Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO đạo đức NHO GIÁO đối với nền GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.55 KB, 6 trang )

O C NHO GIO I VI NN GIO DC VIT NAM
THI PHONG KIN
Tri qua quỏ trỡnh lch s hng ngn nm dng nc v gi nc, dõn tc
Vit Nam ó hỡnh thnh mt nn giỏo dc c sc, ú l truyn thng dy ch
lm ngi. Nhng ngi yờu nc Vit Nam t xa n nay bao gi cng chm
lo n s nghip giỏo dc, tuy nhiờn tu tng giai on phỏt trin ca lch s cú
nhng t tng giỏo dc riờng nhm xõy dng mt th ch xó hi vng mnh
v mt nn giỏo dc tiờn tin o ta nhõn ti cho t nc.
Để đáp ứng yêu cầu đó nhà Lý đã chọn nho giáo, một học thuyết chính trị
đạo đức ra đời trớc đó hơn 1500 năm để chấn hng nền giáo dục nớc nhà. Vì vậy,
đạo đức Nho giỏo l mt b phn c bn, bao trựm ca hc thuyt Nho giỏo
c ra i t thi c i Trung quc v ó cú mt rt sm Vit Nam. Tri
qua nhng thng trm ca lch s, ó cú thi gian rt di Nho giỏo ó l nũng
ct ca- h t tng phong kin Vit Nam v ó li nhng du n sõu sc
trong i sng o c vn hoỏ, tinh thn ca dõn tc, l mt b phn cu thnh
ca o c - vn hoỏ truyn thng ca dõn tc. Ngy nay, c s kinh t - xó hi
ca o c Nho giỏo khụng cũn, nhng t tng o c Nho giỏo vn cha
hon ton bin mt. Trờn thc t, nhiu yu t trong t tng o c Nho giỏo
vn ang tn ti, ang nh hng n i sng o c ca xó hi núi chung,
ca tng ngi dõn núi riờng.
o c Nho giỏo l mt hc thuyt o c ln ca phng ụng c
i. Nhng c s ca Nho giỏo c hỡnh thnh t thi Tõy Chu, n Khng t
(551 TCN - 479 TCN) ó h thng hoỏ, phỏt trin nhng t tng ca Chu Cụng
v nõng lờn thnh hc thuyt, t ú, Nho giỏo gn lin vi tờn tui ca ụng. Sau khi
Khng t cht, Nho giỏo chia thnh nhiu phỏi, mi phỏi, trong cỏc giai on lch
s khỏc nhau, h khai thỏc t tng ca Khng t nhiu gúc , khớa cnh khỏc
nhau. Tuy vy, nhỡn chung t tng v o c ca Nho giỏo c phõn thnh hai
mng tng i rừ nột: o c xó hi v o c cỏ nhõn.
o c xó hi, th hin c th thuyt chớnh danh, xut phỏt t quan
im cho rng: s lon lc, suy i ca o c xó hi c bt u t s sa o
ca ng cp cm quyn khin cho "danh" khụng c chớnh. Bi "danh" khụng


