Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

TẬP bài GIẢNG SAU đại học LỊCH sử ĐẢNG, môn sử LIỆU và PHƯƠNG PHÁP sử LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.72 KB, 47 trang )

TẬP BÀI GIẢNG : SỬ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ LIỆU
SAU ĐẠI HỌC
Chuyªn ®Ò 1
Sö liÖu häc lµ khoa häc nghiªn cøu vÒ nguån sö liÖu
“Lịch sử” dùng để chỉ quá trình lịch sử khách quan xảy ra trong xã hội
loài người. Đó là hiện thực khách quan, tồn tại độc lập với ý muốn, nguyện
vọng của con người; lịch sử là sự hiểu biết của con người về những gì đã xảy
ra, con người có thể nhận thức được lịch sử. Hiện thực lịch sử là cái có trước,
còn nhận thức lịch sử là cái có sau, phản ánh hiện thực. Nhận thức lịch sử chỉ
đúng khi nào phản ánh đúng hiện thực lịch sử, thông qua các sử liệu.
Sử liệu học ra đời, nhằm trang bị cho người học những tri thức về
nguồn sử liệu, phương pháp sử lý sử liệu học phục vụ cho nhận thức lịch sử
nói chung và quá trình thực hiện một đề tài lịch sử nói riêng.
I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHÁI NIỆM NGUỒN SỬ LIỆU

1. Các loại định nghĩa về sử liệu
- Định nghĩa một vế: Có hai trường phái.
+ Longluis và Scignobas (Pháp) cho rằng sử liệu là những dấu vết của
tư tưởng và hành động của con người từ quá khứ để lại.
Định nghĩa này chỉ ra tiềm năng của sử liệu rất phong phú trong cuộc
sống, vấn đề đặt ra là con người có thể phát hiện được hay không.
+ M.HandelSman lại cho rằng: Sử liệu là những dấu vết trong đời sống
con người được duy trì và giữ lại.
Định nghĩa của M.HandelSma vì sử liệu đã đề cập đến tính chủ động
của con người trong việc lưu giữ những dấu vết hoạt động của chính con
người trong cuộc sống.
Định nghĩa một vế nêu trên chủ yếu nói về những dấu vết của con
người trong quá khứ.


2



- Định nghĩa hai vế:
+ Theo E.Bernheim (Đức): Sử liệu là những kết quả của những hành
động con người. Những kết quả này hoặc từ ý đồ có trước, hoặc từ bản thân
tồn tại của nó. Những kết quả này có ích cho nhận thức lịch sử và dùng nó để
kiểm tra lại các sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ.
+ Theo KozelatKowky, lại cho rằng sử liệu là dấu vết còn lại sau một
sự kiện lịch sử, phục vụ cho nhận thức lịch sử, khôi phục lại sự kiện lịch sử.
Định nghĩa hai vế về sử liệu một mặt khẳng định sử liệu là những kết
quả, dấu vết hoạt động của con người, đồng thời nêu rõ tác dụng của sử liệu
phục vụ cho nhận thức lịch sử.
Ngoài hai loại định nghĩa một vế và hai vế, còn có định nghĩa tổng quát
về sử liệu. Định nghĩa tổng quát về sử liệu có hai quan điểm khác nhau.
Định nghĩa tổng quát của Smidt cho rằng: Tất cả những gì mà từ đó
người ta khai thác được những thông tin từ quá khứ.
J.Topolsky lại cho rằng: mọi thông tin từ đời sống con người trong quá
khứ cùng với kênh thông tin. Đó là sử liệu.
Các định nghĩa tổng quát của Smidt và J.Topolsky về sử liệu khác các
định nghĩa một với hai vế về sử liệu như thế nào.
Định nghĩa tổng quát chỉ rõ phạm vi của các nguồn sử liệu rộng hơn rất
nhiều. Nó không chỉ là những dấu vết, những kết quả hoạt động của con
người trong quá khứ, mà còn bao gồm những thông tin mà chúng ta khai thác
được từ những yếu tố của tự nhiên, là môi trường sống của con người. Ví dụ
như hiện tượng lũ lụt, động đất, các hoạt động khác của thiên nhiên cũng
được coi là sử liệu.
Định nghĩa tổng quát về sử liệu cho phép người ta khai thác nguồn sử
liệu rộng hơn, làm cho nguồn sử liệu phong phú hơn.
Từ đó có thể khái quát lại: Sử liệu là mọi nguồn gốc của nhận thức lịch
sử (nhận thức trực tiếp hoặc nhận thức gián tiếp) bất kỳ chúng nằm ở đâu



3

cùng với những gì chúng truyền đạt bằng kênh thông tin.
Thông tin từ sử liệu là những tri thức đảm bảo độ tin cậy, độ nhận thức
lịch sử.
Kênh thông tin (phương tiện truyền tải thông tin) là tác giả, môi trường…
2. Nhận xét chung về các định nghĩa sử liÖu.
a. Định nghĩa một vế chỉ nhắc tới nguồn là gì ? (Là sản phẩm hoạt động
sống của con người).
b. Định nghĩa hai vế còn đề cập đến tác dụng của nguồn, sử dụng nó để
làm gì? để nhận thức lịch sử, kiểm tra các sự kiện lịch sử, khôi phục sự kiện
lịch sử.
c. Hai định nghĩa trên chỉ đề cập đến dấu vết hoặc sản phẩm hoạt động của
con người, không đề cập đến các yếu tố tự nhiên, môi trường của con người.
d. Định nghĩa tổng quát có khai thác những thông tin về đời sống con
người qua nó gắn yếu tố tự nhiên.
e. Cơ sở xác định nguồn luôn gắn khái niệm nguồn với khái niệm lịch
sử, phải làm rõ lịch sử là gì ?.
II. CHỨC NĂNG CỦA NGUỒN SỬ LIỆU

Nguồn sử liệu có hai chức năng chủ yếu:
1. Chức năng bản thể luận
- Bản thể khái niệm của triết học duy tâm chỉ vật tự tại không thể nhận
biết được, đối lập với hiện tượng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng phủ nhận
giới hạn không thể vượt qua được giữa hiện tượng và bản chất, chỉ có việc
chưa nhận thức được chứ không có vật không thể nhận thức được.
- Bản thể luận, học thuyết về bản chất của sự tồn tại.
- Chức năng bản thể luận phục vụ cho cuộc sống, trước khi trở thành sử
liệu là một mảnh, một bộ phận của thực tại, sử dụng sử liệu khai thác khôi

phục sự kiện.
2. Chức năng nhận thức luận


4

- Nhận thức:
+ Là quá trình hoặc kết quả giám sát và tái hiện hiện thực vào tư duy.
+ Nhận thức là nhận ra và hiểu biết được.
- Nhận thức luận:
Bộ phận triết học chuyên nghiên cứu về nguồn gốc, hình thức, phương
pháp và giá trị nhận thức đối với thế giới khách quan.
- Chức năng nhận thức luận: sử liệu sử dụng để khai thác thông tin. Sử liệu
phục vụ cho việc khôi phục sự kiện lịch sử quá trình lịch sử mà bản thân các nhà
sử học đã hoặc không tham gia vào quá trình tạo nên các sự kiện lịch sử, quá trình
lịch sử ấy (con người có thể nhận thức được lịch sử thông qua các sử liệu).
III. TÍNH CHẤT PHẢN ÁNH CỦA SỬ LIỆU

