VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÝ QUỲNH LINH
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM PHỤNG DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI
CÁCH MẠNG ĐÀ NẴNG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÀ NỘI, 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÝ QUỲNH LINH
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM PHỤNG DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI
CÁCH MẠNG ĐÀ NẴNG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. PHẠM HỮU NGHỊ
HÀ NỘI, 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp, bản
thân tôi cũng gặp một số khó khăn nhất định về thời gian, xử lý số liệu mẫu
thống kê, kỹ thuật phân tích số liệu, đi lại,... Tuy nhiên, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, cũng như sự khuyến khích và tạo điều kiện thuận
lợi của thầy cô, gia đình và bạn bè trong suốt quá trình nghiên cứu. Với tấm
lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Học viện Khoa học xã hội, Học
viện Xã hội châu Á, Cơ sở Học viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí
Minh; quý thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng
trong suốt thời gian học; các nhà khoa học đang công tác tại Học viện Khoa
học xã hội Việt Nam, Học viện Xã hội châu Á đã tạo điều kiện về thời gian
cũng như hỗ trợ các tài liệu học tập cho tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu; đặc biệt là PGS.TS. Phạm Hữu Nghị đã hướng dẫn nghiên cứu đề tài
luận văn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn lãnh đạo, viên chức, người lao động Trung tâm
Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng, các bác, các cô, các chú là
những người có công với cách mạng được chăm sóc, phụng dưỡng tại Trung
tâm Phụng dưỡng người có công với cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng
đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót,
tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô
giáo, các nhà khoa học để luận văn của tôi được hoàn chỉnh.
Đà Nẵng, tháng 9 năm 2016
Tác giả
Lý Quỳnh Linh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ Công tác xã hội về “Dịch vụ Công tác xã hội đối với người có công
với cách mạng từ thực tiễn Trung tâm Phụng dưỡng người có công với
cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng” là hoàn toàn trung thực và không
trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Lý Quỳnh Linh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của người có công với cách
mạng.............................................................................................................
1.2. Nhu cầu, khái niệm, cách tiếp cận, kỹ năng dịch vụ công tác xã hội đối
với người có công với cách mạng...................................................................
1.3. Nội dung dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng....
1.4. Thể chế dịch vụ dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách
mạng.............................................................................................................
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người có công
với cách mạng.............................................................................
Chương 2. THỰC TRẠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ
CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI TRUNG TÂM PHỤNG DƯỠNG
NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG ĐÀ NẴNG, THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG ..........................................................................................................
2.1. Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Trung tâm Phụng
dưỡng
người
có
công
cách
mạng
Đà
Nẵng,
thành
phố
Đà
Nẵng.............................................................................................................
2.2. Thực trạng và nhu cầu của người có công với cách mạng tại Trung tâm
Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà
Nẵng.............................................................................................................
2.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng
tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà
Nẵng.............................................................................................................
2.4. Đánh giá dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại
Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà
Nẵng.............................................................................................................
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO THỰC
HIỆN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG
VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤNG DƯỠNG
NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG ĐÀ NẴNG, THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
3.1. Các định hướng đảm bảo thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với người
có công với cách mạng..................................................................................
3.2. Các giải pháp đảm bảo thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với người có
công với cách mạng từ thực tiễn Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách
mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng................................................................