chớnh s dn ti li núi khụng ỳng, vic lm sai, k cng, trt t xó hi s b


đảo lộn. Từ đó, Khổng Tử muốn lập lại kỷ cương xã hội bằng việc thực thi
thuyết "chính danh".
"Danh" theo Khổng Tử có thể hiểu đó như là tên gọi của một người, một
vật trong quan hệ cụ thể. Mỗi danh sẽ có những yêu cầu riêng về sự tồn tại và sự
biểu hiện của nó.
Chính danh là vật nào, người nào mang danh nào thì phải thực hiện
đúng những yêu cầu mà danh đó đòi hỏi. Khổng Tử giải thích: Chính danh là
người cầm quyền làm cho mọi việc được ngay thẳng "Chính giả, chính dã", là
"quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử", nghĩa là: vua phải làm trọn đạo vua,
bề tôi phải trọn đạo của bề tôi, cha phải làm trọn đạo cha, con phải làm trọn
đạo làm con.
Trong quan hệ giữa người với người, danh được biểu hiện qua khái niệm
"Luân" (loại trật tự, thứ tự, đạo cư xử), mỗi thứ quan hệ là một luân. Theo
Khổng Tử, trong xã hội có năm mối quan hệ cơ bản (ngũ luân): Quan hệ vua tôi, quan hệ cha - con, quan hệ chồng - vợ, quan hệ bạn bè. Chính danh của Ngũ
luân là: "quân nhân, thần trung, phụ từ - tử hiếu, phu nghĩa - phụ kính, huynh
lương - đệ đễ, bằng hữu hữu tín".
Như vậy, thuyết chính danh của Nho giáo muốn đưa ra những tiêu
chuẩn, qui tắc nhằm điều chỉnh hành vi, ứng xử trong quan hệ giữa người với
người trong xã hội theo trật tự, tôn ti của xã hội phong kiến: vua - quan (có thứ
bậc) - dân (có các hạng dân). Chính danh là nền tảng mà trên đó những tư tưởng
Nhân trị, Đức trị và các tư tưởng xã hội khác của Nho giáo được hình thành và
phát triển, khi trong xã hội tất cả mọi người đều thực hiện đúng chính danh (địa
vị) của mình thì trật tự, kỷ cương xã hội sẽ được giữ vững, sẽ ổn định, thái bình
thịnh trị. Chính danh cũng là cơ sở để hình thành nên những nội dung cơ bản
của đạo đức cá nhân.
Đạo đức cá nhân, các nguyên tắc đạo đức cá nhân của Nho giáo không
được trình bày nhất quán trong lịch sử của phái này, trong Trung dung, Khổng

Tử chỉ nói tới Nhân - Trí - Dũng, tới Mạnh Tử, ông bỏ chữ "Dũng" mà thay vào
đó là "Lễ, Nghĩa" thành 4 đức "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí". Sau này tới thời nhà Hán,
Đổng Trọng Thư thêm vào 1 chữ "Tín" thành "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" (ngũ
thường). Tuy vậy, xuyên suốt trong thời cổ đại và tới sau này, nội dung quan


trọng nhất về đạo đức cá nhân của Nho giáo vẫn là những nội dung mà Khổng Mạnh đã đề cập, đặc biệt là nội dung "Nhân và Lễ".
Bàn về đạo đức cá nhân, các Nho gia đều cho rằng: "Nhân" là phẩm chất
đứng đầu, cao nhất , đó là đức tính cội nguồn, bao trùm mọi đức tính khác của
đạo đức con người. Do đó, nhân có nghĩa rộng nhất là đạo làm người, là con
người theo đúng nghĩa của nó: "Nhân giả, nhân dã". Đạo làm người có hàng
ngàn, hàng vạn điều, nhưng có thể hiểu là cách cư xử với mình và cách cư xử
với người khác.
Trong quan hệ đối với người khác, nguyên tắc cao nhất của đức Nhân là
phải ái nhân (yêu thương người khác), Khổng Tử dạy: "Người có nhân muốn tự
lập lấy mình cũng phải lo lập cho người khác, muốn thành đạt cho mình thì cũng
phải lo thành đạt cho người, người có nhân ứng xử với mình như thế nào thì
cũng phải ứng xử với người khác như thế" (phù nhân giả, kỷ dục lập nhi lập
nhân; kỷ dục đạt nhi đạt nhân, năng cận thủ thế).
Nhân là "kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" (cái gì mình không muốn làm thì
đừng làm cho người khác), nhân là có hiếu với cha mẹ, là kính trọng bề trên,
người cao tuổi. Nhân là "khắc kỷ phục lễ vi nhân" (lòng nhân là khắc kỷ, là trở
về với lễ) tức là phải kìm nén những dục vọng, ham muốn của cá nhân để làm
cho đúng những qui định của Lễ.
Cái nhân của Nho giáo có phân biệt đẳng cấp, Nho giáo cho rằng chỉ có
những người thuộc đẳng cấp trên trong xã hội, mới có thể có được đức nhân,
hoặc một phần của đức nhân,
Nho giáo đánh giá rất cao vai trò của đức nhân trong xã hội, bởi họ cho
rằng, nếu cái tâm của con người luôn hướng về nhân thì sẽ không bao giờ nghĩ
tới chuyện làm phản loạn, làm những điều tà ác. Chính vì vậy, đối với những

người cầm quyền, đức Nhân như một thành trì vững chắc để giữ gìn và bảo vệ
những thành quả mà họ đã đạt được.
Đối với thân mình, người có đức nhân là những người sẵn sàng vui sống
trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù đó là vinh hoa hay nghèo túng. Nho giáo đã đề
cập tới rất nhiều biểu hiện khác nhau của đức nhân, song chung qui lại "người
có đức nhân là người phải nghiêm trang tề chỉnh, rộng lượng, khoan dung; đức