Sử liệu có hai loại phản ánh: sử liệu phản ánh trực tiếp và sử liệu phản
ánh gián tiếp.
- Sử liệu trực tiếp:
. Là một bộ phận, một mảnh của sự kiện (một phần sót lại của sự kiện).
. Cho phép người nghiên cứu nhận thức trực tiếp sự kiện, không phải
thông qua khâu trung gian nào khác. Thí dụ khi chúng ta nghiên cứu về cách
mạng tháng Tám năm 1945, đọc và nghiên cứu các tài liệu của Đảng thời kỳ
đó, các tài liệu đó là sử liệu trực tiếp, không phải là những tài liệu mà người
khác viết lại.
. Phê phán hình thức (phê phán bên ngoài) để xác định tài liệu thật hay
giả, có sát hay không, phê phán bên trong là phê phán thông tin, để kiểm tra
tính giá trị chính xác, chất lượng của thông tin.

- Sử liệu gián tiếp.
+ Là những sử liệu không trực tiếp phản ánh mà phải có vai trò trung
gian của người thông tin.
+ Cho chúng ta nhận thức gián tiếp sự kiện lịch sử.
+ Là những sử liệu ra đời không cùng thời với sự kiện lịch sử và có chủ


5

thể trung gian thứ ba.
+ Tất cả các công trình nghiên cứu của người khác nói về một sự kiện
lịch sử, quá trình lịch sử nào đó, đều gọi là sử liệu gián tiếp.
+ Phê phán bên ngoài (quy định tính xác thực của kênh truyền tải thông
tin) và phê phán bên trong (xác định độ tin cậy của thông tin).
Sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp đều có hai dạng: Sử liệu thành văn
và sử liệu không thành văn.
Sử liệu thành văn, là các văn bản bằng chữ viết. Thí dụ các nghị quyết
của Đảng, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, các bộ luật…
Sử liệu không thành văn, là sử liệu vật, thí dụ các công trình quân sự,
các hiện vật luôn giữ được trong các viện bảo tàng, khu di tích lịch sử…
Một công trình lịch sử phải xác định chính xác đối tượng nghiên cứu
mới có điều kiện xác định sử liệu, sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp. Trong
các công trình lịch sử, xu hướng chung là sưu tầm, xử lý các sử liệu trực tiếp,
làm được như vậy công trình khoa học lịch sử có độ tin cậy cao hơn, chính
xác hơn và những công trình như vậy sẽ có tính thuyết phục hơn.
IV VỊ TRÍ CỦA NGUỒN SỬ LIỆU TRONG NHẬN THỨC LỊCH SỬ

Nhà sử học (người nghiên cứu lịch sử) chủ thể nhận thức khi nghiên
cứu bất kỳ một sự kiện lịch sử, giáo trình lịch sử nào đó.
Nghiên cứu lịch sử, nhằm khôi phục một sự kiện lịch sử, quá trình lịch

sử, khôi phục sự kiện lịch sử là hoạt động của người nghiên cứu lịch sử, nhằm
xây dựng các sự kiện lịch sử thông qua sự phân tích tổng hợp các thông tin từ
các nguồn sử liệu.
Sự kiện lịch sử được tái tạo có đúng đắn hay không có tồn tại trong
thực tiễn hay không phụ thuộc vào sử liệu có chuẩn xác hay không.
Sự chuẩn xác của sử liệu được xem xét phân tích tính xác thực sử liệu
và độ tin cậy của thông tin trong sử liệu. Do đó phải nắm vững nguyên lý cơ
bản khôi phục sự kiện lịch sử. Sử liệu là xác thực và những thông tin chứa


6

trong sử liệu là tin cậy thì sự kiện lịch sử mà thông tin đã nói tới là tồn tại
trong thực tế.
- Sử liệu được coi là xác thực khi xác định được những điều kiện sau:
1. Xác định niên đại sử liệu.
2. Xác định tác giả sử liệu.
3. Xác định địa điểm tạo ra sử liệu.
4. Xác định tài liệu thật hay giả.
5. Xác định văn bản gốc của sử liệu.
- Thông tin chứa trong sử liệu được đánh giá là tin cậy cần dựa vào các
cơ sở sau:
1. Xác định thông tin trong sử liệu có phù hợp với thực tế không.
2. Xem xét hệ thống giá trị của tác giả sử liệu.
3. Xem xét vị trí của tác giả sử liệu.
4. Xem xét các phương tiện kỹ thuật mà tác giả sử liệu có khi tạo ra sử liệu.
5. Xem xét định hướng thông tin của sự liệu.
Đó là những thao tác cơ bản trong sử liệu học, yêu cầu người nghiên
cứu (nhà sử liệu) phải xác định được sử liệu, phải tiến hành phê phán sử liệu
(phê phán bên ngoài phê phán bên trong).

Thực hiện phê phán bên ngoài, trong phê phán bên trong sử liệu có mối
quan hệ khăng khít với nhau, cũng nhằm mục đích cuối cùng là: Xác định độ
tin cậy của thông tin trong sử liệu, tức chứng minh sự tồn tại trong thực tế của
sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử.
Như vậy, trong nhận thức lịch sử, sử liệu giữ vai trò nền tảng.
Muốn nhận thức lịch sử đúng, nhà sử học phải sử lý mối quan hệ giữa
sử liệu, sự kiện lịch sử (quá trình lịch sử) và sự kiện sử liệu. Mối quan hệ đó
có thể biểu diễn thành sơ đồ sau:


7

A

Sự kiện
Tác giả

lịch sử
B
C

E

Sử liệu
Sự kiện

Nhà sử liệu
(người NC lịch sử)

F


sử liệu
Qua sơ đồ trên ta thấy các mối quan hệ cơ bản sau trong quá trình nhận
thức lịch sử. Nhà sử học người nghiên cứu lịch sử) là chủ thể nhận thức lịch sử.
1. Sử kiện lịch sử (A) được phản ánh trong sử liệu (B), thông qua tác giả (E).
2. Tác giả (E) và sử liệu được (A) đều phải tham gia vào quá trình tạo
ra sự kiện lịch sử (A).
3. Sử liệu (A) là biểu hiện nhận thức của tác giả (E) trong quá trình tạo
ra sự kiện lịch sử (A). Sử liệu (B) là một bộ phận của sự kiện lịch sử (A).
4. Sự kiện sử liệu (C) chính là hình ảnh của sự kiện lịch sử (A) do nhà
sử học (người nghiên cứu lịch sử) (F) tạo ra trên cơ sở những tri thức của sử
liệu (B) cung cấp và của chính tác giả (E) của sử liệu sự kiện sử liệu (C) được
mô tả chính thức dưới dạng khoa học lịch sử.
5. Sự kiện lịch sử (A) và Sử liệu (B) đều tồn tại khách quan không phụ
thuộc vào chủ thể nhận thức là nhà sử học người nghiên cứu lịch sử) (F).
6. Sử liệu (B) và sự kiện sử học (C) đều phản ánh về sự kiện lịch sử (A)
thông qua lăng kính của con người với những nhận thức khác nhau.
Từ sự phân tích 6 mối quan hệ bên trong quá trình nhận thức lịch sử,
chúng ta kết luận rằng: Sử liệu giữ vai trò nền tảng trong nhận thức lịch sử,
không có sử liệu nhà sử học không nhận thức đầy đủ, chính xác về lịch sử.
V. KHÁI NIỆM VỀ SỬ LIỆU HỌC

