Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học vườn quốc gia cát tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.81 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI
KHU NAM CÁT TIÊN THUỘC VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

GVHD: ThS. CHUNG KIM NHỰT
NHÓM SVTH: NHÓM 1
LỚP: 13CMT1

NIÊN KHOÁ: 2013-2016

ĐỒNG NAI, THÁNG 7 NĂM 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU .................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 2
1.3. Tầm quan trọng của đề tài ................................................................................... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi của đề tài .......................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐDSH VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO TỒN
ĐDSH TẠI VQG CÁT TIÊN ....................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về ĐDSH ................................................................................................ 4


2.1.1. Khái niệm ĐDSH ............................................................................................. 4
2.1.2. Giá trị của ĐDSH ............................................................................................. 4
2.1.2.1. Giá trị trực tiếp .................................................................................................................... 4
2.1.2.2. Giá trị gián tiếp.................................................................................................................... 6
2.1.3. Nguyên lý của bảo tồn ĐDSH .......................................................................... 8
2.1.4. Các phương pháp bảo tồn ĐDSH ..................................................................... 9
2.1.4.1. Bảo tồn tại chỗ (In-situ conservation) .............................................................................. 9
2.1.4.2. Bảo vệ chuyển chỗ (Ex-situ conservation).................................................................... 12
2.1.4.3. Luật pháp liên quan đến bảo tồn ĐDSH ....................................................................... 14
2.1.5. Suy thoái ĐDSH ............................................................................................. 15
2.1.5.1. Khái niệm suy thoái ĐDSH ............................................................................................ 15
2.1.5.2. Nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH ............................................................................... 16
2.1.6. Thang bậc phân hạng mức đe dọa theo IUCN, 1994...................................... 16
2.2. Bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Tiên.......................................................................... 19
2.2.1. Khái quát về VQG Cát Tiên ........................................................................... 19
2.2.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................................ 19
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................................. 21
2.2.3. Hiện trạng ĐDSH tại VQG Cát Tiên .............................................................. 22
2.2.3.1. Hệ động vật ....................................................................................................................... 22
2.2.3.2. Hệ thực vật......................................................................................................................... 24
iv


2.2.3. Công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Tiên ................................................... 27
2.2.3.1. Tổ chức quản lý và bảo tồn ĐDSH................................................................................ 27
2.2.3.2. Một số khó khăn và thách thức trong việc bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Tiên .. 28
2.2.3.3. Các thành tựu đã đạt được ....................................................................................... 28
2.2.4. Công tác tuyên truyền bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Tiên .............................. 29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHẰM ĐÁNH GIÁ NHẬN
THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO TỒN ĐDSH ĐỐI VỚI KHU NAM CÁT

TIÊN – VQG CÁT TIÊN ........................................................................................... 31
3.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................................. 31
3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................. 31
3.3. Phương pháp khảo sát thực địa .............................................................................. 32
3.4. Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu ................................................................. 32
3.5. Phương pháp chuyên gia ....................................................................................... 32
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO TỒN ĐDSH
ĐỐI VỚI KHU NAM CÁT TIÊN – VQG CÁT TIÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC ................................................................. 34
4.1. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về bảo tồn ĐDSH đối với khu Nam Cát Tiên ........... 34
4.1.1. Đánh giá hiểu biết của cộng đồng về ĐDSH .................................................. 34
4.1.2. Đánh giá hiệu quả của việc vận động tuyên truyền bảo tồn ĐDSH ............... 35
4.2. Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn ĐDSH đối với khu Nam Cát Tiên .. 38
4.2.1. Chính sách pháp luật ....................................................................................... 38
4.2.2. Giải pháp bảo vệ nguồn gen, đa dạng sinh học .............................................. 39
4.2.3. Phát triển dịch vụ du lịch sinh thái ................................................................. 40
4.2.4. Thành lập trung tâm triển lãm, giáo dục và bảo vệ động vật hoang dã .......... 41
4.2.5. Nâng cao nhận thức cộng đồng ...................................................................... 43
4.2.6. Nâng cao năng lực của BQL VQG Cát Tiên .................................................. 45
4.2.7. Tăng cường hợp tác quốc tế ........................................................................... 47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 49
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 49
5.2. Kiến nghị................................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2

v



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý

CITES

Convention on International Trade in Endangered Species of Wild
Fauna and Flora

ĐDSH

Đa dạng sinh học

EVN

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên

HST

Hệ sinh thái

IUCN

International Union for Conservation of Nature

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

UNEP

The United Nations Environment Programme

VQG

Vườn quốc gia

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng số lượng các loài động vật trong VQG Cát Tiên ............................ 22

vii


DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 4.1: Nguồn thông tin giúp người dân biết về VQG Cát Tiên .......................... 34
Biểu đồ 4.2: Kết quả khảo sát cộng đồng về các nguyên nhân gây suy giảm ĐDSH ......... 35
Biểu đồ 4.3: Các hình thức tuyên truyền bảo tồn ĐDSH cho cộng đồng ..................... 36

Biểu đồ 4.4: Ý kiến của người dân về những hoạt động chính quyền địa phương cần
làm để nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH cho cộng đồng ..................................... 38

