Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN Một số biện pháp giáo dục tình yêu môi trường cho học sinh trong hoạt động ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.5 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Mục lục

1

I. PHẦN MỞ ĐẦU

3

1. Lý do chọn đề tài

3

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

4

3. Đối tượng nghiên cứu

4

4. Giới hạn của đề tài

4

5. Phương pháp nghiên cứu


4

II. PHẦN NỘI DUNG

5

1. Cơ sở lý luận

5

2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

5

3. Nội dung và hình thức của biện pháp

8

a. Mục tiêu của biện pháp

8

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

8

c. Mối quan hệ giữa các biện pháp

16



d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu,
phạm vi và hiệu quả ứng dụng

16

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

18

1. Kết luận

18

2. Kiến nghị

19

Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường

21

Tài liệu tham khảo

22


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là một bậc giáo dục quan trọng trong nền giáo dục phổ

thông. Không những cung cấp cho các em những kiến thức ban đầu, tạo tiền
đề để tiếp thu những bậc kiến thức cao hơn mà còn hình thành ở các em một
nhân cách tốt để trở thành những công dân tốt của đất nước. Chính vì vậy
Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục học sinh ở độ tuổi
tiểu học.
Hiện nay nền kinh tế đất nước đang hội nhập, môi trường cũng là một
phần quan trọng không thể thiếu để phát triển đất nước. Nhưng chính vì nhìn
vào vấn đề môi trường mà chúng ta mới dần nhận ra rằng môi trường đang
ngày càng suy thoái một cách nghiêm trọng. Môi trường bao gồm các yếu tố
tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh
con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và thiên nhiên. Trong những năm gần đây, tình hình môi trường đang
thay đổi khá phức tạp. Nhiệt độ trái đất đang nóng lên, mực nước biển đang
dâng cao và tình hình thời tiết thì thay đổi bất thường. Nguyên nhân do đâu?
Vâng, một phần nguyên nhân bắt nguồn từ con người chúng ta.
Chính vì thế, bảo vệ môi trường nói chung và giáo dục bảo vệ môi
trường nói riêng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều trong những
năm qua. Trước sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều nội dung bảo
vệ môi trường đã được thực hiện, cụ thể: Nhiều nội dung kiến thức bảo vệ
môi trường đã được lồng ghép vào trong các môn học chính khóa, ngoại
khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp hay tổ chức tuyên truyền ở nhà trường, tập
thể lớp, học sinh… Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường của học sinh
trong trời gian qua cũng chưa thể hiện rõ ý thức tự giác trong quá trình bảo


vệ môi trường hay hiểu rõ và nắm chắc kiến thức cũng như tình yêu môi
trường trong mỗi học sinh.
Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của vấn đề giáo dục môi trường đối
với học sinh Tiểu học: “Một số biện pháp giáo dục tình yêu môi trường cho
học sinh trong hoạt động ngoài giờ lên lớp”. Mong rằng đề tài này có thể

hình thành ở các em ý thức bảo vệ môi trường một cách tự giác trong môi
trường học tập và sinh sống.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của đề tài:
- Giúp học sinh nắm được một số kiến thức về môi trường. Nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Hình thành những thói quen, hành vi bảo vệ môi trường trong nhà
trường và nơi sinh sống.
Nhiệm vụ của đề tài: Nghiên cứu và tìm những phương pháp tổ chức
dạy học phù hợp để lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục tình yêu môi trường cho học sinh trong
hoạt động ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
4. Giới hạn của đề tài
Lớp 4E (năm học 2015-2016), lớp 4C (kì I của năm học 2016-2017)
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp nghiên cứu phân tích – tổng hợp tài liệu
- Phương pháp khái quát hóa
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn


- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
c. Phương pháp thống kê toán học
II. PHẦN NỘI DUNG



Cơ sở lí luận

Bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách, trước tình hình đó vào
ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số
1363/QĐ-TTg về việc Phê duyệt đề án “ Đưa các nội dung bảo vệ môi
trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” nhằm giáo dục học sinh, sinh viên
các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có
hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo
vệ môi trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi
trường. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy, giáo viên, cán bộ
nghiên cứu khoa học công nghệ và cán bộ quản lý về bảo vệ môi
trường. Đặc biệt đối với giáo dục tiểu học cần trang bị những kiến thức cơ
bản phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lý của học sinh về các yếu tố môi
trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người
đối với môi trường; giáo dục cho học sinh có ý thức trong việc bảo vệ môi
trường; phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
* Thuận lợi:
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp được dạy 2 tiết / tuần.
- Nhà trường luôn tạo điều kiện để hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu
quả.


