Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Vai trò nhân viên công tác xã hội trợ giúp người tâm thần từ thực tiễn trung tâm xã hội tỉnh bà rịa – vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.46 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG TRÍ VIỄN

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI – 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG TRÍ VIỄN

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH



HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn
Khắc Bình.
Các số liệu, và kết quả nghiên cứu trong Luận văn Thạc sĩ về “Vai trò
nhân viên công tác xã hội trợ giúp người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm
xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” trình bày trong luận văn này được thu thập
từ kết quả hoạt động, kết quả điều tra của một số cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài
khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Bà Riạ - Vũng Tàu, tháng 3 năm 2017
Tác giả Luận văn

Dương Trí Viễn


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên, sâu sắc và trân trọng nhất tôi xin gửi đến Quý
Thầy Cô trong Hội đồng Khoa học xét duyệt đề cương. Và PGS.TS Nguyễn
Khắc Bình người hướng dẫn khoa học cho tôi, thầy đã tận tình, đầy trách
nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề
tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giám đốc, Phó giám đốc
Học viện Quý Thầy Cô, Quý nhà khoa học trong và ngoài nước đang công tác
tại Học viện Khoa học Xã hội đã hết lòng truyền đạt, trang bị những kiến thức

kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện về thời gian cũng như hỗ trợ các tài liệu
cho tôi tham gia học tập và nghiên cứu làm hành trang bước vào thực tiễn.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Sở LĐ-TBXH tỉnh BR
– VT, lãnh đạo và viên chức quản lý, nhân viên chăm sóc Trung tâm xã hội
tỉnh, Phòng LĐ-TBXH thành phố Bà Rịa, tỉnh BR – VT đã tạo điều kiện, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành thu thập số liệu phục vụ đề
tài Luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên,
hỗ trợ tinh thần giúp tôi vượt trở ngại rong quá trình học tập, nghiên cứu.
Dù có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót trong nội dung luận văn. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn
và góp ý chân thành của Quý nhà khoa học, Quý Thầy giáo, Cô giáo, và các
đọc giả quan tâm để Luận văn của tôi được hoàn chỉnh.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bà Riạ - Vũng Tàu, tháng 3 năm 2017
Tác giả Luận văn

Dương Trí Viễn


MỤC LỤC
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC.................8
XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI TÂM THẦN......................................8
1.5. Cơ sở pháp lý về vai trò nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người
tâm thần...........................................................................................................24
Chương 2.........................................................................................................27
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI.........27
TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM XÃ HỘI....27
TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU..........................................................................27
2.1. Khái quát về Trung tâm Xã hội tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu..........................27

Biểu đồ 2.1. Đặc điểm sức khỏe của người tâm thần tại Trung tâm Xã hội,%.
.........................................................................................................................32
Kết quả khảo sát cho thấy có 55% NTT thường hay bệnh, 20% NTT có sức
khỏe bình thường, 25% NTT khỏe mạnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng
NTT tại Trung tâm có sức khỏe yếu do hệ quả từ việc không điều trị bệnh kịp
thời, đa số NTT trước khi Trung tâm tiếp nhận, chăm sóc nuôi dưỡng họ là
những người lang thang không nơi nương tựa, bị người thân bỏ rơi hoặc thuộc
đối tượng hộ nghèo, khó khăn nên bước đầu họ chưa tiếp cận được các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe, lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.....................32
*Đặc điểm tâm lý:..........................................................................................33
Biểu đồ 2.2. Đặc điểm tâm lý của người tâm thần tại Trung tâm Xã hội (tỷ lệ
%)....................................................................................................................33
.....................................................................................................................33
Kết quả khảo sát cho thấy có 63% NTT tự ti, thiếu tự tin ngại giao tiếp, 29%
bình thường và người tâm thần năng động, tự tin giao tiếp chiếm tỷ lệ rất thấp
8%. Nguyên nhân do căn bệnh mà họ đang mắc phải làm cho họ hay lo âu,


suy nghĩ, mặc cảm với bản thân từ đó họ trở nên thiếu tự tin, không muốn
giao tiếp...........................................................................................................33
.........................................................................................................................34
Qua khảo sát về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NTT tại Trung tâm chúng ta
nhận thấy tất cả NTT đều quan tâm đến vấn đề sức khỏe của bản thân, họ
chọn mong muốn được chăm sóc sức khỏe ở mức độ cao (80%). Tuy nhiên
NTT lại chưa ý thức việc tự rèn luyện sức khỏe, việc trị liệu bằng phương
pháp lao động NTT cũng chưa thật sự quan tâm. Vì vậy tỷ lệ NTT muốn được
tập thể dục, lao động trị liệu chưa cao, chỉ đạt ở mức trung bình (50%)........34
*Nhu cầu về tinh thần:....................................................................................34
Biểu đồ 2.4. Nhu cầu về tinh thần của NTT tại Trung tâm ( tỷ lệ %).............34
.........................................................................................................................34

