Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM HIV MẮC LAO PHỔI TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA –VŨNG TÀU NĂM 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.06 KB, 15 trang )

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM HIV MẮC
LAO PHỔI TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH BÀ
RỊA –VŨNG TÀU NĂM 2009
Nguyễn Minh Lương *, Trương Phi Hùng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định đặc điểm tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm
HIV mắc lao tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm
2009
Phương pháp: Báo cáo hàng lọat ca. Chọn tất cả 21 trường hợp nhiễm HIV mắc
lao tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Kết quả: Trong số 21 bệnh nhân nhiễm HIV mắc lao đa số thuộc nhóm tuổi 25 34 tuổi, 90,5% là nam, thuộc dân tộc Kinh, có 42,7% cư trú tại Bà Rịa Vũng
Tàu 81% độc thân. Về đặc điểm lâm sàng có 82,7% ho trên 2 tuần, 57,2% sốt nhẹ
vào chiều, 71,4% sụt cân. Về cận lâm sàng, AFB (+) là 52,4%, Xquang phổi bất
thường là 100% trong đó thâm nhiễm 71,4%, xơ 47,6%, hang lao 9,5%.
Kết luận: Đa số bệnh nhân nhiễm HIV mắc lao tại Trung tâm Giáo dục Lao động
Xã hội tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu thuộc nhóm tuổi trẻ, thuộc hộ không nghèo, cư trú tại
thành phố Vũng Tàu 42,7%. Về biểu hiện lâm sàng, đa số các triệu chứng không đầy
đủ. Về cận lâm sàng, chỉ có 52,4% AFB (+), hình ảnh Xquang đa số là thâm nhiễm
T

h : nhiễm HIV mắc lao, Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu


ABSTRACT
EPIDEMIOLOGY AND CLINICAL FEATURES OF TUBERCULOSIS/HIV
INFECTED PATIENTS AT LABOR - SOCIAL EDUCATION CENTER, BA RIAVUNG TAU PROVINCE
Nguyen Minh Luong, Truong Phi Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1 – 2010: 175 - 180
Objective: To identify epidemiology and clinical features of tuberculosis/HIV


infected patients at Labor-Social Education Center Ba Ria- Vung Tau Province
Method: We performed a cases report of 21 tuberculosis/HIV-infected patients
at Social Education Center, Ba Ria - Vung Tau Province
Result: Among 21 tuberculosis/HIV-infected patients, most patients belong 25 –
34 years old group, 90.5% were man, 81% single, 42.7% living in Ba Ria Vung Tau Province. Clinical features of patients were 82.7% cough over two
weeks, 57.2% fever, 71.4% body weight loss. AFB (+) were 52.4%. All had chest X
ray abnorml, chest x-ray findings were 9.5% cavities and 71.4% infiltrates.
Conclusion: Most tuberculosis/HIV-infected patients were young, living in Baria
– Vung Tau Province. The most common clinical symptoms and signs were cough, but
clinical symptoms of fever and body weight loss uncommon findings. Most of chest xray findings of patients were infiltrates.
Keywords: tuberculosis/hiv infected patients, Labor - Social Education Center,
Ba Ria- Vung Tau Province


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo nhận định của Nunn P, toàn cầu có khoảng 13 triệu bệnh nhân nhiễm HIV
mắc lao (13). Trong năm 2007, có khoảng 1,37 triệu ca HIV mắc lao chiếm khoảng
15% các ca lao toàn cầu và khoảng 456.000 trường hợp nhiễm HIV mắc lao, tử vong
chiếm 23% số ca tử vong do HIV/AIDS toàn cầu (10). Tại Việt Nam, kết quả giám sát
trọng điểm ở cơ sở chống lao tuyến tỉnh do Cục phòng chống HIV/AIDS thực hiện
hàng năm cho thấy bệnh nhân nhiễm HIV mắc lao luôn gia tăng trong nhiều năm vừa
qua. Năm 1994, tỉ lệ người HIV(+) có mắc lao là 0,4%; đến năm 2008 đã là 3,75%
trong đó cao nhất là Hà Nội (11,50%); đứng thứ hai là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(10,2%)(5).
Theo số liệu ghi nhận được tại các cơ sở chống lao tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu cũng
cho thấy số người HIV(+) mắc lao đến khám và điều trị mỗi năm đều tăng, năm 1997
là 1,39%; đến năm 2008 là 6,0%(16).Lao là một trong những bệnh nhiễm trùng cơ hội
thường gặp và cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những
bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những nước kém
phát triển(7).