-Thư viện nhà trường đa dạng các loại sách, báo, tranh ảnh về môi
trường để học sinh chủ động tiếp thu các kiến thức về môi trường.
- Khuôn viên trường học rộng, thoải mái, có cây xanh, bồn hoa để các
em dễ dàng phát huy tính tự giác trong việc bảo vệ môi trường. Có người
dọn vệ sinh sân trường và chăm sóc cây xanh.

- Giáo viên được tập huấn, nâng cao hình thức tích hợp bảo vệ môi
trường trong các môn học.
- Phụ huynh có tạo điều kiện để các em tham gia bảo vệ môi trường
xung quanh.
* Khó khăn :
Giáo viên của trường được tập huấn về nội dung bảo vệ môi trường và
được thực hành lồng ghép vào các môn học. Các nội dung trên được tích
hợp vào hầu hết các tiết giảng dạy, vào bất cứ thời gian nào, hoạt động ngoài
trời nhằm hình thành cho các em thói quen, ý thức tự giác bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên, nội dung tài liệu phục vụ cho giáo dục môi trường chưa
thực sự phong phú, đặc biệt chưa có những bước đột phá mới cho nên giáo
dục môi trường chỉ dừng lại ở mức truyền đạt bằng miệng và hỏi đáp câu
hỏi.
Đa phần các em học sinh đã có ý thức trong việc vệ sinh cá nhân, biết
bỏ rác vào thùng, đi vệ sinh đúng nơi quy định… Tuy nhiên, nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường chưa có tính chuyên sâu, lý giải mọi vấn đề liên quan
đến ô nhiễm và bảo vệ môi trường và đặc biệt còn thiếu tính thực tiễn cũng
như nội dung truyền tải cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
chưa đa dạng, phong phú để tạo hứng thú học tập và tiếp thu một cách tự
nhiên cho học sinh tiểu học.
Không hẳn tất cả học sinh đều đã có ý thức hết mà còn một tỷ lệ
không nhỏ học sinh vẫn cần cô giáo nhắc nhở hay thậm chí phải nhắc nhở
mọi lúc mọi nơi. Khả năng tiếp thu kiến thức và vận dụng vào các hoạt động
hàng ngày của các em chưa cao, các em còn phải nhắc nhở nhiều và chưa
nhận thức được việc cần phải chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi


Giáo viên mới chỉ giáo dục học sinh nên làm cái này, không nên làm
cái kia… vì sẽ làm ô nhiễm môi trường, mà chưa đi sâu vào vấn đề, chưa
giảng giải tường tận để các em nhận thức được rõ hơn về tác hại, hậu quả

của những hành động sai trái ấy sẽ làm môi trường sống của chúng ta trở
nên như thế nào. Cho nên vẫn còn những bạn chưa hình thành ý thức tự giác bảo
vệ môi trường.
Cây xanh của khuôn viên trường nhiều, sân trường rộng mà việc vệ
sinh sân trường, chăm sóc cây xanh là việc làm của người bảo vệ. Học sinh
không ý thức được mình cũng tham gia một phần để góp phần giữ gìn khuôn
viên trường sạch, đẹp, an toàn.
Gia đình học sinh phần lớn là nông dân, cha mẹ hằng ngày phải làm
nương rẫy về nhà còn phải dọn vệ sinh nhà cửa. Các em không có ý thức
giúp cha mẹ dọn vệ sinh, cha mẹ cũng không ai nhắc nhỡ nên làm cho các
em thờ ơ với việc vệ sinh và bảo vệ môi trường tai nơi mình sinh sống.
Chính vì những khó khăn trên tôi mạnh dạng đưa ra một số hoạt động
tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tại nhà, tại trường và nơi
công cộng. Hình thành nên những thói quen, hành vi ứng xử tốt đối với môi
trường.
3. Nội dung và hình thức của biện pháp
a. Mục tiêu của biện pháp:
Biện pháp này hướng đến các mục tiêu:
- Tăng cường hiệu quả của việc lồng ghép bảo vệ môi trường trong
hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Nâng cao nhận thức của học sinh vào việc bảo vệ môi trường.
- Hình thành tính tự giác trong việc bảo vệ môi trường xung quanh.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở cấp tiểu học quy định ít nhất 1tiết/tuần.


