thực trạng công tác quản lý Logistics tại Công ty cổ phần DVHH Nội BàiError! Bookmark not
3.3.1. Các dịch vụ Logistics cung cấp ..................................Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Về thị trường và thị phần phục vụ hàng hóa ..............Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Xây dựng quy trình khai thác dịch vụ Logistics .........Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Tổ chức thực hiện quản lý dịch vụ Logistics ..............Error! Bookmark not defined.
3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Logistics của Công ty cổ phần DVHH
Nội Bài..................................................................................Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Về môi trường kinh doanh ..........................................Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Về năng lực kho bãi, mặt bằng ...................................Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Về phương tiện và trang thiết bị .................................Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Vê năng lực hạ tầng công nghệ thông tin ...................Error! Bookmark not defined.
3.3.5. Về chất lượng nguồn nhân lực ...................................Error! Bookmark not defined.
3.3.6. Về tài chính .................................................................Error! Bookmark not defined.

3.4. Đánh giá kết quả quản lý Logistics tại Công ty Cổ phần DVHH Nội BàiError! Bookmark not de
3.4.1. Về quản lý chất lượng dịch vụ Logistics.....................Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Về liên kết các dịch vụ Logistics khác tại khu vực phía BắcError! Bookmark not defined.
3.5. Phân tích mô hình SWOT đối với hoạt động quản lý Logistics của Công ty Cổ phần
dịch vụ hàng hóa Nội Bài tại cảng HKQT Nội Bài hiện nayError! Bookmark not defined.
3.5.1. Chiến lược SO (Strengths - Opportunities) ................Error! Bookmark not defined.
3.5.2. Chiến lược WO (Weaks - Opportunities) ...................Error! Bookmark not defined.
3.5.3. Chiến lược ST (Strengths - Threats) ...........................Error! Bookmark not defined.
3.5.4. Chiến lược WT (Weaks - Threats) ..............................Error! Bookmark not defined.
3.6. Đánh giá chung ..............................................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ LOGISTICS TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HÓA NỘI BÀI - CẢNG HKQT NỘI BÀIError! Bookmark no
4.1. Mục tiêu chung, quan điểm, cơ sở đề xuất giải pháp ....Error! Bookmark not defined.

4.1.1. Mục tiêu chung ...........................................................Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp......................................Error! Bookmark not defined.

Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

4.1.3. Cơ sở đề xuất giải pháp. .............................................Error! Bookmark not defined.
4.2. Những giải pháp quản lý Logistics tại Công ty Cổ phần DVHH Nội Bài và cảng
HKQT Nội Bài .....................................................................Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Về cơ chế, chính sách quản lý hoạt động Logistics ....Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực .....................................Error! Bookmark not defined.

4.2.3. Giải pháp về hạ tầng kho bãi, phương tiện, thiết bị và công nghệError! Bookmark not defined
4.2.4. Về quy trình khai thác.................................................Error! Bookmark not defined.

4.2.5. Liên doanh liên kết đối tác trong và ngoài nước phát triển LogisticsError! Bookmark not defi
4.2.6. Về chiến lược Marketing và thực hiện ........................Error! Bookmark not defined.
4.3. Các kiến nghị đối với Nhà nước ....................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................42

Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

Footer Page 8 of 126.



Header Page 9 of 126.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1.

HKQT

Hàng không quốc tế

2.

CP

Chính phủ

3.

NCTS

Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài

4.




Nghị định

5.

DVHH

Dịch vụ hàng hóa

6.

SXKD

Sản xuất kinh doanh

i
Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thống kê hoạt động khai thác hàng không của cảng HKQT Changi Singapore. .................................................................................................... 37
Bảng 2: Tổng hợp sản lượng hàng hóa tại Cảng HKQT Nội Bài 2009-2015. ........... 51
Bảng 3. Dự báo sản lượng hàng hóa tại cảng HKQT Nội Bài từ 2016-2020. ............ 55
Bảng 4. Thống kê các hãng hàng không sử dụng dịch vụ của Công ty Cổ phần
DVHH Nội Bài tại Cảng HKQT Nội Bài năm 2015 ................................... 60
Bảng 5: Thống kê sản lượng và thị phần của Công ty cổ phần DVHH Nội Bài và