Tại Việt Nam, rất ít công trình nghiên cứu về đặc điểm của người HIV (+) mắc
lao. Do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Đặc điểm dịch tễ và lâm s ng củ bệnh
nhân nhiễm HIV mắc l o tại Trung tâm Giáo dục L o động Xã hội tỉnh Bà Rị –
Vũng Tàu năm 2009” để có số liệu góp phần cùng thầy thuốc lâm sàng trong chẩn
đóan lao ở bệnh nhân nhiễm HIV.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang
Đối tƣợng nghiên cứu


Học viên nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3/2009 – tháng 6/2009.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ gồm 21 học viên nhiễm HIV mắc lao tại Trung tâm Giáo dục
Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại thời điểm nghiên cứu.
Thu thập dữ kiện
- Phỏng vấn trực tiếp
-Xét nghiệm đờm: bằng phương pháp Ziehl-Neelsen
- Xquang phổi: chụp phim phổi thẳng 30cm x 40cm.
Xử lý và phân tích số liệu: Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 10.0 với
ý nghĩa thống kê ở mức P ≤ 0,05.
KẾT QUẢ
1. Tỉ lệ mắc lao trong các học viên nhiễm HIV:
Bảng 1: Phân bố tần số và tỉ lệ học viên chẩn đoán hiện đang mắc lao phổi (n=156)
Phân loại mắc lao phổi (n=21)
Chẩn đoán Tần số


Tỉ lệ

Không

135

87



21

13

Cộng

156

100

AFB(+)

AFB(-)

Tần số

Tỉ lệ

Tần số


Tỉ lệ

11

52

10

48

Nhận xét: Học viên hiện mắc lao chiếm tỉ lệ 13,5% (21/156) ; trong đó AFB(+) là


2. Những đặc điểm về dân số - xã hội của học viên nhiễm HIV mắc lao phổi:
Bảng 2: Những đặc tính dân số - xã hội của học viên hiện mắc lao (n=21)
Đặc tính

Tần suất

Tỉ lệ %

< 15

00

00

15 - 24

02


10

25 - 34

15

71

35 - 44

03

14

45 - 54

00

00

≥ 55

01

5

Nam

19


90

Nữ

02

10

≤ cấp 2

11

52

≥ cấp 3

10

48

TP. Vũng Tàu

09

43

H. Tân Thành

04


19

H. Long Điền

03

14

TX. Bà Rịa

02

10

H. Châu Đức

01

5

H. Xuyên Mộc

01

5

H. Đất Đỏ

01


5

H. Côn Đảo

00

00

Hộ không nghèo

15

71

Hộ nghèo

06

29

Độc thân

17

81

Có gia đình

04


19

Nhóm tuổi

Giới tính
Trình độ học vấn

Nơi cư trú

Nơi cư trú

Kinh tế gia đình
Tình trạng hôn nhân


Đặc tính

Tần suất

Tỉ lệ %

10

48

08

38


Nông ngư nghiệp

02

10

Buôn bán

01

5

CNVC
Nghề nghiệp

Chưa



việc

làm

Nhận xét: Trong 21 học viên HIV mắc lao phổi thì học viên có nhóm tuổi từ
25-34 chiếm tỉ lệ cao (71%); học viên nam chiếm đa số (90%), dân tộc Kinh. Đa số
học viên là Phật giáo (48%) và không tôn giáo (43%); trình độ từ cấp 2 trở xuống
(52%) đa số cư trú tại TP. Vũng Tàu (43%); không thuộc diện nghèo (71%), độc thân
(81%).
3. Các đặc điểm lâm sàng
Bảng 3: Các triệu chứng lâm sàng của học viên HIV/lao (n=21)