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LĐ-TB&XH
CTXH
NVCTXH
UBND
HĐND
UBMTTQ
NCC
NCCVCM
TB
BB
LS
MVNAH
GĐCS
NVCTXH
Lao động - Thương binh và Xã hội
Công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Ủy ban mặt trận Tổ quốc
Người có công
Người có công với cách mạng
Thương binh
Bệnh binh
Liệt sĩ
Mẹ Việt Nam Anh hùng
Gia đình chính sách
Nhân viên công tác xã hội
CĐHH
Chất độc hóa học
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phân loại theo trình độ chuyên môn của công chức, viên chức và
lao động
Bảng 2.2: Phân loại giới tính người có công với cách mạng
Bảng 2.3: Phân loại theo độ tuổi người có công với cách mạng
Bảng 2.4: Phân loại về sức khỏe người có công với cách mang
Bảng 2.5: Phân loại về bệnh tật người có công với cách mạng
Bảng 2.6: Số lượng người có công với cách mạng hưởng trợ cấp
Bảng 2.7: Mức độ hài lòng về cuộc sống
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng chiến tranh tàn khốc và
ác liệt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân
dân Việt Nam đã vùng lên chiến đấu theo chân lý: “Không có gì quý hơn độc
lập tự do”, với tinh thần: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Thà hy sinh tất
cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, rất nhiều người con yêu
nước, nhiều cá nhân và gia đình đã hiến dâng cả tính mạng, xương máu, sức
lực, trí tuệ và tuổi trẻ của mình cho đất nước, để khi họ trở về với cuộc sống
đời thường lại mang trên mình những thương tật, bệnh tật, di chứng của chiến
tranh. Chính vì thế mà Tổ quốc và nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn to lớn
của những người con anh dũng ấy. Và việc quan tâm chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần cho những người có công với đất nước và gia đình họ vừa thể
hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” tốt đẹp của
dân tộc ta vừa là trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước và cả xã hội. Bởi vậy,
ngay sau khi giành được chính quyền, từ những ngày đầu của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL
ngày 16/02/1947 về “Ưu đãi người có công” để đền đáp những công lao, cống
hiến của họ.
Theo thống kê, cả nước hiện có trên 8,8 triệu NCCVCM, chiếm gần 10%
dân số, trong đó có 1.146.250 LS, 49.609 MVNAH, 781.021 TB và người
hưởng chính sách như thương binh, 185.000 BB, 1.253 Anh hùng Lực lượng
Vũ trang, Anh hùng Lao động trong kháng chiến, 101.138 người có công giúp
đỡ cách mạng, trên 1,47 triệu đối tượng người có công đang hưởng trợ cấp ưu
đãi hằng tháng của Nhà nước.
Cũng giống như nhiều NCCVCM ở các địa phương khác trên cả nước,
sau những năm tháng tham gia chiến đấu, công tác ở những nơi gian khổ trở
về với cuộc sống đời thường, NCCVCM ở thành phố Đà Nẵng gặp rất nhiều
khó khăn do tuổi cao, sức khỏe bị suy giảm, bị thương tật, bệnh tật, không có
nguồn vốn để đầu tư, trình độ tay nghề thấp hoặc không có; nhiều người
không lập được gia đình, nhiều gia đình có con bị dị tật do cha, mẹ bị ảnh
hưởng chất độc hóa học... Vì vậy, cùng với những chính sách của Trung
ương, trong những năm qua, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam
thành phố, các cấp, các ngành đã có nhiều chính sách riêng nhằm trợ giúp cho
NCCVCM vừa thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp
nghĩa” tốt đẹp của dân tộc, vừa để trợ giúp NCCVCM vượt qua khó khăn,
vươn lên ổn định cuộc sống; cộng đồng các doanh nghiệp và người dân cũng
có nhiều hoạt động tri ân, chia sẻ với NCCVCM như nhận chăm sóc Bà Mẹ
VNAH, hỗ trợ xây nhà tình nghĩa, tạo việc làm cho NCC và thân nhân của
họ... Đà Nẵng được xem là địa phương đi đầu trong thực hiện các chính sách
đối với NCCVCM. Hiện nay, thành phố có gần 22.000 lượt đối tượng đang
hưởng trợ cấp thường xuyên, kinh phí chi trả hằng năm hơn 340 tỷ đồng; trên
100 ngàn lượt đối tượng được xác nhận theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi
người có công với cách mạng, trong đó có gần 17.000 liệt sĩ với hơn 27.000
thân nhân, 12.389 TB, BB, 1.114 cán bộ tham gia hoạt động cách mạng trước
tháng Tám năm 1945, 18.906 người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng
Huân, Huy chương kháng chiến hưởng trợ cấp 1 lần, 8.516 người có công
giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến, 6.048
người tham gia kháng chiến bị địch bắt tù, đày, 2.912 người tham gia kháng
chiến và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH, 9.650 con liệt sĩ, TB, BB được
hưởng chính sách ưu đãi giáo dục - đào tạo, có 3.116 Mẹ được tuyên dương
danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ VNAH, trong đó có 240 Mẹ còn sống, có
56/56 xã, phường đã được công nhận là xã, phường làm tốt công tác TBLS và
người có công theo 6 tiêu chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
100% GĐCS có mức sống cao hơn mức sống trung bình khu dân cư nơi cư
trú. Trong 2 năm (2015-2016), thành phố xây mới 549 nhà tình nghĩa (kinh
phí 32,940 tỷ đồng), sửa chữa 2.007 nhà (kinh phí 41,767 tỷ đồng).