Ở trường chúng tôi gồm 2 tiết: tiết sinh hoạt đội và tiết sinh hoạt lớp. Khi đó
cần có những tổ chức hoạt động để tiết sinh hoạt thêm phần phong phú và ý
nghĩa hơn: Tổ chức các tiết học lồng ghép nội dung giáo dục môi trường;

xây dựng góc sản phẩm, góc thiên nhiên phong phú đa dạng; tổ chức các
buổi nói chuyện gặp gở khách mời; tổ chức các buổi học ngoại khóa, tham
quan; tổ chức các cuộc thi tái chế bảo vệ môi trường; tổ chức các tiết học
công ích trong nhà trường; hưởng ứng ngày “ Tết trồng cây” do nhà trường
phát động…
Việc nội dung bảo vệ môi trường được lồng ghép vào hoạt động ngoài
giờ lên lớp yêu cầu cần đạt được đó là:
+ Thường xuyên vệ sinh lớp học vào mỗi buổi học.
+ Lao động vệ sinh sân trường.
+ Vứt rác đúng nơi quy định và sử lí rác một cách hợp lí.
+ Biết chăm sóc cây cảnh, bồn hoa trong khuôn viên trường và lớp
học.
+ Trồng cây và hoa ở rân trường….
+ Phân loại, biết làm thế nào để giảm rác thải.
+ Hình thành và phát triển ý thức, hành vi bảo vệ cây cối, con vật có
ích, yêu thiên nhiên, trường học, nhà ở, cộng đồng. Có ý thức thực hiện quy
tắc giữ vệ sinh cho bản thân, gia đình, cộng đồng, không nghịch phá các
công trình công cộng….
+ Hình thành khả năng sáng tạo và có thể tạo được những đồ vật có
ích từ vỏ chai, phế thải…
* Cách thức thực hiện các biện pháp.
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là một trường nằm trong địa bàn
xã Quảng Điền huyện Krông Ana. Ở đây đa số các em học sinh là người địa
bàn, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn việc các em được tham gia các hoạt
động của các tổ chức môi trường phát động là không thể. Chính vì vậy, việc


lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho các em vào hoạt động ngoài giờ
lên lớp đã được tổ chức bởi những hoạt động vừa sức với các em. Dưới đây
là những tổ chức, hoạt động, những biện pháp nhằm nâng cao kiến thức,

hành động, thói quen bảo vệ môi trường cho học sinh đã được tôi mạnh dạng
lồng ghép trong những tiết sinh hoạt tập thể như sau:
- Tổ chức các tiết học lồng ghép nội dung giáo dục môi trường.
Kiến thức môi trường không thể tự nhiên mà đến với các em mà phải
thông qua một hệ thống giáo dục, truyền tải nội dung đến với các em. Trong
mỗi môn học, nội dung giáo dục môi trường đã được tích hợp một phần
nhưng chỉ được truyền tải một lượng kiến thức rất nhỏ chính vì vậy những
tiết sinh hoạt tập thể chúng ta có thể lồng ghép nội dung giáo dục môi trường
một cách đầy đủ và chính xác hơn.
Giáo viên sẽ thu thập thông tin, kiến thức để truyền tải cho học sinh
qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời.
Học sinh có nhiệm vụ tìm kiếm thông tin, thu thập thông tin, hệ thống
kiến thức của mình.
Lựa chọn những hình ảnh phong phú có nội dung về môi trường như:
ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, rác thải, hình ảnh về bảo vệ môi
trường, tái chế rác thải, phân loại rác thải…
Sưu tầm băng hình về tình hình môi trường hiện nay, hiện tượng tự
nhiên, thảm họa thiên tai từ môi trường cho các em xem và nhận xét.
Những câu chuyện về bảo vệ môi trường, gương người tốt việc tốt để
kể cho học sinh nghe.
Đảm bảo được hệ thống kiến thức có ăn sâu vào nhận thức của các
em, giáo viên cần thường xuyên đặt câu hỏi, nhắc nhở, củng cố lại những
kiến thức qua những bài viết hoặc những bài kiểm tra ngắn.
Tổ chức trò chơi là phương pháp có ý nghĩa rất quan trọng đối với học
sinh Tiểu học. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh
hội kiến thức về môn học trong đó có cả nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Do vậy việc lựa chọn trò


chơi, tình huống rất quan trọng đối với giáo viên.

