Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Bài giảng Thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.96 KB, 55 trang )

Bài giảng thị trường chứng khoán

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH.................................................. 4
1.1 KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH ................................ 4
1.1.1 Khái niệm về thị trƣờng tài chính ...................................................................................... 4
1.1.2 Chức năng của thị trƣờng tài chính .................................................................................... 4
1.2. PHÂN LOẠI THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH .......................................................................... 5
1.3. TRUNG GIAN TÀI CHÍNH.................................................................................................. 8
CHƢƠNG 2: THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ..................................................................... 10
2.1. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ..................... 10
2.1.1 Bản chất của thị trƣờng chứng khoán (TTCK) ............................................................... 10
2.1.2 Chức năng của thị trƣờng chứng khoán........................................................................... 10
2.2. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ................................... 11
2. 3. CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ..................... 12
2.3.1 Nguyên tắc trung gian ........................................................................................................ 12
2. 3.2 Nguyên tắc đấu giá ............................................................................................................ 13
2.3.3 Nguyên tắc công khai ......................................................................................................... 14
2.4. PHÂN LOẠI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN .............................................................. 14
2.4.1 Căn cứ vào tính chất phát hành hay lƣu hành chứng khoán ......................................... 14
2.4.2 Căn cứ vào phƣơng thức hoạt động .................................................................................. 15
2.4.3 Căn cứ vào hàng hoá trên thị trƣờng ............................................................................... 15
2.5. SƠ LƢỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN ........................................................................................................................ 15
CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ .............................................................. 17
3.1 Giá trị thời gian của tiền tệ và ứng dụng nguyên lý giá trị thời gian của tiền tệ ............. 17
3.1.1 Giá trị thời gian của tiền tệ ................................................................................................ 17
3.1.2 Ứng dụng nguyên lý giá trị thời gian của tiền tệ ............................................................. 17
3.2 Giá trị tƣơng lai của tiền tệ ( Future Value) ....................................................................... 17
3.2.1 Khái niệm: ........................................................................................................................... 17
3.2.2 Công thức tìm giá trị tƣơng lai của khoản tiền ................................................................ 17


3.3 Giá trị tƣơng lai của dòng tiền (Future value of multiple cash flows) .............................. 18
3.3.1 Khái niệm ............................................................................................................................ 18
3.3.2 Công thức xác định ............................................................................................................. 18
Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 1


Bài giảng thị trường chứng khoán
3.4 Giá trị hiện tại của tiền tệ (Present Value) .......................................................................... 20
3.4.1 Khái niệm ............................................................................................................................ 20
3.4.2 Công thức xác định ............................................................................................................. 20
3.5 Giá trị hiện tại của dòng tiền (PV of multiple cash flows) ................................................. 20
3.5.1 Khái niệm ............................................................................................................................ 20
3.5.2 Công thức xác định ............................................................................................................. 20
CHƢƠNG 4: CỔ PHIẾU VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ............................................................ 22
3.1 Khái niệm và đặc điểm cổ phiếu .......................................................................................... 22
3.1.1 Khái niệm ............................................................................................................................ 22
3.1.2 Đặc điểm của cổ phiếu: ...................................................................................................... 22
3.2 Phân loại cổ phiếu .................................................................................................................. 23
3.2.1 Phân loại theo việc lƣu hành trên thị trƣờng ................................................................... 23
3.2.2 Phân loại theo mục đích huy động vốn ............................................................................. 23
3.2.3 Phân loại theo quyền của cổ đông ( Đây là cách phân loại phổ biến nhất) ................... 24
3.3 Định giá cổ phiếu .................................................................................................................. 26
3.3.1 Phƣơng pháp chiết khấu cổ tức ......................................................................................... 26
3.3.2 Phƣơng pháp định giá tƣơng đối -Tỷ số giá/ thu nhập (P/E) ......................................... 28
CHƢƠNG 5: TRÁI PHIẾU VÀ ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU .................................................... 30
5.1 Khái niệm trái phiếu và đặc điểm của trái phiếu ............................................................... 30
5.1.1 Khái niệm ............................................................................................................................ 30
5.1.2 Các yếu tố cơ bản của trái phiếu ....................................................................................... 30

5.1.3 Đặc điểm của trái phiếu ..................................................................................................... 31
5.2 Phân loại trái phiếu ............................................................................................................... 31
5.2.1 Căn cứ vào hình thức sở hữu: Trái phiếu vô danh và trái phiếu ghi danh ................... 31
5.2.2 Căn cứ vào chủ thể phát hành ........................................................................................... 32
5.2.3 Căn cứ vào phƣơng thức trả lãi......................................................................................... 32
5.2.4 Căn cứ vào trái phiếu trả lãi có kèm phiếu lãi hay không .............................................. 32
5.2.5 Một số loại trái phiếu đặc thù khác .................................................................................. 33
5.3 Định giá trái phiếu ................................................................................................................. 33
5.3.1 Nguồn thu nhập bằng tiền của trái phiếu ......................................................................... 33
5.3.2 Định giá trái phiếu .............................................................................................................. 34
5.4 Sự biến động giá trái phiếu ................................................................................................... 35
Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 2


Bài giảng thị trường chứng khoán
5.4.1 Một số lãi suất liên quan đến trái phiếu ........................................................................... 35
5.4.2 Sự biến động giá trái phiếu ................................................................................................ 36
CHƢƠNG 6: CÁC NGHIỆP VỤ TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ........................ 38
6.1 Nghiệp vụ phát hành chứng khoán ...................................................................................... 38
6.1.1 Các phƣơng thức phát hành chứng khoán ....................................................................... 38
6.1.2 Phát hành cổ phiếu ............................................................................................................. 39
6.1.3 Phát hành trái phiếu ........................................................................................................... 40
6.1.4 Bảo lãnh phát hành ............................................................................................................ 41
6.2 Nghiệp vụ niêm yết chứng khoán ......................................................................................... 42
6.2.1 Khái niệm và mục tiêu niêm yết chứng khoán ................................................................. 42
6.2.2 Các hình thức niêm yết chứng khoán ............................................................................... 42
6.2.3 Điều kiện niêm yết chứng khoán ....................................................................................... 43
6.2.4 Quy trình niêm yết chứng khoán ...................................................................................... 45

6.2.5 Những thuận lợi và bất lợi khi niêm yết chứng khoán.................................................... 45
6.3 Nghiệp vụ giao dịch chứng khoán ........................................................................................ 45
6.3.1 Quy trình giao dịch chứng khoán ..................................................................................... 45
6.3.2 Lệnh và thứ tự ƣu tiên thực hiện lệnh .............................................................................. 46
6.3.4 Phƣơng thức giao dịch ....................................................................................................... 51
6.4 Nghiệp vụ lƣu ký, đăng ký và thanh toán bù trừ chứng khoán ........................................ 52
6.4.1 Lƣu ký chứng khoán .......................................................................................................... 52
6.4.3 Thanh toán bù trừ .............................................................................................................. 54

Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 3


Bài giảng thị trường chứng khoán

CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
1.1 KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
1.1.1 Khái niệm về thị trƣờng tài chính
Trong nền kinh tế thị trường thường có hai nhóm đối tượng liên quan đến sở hữu và sử
dụng vốn. Nhóm thứ nhất là những người có cơ hội đầu tư để sinh lời. Nhóm thứ hai gồm những
người có vốn, tiền tiết kiệm nhưng không có cơ hội đầu tư.
Để cho người có vốn gặp người có nhu cầu sử dụng vốn đòi hỏi phải có một quá trình
luân chuyển vốn. Và thị trường tài chính ra đời nhằm giải quyết vấn đề này. Vì vậy, thị trường tài
chính có khái niệm như sau:
Thị trường tài chính là nơi luân chuyển vốn từ những người có vốn tiết kiệm nhàn rỗi
sang những người có nhu cầu về vốn. Nói cách khác, thị trường tài chính là nơi trao đổi, mua
bán các công cụ hay sản phẩm tài chính.
Trên thị trường tài chính có 2 kênh huy động vốn (Kênh huy động vốn: là quá trình
chuyển vốn từ người chủ sở hữu vốn sang các đối tượng cần vốn).