NTT tại Trung tâm họ coi Trung tâm là ngôi nhà thứ 2 của mình và họ xác
định đây là môi trường sống cho cuộc đời còn lại. Vì vậy, sự quan tâm lẫn
nhau giữa những NTT trong Trung tâm, sự quan tâm thăm hỏi của lãnh đạo,
nhân viên Trung tâm đối với NTT tạo bầu không khí ấm cúng, tạo tinh thần
thoải mái giúp NTT bớt trầm cảm. .................................................................35
Qua số liệu trên biểu đồ, chúng ta thấy tất cả NTT đều có nhu cầu được tôn
trọng, 70% NTT muốn được tôn trọng ở mức độ cao, 30% NTT có nhu cầu
được tôn trọng ở mức độ trung bình. Nhu cầu tìm người thân hay đoàn tụ gia
đình của NTT đạt ở mức trung bình vì hầu hết họ là người sống lang thang,
không nơi nương tựa. Chỉ những NTT có người thân họ mới có nhu cầu được
đoàn tụ. Nhu cầu tham gia hoạt động vui chơi, giải trí chiếm tỷ lệ rất cao, đa
số NTT luôn có mong muốn về nhu cầu này, họ xem đây là cách để quên đi
nỗi buồn, những khó khăn mà họ gặp phải. Nhu cầu về vấn đề tư vấn tuy NTT
chỉ quan tâm ở mức trung bình nhưng nhu cầu này cũng chiếm tỷ lệ cao, họ


quan tâm đến vấn đề mà mình gặp phải, sau khi được tư vấn họ sẽ hiểu rõ
vấn đề và biết cách để vượt qua khó khăn.......................................................35
Bảng 2.1. Đánh giá của NTT đã thuyên giảm về khả năng đáp ứng nhu cầu
cho NTT tại TTXH tỉnh BR-VT năm 2016 (tỷ lệ %)......................................35
2.2. Thực trạng vai trò nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người tâm
thần tại Trung tâm xã hội................................................................................37
Biểu đồ 2.5. Đánh giá mức độ đầy đủ về kiến thức chuyên môn của cán bộ,
viên chức quản lý, nhân viên Trung tâm xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về
việc trang bị hiện nay......................................................................................37
Biểu đồ 2.6. Đánh giá của CB, VCQL, NVCS Trung tâm xã hội về tầm quan
trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn.................................................39
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ NHÂN VIÊN
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI TÂM THẦN ..............56
TẠI TRUNG TÂM XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU...........................56

3.1. Định hướng phát triển về nâng cao nâng chất lượng, hiệu quả vai trò nhân
viên công tác xã hội trong trợ giúp người tâm thần........................................56
* Về phát triển mạng lưới dịch vụ chăm sóc Người tâm thần ........................65
Việt Nam là một đất nước đang phát triển, thu nhập quốc dân còn thấp, cơ sở
hạ tầng còn yếu kém, đời sống của Người tâm thần còn nhiều khó khăn. Vì
vậy, để góp phần thực hiện tốt chính sách chăm sóc Người tâm thần , hỗ trợ
Người tâm thần đáp ứng nhu cầu xã hội cơ bản và có cuộc sống tốt hơn, nội
dung vai trò nhân viên CTXH trong chăm sóc – nuôi dưỡng Người tâm thần
cần được triển khai thực hiện hiệu quả nhằm phòng ngừa những rủi ro đối với
Người tâm thần, trợ giúp Người tâm thần nâng cao năng lực tự giải quyết vấn
đề khi gặp khó khăn........................................................................................69
Ngành công tác xã hội ở Việt Nam đang ngày càng phát triển và đang phát
huy được những thế mạnh của mình. Để công tác xã hội với Người tâm thần


đạt được hiệu quả tốt bên cạnh những kiến thức nghề nghiệp chuyên môn,
nhân viên công tác xã hội cần có những thái độ đúng đắn tôn trọng thân chủ
và đặc biệt là biết quan tâm chia sẻ động viên thân chủ vượt qua khó khăn để
vươn lên hoà nhập với mọi người. Nhân viên công tác xã hội cần là người
giúp cho gia đình và cộng đồng hiểu rõ những nhu cầu và năng lực của Người
tâm thần từ đó tạo ra môi trường thuận lợi cho Người tâm thần tự tin phát huy
khả năng của mình. Nhân viên công tác xã hội cần phải nắm rõ các chính sách
hỗ trợ Người tâm thần các văn bản luật pháp quy định quyền lợi của Người
tâm thần từ đó có thể chia sẻ thông tin hỗ trợ cho Người tâm thần giải quyết
những khó khăn mà họ đang gặp phải. Nhân viên công tác xã hội cần biết
được những cơ quan có thể hỗ trợ và giúp đỡ Người tâm thần từ đó đóng vai
trò là cầu nối giúp Người tâm thần tiếp cận được các nguồn lực. Vì vậy vai trò
của nhân viên công tác xã hội hết sức cần thiết nhằm hỗ trợ các vấn đề gặp
phải của Người tâm thần hiện nay...................................................................69
- Đề tài đã làm rõ hệ thống những vấn đề lý luận về vai trò công tác xã hội