toàn cảng HKQT Nội Bài giai đoạn 2010 - 2015. ....................................... 62
Bảng 6. Thống kê mặt bằng kho phục vụ hàng hóa nội địa và quốc tế của Công ty
cổ phần DVHH Nội Bài năm 2015 .............................................................. 70
Bảng 7. Tổng hợp một số trang thiết bị khai thác tại Công ty Cổ phần DVHH Nội
Bài năm 2015 .............................................................................................. 72
Bảng 8. Cơ cấu lao động tại Công ty Cổ phần DVHH Nội Bài từ năm 2010 - 2015. 75
Bảng 9. Kết quả SXKD của Công ty Cổ phần DVHH Nội Bài từ năm 2010 - 2015. 78

ii
Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

DANH MỤC SƠ ĐỒ, LƢU ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần DVHH Nội Bài .................................... 58
Sơ đồ 2: Sơ đồ các loại dịch vụ Logistics tại Công ty cổ phần DVHH Nội Bài ........ 59
Sơ đồ 3: Lưu đồ luân chuyển hàng hóa nhập tại Công ty cổ phần DVHH Nội Bài ... 63
Sơ đồ 4: Lưu đồ luân chuyển hàng hóa xuất tại Công ty cổ phần DVHH Nội Bài .... 64

iii
Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Minh họa mạng lưới các đường bay đến các nước và châu lục ................ 12
Biểu đồ 2. Kinh tế Việt Nam trong từ 2006-2015. ..................................................... 32
Biểu đồ 3: Sản lượng hàng hóa từ năm 2009-2015 tại cảng HKQT Nội Bài ............. 52

Biểu đồ 4: Cơ cấu hàng hóa hàng hóa nội địa và quốc tế năm 2015 tại Cảng HKQT
Nội Bài ...................................................................................................... 52
Biểu đồ 5: Sản lượng hàng hóa nội địa từ năm 2009-2015 tại cảng HKQT Nội Bài 53
Biều đồ 6: Sản lượng hàng hóa quốc tế từ năm 2009-2015 tại cảng HKQT Nội Bài 54
Biểu đồ 7: Sản lượng và thị phần các công ty cung cấp dịch vụ Logistics tại Cảng
HKQT Nội Bài năm 2015 .......................................................................... 63
Biểu đồ 8: Đánh giá về các chủ trương và chính sách quản lý khai thác Cảng HKQT
Nội Bài năm 2015 ...................................................................................... 67
Biểu đồ 9: Đánh giá của các hãng hàng không về chất lượng dịch vụ Logistics tại
Công ty cổ phần DVHH Nội Bài năm 2015 .............................................. 79
Biểu đồ 10: Khảo sát đánh giá dịch vụ xử lý hàng hóa, lưu kho đối với khách hàng
là đại lý, công ty giao nhận tại tại Công ty cổ phần DVHH Nội Bài năm
2015 ........................................................................................................... 80

iv
Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan của tất cả các quốc gia
trên thế giới ngày nay, và không nằm ngoài quy luật đó kinh tế Việt Nam đang
trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Cùng với với sự hội
nhập đó, các hoạt động giao nhận vận tải hiện đại là Logistics đóng vai trò là mạch
máu của nền kinh tế, tạo điều kiện cho giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia,
các khu vực trên thế giới, đưa hàng hóa Việt Nam ra thế giới cùng với thu hút đầu
tư, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao đến Việt Nam.
Logistics hàng không là một ngành non trẻ, tuy nhiên với sự phát triển của