Tuy nhiên, những thành công ấy được xét dưới góc độ chính trị - xã hội,
còn dưới góc độ CTXH thì dường như chưa được coi trọng và quan tâm đúng
mức; chưa huy động được các nhà khoa học, các nhà chuyên môn trong lĩnh
vực CTXH để tham gia xây dựng chính sách; các hoạt động, phong trào còn
mang tính hình thức, thiếu chiều sâu, thiếu tính bền vững; nguồn lực đầu tư để
thực hiện CTXH và cung cấp DVCTXH còn hạn chế, trong đó có nguồn nhân
lực; việc triển khai thực hiện chính sách còn chồng chéo, nhiều cơ quan quản
lý, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp; việc phối hợp giải quyết vấn đề của
một số cơ quan và địa phương đôi khi thiếu chặt chẽ, chậm trể. Vì vậy chưa
thật sự đáp ứng được mong mỏi, yêu cầu của NCCVCM.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Dịch vụ Công tác xã hội đối với
người có công với cách mạng từ thực tiễn Trung tâm Phụng dưỡng người
có công với cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sỹ
của mình. Với đề tài này, tác giả muốn được đóng góp một phần sức lực của
mình trong việc đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm cung ứng các loại
hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ CTXH đối với NCCVCM.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
ANN MCDONALD (2010) trong cuốn sách “Social Work with older
people”, First published by polyty press, tác giả đã trình bày khung lý thuyết
có thể ứng dụng trong thực hành CTXH với người cao tuổi và một số cách
tiếp cận trong thực hành CTXH với người cao tuổi; những khó khăn, những
vấn đề phát sinh trong làm việc với người cao tuổi.
2.2. Một số nghiên cứu trong nước
Các nhà khoa học, nhà chuyên môn trong nước đã có nhiều nghiên cứu
về chính sách đối với NCCVCM. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả
đã tiếp cận, tham khảo một số công trình sau:
- Nguyễn Văn Thành (1994), Luận án Tiến sĩ kinh tế “Đổi mới chính
sách kinh tế - xã hội đối với người có công ở Việt Nam”.
- Nguyễn Đình Liêu (1996), Luận án Phó Tiến sĩ khoa học luật học
“Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở Việt Nam - lý
luận và thực tiễn”.
- Hoàng Công Thái (2005), “Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với
người có công”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (số 7), tr. 28-31.
- Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009), Luận văn Thạc sĩ luật học “Hoàn thiện
pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam”.
- Đỗ Thị Dung (2010), “Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội và một số kiến
nghị”, Tạp chí Luật học (số 8), tr 10-17.
- Vũ Thị Vân Anh (2015), Công tác xã hội với thương binh từ thực tiễn
xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Công tác xã hội, học viện Khoa học xã hội.