Triệu chứng lâm sàng nghi

Không

lao

Tần số

Tỉ lệ %

Tần số

Tỉ lệ %

Ho khạc đờm > 2 tuần

18

86

03

14

Ho ra máu

02


10

19

90

Sốt nhẹ vào buổi chiều

12

57

09

43

Sút cân

15

71

06

29

Tức ngực

11


52

10

48

Khó thở

07

33

14

67

Nhận xét: Trong số học viên nhiễm HIV mắc lao có ho khạc đờm trên hai tuần
chiếm tỉ lệ cao (86%), các triệu chứng lâm sàng không đầy đủ, 71% có sút cân và chỉ
có 57% sốt nhẹ vào chiều.


4. Các đặc điểm cận lâm sàng
4.1. Xét nghiệm đờm:
Bảng 4: Kết quả xét nghiệm đờm của học viên nhiễm HIV mắc lao (n=21)
Kết quả

AFB (+)

11


52

AFB (-)

10

48

156

100

Cộng

Nhận xét: Xét nghiệm đờm có tỉ lệ AFB(-)là 48%
4.2. Chụp Xqu ng phổi:
Bảng 5 : Kết quả chụp Xquang phổi của nhóm học viên HIV/lao (n=21)
Kết quả

Tần số

Tỉ lệ (%)

Bất thường

21

100

Nhận xét: 100% học viên HIV/lao chụp Xquang phổi đều cho kết quả bất thường.

Bảng 6: Phân bố những biểu hiện bất thường từ kết quả chụp Xquang phổi của
nhóm học viên HIV/lao (n=21)
Hình ảnh trên phim



Không

Tần số

Tỉ lệ %

Tần số

Tỉ lệ %



00

00

21

100

Nốt

8


38

13

62

Thâm nhiễm

15

71

6

29



10

48

11

52

Hang

2


10

19

90

Tràn dịch màng phổi

1

5

20

95

Nhận xét: Những biểu hiện bất thường từ kết quả chụp Xquang của 21 học viên
HIV/lao chiếm đa số là thâm nhiễm (71%); xơ (48%) và nốt (38%).
Bảng 7: Phân bố các vị trí tổn thương trên hình chụp Xquang phổi của nhóm học
viên HIV/lao (n=21)


Vị trí tổn thƣơng

Tần số

Tỉ lệ (%)

Đỉnh phổi


13

62

Vùng giữa

20

95

Vùng đáy

19

91

Nhận xét: Về vị trí tổn thương ở phổi, tổn thương ở vùng giữa chiếm đa số (95%);
vùng đáy (91%) và đỉnh phổi (62%).
BÀN LUẬN
Tỉ lệ mắc lao phổi trong học viên nhiễm HIV
Kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu cho thấy trong số 156 học viên nhiễm HIV có 21 học viên mắc lao chiếm tỉ lệ
13% (21/156) (bảng 1). Kết quả nghiên cứu về tỉ lệ mắc lao ở những người HIV tại
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2005 của Đỗ Hoài Thanh là 10,1% (6), kết quả tại Trung
tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Thanh Hóa là 7,8%, Hòa Bình là 6% (5) và Trung
tâm giáo dục dạy nghề Bình Triệu và Trường Phụ nữ mới Thủ Đức TP.Hồ Chí Minh
(2,74%)(6) . So với các nghiên cứu trên thì học viên tại Trung tâm Giáo dục Lao
động Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tỉ lệ mắc lao cao.
Các đặc điểm dịch tễ của học viên nhiễm HIV mắc lao phổi (bảng 2)
Trong 21 bệnh nhân nhiễm HIV mắc lao phổi có các đặc điểm dịch tễ như sau:

- Về nhóm tuổi: trong số học viên nhiễm HIV mắc lao đa số thuộc nhóm tuổi từ
25-34 (71%); phù hợp với các nghiên cứu của Iliyas tại Nigeria (9). Bệnh nhân nhiễm
HIV mắc lao thuộc nhóm tuổi trẻ vì đã nhiễm HIV khi còn trẻ.
- Về giới tính: trong số học viên nhiễm HIV mắc lao thì nam chiếm đa số 19/21
(90%) ), phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Nhi tại TP. Hồ Chí Minh (11).