trong trợ giúp người tâm thần. Trên cơ sở các khái niệm về Người tâm thần,
về CTXH các đặc điểm và nhu cầu cơ bản của Người tâm thần tác giả đã xây
dựng khái niệm về Người tâm thần và CTXH đối với Người tâm thần .........70
- Đề tài đã đưa ra các nội dung của từng hoạt động vai trò của nhân viên
CTXH trong từng hoạt động CTXH đối với Người tâm thần mà tác giả tập
trung nghiên cứu phân tích. ............................................................................70
- Đề tài cũng làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò nhân viên CTXH đối
với Người tâm thần (đặc điểm người tâm thần; trình độ, năng lực của nhân
viên CTXH; nguồn lực kinh tế và nhận thức của chính quyền địa phương, của
cộng đồng).......................................................................................................70
- Đề tài phân tích đánh giá thực trạng vai trò nhân viên CTXH trong trợ giúp
Người tâm thần từ đó rút ra những hạn chế, tồn tại cũng như làm rõ mức độ


của các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò nhân viên CTXH trong trợ giúp Người
tâm thần ..........................................................................................................70
- Đề tài tập trung phân tích đánh giá thực trạng các hoạt động cơ bản trong
chăm sóc – nuôi dưỡng Người tâm thần đó là hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho
Người tâm thần; hỗ trợ tâm lý cho Người tâm thần; hoạt động truyền thông
nhằm tăng cường phổ biến thông tin, tuyên truyền về Người tâm thần; hoạt
động kết nối nguồn lực hỗ trợ chăm sóc đời sống vật chất cho Người tâm thần
. Đồng thời phân tích đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò
nhân viên CTXH trong trợ giúp Người tâm thần............................................70
- Xuất phát từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng vai trò nhân
viên CTXH trong trợ giúp Người tâm thần, luận văn đưa ra một số nhóm giải
pháp và khuyến nghị về nâng cao trình đội ngũ cán bộ, giải pháp về hoàn
thiện chính sách liên quan tới nghề CTXH và trợ giúp xã hội cho NTT, nhằm
bảo đảm thực hiện hiệu quả hoạt động trợ giúp Người tâm thần. Các giải pháp
đưa ra phù hợp với đặc điểm văn hóa – xã hội điều kiện phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vì vậy giải pháp mang tính khả thi. ............71



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực trạng ở Việt Nam nói chung và tỉnh BR -VT nói riêng số lượng
người mắc các chứng rối loạn tâm thần ngày một gia tăng. Việc chăm sóc, nuôi
dưỡng người tâm thần ở đại đa số Trung tâm BTXH mới chỉ dừng ở quản lý
hành chính. Phần lớn các Trung tâm hiện nay chỉ tập trung quản lý nuôi dưỡng
NTT là chủ yếu. Chưa phát huy được hết vai trò của nhân viên công tác xã hội
trong việc trợ giúp hoặc tạo việc làm cho NTT đã thuyên giảm góp phần phục
hồi sức khỏe. Việc trợ giúp, tư vấn, lao động trị liệu giúp họ sớm bình phục thì
chưa được thực sự coi trọng. Nhiều gia đình NTT thuộc diện hộ nghèo chưa tiếp
cận được các dịch vụ xã hội, kỹ năng chăm sóc NTT...
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến
việc chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần và coi đây là một chính sách quan
trọng không chỉ mang ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội mà còn mang ý nghĩa
nhân văn, nhân đạo sâu sắc như: Bộ Luật Dân sự, năm 2015; Quyết định
1215/2011/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người
rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2011-2020; Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với
đối tượng bảo trợ xã hội,… Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ là chủ yếu là trợ
giúp xã hội trực tiếp bằng nguồn lực tài chính đối với người tâm thần có hoàn
cảnh khó khăn, trong khi hiện nay nhu cầu, đối tượng người tâm thần cần trợ
giúp đa dạng. Với hình thức trợ giúp truyền thống không mang tính hiệu quả bền
vững, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tâm thần.
Nghề công tác xã hội tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang trong giai đoạn
hình thành, kinh nghiệm về vai trò nhân viên CTXH trong trợ giúp người tâm
thần chưa có và những hạn chế về ý thức, nhận thức của xã hội…Từ những