- Sử liệu học là khoa học về lịch sử nghiên cứu về lý luận và những


8

phương pháp nghiên cứu, sử dụng các nguồn sử liệu phục vụ cho nghiên cứu
lịch sử nhằm khôi phục lịch sử khách quan, khoa học.
- Đối tượng nghiên cứu của sử liệu học là toàn bộ các sử liệu với tư

cách là căn cứ tư liệu lịch sử (sử liệu thành văn và sử liệu không thành văn).
- Nhiệm vụ nghiên cứu sử liệu học.
+ Nghiên cứu lý luận về nguồn sử liệu.
+ Xây dựng các phương pháp sử lý sử liệu (phân loại, chính luận, lựa
chọn, đọc, phê phán sử liệu…).
+ Nghiên cứu tính xác thực của sử liệu và độ tin cậy của thông tin để
khôi phục sự kiện lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: Chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgíc và kết hợp hai phương pháp đó. Đồng thời còn sử dụng
một số phương pháp khác nhằm thống kê, so sánh, pháp pháp lịch đại,
phương pháp đồng đại…


9

Chuyªn ®Ò 2
Ph©n lo¹i c¸c nguån sö liÖu
I. PHÂN LOẠI THEO ĐẶC TRƯNG

Gồm có 2 loại:

+ Sử liệu thành văn
+ Sử liệu không thành văn

1. Sử liệu thành văn:
- Là nguồn sử liệu tồn tại dưới dạng chữ viết.
+ Có thể là những văn bản dưới dạng cổ ngữ hoặc quốc ngữ.
+ Có thể là tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài.
- Đây là nguồn quan trọng hàng đầu của sử học. Bởi vì:
+ So với các nguồn sử liệu khác (sử liệu tồn tại dưới dạng hiện vật) thì

nguồn sử liệu thành văn bao giờ cũng truyền đạt thông tin một cách cơ bản,
hệ thống, đầy đủ, chính xác nhất.
+ Ví dụ: cùng diễn tả sự kiện lịch sử Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931),
hiện nay có rất nhiều nguồn sử liệu diễn đạt thông tin về sự kiện này, song
nguồn sử liệu thành văn (các văn bản, nghị quyết, các công trình nghiên cứu
khoa học về sự kiện này) bao giờ cũng truyền đạt thông tin đầy đủ, chính xác,
cơ bản, hệ thống hơn nguồn sử liệu hiện vật (tranh, ảnh, phim tài liệu)
- Sử liệu thành văn được chia làm 4 loại:
+ Loại truyền đạt thông tin có mục đích, giá trị ổn định lâu dài.
VD: Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cương lĩnh đầu tiên.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội, bỏ qua chÕ ®é tư bản chủ nghĩa.
Đều là những văn kiện có tính chất vạch đường, định hướng cho sự
phát triển của đất nước.


10

+ Loại truyền đạt thông tin có mục đích rõ ràng nhưng chỉ có giá trị
trong một thời gian ngắn.
VD: Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Là những văn kiện chỉ có giá trị trong thời kỳ nhất định, thích ứng với
hoàn cảnh lịch sử cụ thể (Nghị quyết TW6 Khóa IV: làm cho nền sản xuất
bung ra; Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (01/1981) khoán sản phẩm đến tận tay
người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp)
+ Loại trực tiếp phản ánh quá trình lịch sử, giai đoạn lịch sử.
VD: Nghị quyết TW 6,7,8 là những nghị quyết trực tiếp phản ánh chủ
trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ở thời kỳ (39 - 45)
+ Loại gián tiếp phản ánh sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử.

VD: các loại hồi ký của các đồng chí lãnh đạo, các nhân vật lịch sử.
2. Sử liệu không thành văn:
- Là nguồn sử liệu truyền đạt thông tin không phải bằng hệ thống chữ viết.
VD:

+ Các loại tranh, ảnh.
+ Những hiện vật còn lại qua các thời kỳ lịch sử

- Đây là nguồn sử liệu rất phong phú, ra đời sớm, trước cả sử liệu thành văn.
Ngoài hệ thống tranh, ảnh ghi lại dấu tích của xã hội, con người qua
các thời kỳ lịch sử còn có cả một kho tàng lưu giữ các hiện vật liên quan đến
sự ra đời, tồn tại, phát triển của con người, xã hội, đất nước, dân tộc.
+ Khi nghiên cứu về lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của dân tộc Việt
Nam, ngoài tác phẩm, công trình, sách giáo khoa (nguồn sử liệu thành văn),
còn có các nguồn sử liệu khác được lưu giữ ở Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam. Đến Bảo tàng này, không chỉ người Việt Nam mà cả các du khách nước
ngoài có thể hình dung được tòan bộ lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của
dân tộc Việt Nam, thể hiện qua các hiện vật được lưu giữ ở các gian trưng bày
của Bảo tàng.
Bắt đầu gian trưng bày về thời Hùng Vương dựng nước (với những đồ


11

đồng, đá…), đến thời đại Hồ Chí Minh.
Tất cả các hiện vật được sắp xếp theo thứ tự tiến trình lịch sử. Dù không
trực tiếp nghiên cứu những tác phẩm, công trình dưới dạng thành văn, người
xem vẫn có thể hình dung được lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của dân tộc
Việt Nam.
+ Tương tự: khi nghiên cứu về sự ra đời, tồn tại, phát triển của Đảng

Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Ngoài sử liệu thành văn truyền đạt thông tin về sự kiên này còn có
nguồn sử liệu không thành văn, tồn tại dưới các dạng:
Di tích lịch sử
Các hiện vật
Phản ánh quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. PHÂN LOẠI THEO TÍNH CHẤT PHẢN ÁNH.

Gồm có: Sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp.
1. Sử liệu trực tiếp:
- Là những tài liệu trực tiếp phản ánh một mảnh, một bộ phận nào đó sự
kiện lịch sử.
VD:

Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt.

Nghị quyết các đại hội, hội nghị Ban chấp hành TW… đều là những tài liệu
trực tiếp phản ánh một mặt, một lĩnh vực nào đó gắn với sự hoạt động của Đảng.
- Đây là nguồn sử liệu có tính chính xác cao, nhà sử học chỉ cần kiểm
tra tính xác thực của sử liệu mà không cần phải xác minh độ tin cậy của kênh
thông tin.
+ Tính xác thực của sử liệu có nghĩa là:


Đúng thời điểm ra đời.



Đúng tác giả.




Đúng thực tiễn.