Nhìn chung, tác giả các bài viết, công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập
đến nhiều góc độ khác nhau của văn bản pháp luật nói chung và việc triển
khai thực hiện; tiếp cận ở khía cạnh ảnh hưởng và tác động của chính sách an
sinh xã hội ảnh hưởng đến đời sống của NCCVCM dưới góc nhìn của người
làm chính sách chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu về các dịch vụ CTXH đối với
NCCVCM.
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội, học viện Khoa học xã hội “Công tác
xã hội với thương binh từ thực tiễn xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh
Đắk Lắk” của tác giả Vũ Thị Vân Anh đã phân tích, đánh giá việc thực hiện
chính sách đối với TB và các hỗ trợ xã hội đối với TB tại một địa phương
dưới góc nhìn của ngành CTXH. Tác giả đã nghiên cứu, đánh giá sâu nhu cầu
của TB và đưa ra được giải pháp hỗ trợ mang tính bền vững cao phù hợp với
TB và điều kiện thực tiễn của địa phương. Luận văn là tài liệu tham khảo tốt
đối với tôi trong việc nghiên cứu thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đối với thành phố Đà Nẵng, qua tìm hiểu, đến nay chưa có chương trình
hay đề tài nào nghiên cứu về dịch vụ CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn
thành phố để đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm định hướng trợ giúp
cho NCCVCM. Vì vậy, đề tài mà tác giả nghiên cứu hoàn toàn mang tính
mới, và mong muốn góp phần tìm ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả
cung cấp dịch vụ CTXH đối với NCCVCM.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn dịch vụ công tác xã hội đối
với NCCVCM (qua thực tiễn Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách
mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng). Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả DVCTXH đối với NCCCM.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với NCCVCM.
- Đi sâu vào tìm hiểu, đánh giá thực trạng đời sống của NCCVCM; thực
trạng DVCTXH đối với NCCVCM cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả cung cấp DVCTXH đối với NCCVCM tại Trung tâm Phụng dưỡng người
có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
- Trên cơ sở phân tích đánh giá, tìm hiểu các thực trạng, các yếu tố ảnh
hưởng để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả DVCTXH đối với
NCCCM tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công với cách mạng Đà Nẵng,
thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- NCCVCM được chăm sóc, phụng dưỡng tại Trung tâm Phụng dưỡng
người có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
- Các loại hình dịch vụ CTXH đối với NCCVCM đang được thực hiện
tại đây.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu 3 loại
hình DVCTXH đối với NCCVCM, đó là: hỗ trợ chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ
tâm lý; kết nối nguồn lực, hỗ trợ vật chất, tinh thần, vui chơi giải trí, nơi nghỉ
dưỡng, ăn ở, hoạt động hỗ trợ xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu về khách thể:
+ NCCVCM tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công với cách mạng
Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng;
+ Nhân viên CTXH trong hỗ trợ DVCTXH đối với NCCVCM.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trung tâm Phụng dưỡng người có
công với cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực
trạng về đời sống của NCCVCM, thực trạng của DVCTXH đối với
NCCVCM tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng,
thành phố Đà Nẵng rút ra được những lý luận và đưa ra được những đề xuất
về biện pháp để nâng cao hiệu quả DVCTXH đối với NCCVCM tại Trung
tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
- Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những
lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan
như dịch vụ hỗ trợ của công tác xã hội đối với NCCVCM.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để:
- Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH như:
Nhập môn CTXH, Phát triển cộng đồng, Lý thuyết CTXH…
- Đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo của các cấp chính quyền địa
phương, ngành như: "Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2016” của UBND thành phố Đà
Nẵng; “Báo cáo kết quả thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với các
mạng những năm vừa qua và nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới” của Sở
Lao động - Thương binh và xã hội thành phố Đà Nẵng…
5.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Là phương pháp dựa trên hình thức hỏi đáp gián tiếp dựa trên bảng các
câu hỏi được soạn thảo trước, điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng
dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, người được hỏi tự đọc các câu hỏi
trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi rồi gửi lại cho điều
tra viên.