1


khó khăn chung nêu trên, vai trò nhân viên công tác xã hội đối với người tâm
thần trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm, đánh giá và phát huy một cách có
hiệu quả, đến nay tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu chưa có một nghiên cứu nào về vấn
đề này. Qua hơn 02 năm công tác (tháng 9/2014 đến nay), bản thân thật sự
đồng cảm và chia sẻ những thiệt thòi của NTT so với những người bình
thường và người có điều kiện, những trăn trở đó thúc đẩy tôi quyết tâm theo
học lớp này để nghiên cứu và vận dụng kiến thức về CTXH trong lĩnh vực
chăm sóc, nuôi dưỡng NTT có ý nghĩa góp phần quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng công tác trợ giúp cho NTT của các Trung tâm. Vì vậy, tác giả
chọn chủ đề “Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hoạt động trợ giúp
người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” làm đề
tài nghiên cứu trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị về vai trò nhân viên
CTXH đối với NTT tại các cơ sở công lập, ngoài công lập và cộng đồng
nhằm thúc đẩy hoạt động trợ giúp NTT ngày một tốt hơn và theo hướng
chuyên nghiệp hơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Được biết đã có nhiều viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội đã quan
tâm đến vai trò của nhân viên công tác xã hội trong công tác chăm sóc sức
khỏe cho người tâm thần trên nhiều phương diện. Các tài liệu, bài viết và các
công trình nghiên cứu về người tâm thần và vai trò của nhân viên công tác
xã hội nhằm mục đích chăm sóc người tâm thần nói chung và chăm sóc sức
khỏe người tâm thần nói riêng như:
Tác giả Bùi Xuân Mai (2010), Giáo trình Nhập môn công tác xã hội,
NXB Lao động - Xã hội.
Tác giả Nguyễn Sinh Phúc (2013), Giáo trình đại cương chăm sóc
sức khỏe tâm thần, NXB Lao động - Xã hội.
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2014), Kỹ năng tham vấn của cán bộ XH

trong bối cảnh phát triển nghề CTXH ở Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội.

2


Có thể thấy đã có những nghiên cứu liên quan tới SKTT, các rối loạn
tâm thần cũng như những yếu tố ảnh hưởng. Các nghiên cứu về người tâm
thần thời gian trước và gần đây mới chỉ thu thập thông tin về người người
tâm thần, các nghiên cứu tập trung vào một số đặc thù về người tâm thần
hoặc nghiên cứu người tâm thần ở một số địa bàn đặc thù nhằm đưa ra chất
lượng chăm sóc người tâm thần và khuyến nghị về chăm sóc người người
tâm thần.
Vì vậy, việc nghiên cứu vai trò nhân viên công tác xã hội trong trợ
giúp người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
nhằm phát hiện, can thiệp sớm và trợ giúp, phục hồi hành vi, ứng xử của
NTT, đồng thời có giá trị tham khảo đối với cơ quan, tổ chức hữu quan tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển nghề
công tác xã hội nói chung, công tác xã hội đối với người tâm thần nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa một số lý luận về CTXH, vai trò nhân viên CTXH đối với
người tâm thần và vai trò nhân viên CTXH nhằm đánh giá thực trạng vai trò
nhân viên CTXH trong trợ giúp người tâm thần tại Trung tâm Xã hội tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu. Trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp thiết
yếu nhằm thực hiện tốt hơn vai trò nhân viên CTXH trong trợ giúp người tâm
thần tại Trung tâm Xã hội nói riêng và vai trò nhân viên CTXH đối với người
tâm thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những lý luận về CTXH, vai trò của nhân viên CTXH
đối với người tâm thần và vai trò nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp

người tâm thần.
- Đánh giá thực trạng vai trò nhân viên công tác xã hội trong hoạt động
trợ giúp và các yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội đối với người tâm thần
tại Trung tâm Xã hội.

3


- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt vai trò nhân viên công
tác xã hội trong trợ giúp người tâm thần theo hướng chuyên nghiệp tại Trung
tâm Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò nhân viên Công tác xã hội trong trợ giúp người tâm thần.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Vai trò nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp
người tâm thần có nhiều vai trò, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ
tập trung nghiên cứu 06 vai trò cơ bản nội dung chủ yếu sau: vai trò Người
tham vấn; vai trò Người điều phối –kết nối dịch vụ; vai trò Người giáo dục;
vai trò Người biện hộ; vai trò Người tạo môi trường thuận lợi; vai trò
Người quản lý trường hợp.
- Phạm vi về khách thể: Đề tài nghiên cứu trên 30 người tâm thần (đã
thuyên giảm) đang được chăm sóc tại trung tâm Xã hội, nhóm khách thể là
CB, VCQL, NVCS của Trung tâm xã hội.
- Phạm vi về thời gian: vấn đề nghiên cứu từ 2013 đến nay.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tập trung nghiên cứu tại Trung
tâm Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Được tiếp cận với phương pháp luận là duy vật biện chứng: từ những

đánh giá thực trạng về đời sống của người tâm thần, thực trạng vai trò nhân
viên CTXH trong hoạt động trợ giúp người tâm thần trên địa bàn rút ra những
lý luận và đưa ra được những đề xuất về biện pháp nâng cao hiệu quả vai trò
nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người tâm thần trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu vấn đề mang tính hệ thống: nghiên cứu các vấn đề trong
mối quan hệ trong các hệ thống có liên quan trực tiếp đến đề tài như: lương,
chính sách về cơ chế..
5.2. Phương pháp nghiên cứu