+ Kênh huy động vốn gián tiếp: được thực hiện thông qua các định chế tài chính trung
gian. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đóng vai trò trung gian.
+ Kênh huy động vốn trực tiếp: là hình thức huy động vốn thông qua việc người cần vốn phát
hành các loại giấy có giá trị chứng nhận chủ quyền về các khoản vốn được sử dụng cùng với những
quyền lợi hay lợi ích mà người mua được thụ hưởng.
1.1.2 Chức năng của thị trƣờng tài chính
 Chức năng cơ bản nhất của thị trường tài chính là dẫn vốn từ những nơi thừa vốn sang
những nơi thiếu vốn.
Sơ đồ quá trình luân chuyển vốn có dạng như sau:

Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 4


Bài giảng thị trường chứng khoán
TÀI CHÍNH GIÁN TIẾP

VỐN

CÁC
TRUNG
GIAN TÀI
CHÍNH

VỐN
vốn

Người cho vay vốn
1. Hộ gia đình

2. Doanh nghiệp
3. Chính phủ

vốn

THỊ
TRƯỜNG
TÀI
CHÍNH

vốn

Người đi vay vốn
4. Hộ gia đình
5. Doanh nghiệp
6. Chính phủ

TÀI CHÍNH TRỰC TIẾP
Hình 1.1: Sơ đồ quá trình luân chuyển vốn
 Chức năng thứ hai của thị trường tài chính được thể hiện qua việc hình thành giá của
các tài sản tài chính.
Giá của một tài sản tài chính được hiểu là lợi tức của nó.
 Tạo tính thanh khoản cho các tài sản tài chính.
 Giảm thiểu chi phí tìm kiếm và chi phí cho thông tin cho các bên giao dịch.
 Ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ.
1.2. PHÂN LOẠI THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
Tuỳ theo các tiêu thức khác nhau, người ta có thể phân loại thị trường tài chính theo nhiều
cách dưới đây:
 Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn: thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
 Căn cứ vào cách thức huy động vốn: thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần.

 Căn cứ vào tính chất phát hành các công cụ tài chính: thị trường sơ cấp và thị trường thứ
cấp.
 Căn cứ vào phương thức giao dịch và tổ chức của thị trường tài chính: thị trường tập trung
và phi tập trung.
2.1 Thị trƣờng tiền tệ (Money market)
Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 5


Bài giảng thị trường chứng khoán
Thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính, trong đó chỉ mua bán trao đổi
các công cụ tài chính ngắn hạn (các giấy nợ có thời hạn dưới 1 năm) (short - term capital market)
a) Các công cụ của thị trường tiền tệ:
 Tín phiếu kho bạc: là một công cụ vay nợ của chính phủ do kho bạc nhà nước phát hành
theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 9 tháng.
Đặc điểm:
+ Do ngân hàng thương mại nắm giữ
+ An toàn và có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển nhượng trên thị trường tiền tệ.
 Thương phiếu (kỳ phiếu thương mại): là một loại giấy nhận nợ, đặc biệt người giữ nó có
quyền đòi tiền khi đến hạn. Gồm có: hối phiếu, lệnh phiếu, chứng chỉ lưu kho.
+ Hối phiếu: là phiếu ghi nợ do người bán hàng trả chậm ký phát trao cho người mua
hàng trả chậm, trong đó yêu cầu người mua hàng phải trả một số tiền nhất định khi đến hạn cho
người bán hoặc bất cứ người nào xuất trình hối phiếu này (người thụ hưởng).
+ Lệnh phiếu: là giấy nhận nợ do người mua hàng trả chậm ký phát trao cho người người
bán hàng trả chậm, trong đó người mua cam kết trả một khoản tiền nhất định khi đến hạn cho
người thụ hưởng.
+ Chứng chỉ lưu kho: là giấy do một công ty kinh doanh kho bãi ký phát, thừa nhận có
giữ hàng hóa cho người chủ hàng ký gửi và cam kết giao hàng cho chủ hàng hay một người nào
đó do chủ hàng chỉ định bằng cách ký hậu.

Các đặc trƣng:
 Các công cụ của thị trường tiền tệ có thời gian đáo hạn trong vòng một năm nên có tính
thanh khoản cao, độ rủi ro thấp và hoạt động tương đối ổn định.
 Hoạt động của thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu là hoạt động tín dụng do đó giá cả được
hình thành thể hiện thông qua lãi suất tín dụng ngân hàng.
b) Các thị trường bộ phận:
 Thị trường tín dụng: bao gồm các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại gồm
có hoạt động huy động vốn và cho vay vốn ngắn hạn.
 Thị trường liên ngân hàng: hoạt động nhằm giải quyết nhu cầu vốn tín dụng giữa các
ngân hàng với nhau trước khi ngân hàng thương mại đi vay chiết khấu tại ngân hàng trung ương.
 Thị trường chứng khoán ngắn hạn: là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng
và trao đổi các giấy tờ có giá ngắn hạn như: tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi
tiết kiệm và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 6


Bài giảng thị trường chứng khoán
 Thị trường ngoại hối (Exchange market): là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán, chuyển
nhượng, vay và cho vay bằng ngoại tệ. Tác động của cung - cầu trên thị trường này sẽ ảnh hưởng
đến việc hình thành tỷ giá hối đoái - 1 trong các biến số quan trọng của nền kinh tế.
2.2 Thị trƣờng vốn (Capital market)
Thị trường vốn là thị trường mua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn
(thường có thời hạn trên 1 năm).
a) Các công cụ của thị trường vốn: cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty...
 Cổ phiếu: Là giấy chứng nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập và tài
sản của một công ty cổ phần. Cổ phiếu bao gồm nhiều loại khác nhau như cổ phiếu thường, cổ
phiếu ưu đãi...
 Trái phiếu: Là giấy chứng nhận việc vay vốn của một chủ thể (chủ thể phát hành) đối với

một chủ thể khác (chủ thể cho vay vốn). Trên trái phiếu quy định hàng kỳ chủ thể phát hành phải
trả cho người nắm giữ trái phiếu một khoản tiền nhất định (lãi tức trái phiếu) và tới thời điểm đáo
hạn phải hoàn trả khoản vốn cho vay ban đầu. có nhiều loại trái phiếu khác nhau như: trái phiếu
công ty, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu có thể chuyển đổi...
 Các khoản tín dụng cầm cố: Là các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp hoặc các hộ
gia đình để mua nhà ở, đất đai, bất động sản và dùng chính các tài sản này làm thế chấp cho
khoản vốn vay.
 Các khoản tín dụng thương mại: Là các khoản cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng
thương mại hoặc các công ty tài chính cho người tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu
vay vốn. Các khoản tín dụng này thường không được giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp
nên tính thanh khoản rất thấp.
 Chứng chỉ quỹ đầu tư: Là một loại chứng khoán do công ty quản lỹ quỹ đại diện cho một
quỹ đầu tư chứng khoán phát hành, xác nhận quyền hưởng lợi của người đầu tư đối với qũy.
b) Một số thị trường bộ phận trên thị trường vốn:

