Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO một số vấn đề về QUAN hệ tộc NGƯỜI TRÊN địa bàn tây NGUYÊN ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.29 KB, 26 trang )

Một số vấn đề về quan hệ tộc người trên địa bàn Tây
Nguyên ở nước ta hiện nay
Trong những năm gần đây, tình hình xung đột dân tộc, sắc tộc trên thế giới
đã làm cho quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc và giữa các tộc người trong cùng
một quốc gia có nhiều diễn biến phức tạp, căng thẳng và trở nên gay gắt, bùng
nổ nhiều điểm nóng. Đối với nước ta là một quốc gia đa dân tộc, mặc dù vấn đề
dân tộc và quan hệ tộc người chưa nảy sinh đến mức trở thành xung đột. Nhưng
trong quan hệ giữa các tộc người ở từng thời điểm cụ thể, từng địa bàn, từng
khu vực luôn luôn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây nên sự mất ổn định, ảnh hưởng
trực tiếp đến công tác vận động quần chúng, tập hợp lực lượng cho sự nghiệp
cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó
điển hình là địa bàn Tây nguyên.
Tây Nguyên là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế,
chính trị, quân sự không những đối với Việt Nam và cả ba nước Đông Dương;
là vùng cao nguyên được mệnh danh là “mái nhà Đông Dương”. Nơi đây có 45
tộc người anh em sinh sống, vì thế kẻ thù đang ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo khoét sâu mâu thuẫn nhằm chia rẽ sự đoàn kết giữa các tộc người, làm
mất ổn định tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn, gây khó khăn cho sự
nghiệp đổi mới và phát triển đất nước của nhân dân ta.
Mặc dù thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách phát triển Tây Nguyên về nhiều mặt cả kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, giải quyết tốt quan hệ tộc người, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của đại bộ phận đồng bào, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về
mức sống giữa các tộc người. Tuy nhiên, đời sống xã hội ở Tây Nguyên vẫn
tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xuất hiện “điểm nóng” trên
địa bàn, đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta phải tiếp tục có nhiều chủ trương và thực
hiện tốt chính sách dân tộc, nhằm từng bước khắc phục sự chênh lệch về trình
độ phát triển và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác, góp phần tăng cường khối


đại đoàn kết toàn dân tộc. Do đó, quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa các
tộc người trên địa bàn Tây Nguyên là vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài


nhằm góp phần xây dựng Tây Nguyên vững mạnh về mọi mặt, phát triển theo
kịp cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1. Thực trạng và nguyên nhân về quan hệ giữa các tộc người trên địa
bàn Tây Nguyên ở nước ta hiện nay.
* Một số khái quát về đặc điểm địa bàn Tây Nguyên có ảnh hưởng đến
quan hệ giữa các tộc người.
Đặc điểm về địa lý - tự nhiên, nằm ở tây nam Việt Nam, Tây Nguyên là
một trong những địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ,
quốc phòng - an ninh của cả nước. Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum,
Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng, với tổng diện tích khoảng 55.000 km 2
(chiếm 1/6 diện tích cả nước). Đây là một vùng có địa hình đa dạng, phong phú,
có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, rất thích hợp cho việc trồng trọt các loại cây
công nghiệp có năng suất, chất lượng cao, sản lượng lớn, như cà phê, cao su, hồ
tiêu và các loại cây ăn quả cao cấp khác. Tây Nguyên giàu về tài nguyên rừng,
có nhiều loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, các loại gỗ quí, các loại dược
liệu, có nhiều động vật hoang dã quí hiếm, nhiều khu rừng nguyên sinh, khu
bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia (Cát Tiên).
Ngoài ra, Tây Nguyên còn là nơi giàu khoáng sản, có trữ lượng lớn và chất
lượng khá về quặng bô xít, quặng vàng, quặng thiếc, quặng sắt và sa khoáng…
Những tiềm năng mà thiên nhiên ưu đãi là điều kiện thuận lợi, tiền đề quan
trọng cho Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xoá đói giảm nghèo, phát triển một nền kinh tế đa
dạng, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc nơi đây. Tuy nhiên, do địa hình có
nhiều núi cao, sông suối, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, tác động, ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển và quan hệ giữa các tộc người trên địa bàn.


Đặc điểm về kinh tế, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, Tây Nguyên là địa
bàn có lợi thế trong phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất hàng hoá kết
hợp với công nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp khai

thác khoáng sản, du lịch… Những lợi thế kinh tế đó là điều kiện thuận lợi cho
việc giải quyết quan hệ giữa các tộc người trên địa bàn.
Tuy nhiên, về qui mô và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tây
Nguyên không đồng đều giữa các vùng, các tộc người. Ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc ít người đời sống còn khó khăn, tình trạng đồng bào
thiếu hoặc không có đất canh tác còn nhiều, tỷ lệ đói nghèo là các tộc người
thiểu số còn cao. Hiện nay, Tây Nguyên còn khoảng 10.000 hộ định canh, định
cư chưa vững chắc. Đây thực sự là vấn đề kinh tế - xã hội rất bức xúc, tiềm ẩn
sự gia tăng chênh lệch về mức sống giữa các tộc người, ảnh hưởng không nhỏ
đến quan hệ giữa các tộc người ở Tây Nguyên.
Đặc điểm về chính trị - xã hội, hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn Tây
Nguyên hiện nay, bước đầu đã được củng cố và tăng cường, phát huy được vai
trò trong tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Thế
nhưng, vẫn còn nhiều hạn chế cả về chất lượng và tổ chức. Về chất lượng,
không đồng đều giữa các xã ở vùng sâu, vùng xa và ở thành phố, thị xã, thị trấn;
trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ ở cơ sở còn rất thấp. Về tổ chức, chưa có
sự đồng bộ thống nhất, nhiều xã chưa có đảng uỷ, chưa có các tổ chức đoàn thể
nhân dân. Đây cũng là một hạn chế lớn đến việc cụ thể hoá và thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta trên địa bàn.
Nhìn chung, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đều tin tưởng vào đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, một lòng, một dạ đi theo
Đảng. Song, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đang đẩy
mạnh chiến lược “Diễn biến hoà bình” chống phá trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội, làm cho tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trở


nền phức tạp, tiền ẩn và xuất hiện những điển nóng trên địa bàn. Điều này đã và
đang tác động lớn đến quan hệ giữa các dân tộc trên địa bàn.
Đặc điểm về văn hoá - xã hội, Tây Nguyên có nền văn hoá rất đa dạng về
ngôn ngữ, phong tục, tập quán. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng,