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Nhà của cộng đồng dân tộc thiểu số trong VQG Cát Tiên. ............................ 7
Hình 2.2: Bảo tồn tại chỗ tại VQG Cát Tiên................................................................. 12
Hình 2.3: Bảo tồn chuyển chỗ vượn tại VQG Cát Tiên. ............................................... 13
Hình 2.4: Bảo tồn chuyển chỗ các loài cá ..................................................................... 13
Hình 2.5: Ngân hàng giống tại Bắc Cực ....................................................................... 14
Hình 2.6: Sơ đồ thang bậc phân hạng mức đe dọa theo IUCN ..................................... 16
Hình 2.7: Bản đồ VQG Cát Tiên .................................................................................. 21
Hình 2.8: Sơ đồ cơ cấu tổ chức BQL VQG Cát Tiên ................................................... 21
Hình 2.9: Bảo tồn gấu tại VQG Cát Tiên...................................................................... 22
Hình 2.10: Chim chích chòe lửa tại VQG Cát Tiên ...................................................... 23
Hình 2.11: Kỳ đà tại VQG Cát Tiên ............................................................................. 24
Hình 2.12: Quần thể bướm tại VQG Cát Tiên .............................................................. 24
Hình 2.13: Quần thể bằng lăng tại Nam Cát Tiên......................................................... 25
Hinh 2.14: Hoa bằng lăng tại VQG Cát Tiên................................................................ 25
Hình 2.15: Quần thể tre nứa tại VQG Cát Tiên ............................................................ 26
Hình 2.16: Đất ngập nước tại Bàu Sấu ......................................................................... 26
Hình 2.17: Trụ sở BQL VQG Cát Tiên ........................................................................ 27
Hình 2.18: Cá sấu tại VQG Cát Tiên ............................................................................ 29
Hình 2.19: Hoạt động truyền của nhóm Yêu và Bảo vệ Cát Tiên ................................ 30
Hình 4.1: Poster tuyên truyền ngày Quốc tế Đa Dạng Sinh Học 22/05/2016 .............. 36
Hình 4.2: Lễ phát động ngày Môi trường Thế Giới 2016 tại huyện Thống Nhất ......... 37
Hình 4.3: Mô hình trạm cứu hộ động vật hoang dã tại huyện Củ Chi, TP. HCM ......... 42
Hình 4.4: Poster tuyên truyền đa dạng sinh học cho cộng đồng ................................... 44

Hình 4.5: Thi vẽ tranh hưởng ứng bảo vệ ĐDSH .......................................................... 45

ix


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề
ĐDSH là nền tảng cho sự sống và phát triển của con người. ĐDSH được xem
là vốn tự nhiên giảm nghèo và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu,
mất an ninh lương thực, khủng hoảng kinh tế mà nhiều khu vực, Quốc gia đang phải
đối mặt. Cam kết bảo tồn và đầu tư cho bảo tồn ĐDSH được quốc tế xem là sự đầu
tư cho tương lai và đang trở thành một điều kiện, nội dung bắt buộc trong các tiến
trình đàm phán về hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế.
Vấn đề ĐDSH trọng tâm hiện nay là điều tra, nghiên cứu, xem xét để nhận biết
ngày càng đầy đủ hơn sự phong phú và đa dạng các nguồn gen, các loài và các HST
trên bề mặt Trái Đất, giá trị của nó đối với cuộc sống của con người, thấu hiểu hơn
tình trạng mất ĐDSH đang ngày càng gia tăng, sử dụng công nghệ sinh học, công
nghệ gen mà con người đang ngày càng làm giàu thêm ĐDSH, mà sự hiểu biết đó
hiện nay đang còn quá ít ỏi. Đặc biệt, ở vùng nhiệt đới trong đó có Việt Nam, nơi
chứa đựng phần lớn ĐDSH của hành tinh chúng ta và cũng là nơi dân số đang tăng
nhanh và phát triển mạnh, để trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thích hợp cho việc
bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững.
Việt Nam là Quốc gia giàu có về ĐDSH, được xếp hạng thứ 16 trên Thế Giới
về mức độ đa dạng của tài nguyên sinh vật. Tính đa dạng về HST bao gồm rừng,
biển, đất ngập nước, sự phong phú, giàu có về các loài và nguồn gen sinh vật, dịch
vụ sinh thái - môi trường do chúng mang lại, cùng hệ thống các kiến thức truyền
thống và văn hóa địa phương về quản lý và sử dụng tài nguyên đã làm cho ĐDSH
có vai trò và giá trị vô cùng to lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát
triển kinh tế - xã hội Việt Nam, nhất là lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy
sản. Du lịch sinh thái cũng đang trở thành ngành kinh tế đầy tiềm năng, thu hút đầu

tư trong và ngoài nước.
Ngoài ra, ĐDSH còn giữ vai trò quan trọng trong mối quan hệ tương tác giữa
sinh vật với môi trường, trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người, là hơi
thở của sự sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Vì vậy, loài người cần
phải bảo vệ chúng, hay nói cách khác là cần phải nâng cao nhận thức hơn nữa để có
thể thực hiện tốt công tác bảo tồn ĐDSH.
1


1.2. Lý do chọn đề tài
Thực tế, tài nguyên ĐDSH của Việt Nam liên tục bị suy giảm và suy thoái
dưới áp lực của gia tăng dân số, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và sự đánh
đổi với ưu tiên phát triển kinh tế. Việt Nam không phải là trường hợp cá biệt, mà
đây là tình trạng chung ở giai đoạn chuyển đổi của các Quốc gia đang phát triển có
nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên. Nhiều nơi con người đã không bảo vệ
được ĐDSH trong rừng mà còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên khó phục hồi
và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không thể tái sinh, gây thiệt hại nhiều về
tài sản, tính mạng con người. Vì vậy, rất cần sự chung tay của cộng đồng, cùng
nhau tìm hiểu, cùng nhau nhận thức để ĐDSH ngày càng phát triển hơn.
Nâng cao nhận thức đi đôi với việc bảo tồn ĐDSH đang là vấn đề hết sức cần
được quan tâm hàng đầu. Không chỉ riêng BQL có trách nhiệm bảo tồn ĐDSH mà
đó còn là trách nhiệm của cả cộng đồng. Cộng đồng có nhận thức được ý nghĩa, tầm
quan trọng trong việc bảo tồn ĐDSH thì mới có thể bảo vệ được rừng. Để mọi
người có thể hiểu rõ thêm về tầm quan trọng của việc bảo tồn ĐDSH trong rừng
như thế nào thì nhóm quyết định chọn đề tài: “Nhận thức của cộng đồng về bảo
tồn ĐDSH: Trường hợp nghiên cứu tại khu Nam Cát Tiên thuộc VQG Cát Tiên”.
1.3. Tầm quan trọng của đề tài
Ngày nay, bảo vệ ĐDSH đang được quan tâm không chỉ ở phạm vi riêng lẻ
của từng Quốc gia mà là mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Vì bảo tồn tài
nguyên ĐDSH gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội. Qua đó, nhằm nâng

cao nhận thức cộng đồng của mỗi Quốc gia cũng như hạn chế các tác động của sự
thay đổi khí hậu. Chính quyền địa phương cần có những giải pháp thực tế như: vận
động tuyên truyền từng khu vực, tổ chức những buổi tập huấn hoặc hơn nữa là lập
ra những câu hỏi khảo sát đơn giản dựa theo từng nhóm tuổi tham vấn ý kiến cộng
đồng để có thể đánh giá được một cách khái quát về sự hiểu biết cũng như nhận
thức của người dân từng khu vực. Vì chỉ có hiểu biết mới có thể tự nhận thức được
bản thân mỗi người về tầm quan trọng của ĐDSH đối với cuộc sống của con người.
Thông qua đề tài này, đánh giá được trình độ hiểu biết của cộng đồng về
ĐDSH VQG Cát Tiên và từ đó tìm ra phương cách tối ưu nhất để cộng đồng nhận
thức hơn nữa về bảo tồn ĐDSH.
2