- Về trình độ học vấn: 52% (11/21) học viên nhiễm HIV mắc lao phổi có trình độ
từ cấp 2 trở xuống, 48% (10/21) từ cấp 3 trở lên . Nghiên cứu của Cheade cho biết
trình độ học vấn thấp(4).
- Về nơi cƣ trú: chiếm đa số là học viên nhiễm HIV mắc lao phổi cư trú tại TP.
Vũng Tàu (43%); kế đến là huyện Tân Thành (19%); các huyện Châu Đức, Xuyên
Mộc, Đất Đỏ chiếm tỉ lệ thấp (5%) và đặc biệt không có người nhiễm cư trú tại huyện
Côn Đảo. TP. Vũng Tàu có số bệnh nhân nhiễm HIV mắc lao phổi cao hơn các nơi
khác. Nghiên cứu của Cheade cũng cho biết đa số bệnh nhân HIV mắc lao là thành
thị (4).
- Về tình trạng kinh tế: đa số mẫu nghiên cứu không thuộc diện nghèo (71%)
- Về nghề nghiệp: chiếm đa số là công nhân viên chức 10/21 (48%) và chưa có
việc làm 8/21 (38%); nông ngư nghiệp 2/21 (10%) và buôn bán 1/21 (5%). Nghiên
cứu cho thấy đa số người nhiễm không nghèo nhưng chưa có việc làm nên dễ bị xúi
dục của bạn bè xấu chơi ma túy từ đó nhiễm HIV và mắc lao
- Về tình trạng hôn nhân: đa số học viên nhiễm HIV mắc lao phổi còn độc thân
17/21 (81%), phù hợp với nghiên cứu của Bráu tại bệnh viện São José de Doenças,
Brazil trong số 168 bệnh nhân HIV nhiễm lao có 126 độc thân chiếm tỉ lệ 75%. Số
lượng bệnh nhân HIV mắc lao độc thân chiếm tỉ lệ cao phản ánh tình trạng kinh tế xã
hội, đặc biệt trong số nam giới là những người thường tiếp xúc với nhiều người, làm
việc trong môi trường ô nhiễm, như vậy gia tăng khả năng tiếp xúc mầm bệnh.
Về đặc điểm lâm sàng của học viên nhiễm HIV mắc lao phổi (bảng 3)
Trong số 21 học viên nhiễm HIV mắc lao phổi, biểu hiện lâm sàng thường gặp
nhất là ho trong đó ho khạc đàm trên 2 tuần chiếm tỉ lệ 86% (18/21); kế đến là sút cân

71% (15/21); sốt nhẹ vào buổi chiều 57% (12/21); tức ngực 52% (11/21); khó
thở 33% (7/21); ho ra máu 10% (2/21).
So với nghiên cứu của bệnh viện Lao và Bệnh phổi TP.Hà Nội điều tra tình hình
mắc lao, kháng thuốc lao tại bốn Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội


cho thấy triệu chứng nghi lao gồm ho kéo dài trên hai tuần 83% tương đương với
nghiên cứu này (86%) và ngược lại triệu chứng ho ra máu là 3% thấp hơn so với
nghiên cứu này (10%) (1).
So với nghiên cứu của Ngowi tại bệnh viện Haydom Lutheran ở vùng Tanzania,
trong số bệnh nhân được chẩn đoán lao bằng soi phết đàm, 5 (62,5%) có sốt trên 2
tuần, 2 (25%) có ho trên 2 tuần và 4 (50%) bị suy dinh dưỡng. Có 15 (75%) bệnh
nhân không có triệu chứng lâm sàng sốt, ho (12), còn nghiên cứu của Haileyeus cũng
cho biết có tới 82% bệnh nhân HIV mắc lao triệu chứng thường không đặc hiệu (sốt,
giảm cân) (8). Như vậy, bệnh nhân HIV mắc lao không có đầy đủ các triệu chứng.
Nghiên cứu của Iliyas tại bệnh viện Aminu Kano, Bắc Nigeria cho biết trong 138
bệnh nhân HIV mắc lao có 50 mắc lao ngoài phổi chiếm tỉ lệ 36,2%; 15 bệnh nhân lao
phổi và ngoài phổi. Trong số 35 bệnh nhân chỉ lao ngoài phổi có 20 (57,1%) lao màng
bụng, 5 (14,3%) lao hạch, 5 (14,3%) lao cột sống, 3 (8,6%) lao màng não và 1 (2,9%)
lao thận, 1 (2,9%) tuyến thượng thận(9).
Về đặc điểm cận lâm sàng
Kết quả xét nghiệm đờm củ mẫu nghiên cứu:
Kết quả xét nghiêm đờm AFB(+): Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 21 bệnh
nhân HIV mắc lao, có 11 trường hợp phết đờm dương tính, chiếm tỉ lệ 52% (bảng 4).
Nghiên cứu của Lê Văn Nhi tại TP. Hồ Chí Minh, trong những bệnh nhân nhiễm HIV
mắc lao tỉ lệ lao phổi AFB(+) là 53,7%(11)
Nghiên cứu điều tra sàng lọc lao phổi ở bệnh nhân nhiễm HIV tại TTGDLĐXH
tỉnh Thanh Hóa năm 2008 của Bệnh viện 71 Trung ương cho thấy trong số học viên
nhiễm HIV mắc bệnh lao, tỉ lệ AFB(+) là 1/12 chiếm 8,3% (2).
Nghiên cứu điều tra năm 2008 của TTPCBXH tỉnh Hòa Bình cho thấy trong số

học viên nhiễm HIV mắc bệnh lao AFB(+) 2/6 chiếm 33,3% và AFB(-) 4/6 chiếm
66,7% (2).


Theo nghiên cứu của Iliyas tại bệnh viện Kano, trong số những bệnh nhân mắc lao,
chỉ có 17,5% soi đờm dương tính và nghiên cứu của Helene Ayles, có 18% soi đờm
dương tính (9).
Như vậy, tỉ lệ soi phết đờm dương tính trong nghiên cứu này cao hơn các nghiên
cứu trên. Điều này có thể do nghiên cứu đa số bệnh nhân đều là lao phổi, còn trong
nghiên cứu của các tác giả khác trong các bệnh nhân HIV mắc lao, ngoài bệnh nhân
lao phổi còn có các bệnh nhân lao ngoài phổi. Theo nhận định của Swam, trong các
bệnh nhân HIV mắc lao, lao ngoài phổi và lao lan tỏa, đặc biệt khi sang thương lao ở
những vị trí sâu thường phết đờm âm tính (14). Nghiên cứu của Ngowi tại Tanzania,
trong số mẫu đờm cấy dương tính chỉ có 40% soi phết đờm dương tính. Điều này cho
thấy trong bệnh nhân HIV mắc lao, để chẩn đoán xác định ngoài soi đờm thì phương
pháp cấy đờm cũng rất quan trọng vì mật độ vi khuẩn lao trong đờm thấp nên soi đờm
khó phát hiện, nhưng cấy dương tính (12).
Như vậy, bệnh lao rất khó chẩn đoán trong những bệnh nhân HIV vì các triệu
chứng lâm sàng như sốt, ho, giảm cân không thường gặp trong các bệnh nhân này và
do độ nhạy của phương pháp soi đờm tìm vi khuẩn lao thấp.
Hình ảnh Xquang phổi:
Trong số 21 học viên nhiễm HIV mắc lao phổi chụp Xquang phổi thì cả 21 trường
hợp đều thấy hình ảnh bất thường trên phim Xquang chiếm tỉ lệ 100% (bảng 5).
Trái lại, nghiên cứu của Ngowi trong số bệnh nhân HIV mắc lao có 75% Xquang
phổi không thấy tổn thương nghi ngờ lao (12), còn nghiên cứu của Helen Ayles cũng
cho biết có 82% bệnh nhân HIV mắc lao Xquang không thấy dấu hiệu lao. Sự khác
biệt này do trong nghiên cứu này các bệnh nhân HIV mắc lao đều là lao phổi, trái lại
các nghiên cứu của Ngowi, bệnh nhân ngoài mắc lao phổi còn có lao ngoài phổi nên
hình ảnh Xquang không thấy lao.