nhưng có đặc trưng chung nhất là hoạt động văn hoá gắn chặt với sinh hoạt
cộng đồng. Tuy nhiên, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên hiện nay có mức
hưởng thụ văn hoá và trình độ dân trí vẫn còn thấp so với các vùng đồng bằng,
đô thị.
Đến nay, xã hội Tây Nguyên vẫn còn tồn tại những tàn dư của chế độ công xã
nông thôn, như chủ nghĩa bình quân, cào bằng và có một số tập tục ngăn cản việc
thực thi pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Phần lớn các tộc người bản địa
(nhất là tộc người Êđê và M’Nông) vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ mẫu
hệ.
Ở Tây Nguyên, hình thái tổ chức xã hội cơ bản là các buôn, plây, làng
tương đối ổn định, nên vai trò của già làng còn khá lớn. Hoạt động của già làng
tập trung chủ yếu vào việc hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp; xét xử đối với người
dân vi phạm luật tục; chủ trì các lễ hội…Tuy nhiên, một số già làng vẫn còn tư
tưởng bảo thủ, lạc hậu, chưa theo kịp với tiến trình đổi mới; còn nhẹ dạ, cả tin,
dễ bị kẻ địch lợi dụng, mua chuộc, kích động, lôi kéo, khống chế, ảnh hưởng
không nhỏ đến dân làng và quan hệ giữa các tộc người ở Tây Nguyên.
Đặc điểm về dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo, Tây Nguyên hiện nay có 45
tộc người sinh sống trên địa bàn, được chia thành 3 nhóm: tộc người Việt
(Kinh), tộc người thiểu số bản địa và tộc người thiểu số di cư từ nơi khác đến.
Tộc người Kinh khoảng 3,2 triệu người (chiếm 67,64%), họ đã coi Tây
Nguyên là quê hương của mình, có ý thức cộng đồng, đoàn kết với các tộc
người thiểu số khác, cùng nhau xây dựng địa bàn văn minh, giàu đẹp. Nhóm các
tộc người thiểu số bản địa có mặt ở Tây Nguyên từ rất sớm, hàng ngàn năm nay
gồm có 14 tộc người (Giarai, Êđê, Bana, K’Ho, Xêđăng…), chiếm 25,6% dân


cư và 72,1% số tộc người thiểu số trên địa bàn. Các tộc người thiểu số bản địa
thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêxia và Môn - Khơ me, tuy có sự thống nhất về
phương diện lịch sử văn hoá, nhưng phân ra thành nhiều nhóm địa phương và
có sự khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, có tộc người còn lưu giữ

nhiều hủ tục. Nhóm các tộc người thiểu số di cư tự do từ miền Bắc, ven biển
miền Trung và Đông Nam bộ đến Tây Nguyên hiện nay có khoảng 150 vạn
người (chủ yếu là tộc người Nùng, Tày, Dao Thái, Mông, Khơ Me, Chăm…).
Phần lớn họ là những người nghèo, chủ yếu sống bằng nghề phát nương làn rẫy.
Sự xen cư giữa các tộc người làm cho tình hình quan hệ tộc người ở đây vừa
phong phú, nhưng cũng khá phức tạp.
Đồng bào dân tộc ít người ở Tây Nguyên theo các tôn giáo chiếm tỷ lệ cao,
có cả tín ngưỡng truyền thống và tôn giáo ngoại nhập. Tín ngưỡng truyền thống
của cư dân Tây Nguyên là thờ cúng đa thần “vạn vật hữu linh”, làm chỗ dựa về
tinh thần khi họ phải đối mặt với các thế lực thiên nhiên và xã hội, có tác dụng
liên kết cộng đồng, gắn bó cá nhân với gia đình, dòng họ. Nhưng đến nay tín
ngưỡng truyền thống đã bắt đầu bọc lộ những hạn chế, không đáp ứng được
những vấn đề tâm linh mà họ mong muốn, nên họ đã tìm đến tôn giáo hợp thời
hơn. Hiện tại, ở Tây Nguyên có khoảng 1,34 triệu tín đồ các tôn giáo ngoại
nhập (chiếm 32% dân số toàn vùng). Trong đó, số tín đồ theo các tôn giáo là tộc
người thiểu số chiếm tỉ lệ cao (41%) và đang có xu hướng gia tăng. Theo số liệu
của Ban Tôn giáo Chính phủ, so với năm 1975, số người là tộc người thiểu số ở
Tây Nguyên theo đạo Tin Lành hiện nay tăng gấp 6 lần, tỉnh Đắc Lắc tăng gấp
25 lần. Cho nên, giải quyết vấn đề tôn giáo luôn gắn liền với vấn đề dân tộc và
quan hệ tộc người.
Tình hình tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên rất phức tạp, hiện tượng mâu
thuẫn, xung khắc giữa tín ngưỡng truyền thống với tôn giáo ngoại nhập đã từng
xảy ra ở Mang Yang, Đức Cơ, Chư Sê (Kon Tum), làm cho nhiều người bỏ làng
cũ kéo nhau đi lập làng mới, gây mất ổn định về tình hình trong khu vực.


Các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá
cách mạng nói chung và quan hệ giữa các tộc người ở Tây Nguyên nói riêng.
Chúng ra sức kích động, chia rẽ, khoét sâu mâu thuẫn, phá hoại khối đại đoàn
kết dân tộc ở Tây Nguyên. Trên thực tế, chúng đã tiến hành nhiều chính sách

phản động, “Dùng người Thượng trị người Thượng”, “Khai phá miền sơn
cước”, “Qui chế đặc biệt nâng đỡ đồng bào sắc tộc”, “Công tác xa miền
Thượng”… nhằm chia rẽ các tộc người, tác động không nhỏ đến việc xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn.
Các thế lực thù địch dùng thủ đoạn “Tôn giáo hoá dân tộc” để xuyên tạc,
chống phá quan điểm, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước. Chúng ra sức tiến hành truyền đạo trái phép, lôi kéo đồng bào theo “Tin
Lành Đề Ga”, đòi thành lập “Nhà nước Đề Ga” độc lập, đòi tách Tây Nguyên ra
khỏi Việt Nam thống nhất. Tình hình đó, tác động trực tiếp đến việc giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc
ở Tây Nguyên.
Tất cả những đặc điểm trên, tác động nhiều chiều vừa có những nhân tố
thuận lợi, đồng thời cũng có những khó khăn, thách thức cho việc giải quyết
quan hệ giữa các tộc người trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay.
* Thực trạng quan hệ giữa các tộc người trên địa bàn Tây Nguyên ở
nước ta hiện nay.
Đánh giá về thực trạng quan hệ giữa các tộc người trên địa bàn Tây
Nguyên được phản ảnh trước hết ở quan điểm, chủ trương, chính sách nói
chung, chính sách dân tộc nói riêng đối với Tây Nguyên và kết quả tổ chức thực
hiện giải quyết quan hệ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội trên thực tế.
Những thành tựu đạt được
Thứ nhất, trong thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước và tổ chức các cấp ở Tây
Nguyên đã kịp thời đề ra quan điểm, chủ trương, chính sách, kế hoạch và biện


pháp đúng đắn, phù hợp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết
tốt quan hệ giữa các tộc người trên địa bàn.
Nhận thức đúng đắn vị trí chiến lược quan trọng của địa bàn Tây Nguyên,
Đảng ta đã kịp thời đề ra quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển miền núi
nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Ngày 27-11-1998, Bộ Chính trị đã ra Nghị