1.4. Đối tượng và phạm vi của đề tài
Vị trí địa lý: VQG Cát Tiên nằm trên địa phận ba tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng
và Bình Phước. Trụ sở VQG Cát Tiên (khu Nam Cát Tiên) nằm trên địa bàn huyện
Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km theo Quốc Lộ 20.
Toạ độ địa lý: từ 11o20’ đến 11o50’ vĩ độ Bắc và từ 107o09’ đến 107o35’ kinh
độ Đông.
Đối tượng khảo sát:
- Cộng đồng dân cư xung quanh khu vực VQG Cát Tiên.
- Khách du lịch tham quan tại VQG Cát Tiên.
- Người dân tại khu vực Thành phố Biên Hòa.
- BQL VQG Cát Tiên.
- Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Đồng Nai.

3


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐDSH VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO TỒN

ĐDSH TẠI VQG CÁT TIÊN
2.1. Tổng quan về ĐDSH
2.1.1. Khái niệm ĐDSH
Quỹ Bảo Vệ Thiên Nhiên Quốc Tế - WWF (1989) định nghĩa: ĐDSH là sự
phồn thịnh của sự sống trên Trái Đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh
vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những HST vô cùng phức tạp cùng
tồn tại trong môi trường.
Theo Công ước Đa Dạng Sinh Học (1993) thì ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ
thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước
khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài
(đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các HST
(đa dạng HST).
Theo Luật Đa dạng Sinh học của Việt Nam năm 2008 thì ĐDSH là sự phong phú
về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và HST trong tự nhiên.
Theo từ điển Đa Dạng Sinh Học và Phát Triển Bền Vững của Bộ Khoa Học
Công Nghệ và Môi Trường (NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 2001): “ĐDSH là thuật ngữ
để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên. ĐDSH là sự phong phú của
mọi cơ thể sống từ mọi nguồn trong cả HST trong đất liền, dưới biển, các HST dưới
nước khác và mọi tổ hợp sinh thái khác do chúng ta tạo nên”. [5]
2.1.2. Giá trị của ĐDSH
2.1.2.1. Giá trị trực tiếp
Giá trị trực tiếp là những giá trị của sản phẩm sinh vật được con người trực
tiếp khai thác sử dụng. Các giá trị này thường được tính toán dựa trên số liệu điều
tra ở những điểm khai thác và đối chiếu với số liệu thống kê việc xuất nhập khẩu
của cả nước. Giá trị kinh tế trực tiếp được chia thành giá trị sử dụng cho tiêu thụ và
giá trị sử dụng cho sản xuất.[6]

4



a. Giá trị sử dụng cho tiêu thụ
Giá trị sử dụng cho tiêu thụ được đánh giá bao gồm các sản phẩm tiêu dùng
cho cuộc sống hàng ngày như: củi đốt và các loại sản phẩm khác chi tiêu dùng cho
gia đình. Các sản phẩm này không xuất hiện trên thị trường nên hầu như chúng
không đóng góp gì vào tổng thu nhập quốc dân (GDP), nhưng nếu không có những
nguồn tài nguyên này thì cuộc sống con người sẽ gặp những khó khăn nhất định. Sự
tồn tại của con người không thể tách rời các loài sinh vật. Thế Giới sinh vật mang
lại cho con người nhiều sản phẩm mà con người đã, đang và sẽ sử dụng như: thức
ăn, nước uống, gỗ, củi, nguyên liệu, dược liệu,…[6]
Một trong những nhu cầu cần thiết của con người đối với tài nguyên sinh vật
là nguồn đạm động vật. Ngoài nguồn từ vật nuôi, ở nhiều vùng miền núi hàng năm
còn thu được một lượng thịt động vật rừng không nhỏ. Ở nhiều vùng châu Phi, thịt
động vật hoang dã chiếm một tỉ lệ lớn trong bữa ăn hàng ngày, ví dụ như ở
Botswana khoảng 40%, Nigeria 20%, Zarie 75% (Myers, 1988). Ở Zarie khoảng
một triệu tấn thịt chuột được tiêu thụ hàng năm. Ở Botswana khoảng 3,0 triệu tấn
thịt thỏ bị bắn hàng năm. Cá cũng là nguồn đạm quan trọng, hàng năm trên Thế
Giới tiêu thụ khoảng 100 triệu tấn cá (FAO, 1988). Phần lớn số cá đánh bắt này
được sử dụng ngay tại địa phương. Cho đến nay, đã thống kê được 11.373 loài thực
vật bậc cao có mạch và hàng nghìn loài thực vật bậc thấp như: rêu, tảo, nấm,…
Theo dự đoán của các nhà khoa học, số loài thực vật bậc cao có mặt ở Việt Nam ít
nhất là 20.000 loài trong đó có khoảng trên 5.000 đã được nhân dân ta dùng làm
nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc,… Hệ thống
động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 310 loài thú,
870 loài chim, 296 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, trên 1.000 loài cá nước ngọt, hơn
2.000 loài cá biển và thêm vào đó là hàng chục loài động vật không xương sống ở
cạn, ở biển và ở nước ngọt.[8]
Giá trị tiêu thụ của từng sản phẩm có thể xác định bằng cách khảo sát xem
phải cần bao nhiêu tiền để mua một sản phẩm tương tự trên thị trường khi cộng
đồng không còn khai thác tài nguyên thiên nhiên xung quanh. Theo Mayr (1988):
nếu quản lý tốt 1,0 ha rừng nhiệt đới thì hàng năm nó có thể cung cấp cho con người

một lượng sản phẩm sinh vật hoang dã là 200 USD.[6]

