Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sự HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN đội NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM QUA các THỜI kỳ LỊCH sử, ý NGHĨA đối với PHÁT HUY TIỀM NĂNG của đội NGŨ TRÍ THỨC TRONG CÔNG CUỘC đổi mới ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.82 KB, 17 trang )

1

Sự HìNH THàNH Và PHáT TRIểN CủA Đội ngũ trí thức VIệT NAM
qua các thời kỳ lịch sử, ý NGHĩA Đối với việc phát huy tiềm năng của đội ngũ
trí thức trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

---  --MỞ ĐẦU

Lịch sử xã hội phát triển cùng với sự phát triển của các tri thức mà con
người đã tích luỹ được trong quá trình lao động và đấu tranh. Sự phát triển
của đội ngũ tri thức đã góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, từng bước giải
phóng con người khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên cũng như chi phối bởi các lực
lượng xã hội. Nhờ có tri thức và học vấn cao, con người ngày càng nhận thức
đầy đủ hơn quy luật vận động và phát triển của tự nhiên và xã hội. Tri thức
làm cho con người trở nên tự do, tích cực, có khả năng sử dụng lực lượng của
tự nhiên, cải tạo tự nhiên, biến đổi xã hội để phục vụ cho lợi ích của con
người. Chính vì vậy, mà trong quá trình lãnh đạo cách mạng cách mạng Việt
Nam Đảng ta luôn đánh giá cao về vai trò của đội ngũ trí thức, coi trọng khả
năng cách mạng của họ, xem trí thức là “ Vốn quý của dân tộc”, là lực lượng
chính trị- xã hội quan trọng trong mọi giai đoạn, đặc biệt là trong cách mạng
xã hội chủ. Từ chỗ Đảng chủ trương lôi kéo, tập hợp họ vào quân đội cách
mạng, sau đó đào tạo họ, trọng dụng họ, coi họ vừa là động lực, vừa là một
trong bộ phận không thể thiếu được của Đảng và của cách mạng. Bởi vì nếu
thiếu đội ngũ tri thức thì không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Đảng ta coi việc đoàn kết với trí thức nằm trong chính sách đại đoàn kết dân
tộc và coi liên minh giai cấp công nhân, nông dân với trí thức là vấn đề có
tính chất chiến lược nhất quán của Đảng. Do vậy, nghiên cứu sự hình thành
phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử có giá trị lý
luận và thực tiễn sâu sắc để qua đó mỗi chúng ta nắm được đội ngũ trí thức
Việt Nam phát triển qua các thời kỳ lịch sử trong suốt chiều dài lịch sử dân
tộc Việt Nam. Đồng thời qua đó hiểu biết sâu sắc đường lối, chủ trương,


chính sách của Đảng ta về việc phát huy tiềm năng đội ngũ trí thức Việt Nam
trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta. Đặc biệt trong sự nghiệp đổi
mới đất nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phấn đấu vì
mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” hiện
nay.
1. Đặc điểm của đội ngũ trí thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Khi xem xét quá trình hình thành cũng như nhìn nhận một cách tổng
thể đội ngũ trí thức Việt Nam qua nhiều giai đoạn lịch sử cho thấy nổi lên
những đặc điểm cơ bản sau:


2
Một là, trí thức Việt Nam có lịch sử hình thành hoàn toàn khác với trí
thức ở các nước phương Tây và các nước phương Đông. Nếu như ở châu Âu
có thời kỳ lịch sử khá dài mà các tăng lữ là đại diện của những người có học
thức, và sau đó là những người giàu có học thức, và sau đó là những người
giàu có, “ đặc quyền” về lao động trí óc; nếu như ở Trung quốc trước kia đám
quan lại có học thức là bộ phận cơ bản của tầng lớp trí thức, thì ở Việt Nam,
suốt 10 thế kỷ( 1075- 1919 ), trong hàng vạn tú tài, cử nhân và trên 3000 nhà
khoa bảng có nhiều người đã từ đám bình dân mà vươn lên thành những sĩ
phu, đại diện cho trí tuệ của dân tộc trong quá trình phát triển của đất nước.
Hai là, trí thức Việt Nam có tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc rất
sâu đậm, luôn luôn gắn bó với sự nghiệp giữ gìn nền độc của quốc gia, sự
thống nhất của đất nước. Suốt trong quá trình lịch sử dựng nước, giới trí thức
Việt Nam luôn trăn trở trước vận mệnh của dân tộc, của nhân dân. Tinh thần
yêu nước, tinh thần dân tộc đó được thể hiện là, họ luôn gắn bó với nhân dân,
có mặt cùng với nhân dân ngay những ngày đầu dựng nước và trong suốt
những tháng năm giữ nước. Bằng kiến thức của mình, người trí thức đã góp
phần xây dựng nền văn hoá vẻ vang, lâu đời của dân tộc, góp phần hướng trí
tuệ Việt Nam vào việc phòng chống thiên tai, phát triển sản xuất, tạo nên bản