Như vậy kiến thức sẽ dần dần ăn sâu vào nhận thức của các em và
hình thành những nhân cách tốt, những thói quen hành vi thân thiện, gần gũi
với môi trường.
- Xây dựng góc sản phẩm, góc thiên nhiên phong phú, đa dạng.
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là trường dạy và học theo mô hình
trường học mới VNEN. Mỗi lớp học được trang bị và trang trí theo mô hình
VNEN nên trong lớp góc sản phẩm là nơi lưu lại những sản phẩm của học
sinh trong quá trình học tập. Vì vậy góc sản phẩm cần được chú trọng và
trang trí một cách cẩn thận có khoa học. Góc thiên nhiên là nơi các em sưu
tầm những cây cảnh, chậu hoa góp phần làm cho lớp học trở nên sinh động,
tươi mát hơn.
Giáo viên là người lựa chọn những sản phẩm đẹp, những sản phẩm ý
nghĩa để trang trí. Học sinh là người tạo ra sản phẩm.
Xây dựng góc sản phẩm về môi trường do chính tay học sinh tạo ra.
Sản phẩm có thể là những bức tranh về môi trường, những sản phẩm tái chế,
những bức ảnh tham gia bảo vệ môi trường ở các em…
Góc thiên nhiên là nơi các em trang trí và chăm sóc cho những cây
cảnh của mình tạo một môi trường lớp học trong lành hơn.
Phân công cho học sinh bảo quản góc sản phẩm, góc thiên nhiên một
cách an toàn, sạch đẹp.
Thường xuyên nhắc nhở học sinh phải cập nhập sản phẩm, chăm sóc
cây cảnh, chậu hoa thường xuyên để góc sản phẩm, góc thiên nhiên thêm
phong phú, da dạng.
- Tổ chức các buổi nói chuyện với các chuyên gia bảo vệ môi trường,
y tế.
Hằng năm nhà trường và địa phương luôn phát động phải dọn dẹp vệ
sinh môi trường xung quanh, giữ gìn vệ sinh công cộng để phòng chống các
bệnh như: sốt xuất huyết, tay chân miệng…. Việc chỉ nói qua loa đài hay



dán thông báo thì kiến thức đến với các em vẫn chưa đủ mà chúng ta cần cử
ra một người hiểu biết, một chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, y tế đến
trực tiếp giao lưu truyền đạt kiến thức tới các em.
Vào tiết sinh hoạt đầu tuần thay vì các em tham gia trò chơi các em có
thể nói chuyện, nêu hiểu biết, thắc mắc của mình trước chuyên gia và cùng
quan sát sự hướng dẫn của các chuyên gia khi thực hiện các hành động bảo
vệ môi trường. từ đó hình thành ở các em những suy nghĩ cần phải hành
động ngay khi xong buổi nói chuyện.
Khách mời là người đóng vai trò chủ đạo, giáo viên là người hổ trợ
cho khách mời để kiến thức đến với các em nhẹ nhàng và dễ hiểu.
Học sinh phải tham gia nhiệt tình, ghi chép lại nhũng kiến thức cần
thiết quan trọng, và tham gia phát biểu nêu ý kiến để tiết sinh hoạt thêm sinh
động và hấp dẫn.
Sau buổi nói chuyện cần phải có bài tập đánh giá để kiểm tra kiến
thức của các em từ đó rút ra được hiệu quả của buổi sinh hoạt.
Với tổ chức hoạt động này học sinh vừa có cơ hội nói chuyện với
khách mời, vừa tiếp thu kiến thức bảo vệ môi trường một cách nhẹ nhàng, dễ
hiểu.
- Tổ chức các buổi học ngoại khóa.
Nếu việc giáo dục chỉ hạn chế, gò bó trong khuôn viên lớp học thì các
em sẽ thấy nhàm chán lúc ấy việc giáo dục sẽ không mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó nội dung giáo dục môi trường là hoàn toàn phong phú và mang
tính thực tế cao chính vì vậy việc tổ chức cho các em những buổi học ngoại
khóa về bảo vệ môi trường là hoàn toàn cần thiết.
Tiến hành học tập ngoài thiên nhiên sẽ mang lại kết quả cao hơn. Vì
trong môi trường thực tế đó các em sẽ có được những cảm xúc thực sự về
cảnh quan thiên nhiên, có được những liên tưởng chính xác, chân thực về
những vấn đề môi trường và đó cũng chính là nơi các em thể hiện những
hành vi thiết thực nhất.
Việc lựa chọn địa điểm và nội dung giáo dục trong buổi học ngoại