kỹ thuật hàng không, các máy bay ngày càng lớn, vận chuyển được nhiều hành
khách và hàng hóa. Và đặc biệt nhu cầu lưu chuyển hàng hóa bằng đường hàng
không ngày càng lớn tại Việt Nam ra thế giới chứng tỏ vai trò quan trọng trong các
hoạt động Logistics tại các cảng hàng không của Việt Nam.
Cảng HKQT Nội Bài là cảng hàng không lớn nhất khu vực phía Bắc, trong
những năm gần đây với tốc độ phát triển mạnh của kinh tế các tỉnh lân cận Hà Nộikhu vực có nhiều khu công nghiệp đầu tư nước ngoài với các nhà máy sản xuất
nhiều hàng hóa xuất khẩu ra thế giới. Hiện nay, hạ tầng cảng được quản lý bởi cảng
HKQT Nội Bài - Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ GTVT
là đơn vị quản lý trực tiếp. Các công ty phục vụ mặt đất tại cảng được cấp phép bởi
Cục hàng không Việt Nam - Bộ GTVT hoạt động trên cơ sở Luật hàng không dân
dụng, pháp luật Nhà nước và quy định quốc tế về vận tải hàng không là các đơn vị
được cấp phép thuê hạ tầng cảng hàng không, thực hiện cung cấp dịch vụ hàng hóa
cho tất cả vận tải hàng hóa tại cảng HKQT Nội Bài. Vì vậy việc quản lý Logistics
tại cảng HKQT Nội Bài chính là quản lý dịch vụ Logistics của các công ty cung cấp
dịch vụ tại cảng HKQT Nội Bài. Với 3 công ty cung cấp dịch vụ tại cảng HKQT
Nội Bài gồm: Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS); Công ty cổ phần
Dịch vụ hàng hóa hàng không (ACSV) và Công ty TNHH MTV Nhà ga hàng hoá

1
Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

ALS(ALSC). Trong đó với bề dày kinh nghiệm trong cung cấp dịch vụ Logistics và
chiếm xấp xỉ 80% thị phần phục vụ hàng hóa tại Cảng HKQT Nội Bài, Công ty Cổ
phần DVHH Nội Bài đóng vai trò chi phối các hoạt động Logistics và quyết định sự
phát triển của Logistics tại cảng HKQT Nội Bài hiện tại và trong thời gian tới.
Do vậy tác giả xin lựa chọn đề tài “Quản lý Logistics tại cảng HKQT Nội
Bài” để làm luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế tập trung đánh giá, phân tích việc quản

lý các dịch vụ Logistics của Công ty phục vụ hàng hóa Nội Bài trong thời gian qua.
Hơn nữa sau khi đánh giá phân tích tác giả muốn đưa ra một số giải pháp cho Công
ty Cổ phần DVHH Nội Bài nói riêng, các công ty phục vụ mặt đất khác và các cơ
quan quản lý nhà nước tại cảng HKQT Nội Bài nhằm mục đích nâng cao chất lượng
quản lý Logistics tại cảng cũng như hội nhập với thế giới trong thời gian tới.
Câu hỏi nghiên cứu:
(i) Quản lý Logistics hàng không tại các cảng hàng không Việt Nam là gì?
(ii) Thực trạng quản lý Logistics tại Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội
Bài tại cảng HKQT Nội Bài như thế nào?
(iii) Bài học để nâng cao quản lý Logistics tại cảng hàng không quốc tế Nội
Bài trong thời gian tới?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn có mục tiêu nghiên cứu làm rõ các vấn đề về thực trạng quản lý
Logistics hàng không của Công ty CP dịch vụ hàng hóa Nội Bài tại cảng HKQT
Nội Bài (công ty chiếm trên 80% thị phần tại Cảng HKQT Nội Bài). Trên cơ sở
phân tích thực trạng bức tranh các hoạt động cung ứng dịch vụ Logistics, công tác
quản lý Logistics tại Công ty CP dịch vụ hàng hóa Nội Bài. Từ đó đề xuất một số
giải pháp quản lý Logisticscho Công ty CP dịch vụ hàng hóa Nội Bài và cảng
HKQT Nội Bài trong thời gian tới.