sắc phong phú, đa dạng của nền kinh tế Việt Nam. Tinh thần yêu nước, tinh
thần dân tộc của người trí thức Việt Nam còn được thể hiện đặc biệt ở vai trò
của họ trong các cuộc chiến đấu vì sự nghiệp bảo vệ đất nước, chống kẻ thù
xâm lược phương Bắc và cả trong thời kỳ đất nước bị Pháp đô hộ với tư
tưởng bất hợp tác với giặc, hoặc tham gia một cách tích cực vào các cuộc khởi
nghĩa của quần chúng nhân dân. Tinh thần dân tộc của đội ngũ trí thức Nho
học Việt Nam còn được thể hiện ở chỗ là tuy tiếp thu văn hoá Hán, tiếp thu
Nho giáo, nhưng họ vẫn giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Họ học
Tứ thư, Ngũ kinh, Bắc sử theo chương trình Hán học, viết bằng chữ Hán,
dùng nhiều điển tích lấy từ sách Hán. Tuy nhiên toàn bộ các tác phẩm văn học
chữ Hán của trí thức Việt Nam lại khẳng định mạnh mẽ nền độc lập dân tộc,
động viên khích lệ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và ý chí chống
xâm lược. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định do ảnh hưởng của Nho
giáo, nhưng về đại thể số đông trí thức vẫn phát huy được truyền thống của
mình là gắn bó với nhân dân, với thực tiễn, độc lập suy nghĩ và sáng tạo, góp
phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc.
Ba là, dân tộc Việt Nam là một dân tộc văn hiến, có truyền thống tôn
trọng trí thức. Các triều đại phong kiến nối tiếp nhau ở những mức độ khác
nhau đều nhận thức được vai trò của trí thức đối với hưng vong của đất nước.
Mấy trăm năm trước, Lê Quý Đôn đã có sự tổng kết tài tình: “ Phi công bất
phú, phi thương bất hoạt, phi nông bất ổn, phi trí bất hưng” . Sự hưng thịnh
của mỗi quốc gia phụ thuộc rất lớn vào vai trò và thái độ của tầng lớp trí thức
đối với thể chế xã hội. Bài ký đề danh Tiến sĩ khoa nhâm tuất, niên hiệu Đại
Bảo thứ 3 (1442) viết: “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì
thế nước mạnh rồi lên cao. Nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi suống thấp.


3
Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng
nhân tài kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ

với quốc gia như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng” 1 .
Từ chỗ nhận thức như vậy, trên thế giới các nhà nước phong kiến đã thi hành
những chính sách rất thiết thực, hữu hiệu nhằm đào tạo, tập hợp , sử dụng trí
thức vào việc quản lý xã hội, quản lý đất nước, phát triển văn hoá. Đó là việc
mở trường lớp, khuyến khích việc học, coi trọng việc tuyển chọn hiền tài
thông qua thi cử; có chính sách trọng thưởng, và chính sách sử dụng đối với
những người đỗ đạt... với những chính sách đúng đắn như vậy, các nhà nước
phong kiến Việt Nam đã có được một đội ngũ trí thức phát triển khá đông
đảo. Họ đã có mặt trên tất cả các lĩnh vực hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội
của đất nước qua các thời kỳ lịch sử.
Vai trò của trí thức Việt Nam được thể hiện trước hết ở chỗ họ thực sự
là lực lượng góp phần xây dựng nền văn hiến vẻ vang lâu đời của dân tộc ta.
Lịch sử dân tộc ta đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của các bậc hiền tài: Tô
Hiến Thành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật
Duật, Chu Văn An, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trãi, Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn Văn
Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Đào Duy
Từ..vv.. Với nhiều cương vị khác nhau, người là quan trường, người là nhà
thơ, nhà văn, nhà sử học, nhà y học, nhà quân sự, nhà tư tưởng, nhà giáo..vv.
Các trí thức các kẻ sĩ đó tuy thuộc thời đại khác nhau, nhiều địa phương khác
nhau; mỗi người có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau nhưng tựu trung lại họ đều
là những điểm sáng về văn hoá, những bậc tài cao đức trọng. Họ không chỉ để
lại cho đời sau những áng thơ bất hủ, mà ở họ còn là những vị tướng tài ba mà
tài lược quân sự của họ đã nhiều lần làm cho kẻ thù khiếp sợ như: Lý Thường
Kiệt, Trần Hưng Đạo. Họ vừa là những nhà thơ, nhà văn lớn, lại vừa là những
người thầy lớn như: Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Nguyễn Văn Siêunhững người đã đạo tạo biết bao nhiêu thế hệ học trò, góp phần bổ sung, làm
đông đảo thêm đội ngũ trí thức Việt Nam.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam còn ghi nhận tên
tuổi nhiều nhà trí thức mà những đóng góp của họ thực sự gắn liền với các
chặng đường phát triển của dân tộc. Đó là Hưng Đạo Vương Trâng Quốc
Tuấn, nhà quân sự và chính trị thiên tài của dân tộc ta ở thế kỷ XIII đồng thời