khóa là rất quan trọng. Cho nên giáo viên cần tìm hiểu địa điểm trước và cần
đưa ra nội dung phù hợp đến các em để buổi học không bị vô nghĩa.
Học sinh khi tham gia buổi học ngoại khóa cần tuân theo những quy
định của giáo viên, phải biết tự trang bị những kiến thức, vật dụng để ghi
chép lại những gì quan sát. Biết đưa ra nhận xét và kết luận.
Cần có bài thu hoạch sau những buổi học ngoại khóa.
- Tổ chức các tiết sinh hoạt có phụ huynh tham gia
Phụ huynh là nguồn động lực không thể thiếu trong việc hình thành
nhân cách ở các em. Chính vì vậy việc tổ chức sinh hoạt có sự tham gia của
phụ huynh là hoàn toàn cần thiết.
Ở đây phụ huynh tham gia như một khách mời và giáo viên cần đưa
thêm thông tin tài liệu cho phụ huynh tham khảo để phụ huynh có thể cùng
tham gia tiết sinh hoạt được tốt hơn.
Phụ huynh là người hướng dẫn cho con em phân loại rác thải tại nhà
và lựa chọn những nguyên vật liệu cần thiết để làm sản phẩm tái chế. Bên
cạnh đó phụ huynh cũng là cầu nối tuyên truyền đến nhiều phụ huynh khác
cùng tham gia bảo vệ môi trường và giáo dục con em.
Giáo viên chủ động trong tiết sinh họat, tổ chức những trò chơi có phụ
huynh tham gia.
Học sinh sẽ thấy hững thú khi có cha mẹ tham gia tiết sinh hoạt. Từ
đó các em sẽ tự hình thành hành vi để làm cho cha mẹ tự hào.
- Tổ chức các cuộc thi tái chế.
Hiện nay, rác thải ra môi trường thường có thể là chai nhựa, bao
nilông giấy vụn, những sảm phẩm từ sinh hoạt… Việc phân loại ra những
rác thải có thể tái chế và những rác thải cần phân hủy ở mọi người là chưa
được phổ biến. Việc để chung rác thải và cùng phân hủy một hình thức sẽ
làm cho việc phân hủy rác thải gặp không ít khó khăn chính vì vậy việc phân
loại rác thải để tái chế hay phân hủy là hoàn toàn cần thiết. Nhận thấy các

em thường uống nước vứt vỏ chai hay vứt những bì ni lông còn đẹp, những


tờ giấy còn dùng được vào sọt rác là rất lãng phí.
Để khơi gợi sự sáng tạo ở các em và đặt biệt hơn để giáo dục các em
có nhận biết đúng đắn về rác thải thì nhiều cuộc thi tái chế rác thải được tổ
chức trong những tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Các em sử dụng chai nhựa để tạo ra những sản phẩm có thể trang trí
hay những đồ vật có thể sử dụng được. Ví dụ như: bình hoa làm từ chai
nhựa, bóng đèn làm từ chai nhựa, xe tải làm từ hộp bánh, bông hoa làm từ
bao ni lông….Các em sử dụng óc sáng tạo và sự hợp tác với các bạn để tạo
ra sản phẩm của mình khi cuộc thi được phát động. Các em sẽ tự gom những
vỏ chai, những vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm. sau đó sản phẩm của
các em sẽ được chấm, tuyên dương và trưng bày ở góc sản phẩm trong lớp.
Hoạt động tái chế, tạo sản phẩm trong lớp nên tổ chức thường xuyên
vì như vậy các em sẽ phát huy được tính sáng tạo của mình cũng như sử
dụng được những nguyên vật liệu mà mình thu tập được.
Khuyến khích các em thường xuyên cập nhập sản phẩm tại góc sản
phẩm, ủng hộ, đầu tư và động viên các em nhiều hơn nữa.
Việc phát động cuộc thi tái chế đã hình thành ở các em phân biệt được
rác thải nào dùng được, rác thải nào còn công dụng hữu ích hay rác thải nào
có thể phân hủy trong môi trường. Từ đó các em sẽ dần quen với thói quen
phân loại rác thải khi ở nhà và nơi công cộng…
Ngoài các cuộc thi tái chế trong lớp thì chúng ta cần hướng các em
đến những cuộc thi tái chế trong nhà trường hay mạnh dạng đăng kí cho các
em tham gia những cuộc thi tái chế trên truyền hình dành cho thiếu nhi.
Trong những buổi văn nghệ thay vì chỉ tham gia hát, múa thì tổng phụ
trách cũng có thể phát động đến các em tham gia biểu diễn thời trang tự làm.
Từ đó các em sẽ có cái nhìn khác và sáng tạo hơn khi sử dụng những đồ vật,
rác thải để tạo ra sản phẩm biểu diễn của mình.