Thị trƣờng nợ và thị trƣờng vốn cổ phần:
 Thị trường nợ: là thị trường mua bán các công cụ nợ như trái phiếu, các khoản cho vay...
Đặc trưng của thị trường nợ là các công cụ giao dịch đều có kỳ hạn nhất định, có thể là ngắn hạn,
trung hạn hoặc dài hạn tuỳ theo cam kết nợ giữa chủ nợ và người mắc nợ. Hoạt động trên thị
trường nợ phụ thuộc rất lớn vào biến động của lãi suất ngân hàng.
 Thị trường vốn cổ phần: là thị trường mua bán các cổ phần của công ty cổ phần. Đặc
trưng của thị trường cổ phần là các công cụ trên thị trường không có kỳ hạn mà chỉ có thời điểm
Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 7


Bài giảng thị trường chứng khoán
phát hành, không có ngày mãn hạn. Người mua cổ phiếu chỉ có thể lấy lại tiền bằng cách bán lại
cổ phiếu trên thị trường hoặc trường hợp công ty cổ phần mà họ nắm giữ cổ phiếu tuyên bố phá

sản. Khác với thị trường nợ, hoạt động của thị trường vốn cổ phần chủ yếu phụ thuộc vào hiệu
quả kinh doanh của các công ty cổ phần.

Thị trƣờng sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp:
 Thị trường sơ cấp (thị trường phát hành): là thị trường trong đó các công cụ được phát
hành lần đầu và được bán cho người đầu tiên mua chúng. Bởi vì phát hành lần đầu nên thị trường
này còn gọi là thị trường cấp 1.
 Thị trường thứ cấp (thị trường lưu hành): là thị trường giao dịch các công cụ tài chính sau
khi chúng đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp còn gọi là thị trường cấp
1.3. TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
Trung gian tài chính là những tổ chức làm cầu nối giữa những người cần vốn và những
người cung cấp vốn trên thị trường.
Đặc điểm:
 Phát hành các công cụ tài chính để thu hút vốn.
 Mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay (lợi tức đầu tư) với lãi suất huy động vốn chính là
chi phí trung gian (hoa hồng trung gian).
3.1 Các loại hình trung gian tài chính
 Các tổ chức nhận tiền gửi: là tổ chức tài chính trung gian lớn nhất trên thị
trường tài chính xét theo phạm vi hoạt động và khả năng về vốn. Các tổ chức này huy động vốn
bằng cách mở tài khoản séc và tài khoản tiết kiệm cho khách hàng, đồng thời sử dụng số vốn huy
động được để cho vay theo nhiều hình thức khác nhau hoặc đầu tư vào chứng khoán. (Ví dụ: các
ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng...)
 Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng như công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí, an sinh xã hội
là các trung gian tài chính huy động vốn dựa trên cơ sở hợp đồng theo định kỳ. Các tổ chức này
có thể đầu tư các loại chứng khoán dài hạn như trái phiếu, cổ phiếu công ty, các khoản cho vay
cầm cố.
 Các trung gian đầu tư: Các công ty tài chính, qũy tương hỗ và quỹ tương hỗ thị trường tài
chính.
+ Công ty tài chính: Huy động vốn bằng cách bán các thương phiếu hoặc phát hành cổ
phiếu, trái phiếu. Sau đó công ty sử dụng số vốn này cho người tiêu dùng vay để mua sắm nhà

cửa, trang thiết bị, xe hơi...

Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 8


Bài giảng thị trường chứng khoán
+ Quỹ tương hỗ: Huy động vốn bằng cách bán các chứng chỉ quỹ cho các cá nhân và
dùng vốn đó để đầu tư vào danh mục cổ phiếu và trái phiếu đã được đa dạng hoá.
+ Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ: Là thể chế tài chính tương đối mới mang các đặc trưng
của quỹ tương hỗ nhưng được phép mở tài khoản cho khách hàng.
3.2 Vai trò của các trung gian tài chính
 Thực hiện chuyển đổi thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính.
 Giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư bằng cách đa dạng hóa đầu tư.
 Thông qua các trung gian tài chính các nhà đầu tư có thể giảm thiểu chi phí hợp đồng và
chi phí xử lý thông tin.
 Cung cấp một cơ chế thanh toán thuận tiện mà không cần dùng tiền mặt (séc, thẻ tín
dụng, chuyển tiền điện tử).

Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 9


Bài giảng thị trường chứng khoán

CHƢƠNG 2: THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1.1 Bản chất của thị trƣờng chứng khoán (TTCK)

a) Khái niệm
TTCK là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài
hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua chứng khoán lần đầu
từ những người phát hành, và ở thị trường thứ cấp khi có hoạt động mua đi bán lại các chứng
khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
b) Xét về mặt hình thức
TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng
khoán, qua đó thay đổi các chủ thể hay chủ sở hữu nắm giữ chứng khoán.
c) Xét về mặt bản chất thì TTCK là:
 Nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm. Hay nói cách khác, đây là sự chuyển
dịch từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.
 Định chế tài chính trực tiếp. Ngược với cách tài trợ gián tiếp được thực hiện thông qua các
trung gian tài chính, những người có vốn khi có đủ điều kiện về môi trường tài chính, pháp lý,... sẽ
đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh không cần qua các trung gian tài chính mà chuyển vốn qua
TTCK - một thị trường dẫn vốn trực tiếp từ người có vốn sang người cần vốn theo nguyên tắc đầu tư.
Nếu đầu tư qua các trung gian tài chính, các chủ thể đầu tư không thể theo dõi, kiểm tra,
quản lý vốn đầu tư của mình. Điều đó làm cho quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau,
làm giảm động lực tiềm năng trong quản lý. ngược lại, nếu đầu tư qua TTCK thì các chủ thể đầu
tư thực sự gắn quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn, nâng cao khả năng quản lý vốn.
Chú ý: Những người sở hữu chứng khoán có thể mua bán chứng khoán, chứng khoán trên
thị trường tại bất kỳ thời điểm nào nên các chứng khoán trung và dài hạn cũng có thể trở thành
đối tượng đầu tư ngắn hạn.
2.1.2 Chức năng của thị trƣờng chứng khoán
 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công
ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở
rộng sản xuất xã hội.
 Khuyến khích tiết kiệm và thực hiện cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng.
Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 10