Trong nghiên cứu này, về hình ảnh bất thường trong phim Xquang của 21 học viên
nhiễm HIV mắc lao phổi gồm nốt 38% (8/21), thâm nhiễm 71% (15/21), xơ 48%
(10/21), hang lao 10% (2/21), tràn dịch màng phổi 5% (1/21) (bảng 6).
Theo nghiên cứu của Lê Văn Nhi, trong những bệnh nhân nhiễm HIV mắc lao,
sang thương thường gặp là thâm nhiễm chiếm tỉ lệ 98,33%; hang lao 21,67% (11).
Theo nghiên cứu của Nunes, những hình ảnh bất thường trên phim Xquang của
các bệnh nhân HIV mắc lao là thâm nhiễm kẽ (67%), phì đại hạch trung thất (30%),
giãn phế quản (28%), hạt kê (18%) và hang lao (12%) (6,11).
Trong các trường hợp lao phổi ở bệnh nhân HIV (-), nghiên cứu của Jihoon cho
biết trong 15 bệnh nhân lao phổi từ 15-85 tuổi, hình ảnh Xquang bất thường gồm hạt
(100%), nốt (73% 11/15), đông đặc (60% 9/15) và hang lao (47% 7/15) (3).
So sánh cho thấy có sự khác biệt trong nghiên cứu của Jihoon, bệnh nhân lao
HIV(-) tỉ lệ có hang lao cao (47%) còn trong nghiên cứu bệnh nhân nhiễm HIV mắc
lao tỉ lệ hình ảnh bất thường là hang lao thấp (9,5% -21,67%). Điều này do bệnh nhân
nhiễm HIV làm suy yếu tế bào miễn dịch cho phép vi khuẩn lao xâm lấn vào bất cứ
vùng nào của phổi; tiêu biểu là không có hang lao
Về vị trí của tổn thương lao, kết quả nghiên cứu cho biết trong 21 bệnh nhân HIV
mắc lao phổi hình ảnh bất thường trên phim Xquang. Sang thương được phân bố ở
đỉnh phổi 62% (13/21), vùng giữa 95% (20/21) và vùng đáy 90% (19/21) (bảng 7).
Còn nghiên cứu của Lê Văn Nhi tại TP.Hồ Chí Minh, về hình ảnh Xquang phổi
bất thường của những bệnh nhân nhiễm HIV mắc lao sang thương ở thùy trên chiếm
tỉ lệ 35% (42/120), sang thương ở thùy giữa hoặc dưới 19,17% (23/120) (11).
Trong nghiên cứu này, đối tượng là những bệnh nhân HIV mắc lao phổi, trong số
21 phim Xquang phổi của các bệnh nhân này, tổn thương ở cả vùng giữa và vùng đáy
chiếm tỉ lệ cao. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Thrupp L, trong các nhóm bệnh
nhân nhiễm HIV khi mắc lao thì hình ảnh hang lao ít gặp nhưng hình ảnh thâm nhiễm
thường gặp hơn và tổn thương thường gặp ở thùy dưới (15).