5


b. Giá trị sử dụng cho sản xuất
Giá trị sản xuất lớn nhất của nhiều loài là khả năng cung cấp nguồn nguyên vật
liệu cho công nghiệp, nông nghiệp và là cơ sở để cải tiến giống vật nuôi, cây trồng
trong sản xuất nông lâm nghiệp. Đặc biệt quan trọng là nguồn gen lấy từ các loài
hoang dã có khả năng kháng bệnh cao và chống chịu được điều ngoại cảnh bất lợi
tốt hơn.[6]
Các loài hoang dã còn cung cấp nguồn dược liệu quan trọng. Ở Mỹ có tới 25%
các đơn thuốc sử dụng cho chế phẩm điều chế từ cây, cỏ, nấm và các loài vi sinh vật
(Fam Sworth, 1988 và Eisner, 1991). Ở Việt Nam, qua điều tra sơ bộ có khoảng
3.200 loài cây và 64 loài động vật đã được con người sử dụng làm dược liệu, chữa
bệnh (Võ Văn Chi, 1997).[6]
2.1.2.2. Giá trị gián tiếp
Giá trị gián tiếp là lợi ích ĐDSH mang lại giá trị cho cả cộng đồng. Như
vậy, giá trị kinh tế gián tiếp của ĐDSH bao gồm cả chất lượng nước, bảo vệ đất,
dịch vụ nghỉ mát, thẩm mỹ, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí
hậu và tích lũy cho xã hội tương lai.[6]
Giá trị gián tiếp được hiểu theo một khía cạnh khác gồm các quá trình xảy
ra trong môi trường và các chức năng bảo vệ của HST. Đó là các mối lợi không đo
đếm được và nhiều khi là vô giá. Vì những lợi ích này không phải là hàng hóa nên
thường không được tính đến trong quá trình tính GDP của Quốc gia. Tuy nhiên
chúng lại đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc duy trì những sản phẩm tự
nhiên mà nền kinh tế Quốc gia phụ thuộc. Giá trị kinh tế gián tiếp gồm:
a. Giá trị sinh thái
Các HST là cơ sở sinh tồn của sự sống trên Trái Đất trong đó có loài người.
HST rừng được xem như là lá phổi xanh của Thế Giới. ĐDSH là nhân tố quan trọng

để duy trì các quá trình sinh thái cơ bản như: quang hợp của thực vật, mối quan hệ
giữa các loài, điều hòa nguồn nước, điều hòa khí hậu, bảo vệ và làm tăng độ phì của
đất, hạn chế sự xói mòn của đất và bờ biển,... tạo môi trường sống ổn định và bền
vững cho con người.
Nhiều nhà khoa học chuyên ngành và những người yêu thích sinh thái học đã
tìm hiểu HST mà không phải tiêu tốn nhiều tiền và không đòi hỏi nhiều loại dịch vụ
6


cao cấp. Những hoạt động khoa học này mang lại lợi nhuận kinh tế cho những khu
vực họ tiến hành quan sát nghiên cứu. Giá trị thực sự còn là khả năng nâng cao kiến
thức, tăng cường tính giáo dục và tăng cường vốn sống cho con người.
Ngược lại, thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục con
người hiểu rõ hơn về giá trị của ĐDSH. Sự đa dạng của các loài trên Thế Giới có
thể được coi là cẩm nang để giữ cho Trái Đất của chúng ta vận hành một cách hữu
hiệu, sự mất mát của các loài có thể ví như sự mất đi những trang sách của cuốn
cẩm nang cần thiết. Nếu như một lúc nào đó, chúng ta cần đến những thông tin của
cuốn cẩm nang này để bảo vệ chúng ta và những loài khác trên Thế Giới thì chúng
ta không tìm đâu ra được nữa.
b. Giá trị văn hóa và dân tộc học
Ngoài những giá trị nêu trên, ĐDSH còn có nhiều giá trị về văn hóa và dân tộc
mà nó dựa trên các nền tảng về đạo đức cũng như kinh tế bền vững cho con người,
con người không thể sống được nếu thiếu không khí, chính hệ thực vật đã và đang
cung cấp miễn phí lượng oxy khổng lồ cho cuộc sống của hàng tỷ người trên Trái
Đất trong cuộc sống của đời mình. ĐDSH còn góp phần tạo ra các dịch vụ nghỉ
ngơi và du lịch sinh thái.

Hình 2.1: Nhà của cộng đồng dân tộc thiểu số trong VQG Cát Tiên.
Du lịch sinh thái có thể là một trong những biện pháp hiệu quả đối với việc
bảo vệ ĐDSH, nhất là khi chúng được tổ chức, phối hợp chặt chẽ với chương trình

quản lý và bảo toàn tổng hợp (Munn, 1992). Tuy vậy, cần chú ý đến việc cho du
khách quan sát những vấn đề cần thiết liên quan đến việc bảo vệ môi trường, tài

7


nguyên, tránh những hành động tiêu cực hay việc xây dựng những cơ sở hạ tầng quá
khang trang, hiện đại có thể sẽ trở thành mối đe dọa đối với ĐDSH.
c. Giá trị giáo dục và khoa học
Nhiều sách giáo khoa được biên soạn, nhiều chương trình vô tuyến và phim
ảnh được xậy dựng với chủ đề bảo tồn thiên nhiên, với mục đích giáo dục và giải
trí. Thêm vào đó là những tài liệu về lịch sử tự nhiên, cũng được đưa vào giáo trình
giảng dạy trong các trường học (Hair và Pomerantz, 1987).[6]
2.1.3. Nguyên lý của bảo tồn ĐDSH
Theo khuyến nghị của các nhà nghiên cứu bảo tồn, khi tiến hành nghiên cứu
và phát triển thiên học của ĐDSH cần phải tuân thủ 10 nguyên tắc chỉ đạo cơ bản
sau:
- Mọi dạng của sự sống là độc nhất và cần thiết nên mọi người phải nhận thức
được điều đó.
- Bảo tồn ĐDSH là một dạng đầu tư đem lại lợi ích lớn cho địa phương, cho
đất nước và cho toàn cầu.
- Chi phí và lợi ích của bảo tồn ĐDSH phải được chia đều cho mọi đất nước
và mọi người trong mỗi đất nước.
- Vì là một phần của các cố gắng phát triển bền vững, bảo tồn ĐDSH đòi hỏi
những biến đổi lớn, về hình mẫu và thực tiễn của phát triển kinh tế toàn cầu.
- Tăng kinh phí cho bảo tồn ĐDSH, tự nó không làm giảm mất mát ĐDSH.
Cần phải thực hiện cải cách chính sách và tổ chức để tạo ra các điều kiện để nguồn
kinh phí được sử dụng một cách có hiệu quả.
- Mỗi địa phương, mỗi đất nước và toàn cầu đều có các ưu tiên khác nhau về
bảo tồn ĐDSH và chúng cần được xem xét khi xây dựng chiến lược bảo tồn, mọi