Tác giả đã tiến hành điều tra 30 NCCVCM được chăm sóc, phụng dưỡng
tại Trung tâm. Nội dung là đánh giá về các dịch vụ vật chất, chăm sóc sức
khỏe, vui chơi giải trí, hỗ trợ đời sống tinh thần của Trung tâm đối với
NCCVC.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích tìm hiểu, thu thập thông
tin chuyên sâu từ NCCVCM và những người trợ giúp NCCVCM về khả năng,
tính hiệu quả của các hoạt động trợ giúp NCCVCM; đồng thời kiểm chứng lại
mức độ tin cậy của các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu qua điều tra,
quan sát.
5.2.4. Phương pháp quan sát
Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, bổ
sung thông tin còn thiếu và kiểm tra đối chiếu, so sánh các thông tin từ việc
quan sát để đánh giá độ tin cậy của các thông tin thông qua việc quan sát bối
cảnh sống, thái độ, thể trạng, sự hài lòng,... của NCCVCM làm cơ sở bổ sung
cho các thông tin liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Dùng các phương pháp toán thống kế để tính toán, xử lý số liệu thu thập
được trong quá trình nghiên cứu định tính.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Những thông tin thu thập được từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú
thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về NCCVCM và lý
luận về chính sách xã hội nói chung.
Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực
NCCVCM, cung cấp DVCTXH cho NCCVCM.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin cho ngành, địa phương, các tổ
chức xã hội; đề xuất phương án cũng như đưa ra những khuyến nghị để có các
chính sách trợ giúp gắn liền với nhu cầu của NCCVCM để họ có cuộc sống
tốt hơn.
Là cơ sở để ngành, các cấp chính quyền, tổ chức xã hội tham khảo,
nghiên cứu trong quá trình hoạch định, xây dựng chính sách hỗ trợ cho
NCCVCM có những chính sách phù hợp để hoàn thiện và nâng cao chất
lượng dịch vụ CTXH đối với NCCVCM tại thành phố Đà Nẵng nói chung,
Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng Đà Nẵng nói riêng.
Giúp cho nhà quản lý, NVCTXH thấy được tầm quan trọng của việc
cung cấp DVCTXH đối với NCCVCM tại cơ sở chăm sóc; DVCTXH của cơ
sở có đáp ứng được yêu cầu, sự mong muốn của NCCVCM hay chưa; sự
tham gia của NCCVCM vào việc thực hiện DVCTXH.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với
NCCVCM.
Chương 2: Thực trạng người có công với cách mạng và thực trạng dịch
vụ CTXH đối với NCCVCM tại Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách
mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Định hướng và các giải đảm bảo thực hiện dịch vụ công tác
xã hội đối với NCCVCM từ thực tiễn Trung tâm Phụng dưỡng người có công
cách mạng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu của người có công với cách
mạng
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của người có công với cách mạng
Khái niệm người có công
Căn cứ các tiêu chuẩn đối với từng đối tượng là NCC mà Nhà nước đã
quy định, trong một số công trình đã nêu khái niệm NCC theo 2 nghĩa sau:
- Theo nghĩa rộng: NCC là những người không phân biệt tôn giáo, tín
ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng,
trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và
kiến thiết đất nước. Họ là người có những thành tích đóng góp hoặc có
những cống hiến xuất sắc phục vụ vì lợi ích của đất nước, của dân tộc được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật. Ở
đây có thể thấy rõ những tiêu chí cơ bản để được công nhận là NCC, đó là: có
thành tích đóng góp hoặc có những cống hiến xuất sắc phục vụ vì lợi ích của
đất nước, của dân tộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo
quy định của pháp luật. Những đóp góp, cống hiến ấy có thể là trong công
cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc, thống nhất cho Tổ quốc; cũng có thể
trong hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay [21, tr.18-19].