KẾT LUẬN
Đa số bệnh nhân nhiễm HIV mắc lao tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội
tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu thuộc nhóm tuổi trẻ, thuộc hộ không nghèo, gần một nửa cư
trú tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Về biểu hiện lâm sàng, đa số bênh nhân không có đầy
đủ các triệu chứng của bệnh. Về cận lâm sàng, tỉ lệ phát hiện BK trong đờm thấp,
hình ảnh tổn thương do lao trên phim Xquang phổi đa số là thâm nhiễm và có xu
hướng lan rộng xuống cả vùng phổi dưới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y Tế (2006), “Kết quả nghiên cứu mắc lao, kháng thuốc lao của học

1.

viên Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội TP. Hà Nội”, Dự án quĩ
toàn cầu.
Bộ Y Tế (2008), “Kết quả điều tra mắc lao, Lao/HIV và kháng thuốc lao

2.

của học viên ở các trại 05-06 một số tỉnh thành”, Dự án quĩ toàn cầu.
Cha J., Lee H. Y., Lee K. S., et al (2009), “Radiological Findings of

3.

Extensively Drug-Resistant Pulmonary Tuberculosis in Non-AIDS Adults:
Comparisons with Findings of Multidrug-Resistant and Drug-Sensitive
Tuberculosis”, Korean J Radiol., 10(3), pp.207–216
4.

Cheade


Mde

F, Ivo

ML, Siqueira

PH, Sá

RG, Honer

MR (2009), “Characterization of tuberculosis among HIV/AIDS patients at a
referral center in Mato Grosso do SulRev Soc Bras Med Trop.”, 42(2), pp.119125
5.

Cục phòng chống HIV/AIDS (2009), Kết quả giám sát trọng điểm
HIV/AIDS năm 2008, Bộ Y Tế.

6.

Đỗ Hoài Thanh (2005), Nghiên cứu tình hình Lao/HIV(+) tại 6 tỉnh có tỉ lệ
nhiễm HIV/100.000 dân cao.


7.

Friedland G., Churchyard, G.J., Nardell E (2007), “Tuberculosis and HIV
Coinfection: Current State of Knowledge and Research Priorities”, J Infect Dis,
196(1): S1-S3

8.


Haileyeus Getahun MH, O'Brien R, Nunn P (2007), “Diagnosis of Smearnegative pulmonary tuberculosis in a people with HIV infection or AIDS in
resource-coinstrained settings: informing urgent policy changes”, Lancet
Public Health.369, pp.2042–2049

9.

Iliyasu Z, Babashani M. (2009), “Prevalence and predictors of tuberculosis
coinfection among HIV-seropositive patients attending the Aminu Kano
Teaching Hospital, northern Nigeria. JEpidemiol”., 19(2), pp: 81-87.

10.

Lawn

SD, Churchyard

G (2009), “Epidemiology

of

HIV-associated

tuberculosis”, Curr Opin HIV AIDS., 4(4), pp.325-333.
11.

Lê Văn Nhi (2003), Nghiên cứu dịch tễ và các hình thái lâm sàng lao/HIV
(+) tại TP. Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ y học.

12.


Ngowi BJ, Mfinanga SG, Bruun JN, Morkve

O. (2008), “Pulmonary

tuberculosis among people living with HIV/AIDS attending care and treatment
in rural northern”, Tanzania BMC Public Health., 30, 8, pp.341
13.

Nunn P., Williams B., Floyd K., et al. (2005), “Tuberculosis control in the
era of HIV”, Nat Rev Immunol, 5, pp.819-826

14.

Swaminathan

S, Nagendran

G HIV

and

tuberculosis

in India. J

Biosci. 2008 Nov;33(4):527-37
15.

Thrupp L, Bradley S, Smith P, Simor A, Gantz N, et al. (2004),

“Tuberculosis prevention and control in long-term-care facilities for older
adults”, Infect Control Hosp Epidemiol., 25, pp.1097–1108


16.

Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2009), Báo
cáo tổng kết hoạt động năm 2008 và kế hoạch hoạt động CTCL năm 2009 tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tr.04-05, 14-16.



×