Quốc gia và mọi cộng đồng đều quan tâm đến bảo tồn ĐDSH riêng của mình,
nhưng nên tập trung chỉ cho riêng một số HST hay các đất nước giàu có về loài.
- Bảo tồn ĐDSH chỉ có thể được duy trì khi nhận thức và quan tâm của mọi
người dân được đề cao và khi các nhà lập chính sách nhận được thông tin đáng tin
cậy làm cơ sở xây dựng chính sách.

8


- Hoạt động bảo tồn ĐDSH phải được lên kế hoạch và được thực hiện ở phạm vi
đã được các tiêu chuẩn sinh thái và xã hội xác định. Hoạt động cần tập trung vào nơi có
người dân hiện đang sinh sống, làm việc và trong các vùng rừng cấm hoang dại.
- Đa dạng văn hóa gắn liền với ĐDSH, hiểu biết tập thể của nhân loại về
ĐDSH cũng như việc quản lý, sử dụng ĐDSH đều nằm trong đa dạng văn hóa. Bảo
tồn ĐDSH góp phần tăng cường các giá trị và sự thống nhất văn hóa.
- Tăng cường sự tham gia của người dân, quan tâm tới các quyền cơ bản của
con người, tăng cường giáo dục thông tin và khả năng tổ chức là những nhân tố cơ
bản của bảo tồn ĐDSH.[10]
Liên Hiệp Quốc cũng đưa ra 9 nguyên tắc sống bền vững liên quan đến bảo
tồn ĐDSH:
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
- Cải thiện chất lượng của cuộc sống con người.
- Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của Trái Đất.
- Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm nguồn tài nguyên không tái tạo.
- Giữ vững khả năng chịu đựng của Trái Đất.
- Thay đổi thái độ và thói quen của con người.
- Cho phép các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình.
- Tạo ra một Quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ.
- Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu.
2.1.4. Các phương pháp bảo tồn ĐDSH

Để bảo tồn nguồn tài nguyên động thực vật nói riêng và ĐDSH nói chung,
hiện nay có 2 phương thức chủ yếu, đó là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo tồn chuyển
chỗ (Ex-situ).
2.1.4.1. Bảo tồn tại chỗ (In-situ conservation)
Phương thức này nhằm bảo tồn các HST, các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và
khôi phục quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng. Đối với các loài
được thuần hóa, bảo tồn in-situ chính là bảo tồn chúng trong môi trường sống nơi
9


hoang dã hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng. Do vậy, bảo
tồn in-situ cũng là hình thức lý tưởng trong bảo tồn gen. [6]
Theo Roche (1975), ở những nơi có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ có hiệu
quả thì bảo tồn in-situ cho cả HST là phương pháp lý tưởng. Chẳng hạn để bảo tồn
nguồn gen cây rừng thì phương thức bảo tồn in-situ được thể hiện qua việc xây
dựng các khu rừng cấm tự nhiên nghiêm ngặt (Strict Natural Reserve – SNR) xác
lập tình trạng hợp pháp trong các đơn vị lớn hơn như các khu rừng cấm và các công
viên Quốc gia.
Theo Luật Đa Dạng Sinh Học năm 2008, bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang
dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng, bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc
hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc
trưng của chúng.[11]
Loại hình bảo tồn in-situ hiện đang phát triển mạnh trên Thế Giới là việc xây
dựng các khu bảo vệ (protected areas). Khu bảo vệ là một vùng đất hay biển đặc
biệt được dành cho việc bảo vệ và duy trì tính ĐDSH, các tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên văn hóa và được quản lý bằng các hình thức hợp pháp hay các hình thức
hữu hiệu khác (IUCN, 1994).
Loại hình và phân hạng các loại hình khu bảo vệ ở những Quốc gia trên Thế
Giới hiện có nhiều điểm khác nhau. IUCN (1994) đã đưa ra sáu loại hình khu bảo
vệ như sau:

- Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt (Strict nature reserve): là vùng đất hoặc
biển chứa một HST hoặc đại diện, có những đặc điểm sinh vật, địa lý hoặc những
loài nguyên sinh phục vụ cho nghiên cứu khoa học, quan trắc môi trường, giáo dục
và để duy trì nguồn tài nguyên di truyền trong một trạng thái động và tiến hóa.
Vùng hoang dã (Wilderness area): là vùng đất rộng lớn chưa bị tác động hay biến
đổi đáng kể hoặc là vùng biển còn giữ lại được những đặc điểm tự nhiên của nó,
không bị ảnh hưởng thường xuyên và là nơi sống đầy ý nghĩa mà việc bảo tồn nhằm
để giữ được các điều kiện tự nhiên của nó.
- Vườn Quốc gia (National park) hay khu bảo tồn HST và giải trí (Ecosystem
conservatuin and recreation): là một vùng đất hoặc biển tự nhiên được quy hoạch
để bảo vệ sự toàn vẹn sinh thái của một hoặc nhiều HST cho các thế hệ hiện tại và
10