tín, lòng thành; siêng năng, cần mẫn; bố đức thiên hạ" (cung, khoan, tín, mẫn,
huệ). Nhân không chỉ dừng lại ở nguyên tắc có tính phổ quát, nó được cụ thể ra
bằng chữ Hiếu.
Theo Nho giáo, Hiếu được coi là cội nguồn của chữ nhân, có lúc Hiếu
với Nhân là một, họ cho rằng: trong ngũ luân, chỉ có một cái "Luân" thuộc về
tình phụ tử, là thân thiết nhất, nó là thiên tính, trời phú. Do đó "không thương
yêu cha mình mà thương yêu kẻ khác đó là đức trái ngược đạo lý". Hiếu theo
Khổng Tử "vô vi, vô cải". Vô vi là sự phụng dưỡng cha mẹ phải có tâm, có lòng
thành, luôn kính trọng và làm cho cha mẹ vui vẻ. "Vô cải" là nối chí, nối nghiệp
cha. Sau này khi bàn về Hiếu đạo, Tăng Tử cho rằng: "Hiếu có 3 điều, đại hiếu
phải tôn thân, sau nữa là đừng làm điếm nhục, sau nữa mới là nuôi dưỡng”. Tôn
thân, trước hết là tôn cao nhân cách của mình; "lập thân hành đạo, để tiếng
cho đời sau, để làm rạng rỡ cho cha mẹ" (lập thân hành đạo, dương danh ư
hậu thế, dĩ hiếu phụ mẫu), tôn thân còn là sự tôn trọng, tôn thờ cha mẹ.
Phất nhục (điếm nhục) không làm điếm nhục, xấu đến cái nhân cách mà
cha mẹ truyền cho ta.
Năng dưỡng: phụng dưỡng cha mẹ với tất cả lòng thành kính.
Đạo hiếu của Nho giáo đó là sự phục tùng vô điều kiện, của con cái đối
với cha mẹ, mà ở đó sự tồn tại của cá nhân bị phủ định hoàn toàn.
Như vậy, Nho giáo đã lấy quan hệ gia đình làm quan hệ cơ bản, nền
tảng, phổ biến cho mọi quan hệ xã hội, từ đó dẫn tới tuyệt đối hoá quan hệ gia
đình, hình thành nên một thứ gia đình chủ nghĩa, ở đâu cũng quan niệm cư xử

như một gia đình, lấy sự êm ấm, hoà bình, trật tự làm trọng.
Lễ, trong học thuyết của Nho giáo không chỉ có tính chất lễ nghi tôn
giáo, mà còn bao hàm mọi nghi thức trong quan hệ xã hội, kể cả những vấn đề
thuộc về thể chế chính trị. Những quy định của Lễ trong Nho giáo cực kỳ chi
tiết, nó đi cả vào những hoạt động của cá nhân, gia đình như ăn, mặc, đi, đứng,
chào hỏi, ma chay, cưới xin, hội hè, đình đám… của từng loại người trong xã
hội, nhằm khôi phục lại tôn ti của xã hội và thực thi thuyết chính danh Nho giáo
đã khai thác triệt để Lễ ở góc độ luân lý để xác định vị trí mỗi người, cách ứng
xử trong các quan hệ xã hội theo đúng tôn ti, trật tự xã hội, theo "tam cương,
ngũ thường", "Tam tòng tứ đức".