- Tổ chức các tiết học công ích trong nhà trường
Đây là những tiết học giúp các em vận dụng được kiến thức đã
học được trong các tiết học để từ đó các em thực hành trong thực tế.


Tổ chức tiết học công ích 1 lần / tháng. Trong tiết học này cụ thể các
em sẽ đi nhặt rác trong khu vực sân trường, bồn hoa. Bấm tỉa những cành
khô của cây cảnh, tưới nước cho hoa và cây… Các em sẽ tự phân loại được
rác thải, có thể phân hủy những rác thải không sử dụng được, tái chế lại
những rác thải còn sử dụng hoặc gom lại để bán lấy tiền ủng hộ trẻ em
nghèo trong trường…
Giáo viên là người chỉ đạo trực tiếp, cùng tham gia với các em để các
em thấy sự gần gũi, gắn bó của giáo viên trong việc bảo vệ môi trường.
Nhắc nhở các em khi tham gia nhặt rác và phân loại rác thải. Ghi chép bằng
giấy hoặc lưu lại những hình ảnh tốt để có thể tuyên dương ở góc học tập.
Sau tiết học, giáo viên là người ghi lại những việc làm của học sinh,
cho học sinh nêu cảm nghĩ, nhận xét những việc làm đúng, phê bình những
việc làm chưa tốt từ đó đánh giá tuyên dương học sinh để tiết học công ích
lần sau đạt kết quả tốt hơn.
- Tổ chức các buổi tham quan và dọn vệ sinh khu vực tham quan.
Tạo điều kiện cho học sinh có những hoạt động học tập về môi trường
và bảo vệ môi trường đạt chất lượng cao trong những tình huống thích hợp
ngoài khuôn khổ lớp học. Hoạt động này giúp học sinh có những trải nghiệm
trực tiếp trong những khung cảnh khác nhau, qua đó sẽ nâng cao việc xây
dựng kiến thức, kỹ năng của học sinh thông qua những cơ hội học tập khám
phá. Phân tích, hình thành thái độ và phát triển óc thẩm mĩ, tạo cơ hội cho
giáo viên, học sinh hiểu biết lẫn nhau. Có thể tổ chức những chuyến đi thăm
cơ sở nhà trường và cộng đồng địa phương, thăm nhà máy, thăm cảnh thiên
nhiên như rừng, công viên…
Để việc tham quan có ý nghĩa và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

chúng ta cũng có thể phát động đến các em dọn vệ sinh môi trường khi ở địa
điểm tham quan.
- Tổ chức, phát động cuộc thi tết trồng cây.
Bác Hồ đã có câu: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm
năm trồng người”. Cuộc thi phát động “ Tết trồng cây” nhằm nhớ ơn vị lãnh
trụ kính yêu của chúng ta và hơn thế nữa là hoạt động thực tế và trải nghiệm


của học sinh.
Ở hoạt động này nhà trường phát động đến học sinh trồng cây tại nhà
và trường học. mỗi học sinh sẽ trồng tại nhà một cây và mỗi lớp sẽ trồng và
chăm sóc tại trường 1 cây. Giáo viên trong trường có trách nhiệm trợ giúp
các em, quan sát và kiểm tra các em trong việc trồng cây và kết quả chăm
sóc cây của các lớp. từ đó chấm thi đua phong trào của các lớp để tạo động
lực cho các em có thêm mục tiêu để hoạt động.
Đây không chỉ là hoạt động giúp nhà trường có khung cảnh đẹp, tăng
số lượng cây xanh trong nhà trường mà còn giúp các em có trách nhiệm
trong việc chăm sóc cây xanh, hình thành việc bảo vệ cây xanh bảo vệ môi
trường xung quanh. Tạo cho các em một môi trường xanh, sạch, đẹp và an
toàn.
Tóm lại, trong bất kỳ một hoạt động nào, giáo viên đều phải khéo léo
lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào, giáo viên không nên dừng lại ở
việc nhắc nhở học sinh như nhắc các em biết bỏ rác vào thùng rác, biết thu
dọn đồ dùng học tập hoặc sách vở sau khi học xong, tiết kiệm nước khi uống
và rửa tay, rửa mặt, trồng cây xanh để có một bầu không khí trong lành…Mà
còn tạo điều kiện để các em tham gia trải nghiệm, thực hành. Được giáo viên
nhắc nhở thường xuyên như thế nên hầu hết các em đều đã nhận thức được
và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Để học sinh tiếp thu nội dung tích hợp người giáo viên không phải sử