Theo nghĩa hẹp: “NCC là những người không phân biệt tôn giáo, tín
ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp, những cống hiến xuất
sắc trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc
kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật”. Ở khái niệm này,
NCC bao gồm người tham gia cách mạng, người giúp đỡ cách mạng, họ đã hy
sinh cả cuộc đời mình hoặc một phần thân thể hoặc có thành tích đóng góp
cho sự nghiệp cách mạng [21, tr.19].
Khái niệm người có công với cách mạng
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 (sửa đổi năm
2012) có quy định: Người có công với cách mạng, bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày
khởi nghĩa tháng 8 năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng” [34, tr.1].
Cụ thể:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (còn
được gọi là Cán bộ Lão thành cách mạng) là người được cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01
năm 1945 [34, tr.3].
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày
khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 (còn gọi là Cán bộ Tiền khởi nghĩa) là người
được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần
chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01
tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945
[34, tr.4].
- Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của
nhân dân và được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một
trong các trường hợp pháp luật quy định [34, tr.5].
Quy định về thân nhân liệt sĩ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
“Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” và được hưởng chế độ ưu đãi.
- Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh
vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế và
pháp luật đã liệt kê những trường hợp quy định những người là Bà mẹ Việt
Nam Anh hùng.
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là những người được Nhà nước
tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì có
thành tích đặc biệt xuất sắc.
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là những người được
Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến vì có
thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:
+ Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm
khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp
“Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong
các trường hợp theo quy định tại khoản 12, Điều 1 của Pháp lệnh số
04/2012/UBTVQH 13 [34, tr.8].
+ Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân
nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21%
trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 12, Điều 1 của
Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH 13, được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy
chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh" [34, tr.8].
- Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả
năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về lại gia đình được cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các
trường hợp quy định tại khoản 15, Điều 1 của Pháp lệnh số
04/2012/UBTVQH 13 [34, tr.10].
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được
cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ
chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà
quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học và do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến
một trong các trường hợp: mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21%
trở lên; vô sinh; sinh con bị dị tật, dị dạng [34, tr.11-12].
- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,
đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong
thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến,
không làm tay sai cho địch [34, tr.12].
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được tặng “Huân chương
kháng chiến”, “Huy chương kháng chiến” [34, tr.12].
- Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ
cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: người được tặng Kỷ
niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945; người được tặng “Huân chương kháng chiến”
hoặc “Huy chương kháng chiến”; người trong gia đình được tặng “Huân
chương kháng chiến” hoặc “Huy chương kháng chiến” [34, tr.13].
- Một vài đặc điểm của người có công với cách mạng
NCCVCM hầu hết đều trải qua chiến tranh, họ luôn nhớ về những người
cùng hoạt động cách mạng, những đồng đội đã anh dũng hy sinh; có ý thức tự
hào về quá khứ cống hiến của mình cho cách mạng, có tinh thần trách nhiệm
giữ gìn những phẩm chất và truyền thống cách mạng; phần lớn họ tuổi đã cao,
sức khỏe bị suy giảm nhiều do bị thương tật, bệnh tật; họ có nhiều công lao,
đóng góp cho cách mạng, cho đất nước.
Khi hòa bình lập lại, NCCVCM tiếp tục có nhiều đóng góp vào công
cuộc xây dựng, phát triển đất nước, họ luôn trăn trở trước vận mệnh của đất
nước; họ tình nguyện tham gia vào các hoạt động đi tìm đồng đội, các hoạt
động xã hội ở địa phương; là tấm gương cho gia đình, dòng họ, con cháu noi
theo; họ nhạy cảm với các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước, nhất là
những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của họ; họ thích được quan tâm,
chăm sóc hơn những người bình thường.
Một bộ phận NCCVCM còn khó khăn về đời sống, khó tiếp cận với các
nguồn lực xã hội, dịch vụ xã hội, kỹ năng bị hạn chế; có người có tâm lý cho
rằng con cháu, thế hệ trẻ không hiểu mình; có khoảng cách về thế hệ; một số
ít có biểu hiện công thần.