12

Hay nói cách khác: đúng xuất sứ.
+ Độ tin cậy của kênh thông tin nghĩa là: Mức độ phù hợp giữa sự phản
ánh trong sử liệu với bản thân sự thật lịch sử.
Lưu ý: Đôi khi sử liệu trực tiếp cũng cần thiết phải nghiên cứu độ xác
thực của thông tin.
VD: Xem xét “Bản báo cáo đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu anh
hùng” cho một đơn vị: phần báo cáo thành tích chưa chắc chuẩn xác.
Bởi vậy: dù là sử liệu trực tiếp, trực tiếp quan sát được, theo lý thuyết
thì chỉ cần xác minh tính chính xác của sử liệu mà không cần phải xác minh
độ tin cậy của kênh thông tin, nhưng ở trường hợp này phải xác minh cả hai.
2. Sử liệu gián tiếp:
- Là những sử liệu không phải trực tiếp từ sự kiện lịch sử đó mà đã qua
một người khác thông tin đến.
VD: Một bài báo, một hồi ký viết về sự kiện lịch sử đó.
- Muốn nhận thức được nguồn gián tiếp một cách chân thực, nhà sử học
vừa phải xác minh độ tin cậy của người thông tin (tác giả của bài báo, hồi ký),
vừa phải xác minh tính chính xác của sử liệu.
- So sánh sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp:
Sử liệu trực tiếp
-Cho ta nhận thức trực tiếp

Sử liệu gián tiếp

-Nhận thức gián tiếp

-Không có chủ thể thứ ba hoặc

-Có chủ thể trung gian

chủ thể trung gian
-Không phải nghiên cứu độ tin
cậy của các thông tin từ sử liệu, mà
chỉ phải xác minh tính xác thực của
sử liệu

-Phải nghiên cứu cả hai


13

III. PHÂN LOẠI THEO LOẠI HÌNH

Gồm có:

+ Tài liệu vật thực; tài liệu chữ viết
+ Tài liệu dân tộc học
+ Tài liệu ngôn ngữ học
+ Tài liệu truyền miệng
+ Tài liệu phim, ảnh, ghi âm.

1. Tài liệu vật thực
- Là những di tích vật thực được hình thành trong quá trình hoạt động
của con người như:

 Nhà cửa.
 Các dụng cụ công tác.
 Các công trình giao thông vận tải.
 Đền chùa.
- Nhóm dữ liệu có đầu tiên và đến giờ vẫn giữ được ý nghĩa của nó trong
quá trình nghiên cứu lịch sử:
Ví dụ:
+ Nhìn vào hệ thống đồ vật khai quật được như: Đồ đồng, đồ đá, những
nét hoa văn in trên đồ gốm, sứ…người ta có thể xác định được niên đại của đồ vật
đó từ đó để xác minh và trả lời cho câu hỏi: Dân tộc đó hình thành từ bao giờ ?
+ Hoặc:

Thăm quan đường Trường Sơn.

Địa đạo Củ Chi.
Nghĩa trang Trường Sơn.
Đó là những hình ảnh sống còn mà nhìn vào đó người ta có thể hình
dung được sự tàn khốc của chiến tranh, tinh thần kiên trì bám trụ “Một tấc
không đi, một ly không dời”; “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của cả dân
tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tóm lại: đối với việc nghiên cứu lịch sử, một dân tộc hay một vĩ nhân:
tài liệu vật thực cung cấp cho ta thấy điều kiện sống của dân tộc đó, vĩ nhân


14

đó thế nào ? Đó chính là tiền đề đời sống tinh thần của con người đó, đất
nước, dân tộc đó.
2. Tài liệu chữ viết:
- Ra đời do nhu cầu của lịch sử, thể hiện trình độ phát triển của con

người.
+ Chữ viết trên thế giới: ra đời cách đây khoảng 5000 năm (thời Ai
Cập cổ đại)
+ Chữ viết ở Việt Nam: chưa xác định rõ, có giả thuyết cho rằng chữ
viết của Việt Nam ra đời từ thời Vua Hùng (quan sát Trống Đồng người ta
thấy có dấu hiệu của chữ viết nhưng chưa chắc chắn.
Khi giặc phương Bắc sang xâm lược nước ta, dân tộc ta bị đồng hóa, chữ
Hán cũng vì thế mà có mối quan hệ lớn đối với dân tộc Việt Nam trước đây.
- So với sử liệu vật thực thì sử liệu chữ viết có khả năng cung cấp cho ta
nhiều thông tin tổng hợp để có thể so sánh, xác định nguyên nhân, kết quả của
sự kiện lịch sử.
VD: nghiên cứu lịch sử trận chiến đấu 12 ngày đêm của quân và dân
Hà Nội ( 12/1972). Nếu chỉ nghiên cứu máy bay rơi, nhà đổ nát thì chưa đủ.
Vì sao có 12 ngày đêm phải dựa vào tài liệu chữ viết (cả của địch và của ta),
tìm ra được nguyên nhân, ý nghĩa của sự kiện đó.
3. Sử liệu truyền miệng: ca dao, tục ngữ, hò vè, truyền thuyết…
- Là nguồn sử liệu sáng tác trong dân gian nhưng được dựa trên thực tế,
gắn rất sát với lịch sử, trên cơ sở tổng kết lịch sử khái quát lại.
VD: “Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa”
Phản ánh sự phân biệt đối sử, cha truyền con nối dưới xã hội phong
kiến hoặc trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước).
- Tuy nhiên: nguồn sử liệu này do không có tác giả, được truyền tụng
trong dân gian nên thật giả khó phân biệt, người ta có thể tô vẽ, gọt giũa, làm


15

mất tính nguyên bản. Do vây đây không phải là sử liệu gốc, Lịch sử Đảng ít
dùng (có chăng chỉ là minh họa để làm phong phú thêm khi giảng bài).

4. Sử liệu ngôn ngữ học:
- Là nguồn sử liệu biểu đạt thông tin qua ngôn từ, dựa vào sự biểu hiện
qua ngôn từ để nhận thức lịch sử.
Tuy nhiên, ngôn từ có tính lịch sử, có tính thời đại (vì ngôn ngữ là ngôn
ngữ của thời đại, khi xã hội phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển, nhiều
thuật ngữ mới ra đời).
- Qua ngôn từ ta biết được tài liệu đó ra đời trong khoảng thời gian nào.
VD:

+ Thời xưa có: “chạy lọan”.

