Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRỰC NINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI
Tên đề tài: “Một số phương pháp dạy tác phẩm kí
hiện đại Việt Nam” trong chương trình Ngữ văn 12
(Ban cơ bản)
Tác giả: Trương Thị Chanh
Trình độ chun mơn: Cử nhân Ngữ văn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Trực Ninh
Trực Ninh, năm 01tháng 06 năm 2016
1
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1; Tên sáng kiến
- Một số phương pháp về dạy tác phẩm ký hiện đại Việt Nam (trong chương
trình Ngữ văn 12 ban cơ bản)
2; Lĩnh vực áp dụng sáng kiến môn Ngữ văn
3; Thời gian áp dụng sáng kiến trong học kỳ I năm học 2015 – 2016
4; Tác giả
- Họ và tên: Trương Thị Chanh
- Ngày tháng năm sinh: 05/11/1979
- Hộ khẩu thường trú: Trực Đạo – Trực Ninh – Nam Định
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngữ văn
- Đơn vị công tác: Trường THPT Trực Ninh
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên
- Điện thoại: 01694865589
5; Đồng tác giả: Không
6; Đơn vị áp dụng sáng kiến
- Tên đơn vị: Trường THPT Trực Ninh
- Địa chỉ: Thị trấn Cát Thành – Huyện Trực Ninh – Tỉnh Nam Định
- Điện thoại: 03503883099
2
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
Đề tài: Một số phương pháp về việc giảng dạy tác phẩm kí hiện đại Việt
Nam (chương trình Ngữ văn 12, ban cơ bản)
A; Lý do chọn đề tài
B; Thực trạng trước khi chọn đề tài
I; Thuận lợi
II; Khó khăn
C; Nội dung đề tài
I; Cơ sở lý luận
II; Nội dung và phương pháp thực hiện
1; Nội dung
1.1; Khái quát về thể kí
1.2; Những đặc điểm cơ bản của kí Hồng Phủ Ngọc Tường
1.3; Những đặc điểm cơ bản của tùy bút (kí) Nguyễn Tuân
2; Một số phương pháp về việc giảng dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam
(Chương trình Ngữ văn 12, ban cơ bản)
2.1; Về phương pháp
2.1.1; Dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại
2.1.2; Rèn luyện phương pháp đọc – hiểu cho học sinh
2.1.3; Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy
2.2; Giáo án tiết dạy thực nghiệm
D; Hiệu quả do sáng kiến đem lại
E; Kết luận
G; Cam kết không sao chép và vi phạm bản quyền
Tư liệu tham khảo
3
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
A; LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, ngành giáo dục
đã có những bước tiến khả quan trong cải cách giáo dục, đổi mới nội dung,
phương pháp giảng dạy ở các cấp phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo. Thông
qua các hội nghị chuyên đề môn Ngữ văn được Sở giáo dục , nhà trường tổ chức
hàng năm, chúng tôi đã trao đổi, rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy
học. Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát
triển năng lực, chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”.
Một trong những bài học khó của chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông là:
Các văn bản học như thơ ca, truyện ngắn, kịch và kí, trong khn khổ hạn hẹp,
sách giáo khoa khơng thể trích tồn bộ văn bản văn học mà có chỗ đã lược bỏ
(hoặc mỗi tác giả chỉ học một tác phẩm), phần chú thích nhiều khi khơng đầy đủ,
điều đó gây khó khăn cho học sinh khi tiếp cận văn bản văn học ấy (hoặc phong
cách sáng tác của tác giả ấy), nhất là đối với thể loại kí nói chung, kí hiện đại nói
riêng. Trong bài viết này, tôi xin nêu ra một số ý kiến cùng trao đổi với đồng
nghiệp về “Một số phương pháp dạy tác phẩm ký hiện đại Việt Nam” trong
chương trình Ngữ văn 12 (ban cơ bản)
B; THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI CHỌN ĐỀ TÀI
I; Thuận lợi
- Trong sách giáo khoa ngữ văn 12 (ban cơ bản), có 2 tác phẩm chính khóa thuộc
thể loại ký, đó là: “Người lái đị Sơng Đà” của tác giả Nguyễn Tuân, “Ai đã đặt
4
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
tên cho dịng sơng” của tác giả Hồng Phủ Ngọc Tường. Thơng thường ta vẫn gọi
“Người lái đị Sơng Đà” của tác giả Nguyễn Tuân là tùy bút, “Ai đã đặt tên cho
dịng sơng” của tác giả Hồng Phủ Ngọc Tường là bút kí. Do vậy thể loại kí dùng
để chỉ chung cho cả tùy bút và bút kí. Đây là 2 tác phẩm hay trong chương trình,
hơn nữa thể loại này các em học sinh đã được học ở lớp 11 “Thượng kinh kí sự”
của Lê Hữu Trác, đọc thêm “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ. Vì vậy khi
tiếp cận với 2 tác phẩm thuộc thể loại này, các em học sinh gặp nhiều thuận lợi
trong việc đọc hiểu tác phẩm hơn.
II; Khó khăn
- Thực trạng cho thấy nhu cầu xã hội hiện nay, trào lưu học sinh dự thi vào các
trường đại học thường chọn các môn tự nhiên như Tốn, Lý, Hóa, Sinh (như học
sinh các lớp 12A1,2,3,4 của trường THPT Trực Ninh) nên với môn Ngữ văn, các
em không chú ý đầu tư học tập, khơng có hứng thú học tập. Vì lý do đó thầy cô
cũng mất đi niềm say mê truyền đạt kiến thức cho học sinh. Trong các tác phẩm là
truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ thì việc truyền đạt tương đối thoải mái và các thầy cơ
cũng có những cảm hứng để truyền đạt, bởi vì những thể loại này “chất văn” “chất
thơ” phong phú, đã làm cho thầy cơ ít nhiều làm tốt được cơng việc của mình.
Nhưng riêng đối với tác phẩm văn học viết theo thể loại kí thì ngược lại. Vì lẽ
việc giảng dạy ký địi hỏi người dạy phải bám chắc đặc điểm cơ bản của thể loại
kí, đó là tính xác thực. Tác phẩm kí thường không hư cấu mà tác giả chỉ lựa chọn
ngay những sự việc, những con người vốn đã có giá trị nổi bật trong cuộc sống để
phóng bút. Nếu thầy cơ chỉ thỏa mãn với kiến thức có sẵn trong bài văn thì khó
mà giảng hay được, dẫn đến giờ học bài kí mn thuở vẫn khơ khan, học sinh khó
tiếp nhận được văn bản. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng: Giảng dạy một tác
phẩm kí là sự khó khăn, vất vả, công phu đối với giáo viên.