quyết 22- NQ/TƯ Về một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội
miền núi. Ngày 18-4-1991, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 68-CT/TƯ Về công tác ở
vùng Khơ Me. Đặc biệt, ngày 18-1-2002, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10NQ/TƯ Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng
Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010. Thành lập Ban Chỉ đạo Tây Nguyên trực thuộc
Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Đảng ta tiếp tục chỉ rõ định hướng: “Vùng Tây Nguyên cần tập trung mọi nỗ
lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững, gắn chặt với việc bảo đảm an ninh,
quốc phòng. Phát triển mạnh thuỷ điện, công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật
liệu xây dựng và khai thác có hiệu quả quĩ đất trồng cây công nghiệp, cây ăn
quả xuất khẩu và trồng rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến có công
nghệ hiện đại. Phát triển du lịch sinh thái và văn hoá dân tộc” 1. Điều đó, thể
hiện rõ quyết tâm của Đảng ta là đưa vùng Tây Nguyên phát triển cùng với sự
phát triển của các vùng trọng điểm khác trong cả nước.
Trên cơ sở quan điểm, nghị quyết của Đảng, Nhà nước ta đã có những
chính sách cụ thể nhằm từng bước thực hiện bình đẳng dân tộc đối với miền
núi, vùng dân tộc nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Thủ tướng Chính phủ đã
ra nhiều quyết định, nghị định, đặc biệt la Quyết định số 184/1998/QĐ-Tgg Về
dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên đến năm 2010;
Chương trình 327; Chương trình 135. Nhà nước còn có các chính sách cụ thể để
khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế như chính
sách khoán rừng, giao đất nông nghiệp để phát triển ngành nông nghiệp, phát
. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 226.

1


triển công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở Tây Nguyên, đổi mới khoa
học - công nghệ, các chương trình cụ thể về xoá đói giảm nghèo, định canh định
cư, vấn đề di dân đến Tây Nguyên, xây dựng trung tâm cụm xã, giáo dục - đào
tạo, y tế, văn hoá thông tin… Gần đây nhất là Quyết định số 226/2003/QĐ-TTg,

ngày 6-11-2003 của Thủ tướng Chính phủ Về việc thay đổi hình thức hỗ trợ hộ
nghèo đói, già làng, trưởng bản có khó khăn, hộ gia đình có công với nước ở
Tây Nguyên; Quyết định số 245/2003/QĐ-TTg, ngày 18-11-2003 Về việc ghi nợ
lệ phí chước bạ nhà ở, đất ở với hộ gia đình, cá nhân ở các xã thuộc Chương
trình 135 và hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên;
Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg, ngày 23-11-2005 Về thí điểm giao rừng,
khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng là đồng bào
dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên... Trên thực tế, những chủ
trương, chính sách đó, đã tạo điều kiện thuận lợi ổn định, cải thiện đáng kể đời
sống của đồng bào dân tộc ít người tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên, góp phần
làm cho họ ngày càng xích lại gần nhau, cùng nhau đoàn kết xây dựng cuộc
sống mới.
Tất cả những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân
tộc được thể hiện trong các chỉ thị , nghị quyết, quyết định đều xuất phát từ
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
và quan hệ dân tộc; luôn bám sát đặc điểm, tình hình của các tộc người trên địa
bàn Tây Nguyên. Đây là sự thể hiện rõ chủ trương bình đẳng, đoàn kết giữa các
tộc người, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, các tộc người thiểu số tiến kịp tộc
người đa số, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của cả nước.
Trên cơ sở những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, tỉnh
uỷ, uỷ ban nhân dân, hội đồng nhân dân các tỉnh đều cụ thể hoá thành các
chương trình, hành động sát thực với từng địa phương. Tỉnh Kon Tum có Nghị
quyết 01/TU (khoá IX) Về tập trung dồn sức lực để phát triển ở các địa bàn
vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn trong tỉnh. Tỉnh Lâm Đồng có Nghị


quyết 02- NQ/TU, ngày 20-11-2001 Về tiếp tục phát triển vùng đồng bào dân
tộc thiểu số đến năm 2005… Tương tự, các tỉnh khác đều có nghị quyết, kế
hoạch định hướng phát triển, trong đó tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ
tầng, xây dựng trung tâm cụm xã, qui hoạch bố trí lại dân cư, định canh định cư,

ổn định và phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân,
phát triển giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số…
nhằm từng bước giảm dần sự chênh lệch về mọi mặt giữ các tộc người ở Tây
Nguyên. Thực chất là làm cho quan hệ tộc người trong từng tỉnh và trên toàn
địa bàn Tây Nguyên ngày càng tốt đẹp hơn, tạo ra động lực to lớn đưa Tây
Nguyên tiến nhanh, tiến mạnh và bền vững, góp phần xứng đáng là địa bàn
chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, quan hệ bình đẳng tộc người trên thực tế đã từng bước được thực
hiện.
Từ chủ trương, chính sách dân tộc đúng đắn với Tây Nguyên, Đảng và
Nhà nước ta, cùng các cấp, các ngành ở địa phương đã tổ chức thực hiện tốt,
làm cho bình đẳng dân tộc từng bước được thực hiện tốt trên thực tế. Quan hệ
giữa các tộc người ở Tây Nguyên ngày càng gắn bó, không có sự phân biệt đối
xử, cùng nhau xây dựng Tây Nguyên giàu đẹp. Xét về tổng thể, cơ bản 45 tộc
người ở Tây Nguyên hiện nay, có mối quan hệ tốt đẹp, bình đẳng, lành mạnh,
đoàn kết, hoà thuận, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Quyền
bình đẳng giữa các tộc người từng bước được thể hiện trên thực tế một cách
toàn diện về mọi mặt của đời sống xã hội.
Trên lĩnh vực kinh tế, các tộc người ở Tây Nguyên đều được tạo mọi điều
kiện và cơ hội để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao mức
sống. Mô hình kinh tế trang trại, kinh tế vườn đang hình thành rõ nét, hoà nhập
với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thị trường vùng dân tộc,
miền núi được mở rộng. Nhiều tộc người đã bỏ thói quen du canh, du cư, đốt


nương làm rẫy truyền thống, chuyển sang canh tác lúa nước và trồng cây công
nghiệp có giá trị kinh tế cao. Đời sống của đại bộ phận nhân dân, trong đó có
các tộc người thiểu được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người/năm
toàn vùng tăng nhanh, từ 467.000 đồng (1991) lên 2,1 triệu đồng (1995) và 2,9