+ Thời chống Pháp có: “tản cư”.
+ Thời chống Mỹ có: “sơ tán”.
hoặc trong Lịch sử Đảng có:
+ Trước năm 1951, dùng cách mạng tư sản dân quyền.
+ Từ Đại hội II (1951) trở đi có: dùng cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
5. Sử liệu dân tộc học:
- Là nguồn sử liệu bao gồm trong đó cả sử liệu vật thực, truyền miệng, ngôn
ngữ… thông qua nhiều tàn tích dấu ấn, phong tục để nghiên cứu dân tộc đó.
- Đặc điểm của loại này là phản ánh cái đã qua, có khi rất mờ nhạt, song
nhờ đó ta có thể tìm ra nguồn gốc của sự kiện lịch sử.
VD: Ănghen đã sử dụng các nghiên cứu về bộ tộc Irôqua để tìm ra
nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước.
6. Nhóm sử liệu phim, ảnh, ghi âm…
- Ra đời trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển.
- Đây là nhóm tài liệu rất phong phú, nhiều tài liệu chuẩn xác (băng
hình, ảnh quay chụp trực tiếp).
VD: Đã một thời tuyên truyền về nhân vật và chiếc xe tăng húc đổ cổng
Dinh Độc lập ngày 30/4/1975 là xe tăng 843 do đồng chí Bùi Quang Thận -



16

Đại đội trưởng, đại đội 4 - Lữ 203 – Quân đoàn 2 là không chính xác.
Sau đó nhờ một bức ảnh, đoạn phim ghi hình trực tiếp của nữ phóng
viên người Pháp đã khôi phục sự chính xác của thông tin này (Xe 390)
(Nhân dịp 20 năm giải phóng Miền Nam, bà đã sang thăm Việt Nam,
đến bảo tàng Quân đội phủ định nhân vật trên)
- Chú ý: khi khai thác thông tin từ nguồn sử liệu này phải chú ý xem xét
lập trường người cầm máy, nếu không rất tai hại, đôi khi xuyên tạc lịch sử
(nhất là kỹ thuật chụp, ghép ảnh kỹ thuật số hiện nay.
KẾT LUẬN
- Nghiên cứu lịch sử, đánh giá lịch sử (nhất là lịch sử một con người) là
một công việc rất hệ trọng và phức tạp. Đòi hỏi người nghiên cứu lịch sử phải
dựa chắc vào các nguồn sử liệu thu thập được, càng nhiều càng tốt, chống tư
tưởng chủ quan, áp đặt.
- Việc phân loại các nguồn sử liệu chỉ mang tính ước lệ, vì các nguồn sử
liệu có sự giao thoa với nhau.
- Trong nghiên cứu, giáo dục Lịch sử Đảng: việc nhận biết đặc điểm của
các nguồn sử liệu có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho nhà sử học có được
phương pháp tiếp cận, khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu trong các trường
hợp cụ thể.


17
Chuyên đề 3
Phát hiện, lựa chọn và đọc sử liệu
I. Phát hiện, lựa chọn các nguồn sử liệu phục vụ
nghiên cứu


1. Điều kiện phát hiện, lựa chọn nguồn sử liệu
*Sử liệu là gì? Là mọi nguồn gốc của nhận thức lịch sử (trực tiếp hoặc
gián tiếp), bất kỳ chúng nằm ở đâu, cùng với những gì mà chúng truyền đạt
bằng kênh thông tin. (J. Topôlski)
Sử liệu Lịch sử Đảng hay t liệu Lịch sử Đảng bao gồm tất cả các di vật,
những t liệu, tài liệu...liên quan đến các sự kiện, các quá trình Lịch sử Đảng.
*Điều kiện để phát hiện nguồn, lựa chọn nguồn sử liệu
- Đề tài (vấn đề) nghiên cứu phải rõ ràng: Đối tợng và phạm vi nghiên
cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, nội dung nghiên cứu.
Ví dụ: Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kiến quốc trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
- Phải xác định đợc công cụ, phơng tiện tra cứu tìm nguồn sử liệu nh:
th viện, lu trữ, bảo tàng...
Lịch sử Đảng có những t liệu muốn tiếp cận đợc phải có công văn mới
đợc nghiên cứu tài liệu mật.
- Thực địa nơi xảy ra sự kiện, nhân chứng lịch sử để tìm sử liệu, di tích
lịch sử...
2. Nhiệm vụ phát hiện, lựa chọn nguồn sử liệu
- Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu, thì nhiệm vụ quan trọng của ngời
nghiên cứu là phát hiện nguồn sử liệu, chọn lọc sử liệu để khai thác thông tin.
+ Phát hiện, lựa chọn nguồn sử liệu giúp cho việc nghiên cứu có căn cứ
khoa học để làm sáng tỏ tính chân thực của lịch sử. Đây là nhiệm vụ quan
trọng, thờng xuyên đòi hỏi công phu, chính xác và ý thức trách nhiệm cao của
ngời nghiên cứu.
+ Có 2 nguyên tắc để phát hiện nguồn:
Phát hiện theo giai đoạn nghiên cứu: Tức là giới hạn thời gian để tìm, vì
bao giờ 1 đề tài, 1 công trình nghiên cứu lịch sử cũng nằm trong 1 khoảng thời
gian nhất định. Ví dụ: 1 đề tài về chống chiến lợc chiến tranh cục bộ của Mỹ ở
miền Nam, thì tập trung tìm sử liệu trong khoảng thời gian 1965 - 1968.
Phát hiện theo vấn đề: Là tìm sử liệu trong phạm vi đề tài và những lĩnh

vực có liên quan, cần giới hạn thế nào cho đủ mà không tràn lan.


18
Ngày nay, khi vận dụng quan điểm hệ thống để xem xét các nguồn sử
liệu, tức là xem xét các nguồn sử liệu nh một hệ thống, một số ngời còn mở
rộng hơn nữa các nguồn sử liệu, thậm trí cả những nguồn t liệu không nằm
trong hệ thống các nguồn sử liệu. Ví dụ: nghiên cứu về đờng lối đổi mới ở nớc
ta không thể không nói tới điều kiện địa lý, môi trờng tự nhiên. Song các yếu
tố đó lâu nay lại không đợc coi là nguồn sử liệu.
Việc sử dụng các nguồn sử liệu khác nhau để nghiên cứu Lịch sử Đảng
là điều cần thiết, nhng nếu quá mở rộng các nguồn sử liệu nh vậy có thể sẽ
dẫn đến sai lầm.
+ Cách phát hiện sử liệu:
Thờng thì trớc hết phải xem xét lịch sử nghiên cứu vấn đề mà mình
nghiên cứu, để biết ngời trớc đã tiếp cận những nguồn sử liệu nào, từ đó có thể
kế thừa, chọn lọc nguồn cần thiết.
Khảo sát thực tế để phát hiện nguồn: nh hiện vật, nhân chứng lịch sử
còn sống, nơi xảy ra sự kiện.
Tìm các nguồn khác ở th viện, bảo tàng, các cơ quan và cá nhân nghiên
cứu vấn đề, sự kịên.
Sau khi đã có nguồn sử liệu thì cần thiết phải phân loại, lựa chọn phân
thành các nhóm, và từ nhóm tiếp tục lựa chọn sử liệu tiêu biểu để khai thác
thông tin.
Khoa học Lịch sử Đảng có nguồn t liệu hết sức phong phú, đa dạng.
Tuỳ theo nội dung phản ánh và tính chất của sử liệu mà ngời ta thờng phân
nguồn sử liệu (t liệu) thành các nhóm (loại hình), để lựa chọn nghiên cứu.
(Có 2 cách phân nguồn).
+ Có thể phân thành 7 nhóm:
1, Nhóm t liệu thành văn (nguồn sử liệu thành văn)