- Cả 2 tác phẩm “Người lái đị Sơng Đà” và “Ai đã đặt tên cho dịng sơng” là 2 tác
phẩm kí dài, sách giáo khoa đã lược bớt nội dung ở một số đoạn văn, điều đó lại
5
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
gây khó cho học sinh khi tiếp cận văn bản. Thời lượng số tiết dạy chính khóa cho
2 tác phẩm này ít (4 tiết), một số học sinh chưa quen phương pháp học mới, nhất
là việc tự học, làm việc theo nhóm, thảo luận, thuyết trình, tìm tư liệu ở các
nguồn, báo chí, intơnet…, một số học sinh cịn thụ động, thiếu nhiệt tình, ỷ lại vào
các thầy cơ…
- Từ thuận lợi và khó khăn trên, tơi mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp về
việc dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 12, ban
cơ bản, mà cụ thể là 2 tác phẩm “Người lái đị Sơng Đà” của tác giả Nguyễn
Tn, “Ai đã đặt tên cho dịng sơng” của tác giả Hồng Phủ Ngọc Tường.
C; NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I; Cơ sở lý luận
Nghị quyết số 40/2000/QH 10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X
đổi mới về chương trình giáo dục phổ thơng đã khẳng định, mục tiêu của chương
trình đổi mới giáo dục phổ thông lần này là “xây dựng nội dung chương trình,
phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới, nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống
Việt Nam, tiếp cận trình độ phổ thơng các nước phát triển trong khu vực và trên
thế giới” . Văn bản đồng thời yêu cầu “đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc
học, cấp học quy định trong luật giáo dục, nhằm khắc phục những hạn chế của
chương trình, sách giáo khoa; tăng cường thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực
tự học, coi trọng kiến thức xã hội nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học
công nghệ hiện đại, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự
thống nhất kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục”. Xét thấy việc đổi
mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy và học, phải thực
hiện đông bộ với việc nâng cấp, đổi mới trang thiết bị dạy học, đánh giá, thi cấp,
6
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
đổi mới trang thiết bị dạy học, đánh giá thi cử. Đứng trước yêu cầu trên, là một
giáo viên môn Ngữ văn, tơi có những suy nghĩ là làm sao để giờ học phải thực sự
hấp dẫn, học sinh nắm vững bài học, thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tâm hồn, phát
triển trí tuệ học sinh, biết cảm thụ được cái hay, cái đẹp, giá trị của mỗi tác phẩm
văn học. Trên cơ sở đó, tơi xin đưa ra một số ý kiến để cùng chia sẻ, bàn bạc, trao
đổi về việc dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12
(ban cơ bản), mà cụ thể là 2 tái phẩm; đọc hiểu văn bản chính khóa: “Người lái đị
Sơng Đà” của nhà văn Nguyễn Tn và “Ai đã đặt tên cho dịng sơng” của nhà
văn Hồng Phủ Ngọc Tường.
II; Nội dung và những phương pháp về việc giảng dạy kí hiện đại Việt Nam
trong chương trình Ngữ văn 12 (ban cơ bản)
1; Nội dung
1.1; Khái quát về thể kí
Kí là một loại văn xi tự sự, có nguồn gốc từ kí lịch sử, dùng để ghi chép về
con người, sự vật, phong cảnh…kí bao gồm nhiều thể như: Bút kí, hồi kí, du kí,
phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút…
Trong văn học cổ phương Đơng, thể kí vốn có mặt từ thời kỳ tiền Tần và về sau
phân thành 2 nhánh: có kí của sử và kí của truyện. Trong một thời gian khá dài thì
kí là tiền thân của tiểu thuyết, có khi tên gọi kí cũng dùng cho tiểu thuyết hay một
câu chuyện có kịch tính như Tây du kí, Tây sương kí…
Trong nền văn học Việt Nam, kí có từ rất lâu đời, nhưng phải đến thế kỉ XVII,
đặc biệt là từ thế kỷ XIX, khi đời sống các dân tộc ngày càng phát triển nâng cao,
khi kỹ nghệ in ấn và báo chí phát triển, khi văn học cũng đã thâm nhập vào các
lĩnh vực hoạt động tinh thần khác của xã hội và nhà văn có ý thức tham gia vào
các cuộc đấu tranh xã hội, kí mới thực sự phát triển và là thể loại phức tạp nhất
trong văn xi tự sự thời trung đại.
Kí có những đặc trưng cơ bản sau:
7
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
- Kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, kí địi hỏi sự trung
thực, chính xác. Người viết kí thường quan tâm, tơn trọng những sự kiện xã hội
lịch sử, những vấn đề nóng bỏng đang đặt ra trong đời sống. Người viết kí miêu tả
thực tại tinh thần của sử học. Mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà sử học. Tác giả
kí coi trọng việc thuật lại có ngọn ngành, có thời gian, địa điểm, hành động và
không bao giờ quên miêu tả khung cảnh gợi khơng khí.
- Tác giả kí khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với tư tưởng, cảm thụ, nhận
xét, đánh giá. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự con có những đoạn thể hiện suy
tưởng nhận xét chân thực, tường minh của nhà văn trước sự việc. cái thú vị của kí
là những ý riêng, suy nghĩ riêng của tác giả được đan cài với việc tái hiện đối
tượng. Vì vậy sức hấp dẫn của kí là khả năng tái hiện sự thật một cách sinh động
của tác giả. Kí chấp nhận sự hư cấu, do đó phải dựa vào những liên tưởng, tưởng
tượng bất ngờ, tài hoa của tác giả khi phản ánh sự vật, cuộc sống. Điều đó làm
nên cái đẹp của tác phẩm kí.
- Nổi bật lên trong tác phẩm kí chính là chất chủ quan, chất trữ tình sâu đậm của
cái tơi tác giả. Cho nên sức hấp dẫn của kí cịn phụ thuộc vào sức hấp dẫn của cái
tơi ấy (thường là những cái tôi phong phú, uyên bác, tài hoa, độc đáo…)
1.2; Những đặc điểm cơ bản của kí Hồng Phủ Ngọc Tường
- Kí Hồng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một trí tuệ sắc sảo, uyên bác: Nhà văn hiểu
tường tận những gì mà mình viết. Kí Hồng Phủ Ngọc Tường giàu lượng thông
tin, đọc tác phẩm của ông, người đọc được tiếp xúc với một kho kiến thức phong
phú. Nhà văn hiểu sâu sắc về văn hóa, triết học, lịch sử, địa lý, âm nhạc, điện ảnh,
văn chương nghệ thuật…
- Kí Hồng Phủ Ngọc Tường thiên về tùy bút. Đọc những trang kí của Hồng Phủ
Ngọc Tường cảm nhận về thể kí có sự thay đổi thú vị. Thể loại chuyên ghi chép
các sự kiện xác thực qua ngịi bút Hồng Phủ Ngọc Tường lại thấm đẫm chất trầm
tư, trữ tình như: “Ai đã đặt tên cho dịng sơng”, “Hoa trái quanh tơi”…chính là
8
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
sản phẩm của một phong cách kí độc đáo, với những trang viết vừa trí tuệ, vừa
nặng trĩu trầm tư.