4


5.2.1. Các phương pháp thu thập thông tin
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau:
* Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
Thông tin được thu thập từ các nguồn như: báo cáo, các văn bản sách
báo, các kết quả nghiên cứu có liên quan.
* Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến của các chuyên gia là
những người có hiểu biết sâu, có nhiều kinh nghiệm và thực tiễn về CTXH
trong trợ giúp người tâm thần.
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi : Tiến hành điều tra bằng bảng
hỏi 25 nhân viên Công tác xã hội và 30 người tâm thần đã thuyên giảm hiện
đang sống tại Trung tâm Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Với phương pháp
này, nhằm mục đích để tìm hiểu, thu thập thông tin chung về thực trạng đời
sống của người tâm thần, thực trạng thực hiện các vai trò trong quá trình trợ
giúp người tâm thần.
* Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động của nhân viên CTXH trong thực hiện nhiệm vụ tại
Trung tâm, trong quá trình tương tác làm việc với người tâm thần tại Trung tâm.
* Phương pháp phỏng vấn sâu

Bổ sung thêm những thông tin không có được từ phương pháp bảng hỏi
gồm: 01 lãnh đạo và 05 nhân viên tại Trung tâm.
5.2.2. Các phương pháp xử lý thông tin
* Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý, phân tích bảng hỏi; trích dẫn nội dung
phỏng vấn sâu qua băng ghi âm, biên bản ghi chép theo chủ đề phân tích.
* Các phương pháp xử lý thông tin:
Tổng hợp thống kê các nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) được
quan sát, các nghiên cứu tài liệu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn

5


Những thông tin thu thập được từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú
thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về vai trò nhân viên
công tác xã hội trong trợ giúp người tâm thần nói riêng và lý luận về công tác
xã hội trong trợ giúp người tâm thần nói chung. Đồng thời kết quả nghiên cứu
của luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu say này liên
quan đến vai trò nhân viên CTXH trong trợ giúp người tâm thần.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Từ những kết quả nghiên cứu thực tế, tác giả nghiên cứu đề tài sẽ phát
hiện ra được những điểm mạnh, điểm yếu đạt được trong nghiên cứu thực
trạng vai trò nhân viên công tác xã hội trong hoạt động trợ giúp người tâm
thần, những nhu cầu cần được hỗ trợ của người tâm thần tại Trung tâm.
Những phát hiện trong hoạt động trợ giúp người tâm thần của nhân viên
CTXH sẽ là cơ sở cho việc đổi mới và kiến nghị cho Ban Lãnh đạo đơn vị,
lãnh đạo các cấp đề ra các giải pháp thiết thực thúc đẩy công tác trợ giúp
người tâm thần ngày càng tốt hơn.

Nghiên cứu này làm cơ sở để đánh giá hiệu quả về vai trò của nhân
viên CTXH trong hoạt động trợ giúp người tâm thần tại Trung tâm Xã hội
nhằm bổ sung thêm tài liệu tham khảo về ngành CTXH trong hoạt động trợ
giúp NTT cho các tổ chức, cá nhân hoạt động và quan tâm.
Trong quá trình thực hiện đề tài góp phần tích lũy kinh nghiệm cho bản
thân, giúp bản thân nâng cao một số kỹ năng của nhân viên CTXH.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn
gồm 03 chương:

6


- Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của nhân viên công tác xã hội
trong trợ giúp người tâm thần.
- Chương 2: Thực trạng vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ
giúp người tâm thần tại Trung tâm Xã hội tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao vai trò nhân viên công
tác xã hội trong trợ giúp người tâm thần tại Trung tâm Xã hội tỉnh Bà RịaVũng Tàu.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC
XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI TÂM THẦN
1.1. Lý luận về người tâm thần
1.1.1. Khái niệm người tâm thần
Người tâm thần là những người mắc các BTT do hoạt động não bộ bị
rối loạn gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, tư duy, hành

vi, tác phong, tình cảm, cảm giác v.v... làm cho bản thân bị giảm sút khả năng
lao động, học tập, đảo lộn sinh hoạt, gây căng thẳng cho các thành viên trong
gia đình, tổn thiệt về kinh tế, tình cảm của gia đình và cộng đồng (Cục
BTXH.2015. Giáo trình CTXH trong CSSKTT tập 1).
Có nhiều dạng rối loạn tâm thần được xác định bởi tổ chức y tế thế giới đó
là các dạng: Tâm thần phân liệt;Trầm cảm; Rối loạn lưỡng cực; Bệnh
Alzheimer; rối loạn ăn uống; Ám ảnh; Ám sợ; Lo âu; Rối loạn tâm thần do rượu
hay ma túy; Chậm phát triển trí tuệ: ….Các cá nhân ở mọi lứa tuổi đều có thể
gặp phải dạng rối loạn tâm thần trên khi có những yếu tố tác động khác nhau.
Những người mắc rối loạn tâm thần thường bị rối loạn về các khía cạnh
tâm lý như cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Họ có thể mắc các rối loạn này ở
những mức độ khác nhau, song nhìn chung nó đều ảnh hưởng sâu sắc tới đời
sống, sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Họ gặp khá nhiều khó khăn trong giao
tiếp xã hội. Và vì vậy họ thường bị giảm sút các chức năng xã hội, không có
việc làm, khó khăn ra quyết định, giao tiếp và hòa nhập cộng đồng. Nếu còn
nhỏ thì họ gặp khó khăn tới trường, khó khăn trong học tập, ảnh hưởng nặng
nề về khả năng tư duy, tưởng tượng và phát triển nhân cách.
1.1.2. Đặc điểm và nhu cầu của người tâm thần
* Đặc điểm về sức khỏe
Phần lớn bệnh nhân có thể ăn khỏe, chơi khỏe, đi đứng bình thường
nhưng có ý nghĩ, cảm xúc, hành vi không phù hợp, kỳ dị, khó hiểu. Bệnh
nhân tâm thần thường không nhận thấy mình bị bệnh, từ chối điều trị tại
chuyên khoa tâm thần.