2, Nhóm t liệu vật chất (vật thực): hiện vật, di tích, thực địa, nhân chứng
lịch sử...
3, Nhóm t liệu truyền miệng dân gian
4, Nhóm t liệu ngôn ngữ
5, Nhóm t liệu dân tộc học
6, Nhóm t liệu phim ảnh, băng hình
7, Nhóm t liệu ghi âm
+ Hoặc có khi phân nguồn sử liệu thành 2 nguồn (thực chất cũng nh trên)
T liệu thành văn: là nguồn t liệu hết sức phong phú bao gồm các văn
kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; các tác phẩm, bài viết quan trọng của các


19
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nớc và tài liệu của địch có liên quan đến hoạt
động lãnh đạo của Đảng mà ta thu thập đợc, vv...
T liệu hiện vật (nhân chứng lịch sử, cờ, phim, ảnh,..). Đây cũng là
nguồn t liệu quý, có giá trị nh những t liệu thành văn, đặc biệt là các nhân
chứng lịch sử.
Lựa chọn nguồn t liệu cần chú ý:
+ Trong quá trình su tầm, phân loại t liệu, nhà nghiên cứu đã có thể biết
một cách sơ bộ những tài liệu nào cần đợc chọn lọc. Do đó, quá trình su tầm,
phân loại là quá trình phải thực hiện chọn lọc. Nói cách khác, việc lựa chọn t
liệu phải đợc thực hiện ngay từ bớc su tầm và phân loại t liệu.
+ Yêu cầu chọn lọc t liệu: (cần đáp ứng 2 yêu cầu sau)
Tạo ra đợc một khối lợng t liệu có thể phản ánh các sự kiện đại diện cho
toàn bộ nguồn t liệu.
Phải chọn lọc đợc khối t liệu cho các sự kiện điển hình.
Vậy thế nào là khối t liệu đại diện và khối t liệu điển hình?
Khối t liệu đại diện là khối t liệu phản ánh đợc những xu thế, quá trình
chung của các hiện tợng trong toàn bộ nguồn t liệu không tổng hợp.

Tuỳ theo số lợng toàn bộ của nguồn t liệu là bao nhiêu, yêu cầu nghiên
cứu cần mức độ chính xác nh thế nào, nhà nghiên cứu có thể xác định đợc số
lợng cần chọn lựa.
Khối t liệu điển hình là phạm trù để chỉ những cái gì tồn tại có tính quy
luật đợc phổ biến rộng rãi.
Ví dụ: Phong trào cách mạng 1930 - 1931, ta chọn cao trào Xô viết
Nghệ Tĩnh là điển hình.
Hoặc những cái gì mới nảy sinh, nhng trong tơng lai sẽ phát triển mạnh
mẽ và trở thành quy luật.
Ví dụ: trận ấp Bắc (Mỹ Tho), ngày 02/01/1963 lần đầu tiên LLVT kết
hợp với LLCT đánh bại cuộc càn quét lớn của Mỹ, Nguỵ ở vùng đồng bằng.
+ Phơng pháp chọn lọc t liệu (sử liệu) thờng có các phơng pháp thông thờng sau đây:
Phơng pháp chọn lọc ngẫu nhiên: lấy một khối lợng t liệu một cách tuỳ
ý, ngẫu nhiên từ nguồn t liệu toàn bộ.
Phơng pháp chọn lọc theo loại: chia toàn bộ nguồn t liệu theo dấu hiệu
tập hợp cơ bản và lấy một trong các tập hợp đó.
Phơng pháp chọn lọc cơ học: đánh số toàn bộ nguồn tài liệu và lấy tài
liệu theo một khoảng cách nhất định.


20
Chọn lọc theo phơng pháp chọn lọc cho kết quả rất khả quan. Bởi vì,
sai số của nó do quy luật số lớn quy định, không ảnh h ởng đến các kết luận
khoa học.
Tóm lại: Phát hiện, lựa chọn các nguồn sử liệu là việc làm có ý nghĩa
quy định chất lợng công trình nghiên cứu Lịch sử Đảng. Phát hiện, lựa chọn
các nguồn sử liệu có hiệu quả phải nắm vững điều kiện phát hiện lựa chọn,
nắm vững nhiệm vụ phát hiện lựa chọn.
II. Đọc sử liệu


Đọc sử liệu là để khai thác thông tin từ sử liệu phục vụ cho nghiên cứu.
1. Điều kiện để đọc sử liệu
- Sử liệu phải là kênh chứa thông tin mà ngời đọc biết đến, bao gồm:
+ Sử liệu thành văn: phải rõ nguồn nh văn kiện, nghị quyết, hồi ký...
* Lu ý 2 loại biên bản và hồi ký:
Về biên bản: Nếu khai thác đợc biên bản hội nghị, đại hội thì rất quý, để ta
nghiên cứu quá trình hình thành đờng lối, là một quá trình đấu tranh nội bộ gay
gắt và hiểu rõ hơn những đóng góp của mỗi thành viên vào đờng lối.
Ví dụ: Nghị quyết Trung ơng 15 (1- 1959) diễn ra cuộc đấu tranh nội
bộ gay gắt mới có đợc nghị quyết. Vì trong hội nghị có ý kiến nói phải duy trì
đấu tranh chính trị, có ý kiến nói phải đấu tranh vũ trang... Hội nghị kết luận
phải kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang để khởi nghĩa giành
chính quyền.
Hay Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2 - 1951), trớc khi thảo luận đã
diễn ra những cuộc thảo luận, tranh luận gay gắt trên nhiều vấn đề: nh sự chuyển
biến cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phát triển lên
cách mạng xã hội chủ nghĩa qua 2 hay 3 giai đoạn ? Vấn đề thành lập Đảng Lao
động Việt Nam hay vẫn duy trì Đảng Cộng sản Đông Dơng ?...Thông qua nghiên
cứu, đọc biên bản các cuộc thảo luận, hội nghị ta hiểu đợc cuộc đấu tranh diễn ra
để có đợc chủ trơng, đờng lối nh thế nào?
Về hồi ký: Là t liệu rất quan trọng, đặc biệt nghiên cứu lịch sử thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thời kỳ Đảng hoạt động bí mật. Qua đọc
hồi ký mà khắc phục những mất mát tài liệu.
- Có thể nhận thấy vai trò, vị trí của hồi ký trong nghiên cứu Lịch sử
Đảng:
+ Hồi ký góp phần dựng lại bức tranh chân thực về lịch sử.
+ Hồi ký góp phần tổng kết kinh nghiệm lịch sử, đặc biệt là những ngời
lãnh đạo của Đảng, bởi những nhận xét, đánh giá là những gợi ý cho nhà