Trên cơ sở đó, Lễ đã từng ngày từng giờ tác động đến tâm tư, tình cảm
của con người, góp phần quan trọng tạo ra những phẩm chất cá nhân mà xã hội
đòi hỏi, kìm hãm những ham muốn, dục vọng của cá nhân mà cộng đồng xã hội
muốn chế ngự. Những qui định của Lễ và việc truyền bá vừa có tính chất khuyên
bảo vừa có tính chất cưỡng bức con người thực hiện. Lễ đã tạo nên những thói
quen đạo đức trong xã hội, nó tạo ra những khuôn mẫu điều chỉnh tư tưởng, tình
cảm, hành vi của con người theo chuẩn mực đạo đức Nho giáo. Với ý nghĩa đó,
Lễ là công cụ hữu hiệu nhất để Nho giáo thực hiện thuyết chính danh. Trong đạo
đức Nho giáo Lễ có vai trò quan trọng chỉ sau Nhân.
Nghĩa, là dạ thuỷ chung, bất Nghĩa là bạc. Nghĩa là những gì hợp với
đạo lý mà con người cần phải làm, bất kể điều đó có đem lại lợi ích gì không.
Khổng Tử trong sách Trung dung đã viết: "Nghĩa là cư xử cho thích hợp",
(Nghĩa giả chi giả). Theo ý nghĩa đó, Nghĩa là cái đối lập với lợi, do đó, trong
quan niệm của các Nho gia Đức "Nhân" và "Nghĩa" gần như là một, đồng nghĩa
với nhau, chúng thường đi cùng nhau, thành "Nhân Nghĩa".
Trí, là sự hiểu biết nói chung để phân tích, đánh giá con người và tình
huống, qua đó xác định cho mình cách ứng xử cho đúng đạo. Như vậy, những nội
dung của Trí rất hạn hẹp, nó chỉ giới hạn trong giao tiếp ứng xử chứ không đi vào

kinh nghiệm nghề nghiệp, lao động sản xuất, phòng chống thiên tai…
Người quân tử là mẫu người lý tưởng của Nho giáo, đó là những con
người thuộc đẳng cấp trên trong xã hội có những phẩm chất tốt, đạt "Đạo" và đạt
"Đức", bằng cách tu thân. Đạt "Đạo": Phải giải quyết tốt, đúng những đạo làm
người trong ngũ luân theo Trung dung (giữ cái tâm ở giữa không dao động, theo
sát đạo lý, không bị cám dỗ). Đạt "Đức" Người quân tử cần có năm đức tính cơ
bản "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín". Ngoài ra người quân tử còn cần phải biết kinh
"Thư, Thi, Lễ, Nhạc" tức là phải có văn hoá toàn diện. Sau khi đã tu thân, Người
quân tử cần phải hành động, phải "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" để thiết lập lại
trật tự, kỷ cương xã hội cho đúng với chính danh của mỗi người. Như vậy,
những phẩm chất của người quân tử mà Nho giáo yêu cầu đó chính là những
phẩm chất đạo đức, chứ không phải là tài năng lãnh đạo, quản lý. Đó chính là
quan điểm "Thượng Đức" của Nho giáo.


Như vậy, đạo đức Nho giáo là học thuyết đạo đức - chính trị của giai cấp
phong kiến Trung Quốc nhằm tổ chức, xây dựng xã hội phù hợp với nhu cầu, lợi
ích của giai cấp thống trị, theo phương châm "Nhân trị", "Lễ trị", "Đức trị",
thông qua vai trò của người cai trị kiểu mẫu - Người quân tử.
Xã hội lý tưởng mà Nho giáo muốn xây dựng: Đó là xã hội có sự thống
nhất về mọi mặt ổn định, đứng đầu xã hội đó là một ông vua hiền thuộc dòng
chính thống. Trong xã hội mỗi người có những vị trí, địa vị xã hội của mình và
quan hệ, đối xử với nhau trên cơ sở "Tình - Nghĩa - Lễ".
Trong lịch sử, tại Việt Nam và ở vùng Á Đông chịu ảnh hưởng bởi tư
tưởng Nho giáo, phạm trù đạo đức thường được luận giải tập trung ở "cương
thường" và "luân thường". Cương thường là sự kết hợp giữa Tam cương với
ngũ thường. Luân thường là sự kết hợp Ngũ luân với Ngũ thường. Cương
thường và Luân thường là những nguyên tắc đạo đức chi phối mỗi suy nghĩ
và hành động của con người, đó chính là cốt lõi tư tưởng và luân lý của Nho
giáo Việt Nam.

Thái độ học tập của nho gia đã đem đến sự thành thực, trung chính
cho con người, tuy nhiên sau này các động cơ tích cực bị chế độ xã hội
phong kiến Việt Nam làm băng hoại và ngày càng trở thành câu lệ nhưng
với tinh thần gạn đục khơi trong, nhân dân ta đã biết chiết tinh lấy những giá
trị văn hoá của nho gia, giữ gìn vun đắp để phát triển lên một tầm cao mới
vận dụng vào công tác giáo dục trong các nhà trường lúc bấy giờ và kể cả
đến ngày hôm nay.



×