Bài giảng thị trường chứng khoán
 Tạo tính thanh khoản cho các khoản tiết kiệm phục vụ đầu tư dài hạn.
 Có thể coi là công cụ đo lường giá trị của doanh nghiệp cũng như đánh giá hoạt động của
doanh nghiệp.
 Tạo điều kiện giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Các chỉ báo của TTCK
phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác.
2.2. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1 Nhà phát hành
Nhà phát hành là tổ chức huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành
là người cung cấp các chứng khoán - hàng hóa của TTCK. Bao gồm:
 Chính phủ và chính quyền địa phương: Là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái
phiếu địa phương.
 Công ty: Là nhà phát hành cổ phiếu và trái phiếu công ty.
 Các tổ chức tài chính: Là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng
chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ.
2.2 Nhà đầu tƣ
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Bao gồm: nhà
đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức.
 Nhà đầu tư cá nhân: Là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên
TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
 Nhà đầu tư tổ chức (định chế đầu tư): Thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng
lớn. Các tổ chức này có các bộ phận chức năng gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên
cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp: Công ty đầu tư,
công ty bảo hiểm, quỹ an sinh và bảo hiểm xã hội khác. Ngoài ra còn có: công ty tài chính, các
ngân hàng thương mại (mua chứng khoán cho chính mình).
2.3 Các tổ chức kinh doanh trên TTCK
 Công ty chứng khoán:
Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán có thể đảm nhận một hoặc nhiều

trong số các nghiệp vụ chính như: Bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý quỹ đầu tư và
tư vấn đầu tư chứng khoán.
 Các ngân hàng thương mại:
Tại một số nước, các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng
hóa lợi nhuận thông qua đầu tư vào các chứng khoán. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại chỉ
Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 11


Bài giảng thị trường chứng khoán
được đầu tư vào các chứng khoán trong những giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước những
biến động của giá chứng khoán. Một số nước cho phép ngân hàng thương mại thành lập các công ty
con độc lập để kinh doanh chứng khoán và thực hiện nghiệp vụ bão lãnh phát hành.
2.4 Các tổ chức liên quan đến TTCK
 Cơ quan quản lý Nhà nước:
Tại Việt Nam đã thành lập cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK trước khi
hình thành TTCK. Đó là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thành lập theo Nghị định số 75/CP
ngày 28/11/1996 của Chính phủ. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là một cơ quan trực thuộc
Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam.
Tại Trung Quốc: Cơ quan Giám quản chứng khoán của Quốc vụ viện Trung Quốc. Tại
Anh: Ủy ban đầu tư chứng khoán (SIB - Securities Investment Board) tại Mỹ: Ủy ban chứng
khoán và Giao dịch chứng khoán (SEC - Securities and Exchange Commission). Tại Nhật Bản:
Cơ quan giám sát tài chính (Finalcial Supervision Agency - FSA).
 Sở giao dịch chứng khoán:
Sở giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức gồm
nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên sở giao dịch. Ngoài ra, sở giao dịch cũng
ban hành các quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên sở, phù hợp với các
quy định của luật pháp và các quy định của Ủy ban chứng khoán.
 Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán:

Là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành
chứng khoán, được thành lập nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng
và cho toàn ngành chứng khoán nói chung.
 Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán:
Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ
cho các giao dịch chứng khoán.
 Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm:
Chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng
thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành
cụ thể.
2. 3. CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
2.3.1 Nguyên tắc trung gian

Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 12


Bài giảng thị trường chứng khoán
Theo nguyên tắc trung gian, các giao dịch trên TTCK được thực hiện thông qua các tổ
chức trung gian là các công ty chứng khoán.
Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của các nhà phát hành
mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành.
Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới kinh doanh, các công ty chứng
khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối khách hàng với nhau qua việc
thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình.
2. 3.2 Nguyên tắc đấu giá
Nguyên tắc đấu giá được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ cung cầu trên thị trường.
Căn cứ vào các hình thức đấu giá:
 Đấu giá trực tiếp: Là hình thức đấu giá trong đó các nhà môi giới chứng khoán trực tiếp

gặp nhau thông qua người trung gian (một chuyên gia chứng khoán) tại quầy giao dịch để thương
lượng giá.
 Đấu giá gián tiếp: Là hình thức đấu giá mà các nhà môi giới chứng khoán không trực tiếp
gặp nhau, mà chỉ thương lượng giá gián tiếp qua hệ thống điện thoại và mạng máy tính.
 Đấu giá tự động: Là hình thức đấu giá thông qua hệ thống mạng máy tính nối giữa máy
chủ của sở giao dịch chứng khoán với hệ thống máy của các công ty thành viên. Các lệnh mua,
bán được truyền đến máy chủ, máy chủ tự động khớp các lệnh mua - bán có giá phù hợp và thông
báo kết quả chọn những công ty chứng khoán có các lệnh đặt hàng được thực hiện.
Căn cứ vào phương thức đấu giá:
 Đấu giá định kỳ: Là hệ thống trong đó các giao dịch chứng khoán được tiến hành tại một
mức giá duy nhất bằng cách tập hợp tất cả các đơn đặt mua và bán chứng khoán trong một
khoảng thời gian nhất định. Đấu giá định kỳ là phương thức xác định mức giá cân bằng giữa cung
và cầu.
Tuy nhiên, phương thức này không phản ánh kịp thời những thông tin về thị trường. Do
vậy, hình thức này chỉ thích hợp với giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán khi mà số lượng
khách hàng và khối lượng giao dịch còn ít, không khí thị trường kém sôi động.
 Đấu giá liên tục: Là hệ thống trong đó việc mua bán chứng khoán được tiến hành liên tục
bằng cách phối hợp các đơn đặt hàng của khách hàng ngay khi có đơn đặt hàng có thể phối hợp
được.

Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 13


Bài giảng thị trường chứng khoán
Đặc điểm: Giá cả được xác định qua phản ứng tức thời của thông tin và các nhà đầu tư có
thể phản ứng nhanh chóng trước những thay đổi trên thị trường. Hình thức đấu giá này thích hợp
với những thị trường có khối lượng giao dịch và nhiều đơn đặt hàng.
2.3.3 Nguyên tắc công khai

Chứng khoán là các hàng hóa trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được
các chứng khoán như các hàng hóa thông thường mà phải dựa trên cơ sở thông tin có liên quan
(giá cả mua, bán, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết). Do đó
TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin công khai và minh bạch. Thông
tin được công bố thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sở giao dịch, các công ty chứng
khoán và các tổ chức có liên quan khác.
2.4. PHÂN LOẠI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
2.4.1 Căn cứ vào tính chất phát hành hay lƣu hành chứng khoán
 Thị trường sơ cấp hay thị trường phát hành: Là thị trường mua bán các chứng khoán mới
được phát hành.
Vai trò và đặc điểm:
+ Chứng khoán hóa nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động qua việc
phát hành chứng khoán.
+ Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính, trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời
trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn dài hạn.
+ Là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành.
+ Những người bán trên thị trường sơ cấp được xác định thường là kho bạc, ngân hàng
nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành.
+ Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quyết định và thường
được in ngay trên chứng khoán.
 Thị trường thứ cấp hay thị trường lưu hành: Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được
phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng
khoán đã phát hành.
Vai trò và đặc điểm:
+ Các khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và các nhà
kinh doanh chứng khoán chứ không thuộc về nhà phát hành. Nói cách khác, các luồng vốn không
chảy vào những người phát hành chứng khoán mà di chuyển giữa những nhà đầu tư chứng khoán
trên thị trường.
Giảng viên: Hoàng Thị Dụng