21
nghiên cứu.
+ Hồi ký góp phần làm cho sự kiện lịch sử sinh động.
Vậy hồi ký đợc sử dụng trong các trờng hợp nào ?
Dùng lời nhận xét của lãnh tụ viết trong hồi ký về phong trào lúc đơng
thời để góp phần làm sáng rõ nhận định của mình.
Trích lại câu nói của lãnh tụ khi nhận định về chủ trơng nào đó mà ta
không thấy ở các văn kiện nào khác. Ví dụ: Hồi ký của Đại tớng Võ Nguyên
Giáp năm 1945 viết: khi Bác Hồ ở Tân Trào bị ốm nặng, Bác dặn đồng chí Võ
Nguyên Giáp và đồng chí Phạm Văn Đồng: Dù có phải đốt cháy cả dãy Trờng Sơn cũng phải giành cho đợc độc lập
Hồi ký dùng nhiều hơn trong những trờng hợp t liệu không có hoặc
nghèo nàn.
Cũng cần tham khảo hồi ký của những đối phơng. Ví dụ: Hồi ký của
Nguyễn Khắc Hoè - Vua cuối cùng của Triều Nguyễn, khi Chính phủ ta mời
ra làm cố vấn Chính phủ, ông ghi th cho mẹ: Cụ Hồ thơng con nh con, mẹ
không phải lo gì cả !
Qua đó nói lên lòng bao dung của Bác Hồ với những ngời lầm đờng
tỉnh ngộ.
Lu ý: Hồi ký không thể thay thế văn kiện Đảng, mà chỉ có thể bổ sung
cho văn kiện Đảng.
Do nhiều lý do, hồi ký có điểm này, điểm khác thiếu chính xác, thiếu
khách quan, toàn diện. Vì vậy, sử dụng hồi ký phải thận trọng, phải phân tích,
đối chiếu, xác minh, chọn lọc kỹ càng.
+ Sử liệu không thành văn nh: nhân chứng lịch sử, hiện vật, di tích lịch
sử,...cũng là một kênh chứa thông tin quan trọng, mà ngời nghiên cứu cần biết
đến và khai thác thông tin.
Cần chú ý khai thác tìm thông tin (tài liệu), từ nhân chứng lịch sử, ngời
nghiên cứu cần có hiểu biết ở nhân chứng những vấn đề sau:
Xác định thành phần xã hội của nhân chứng, một sự kiện đang tìm hiểu
(cán bộ, đảng viên, nhân dân ta, nhân chứng ở hàng trận bên kia).

Biết khai thác và xử lý tài liệu để có nguồn tài liệu khoa học trong nghiên
cứu. Vì nhân chứng lịch sử kể về sự kiện, đôi khi còn lồng vào đó cái tôi.
Ngời su tầm tài liệu phải có thái độ khách quan, khoa học. Phải đối
chiếu những tài liệu có đợc từ nhân chứng cung cấp với các tài liệu khác để
tìm ra sự thật lịch sử 1 cách chính xác nhất. Ví dụ: Khi ngời ta ghi chép lời kể
của nhân chứng về việc đánh đồn Tam Giác (xã Tân An, huyện Tân Châu, tỉnh


22
An Giang), không rõ ngày, chỉ xác định là đang mùa thu hoạch bắp. Đối chiếu
với tài liệu thành văn của địch nói về trận này, việc nghiên cứu lịch sử địa phơng ở đây và đợc xác định đúng ngày tháng, năm diễn ra trận đánh, kể cả số lợng các loại vũ khí mà ta thu đợc.
- Đọc sử liệu phải nắm đợc luật mã thông tin. Ngời đọc sử liệu phải am
hiểu về luật mã thông tin, các ký hiệu, ký tự của sự kiện đó, của ngôn ngữ
hình tợng ký tự của sự kiện đó, của ngôn ngữ, hình vẽ đó. Ví dụ: tản c, sơ
tán...
- Đọc sử liệu phải hiểu luật tâm lý của cá nhân nhà sử học (tâm t, tình
cảm, thói quen, ảnh hởng, lối hành văn của các tác giả).
- Ngời đọc phải có khả năng phát hiện đợc sai lầm và đính chính sai
lầm khi đọc sử liệu qua đó tìm ra bí quyết sự thật của sự kiện lịch sử.
2. Cách đọc nguồn sử liệu (cách nhận thức sử liệu)
2.1. Nắm vững một số nguyên tắc đọc sử liệu
(Xem lại: Giáo trình PPNC giảng dạy LSĐ CSVN - Nxb QĐND, HN,
2001. tr.69)
*Gồm 3 nguyên tắc:
- Nắm đợc luật ngôn ngữ dân tộc (ngôn ngữ các dân tộc hiện nay)
- Nắm đợc luật ngôn ngữ thời đại (các cổ ngữ). Ví dụ: thời Hùng vơng
các vua Hùng đời đời nối nhau làm phụ đạo. Từ Việt cổ phụ đạo nghĩa là
tù trởng - ngời đứng đầu một bộ tộc. Những năm 1930 có từ thổ địa cách
mạng - tức là cách mạng ruộng đất
- Luật chữ viết và ký hiệu (viết tắt, ký hiệu). Ví dụ: thời chống Pháp,

bọn nguỵ gọi Việt Minh là: Vẹm. Thời chống Mỹ, bọn Mỹ, nguỵ gọi ngời
cách mạng là vi - ci. Thời nay dùng VTV (vô tuyến truyền hình)...
2.2. Phơng pháp đọc, khai thác kinh điển, nghị quyết
Đây là những sử liệu (tài liệu) có nội dung cơ bản, cốt lõi bao trùm,
xuyên suốt của môn khoa học Lịch sử Đảng (Tham khảo đọc lại: Giáo trình
phơng pháp nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng, tr. 263 - 283)
*Những yêu cầu chung cần nắm vững khi lựa chọn phơng pháp đọc,
khai thác kinh điển, nghị quyết.
+ Đọc phải xuất phát từ:
Đối tợng, nhiệm vụ khoa học Lịch sử Đảng
Mục tiêu yêu cầu của chủ đề nghiên cứu
Mục đích là để định hớng đúng trong quá trình đọc và khai thác.
+ Lựa chọn phơng pháp đọc, khai thác phải đáp ứng yêu cầu:


23
Phải dựa trên quan điểm lịch sử, cụ thể (xem tài liệu từ tr. 269),
Kế thừa, kết hợp có hiệu quả, hệ thống các phơng pháp chuyên ngành
Lịch sử và kết hợp giao thoa các phơng pháp khoa học khác.
Do đó, phải hết sức hiểu biết và phát huy u thế từng phơng pháp, trong
hệ thống phơng pháp chuyên ngành, phơng pháp lịch sử và phơng pháp nghiên
cứu khác.
*Phơng pháp đọc, khai thác tác phẩm kinh điển, nghị quyết của Đảng
- Tuân thủ phơng pháp chung về đọc sách
- Đối với các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin
+ Đọc lời tựa, lời nói đầu và xem mục lục để định hớng nội dung cần
tập trung đọc (nội dung cần khai thác), phục vụ yêu cầu nghiên cứu.
+ Sử dụng thời gian đọc không giàn đều mà tập trung thời gian vào những
vấn đề trong tâm, trọng điểm theo mục đích yêu cầu nội dung cần khai thác.
+ Đọc phải kết hợp với t duy, rút ra đợc những t tởng cơ bản của tác