8


* Đặc điểm về tâm lý xã hội
Những đặc điểm tâm lý chung của người tâm thần:
Thứ nhất người tâm thần thường có tâm lý tự ti, thiếu tự tin sống khép mình,

không muốn giao tiếp do mặc cảm về bệnh tật và bị kỳ thị và phân biệt đối xử.
Thứ hai là họ dễ bị kích động do ảnh hưởng của bệnh tật dẫn đến có những
hành vi phá phách hoặc tự làm hại bản thân, gia đình hoặc người xung quanh.
Thứ ba họ luôn có cảm giác cô đơn, bị cô lập trong cuộc sống và sinh
hoạt hàng ngày.
* Đặc điểm về quan hệ xã hội
Đặc điểm bệnh nhân tâm thần có khuynh hướng xa lánh dần xã hội,
mất dần thói quen nghề nghiệp, tự ti mặc cảm. Bệnh tâm thần là một bệnh của
não, người bệnh tâm thần có nhiều biến đổi sinh học phức tạp và chịu tác
động rất mạnh của môi trường tâm lý xã hội không thuận lợi. Người bệnh tâm
thần bị nhiều thiệt thòi cho bản thân, gia đình và xã hội do bệnh gây ra các di
chứng rối loạn hành vi, tình cảm, ý nghĩ bất thường.
* Đặc điểm về nhu cầu con người trong xã hội
Sơ đồ 1.1. Tháp bậc thang nhu cầu của Maslow

(Nguồn: Abraham Maslow, Abraham Maslow's hierarchy of
needsMotivational Model)

9


Cấu trúc của tháp nhu cầu có 5 tầng, những nhu cầu của con người
được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
- Tầng 1: Nhu cầu cơ bản thuộc về thể chất và sinh lý như: thức ăn,
nước uống, bài tiết, hơi thở, thể dục, nghỉ ngơi. Đây là những nhu cầu không
thể thiếu trong cuộc sống của con người, nếu thiếu chúng con người sẽ không
tồn tại được nên họ phải đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng
ngày.
- Tầng 2: Khi Nhu cầu cơ bản thuộc về thể chất và sinh lý được đảm
bảo thì sẽ nãy sinh ra các nhu cầu được an toàn, được cảm giác yên tâm, được

đảm bảo an toàn về thân thể, việc làm, gia đình, sưc khỏe, tài sản. Để bảo vệ
gia đình và cá nhân thoát khỏi những nguy hiểm trong cuộc sống họ tìm đến
các tôn giáo, chùa chiềng…để thỏa mãn các nhu cầu về mặt tinh thần. Các
chế độ về mặt an sinh xã hội, BHXH chính là để đáp ứng các nhu cầu này.
- Tầng 3: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc, muốn
được trong một nhóm cộng đồng, muốn được gia đình êm ấm, bạn bè thân
hữu tin cậy. Nếu nhu cầu này không được thỏa mãn sẽ gây ra các bệnh trầm
cảm, thần kinh.
- Tầng 4: Nhu cầu được người khác tôn trọng, kính mến thông qua các
thành quả, thành công của bản thân và nhu cầu cảm nhận quý trọng bản thân,
tự trọng và sự tự tin.
- Tầng 5: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân, Maslow mô tả nhu cầu này
được sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có
được và được công nhân là thành đạt. Đây là nhu cầu lớn nhất của con người,
được cống hiến, được tìm kiếm năng lực, trí tuệ và khả năng của mình.
Thông qua thuyết nhu cầu của Maslow, các hoạt động cung cấp dịch vụ
CTXH cho NTT được khái quát và tổng hợp tương tự như các bậc thang trên,
đó là dịch vụ về sức khỏe, vật chất, tinh thần và phát huy vai trò của NTT.

