Chuyện vặt
Nhân vật
Lương
Tâm
Hậu: Cán bộ
Mở màn: Hai số nhà tượng trưng Tâm và Lương đổ rác đẩy
qua đẩy lại.
Tâm: Người đâu mà vô ý cứ làm như trước cửa nhà người ta là
nơi chứa rác không bằng (Lại đẩy rác sang xong đi vào).
Lương (Ra lại nói) Người đâu mà vô ý cứ làm như trước cửa
nhà người ta là nơi chứa rác không bằng (đẩy rác lại vào)
Tâm: (Cầm con chuột ra vứt sang) người đâu mà chỉ biết mình
không nghĩ đến ai cả (vào)
Lương: (Ra lại vứt con chuột sang) (gọi) Nay ! cái nhà chị kia
người đâu mà chỉ biết có mình không nghĩ đến ai cả.
Tâm: (Ra) này cái nhà chị kia chị nói ai đấy !
Lương: Tôi nói chị đấy. Hàng xóm láng giềng sống với nhau thì
phải biết ý chứ cứ như thế này bố ai mà chịu được.
Tâm: Tôi biết chị cũng biết ý như tôi mà chị thấy đấy cái vỉa hè
là của chung tất cả mọi người không riêng gì nhà chị.
Lương: Tất nhiên là của chung nhưng nó ở trước cửa nhà tôi.
Nhìn ra toàn rác rưởi mà chịu được.
Tâm: Thế tôi ngồi trong nhà nhìn ra toàn rác thì cũng chịu làm
sao được
Lương: Tôi chỉ tiếc.....
Tâm: Sao ! Chị tiếc cái gì ?
Lương: Vì đây là Thị xã cho nên phải đường thông, hè thoáng.
Nếu không thì tôi đã cho chị biết thế nào là yêu nhau.
Tâm: Chị nói gì tôi không hiểu.
Lương: Có gì mà không hiểu, đơn giản là các cụ nhà ta đã có
câu "yêu nhau rào dậu cho kỹ" thế thôi.
Tâm: Tôi tưởng chị thông minh lắm cái điều chị nghĩ tôi đã biết
từ khi đặt chân vào thị xã này. Nếu được phép tôi đã có hẳn bức
tường cao 10 m đỡ phải rào.
Lương: Được thế đã tốt. Chuột chết nhà chị đỡ chạy sang bên
nhà tôi.
Tâm: Này tôi nói cho chị biết : Nói người thì phải nghĩ đến thân
nếu chị là người tử tế thì đống rác và chuột chết tại sao nó biết quay
lại trước cửa nhà tôi.
Lương: Ra đi ở đâu thì quay về chỗ đó là lẽ đương nhiên.
Chuột nhà chị thì chị hưởng, chuột nhà tôi tôi dùng có gì mà phải
thắc mắc, chuyện vặt.
Tâm: Chính chị mới là người thắc mắc lắm điều.
Lương: Này chị bảo ai lắm điều đấy.
Tâm: Tôi bảo chị đấy chị làm gì được tôi nào ?
( Nhân vào)
Nhân: Kìa ! có chuyện gì mà hai người lại to tiếng với nhau thế.
Lương: Đấy chị xem mới bảnh mắt ra, mà nhà chị kia đổ đầy
rác rồi xác chuột, thì chị bảo sống thế nào được.
Tâm: Cứ để yên đấy để bên vệ sinh môi trường người ta thu
gom rồi mang đi xử lý. Sao lại còn đẩy sang trước cửa nhà tôi.
Nhân: Thôi nào các chị. Tôi hiểu rồi, thế này các chị ạ cổ nhân
đã có câu "Bán anh em xã, mua láng giềng gần" cho nên có gì thì
chúng ta hãy bình tĩnh giải quyết với nhau để hiểu và thông cảm cho
nhau. Dù sao thì suốt ngày sớm tối, ra vào chúng ta vẫn nhìn thấy
mặt nhau cơ mà.
Lương: Biết là thế nhưng chị ấy có chịu nhịn tý nào đâu.
Tâm: Này chị đừng tưởng tôi học ở trường câm điếc ra đấy nhá.
Nhân: Thôi thôi tôi xin hai chị. Chúng ta nên nhớ một điều nhịn
là chín điều lành. Mà các chị có biết không ? Thị xã ta đang dần từng
bước tiến lên thành phố. Cho nên vấn đề rác thải là rất quan trọng.
Hôm nay tôi đến mời hai chị và chị em trong Phường lên nhà văn hoá
Phường họp.
Lương: Họp về vấn đề gì thế hả chị Nhân ?.
Nhân: Họp về vấn đề sáng xanh sạch đẹp của Thị xã ta. Như
vấn đề rác thải phải được thu gom cho vào chỗ quy định để xử lý
tránh gây ô nhiễm cho môi trường, môi trường bị ô nhiễm đó là tiềm
năng của các ổ dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ con
người và sinh vật.
Phải tích cực bảo vệ và trồng cây xanh để điều hoà không khí.
Vì cây hút khí CO2 và nhả Ô xy. Trong khi mỗi ngày trên đường có
hàng ngàn lượt xe và cây xanh sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp của Thị xã.
Nhưng cái vốn quý nhất là tình cảm giữa con người với con người
các chị hiểu chưa nào.
Tâm: Chị Nhân tôi hiểu rồi chỉ tại cái tính nhỏ nhen của tôi.
Lương: Và cái thói ích kỷ của tôi nữa tí nữa thì mất đi tình cảm
con người với con người.
Tâm: Tệ hại hơn là còn gây ra ô nhiễm môi trường làm mất đi
cảnh quan Thanhf phoosị xã.
Nhân: Tôi rất vui khi 2 người hiểu ra. Nào ta đi họp thôi để
biết cách giữ cho Thị xã ta luôn xanh sạch đẹp.