dụng một hình thức phương pháp dạy học riêng biệt mà cần sử dụng phối
hợp nhiều phương pháp với nhau để việc truyền đạt thông tin không bị nhàm
chán, gò bó. Giáo viên nên tạo cho học sinh một không gian học tập thoải
mái, sự tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng, khắc sâu được
nội dung tích hợp. Từ đó hình thành ở các em hành vi ứng xử, thói quen tốt
đối với môi trường, sống hòa hợp với môi trường. Mỗi phương pháp đều có
đặt trưng riêng và mang lại hiệu quả nhất định.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu,
phạm vi và hiệu quả ứng dụng


Kết quả khảo sát lớp 4E Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi năm học
2015-2016
Nội dung

Tổng
Học
số học sinh sinh tích cực
tham
gia
hoạt động

Tỉ lệ

Thường xuyên dọn vệ sinh lớp

25

25


100%

Vứt rác đúng nơi quy định

25

25

100%

Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh

25

20

80%

Không hái hoa, bẻ cành

25

25

100%

Đi vệ sinh đúng nơi quy định

25


25

100%

25

23

92%

Lao động vệ sinh sân trường

25

22

88%

Sáng chế, tái chế sản phẩm

25

20

80%

học

Gom giấy vụn để làm kế
hoạch nhỏ


Kết quả khảo nghiệm ở lớp 4C Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
năm học 2016-2017
Nội dung

Tổng
Học
số học sinh sinh tích cực
tham
gia
hoạt động

Tỉ lệ

Thường xuyên dọn vệ sinh lớp

25

23

92%

Vứt rác đúng nơi quy định

25

24

96%


Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh

25

20

80%

học


Không hái hoa, bẻ cành

25

24

96%

Đi vệ sinh đúng nơi quy định

25

25

100%

25

25


100%

Lao động vệ sinh sân trường

25

23

92%

Sáng chế, tái chế sản phẩm

25

21

84%

Gom giấy vụn để làm kế
hoạch nhỏ

Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Sau khi nghiên cứu, chuẩn bị và sử dụng một số phương pháp trên tôi
thấy việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động ngoài giờ
lên lớp là có hiệu quả. Học sinh phấn khởi, tích cực, say mê học tập, có ý
thức tốt đối với môi trường. Việc tiếp thu bài giảng lồng ghép nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường không làm ảnh hưởng đến các môn học chính. Các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có gắn với nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường đã được học sinh nhiệt tình tham gia. Các em học sinh được

nâng cao ý thức trong các hành vi đối xử với rác thải, ý thức bảo vệ môi
trường và sẵn sàn nhắc nhỡ người thân thực hiện việc bảo vệ môi trường.
Về tri thức đạo đức: Các em sớm hình thành những hành vi, những
việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường. các em đã biết tôn trọng, quý trọng
thiên nhiên, sống có trách nhiệm với thiên nhiên.
Về thái độ: Các em tích cực tham gia các công việc bảo vệ môi
trường; Yêu mến thiên nhiên xung quanh; Bày tỏ thái độ về hành vi – đồng
tình với hành vi tốt; Lên án hành vi không tốt đối với môi trường.
Về hành vi: Các em đã có việc làm, thói quen giữ gìn, bảo vệ môi
trường bằng những hành động phù hợp như: Chăm sóc cây, vật nuôi, bảo vệ
động vật có ích, vệ sinh trường lớp, nhà cửa. Cảnh quan sạch đẹp của nhà
trường luôn có sự góp sức của các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ




Kết luận

Tiểu học là cấp học quan trọng là cơ sở ban đầu để hình thành kiến
thức và nhân cách đạo đức cho trẻ để sau này trở thành một công dân tốt.
Việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường đến với học sinh tiểu học
không những cung cấp cho các em kiến thức mà muốn hình thành ở các em
những hành vi, thói quen, cách ứng xử thân thiện với môi trường. Nếu ở cấp
học này các em chưa hình thành được tình yêu thiên nhiên, sống hòa
đồng với thiên nhiên, quan tâm tới thế giới xung quanh, có thói quen sống
ngăn nắp, vệ sinh thì ở các cấp sau khó có thể bù đắp được. Vì vậy, nội dung
và cách thức bảo vệ môi trường trong trường tiểu học mang tính quyết định
đối với việc hình thành những phẩm chất đó.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài thì tôi đã thu được

một số kết quả như sau:
- Việc lồng ghép giáo dục môi trường trong các hoạt động tập thể đã
tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực trong học tập, các em hứng thú hơn
qua các hoạt động học mà chơi – chơi mà học.
- Việc ý thức bảo vệ môi trường ở các em tăng cao, đa phần các em đã
biết vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, vứt rác đúng nơi quy định, không
hái hoa, bẻ cành, biết trồng và chăm sóc cây xanh, vật nuôi, biết giúp đỡ gia
đình dọn vệ sinh….. thậm chí các em còn phân biệt được hành vi nào của
con người là bảo vệ môi trường và hành vi nào là phá hoại môi trường.
- Phụ huynh đã biết được cách giáo dục con em những hành vi bảo vệ
môi trường đúng đắn và tự hào về con em mình.
2. Kiến nghị
Dưới đây là một số kiến nghị của tôi:
* Đối với Nhà trường:
- Cung cấp đồ dùng dạy học, tranh ảnh để tiết học được tích hợp một
cách có hiệu quả.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tham quan, các buổi lao động cho


học sinh để các em chủ động trong việc bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên tổ chức các buổi hướng dẫn cách làm đồ choie, vật
dụng từ những nguyên vật liệu tái chế.
- Thường xuyên tổ chức chuyên đề giữa các tổ khối để học hỏi kinh
nghiệp giữa các đồng nghiệp.
- Tổ chức các buổi chuyên đề có phụ huynh tham gia. Các trò chơi có
sự tham gia của phụ huynh và học sinh.
- Tổ chức các buổi triển lãm, cuộc thi sáng chế, thời trang tự làm cho
các em.
- Thư viện cung cấp nhiều sách báo về môi trường để học sinh tự tìm
tòi, học hỏi.

- Tạo điều kiện để học sinh có thể thực hành những hành vi bảo vệ
môi trường trong nhà trường.
* Đối với cấp lãnh đạo
- Thường xuyên quan tâm tổ chức các buổi chuyên đề có nội dung
lồng ghép bảo vệ môi trường ở các trường để trao đổi kinh nghiệm.
- Hỗ trợ, cung cấp tài liệu, đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc tích
hợp đạt hiệu quả.
- Cung cấp nhiều văn bản về giáo dục môi trường.
Trên đây là kinh nghiệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh tiểu học mà thực tế tôi đã thực hiện tại đơn vị tôi đang công tác. Nhưng
không thể tránh khỏi những thiếu xót nên rất mong ý kiến đóng góp của quý
thầy cô cùng hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Krông Ana, ngày 1 tháng
3 năm 2017


Người thực hiện

Trần Thị Thông

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP
TRƯỜNG
.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................


.....................................................................................................................................................

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

(Ký tên, đóng dấu)


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP
HUYỆN
.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

(Ký tên, đóng dấu)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ST
T

Tên tài liệu


Tác giả


1

Quyết định số 1363/QĐ-TTg về việc Phê Thủ tướng chính phủ.
duyệt đề án “ đưa các nội dung bảo vệ
môi trường vào hệ thống giáo dục quốc
dân” của Thủ tướng Chính phủ.

2

Môi trường và giáo dục bảo vệ môi NXB Giáo dục Việt Nam
trường.
Tài liệu tập huấn giáo dục bảo vệ môi
trường.

3

Một số phương pháp tiếp cận giáo dục NXB Giáo dục Việt Nam
môi trường

4

Mội số biện pháp nâng cao chất lượng
giáo dục môi trường cho học sinh tiểu NXB Giáo dục Hà Nội
học

5


Môi trường và Giáo dục bảo vệ môi NXB Giáo dục
trường



×