- Kí của Hồng Phủ Ngọc Tường có chất tự do, tản mạn. Sự kiện đôi khi chỉ là cái
cớ để nhà văn bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của mình. Cách tổ chức
văn bản mang tính nghệ thuật cao, văn phong giàu chất thơ, hình ảnh gợi cảm. “Ai
đã đặt tên cho dịng sơng?” là một trong những bút kí mang đậm dấu ấn phong
cách Hồng Phủ Ngọc Tường.
- Xun suốt các tác phẩm kí của Hồng Phủ Ngọc Tường là lòng yêu quê hương
đất nước, là tâm huyết với tinh hoa dân tộc. Ơng ln gắn cái đẹp, gắn nghệ thuật
với những truyền thống văn hóa dân tộc. Những mẩu kí của Hồng Phủ Ngọc
Tường, dù viết về vùng nào, dù viết về những năm tháng chiến tranh hay cuộc
sống đương đại, đều lấp lánh niềm tự hào về những nét đẹp của quê hương đất
nước. Viết về vùng đất Mũi, nhà văn truyền cho người đọc niềm vui sướng tự hào
về “món quà tặng của biển cả dành cho đất nước ta” (Rừng nước mặn). Viết về
Lạng Sơn bằng những con chữ lóng lánh tài hoa, nhà văn thổi vào người đọc
hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ của cây hồi “nó thân thiết và mơ hồ như một kỉ
niệm” (Rừng hồi). Viết về Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại đưa người đọc về
vùng đất cố đô trầm mặc, thơ mộng với những khu vườn xanh, thiên nhiên xanh,
dịng sơng xanh (Ai đã đặt tên cho dịng sơng?).
1.3; Những đặc điểm cơ bản của tùy bút (kí) Nguyễn Tn
- “Người lái đị Sơng Đà” mang đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân. Nguyễn Tuân là người đã đóng dấu “cái tơi độc tấu” của ơng lên thể loại
tùy bút. Ông là nhà văn đem đến cho tùy bút những phẩm chất nghệ thuật mới
theo cách nói vui vui của ông: Tùy bút là tùy vào bút mà viết, tùy bút của ơng có
những đặc điểm in đậm cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của ơng. Vì
vậy, khi giảng dạy tác phẩm, thầy cơ giáo cần lưu ý một số đặc điểm sau về tùy
bút của nhà văn:
9
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân có nhiều yếu tố truyện. Nguyễn Tuân bén duyên với
truyện trước, sau đó mới gặp gỡ với tùy bút. Vì vậy truyện ngắn của ơng xen chất
tùy bút và tùy bút lại pha chất truyện ngắn. Tùy bút của ông thường phát huy sức
mạnh của trí tưởng tượng, liên tưởng, so sánh để dựng cảnh, dựng truyện, có mơ
tả tâm lý, khắc họa tính cách nhân vật ở một chừng mực nhất định.
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân rất đậm chất kí. Ghi chép sự thật và thơng tin thời sự,
chính xác, đó là nét riêng của tùy bút Nguyễn Tuân. Cũng do quan niệm đi, sống
và viết, xê dịch nên tùy bút của ông pha chút du kí, kí sự hay phóng sự điều tra.
Chính nét riêng này khiến tùy bút của ơng có lượng thơng tin đáng tin cậy và có
nhiều giá trị tư liệu.
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân giàu tính trữ tình. Những trang tùy bút của Nguyễn
Tn giàu tính cảm xúc, lắng thấm những cảm nghĩ của ông, thông qua cái “tôi”
chủ quan của ông mà phản ánh hiện thực cuộc sống.
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân đúng nghĩa tự do về phép tắc. Tùy bút là một tác
phẩm tự sự có kết cấu lỏng lẻo, nhưng khơng bng tuồng dễ dãi. Ở tùy bút của
Nguyễn Tuân, mạch văn cứ theo dòng suy nghĩ mà tràn chảy miên man từ truyện
nọ tạt sang truyện kia. Nhà văn cứ theo hứng bút, cứ nhởn nhơ theo trí nhớ bơng
lơng, theo năng lực cảm thụ cái đẹp rất tài hoa nghệ sĩ của mình mà liên tưởng so
sánh, tạo những bước nhảy vọt bất ngờ của ý tứ, của hình ảnh, nhưng khơng chệch
ra ngồi vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật.
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân có phẩm chất văn chương qua sự tìm tịi sáng tạo về
cách diễn ý, tả cảnh, đặt câu, dùng từ. Văn tùy bút của Nguyễn Tuân là cả một
kho tu từ đầy ắp và thú vị những ví von, ẩn dụ, hốn dụ, tượng trưng. Nhà văn tả
cảnh theo sự thay đổi cảm giác rất tinh tế “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền
sử…hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích thuở xưa” (Người lái đị Sơng Đà). Câu
văn tùy bút của Nguyễn Tn có kiến trúc đa dạng, giàu nhạc tính.
10
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân là sự kết tinh tài hoa và uyên bác, khi tập trung miêu
tả con Sông Đà bằng sự huy động vốn liếng tri thức chuyên mơn cực kỳ giàu có
của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau (sử học, địa lí học, quân sự, tri
thức về võ thuật, nghệ thuật văn chương, hội họa, điêu khắc âm nhạc, điện
ảnh…). Và một khi đã miêu tả thì ơng tả đến cùng sự vật hiện tượng, đúng là tả
đến “Sơn cùng thủy tận”, uống rượu cả cấn “Dĩ tận vi độ”.
* Những đặc trưng cơ bản trên đây của các tác phẩm kí sẽ là điểm tựa cho thầy cô
giáo trong việc giảng dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam.
2; Một số phương pháp về việc giảng dạy kí hiện đại Việt Nam trong chương
trình Ngữ văn 12 (ban cơ bản) qua 2 tác phẩm “Người lái đị Sơng Đà” của nhà
văn Nguyễn Tn và “Ai đã đặt tên cho dịng sơng” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc
Tường.