là một trí thức có trình độ học vấn uyên thâm, thông suốt cổ kim. Ông đã tổng
kết kinh nghiệm những cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc ta trong nhiều
thế kỷ về trước và từ đó đã rút ra những kết luận chính xác về quy luật của
những cuộc chiến tranh giữ nước. Đó là Nguyễn Trãi, nhà trí thức kiệt xuất
của nước Đại Việt ở đầu thế kỷ XV. Ông không những tinh thông toàn kiến
thức đương thời, mà còn hiểu biết sâu rộng về đời sống xã hội trong nước,
ngoài nước, thấu suốt nỗi đau khổ và nguyện vọng của nhân dân; nắm được
chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ địch. Từ đó, ông đã có những cống hiến quan trọng
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Lê Quý Đôn là nhà bác
1

Tuyển tập văn bia Hà Nội, tập 1.


4
học lớn, đã sáng tác và để lại cho đời sau 40 tác phẩm đồ sộ gồm hàng trăm
quyển về triết học, sử học, dân tộc học, địa lý, kinh tế, phấp luật, tôn giáo,
giáo dục, văn hoá nghệ thuật: những bộ sưu tầm thơ ca, văn xuôi và mấy trăm
bài thơ do ông sáng tác. Suốt mấy chục năm, trên đường đi từ Bắc vào Nam,
ông đã tìm tòi, phát hiện ra nhiều tư liệu đặc sắc như bia đá, chuông đồng cho
đến thơ ca. Ông đã gắn mình với đời sống thực tiễn, quan tâm đến những vấn
đề do thực tiễn đặt ra. Gần 200 loại lúa mà ông miêu tả tỉ mỉ trong Vân đài
loại ngữ và phủ biên tạp lục, với những lời khuyên nông gia, thể hiện nhiệt
tình, sự thông cảm sâu sắc của ông với nông dân, ý nguyện thiết tha của ông
đóng góp vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp của đất nước. Nối gót các nhà
trí thức lỗi lạc ấy, rất nhiều trí thức nổi tiếng cũng được liên tục xuất hiện
khiến cho đất nước ta “ tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, nhưng hào kiệt không
thể nào thiếu” . Vai trò của phong kiến Việt Nam còn thể hiện ở phẩm chất ,
đạo đức, ở tinh thần trách nhiệm đối với công việc, sẵn sàng vì nghĩa lớn mà
không sợ nguy hiểm, liên luỵ đến bản thân. Đó là trường hợp của Chu Văn