phẩm, phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu.
Đọc không phải là để nắm câu chữ, mà phải suy nghĩ nắm t tởng, nắm
bản chất cốt lõi của vấn đề.
+ Đọc kinh điển Mác - Lênin có hiệu quả cần phải biết sử dụng thành
thạo các t liệu thích ứng với tác phẩm.
Vì tác phẩm kinh điển chứa đựng nhiều loại kiến thức, nhiều nội dung
có liên quan đến nhiều bộ môn khoa học, cho nên khi đọc, để hiểu t tởng tác
phẩm không phải dễ. Vì vậy, quá trình đọc, cần sử dụng t liệu thích ứng hay
các từ điển chuyên ngành để tra cứu làm sáng tỏ các thuật ngữ, các danh từ,
các nhân vật lịch sử
Ví dụ: Ph.ăngghen phê phán Đuy - rinh trong tác phẩm Chống Đuy rinh có chỗ khó hiểu ta có thể dùng từ điển triết học, từ điển chính trị đọc lại
để dễ hiểu hơn về Đuy - rinh, về các khái niệm.
+ Đọc phải rút ra đợc ý nghĩa, phơng pháp luận của các nguyên lý, quan
điểm và các luận điểm khoa học của tác phẩm đối với hoạt động lý luận và
hoạt động thực tiễn.
Hớng vận dụng là: Những vấn đề thuộc nguyên lý, lý luận Mác - Lênin
đợc Đảng vận dụng vào đờng lối, chủ trơng chính sách nhằm giải quyết những
vấn đề thực tiễn đặt ra.
Vận dụng vào cơng vị công tác và chức trách nhiệm vụ bản thân.
+ Sử dụng kết hợp tổng hợp nhiều phơng pháp trong đọc, khai thác kinh


24
điển để có đợc kết quả tốt nhất.
- Đối với các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn kiện nghị
quyết của Đảng
+ Sử dụng các phơng pháp đọc, nghiên cứu tác phẩm kinh điển Mác Lênin
+ Xác định rõ mục đích, phơng hớng và lập đề cơng kế hoạch đọc, khai
thác.
+ Đọc phải nắm vững, trớc hết là thời gian ra đời của tác phẩm, nghị

quyết, xem mục lục để định hớng nội dung chủ đề nghiên cứu. Qua đó giúp ta
tránh đợc lầm lẫn giữa tác phẩm này với tác phẩm khác, nghị quyết này với
nghị quyết khác.
+ Đọc toàn bộ, nhng giành nhiều thời gian cho phần trọng tâm, trọng
điểm theo mục đích yêu cầu, nội dung cần khai thác.
Thông thờng văn kiện, nghị quyết kết cấu 3 phần:
Hoàn cảnh lịch sử (đánh giá tình hình)
Những t tởng cơ bản của nghị quyết
Những biện pháp tổ chức thực hiện
+ Khi đọc cần liên hệ giữa nguyên lý, lý luận Mác - Lênin, t tởng Hồ
Chí Minh, quan điểm t tởng của Đảng trong văn kiện, nghị quyết với thực tế
Việt Nam, so sánh với nghị quyết trớc, tác phẩm trớc xem những vấn đề đó đợc bổ sung, phát triển nh thế nào?
+ Đọc tác phẩm kinh điển và văn kiện, nghị quyết phải biết kết hợp đọc
với lựa chọn ghi chép cho thích hợp, đạt hiệu quả (xem TL tr. 281)
2.3. Đọc tài liệu Lịch sử Đảng (tr. 254 - 255 sđd)
- Đọc toàn bộ tài liệu hoặc những điểm có liên quan đến vấn đề cần
nghiên cứu.
- Trong quá trình đọc, đặc biệt các tài liệu cùng diễn ra trong một thời
gian, cần phải phát hiện chỗ thống nhất và cha thống nhất, để từ đó tiếp tục su
tầm, nghiên cứu đi đến kết luận chính xác.
- Đối với tài liệu thời gian càng xa với hiện thực, cần có sự am hiểu
ngôn ngữ, cách diễn đạt trong từng thời điểm cụ thể, để hiểu đúng nội dung t
tởng chứa đựng trong đó.
Chú ý:
- Sử dụng hồi ký cần thận trọng, không thể lấy hồi ký thay cho văn kiện
nghị quyết của Đảng.
- Su tầm và đọc t liệu hội thảo (kỷ yếu) cần phải nắm rõ mục đích,


25


tính chất của cuộc hội thảo, ngời đọc tham luận, ngời viết hội thảo cần nắm
vững những điểm thống nhất và cha thống nhất trong hội thảo.
- Cần có sự thẩm định lại các t liệu su tầm đợc
2.4. Nhận thức sử liệu từ nhân chứng lịch sử.
*Sự cần thiết ? Đây là nguồn t liệu thiết thực làm sáng tỏ nhiều vấn đề
mà t liệu thành văn cha thể ghi chép đợc. Nhân chứng lịch sử và những ngời
trực tiếp tham gia vào hoặc chứng kiến 1 sự kiện, một qúa trình lịch sử .
*Yêu cầu lấy t liệu từ nhân chứng lịch sử.
- Phải nắm vững hoàn cảnh mà các sự kiện đó diễn ra; đờng lối chủ trơng của Đảng lúc đó; các hoạt động của từng cá nhân, nhất là các hoạt động
tiêu biểu trong sự kiện, những bài học đợc rút ra qua các sự kiện hoặc thời kỳ
lịch sử đó
- Xác định rõ nội dung đề tài, đề cơng trao đổi cần khai thác. Đây là
vấn đề quan trọng để xác định phạm vi, trọng tâm su tầm tài liệu.
- Khi hỏi, trao đổi với nhân chứng phải có thái độ khiêm tốn và phơng
pháp khai thác khéo, phải chuẩn bị các câu hỏi chu đáo; chuẩn bị các test,
mẫu điều tra.
- Phải tổng hợp đợc thông tin, thông qua nhân chứng lịch sử hồi tởng
lại.
- Thông tin thu đợc cần đọc lại cho nhân chứng nghe và có nhận xét, để
đảm bảo tính chính xác của thông tin qua nhân chứng.
Bởi vậy, ngời s tầm t liệu phải có thái độ khách quan khoa học vì tài liệu
nhân chứng cung cấp dù quan trọng đến đâu, vẫn là 1 nguồn t liệu theo ngời
kể.
Do đó: t liệu thu thập đợc cần đối chiếu, so sánh, nh:
Đối chiếu với lời kể của các nhân chứng khác về 1 sự kiện
Đối chiếu với tài liệu khác, đặc biệt là t liệu thành văn chính thống (văn
kiện, tài liệu gốc)
III. Xác định tính chân, giả


1. Vai trò của các sử liệu chân thực
- Đối với khoa học Lịch sử Đảng, t liệu Lịch sử Đảng giữ một vị trí đặc
biệt quan trọng trong việc khôi phục lại bức tranh trung thực của lịch sử, phác
hoạ toàn bộ lịch sử cách mạng sinh động và phong phú của Đảng.
- Khi sử dụng t liệu lịch sử, bất cứ một nhà nghiên cứu nào, cũng cần phải


×