2.1; Về phương pháp
Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh là những bạn đọc còn hạn chế về vốn sống,
kinh nghiệm thực tế nhưng lại có khả năng rung động và có cảm xúc đặc biệt với
tác phẩm văn học. Vì vậy vai trị của thầy cô giáo là phải bổ sung, bồi dưỡng vốn
sống, phát triển các năng lực cảm thụ cho học sinh và hướng dẫn họ đến với tác
phẩm văn học một cách đúng nhất, gần nhất. Để làm được nhiệm vụ cao q và
nặng nề này, thầy cơ giáo cần có những phương pháp thích hợp, đồng thời phải
biết cách sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích tác phẩm một cách nhuần
nhuyễn nhất, nhằm giúp học sinh vừa nắm bắt tri thức, vừa nắm bắt phương pháp
học tập nghiên cứu.
2.1.1; Dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
Chú ý đến đặc trưng của thể loại vừa là một yêu cầu vừa là một ngun tắc của
q trình phân tích và giảng dạy tác phẩm văn học. Với thể loại kí, việc tìm hiểu
đặc trưng thể loại lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nắm vững và bám sát vào
đặc trưng của thể kí, người đọc sẽ khám phá được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
11
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
Qua thực tế giảng dạy, tôi rút ra một số kinh nghiệm cơ bản khi dạy 2 tác phẩm
“Người lái đò Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dịng
sơng” của tác giả Hồng Phủ Ngọc Tường như sau:
2.1.1.1; Cho học sinh phát hiện ra nét tương đồng và khác biệt của đối tượng
được tác giả phản ánh trong 2 tác phẩm kí so với đối tượng tương tự có thật
ở ngồi đời. Vì kí viết về sự thật, người thật, việc thật nên đòi hỏi phải chính xác,
trung thực. Việc này là rất cần thiết.
- Sông Đà và sông Hương khi đi vào 2 tác phẩm của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã trở thành đối tượng thẩm mỹ của nhà văn. Con sông Đà nếu chỉ
được Nguyễn Tuân ghi chép bằng những số liệu đơn thuần như một nhà địa lý
(tên khai sinh, độ dài…) thì cái phần hồn hung bạo và thơ mộng của nó sẽ khơng
được phát hiện. Dịng sơng Hương của xứ Huế thơ mộng cũng vậy. Nếu Hoàng
Phủ Ngọc Tường chỉ ghi lại các khúc đoạn trong dòng chảy của nó từ thượng
nguồn về với Huế khơng thơi thì sẽ khơng có gì hấp dẫn, mà cái hấp dẫn chính là
ở chỗ tác giả tưởng tượng sơng Hương như một con người có số phận, có tâm hồn
(cơ gái Digan) có hành động cụ thể dưới những điểm nhìn khám phá khác nhau.
Khi thì sơng Hương như một cơ gái mang trong mình tình yêu tha thiết với thành
phố Huế, khi lại là một người mẹ sản sinh cho xứ Huế những giá trị văn hóa
truyền thống cùng âm nhạc, thi ca, khi lại là một nhận chứng của lịch sử đầy oai
hùng hiển hách.
2.1.1.2; Học sinh phát hiện và đánh giá óc quan sát, trí liên tưởng, tưởng
tượng năng lực sử dụng ngôn ngữ của 2 nhà văn.
Sức hấp dẫn của kí chính là ở khả năng tái hiện sự thật một cách sinh động của
tác giả. Nếu chỉ đơn thuần là ghi chép thì tác phẩm kí hết sức khô khan không gây
được ấn tượng với người đọc. Ở đây Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường
đều rất “tài hoa”, ln nhìn cuộc sống, sự vật, con người ở phương diện, góc độ
văn hóa thẩm mỹ, nên phát hiện ra nhiều vẻ đẹp của hiện thực cuộc sống. Đồng
12
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
thời cả 2 nhà văn cũng rất “uyên bác”: hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực, nhiều
ngành và có thể cung cấp, đóng góp, lí giải những kiến thức đó cho người khác.
- Với tác phẩm “Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn Tuân
+ Khi khám phá vẻ đẹp hung bạo của con sông, Nguyễn Tuân đã vận dụng tri thức
của nhiều ngành để miêu tả tính cách của con sơng mà ơng gọi là “lồi thủy qi
khổng lồ” là “kẻ thù số một” của con người. Nhà văn đã huy động vốn kiến thức
của điện ảnh, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, thậm chí cả lĩnh vực quân sự, võ thuật,
thể thao để miêu tả thác nước, hút nước và những hịn đá, tảng đá trên sơng Đà mà
nó đã bày sẵn những thạch trận trên sông nước để chờ “ăn chết cái thuyền nào qua
đấy”.
Như vậy, nhờ vào khả năng sử dụng ngơn ngữ liên ngành và trí tưởng tượng tài
hoa của tác giả, học sinh vừa hiểu được đặc điểm thực của sông Đà, vừa bị cuốn
hút vào tài năng miêu tả của Nguyễn Tuân.
+ Khi khám phá vẻ thơ mộng, trữ tình của con sơng, lại cần phát hiện ra sự thay
đổi, di chuyển điểm nhìn và cách miêu tả. Dịng sơng ấy được chiêm ngưỡng từ
trên cao nhìn xuống. Hình dáng con sơng Đà được ví như một “sợi dây thừng
ngoằn ngoèo” và dễ thương, đáng yêu biết bao, qua phép so sánh liên tưởng độc
đáo “sơng Đà tn dài tn dài như một áng tóc trữ tình”. Đó là cái dáng mềm
mại nên thơ như một người phụ nữ kiều diễm đang làm duyên trước trùng điệp
thiên nhiên Tây Bắc…sơng Đà khơng cịn là kẻ thù của con người nữa mà đã là
một “cố nhân, tình nhân” đầy nỗi niềm lâu ngày gặp lại. Cảm nhận sơng Đà ở vẻ
đẹp trữ tình, nhà văn cịn quan sát nước sông Đà thay đổi theo mùa, của bờ bãi
hoang sơ, của mặt nước lặng yên như tờ, hay của đàn hươu thơ ngộ ngẩng đầu
ngốn búp cỏ non.
+ Với hình tượng ơng lái đị: Nhân vật này không được khắc họa thành số phận
như trong tác phẩm tự sự. Thực ra đó chỉ là một khoảnh khắc trên sơng nước để
qua đó Nguyễn Tn tơn vinh con người lao động trong thời kỳ mới – thời kỳ
13
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Để chứng minh tài nghệ của ơng đị, tác giả
đã hư cấu một cuộc vượt thác sơng Đà có một khơng hai để thấy được “tay lái ra
hoa” của một người nghệ sĩ có tâm hồn cao thượng, một phong thái ung dung tự
tại, một trí thơng minh lão luyện và lịng dũng cảm được tôi luyện trong lao động
và chiến đấu. Viết ông lái đò cũng là cách Nguyễn Tuân tôn vinh vẻ đẹp của con
người lao động bình thường, giản dị nhưng phi thường trong nghề nghiệp, đó là
chất “vàng mười” mà Nguyễn Tn suốt đời đi tìm cái đẹp đó.