triệu đồng (2000). Tỷ lệ đói nghèo (theo tiêu chí cũ) đã giảm đáng kể, từ 50%
(1990) xuống còn 19,84% (2002), còn 18% (2003)1. Riêng tỉnh Lâm đồng, tỷ lệ
đói nghèo giảm từ 16% (1995) xuống còn 11,61% (2001), đến năm 2005 giảm
xuống còn dưới 7%, trong đó đồng bào dân tộc ít người giảm từ 40% xuống còn
18% (theo tiêu chí cũ).
Cơ sở hạ tầng kinh tế được đầu tư và phát triển đáng kể, tính đến năm
2000, Tây Nguyên đã có 1.978 km đường quốc lộ, 3.030 km đường tỉnh lộ,
4.120 km đường huyện lộ và 5.326 km đường giao thông nông thôn; nhiều nhà
máy phát điện đã được đưa vào sử dụng như Nhà máy Thuỷ điện Yaly (2002),
với công suất 720 MW; Nhà máy Thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi (2002), với
công suất 450 MW… đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã
hội, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng.
Trên lĩnh vực chính trị, đồng bào các tộc người thiểu số đã được tham gia
quản lý đất nước bình đẳng như các tộc người đa số. Quyền dân chủ được phát
huy, thể hiện rõ trong Pháp lệnh về dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ người dân
tộc ít người tham gia vào hệ thống chính trị cơ từng bước được tăng lên cả về số
lượng và chất lượng. Theo Báo cáo của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Đắc Lắc (8-2001),
toàn tỉnh có 12,9% cán bộ là dân tộc ít người, tăng 1,6% so với năm 1996.
Trong đó, cán bộ là người dân tộc ít người cấp tỉnh chiếm 9,7%, cấp huyện
25,8%, cấp xã 31,2%. Riêng cán bộ chủ chốt cấp tỉnh là 25%, cấp huyện 22,3%,
cấp xã 25,9%. Cán bộ là cấp uỷ đảng: cấp tỉnh 18,9%, cấp huyện 17,4%, và cấp
xã 19,1%. Cán bộ nằm trong hội đồng nhân dân: cấp tỉnh 34,7%, cấp huyện
25,8% và cấp xã 31,2%. Còn ở tỉnh Kon Tum, tỷ lệ cán bộ là dân tộc ít người,
. Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá , tháng 6 năm 2004, tr. 26.

1


nhiệm kỳ 2000-2005 ở cấp huyện 40%, cấp cơ sở 33,16%. Tương tự ở tỉnh Gia
Lai, cán bộ là dân tộc ít người cấp tỉnh 49%. Nếu tính riêng cán bộ cấp cơ sở là

người dân tộc ít người trên toàn khu vực chiếm 32% (3.998/12.684 người).
Công tác phát triển đảng đối với các tộc người thiểu số cũng được quan tâm đúng
mức, trong năm 2005, đã kết nạp được hơn 1.000/7.500 đảng viên là người dân tộc
thiểu số, nâng tổng số đảng viên sinh hoạt tại cơ sở lên hơn 50.000 đảng viên toàn
vùng1. Trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta cũng có nhiều đồng
chí là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Điều đó chứng tỏ, Đảng và Nhà
nước ta rất quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, tạo
cơ sở từng bước thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, làm cho đồng bào
các dân tộc ở Tây Nguyên ngày càng có quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ
với nhau trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Không chỉ vậy, quyền dân chủ của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
cũng từng bước được thực hiện đầy đủ và thực chất hơn. Ngày 25/4/2004, chỉ
2 tuần sau khi xảy ra biểu tình, bạo loạn ở một số địa phương, nhân dân các
dân tộc Tây Nguyên vẫn tham gia bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân các
cấp với tỷ lệ cao, đạt trên 90% ở tất cả các địa phương. Đồng bào các dân tộc
được tham gia bàn bạc, kiểm tra, giám sát những công việc của buôn làng,
của chính quyền các cấp thường xuyên và bước đầu có hiệu quả.
Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội, đã có nhiều chuyển biến tích cực, bản
sắc văn hoá các tộc người được trân trọng, gìn giữ và phát huy, trình độ dân
trí của đồng bào được nâng cao. Hệ thống giáo dục - đào tạo được đầu tư,
nâng cấp, trong vùng đã có 5 trường đại học và cao đẳng, 13 trường trung
học chuyên nghiệp, 7 trường công nhân kỹ thuật. Giáo dục phổ thông đã
được quan tâm và đầu tư đúng mức, có nhiều bước phát triển, gần 100% xã
có trường tiểu học, khoảng 60% xã có trường trung học cơ sở, các huyện, thị
đều có trường trung học phổ thông. Trường Dân tộc nội trú đã có hầu hết ở
. Báo QĐND, số 16149, ngày 10/4/2006, tr.1.

1



các huyện và tỉnh. Học sinh được nâng mức học bổng, con em các tộc người
thiểu số khó khăn được miễn học phí. Đến nay, các tỉnh đã được công nhận
đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Số lượng học sinh là
người dân tộc thiểu số được cử tuyển vào các trường cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp đã tăng nhanh, như Kon Tum năm 2001 là 40 người, năm
2003 là 50 người và đến năm 2005 là 70 người.
Tiếng nói và chữ viết của các tộc người cũng được quan tâm giữ gìn và phát
triển. Tỉnh Đắc Lắc chú trọng và triển khai việc học tiếng dân tộc cho học sinh,
năm học 2002-2003, toàn tỉnh đã có 10.000 học sinh người dân tộc Êđê được
học tiếng mẹ đẻ; đồng thời đã bồi dưỡng được 300 giáo viên dạy học bằng tiếng
Êđê, hoàn thiện bộ sách giáo khoa tiếng Êđê và chuẩn bị đưa tiếng M ’Nông vào
dạy cho học sinh M’Nông1.
Đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào Tây Nguyên cũng được nâng
cao một bước. Toàn vùng hiện nay đã có khoảng 70% số hộ được nghe các
chương trình phát thanh và khoảng 63% số hộ được xem truyền hình của các
đài Trung ương và địa phương.
Hệ thống thống đô thị được phát triển ở mức khá, kết cấu hạ tầng được
nâng cấp, mạng lưới điện đã được chú trọng đầu tư, phát triển. Tính đến cuối
năm 2000, tỉnh Gia Lai có 100% số huyện, 72% số xã và 40,3% số hộ được
dùng điện; các số liệu tương ứng: tỉnh Kon Tum là 100%, 69% và 55%; tỉnh
Lâm Đồng là 100%, 88,7% và 46%; tỉnh Đắc Lắc là 100%, 65% và 46,4%...
Cho đến nay, hầu hết các xã trong vùng đều có trạm y tế.
Quốc phòng, an ninh được tăng cường, giữ vững và tương đối ổn định,
những vấn đề về FULRO trước đây đã được xử lý tốt, hậu quả của những vụ
bạo loạn chính trị nhanh chóng được khắc phục, niềm tin của đồng bào với
Đảng, Nhà nước từng bước được nâng cao, uy tín của đội ngũ cán bộ cơ sở
dần dần được củng cố, khối đại đoàn kết các dân tộc được xây dựng ngày
. Văn hoá xã hội và con người Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr. 270.