2
Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Logistics hàng không tại
các cảng hàng không của Việt Nam hiện nay.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Logistics và quản lý Logistics
hàng không tại Cảng HKQT Nội Bài thông qua Công ty CP dịch vụ hàng hóa Nội Bài.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý Logisticscủa
Công ty Cổ phần DVHH Nội Bài và đối với cảng HKQT Nội Bài trong thời gian
tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là quan hệ quản lý của Công ty CP dịch vụ hàng hóa
Nội Bài (đơn vị cung cấp các 80% dịch vụ Logistics tại cảng HKQT Nội Bài). Quan
hệ quản lý này gồm quan hệ giữa công ty và nhà nước, công ty và các khách hàng là
hãng hàng không, công ty giao nhận,…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Luận văn chỉ tập trung vào hoạt động quản lý Logistics hàng
không của công ty phục vụ mặt đất cụ thể đó là Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa
Nội Bài (NCTS. Những vấn đề khác có liên quan chỉ nghiên cứu với hình thức bổ
trợ làm rõ các quan hệ quản lý giữa công ty phục vụ và các cơ quan đơn vị quản lý
nhà nước.
- Thời gian: từ năm 2010 -2015
- Không gian: Tại Cảng HKQT Nội Bài, ngoài ra đề tài có đề cập đến các
kinh nghiệm Logistics hàng không tại một số nước trong khu vực như Singapore,
Thái Lan.

3
Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Trên cơ sở lý thuyết về quản lý Logistics hàng không, đề tài thực hiện

nghiên cứu thực trạng quản lý Logistics hàng không của một công ty phục vụ mặt
đất chiếm phần lớn thị phần, đây là doanh nghiệp được cấp phép bởi Cục hàng
không Việt Nam trong lĩnh vực Logistics hàng không tại cảng HKQT Nội Bài và là
chủ thể lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng phát triển của Logistics tại cảng
HKQT Nội Bài.
- Logistics trong lĩnh vực hàng không là lĩnh vực mới, các nghiên cứu về đề
tài này chưa nhiều cũng như chưa chưa phản ánh hết được bức tranh toàn diện trong
lĩnh vực Logistics hàng không tại các cảng HKQT Việt Nam. Đề tài đánh giá một
cách tổng thể bức tranh về thực trạng quản lý Logistics tại cảng HKQT Nội Bài có
thể làm tài liệu tham khảo cho các Công ty phục vụ mặt đất khác và cơ quan quản lý
nhà nước tại các cảng HKQT Việt Nam.
Các điểm mới trong đề tài như sau:
- Thứ nhất: Đề tài nghiên cứu nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý
Logistics đối với hàng không, kinh nghiệm quản lý Logistics của các nước phát triển,
xu thế hội nhập quốc tế và tính tất yếu của quản lý Logistics tại các cảng hàng không.
- Thứ hai: Đề tài tập trung nghiên cứu khá sâu sắc thực trạng quản lý các
dịch vụ Logistics tại Cảng HKQT Nội Bài thông qua Công ty CP dịch vụ hàng hóa
Nội Bài qua mô hình tổ chức hoạt động, các dịch vụ hiện có và xu thế phát triển.
- Thứ ba: Đề tài mạnh dạn đề xuất những giải pháp chiến lược mang tính
“đột phá” về quản lý Logistics hàng không nhằm mục đích phát triển Logistics tại
cảng HKQT Nội Bài lớn mạnh tại khu vực kinh tế phía Bắc và trở thành một Hub
trung chuyển hàng hóa quốc tế trong tương lai.
Tóm lại, đề tài có nhiều điểm mới do cách thức tiếp cận và sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sử dụng các dự

4
Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.


liệu độc lập trong phân tích đánh giá nhằm tìm ra nguyên nhân, tồn tại về quản lý
Logistics tại Cảng HKQT Nội Bài.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn quản
lý Logistics tại các cảng hàng không
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý Logistics tại Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng
hóa Nội Bài
Chương 4: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý Logistics tại Công ty Cổ
phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài - Cảng HKQT Nội Bài.

5
Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ LOGISTICS TẠI CÁC CẢNG HÀNG KHÔNG
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Mặc dù, Logistics phát triển từ rất sớm tại các quốc gia phát triển từ đường
biển, đường bộ và đường không. Tại Việt Nam, trong quá trình hội nhập nền kinh tế
thế giới thì nhu cầu Logistics ngày càng lớn và là một bộ phận cấu thành nên giá
thành sản phẩm. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tình hình xuất khẩu nước ta đã
chuyển biến tốt hơn và ngành Logistics thu hút càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài
có tầm cỡ hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá về Logistics tại Việt Nam chưa
xứng hết với tiềm năng và yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn phát triển