Trang: 14


Bài giảng thị trường chứng khoán
+ Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá chứng
khoán trên thị trường thứ cấp được quyết định thông qua cung và cầu.
+ Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán
các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp.
2.4.2 Căn cứ vào phƣơng thức hoạt động
 Thị trường tập trung (sở giao dịch chứng khoán): Là địa điểm hoạt động chính thức của
các giao dịch chứng khoán còn gọi là sở giao dịch chứng khoán (tính chất tập trung ở đây là
muốn nói đến việc giao dịch được các tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất). Tại sở giao
dịch chứng khoán, các giao dịch được tập trung tại một địa điểm, các lệnh được chuyển tới sàn
giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.
 Thị trường phi tập trung (thị trường OTC - Over The Counter): Các giao dịch (cả sơ cấp
lẫn thứ cấp) được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên toàn lãnh thổ
của quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá cả trên thị trường này được hình thành
theo phương thức thoả thuận.
2.4.3 Căn cứ vào hàng hoá trên thị trƣờng
 Thị trường cổ phiếu: Là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ
phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
 Thị trường trái phiếu: Là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các
trái phiếu này bao gồm: trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ.
 Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: Bên cạnh các giao dịch truyền thống về cổ
phiếu và trái phiếu, các giao dịch mua bán chứng từ tài chính khác như quyền mua cổ phiếu,
chứng quyền, hợp đồng quyền chọn đã xuất hiện. các chứng từ này ra đời từ các giao dịch chứng
khoán (cổ phiếu, trái phiếu) và được chuyển đổi sang các chứng khoán qua hành vi mua bán theo
những điều kiện nhất định. Do đó, người ta gọi chúng là các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán,
hay là các chứng khoán phái sinh.
Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng

khoán phái sinh đã được phát hành. Đây là loại thị trường cao cấp chuyên giao dịch những công
cụ tài chính cao cấp, do đó thị trường này chỉ xuất hiện ở những nước có TTCK phát triển mạnh.
2.5. SƠ LƢỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN
Vào giữa thế kỷ XV ở tại những trung tâm buôn bán lớn ở các nước phương Tây, các
thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi mua bán các vật phẩm hàng hóa... Lúc
Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 15


Bài giảng thị trường chứng khoán
đầu chỉ có một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. cuối thế kỷ XV, để
thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ đã trở thành "thị trường" với việc thống nhất các quy
ước và dần dần các quy ước này được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy ước có giá trị bắt
buộc chung cho mọi thành viên tham gia "thị trường".
Phiên chợ đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 trên quãng trường gần ngôi nhà của một
nhà buôn Van Ber Bluezo tại Briugge (Bỉ). Tại đó có một huy hiệu hình ba túi da (ví tiền) với
một từ tiếng Pháp là "Bourse" tức là "Mậu dịch thị trường". từ đó xuất hiện tên gọi của thị trường
chứng khoán (Bursa tiếng La tin) hay còn gọi là "Sở giao dịch". Lần đầu tiên vào năm 1531 tại
Antwerpar đã triển khai các nghiệp vụ về chứng khoán (mua bán các khoản nợ của chính phủ Hà
Lan, Anh, Bồ Đào Nha và Pháp). Mậu dịch thị trường này phát triển khiến một quan chức tài
chính đại thần của Anh quốc đã đến tận nơi để quan sát và thiết lập một mậu dịch thị trường tại
London nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường
khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu.
Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra ngoài trời với những ký kiệu giao dịch
bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Cho đến năm 1921, ở Mỹ, khu chợ ngoài trời
được chuyển vào trong nhà, sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật, các phương thức giao
dịch tại các sở giao dịch chứng khoán cũng đã được cải tiến theo tốc độ và khối lượng yêu cầu

nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng giao dịch. Các giao dịch dần dần sử dụng máy vi tính để
truyền các lệnh đặt hàng và chuyển dần từ giao dịch thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử
dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử.

Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 16


Bài giảng thị trường chứng khoán
CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ
3.1 Giá trị thời gian của tiền tệ và ứng dụng nguyên lý giá trị thời gian của tiền tệ
3.1.1 Giá trị thời gian của tiền tệ
Giá trị thời gian của tiền tệ phản ánh giá trị của tiền tệ tại những thời điểm khác nhau là
không giống nhau. Giá trị tiền tệ thể hiện ở việc một đồng tiền ở ngày hôm nay có giá trị hơn một
đồng tiền thu được trong tương lai. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự đánh đổi tiền tệ
giữa thời điểm hiện tại và tương lai chính là lãi suất đầu tư.
- Một khoản tiền là một khoản thu nhập hoặc một khoản chi phí phát sinh vào bất kỳ một
thời điểm cụ thể trên trục thời gian. Tuy nhiên, trong các bài toán học thuật, người ta thường quy
nó về đầu kỳ, giữa kỳ hay cuối kỳ
- Người ta có thể biểu diễn các khoản thu nhập bằng giá trị tuyệt đối của nó với dấu (+) và
ngược lại, biểu diễn các khoản chi phí phát sinh hay là khoản dòng tiền ra bằng dấu (-) trên trục
thời gian
- Nếu sử dụng bằng phương pháp đồ thị thì dòng tiền vào là một mũi tên hướng lên còn
các khoản dòng tiền ra là mũi tên hướng xuống. Độ lớn của mũi tên tỷ lệ với độ lớn của khoản
tiền
- Ngoài ra, hoạt động liên tục của các cá nhân hay tổ chức làm xuất hiện liên tục các
khoản dòng tiền ra và dòng tiền vào theo thời gian tạo nên dòng tiền tệ

-


3.1.2 Ứng dụng nguyên lý giá trị thời gian của tiền tệ
Nguyên lý giá trị thời gian là nguyên lý cơ bản trong tài chính nhằm để:
Định giá các tài sản tài chính ( chứng khoán, bất động sản)
Thẩm định các dự án đầu tư
Cơ sở để nghiên cứu và xây dựng các mô hình tài chính

3.2 Giá trị tƣơng lai của tiền tệ ( Future Value)
3.2.1 Khái niệm:
Giá trị tương lai của tiền tệ ( Future Value- FV) là giá trị tại một thời điểm nhất định
trong tương lai của một khoản tiền hiện tại với một mức lãi suất yêu cầu cho trước
Ví dụ: Gửi $100 vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm trả lãi 10% năm. Sau một năm ta có $110
trong đó $100 tiền gốc và $10 tiền lãi. Khi đó, chúng ta nói, $110 là giá trị tương lai của $100
được đầu tư trong một năm với mức lãi suất đầu tư là 10%năm
3.2.2 Công thức tìm giá trị tƣơng lai của khoản tiền
FV = PV + Tiền lãi
PV: Giá trị hiện tại của khoản tiền
Tiền lãi: Căn cứ vào lãi suất và cách ghép lãi
 Lãi suất đơn: Là lãi suất chỉ tính trên khoản đầu tư ban đầu
FV = PV ( 1+ rt)
r: Lãi suất đầu tư/ lãi suất chiết khấu/ chi phí cơ hội…
Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 17