mai sau, loại bỏ sự khai thác hoặc chiếm dụng không mang tính tự nhiên đối với
những mục đích của vùng đất và tạo cơ sở nền móng cho tất cả các cơ hội tinh thần,
khoa học, giáo dục, vui chơi giải trí và tham quan mà các hoạt động đó phải phù
hợp với văn hóa, môi trường.
VQG hoặc khu bảo tồn HST và giải trí thể hiện một hình mẫu tiêu biểu cho
trạng thái tự nhiên của một vùng địa lý, một quần xã sinh học và tài nguyên di
truyền, những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng để tạo ra tính ổn định và đa dạng.
- Thắng cảnh thiên nhiên (Natural monument)/Bảo tồn đặc điểm tự nhiên
(Conservation of natural feature): là vùng đất bao gồm một hay nhiều đặc điểm tự
nhiên hoặc văn hóa nổi bật, có giá trị độc đáo phục vụ cho mục đích thuyết minh,
giáo dục và thưởng ngoạn của nhân dân.
- Khu dự trữ thiên nhiên có quản lý (Conservation through active
management)/Khu bảo tồn sinh cảnh/bảo tồn loài (Habita/Species management
area): là một vùng đất hay biển bắt buộc phải can thiệp tích cực cho mục tiêu quản
lý để đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc bảo vệ những loài có tầm quan
trọng Quốc gia, những nhóm loài, quần xã sinh học hoặc các đặc điểm tự nhiên của

môi trường nơi mà chúng cần có sự quản lý đặc biệt để tồn tại lâu dài. Nghiên cứu
khoa học, quan trắc môi trường và phục vụ giáo dục là những hoạt động thích hợp
với những loại hình này.
- Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/ cảnh quan biển (Protected Landscape/
Seascape): là một vùng đất hay biển lân cận, nơi tác động giữa con người với tự
nhiên được diễn ra thường xuyên. Mục tiêu quản lý và duy trì những cảnh quan có
tầm quan trọng Quốc gia thể hiện tính chất tác động qua lại giữa người với đất hoặc
biển. Những khu này mang tính chất kết hợp giữa văn hóa và cảnh quan tự nhiên có
giá trị thẩm mĩ cao và đó cũng là nơi phục vụ mục đích đa dạng sinh thái, khoa học,
văn hóa và giáo dục.
- Sử dụng bền vững các HST tự nhiên (Sustainable use of natural ecosystem)
hay khu quản lý tài nguyên (Managed resource protected area): một vùng chứa các
hệ thống tự nhiên chưa hoặc ít bị biến đổi được quản lý bảo vệ một cách chắc chắn
dài hạn và duy trì tình trạng ĐDSH đồng thời với việc cung cấp bền vững các sản
phẩm đáp ứng được nhu cầu của con người.
11


Hình 2.2: Bảo tồn tại chỗ tại VQG Cát Tiên.
2.1.4.2. Bảo vệ chuyển chỗ (Ex-situ conservation)
Bảo tồn chuyển chỗ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tổng hợp
nhằm bảo vệ các loài đang có nguy cơ bị tuyệt diệt (Falk, 1991). Đây là phương
thức bảo tồn các hợp phần của ĐDSH bên ngoài sinh cảnh tự nhiên của chúng.
Thực tế, bảo tồn chuyển chỗ hay bảo tồn nơi khác là phương thức bảo tồn các cá thể
trong các điều kiện nhân tạo dưới sự giám sát của con người.[6]
Theo Luật Đa Dạng Sinh Học (2008): bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài
hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng,
bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình
thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng, lưu giữ, bảo quản nguồn gen
và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo

quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.[11]
Đối với nhiều loài hiếm thì bảo tồn tại chỗ chưa phải là giải pháp khả thi trong
những điều kiện áp lực của con người ngày càng gia tăng. Nếu quần thể còn lại là
quá nhỏ để tiếp tục tồn tại, hoặc nếu như tất cả những cá thể còn lại được tìm thấy ở
ngoài khu bảo vệ thì bảo tồn tại chỗ sẽ không có hiệu quả. Trong trường hợp này,
giải pháp duy nhất để ngăn cho loài khỏi bị tuyệt chủng là bảo tồn tại chỗ.[6]
Bảo tồn chuyển chỗ thường gặp phải những khó khăn như: chi phí lớn, khó
nghiên cứu đối với các loài có vòng đời phức tạp, có chế độ dinh dưỡng thay đổi
mỗi khi chúng lớn lên và do đó môi trường sống của chúng thay đổi theo, khó áp
dụng cho những loài không thể sinh sản (động vật) hoặc tái sinh (thực vật) ngoài
môi trường sống tự nhiên.[6]
12


Một số hình thức bảo tồn chuyển chỗ thông dụng:
Vườn động vật hay vườn thú (Zoo): vườn động vật trước đây có truyền thống
là đặc biệt quan tâm đến các loài động vật có xương sống. Trong vài ba chục năm
trở lại đây, mục tiêu của các vườn động vật đã có nhiều thay đổi, là nơi nhận nuôi
các loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và phục vụ nghiên cứu.[6]

Hình 2.3: Bảo tồn chuyển chỗ vượn tại VQG Cát Tiên.
Bể nuôi (Aquarium): truyền thống của bể nuôi là trưng bày các loài cá lạ và
hấp dẫn khách tham quan. Gần đây, để đối phó với nguy cơ tuyệt chủng của nhiều
sinh vật sống ở nước, các chuyên gia về cá, thú biển và san hô đã cùng hợp tác với
các viện nghiên cứu biển, các thủy cung và các bể nuôi tổ chức nhân nuôi bảo tồn
các loài đang được quan tâm.