1



thêm vững chắc. Phần lớn số đồng bào lầm lỗi đã được sự quan tâm, giúp đỡ
trở về gia đình và buôn làng, yên tâm làm ăn, sinh sống. Nhiệm vụ về an
ninh, quốc phòng luôn được đề cao, thực hiện tốt các chỉ tiêu về nghĩa vụ
quân sự, giữ vững trật tự an toàn xã hội.
Thứ ba, sự đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các
tộc người ngày càng được phát huy. Trong kháng chiến cũng như hiện nay,
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên luôn giữ được truyền thống đoàn kết, tôn
trọng, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và xây dựng đời sống mới, sống vui
vẻ, hoà thuận trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Những người dân mới
di cư đến được các tộc người bản địa chấp nhận, nhiệt tình giúp đỡ, nhanh
chóng ổn định đời sống về mọi mặt, tiếp biến văn hoá giữa các tộc người,
như người Mông di cư vào Đắc Lắc, Đắc Nông đã sử dụng cơm từ gạo nương
thay cho “mèn mén”. Nhiều tộc người thiểu số đã biết tiếp thu văn hoá của
người Kinh trong sản xuất và sinh hoạt đời sống cộng đồng.
Thứ tư, ý thức tự chủ, tự vươn lên của các tộc người được nâng cao, các
nguy cơ chia rẽ tộc người, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc dần được
khắc phục. Trong những năm gần đây, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên
đã có nhiều khởi sắc, biết tự vươn lên, tiếp thu khoa học kỹ thuật, vận dụng
vào quá trình sản xuất, kinh doanh theo hướng kinh tế hàng hoá, phát triển
kinh tế trang trại, chăn nuôi và trồng cây công nghiệp. Nhiều hộ gia đình đã
thoát khỏi đói nghèo, vươn lên thành hộ khá và giàu. Ví như ở tỉnh Lâm
Đồng, năm 2005 đã có 4.690 hộ người dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi, có
thu nhập trên 10 triệu đồng/năm.
Trong sản xuất cũng như quan hệ xã hội, đồng bào các dân tộc đã từng
bước khắc phục được tư tưởng tự ti, đã mạnh dạn hơn trong đầu tư phát triển
sản xuất, giao lưu giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, học hỏi, phổ biến kinh
nghiệm làm ăn. Những biểu hiện kỳ thị, coi thường dân tộc ngày càng được
hạn chế. Ý thức tộc người được đề cao, nhận diện về bản chất của bọn phản



động được rõ hơn, đã tự giác cùng chính quyền các cáp đấu tranh vạch mặt,
ngăn chặn và từng bước vô hiệu hoá các tổ chức phản động.
Những thành tựu trên, phản ánh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta và
sự nỗ lực, vươn lên của các cấp chính quyền, đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vì một Tây Nguyên
giàu mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, ảnh hưởng
đến mối quan hệ giữa các tộc người, cần phải được nghiên cứu và tìm cách
khắc phục ngay.
Những hạn chế
Một là, việc hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
đối với Tây Nguyên có lúc chưa kịp thời, việc cụ thể hoá và đưa các chủ
trương, chính sách đó vào cuộc sống ở từng địa phương còn thiếu chủ động,
sáng tạo. Mặc dù, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định đúng vị trí chiến lược
của Tây Nguyên, nhưng việc xây dựng đồng bộ hệ thống các chính sách,
triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho địa bàn này chưa
kịp thời, chưa tương xứng với vị thế của nó. Chính sách riêng đối với Tây
Nguyên còn thiếu, thường ghép chung với các vùng khác, sự quan tâm đầu tư
phát triển chưa thật xứng đáng. Điển hình như chính sách đất đai, chính sách
xoá đói giảm nghèo, chính sách qui hoạch trồng cây công nghiệp chất lượng
cao và vùng nguyên liệu… tốn kém rất nhiều tiền bạc của Nhà nước và nhân
dân, nhưng hiệu quả thu được rất thấp.
Việc quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước ở từng địa phương còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa sát với đặc điểm
tình hình từng vùng, huyện, xã nên hiệu quả kinh tế thấp. Sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và kinh tế thị trường. Chưa có nhiều biện pháp cụ thể giúp đỡ các tộc
người thiểu số và quá lạc hậu cùng phát triển. Chưa kết hợp tốt giữa tăng
trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, “xu hướng gia tăng bất bình



đẳng và gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, tỷ lệ người nghèo là
người dân tộc thiểu số còn cao, chiếm khoảng 31% tổng số người nghèo cả
nước”1. Thậm chí, trên thực tế còn nhiều sai phạm trong thực hiện các dự án,
biểu hiện ở tính hiệu quả thấp, còn xảy ra thất thoát, tham nhũng, tiêu cực…
Hai là, quan hệ bình đẳng tộc người trên thực tế ở các lĩnh vực vẫn chưa
được thực hiện đầy đủ và triệt để. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, nhân dân có
tư tưởng phân biệt đối xử, miệt thị, chưa thực sự tôn trọng quyền bình đẳng
giữa các tộc người.
Trên lĩnh vực kinh tế, một số nơi, đồng bào dân tộc thiểu số chưa thực
sự có được cơ hội tốt nhất để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần. Thực trạng đó biểu hiện ở tỉ lệ đói nghèo của Tây Nguyên vẫn còn
cao 24,9% (cả nước là 13,3%), riêng miền núi và dân tộc thiểu số là 26,57%.
Ở tỉnh Kon Tum, tính đến năm 2004, có 196.744 hộ nghèo là người dân tộc
thiểu số (chiếm 53,65%). Tỉnh Lâm Đồng, tỷ lệ hộ đói nghèo là người dân
tộc thiểu số tính đến năm 2005 còn 25.488 hộ, chiếm 55,14% (theo chuẩn
mới).
Sự chênh lệch về mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ với tộc
người đa số còn rất lớn và có nguy cơ ngày càng gia tăng. Tính đến năm
2002, chênh lệch giữa hộ giàu và hộ nghèo là 13 lần (các tỉnh miền Bắc là
6,8 lần); chênh lệch thu nhập bình quân đầu người/tháng, giữa nhóm thu nhập
cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất là 6,4 lần. Theo báo cáo của các tỉnh
năm 2002, so sánh thu nhập bình quân đầu người/năm của toàn tỉnh với thu
nhập của đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy mức chênh lệch ở tỉnh Gia Lai
là 4,29 lần; tỉnh Kon Tum là 1,95 lần; tỉnh Lâm Đồng là 1,66 lần; tỉnh Đắc
Lắc là 1,56 lần. Sự chênh lệch giữa các hộ khá ở Tây Nguyên cũng rất cao,
nếu số hộ khá là người Êđê lên tới 21,55% thì tộc người Bana số hộ này chỉ
có 0,83%, còn các tộc người thiểu số như Brâu, Rmăm chưa có hộ khá 1. Điều
. Tạp chí Cộng sản, Số 8/ tháng 4 năm 2006, tr. 31.

. Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp, Nxb CTQG, H,
2003, tr. 45.
1
1


đó chứng tỏ, tình trạng sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra gay gắt ở Tây
Nguyên, chính là nguyên nhân làm cho quan hệ tộc người ở nơi đây doãng ra,
ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Quan hệ bình đẳng tộc người về chính trị, trên thực tế có lúc, có nơi
chưa được phát huy đầy đủ. Số lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu
số tại chỗ trong các cơ quan chính quyền nhà nước các cấp ở Tây Nguyên
chiếm tỷ lệ thấp so với các địa phương khác trong cả nước. Tỷ lệ đồng bào
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay là 32,36%, nhưng tỷ lệ cán bộ là
người dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 10% tổng số cán bộ toàn khu vực.
Theo kết quả giám sát của Hội đồng dân tộc Quốc hội, tỷ lệ cán bộ là người
dân tộc thiểu số ở các tỉnh như sau: Đắc Lắc 9,7%, Gia Lai 19,56%, Kon
Tum 14,02% và Lâm Đồng 5%. Tỷ lệ đó giữa các tộc người cũng không đều
nhau, cán bộ là người Êđê chiếm 12,75%, người M ’Nông chiếm 8,33%, cá
biệt có tộc người chưa có cán bộ.
Việc triển khai và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở có nhiều địa
phương chưa tốt, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa được tiếp thu
đầy đủ qui chế này. Đây chính là hạn chế rất lớn trong quan hệ bình đẳng tộc
người trên lĩnh vực chính trị của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Qua khảo
sát, điều tra về vấn đề này cho thấy, có 74,77% số người được hỏi trả lời qui
chế dân chủ ở cơ sở, địa phương chưa được thực hiện đầy đủ, có 11,67% trả lời
bị vi phạm1.
Quan hệ bình đẳng tộc người về văn hoá - xã hội, cũng còn nhiều bất
cập giữa các tộc người ở Tây Nguyên. Do mức hưởng thụ văn hoá, trình độ
dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên còn thấp, nên nhiều

vấn đề bức xúc liên quan đến quan hệ tộc người, quan hệ dân tộc - tôn giáo văn hoá chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm, làm rạn nứt đến sự cố kết,
hoà hợp dân tộc. Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ở Tây Nguyên mới đạt
. Nguyễn Sỹ Hoạ, Luận văn Thạc sỹ Triết học, H.2006, tr. 71.

1


82% (cả nước là 92%); số người mù chữ từ 15 tuổi trở lên còn 30% (cả nước
là 10%). Việc dạy và học chữ mẹ đẻ chưa được quan tâm đúng mức, hiện tại
vẫn còn 10 tộc người chưa có con em học đại học và cao đẳng.
Bản sắc văn hoá tộc người có lúc, có nơi chưa được gìn giữ và phát huy,
còn có biểu hiện bị mai một như người H ’Mông di cư vào tỉnh Đắc Lắc và Đắc
Nông không còn kèn lá, khèn, sáo, hát, múa lễ hội, chợ phiên, không còn biết
làm “mèn mén, thắng cố”, không có bàn thờ kể cả bàn thờ tổ tiên… Một số tộc
người rất ít sử dụng trang phục truyền thống kể cả trong lễ hội. Tín ngưỡng và
các luật tục dân gian chưa được nghiên cứu kỹ để loại bỏ những yếu tố lạc hậu,
giữ lại những yếu tố truyền thống tốt đẹp.
Ba là, mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa các tộc người có lúc chưa chặt
chẽ, sự tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau chưa được thực hiện đầy đủ, vẫn còn hiện
tượng xích mích, va chạm, gây thù hằn giữa các tộc người, làm suy giảm mạnh
khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặc dù, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã
phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử, cũng như trong xây dựng cuộc
sống mới, nhưng trong thời gian qua ở nơi này, nơi khác việc giải quyết quan
hệ giữa các tộc người vẫn còn chưa tốt. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu
số do mắc mưu kẻ thù, nên có tư tưởng “bài Kinh”, cho người Kinh là xâm
chiếm đất đai, đuổi người Thượng vào rừng sâu, dẫn đến gây thù hận lẫn
nhau. Có nơi còn xảy ra tình trạng xích mích va chạm giữa tộc người này với
tộc người khác. Chẳng hạn, tỉnh Gia Lai, năm 2003 xảy ra vụ tranh chấp đất
sản xuất giữa một số hộ đồng bào dân tộc ít người với một số hộ dân vùng
kinh tế mới ở xã Ia Hiao, huyện Ayun Pa. Việc quan tâm và thực hiện các

chính sách xã hội chưa thực sự công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng, các
tộc người, nên dẫn đến sự so bì trong quan hệ xã hội. Ví như vùng xảy ra bạo
loạn thì lãnh đạo các cấp đến thăm, động viên nhiều, nhưng vùng căn cứ cách
mạng, kháng chiến cũ thì chưa được quan tâm đúng mức; hay những người
trốn sang Căm Pu Chia về, có lỗi lầm thì được trợ cấp tiền (500.000


đồng/người), những người không trốn đi thì chẳng được gì… Đây chính là
những vấn đề khá nhạy cảm và tế nhị có tác động trực tiếp quan hệ, bình
đẳng tộc người, cần tiếp tục nghiên cứu và có chính sách đúng đắn hơn.
Bốn là, ý thức tự vươn lên của một bộ phận đồng bào, nhất là các tộc
người thiểu số còn hạn chế. Phần lớn các tộc người Tây Nguyên đã cố gắng
nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời
sống, nhưng vẫn còn một bộ phận có tư tưởng tự ti, mặc cảm, trông chờ, ỷ lại
vào sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương. Biểu hiện
rõ khi có chủ trương, chính sách đúng, nhưng việc hướng dẫn thực hiện chưa
cụ thể, vẫn còn tình trạng một bộ phận dân cư khi được hỗ trợ tiền vốn, cấp
đất sản xuất nhưng chỉ dùng vào việc tiêu xài, hoặc bán đất với giá rẻ, không
quan tâm đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế nên rơi vào tình
trạng đói nghèo triền miên.
Những hạn chế trên, một mặt phản ánh việc thực hiện chính sách dân tộc
chưa tốt, chưa thật đúng đắn, sáng tạo; mặt khác, nó thể hiện sự chênh lệch
về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự bất bình đẳng trong quan hệ tộc
người chưa giảm, có xu hướng gia tăng. Điều đó, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và
cả hệ thống chính trị phải tìm rõ nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục, để
từng bước phát triển Tây Nguyên giàu mạnh về mọi mặt.
* Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế
- Nguyên nhân của những thành tựu, trong thực hiện chính sách dân tộc
và quan hệ giữa các tộc người trên địa bàn Tây Nguyên có cả nguyên nhân
khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Về nguyên nhân khách quan:
Tây Nguyên là vùng chiến lược có nhiều tiềm năng thế mạnh cho phát
triển kinh tế - xã hội, nên thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Người dân Tây Nguyên vốn có truyền
thống đoàn kết, gắn bó keo sơn, một lòng một dạ đi theo cách mạng trong kháng