10


Chất lượng dịch vụ cho NTT cũng phát triển để đáp ứng các nhu cầu từ thấp
đến cao và ngày càng phát triển của NTT.
1.1.3. Tầm quan trọng của việc trợ giúp người tâm thần
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, SKTT có tầm quan trọng đứng
thứ tư sau các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường. Trên thế giới, hiện có
khoảng 400 triệu người bị một trong các RLTT. Hiện nay theo bảng phân loại
bệnh Quốc tế lần thứ 10 về các RLTT và hành vi do Tổ chức y tế thế giới xuất
bản năm 1992 hiện có đến hơn 300 loại RLTT và hành vi như sa sút tâm thần:

RLTT sau chấn thương sọ não hay viêm não; Các RLTT do sử dụng rượu và
ma túy; TTPL; Rối loạn hoang tưởng; Các loại rối loạn khí sắc như trầm cảm,
hưng cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực…; Các loại rối loạn lo âu; Các rối loạn
ăn uống như chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn vô độ hoặc các rối loạn giấc
ngủ như chứng mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, mộng du…Rối loạn tâm thần là
một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên thế giới, ước tính gây ra
khoảng 14% gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Những con số trên cho chúng ta thấy phần nào về thực trạng bệnh tâm
thần hiện nay. Trên thực tế, còn rất nhiều các chứng bệnh tâm thần đa dạng
khác mà con người mắc phải. Song do nhận thức của người dân về bệnh tâm
thần còn nhiều hạn chế, nên việc phát hiện và điều trị kịp thời chưa được tốt.
Hoặc người dân quá coi nhẹ những triệu chứng tâm thần, họ cho đó là “bình
thường”. Hoặc ngược lại, với những bệnh nhân tâm thần phân liệt, cộng đồng
lại có một cái nhìn kỳ thị, xa lánh và cho rằng những người như vậy “không
bình thường”, là mối nguy hiểm cho mọi người xung quanh.
Từ cách nhìn nhận về bệnh và người bệnh như vậy, sẽ dẫn đến hành vi
chưa đúng trong chữa bệnh cũng như trong ứng xử với người bệnh. Điều trị
bệnh tâm thần cần đến thời gian dài. Điều này liên quan đến vấn đề kinh tế
của gia đình. Không phải tất cả các gia đình bệnh nhân tâm thần đều có khả

11


năng chi trả cho quá trình điều trị của người bệnh. Vì vậy, nhiều gia đình để
bệnh nhân đi lang thang, hoặc nhốt lại trong nhà.
Áp lực cuộc sống và xã hội ngày càng tăng lên. Bệnh tâm thần không
loại trừ ai, từ những người dân lao động tay chân cho đến trí thức; những
người ở các độ tuổi, vùng miền khác nhau đều có nguy cơ mắc bệnh. Con số
bệnh nhân và các chứng bệnh cũng ngày càng đa dạng. Có thể thấy, nhu cầu
chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần được đặt ra như

một thách thức đối với cộng đồng và nhà nước.
1.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội
1.2.1. Khái niệm công tác xã hội
Có nhiều khái niệm khác nhau về công tác xã hội như :
Theo C. Zastrow (1996) : CTXH là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các
cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của
họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù
hợp với các mục tiêu của họ [10, tr.03] .
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị
Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: “CTXH chuyên nghiệp thúc
đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con
người, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc
sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành
vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương tác
giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các
nguyên tắc cơ bản của nghề”.
Hội đồng đào tạo CTXH Mỹ định nghĩa : CTXH là một nghề nhằm
tăng cường các chức năng xã hội của cá nhân, hay nhóm người bằng những
hoạt động tập trung vào can thiệp mối quan hệ xã hội để thiết lập sự tương tác
giữa con người và môi trường có hiệu quả. Hoạt động này bao gồm 3 nhóm:

12


Phục hồi năng lực đã bị hạn chế, cung cấp nguồn lực cá nhân và xã hội và
phòng ngừa sự suy giảm chức năng xã hội. Như vậy, sự có mặt của CTXH
nhằm giúp đỡ cá nhân, gia đình, cộng đồng điều chỉnh mối quan hệ của họ
với môi trường xã hội, qua đó giúp họ bảo đảm chức năng xã hội đúng với vai
trò vị trí đảm nhiệm trong xã hội [15, tr.2].
CTXH ở Việt Nam cũng được các tác giả xem xét từ những khía cạnh

khác nhau, tác giả Nguyễn Thị Oanh cho rằng: CTXH là hoạt động thực tiễn,
mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương
pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề. CTXH theo đuổi
mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội’’ [24,tr.26].
CTXH tại Việt Nam được xem như là sự vận dụng các lý thuyết khoa
học về hành vi con người, về hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại các chức
năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng
người yếu thế hướng tới bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đây là lĩnh vực cung cấp
các dịch vụ chuyên môn góp phần giải quyết những vấn đề xã hội liên quan
tới con người để thỏa mãn những nhu cầu căn bản, mặt khác góp phần giúp cá
nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của mình [11, tr.17].
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010) đưa khái niệm về CTXH như sau:
CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân,
gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường
chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn
lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng
ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo ASXH.
Để cụ thể hóa khái niệm trên, Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ cũng
khẳng định CTXH là góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người
và con người. Hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc
sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh

13


phúc cho người dân và xây dựng nhân cách sống đậm đà bản sắc văn hóa dân
tộc mang tính thuần phong mỹ tục.
Như vậy ta có thể hiểu một cách chung nhất theo như định nghĩa của
PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai: “CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên
nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực

đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi
trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia
đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần
đảm bảo an sinh xã hội” [11,tr.19].
1.2.2. Mục đích công tác xã hội
Công tác xã hội hướng tới tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những nhóm
người yếu thế. Công tác xã hội thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tăng cường các
mối tương tác hài hòa giữ cá nhân, gia đình, xã hội hướng tới sự tiến bộ và
công bằng xã hội.
Hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội hướng tới 2 mục đích cơ bản sau:
Một là, nâng cao nâng lực các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình,
cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn.
Hai là, cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng
đồng thực hiện các chức năng, vai trò có hiệu quả [10,tr.4].
1.2.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội
- Khái niệm về vai trò
Vai trò trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 1997) được định nghĩa là
tác dụng, chức năng tổng sự hoạt động, phát triển của cái gì đó. Hay vai trò
còn được ám chỉ tính chất của sự vật, sự việc hiện tượng để nói về vị trí, chức
năng, nhiệm vụ mục đích của sự vật, sự việc, hiện tượng trong một hoàn cảnh,
bối cảnh và mối quan hệ nào đó.

14


- Khái niệm về nhân viên công tác xã hội
Nhân viên CTXH là người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về
CTXH có bằng cấp chuyên môn. Đó là những người có khả năng phân tích
vấn đề xã hội, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm để giúp đỡ thân

chủ của mình vượt qua khó khăn, tự vươn lên trong cuộc sống [11,tr.66].
- Vai trò nhân viên Công tác xã hội
NVCTXH có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước ở các cấp, ở
cộng đồng và trong các cơ sở cung cấp dịch vụ, trong các trung tâm như cơ sở
bảo trợ xã hội, trường giáo dưỡng, mái ấm, nhà mở hay các tổ chức phi chính
phủ. Khi NVCTXH ở những vị trí khác nhau thì vai trò và các hoạt động của
họ cũng rất khác nhau, tùy theo chức năng và nhóm thân chủ mà họ làm việc.
Theo quan điểm của Feyerico (1973) người nhân viên công tác xã hội
có những vai trò sau:
- Vai trò là người vận động nguồn lực: là người trợ giúp thân chủ (cá
nhân, gia đình, cộng đồng...) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải
quyết vấn đề. Nguồn lực có thể bao gồm về con người, về cơ sở vật chất, về tài
chính, kỹ thụật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm...
- Vai trò là người điều phối - kết nối dịch vụ (còn gọi là trung gian):
NVCTXH là người có được những thông tin về các dịch vụ, chính sách và
giới thiệu cho thân chủ các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có
từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với những nguồn lực, chính
sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề.
- Vai trò là người biện hộ: là người bảo vệ quyền lợi cho thân chủ để họ
được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những
trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng.
- Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội: là nhà vận động xã hội tổ
chức các hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, cổ vũ
tuyên truyền.

15


- Vai trò là người giáo dục: là người cung cấp kiến thức kỹ năng liên
quan tới vấn đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình,

nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự
tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn
lực cho vấn đề cần giải quyết.
- Vai trò người tạo sự thay đổi: người NVCTXH được xem như người
tạo ra sự thay đổi cho cá nhân, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu
cực hướng tới những suy nghĩ và hành vi tốt đẹp hơn.
- Vai trò là người tư vấn: NVCTXH tham gia như người cung cấp
thông tin tư vấn cho các thân chủ cần có những thông tin như thông tin về
chăm sóc sức khoẻ sinh sản, thông tin về bảo vệ môi trường, dinh dưỡng cho
trẻ nhỏ hay người già.
- Vai trò là người tham vấn: NVCTXH trợ giúp gia đình và cá nhân tự
mình xem xét vấn đề, và tự thay đổi. Ví dụ như NVCTXH tham gia tham vấn
giúp trẻ em bị xâm hại tình dục hay phụ nữ bị bạo hành vượt qua khủng hoảng.
- Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng:
trên cơ sở nhu cầu của cộng đồng đã được cộng đồng xác định, NVCTXH
giúp cộng đồng xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh, tiềm năng của cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng.
- Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp: NVCTXH còn được xem
như người cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những cá nhân, gia đình không
có khả năng tự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình và giải quyết vấn đề.
- Vai trò là người xử lý dữ liệu: Với vai trò này, NVCTXH nhiều khi
phải nghiên cứu, thu thập thông tin và phân tích thông tin trên cơ sở đó tư vấn
cho thân chủ để họ đưa ra những quyết định đúng đắn.
- Vai trò là người quản lý hành chính: NVCTXH khi này thực hiện
những công việc cần thiết cho việc quản lý các hoạt động, các chương trình,

16



×