Hình 2.4: Bảo tồn chuyển chỗ các loài cá
Vườn thực vật và vườn cây gỗ (Botanical garden and arboretum): hiện nay có
khoảng 1500 thực vật trên Thế Giới đã có các bộ sưu tập của các loài thực vật

chính.
13


Vườn thực vật góp phần quan trọng trong việc bảo tồn thực vật vì các bộ sưu
tập sống của chúng cũng như các bộ tiêu bản khô là một trong những nguồn thông
tin tốt nhất về phân bố cũng như yêu cầu về nơi cư trú của thực vật.
Ngân hàng hạt giống (Seed bank): hạt của nhiều loài thực vật có thể cất giữ và
bảo quản trong điều kiện khô, lạnh nên ngoài việc trồng cây, các vườn thực vật hay
viện nghiên cứu đã xây dựng bộ sưu tập về hạt. Đây được gọi là các bộ sưu tập hay
ngân hàng giống.
Một hầm ngầm hạt giống toàn cầu được xây dựng ở Bắc Cực để bảo vệ các
loài thực vật trên Thế Giới tránh khỏi bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, thảm họa
thiên nhiên, chiến tranh. Hàng triệu hạt giống ấy đang được lưu trữ trong một hầm
ngầm, nằm sâu bên dưới lớp băng vĩnh cửu tại Svalbard, ở giữa Na Uy và Bắc Cực.
Khu vực này nằm ngoài vùng ảnh hưởng của chiến tranh và nước biển dâng nên có
thể bảo vệ hạt giống tránh khỏi những thảm họa môi trường. Ngoài ra, Svalbard có
yếu tố địa chất ổn định, các chuyến bay diễn ra theo lịch trình thường xuyên, khiến
nó tương đối dễ tiếp cận.[1]

Hình 2.5: Ngân hàng giống tại Bắc Cực
2.1.4.3. Luật pháp liên quan đến bảo tồn ĐDSH
Vai trò của luật pháp trong bảo tồn: công cụ pháp chế hay luật pháp có thể
được áp dụng tại các cấp địa phương, Quốc gia hay quốc tế để bảo vệ tất cả các khía
cạnh của ĐDSH. Cần phải thấy rằng pháp luật là hết sức quan trọng nhưng chỉ là
chỗ dựa chính, ngoài ra cần phải tổ chức tốt công tác bảo vệ cụ thể cũng như làm tốt
công tác tuyên truyền giáo dục để nhân dân trong vùng tự giác tham gia công tác
bảo tồn ĐDSH thì mới thực hiện được bảo tồn ĐDSH một cách toàn diện.
14



Luật pháp Quốc gia: luật pháp là chỗ dựa hết sức quan trọng, là các căn cứ
pháp lý làm cơ sở cho việc tổ chức bảo tồn. Ở mỗi Quốc gia, dựa trên tình hình kinh
tế, xã hội, điều kiện tự nhiên, đặc điểm và hiện trạng nguồn tài nguyên thiên
nhiên,... nhiều văn bản pháp luật, dưới luật và các chính sách, thể chế liên quan
được soạn thảo và ban hành kịp thời nhằm hỗ trợ, tạo điều kiên thuận lợi cho việc
triển khai các hoạt động trong bảo tồn ĐDSH.
Tại Việt Nam có các luật hiện hành liên quan đến bảo tồn ĐDSH như: Luật
Bảo Vệ và Phát Triển Rừng (2004), Luật Đa Dạng Sinh Học (2008).
Các thỏa hiệp quốc tế về bảo tồn ĐDSH: Công ước đa dạng sinh học, Công
ước Ramsar, Công ước CITES, nhưng cũng có nhiều công ước chỉ liên quan
đến một số đối tượng cụ thể hay một số vùng cụ thể như Công ước về Bảo tồn sinh
vật hoang dã và các nơi cư trú tự nhiên châu Âu, Công ước về Bảo tồn thiên nhiên
Nam Thái Bình Dương, Công ước về quy chế săn bắt cá voi,...
Tại Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế như: Công ước đa dạng sinh
học, Công ước Ramsar, Công ước CITES,...
2.1.5. Suy thoái ĐDSH
2.1.5.1. Khái niệm suy thoái ĐDSH
Suy thoái ĐDSH là sự suy giảm ĐDSH, bao gồm sự đa dạng loài, nguồn gen
và HST. Từ đó làm giảm giá trị, chức năng của ĐDSH (Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường 2001). Sự suy thoái ĐDSH có thể hiện ở các mặt: HST bị biến đổi, mất
loài, mất đa dạng di truyền.[12]
Mất loài, sự xói mòn di truyền, sự du nhập xâm lấn của các loài sinh vật lạ sự
suy thoái các HST tự nhiên, nhất là rừng nhiệt đới diễn ra cách nhanh chóng chưa
từng có mà do tác động của con người.[12]
Một quần xã sinh vật, HST có thể bị suy thoái trong một vùng, song nếu
nguyên tất cả các nguyên bản vẫn còn sống sót thì quần xã và HST đó vẫn còn tiềm
năng phục hồi. Tương tự, đa dạng di truyền sẽ giảm khi kích thước quần thể bị
giảm, nhưng loài vẫn có khả năng tái tạo lại sự đa dạng di truyền nhờ đột biến, tái tổ
hợp. Loài bị tuyệt chủng thì những thông tin di truyền chứa trong bộ máy di truyền

của loài sẽ mất đi, loài đó khó có khả năng để phục hồi và con người sẽ khó còn cơ
hội để nhận biết tiềm năng của loài đó.[12]
15


2.1.5.2. Nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH
ĐDSH suy thoái do hai nhóm nguyên nhân chính là: hiểm họa tự nhiên và tác
động của con người.
Các hiểm họa tự nhiên gây ra những tổn hại nặng nề cho ĐDSH trong những
kỷ nguyên cách đây hơn 60 triệu năm làm tuyệt chủng rất nhiều loài trên Trái Đất.
Trong những năm trở lại đây biến đổi khí hậu, El nino, la nina, nước biển dâng đang
ngày càng tác động mạnh đến sự suy giảm ĐDSH. [12]
Còn ảnh hưởng của các hoạt động do người gây nên đặc biệt nghiêm trọng từ
giữa thế kỷ XIX đến nay. Những ảnh hưởng do tác động của con người gây ra chủ
yếu làm thay đổi, suy thoái và hủy hoại cảnh quan trên diện rộng. Điều đó đẩy các
loài và các quần xã vào nạn tuyệt chủng. Mối nguy hại do con người gây ra đối với
ĐDSH là việc phá hủy chia cắt, làm suy thoái sinh cảnh (nơi sống). Việc khai thác
quá mức các loài phục vụ cho nhu cầu của con người, việc du nhập các loài và gia
tăng bệnh dịch cũng là những nguyên nhân quan trọng làm suy thoái ĐDSH. Các
mối đe dọa trên có liên quan mật thiết đến sự gia tăng dân số của toàn Thế Giới.
Tốc độ tăng dân số thấp ở các nước công nghiệp phát triển nhưng còn cao, ở các
nước kém phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh mà đây lại là những nơi
giàu tính ĐDSH (WRI/UNEP/UNDP, 1994).[12]
2.1.6. Thang bậc phân hạng mức đe dọa theo IUCN, 1994