- Với tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của Hồng Phủ Ngọc Tường Ở
Hồng Phủ Ngọc Tường, ơng huy động nguồn tri thức phong phú thuộc các lĩnh
vực địa lí, lịch sử, văn hóa để xây dựng một hình tượng sơng Hương.
+ Vẻ đẹp thiên nhiên của sơng Hương là kết quả của những tri thức địa lí và khả
năng quan sát sắc sảo của người trần thuật.
• Ở thượng nguồn: Sông Hương mang vẻ đẹp hùng vĩ “chảy rầm rộ…”, sơng
Hương “phóng khống và man dại” như một con người có “bản lĩnh gan dạ…”
• Ra khỏi đại ngàn, sơng Hương chuyển dịng, sơng Hương giấu kín cuộc hành
trình gian trn giữa lịng Trường Sơn, nhà văn đã sử dụng biện pháp nhân hóa để
biến sơng Hương từ một cô gái Digan thành “người gái đẹp nằm mơ màng giữa
cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại…”
• Ra khỏi vùng núi, sông Hương trở nên dịu dàng “uốn mình theo những đường
cong thật mềm”… “dịng sơng mềm như tấm lụa…” ở chặng này, sông Hương trở
thành “người mẹ phù sa” mang “vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ”.
• Giữa lịng thành phố Huế, dịng sơng trở nên tĩnh lặng, trơi thật chậm in bóng
cầu Tràng Tiền trơng “nhỏ nhắn như những vành trăng non” “uốn một cánh cung
rất nhẹ”. Dịng sơng như “vui tươi hẳn lên” và đặc biệt chậm rãi, êm dịu mềm
mại…dịng sơng như “một tiếng vâng khơng nói ra của tình u”.
• Trước khi rời khỏi thành phố thân yêu, sông Hương lưu luyến mà nhà văn đã ví
sự “dùng dằng” của sơng Hương như nàng Kiều “chí tình trở lại tìm Kim Trọng
14
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả”. Đây đúng là một phát hiện, một
liên tưởng thú vị, độc đáo và đậm màu sắc văn chương của tác giả về dịng sơng
thân thương của xứ Huế.
+ Từ góc nhìn văn hóa:
Vẻ đẹp văn hóa của sơng Hương là kết quả của những tri thức văn hóa về một
thành phố, từng là cố đô. Sông Hương tự bản thân nó đã mang những phẩm chất
văn hóa độc đáo. Nhà văn có sự liên tưởng độc đáo khi cho rằng toàn bộ nền âm
nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước dịng sơng này. Và hơn hết dịng
sơng thi ca và âm nhạc ấy là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật. Sông Hương
không bao giờ tự lặp lại trong cảm hứng của các nghệ sĩ.
+ Từ góc nhìn lịch sử:
Vẻ đẹp lịch sử của sơng Hương là kết quả của những tri thức về lịch sử, sông
Hương gắn với lịch sử anh hùng của xứ Huế, của đất nước…sơng Hương gắn với
dịng sơng thiêng Linh Giang oai hùng một thuở, gắn với thế kỷ XVIII với người
anh hùng áo vải Quang Trung, gắn với cách mạng tháng Tám hào hùng bi tráng,
gắn với Mậu Thân rung chuyển cả miền Nam. Sông Hương là một minh chứng
của lịch sử từ thời cổ đại, qua trung đại đến hiện đại.
* Thế đấy, sơng Hương của Hồng Phủ Ngọc Tường khơng đơn thuần chỉ là một
dịng chảy của q hương, nó cịn là dịng sơng của lịch sử, của văn hóa, của tình
u Huế và con người nơi đây.
2.1.1.3; Học sinh phát hiện được đặc điểm của “cái tơi” tác giả trong mỗi bài
kí.
Nổi bật lên trong tác phẩm kí chính là tính chủ quan, chất trữ tình sâu đậm của
cái tôi tác giả. Cho nên sức hấp dẫn của kí cịn phụ thuộc vào sức hấp dẫn của cái
tôi ấy (thường là những cái tôi phong phú, uyên bác, tài hoa, độc đáo)
- “Cái tôi” của Nguyễn Tn trong “Người lái đị sơng Đà”.
15
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
Sở dĩ Nguyễn Tn tìm đến và thành cơng với thể tùy bút, bởi vì nó là thể văn
phóng túng, tự do, đáp ứng được cá tính “ngơng” trên trang viết của Nguyễn
Tuân. Là nhà văn có phong cách nghệ thuật đặc sắc Nguyễn Tuân hấp dẫn người
đọc bởi “cái tôi” độc đáo, sự tài hoa, uyên bác, giác quan sắc nhọn, tinh tế, nghệ
thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện, giàu hình ảnh, cảm xúc. Sức hấp dẫn của ngịi
bút Nguyễn Tn trong tác phẩm “Người lái đị sơng Đà” là ở sự độc đáo, sự giàu
có về chữ nghĩa, sự công phu trong quan sát và lựa chọn ngôn từ…
+ Đó là một cái tơi tài hoa: Ln nhình cuộc sống, sự vật, con người ở phương
diện, góc độ văn hóa thẩm mỹ nên phát hiện ra nhiều vẻ đẹp hùng vĩ và mỹ lệ của
thiên nhiên, đất nước. Với đôi mắt của nhà văn suốt đời “duy mĩ”, Nguyễn Tn
đã nhìn sơng Đà ở góc độ thẩm mỹ để phát hiện ra vẻ đẹp trữ tình của con sơng:
Sơng Đà được ơng ví như một người con gái đẹp kiều diễm với “áng tóc mun
ngàn ngàn vạn vạn sải” với màu sắc của nước sông Đà thay đổi theo mùa, sông
Đà gợi cảm, sông Đà “hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một
nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Khơng chỉ nhìn cảnh vật ở điểm nhìn văn hóa thẩm
mỹ, Nguyễn Tn cịn nhìn người lái đị ở góc độ nghệ sĩ để phát hiện ra tài năng
trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh, khi đã nắm chắc được “binh pháp” của thần
sông, thần đá “thuộc lòng các luồng sinh tử” của các con thác dữ nên chủ động
trong mọi tình huống, có thể lái con thuyền vút vút qua hàng trăm ghềnh đá ngổn
ngang hiểm hóc và Nguyễn Tuân đã gọi đó là “tay lái ra hoa” của một người nghệ
sĩ có tâm hồn cao thượng, một phong thái ung dung, tự tại, một trí thơng minh lão
luyện và lịng dũng cảm được tôi luyện trong lao động và chiến đấu.