Bài giảng thị trường chứng khoán
t: số kỳ hạn
Ví dụ: Một nhà đầu tư có $100 gửi vào ngân hàng với lãi suất đơn là 6%năm
Sau năm thứ 1, anh ta sẽ thu được: $100 x (1+0,06) = $106

Sau năm thứ 2, anh ta sẽ thu được: $100 x (1+ 0,06 x2) = $106 + 100 x 0,06 = $112
Sau năm thứ 3, anh ta sẽ thu được: $100 x (1+ 0,06 x3) = $112 + 100 x 0,06 = $118
Sau năm thứ n, anh ta sẽ thu được: $100 x (1+ 0,06 x n)
 Lãi suất kép: Là lãi suất được xác định dựa trên cơ sở số tiền lãi của các kỳ trước đó
được gộp vào vốn gốc để làm căn cứ tính tiền lãi. Lãi suất kép thường được sử dụng trong các
vấn đề tài chính
FV = PV (1+r)t
Ví dụ: Cũng ví dụ như trên nhưng nếu tính theo lãi suất gộp ta có
Năm

Số dƣ đầu năm

Tiền lãi

Số dƣ cuối năm

1

100

100 x 0,06 = 6

2

106

106 x 0,06 = 6,36

112,36


3

112,36

112,36 x 0,06 = 6,74

119,10

106

Lưu ý: - Giá trị tương lai thông thường được tính theo lãi suất kép
- Giả định lãi suất không đổi qua từng thời kỳ
- Giá trị tương lai phụ thuộc nhiều vào lãi suất
3.3 Giá trị tƣơng lai của dòng tiền (Future value of multiple cash flows)
3.3.1 Khái niệm
Giá trị tương lai của dòng tiền bằng tổng giá trị tương lai của các khoản thu nhập thành
phần

3.3.2 Công thức xác định
 Công thức chung

FV   PVt (1  r )t

Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 18


Bài giảng thị trường chứng khoán
Ví dụ: Tìm giá trị tương lai vào cuối năm thứ 5 của dòng tiền nhận 50 triệu đồng vào cuối

năm nhất và năm thứ hai, sau đó nhận được 60 triệu đồng vào cuối năm thứ 3 và năm thứ 4 và
cuối cùng là 100 triệu đồng vào cuối năm thứ 5, tất cả được ghép bởi lãi suất 5%năm
Giải:
Áp dụng công thức ta có:
FV5= 50 x (1+ 0,05)4 + 50 x (1 + 0,05)3 + 60 x (1+0,05)2 + 60 x (1+0,05) + 100 = 347,806
triệu đồng
 Giá trị tƣơng lai của dòng tiền đều
Dòng tiền đều là dòng tiền bao gồm các khoản tiền bằng nhau với những kỳ hạn bằng
nhau
Ví dụ về dòng tiền đều: - Một căn nhà được cho thuê trong vòng 5 năm, mỗi năm người
thuê phải trả cho chủ căn nhà 1 khoản tiền 6 triệu đồng vào cuối năm.
- Mua nhà trả góp, đóng tiền bảo hiểm nhân thọ…
Giá trị tương lai của dòng tiền đều thông thường ( cuối kỳ)
Ví dụ: Một sinh viên quyết định để dành tiền mua nhà. Sau mỗi năm sinh viên đó tiết
kiệm được $3000. Nếu lãi suất tiết kiệm là 8% thì sau 4 năm sinh viên đó sẽ có bao nhiêu tiền?

Công thức xác định:

FVAt  C 1  (1  r )  (1  r )2  (1  r )3  ...  (1  r )t 1   C

(1  r )t  1
r

Giá trị tương lai của dòng tiền đều đầu kỳ
Dòng tiền xuất hiện vào đầu kỳ hạn có nghĩa là dòng tiền xuất hiện sớm hơn so với dòng
tiền thông thường ( cuối kỳ) 1 kỳ hạn. Vì vậy, giá trị tương lai của dòng tiền đều đầu kỳ bằng với
giá trị tương lai của dòng tiền cuối kỳ được tương lai hóa thêm 1 kỳ hạn nữa
Công thức tính: FVAt  C

Giảng viên: Hoàng Thị Dụng


(1  r )t  1
(1  r )
r

Trang: 19


Bài giảng thị trường chứng khoán
3.4 Giá trị hiện tại của tiền tệ (Present Value)
3.4.1 Khái niệm
Ngược lại với giá trị tương lai là giá trị hiện tại của tiền tệ. Giá trị hiện tại của tiền tệ được
dựa theo một nguyên lý cơ bản: “ Một đồng tiền ở hiện tại có giá trị hơn một đồng tiền ở tương
lai”.
Giá trị hiện tại của tiền tệ ( Present Value- PV) là giá trị tại hiện tại của một khoản tiền
trong tương lai
 Mục đích việc sử dụng giá trị hiện tại của tiền tệ:
- Trong đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư có khuynh hướng đưa các thu nhập và chi phí dự
tính về hiện tại để tính toán , so sánh các khoản tiền bỏ ra ở hiện tại với các khoản thu nhập và chi
phí ở tương lai nhằm đánh giá các dự án đầu tư
- Đánh giá các phương án mua trả góp, gửi bảo hiểm nhân thọ…
3.4.2 Công thức xác định
Vì giá trị hiện tại được xác định bằng cách tính ngược so với giá trị tương lai. Nên công
thức xác định của giá trị hiện tại sẽ dựa vào công thức của giá trị tương lai của tiền tệ.
n

FVn   CFt (1  r )n t
t 1

Ví dụ: Bạn thích nhận 100 triệu đồng vào hôm nay hay 200 triệu đồng sau 10 năm nữa.

Giả sử hai khoản tiền này đều là chắc chắn và chi phí cơ hội là 8%/năm
3.5 Giá trị hiện tại của dòng tiền (PV of multiple cash flows)
3.5.1 Khái niệm
Giá trị hiện tại của dòng tiền là tổng giá trị hiện tại của các khoản tiền phát sinh tại các
thời điểm trong tương lai
3.5.2 Công thức xác định
n

PV  
i

CFi
(1  r )i

 Giá trị hiện tại của dòng tiền đều thông thƣờng ( cuối kỳ)

 1
1
1
1 
PVA  C 


 ... 
2
3
(1  r )n 
1  r (1  r ) (1  r )
Giá trị trong [ ] là một cấp số nhân với công bội là q 