THANG BẬC PHÂN HẠNG

Bị tuyệt chủng (EX)

Đủ dữ liệu


Bị tuyệt chủng trong
hoang dã (EW)

Nguy cấp cao (CR)

Bị đe dọa

Nguy cấp thấp (EN)

Được đánh giá
Thiếu dữ liệu

Sắp nguy cấp (VU)

Chưa được đánh giá (NE)
Phụ thuộc bảo tồn
Gần bị đe dọa

Bị đe dọa thấp

Hầu như không bị đe dọa

Hình 2.6: Sơ đồ thang bậc phân hạng mức đe dọa theo IUCN

16


Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài đưa vào sách đỏ Việt Nam:
Các tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên

nhiên IUCN đề xuất. Các cấp đánh giá chính:[9]
E - Endangered - Đang nguy cấp (đang bị đe doạ tuyệt chủng). Là những
taxon đang bị đe doạ tuyệt chủng và không chắc còn có thể tồn tại nếu các nhân tố
đe doạ cứ tiếp diễn. Gồm những taxon có số lượng giảm đến mức báo động ở trong
điều kiện sống bị suy thoái mạnh mẽ đến mức có thể bị tuyệt chủng.
V - Vulnerable - Sẽ nguy cấp (có thể bị đe doạ tuyệt chủng). Là những taxon
sắp bị đe doạ tuyệt chủng (trong tương lai gần) nếu các nhân tố đe doạ cứ tiếp diễn.
Gồm những taxon mà phần lớn hoặc tất cả các quần thể của nó đã bị giảm vì khai
thác quá mức, nơi sống bị phá hoại mạnh mẽ hoặc do các biến động khác của môi
trường sống. Cũng gồm những taxon tuy số lượng còn khá nhưng vì chúng có giá trị
kinh tế lớn nên việc tìm bắt, khai thác được tiến hành thường xuyên ở mọi nơi, dễ
đưa tới bị đe dọa.
R - Rare - Hiếm (có thể có nguy cấp). Gồm những taxon có phân bổ hẹp
(nhất là những chi đơn loài) có số lượng ít, tuy hiện tại chưa phải là đối tượng đang
hoặc sẽ bị đe doạ, nhưng sự tồn tại lâu dài của chúng ta mỏng manh.
Ngoài ba cấp chính trên đây, khi soạn thảo, sách đỏ Việt Nam còn sử dụng
một trong các cấp sau:
T - Threatened - Bị đe doạ. Là những taxon thuộc một trong những cấp trên,
nhưng chưa đủ tư liệu để xếp chúng vào cấp cụ thể nào.
K - Insuffciently Known - Không biết chính xác. Là những taxon nghi ngờ
và không biết chắc chắn chúng thuộc loại nào trong các cấp trên vì thiếu thông tin.
Các loại nêu trong cấp này để hy vọng chờ các tác giả xác định mức cụ thể của
chúng.
Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài đưa vào sách đỏ Thế Giới IUCN
(The IUCN Red List of Threatened Animals), tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế Giới
(Intemational Union of Conservation of Nature and Natural resources - IUCN) và
trung tâm giám sát bảo tồn quốc tế (World Conservation Monitoring Center WCMC) đã xây dựng những quy định về tình trạng các loài có nguy cơ tuyệt chủng
và các danh mục xếp mục đe doạ của các loài. Sự xếp bậc này căn cứ vào các dữ
17



liệu về phân loại học (Taxonomy), tình trạng quần thể (Population status), xu hướng
quần thể (Population trends), sự phân bố (Distribution), tình trạng sinh cảnh
(Habitat availability), xu hướng địa lý (Geographic trends) và các mối đe doạ
(Threats) và tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại học, các chuyên gia về
các họ động vật riêng biệt của IUCN và của các nhà khoa học các nước. Sự xếp bậc
này cũng xem xét tình hình pháp luật liên quan của các nước có loài trên phân bố.
Trong khi điều tra xác định tình trạng các loài, IUCN luôn xem xét lại các
thông tin cũ, cập nhật hai năm một lần và phổ biến rộng rãi. IUCN còn nghiên cứu
để sửa nội dung và nguyên tắc xác định tình trạng các loài để đáp ứng những đòi hỏi
mới. Năm 1994, IUCN đã sử dụng một số nguyên tắc mới để xác định tình trạng các
loài bị đe dọa. Năm 1996, danh mục mới được bổ sung những chi tiết cụ thể về tình
trạng các loài và phân chia theo các cấp độ sau:
EX - Extinct - Tuyệt chủng. Một taxon được coi là tuyệt chủng khi không
còn nghi ngờ là cá thể cuối cùng của taxon đó đã chết.
EW - Extinct in the Wild - Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Một taxon được
coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên khi chỉ còn thấy trong điều kiện gây trồng, nuôi
nhốt (in captivity) hoặc chỉ là một hoặc nhiều quần thể đã tự nhiên hóa trở lại bên
ngoài vùng phân bố cũ.
CR - Critically Endangered - Rất nguy cấp. Một taxon được coi là rất nguy
cấp khi đang đứng trước một nguy cơ cực kỳ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên
trong một tương lai trước mắt.
EN - Endangered - Nguy cấp. Một taxon được coi là nguy cấp khi chưa phải
là rất nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài
thiên nhiên trong một tương lai gần.
VU - Vulnerable - Sẽ nguy cấp. Một taxon được coi là sẽ nguy cấp khi chưa
phải là rất nguy cấp hoặc nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ lớn sẽ bị
tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần.
LR - Lower Risk - Ít nguy cấp. Một taxon được coi là ít nguy cấp khi không
đáp ứng một tiêu chuẩn nào của các thứ hạng rất nguy cấp, nguy cấp hoặc sẽ nguy

cấp. Thứ hạng này có thể phân thành 3 thứ hạng phụ:

18


×