1.1.2. Nhu cầu của người có công với cách mạng
Nhu cầu của mỗi con người ở mỗi thời đại là rất khác nhau. Nhu cầu của
con người thường rất đa dạng, phong phú, mang tính thời gian và ngày càng
phát triển và tùy thuộc vào hoàn cảnh sống, nhận thức, văn hóa, vị trí xã hội,
điều kiện kinh tế của mỗi người. Để tồn tại, con người cần phải được đáp ứng
những nhu cầu cơ bản thiết yếu nhất cho sự sống như ăn mặc, nhà ở, ngủ
nghỉ, y tế... Để phát triển, con người cần những nhu cầu cao hơn như sự an
toàn, được học hành, được tôn trọng, yêu thương... Xét cho cùng sự vận động
và phát triển của xã hội loài người cuối cùng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao, càng nhiều của con người. Đồng thời việc đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao, càng nhiều ấy cũng chính là động cơ thúc đẩy con người tham
gia vào các hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội.
Theo nhà tâm lý học người Mỹ A.Maslow, nhu cầu của con người được
sắp xếp theo thứ tự bậc thang từ thấp tới cao - từ các nhu cầu thiết yếu nhất
tới các nhu cầu thứ yếu, cao hơn. Theo đó, nhu cầu của con người được chia
thành 5 nhu cầu theo bậc thang đó là: nhu cầu được sống; nhu cầu được an
toàn; nhu cầu thuộc về một nhóm nào đó; nhu cầu được tôn trọng; nhu cầu
hoàn thiện.
Để làm rõ nhu cầu của NCCVCM, tác giả áp dụng thuyết nhu cầu của
A.Maslow để nghiên cứu. Từ đó xem xét nhu cầu nào đã được đáp ứng, sự
đảm bảo, đảm bảo ở mức độ nào, tính bền vững ra sao; nhu cầu nào chưa
được đáp ứng; NCCVCM muốn được đáp ứng nhu cầu nào trước, nhu cầu
nào sau hay theo trình tự của A.Maslow.
Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, hiện nay NCCVCM có những nhu
cầu sau:
- Đối với nhu cầu sống: sau nhiều năm tháng tham gia chiến đấu, phục
vụ kháng chiến, công tác nơi chiến trường gian khổ trở về với cuộc sống đời
thường, NCCVCM gặp nhiều khó khăn trong việc bắt nhịp với cuộc sống,
nhất là ở những khu vực đô thị cuộc sống thay đổi nhanh chóng. Vì số đông
NCCVCM tuổi đã cao, sức khỏe bị suy giảm do thương tật, bệnh tật, di chứng
của chiến tranh, ít kinh nghiệm, thiếu vốn, trình độ tay nghề thấp hoặc không
có nên cuộc sống còn nhiều khó khăn; mức sống của NCCVCM chưa thể
ngang bằng với mức sống bình quân của người dân nơi cứ trú; cuộc sống của
họ và nhiều gia đình phụ thuộc vào nguồn trợ cấp hằng tháng; nhiều gia đình
chưa có nhà ở ổn định...
- Đối với nhu cầu an toàn: NCCVCM đã trải qua những phút giây sinh
tử, lằn ranh giữa sự sống và cái chết, sự tra tấn của quân thù...nên họ hiểu
được sự tàn khốc, mất mát, đau thương do chiến tranh gây ra. Vì vậy họ rất
quý trọng sự sống; muốn được sống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, làm việc trong sự
an bình, độc lập; muốn được xã hội quan tâm, gia đình chăm sóc, muốn được
tiếp cận với các dịch vụ y tế để khám chữa bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe.