chiến và cần cù, chịu khó trong làm ăn, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cuộc
sống mới; có nền văn hoá độc đáo là những yếu tố quan trọng bảo đảm cho quan
hệ giữa các tộc người được phát triển một cách vững chắc và toàn diện.
Mặt khác, do những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị , văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh… tạo ra
điều kiện thuận lợi để Đảng và Nhà nước ta đề ra những chủ trương, chính
sách ưu tiên, hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội các vùng đồng bào dân tộc
nói chung và Tây Nguyên nói riêng.
Về nguyên nhân chủ quan:
Trước tiên phải nói đến là Đảng, Nhà nước ta và hệ thống chính trị các
cấp, các ngành đã thực sự quan tâm, tích cực tổ chức thực hiện chính sách
dân tộc và chăm lo xây dựng mối quan hệ đoàn kết truyền thống, gắn bó son
sắc giữa các tộc người ở Tây Nguyên. Sự nỗ lực tổ chức thực hiện các chính
sách dân tộc của đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính
trị nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng, làm cho kinh tế - xã hội trên địa
bàn phát triển, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào
dân tộc thiểu số, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về mọi mặt giữa các tộc
người trong vùng; quốc phòng, an ninh được giữ vững…tạo điều kiện tốt cho
sự hoà hợp dân tộc.
Bên cạnh đó, các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống yêu nước, thương
nòi, có tinh thần cách mạng bất khuất, biết đoàn kết, gắn bó, chung sức,
chung lòng, tự vươn lên trong đấu tranh cách mạng cũng như trong xây dựng
cuộc sống mới. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những

thành tựu quan trọng trong thực hiện chính sách dân tộc và giải quyết đúng
các mối quan hệ tộc người ở Tây Nguyên.
- Nguyên nhân của những hạn chế, bao gồm cả nguyên nhân khách quan
và nguyên nhân chủ quan.
Về nguyên nhân khách quan:


Do trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các tộc người ở Tây
Nguyên còn thấp, chưa có sự đồng đều, cùng với những khó khăn do địa
hình, thời tiết khắc nghiệt tạo ra. Tây Nguyên là vùng sơn cước khá nguyên
sơ, có nơi được phát hiện muộn (Đà Lạt - Lâm Đồng, mới được phát hiện
cách đây hơn một trăm năm), trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phân công
lao động xã hội diễn ra muộn và chậm hơn so với nhiều vùng khác. Tây
Nguyên là nơi tập trung nhiều thành phần tộc người, có phong tục, tập quán
khác nhau, trình độ phát triển còn khá chênh lệch. Đây là nguyên nhân cản
trở lớn đến việc thực hiện chính sách dân tộc và quan hệ bình đẳng giữa các
tộc người.
Mặt khác, do những vấn đề lịch sử để lại trong quan hệ giữa các tộc
người ở Tây Nguyên. Một số tộc người còn lạc hậu về phương thức canh tác,
sản xuất, còn nhiều tàn dư lạc hậu của chế độ cộng đồng công xã nông thôn,
chế độ mẫu hệ để lại. Giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số và giữa
người dân tộc thiểu số với nhau, có lúc còn xảy ra những xích mích và mâu
thuẫn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ tộc người.
Không chỉ vậy, còn do sự chống phá quyết liệt của kẻ thù, nhằm chia rẽ
khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch đang đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ,
chúng coi Tây Nguyên là một trọng điểm chống phá. Với ý đồ tách Tây
Nguyên ra khỏi Việt Nam, các thế lực đế quốc mà đứng đầu là Mỹ, lợi dụng
các vấn đề lịch sử để lại, những yếu kém của ta trong thực hiện chính sách
dân tộc và giải quyết quan hệ tộc người để xuyên tạc, nói xấu Đảng và Nhà

nước ta không quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có Tây
Nguyên. Chúng tuyên truyền cái gọi là “thực dân Kinh” để lừa gạt đồng bào,
chia rẽ người Kinh và người Thượng, giữa người dân tộc bản địa và dân tộc
mới di cư đến, kêu gọi thành lập “Nhà nước Đề Ga tự trị”…Đây là nguyên


nhân trực tiếp dẫn đến sự phân biệt đối xử, làm nảy sinh tư tưởng dân tộc hẹp
hòi, kì thị dân tộc, gây mất đoàn kết dân tộc.
Về nguyên nhân chủ quan:
Do nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc của một bộ phận cán bộ,
đảng viên và đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên chưa đầy đủ. Đặc biệt, hệ
thống chính trị nói chung và đội ngũ cán bộ ở cơ sở nói riêng còn nhiều hạn
chế về trình độ và năng lực, số lượng và chất lượng, cơ cấu thành phần tộc
người, chưa đáp ứng kịp với đòi hỏi của nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
Một số xã, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng còn
yếu kém, nội bộ mất đoàn kết; hoạt động của hội đồng nhân dân nhiều nơi
còn hình thức; năng lực điều hành của chính quyền chưa ngang tầm, chậm
đổi mới. Một số cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt chưa thực sự
gương mẫu, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên; tính đấu tranh phê
bình và tự phê bình chưa được đề cao, nhận thức còn có biểu hiện chủ quan,
phiến diện về diễn biến hoà bình.
Cùng với những nguyên nhân trên, do việc tổ chức thực hiện chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước ở từng địa phương, từng cấp, từng ngành chưa
tốt, thậm chí chưa được chú trọng. Cộng thêm với một bộ phận đồng bào dân
tộc thiểu số vẫn còn tư tưởng, tâm lý thụ động, chưa tích cực, chịu khó trong
khắc phục khó khăn, tự vươn lên, chưa mạnh dạn đổi mới tập quán sinh hoạt
và sản xuất, còn có biểu hiện tự ti dân tộc và hẹp hòi dân tộc.
Những hạn chế, yếu kém của việc thực hiện chính sách dân tộc và giải
quyết quan hệ tộc người ở Tây Nguyên hiện nay là sự tổng hợp cử nhiều

nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do khâu tổ chức thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn có lúc chưa hiệu
quả. Để thực hiện tốt chính sách dân tộc và giải quyết tốt quan hệ giữa các


tộc người ở Tây Nguyên trong thời gian tới, cần có những giải pháp đồng bộ
và phù hợp với đặc điểm địa bàn Tây Nguyên hiện nay.
2. Một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết quan hệ giữa các tộc
người trên địa bàn Tây Nguyên ở nước ta hiện nay.
Một là, giáo dục, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và
nhân dân Tây Nguyên về đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta.
Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói
chung và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng Tây Nguyên
nói riêng, đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách phù hợp với yêu cầu mới
của sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, phải tích cực, chủ động tuyên truyền, giáo
dục, nâng cao nhận thức lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về bình đẳng dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước
ta cho toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân Tây Nguyên. Trong đó, cần tập
trung vào đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt ở các địa phương và đồng
bào dân tộc thiểu số. Đây chính là lực lượng quan trọng, trực tiếp đưa đường lối,
chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta vào cuộc sống, làm cho
quan hệ giữa các tộc người ở Tây Nguyên ngày càng xích lại gần nhau, chung
xây cuộc sống mới.
Để công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cho cán bộ, đảng viên
trong hệ thống chính trị và nhân dân, nhất là các tộc người thiểu số trên địa
bàn Tây Nguyên hiện nay đạt hiệu quả tốt, cần tập trung vào một số nội dung
chủ yếu sau: tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ,
đảng viên và đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ bản chất khoa học và cách
mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường

lối, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. Trên cơ sở đó, đồng bào dân
tộc Tây Nguyên có nhận thức thấu đáo và thực hiện tốt mọi chính sách dân
tộc. Mặt khác, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và đồng


bào nắm và hiểu rõ tiềm năng, thế mạnh, những thách thức, khó khăn của địa
bàn Tây Nguyên; xây dựng lòng tự hào dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng, mục tiêu của cách mạng và chính bản thân mình, theo đó để họ
phấn đấu vươn lên, khắc phục tư tưởng tự ti, kì thị, hẹp hòi dân tộc, tinh thần
cảnh giác không mắc mưu kẻ thù…
Để công tác tuyên truyền, giáo dục đạt hiệu quả cao, cần thực hiện tốt
các yêu cầu đó là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi
lực lượng và cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, giáo dục chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách
dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. Đa dạng hoá các hình thức, biện pháp tuyên
truyền, giáo dục như thông qua hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng, lễ
hội truyền thống của đồng bào các dân tộc; thông qua việc hướng dẫn đồng
bào thực hiện chính sách định canh, định cư, hướng dẫn cách sản xuất,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phổ biến trực tiếp các chính sách
của Đảng và Nhà nước. Tổ chức các đội tuyên truyền lưu động đến tận các
buôn, làng để hướng dẫn, động viên, kết hợp với phát huy vai trò của các
trưởng thôn, già làng trong việc vận động đồng bào thực hiện theo chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong công tác tuyên truyền, giáo dục
cần phải chú ý nắm rõ đặc điểm, phong tục, tập quán của đồng bào; không nên dùng
lý luận cao xa mà phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, đi thẳng vào những vấn đề cụ thể đã
và đang xảy ra ở địa phương, với người thực, việc thực và gắn với đời sống sinh hoạt
hàng ngày của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện các chủ trương, chính sách và thường xuyên tổng kết
việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta trên địa bàn Tây Nguyên.
Trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện các chính sách nói chung

và chính sách dân tộc nói riêng ở các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa
phương, có lúc chưa tốt, hiệu quả thực tế chưa cao. Do đó, việc nghiên cứu,
bổ sung, hoàn thiện và tổng kết thực tiễn để thực hiện tốt hơn các chủ trương,


chính sách là yêu cầu khách quan, cấp thiết, một trong những nhân tố quan
trọng góp phần xây dựng quan hệ bình đẳng, lành mạnh giữa các tộc người ở
Tây Nguyên hiện nay.
Muốn vậy, cần tập trung làm tốt những nội dung, yêu cầu sau: trước hết,
Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành cần phải nhận thức sâu sắc quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ dân tộc và
chính sách dân tộc, bám sát diễn biến tình hình, nắm chắc những thành tựu,
hạn chế và bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách dân tộc trong suốt tiến
trình cách mạng, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới mà xây dựng và hoàn thiện
hệ thống quan điểm, chính sách đối với đồng báo các dân tộc Tây Nguyên
cho đúng đắn, đầy đủ và đồng bộ. Cần phải nhận thức rằng, phát triển đồng
bào dân tộc Tây Nguyên, nhất là các tộc người thiểu số là trách nhiệm chung
của cả nước, trong đó trước hết thuộc về trách nhiệm của hệ thống chính trị
và nhân dân địa phương. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách phải phù
hợp với lợi ích giữa các tộc người, phải quán triệt tốt phương châm chủ
trương một, chính sách biện pháp triển khai thực hiện phải được mười như
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy; đặc biệt phải coi trọng khâu tổ chức thực
hiện các chính sách đó trên thực tế, nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá
trình tổ chức thực hiện, phải kịp thời tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm một
cách khách quan, toàn diện, chỉ ra những mặt tốt, những mặt hạn chế để có
biện pháp khắc phục kịp thời; tránh phô trương, hình thức, chạy theo thành
tích mà báo cáo sai sự thật, làm phản tác dụng chính sách dân tộc đối với
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Ba là, chủ động, tích cực đấu tranh chống tư tưởng kì thị, tự ti dân tộc
và làm thất bại, âm mưu, thủ đoạn chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch

trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay.
Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tập trung
chống phá cách mạng Việt Nam bằng chiến lược diễn biến hoà bình, kết hợp


với bạo loạn lật đổ, trong đó chúng coi Tây Nguyên là một vùng trọng điểm.
Vì vậy, để thực hiện tốt giải pháp này, cần tập trung vào những vấn đề sau,
tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cho mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân Tây
Nguyên nhận thức rõ hơn bản chất, âm mưu, thủ đoạn mới của kẻ thù nhằm
chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn. Chúng lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo để đối lập quan điểm, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà
nước ta với tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho đồng bào giảm sút niềm tin vào
sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, dẫn đến mơ hồ, mất
cảnh giác, mắc mưu, bị lợi dụng, kích động, lôi kéo, tham gia vào các vụ bạo
loạn như đã diễn ra ở Tây Nguyên trong thời gian vừa qua.
Gắn công tác đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn chia rẽ dân tộc với việc
thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước đối với
đồng bào Tây Nguyên trên tất cả các lĩnh vực; kịp thời phát hiện và khắc
phục những biểu hiện tư tưởng dân tộc lớn, tự ti dân tộc, kì thị dân tộc, hẹp
hòi dân tộc và “tự diễn biến” trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Kiên quyết
xử lý theo đúng pháp luật với những cá nhân và tổ chức lợi dụng vấn đề này để vu lợi,
tiếp tay cho kẻ địch, chống phá Tây Nguyên, chống phá cách mạng nước ta.
Trên đây là những giải pháp cơ bản để thực hiện tốt hơn nữa chính sách
dân tộc và quan hệ giữa các tộc người trên địa bản Tây Nguyên, đòi hỏi các
cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cần quán triệt, thực hiện
đồng bộ, đầy đủ. Mỗi giải pháp có vị trí, vai trò riêng, song có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Tuỳ theo điều kiện cụ thể
của từng địa phương mà vận dụng cho phù hợp, tránh coi nhẹ hoặc đề cao
giải pháp nào. Thực hiện đồng bộ những giải pháp trên, sẽ góp phần giải
quyết tốt quan hệ giữa các tộc người ở Tây Nguyên hiện nay, nhằm xây dựng

khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của sự
nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


×