+ Ở Nguyễn Tn cịn là một cái tơi “un bác”: “Un bác” là sự hiểu biết sâu
rộng nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghệ thuật và có thể cung cấp, đóng góp, lý giải
những kiến thức đó cho người khác.
• Trong tác phẩm ông hay vận dụng những tri thức của rất nhiều ngành nghệ
thuật, thậm chí cả những ngành khơng liên quan gì đến nghệ thuật để miêu tả,
16
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
khám phá hiện thực. Nó có tác dụng làm cho người đọc nhìn nhận hiện thực ở
nhiều góc độ và cung cấp cho người đọc một lượng thông tin hết sức phong phú
ngồi văn chương.
• Chẳng hạn, ơng mơ tả cái hút nước khủng khiếp của sông Đà bằng kỹ thuật phim
ảnh “tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm
giác lạ cho khán giả…” nhà văn còn sử dụng tri thức của quân sự, võ thuật để
miêu tả nước, đá ở sông Đà: Nào là cửa sinh, của tử, đánh khuýp vu hồi, đánh du
kích, phục kích, đánh giáp lá cà, nào là đòn tỉa, đòn âm, đá trái, thúc gối, túm thắt
lưng…
• Ngồi ra nhà văn cịn vận dụng những tri thức của nhiều bộ môn khoa học trong
tác phẩm của mình, một vốn văn hóa phong phú, lịch lãm hiếm thấy, làm cho bài
tùy bút của ơng có giá trị văn hóa cao. Tác phẩm “Người lái đị sơng Đà” đã giúp
người đọc hiểu được rất nhiều điều bổ ích về lịch sử, địa lí sơng Đà, về lịch sử
cách mạng xung quanh con sơng này, về địa hình địa thế của nó, về những con
thác đủ loại, về các tài nguyên đất nước vùng sông Đà, về những bài thơ của
Nguyễn Quang Bích, Tản Đà…về con sơng miền Tây của Tổ quốc này.
* Ở “Người lái đị sơng Đà”, lâu nay người ta chỉ quen thấy một cái tôi tài hoa,
uyên bác. Nhưng rõ ràng thông qua cái tôi ấy, người đọc còn nhận thấy được tác
phẩm còn là cảm hứng ngợi ca đầy say mê của một con người yêu tha thiết vẻ đẹp
của thiên nhiên, đất nước, con người như Nguyễn Tuân – suốt đời đi tìm cái đẹp,
cái đẹp của một cây bút tài hoa độc đáo...
- “Cái tơi” trong “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của Hồng Phủ Ngọc Tường
+ Cái tơi say mê kiếm tìm cái đẹp, dạt dào cảm xúc và ln gắn bó với thiên
nhiên.
• Trong kí “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”, cái tơi tác giả gắn kết, hịa nhập thật sự
với sông nước, trời mây, cây cỏ, ngàn thơng. Những trang kí của Hồng Phủ Ngọc
Tường mang đến cho người đọc những miền không gian xanh thắm, ẩn chìm
17
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
những viết trầm tích văn hóa từ thiên nhiên. Sự hịa nhập với thiên nhiên khiến
nhà văn đã viết lên những trang văn vừa giàu lượng thông tin, vừa mượt mà, đẹp
như một bài thơ.
• Thiên nhiên trong kí của Hồng Phủ Ngọc Tường chính là phiên bản tâm hồn
của nhà văn. Sông Hương trong thơ ông không chỉ là biểu tượng của thiên nhiên
thuần khiết mà còn lấp lánh chất nhân văn của một triết lí sống. Cái tơi có lúc
thốt hẳn sự ràng buộc của bản thể để hồ nhập vào sơng nước.
• Cảm xúc vơ cùng phong phú, có khi nó được bộc lộ trực tiếp với các trạng thái
nội tâm: vừa thích thú, vừa lãng đãng, miên man trong vẻ đẹp của dịng sơng đang
đổi sắc khơng ngừng “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” hay cái điệu chảy “như
một điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế” trong trăm nghìn ánh hoa đăng…có
khi cảm xúc u thương da diết với xứ Huế lại được bộc lộ dán tiếp trong cuộc
hành trình lặng lẽ với rất nhiều những tìm kiếm và phát hiện: ngỡ ngàng nhận ra
điểm tương đồng giữa con sông và con người ở “nỗi vương vấn và chút lẳng lơ
kín đáo của tình u”, đồng thời cùng hoài niệm đến khắc khoải khi phát hiện ra
một sắc màu xưa cũ của chiếc áo cưới ở Huế ngày xưa, rất xưa “màu áo lục
điều…”
• Rõ ràng Hồng Phủ Ngọc Tường đã đem tình u đằm thắm lắng sâu và những
cảm xúc sôi nổi say sưa phổ vào trang viết để rồi mỗi dòng văn như một nốt nhạc,
bản đàn để tôn vinh vẻ đẹp của sông Hương.
+ Cái tôi yêu quê hương đất nước hướng về cội nguồn: “Ai đã đặt tên cho dịng
sơng?” là một bài ca, ca ngợi sông Hương gắn với thiên nhiên văn hóa và con
người xứ Huế. Bằng tấm lịng u thương gắn bó với q hương đất nước, Hồng
Phủ Ngọc Tường đã trân trọng, tự hào về bề dày lịch sử, bề dày văn hóa và tâm
hịn con người ở vùng đất cố đô. Phải yêu sông Hương lắm, nhà văn mới xem
sông Hương như một cô gái thùy mị mà đa tài, như: “một tài nữ đánh đàn lúc đêm
khuya”. Phải u sơng Hương lắm nhà văn mới nhìn thấy dịng sơng như một cơ
18
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
gái đa tình, kín đáo và một chút lẳng lơ, dun dáng chung tình. Phải u dịng
sơng này lắm nhà văn mới cứ băn khoăn trăn trở “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”,
và để trả lời cho câu hỏi này Hoàng Phủ Ngọc Tường mượn một câu chuyện
huyền thoại đẹp khép lại trang kí, tơ đậm thêm vẻ đẹp lấp lánh của dịng sơng
Hương, đồng thời bộc lộ cái tơi nồng cháy suy tư “có nhiều cách trả lời câu hỏi
ấy. Trong đó tơi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì u q con sơng xinh đẹp
của q hương, con người hai bên bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống lịng
sơng, để làm nước thơm tho mãi…”, “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”câu hỏi bâng
khng khơi gợi sự kiếm tìm cái đẹp tiềm ẩn trong sơng Hương và thiên nhiên,
con người xứ Huế.