1
Suy ra: PVA  C

1
1
1 r

1
n
1  1  r 
(1  r )n
C
r
r

 Giá trị hiện tại của dòng tiền đều đầu kỳ

Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 20


Bài giảng thị trường chứng khoán

1
n
1  1  r 
(1  r )n
PVA  C
(1  r )  C

1  r ) 
r
r
 Giá trị hiện tại của dòng tiền đều vô hạn (PVP- PV of Perpetuities)
Ví dụ: Chính phủ phát hành một chứng khoán nợ cho phép người mua nhận được 1 khoản
tiền C hàng năm và kéo dài không thời hạn. Giả định lãi suất chiết khấu của chứng khoán là
r%/năm. Xác định giá trị hiện tại của chứng khoán này?
 Giá của chứng khoán trên được tính bằng tổng giá trị hiện tại của thu nhập hàng năm
trong tương lai (C).
1

C
C
C

 ... 
 ...
2
1  r (1  r )
(1  r )n
C
 Sau khi rút gọn: P0 
r
Ví dụ: Nếu nhận được 10 triệu đồng mỗi năm cho đến vô cùng và lãi suất là 8%/năm. Hãy
tính giá trị hiện tại của dòng tiền vĩnh cửu này?
10tr
PV 
 125tr
0,08
PV0 


Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 21


Bài giảng thị trường chứng khoán
CHƢƠNG 4: CỔ PHIẾU VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Như chúng ta đều biết, để bắt đầu hoặc mở rộng bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng
cần phải có nhiều yếu tố khác nhau, trong đó vốn bao giờ cũng là yếu tố then chốt. Trong hầu hết
các trường hợp, cần phải tiến hành huy động, tập trung vốn. Một trong những công cụ được sử
dụng để huy động, tập trung vốn đó chính là cổ phiếu.
Cổ phiếu là loại phiếu chứng nhận sự góp vốn vào một công ty để trở thành một thành
viên của công ty đó.
3.1 Khái niệm và đặc điểm cổ phiếu
3.1.1 Khái niệm
Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hay bút toán ghi
sổ xác định rõ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc
vốn của công ty cổ phần.
- Đứng trên góc độ công ty, cổ phiếu là một phương tiện huy động vốn để tạo dựng hoặc
mở rộng công ty , do đó cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn ( Equity securities)
- Người sở hữu cổ phiếu là cổ đông, là người chủ doanh nghiệp , có quyền tham gia quản lý
doanh nghiệp qua việc bầu cử ở đại hội cổ đông
- Để an toàn, theo luật thường các cổ đông không cất giữ cổ phiếu riêng mà phải ký gửi vào
kho bạc, ngân hàng hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán và được cấp giấy chứng nhận cổ
phiếu (Share certificate) dùng trong mua bán, lưu thông.

 Các thuật ngữ liên quan:
- Cổ phần ( Shares): Là những phần vốn bằng nhau của công ty
- Cổ đông ( Share holder): Là người chủ sở hữu của cổ phiếu

- Cổ tức ( Dividend): Là một phần lợi nhuận (lãi) mà công ty cổ phần chia cho cổ đông.
Lợi ích của cổ đông là không ổn định
- Mệnh giá cổ phiếu: Là giá trị ban đầu của cổ phiếu, mệnh giá lớn hay nhỏ là do luật
chứng khoán hoặc điều lệ doanh nghiệp quy định. Mệnh giá có thể thay đổi trong trường hợp
phải chia nhỏ (split) cổ phiếu.
- Giá phát hành: Là giá bán cho người đầu tư khi phát hành.
- Thư giá: Là giá xác định theo sổ sách kế toán
- Thị giá: Là giá xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường, chính là giá mua bán cổ
phiếu vào bất kỳ lúc nào đó trên thị trường.
3.1.2 Đặc điểm của cổ phiếu:
- Thị giá thường xuyên biến động
- Có thể mua bán, chuyển nhượng
- Cổ phiếu có giá trị trong suốt thời gian tồn tại ghi trong điều lệ của công ty. Hầu hết các
công ty đều xin gia hạn hoạt động khi hết thời hạn kinh doanh. Do đó tuổi thọ của cổ phiếu được
xem như vô hạn.
Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 22


Bài giảng thị trường chứng khoán
- Cổ đông được chia tài sản cuối cùng khi công ty phá sản hoặc giải thể.
3.2 Phân loại cổ phiếu
Cổ phiếu là một loại chứng khoán rất cơ bản và có nhiều loại khác nhau, sau đây là một
số cách phân loại thông dụng:
3.2.1 Phân loại theo việc lƣu hành trên thị trƣờng
 Cổ phiếu hiện hành (Outstanding): Là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu hành trên thị
trường và do các cổ đông nắm giữ. Cổ phiếu hiện hành là căn cứ quan trọng để phân chia lợi
tức của công ty
 Cổ phiếu ngân quỹ (Treasury): Cổ phiếu ngân quỹ hay cổ phiếu quỹ là các cổ phiếu mà

chính công ty phát hành mua lại và nắm giữ như các nhà đầu tư bình thường khác. Các cổ
phiếu này không được tính vào số cổ phiếu đang lưu hành.
Các công ty cổ phần mua cổ phiếu quỹ trong các trường hợp sau:
Thứ nhất: Vì cổ phiếu quỹ thuộc quyền sở hữu chung của công ty và được loại trừ không
chia cổ tức cho nên công ty có thể mua cổ phiếu quỹ để làm lợi cho các cổ đông hiện hữu, hay
nói cách khác khi lãnh đạo công ty đang chịu sức ép phải có tỷ lệ sinh lời trên cổ phiếu từ các cổ
đông.
Thứ hai: Khi công ty có một lượng tiền nhàn rỗi chưa có dự án đầu tư và cùng lúc hoạt
động kinh doanh của chính mình đang có chiều hướng tốt, lợi nhuận bình quân cao hơn các
ngành khác mà mình dự định đầu tư.
Thứ ba: Khi công ty thấy cổ phiếu của mình trên thị trường giao dịch bị sụt giảm về số
lượng và giá cổ phiếu. Công ty tăng mua cổ phiếu của chính mình làm tăng lượng cầu về cổ
phiếu để đẩy giá lên hoặc đặt mua làm nhiều lần để làm giảm sự giảm giá trên thị trường. Đây
cũng là biện pháp các công ty thường làm trên thế giới, các công ty thường dùng biện pháp này
để tạo “sóng” chứng khoán cho chính mình. Do vậy một số các nước trong đó có cả Việt Nam sẽ
đặùt ra một số quy chế về khối lượng mua, nguồn vốn mua, tỷ lệ mua, không được mua của ai . . .
để hạn chế mặt không tích cực của việc mua cổ phiếu quỹ trên thị trường.
Thứ tư: Công ty mua cổ phiếu quỹ để thưởng cho nhân viên. Đây là biện pháp thường
được áp dụng để tạo sự gắn bó, khích lệ nhân viên. Thông thường việc dùng cổ phiếu quỹ làm cổ
phiếu thưởng phải có nguồn thanh toán từ quỹ khen thưởng phúc lợi.
Thứ năm: Mua lại cổ phiếu quỹ để thời gian sau điều chỉnh giảm vốn điều lệ công ty.
Trường hợp này rất ít xảy ra trên thực tế.
3.2.2 Phân loại theo mục đích huy động vốn

 Cổ phiếu sơ cấp (Primary):Là cổ phiếu được phát hành lúc thành lập công ty hoặc cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước, cổ phiếu sơ cấp thường là cổ phiếu ghi danh cổ đông, do đó việc
mua bán phải gắn liền với việc đăng ký lại tên cổ đông tại công ty phát hành và tuân theo luật lệ