- Đối với nhu cầu thuộc về một nhóm nào đó: NCCVCM hiện nay tuổi
đã cao nên rất muốn được quan tâm, chia sẻ, sự đồng cảm nên rất muốn sinh
hoạt với đồng đội để ôn lại kỷ niệm; muốn tham gia sinh hoạt trong hội người
cao tuổi, hội cựu chiến binh, câu lạc bộ dưỡng sinh, hội hoa viên...để khuây
khỏa tâm hồn và vơi đi ký ức buồn của chiến tranh cũng như sự khác biệt về ý
thức hệ với các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình.
- Đối với nhu cầu được tôn trọng: với phần lớn con người nói chung,
NCCVCM nói riêng, đây là nhu cầu quan trọng. Bởi lẽ NCCVCM đã trải qua
nhiều hy sinh, mất mát, đóng góp cho cách mạng, có nhiều công lao nên họ
rất muốn được xã hội, cộng đồng, dòng họ, gia đình tôn vinh, quý trọng, xem
họ là tấm gương để noi theo và công nhận những gì mà họ đóng góp, nhất là
tuổi thanh xuân, công sức, sự hy sinh về xương máu để góp phần làm nên lịch
sử dân tộc, xây dựng cuộc sống ngày nay.
- Đối với nhu cầu hoàn thiện: cũng như nhiều người khác, NCCVCM
cũng có mong muốn hoàn thiện bản thân để khẳng định mình dù trong hoàn
cảnh nào; họ rất muốn tiếp tục đóng góp trí tuệ, uy tín, sự ảnh hưởng, tiếng
nói của mình để tham gia xây dựng địa phương, xây dựng nhà nước...để góp
phần xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
1.2. Nhu cầu, khái niệm, cách tiếp cận, kỹ năng cung cấp dịch vụ
công tác xã hội đối với người có công với cách mạng
1.2.1. Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách
mạng
Cũng như mọi người khác trong xã hội, NCCVCM rất cần có một cuộc
sống ổn định, an toàn, đầy đủ về vật chất, thoải mái về tinh thần, được làm
việc, được tiếp cận với các dịch vụ xã hội... Theo thống kê, cả nước hiện có
gần 9 triệu NCC, chiếm gần 10% dân số, trong đó có 1.146.250 LS, 49.609
Mẹ VNAH, 781.021 TB và người hưởng chính sách như thương binh, 185.00
TB loại B, 1.253 Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Anh hùng Lao động trong
kháng chiến, 101.138 người có công giúp đỡ cách mạng, trên 1,47 triệu đối
tượng người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng của Nhà nước.
Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm đến NCCVCM nhiều hơn để hỗ trợ
họ cũng như thân nhân gia đình nhằm có điều kiện sống tốt hơn, không để
NCCVCM lâm vào cảnh khó khăn, nghèo đói, thiếu ổn định.
Để đảm bảo sự sống và phát triển, mỗi người có cách đáp ứng cũng như
cần sự đáp ứng nhu cầu với những cách thức khác nhau. Tuy nhiên so với số
còn lại, NCCVCM khó có thể tự mình đáp ứng những nhu cầu ấy, ngay cả
những nhu cầu tối thiểu nhất vì họ đã có một thời gian dài chịu nhiều hy sinh,
mất mát, trải qua nhiều gian khổ, chịu nhiều thiệt thòi; nhiều người đến nay
còn mang thương tật, bệnh tật cũng như con của họ; nhiều người không xây
dựng được hạnh phúc gia đình vì sau khi hòa bình lập lại họ đã lớn tuổi... Vì
vậy họ rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, sự chia sẻ của cộng đồng xã hội để
được thăm khám sức khỏe thường xuyên, điều trị bệnh, an dưỡng, cải thiện
kinh tế gia đình, lắp chân tay giả, mắt giả để làm việc, sinh hoạt hằng ngày
được thuận lợi hơn...
1.2.2. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với
cách mạng
Theo mạng CTXH Việt Nam: Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm
đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại
ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hóa nhưng nó phục vụ trực tiếp
nhu cầu nhất định của xã hội.