hiện nay.
Đặc biệt với thực tế và tiềm năng của các tập đoàn sản xuất lớn của nước
ngoài như Samsung, Cannon, Microsoft,…thì nhu cầu rất lớn trong vận tải hàng
không tăng mạnh trong những năm gần đây tại khu vực phía Bắc. Hiện nay, các
nghiên cứu mang tính khoa học trong lĩnh vực Logistics hàng của Việt Nam nói
chung và tại Cảng HKQT Nội Bài là rất ít, thậm chí là rất hiếm. Một số bài viết đã
phản ánh chung về thực trạng và tiềm năng về Logistics của Việt Nam; các luận văn
về khai thác các dịch vụ hàng hóa của các công ty giao nhận; của Ngành hàng
không Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Đặng Tam Hoàng (2009) với đề tài luận văn thạc sỹ: Phát
triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Tổng Công ty hàng không Việt
Nam đã khái quát thực trạng vận chuyển khai thác hàng hóa, chỉ ra những hạn chế
và đưa ra các giải pháp phát triển vận tải hàng hóa với các đề xuất: nâng cao thiết bị
máy bay, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa tại Tổng Công ty hàng
không Việt Nam.
Tác giả Đoàn Thanh Trung (2009) với đề tài luận văn thạc sỹ: Phát triển hệ
thống Logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp cận khái niệm Logistics ở
6
Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

góc độ kinh tế vĩ mô, phân tích thực trạng của ngành Logistics qua ma trận SWOT,
tập trung phân tích các điểm yếu và sự manh mún, thiếu liên kết, dẫn đến chi phí
cao và kém hiệu quả trong ngành Logistics tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tác giả Lê Thi Thanh Hương (2009) với đề tài luận văn: Thực trạng và giải
pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế nghiên cứu những vẫn đề cơ bản về dịch vụ Logistics cũng như thấy được
sự phát triển của dịch vụ Logistics ở Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp phát

triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam đáp ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả Vũ Thị Thanh Nhàn (2011) với đề tài Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh: Phát triển hoạt động kinh doanh Logistics cho các doanh nghiệp giao nhận
vận tải Việt Nam nêu tổng quan về dịch vụ Logistics và nhà cung cấp dịch vụ
Logistics. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics của các
doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trên thị trường miền nam Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Hải Quang (2013) với đề tài: Quản lý khai thác dịch vụ hàng
hóa tại Cảng HKQT Nội Bài đã chỉ ra được hệ thống về quản lý dịch vụ vận tải
hàng hóa, một số thành tựu và một số tồn tại, hạn chế của dịch vụ vận tải hàng hóa
tại Cảng HKQT Nội Bài. Các kiến nghị đề xuất các cơ quan chức năng nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước đối với quản lý khai thác dịch vụ hàng hóa tại Cảng
HKQT Nội Bài.
Trong thời gian gần đây, nhằm giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp cập
nhật về các xu hướng, yêu cầu hiện nay về Logistics và chuỗi cung ứng, hiểu về
những cơ hội và thách thức trong lĩnh vực này để nâng cao sức cạnh tranh trên
trường quốc tế, các tổ chức như VCCI, tổ chức quốc tế khác đã thực hiện các buổi
hội thảo bàn về quản lý phát triển Logistics của Việt Nam.Ngày 18/05/2016- Chi
nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. HCM (VCCI-HCM) tổ
chức buổi hội thảo với chủ đề: “Logistics và chuỗi cung ứng: Làm thế nào để các
doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập? ”
hoặc hội thảo “E-Logistics Việt Nam sẵn sàn cất cánh” - Hiệp Hội Doanh nghiệp
Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức 14/11/2016.
7
Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.