Giảng viên: Hoàng Thị Dụng


Trang: 23


Bài giảng thị trường chứng khoán
mua bán, trao đổi và chuyển nhượng chứng khoán. Cổ đông của cổ phiếu được hưởng nhiều
quyền do điều lệ công ty quy định, trong đó có quyền cơ bản là tham gia quản lý công ty thông
qua quyền bỏ phiếu biểu quyết trong Đại hội cổ đông.
 Cổ phiếu thứ cấp( Secondary): Là cổ phiếu được công ty phát hành nhằm bổ sung vốn điều lệ
của công ty. Chính vì thế, cổ phiếu này còn được gọi là cổ phiếu bổ sung vốn điều lệ. Đặc điểm
của cổ phiếu thứ cấp là mệnh giá rất nhỏ, vô danh, cổ đông không tham gia quản lý công ty ( gọi
là cổ đông im lặng – Silent Shareholder). Việc mua bán, chuyển nhượng được thực hiện dễ dàng,
không cần thủ tục chuyển nhượng sang tên tại công ty phát hành.
3.2.3 Phân loại theo quyền của cổ đông ( Đây là cách phân loại phổ biến nhất)

 Cổ phiếu phổ thông (Common): Là loại cổ phiếu thông dụng nhất và thể hiện rõ các đặc điểm
của cổ phiếu. Cổ phiếu phổ thông là một loại chứng khoán vốn, không có kỳ hạn, tồn tại cùng với
sự tồn tại của công ty, lợi tức cổ phiếu ( cổ tức) được trả vào cuối năm để quyết toán
Đặc điểm:

- Lợi tức của cổ phiếu không cố định, phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu được hàng năm
của công ty và chính sách chia lời của công ty.

- Chỉ được chia lãi sau khi doanh nghiệp đã trả trái tức, cổ tức ưu đãi.
- Thời hạn của cổ phiếu là vô hạn, nó phụ thuộc vào thời gian hoạt động của công ty.
- Cổ đông được hưởng nhiều quyền lợi như:
+ Quyền lựa chọn Hội đồng quản trị công ty (thông qua các Đại hội cổ đông): cổ đông có
quyền bỏ phiếu biểu quyết để bầu cử Hội đồng quản trị hay để biểu quyết thông qua những vấn
đề quan trọng của doanh nghiệp.
+ Quyền nhận cổ tức: Nếu Hội đồng quản trị công bố có lãi và chia lãi, cổ tức cổ phiếu
thường có thể được trả bằng tiền, bằng cổ phiếu của doanh nghiệp hoặc bằng tài sản của doanh

nghiệp.
+ Quyền đối với tài sản còn lại: Tài sản còn lại của doanh nghiệp là tài sản phát sinh khi
tiến hành giải thể doanh nghiệp. Khi thanh lý doanh nghiệp giải thể, phần còn lại là của các cổ
đông được hưởng và họ có quyền phân chia chúng.
+ Quyền ưu tiên mua trước: Khi có đợt phát hành cổ phiếu mới, các cổ đông cũ được
quyền ưu tiên mua trước toàn bộ hay từng phần cổ phiếu sắp phát hành.
Trong phương án phát hành cổ phiếu mới, doanh nghiệp cần ghi rõ số lượng cổ phiếu
dành cho cổ đông cũ và điều kiện phát hành theo chứng quyền. Trong chứng quyền ghi rõ số
lượng cổ phiếu, mức giá và thời hạn chứng quyền. Các cổ đông mua cổ phiếu mới theo các điều
kiện đó, nếu không muốn thực hiện chứng quyền thì có thể bán chứng quyền cho người khác
hoặc huy bỏ.

Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 24


Bài giảng thị trường chứng khoán
+ Quyền sở hữu tài sản doanh nghiệp, quyền bán, trao đổi, chuyển nhượng cổ phiếu trên
thị trường
 Cổ phiếu ưu đãi: Là một loại chứng khoán vốn mà người nắm giữ nó so với người nắm giữ
cổ phiếu thường thì được ưu tiên về mặt tài chính nhưng bị hạn chế về mặt quyền hạn đối với
công ty.
Cổ đông của cổ phiếu được hưởng những ưu tiên hơn so với cổ đông của cổ phiếu
thường:
- Được hưởng một mức lãi cổ phần riêng biệt có tính chất cố định hàng năm. Thông thường cổ
tức này được in trên bề mặt cổ phiếu ở dạng chứng chỉ.
- Được ưu tiên chia lãi cổ phần trước loại cổ phiếu thường.
- Được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty khi phá sản trước loại cổ phiếu thường
Tuy nhiên không giống như cổ phiếu thường, người mua cổ phiếu ưu đãi thường không

được hưởng quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị, ban kiểm soát công ty. Họ cũng được
hưởng cổ tức giới hạn theo mức độ góp vốn. Chính vì thế, cổ đông ưu đãi chỉ có quyền sở hữu
hữu hạn trong công ty.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, nên giá cổ phiếu ưu đãi trên thị trường chứng khoán
không dao động lớn như giá cổ phiếu thường. Loại cổ phiếu này phù hợp với những nhà đầu tư
muốn có thu nhập ổn định, đều đặn, không thích mạo hiểm, rủi ro nhưng lại không phù hợp với
những nhà đầu tư muốn tham gia quản lý, kiểm soát công ty.
Một số loại cổ phiếu ƣu đãi:
- Cổ phiếu ƣu đãi tích lũy ( Cumulative Preferred Stocks): là loại cổ phiếu mà phần nợ cổ tức
năm trước được công ty cộng dồn ( tích lũy) và hoàn trả vào năm sau hoặc đến một năm nào đó
trong tương lai.
- Cổ phiếu ƣu đãi không tích lũy ( Non-cumulative Preferred Stocks): Là loại cổ phiếu mà
nếu công ty không đảm bảo khả năng trả lãi ở một năm nào đó thì khoản lãi còn lại mặc nhiên bị
mất đi
- Cổ phiếu ƣu đãi dự phần (Participating Preferred Stocks): Là loại cổ phiếu mà công ty cảm
kết ngoài cổ tức được trả hàng năm, nếu công ty còn lãi chưa chia sẽ cho phép cổ đông của cổ
phiếu ưu đãi tham dự chia số tiền lãi chưa chia này
- Cổ phiếu ƣu đãi hoàn vốn (Redeemable Preferred Stocks): Là loại cổ mà công ty dành cho
các cổ đông ưu đãi quyền được hoàn vốn trước cổ đông thường khi công ty có chủ trương hoàn
vốn
- Cổ phiếu ƣu đãi thu hồi (Callable Preferred Stocks): Là loại cổ phiếu mà công ty có quyền
thu hồi (call back) cổ phiếu bằng cách hoặc là trả lại vốn cho cổ đông hoặc là đổi loại cổ phiếu ưu
đãi khác có mức tỉ suất cổ tức phù hợp với lãi suất chiết khấu trên thị trường.

Giảng viên: Hoàng Thị Dụng

Trang: 25



×