• Hồng Phủ Ngọc Tường miêu tả sông Hương và không gian Huế với tình yêu
nồng thắm, với trái tim thi sĩ đa cảm, đồng thời bằng con mắt của một thi sĩ tinh
tường. Nhà thơ Ra-xun Ham-đa-tốp đã từng bình luận: “Nếu nhà thơ khơng tham
gia vào việc hồn thành thế giới, thì thế giới đã không được đẹp đẽ như thế này”.
Bằng những trang viết tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp phần tạo nên một
thế giới đẹp và thơ.
+ Một cái tơi tài hoa un bác
Hồng Phủ Ngọc Tường tỏ ra am hiểu tường tận những gì mình viết. Với xứ Huế
dường như nhà văn hiểu sâu sắc những cành cây ngọn cỏ, tường tận từ tên đất, tên
làng. Với sông Hương, nhà văn thông thuộc từng khúc sông, từng dịng nước, chỗ
ghềnh thác cuộn xốy, chỗ phẳng lặng như mặt hồ yên tĩnh. Nhà văn am hiểu sâu
sắc về văn hóa Huế, nền âm nhạc cổ điển hay những trang thơ về sông Hương.
Vốn kiến thức uyên bác ở nhiều lĩnh vực, đó là kết quả của một chuyến đi và một
trí nhớ “phi thường”. Bằng những hiểu biết phong phú, nhà văn cung cấp cho
người đọc một lượng thơng tin lớn về địa lý, dịng chảy của sơng Hương, về lịch
sử, về văn hóa, về văn học nghệ thuật. Bằng những con chữ lóng lánh tài hoa
Hồng Phủ Ngọc Tường đã góp phần làm nổi bật dịng sơng, thiên nhiên cũng
19
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
như con người Huế. Cái tơi ấy thật giàu tình cảm, say mê cái đẹp của cảnh cũng
như con người xứ Huế: Tất cả những phát hiện về vẻ đẹp của sơng Hương, xét
đến cùng bắt nguồn từ tình cảm thiết tha đến đắm say của tác giả đối với cảnh và
con người xứ Huế. Nếu khơng có tình u với xứ Huế thì khơng thể có những
trang văn hay và đẹp đến thế về xứ Huế.
* Như vậy, những dòng sông quê hương chảy về trong tâm tưởng ta qua ngòi bút
và tâm hồn nhà văn, giúp ta yêu hơn những dịng sơng đất Việt. Điều mà chúng ta
thấy sở dĩ họ có những điển chung trong việc mang đến hai hình tượng nghệ thuật
đặc sắc ấy là: Cả hai nhà văn đều là người có tài, rất mực tài hoa uyên bác. Đều là
những con người có tâm, là những trí thức giàu lịng u nước và tinh thần dân
tộc. Đều là những nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, do đó tìm đến với
những thể tùy bút, bút kí như một sự thỏa mãn với tình yêu lớn, mà chỉ có những
thể loại ấy mới chuyên chở được tình yêu của họ. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại có ý
thức cá nhân sâu sắc, có cá tính sáng tạo riêng, Nguyễn Tuân thiên về lối duy mỹ,
cảm giác mạnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường thiên về tự sự trữ tình, cảm xúc nồng
nàn u thương. Đó cũng chính là quy luật tất yếu của sáng tạo nghệ thuật.
* Phải xuất phát từ đặc trưng thể loại, đó là một nguyên tắc cơ bản của quá trình
cảm thụ và bình giá tác phẩm văn chương. Điều mà chắc chắn ai cũng biết. Hơn
nữa với thể loại bút kí, chất trữ tình bao giờ cũng chiếm ưu thế của người viết, nên
khi dạy tác phẩm kí thầy cơ giáo phải tạo được tình huống nhiều hơn để khơi gợi
cho học sinh sự đồng điệu, ngưỡng vọng trước cái tôi giàu cảm xúc, tinh tế, chân
thành của người nghệ sĩ. Những tình cảm cao đẹp đối với quê hương xứ sở chắc
chắn sẽ có điêu kiện nảy sinh, góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách học sinh
và học sinh cũng có điều kiện hơn để rèn luyện tư duy văn học theo đặc trưng thể
loại.
2.1.2; Rèn luyện phương pháp đọc hiểu cho học sinh
20
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, môn học bắt buộc ở cả 3 cấp học,
hướng tới việc hình thành phát triển năng lực đọc, viết tiếng Việt (năng lực tiếp
nhận và xử lý thông tin, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực trình bày, năng lực
tạo lập các loại văn bản cần thiết trong cuộc sống). Dạy học đọc hiểu là một trong
những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong tiếp
nhận văn bản. Nếu như trước đây chúng ta coi phân tích tác phẩm hay giảng văn
là một phương pháp đặc thù của dạy văn, thì hiện nay đã có những thay đổi trong
cách tiếp cận này. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu khơng có nghĩa là nhằm cảm thụ
một chiều cho học sinh những cảm nhận của giáo viên về văn bản được học mà
hướng dẫn cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề
về nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự
đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân. Hoạt động đọc hiểu của học
sinh cần được thực hiện theo một trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ đọc
đúng, đọc thông, đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo. Khi hình thành
năng lực đọc hiểu của học sinh cũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm
mỹ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy.
Trong quá trình đọc hiểu học sinh cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:
- Huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân – là những hiểu biết về
chủ đề hay hiểu biết về các vấn đề văn hóa xã hội có liên quan đến chủ đề, thể loại
của văn bản.
- Thể hiện những hiểu biết về văn bản
+ Tìm kiếm thơng tin, đọc lướt để tìm ý chính, đọc kỹ tìm các chi tiết
+ Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, phân tích, kết nối, tổng hợp…thơng tin
để tạo nên hiểu biết chung về văn bản.
+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản
21
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
- Vận dụng những hiểu biết về văn bản đã đọc hiểu vào việc đọc các loại văn bản
khác nhau, sẵn sang thực hiện các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong đời sống
yêu cầu dùng đến hoạt động đọc hiểu.
+ Đọc các văn bản khác (ngồi chương trình, sách giáo khoa) có cùng đề tài/ chủ
đề hoặc hình thức để thực hiện củng cố hiểu biết và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu.
+ Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể từ việc vận dụng
những hiểu biết về văn bản đã đọc hiểu.