Nhìn chung, các bài viết và nghiên cứu một cách khoa học trong lĩnh vực
quản lý phát triển Logistics hàng không chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng

hóa cùng các dịch vụ hỗ trợ từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, lưu thông hàng
hóa ngày càng cao, đang tạo ra cơ hội lớn cho phát triển các dịch vụ Logistics tài
các cảng hàng không Việt Nam nói chung và Nội Bài nói riêng. Đề tài “Quản lý
Logistics tại cảng HKQT Nội Bài” là đề tài hoàn toàn mới, có tính nghiên cứu và
vận dụng cao và không trùng với các đề tài đã công bố trước đây.
1.2. Cơ sở lý luận chung về Logistics và quản lý Logistics hàng không
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của Logistics
1.2.1.1. Khái niệm về Logistics
Logistics là một thuật ngữ rất rộng và thực tế đã có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về Logistics và khó có thể khẳng định, định nghĩa nào là đúng nhất. Nhưng
đúc rút lại từ những nhận định đó, xin đưa ra một định nghĩa được coi là đầy đủ
nhất và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa của hội đồng quản lý Logistics của
Hoa Kỳ (LCM-Council of Logistics Management). “Logistics là quá trình lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hoá, dịch
vụ và những thông tin liên quan từ điểm suất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối
cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng”.
Tại Việt Nam, theo quy định của luật thương mại, tại mục 4, điều 233 quy
định: dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm thủ tục hải quan, các giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký
mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả
thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
1.2.1.2. Đặc điểm của hoạt động Logistics
Logistics là một quá trình: điều đó có nghĩa Logistics không phải là một hoạt
động riêng lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, liên quan mật thiết và tác
động qua lại mật thiết với nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống
qua các bước: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm
8
Footer Page 20 of 126.



Header Page 21 of 126.

soát và hoàn thiện. Do đó Logistics xuyên suốt mọi giai đoạn, từ giai đoạn đầu vào
cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.
Logistics liên quan đến tất cả các nguồn tài nguyên các yếu tố đầu vào cần
thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng.
Nguồn tài nguyên không chỉ có vật tư, nhân lực mà còn bao gồm cả dịch vụ, thông
tin, bí quyết công nghệ.
Logistics tồn tại ở cả hai cấp độ: hoạch định và tổ chức. Ở cấp độ thứ nhất,
vấn đề đặt ra là phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hay dịch
vụ…ở đâu? Vào khi nào? Và vận chuyển chúng đi đâu?. Do vậy tại đây xuất hiện
vấn đề vị trí. Cấp độ thứ hai quan tâm tới việc làm thế nào để đưa được nguồn tài
nguyên, các yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng. Từ
đây nẩy sinh vấn đề vận chuyển và lưu trữ.
Vì lĩnh vực Logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và công đoạn
khác nhau nên hiện nay người ta chia thành 4 phương thức khai thác hoạt động
Logistics như sau:
- Logistics tự cung cấp
Các công ty tư thực hiện các hoạt động Logistics của mình. Công ty sở hữu
các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm
cả con người để thực hiện các hoạt động Logistics. Đây là những tập đoàn Logistics
lớn trên thế giới với mạng lưới Logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù
hợp với từng địa phương.
- Second Party Logistics (2PL)
Là việc quản lý các hoạt động Logistics truyền thống như vận tải hay kho
vận. Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê
ngoài các dịch vụ cung cấp Logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch
vụ cơ bản. Lý do của phương thức này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn đầu tư.
- Third Party Logistics (TPL) hay Logistics theo hợp đồng

Phương thức này có nghĩa là sử dụng các công ty bên ngoài để thực hiện các
hoạt động Logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý Logistics hoặc chỉ một số
9
Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.

hoạt động có chọn lọc. Cách giải thích khác của TPL là các hoạt động do một công
ty cung cấp dịch vụ Logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng cuả họ, tối thiểu
bao gồm việc quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và kho vận ít nhất 1 năm có
hoặc không có hợp đồng hợp tác. Đây được coi như một liên minh chặt chẽ giữa
một công ty và nhà cung cấp dịch vụ Logistics, nó không chỉ nhằm thực hiện các
hoạt động Logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợp
đồng dài hạn.
- Fourth Party Logistics (FPL) hay Logistics chuỗi phân phối
FPL là một khái niệm phát triển trên nền tảng của TPL nhằm tạo ra sự đáp
ứng dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn. FPL quản lý và thực hiện các
hoạt động Logistics phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát
và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics. FPL bao gồm lĩnh
vực rộng hơn gồm cả các hoạt động của TPL, các dịch vụ công nghệ thông tin, và
quản lý các tiến trình kinh doanh. FPL được xem là một điểm liên lạc duy nhất , nơi
thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng TPL
trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và
các mối quan hệ lâu bền.
1.2.2. Khái niệm và vai trò của Logistics hàng không
1.2.2.1. Khái niệm về Logistics hàng không
Logistics hàng không là chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện,
kiểm soát việc vận chuyển và lưu trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những
thông tin liên quan từ nơi xuất phát (Cảng hàng không đi) tới điểm đến (Cảng hàng

không đến) để đáp ứng yêu cầu của khách hàng về vận chuyển hàng hóa qua đường
hàng không quy định của nghành và chuẩn mực, luật pháp quốc tế.
1.2.2.2. Vai trò của Logistics hàng không
Logistics hàng không ngày càng khẳng định sự quan trọng của mình trong
việc thúc đẩy nền kinh tế, văn hóa, xã hội…hiện đại.
- Đối với nền kinh tế
Hàng không kết nối mạng lưới giao thông vận tải trên toàn thế giới. Đó là
10
Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

điều vô cùng cần thiết cho kinh doanh toàn cầu và du lịch. Nó đóng một vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển. Hàng không vận chuyển gần 2 tỷ hành khách mỗi năm và 40% kim ngạch
xuất khẩu liên vùng hàng hóa (theo giá trị). 40% khách du lịch quốc tế hiện nay đi
du lịch bằng đường hàng không. Ngành công nghiệp vận tải hàng không tạo ra tổng
cộng 29 triệu việc làm trên toàn cầu. Tác động của hàng không lên kinh tế toàn cầu
được ước tính khoảng $ 2,960 tỷ đồng, tương đương với 8% của thế giới Tổng sản
phẩm trong nước (GDP), 25% công ty bán hàng phụ thuộc vào vận tải hàng không.
70% doanh nghiệp báo cáo rằng, để phục vụ một thị trường lớn thì sử dụng dịch vụ
hàng không là điều tất yếu.
- Đối với việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực và cơ sở hạ tầng
Hàng không chiếm tỉ lệ cao (65% đến 70%) về hiệu quả sử dụng nguồn lực
và cơ sở hạ tầng, gấp đôi đường bộ và đường sắt. Máy bay hiện đại có hiệu quả
nhiên liệu là 3,5 lít cho 100 hành khách/km hoặc 67 hành khách/dặm cho mỗi US
gallon. Các máy bay thế hệ tiếp theo (A380 & B787) đang phấn đấu để đạt mục tiêu
hiệu suất ít hơn 3 lít cho 100 hành khách/km hoặc 78 hành khách/dặm một US
gallon, vượt qua hiệu quả của bất kỳ chiếc xe nhỏ gọn hiện đại trên thị trường.

- Đối với lợi ích xã hội
Bằng cách mở rộng giải trí và trải nghiệm văn hoá cho người dân, vận tải
hàng không giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nó cung cấp một sự lựa chọn rộng
rãi về địa điểm nghỉ ngơi khắp thế giới và là một phương tiện với giá cả phải chăng
để thăm viếng bạn bè, người thân ở xa. Vận tải hàng không giúp cải thiện mức sống
và xoá đói giảm nghèo, chẳng hạn như thông qua dịch vụ du lịch. Vận tải hàng
không được xem như phương tiện duy nhất có thể cung cấp hàng hoá đến những
vùng sâu vùng xa, từ đó thúc đẩy việc hoà nhập xã hội. Vận tải hàng không góp
phần vào sự phát triển bền vững. Nhờ điều kiện du lịch và thương mại, nó tạo ra
tăng trưởng kinh tế, cung cấp công ăn việc làm, tăng thuế lợi tức, và thúc đẩy việc
bảo tồn các khu vực cần được bảo vệ. Mạng lưới vận tải hàng không tạo điều kiện
cho việc cứu trợ khẩn cấp và phân phối nguồn viện trợ nhân đạo đến bất cứ nơi đâu
11
Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.