- Đọc tác phẩm “Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn Tn
Học sinh cần làm nổi bật được:
+ Đề tài: Viết về dịng sơng q hương Việt Nam
+ Thể loại: Tùy bút (bút kí) có cấu trúc tự do phóng túng, hầu như khơng có luật
lệ, quy phạm gì chặt chẽ, câu thúc bởi cốt truyện cụ thể nào…Tùy bút mang tính
chất chủ quan, chất trữ tình rất đậm, nhân vật chính là cái tôi của nhà văn, bộc lộ
cảm xúc suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện
tại. Ngơn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ.
+ Cảm hứng sáng tạo
• Nguyễn Tuân đề từ cho tác phẩm:
“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”
(Wladyslow Broniewski)
“Chúng thủy giai Đông tẩu
Đà giang độc Bắc lưu”
(Thơ Nguyễn Quang Bích)
• Nguyễn Tn đã cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của sông Đà
Không chỉ sông Đà, sông nước quê hương, sông tuyến (Bến Hải), sông Gianh –
đã chảy vào tâm hồn nhà văn, đã hóa thân thành những trang viết đẹp. Viết “sông
Đà”, Nguyễn Tuân muốn đề thơ, phổ nhạc vào sông nước quê hương. Cảm hứng
sông Đà đã thành nghệ thuật “thành một gợi cảm mênh mang” về sông quê, về
22
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
con người Việt Nam trong bối cảnh ấy. Và ông cũng là “Đà giang độc Bắc lưu”
trên bình diện nghệ thuật.
+ Nội dung của văn bản
• Hình tượng con sơng Đà: Hung bạo, trữ tình
• Hình tượng người lái đị: Tài hoa, điêu luyện trong nghệ thuật vượt thác leo
ghềnh
+ Đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ: tài hoa uyên bác và dụng nhiều
tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau để quan sát miêu tả (địa
lý, lịch sử, nghệ thuật, quân sự, võ thuật, hội họa, điêu khắc, điện ảnh, thơ ca…)
thiên nhiên và con người Tây Bắc. Thể tùy bút phóng túng ngơn từ phong phú và
điêu luyện.
+ u cầu học sinh tìm đọc tồn văn bản “Người lái đị sơng Đà”
- Đọc tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của Hồng Phủ Ngọc Tường, học
sinh cần làm nổi bật được:
+ Thể loại: “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” thuộc thể kí (nghiêng về tùy bút) giàu
chất trữ tình, giàu lượng thơng tin.
+ Cảm hứng sáng tạo: Huế trở thành một phần trong đời sống tinh thần của nhà
văn. Những mẩu kí viết về Huế thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của Hồng Phủ
Ngọc Tường với mảnh đất giàu trầm tích văn hóa. Về “chất Huế” trong kí của
Hồng Phủ Ngọc Tường, nhà văn Tơ Hồi đã nhận xét thú vị: “Nếu có thể so
sánh, thì tơi nghĩ rằng Sơn Nam thuộc đến ngõ ngách những sự tích xưa của Sài
Gịn-Bến Nghé, tơi thì nhớ được ít nhiều tên phố tên làng Hà Nội, Hồng Phủ
Ngọc Tường thì trằm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông
nước của Huế”.
+ Ý nghĩa nhan đề “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”
23
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
Nhan đề bài bút kí là một câu hỏi ngỡ như bâng quơ, câu hỏi khó trả lời, nhưng
lại là một tín hiệu thẩm mỹ mở ra nội dung của tác phẩm. Câu hỏi đặt ra “với trời
với đất” đã đưa nhà văn làm một cuộc hành trình lịch sử tìm về cội nguồn của
dịng sơng và cảm nhận, miêu tả vẻ đẹp của sơng Hương từ góc nhìn huyền thoạivăn hóa - lịch sử.
+ Đọc và tìm hiểu bố cục của đoạn trích.
Dựa vào văn bản có thể chia đoạn trích thành 2 phần.
• Phần đầu: Từ đầu đến “q hương xứ sở”: Hành trình của Hương giang
• Phần cịn lại: Sơng Hương - dịng sơng của lịch sử và thơ ca
+ Nghệ thuật đặc sắc:
Với ngòi bút tài hoa lịch lãm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn đã sáng tạo
được những trang văn đẹp, được dệt nên bởi một kho từ vựng phong phú, uyển
chuyển và rất giàu hình ảnh. Các biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ, nhân hóa, so
sánh…gắn liền với liên tưởng bất ngờ, thú vị đã tạo nên một góc nhìn đa sắc về
sơng Hương.
u cầu học sinh tìm đọc tồn văn bản hoặc giáo viên gọi học sinh đọc diễn cảm
một số đoạn mà các em yêu thích.
Ví dụ đoạn “phải nhiều thế kỷ đi qua…bát ngát tiếng gà”. Sau mỗi bài học giáo
viên cho học sinh viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của dịng sơng q hương
mình, để giáo dục cho các em tình yêu quê hương cũng bắt nguồn từ những cái
giản dị và đời thường gần gũi nhất với mỗi con người: Dịng sơng q hương.
* Như vậy: Việc đọc hiểu không chỉ rèn luyện cho học sinh đọc-hiểu văn bản mà
còn rèn luyện năng lực tạo lập văn bản, đặc biệt là năng lực viết sáng tạo. Viết
sáng tạo là khả năng trình bày, thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân về
đối tượng, vấn đề được đặt ra…viết sáng tạo được thể hiện ở nhiều phương diện
khác nhau, với các mức độ khác nhau, vì vậy cần tạo ra được những cơ hội để học
24
Người viết: Trương Thị Chanh
Giáo viên: Trường THPT Trực Ninh
sinh thể hiện ngay trong quá trình đọc hiểu, đồng thời phát triển các năng lực khác
trong học tập.
2.1.3; Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận
dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách ghi nhớ chi tiết để tổng
hợp hay để phân tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Cách
ghi chép này khoa học, giúp cho học sinh dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. Việc nhớ và
ghi lại các thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng
phương pháp truyền thống. Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy sẽ có những ưu
điểm sau:
- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng
- Quan hệ hỗ trợ tương ứng giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng
thì sẽ nằm vị trí càng gần ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ rất hiệu quả và nhanh hơn.
- Thêm thông tin (ý) dẽ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.
- Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
- Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bát chap
thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và
linh hoạt cho việc ghi nhớ.
Như vậy, bản đồ tư duy là một công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày
các khái niệm trong lớp học. Bản đồ tư duy giúp cho giáo viên tập trung vào các
vấn đề cần trao đổi cho học sinh, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà
khơng có thơng tin thừa. Học sinh sẽ khơng phải tập trung vào việc đọc chép dài
dịng, mà thay vào đó sẽ lắng nghe những gì mà thầy cơ giáo diễn đạt. Hiệu quả
bài học sẽ tăng lên.
25