trên hành tinh, đảm bảo mang đến các thiết bị y tế hay các bộ phận cấy ghép một
cách nhanh chóng.
- Đối với môi trường
Ngày nay, những hạm đội máy bay 20 deciben (dB) được đưa vào sử dụng,
êm hơn so với những chiếc máy bay cách đây 40 năm. Điều này tương ứng với việc
giảm thiểu tiếng ồn khó chịu đến 75%. Máy bay thế hệ 2020 được kì vọng giảm
thiểu hơn 50% tiếng ồn trong quá trình cất cánh và hạ cách (trừ 10dB). Các máy bay
ngày hôm nay sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn 70% so với 40 năm trước. Lượng
khí thải carbon monoxide đã giảm đồng loạt 50%, trong khi hydrocarbon chưa cháy
và khói đã được giảm tới 90%. Các chương trình nghiên cứu mới có thể tiết kiệm
nhiên liệu 50% và giảm thiểu 80% các khí oxit của nitơ đang được thực hiện trên
thế hệ máy bay 2027. Những cải tiến trong việc quản lí giao thông hàng không có

khả năng làm giảm tiêu hao nhiên liệu 6-12%, đồng thời việc cải thiện hoạt động
còn giảm thiểu nhiên liệu thêm 2-6%.
Biểu đồ 1: Minh họa mạng lƣới các đƣờng bay đến các nƣớc và châu lục

(Nguồn: The World’s Busiest Airport, 2000, Worldmapsatlas.com)
1.2.3. Khái niệm về quản lý Logistics hàng không
Quản lý Logistics hàng không cơ bản bao gồm quản lý các hoạt động vận tải
hàng hóa xuất và nhập, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng
12
Footer Page 24 of 126.


Header Page 25 of 126.

lưới Logistics, hoạch định cung/cầu, nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Quản lý Logistics
là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động Logisticscũng như
phối hợp hoạt động Logistics với các chức năng khác marketing, kinh doanh, sản
xuất, tài chính, công nghệ thông tin.
Có thể nói quản lý Logistics là quản lý khai thác hàng hóa bao gồm các dịch
vụ mặt đất tại các cảng hàng không bao gồm các hoạt động của con người phục vụ,
vận hành máy móc, phương tiện vận chuyển, xử lý hàng hóa, lưu kho bãi, công
nghệ thông tin,.. để cung cấp cấp chuỗi các dịch vụ hàng hóa dưới mặt đất. Quá
trình phục vụ này phải tuân thủ theo tiêu chuẩn chung quốc tế, yêu cầu của các hãng
hàng không và khách hàng.
1.2.4. Các nội dung quy định thực hiện quản lý Logistics hàng không
1.2.4.1. Cảng hàng không (Airport)
Cảng hàng không là nơi đỗ cũng như cất hạ cánh của máy bay, là nơi cung
cấp các điều kiện vật chất kỹ thuật và các dịch vụ cần thiết liên quan tới vận chuyển
hàng hoá và hành khách. Cảng hàng không có khu vực phục vụ hàng hóa riêng (ga
hàng hóa) gồm các khu vực hàng nội địa, hàng quốc tế (hàng xuất khẩu, hàng nhập

khẩu), hàng chuyển tải và kho bãi chứa hàng.
1.2.4.2. Quy định về cảng hàng không (Airport) và khai thác nhà ga hàng hóa tại
các cảng hàng không
- Đối với các cảng hàng không (Airport)
Cảng hàng không là nơi đỗ cũng như cất hạ cánh của máy bay, là nơi cung
cấp các điều kiện vật chất kỹ thuật và các dịch vụ cần thiết liên quan tới vận chuyển
hàng hoá và hành khách. Cảng hàng không có khu vực phục vụ hàng hóa riêng (ga
hàng hóa) gồm các khu vực hàng nội địa, hàng quốc tế (hàng xuất khẩu, hàng nhập
khẩu), hàng chuyển tải và kho bãi chứa hàng.
- Quy định về khai thác nhà ga hàng hóa tại các cảng hàng không
Trên cơ sở quy định của ICAO về nhà ga hàng hóa, theo Thông tư số
16/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định chi tiết về quản lý, khai
thác cảng hàng không, sân bay. Tại điều 24- Chương IV quy định như sau:
13
Footer Page 25 of 126.


×