An( đời Trần), Nguyễn Bỉnh Khiêm ( đời Mạc) đều dâng sớ chém bọn loạn
thần, nịnh thần, khi không được chấp nhận đã cương quyết cáo quan. Đó cũng
chính là trường hợp Nguyễn Trường Tộ đề xuất một số cải cách để đổi mới
xã hội Việt Nam vào thế kỷ XIX.
2. Quá trình hình thành và phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam
qua các thời kỳ lịch sử
Sự hình thành và phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai
đoạn đầu của lịch sử cho thấy người trí thức Việt Nam xuất hiện trong lịch sử
như người đại biểu chân chính về tư tưởng và văn hoá, về tài năng và trí tuệ
của cả dân tộc. Cùng với sự phát triển của sản xuất, của thực tiễn dựng nước
và giữ nước, sự hiểu biết của dân tộc ta về giới tự nhiên, về đời sống xã hội và
chính bản thân con người cũng dần dần được nâng cao. Chủ nhân của những
kiến thức ngày một phong phú đó chưa phải là một tầng lớp riêng biệt của xã
hội mà chính là khối cộng đồng người Việt Nam đã liên tục qua nhiều thời
đại vừa đấu tranh với thiên nhiên, với chống xâm lược và áp bức. Từ tuổi bình
minh của xã hội ta, những thành tựu huy hoàng của thời đại Hùng Vương và
Âu Lạc đã chứng minh sự phong phú của trí tuệ Việt Nam. Những di vật khảo
cổ học ngày nay chúng ta sưu tầm được đã chứng minh điều đó. Những công
cụ sản xuất bằng đá và bằng kim loại. Những đồ trang sức, đồ gốm, đặc biệt
là trống đồng và vũ khí bằng đồng được chế tạo từ trước công nguyên, đã
chứng tỏ rằng: ngay từ bấy giờ, ông cha ta đã có sự hiểu biết tinh tế về hình
khối và trọng lượng, về quy luật chất lượng và số lượng, về âm thanh cũng
như về thuộc tính của kim loại, của động vật, thực vật. Những hoa văn trên
các trống đồng, trên đồ gốm và đồ trang sức thời bấy giờ cũng đủ khẳng định
trình độ thẩm mỹ của người Việt Nam lúc ấy đã nhận thức được tính đối
xứng và mối quan hệ phức tạp giữa các đường thẳng và đường cong, đã tạo
ra được những giá trị vật chất và tinh thần đáng kể. Văn học dân gian, đặc
biệt là các truyện thần thoại cũng nói lên những hiểu biết của người Việt Nam



5
lúc bấy giờ về các hiện tượng tự nhiên và xã hội, đồng thời phản ánh nguyện
vọng và khả năng, ý chí, ước mơ của họ. Lúc đó xã hội chưa có sự phân hoá
giai cấp rõ rệt, chưa có sự phân công lao động trí óc và chân tay. Cả cộng
đồng gánh trên vai mình toàn bộ trách nhiệm lịch sử, sản xuất, chiến đấu, suy
nghĩ và sáng tạo. Lịch sử trí thức Việt Nam đã bắt đầu từ đó. Những người trí
thức vô danh đã hoà với tập thể nhân dân và chính tập thể nhân dân lúc đó đã
làm nhiệm vụ của người trí thức.
Trong thời kỳ hơn một ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân lao động vẫn giữ
vai trò là người trí thức tập thể, vẫn đại biểu cho trình độ văn hoá và tư tưởng
của tinh thần đấu tranh và sáng tạo của dân tộc. Gần 10 thế kỷ, chính sách của
phong kiến phương Bắc là đồng hoá người Việt. Bởi vậy, cùng với việc
truyền bá chữ Hán, các triều đại phong kiến phong kiến Trung Quốc đã áp đặt
một nền giáo dục ngoại lai và nô dịch cho đối tượng là con em các quan lại
cai trị và một số ít người Việt ở tầng lớp trên, nhằm đào tạo những người giúp
việc cho bộ máy cai trị của chúng. Cho nên có thể nói suốt một nghìn năm
Bắc thuộc, trên đất nước ta chưa hình hành nên một tầng lớp riêng biệt gọi là
trí thức của dân tộc. Dẫu sử sách cũ còn ghi chép lại có một số nho sĩ người
Việt Nam thành đạt và được tuyển cử làm quan như Trương Trọng làm thái
thú ở Kim Thành, Lý Kiến làm thứ sở ở Giao Châu, Lý Cần làm tự lệ hiệu uý
đời Hán, Tính thiều làm Quảng Dương môn lang ( chức gác cổng thành, sau
đó đã bỏ về giúp Lý Bôn khởi nghĩa và làm quan văn nhà nước Vạn Xuân),
Khương Công Phụ làm giám nghị đại phu, em là Khương Công Phục làm Bắc
bộ thị lang đời Đường( Công Phụ và công Phục đều đậu tiến sĩ đời Đường)...,
nhưng họ đều chưa xứng đáng là những người trí thức tiêu biểu cho dân tộc.
Thời kỳ quốc gia độc lập cho thấy chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại của
Ngô Quyền vào 938 đã chấm dứt hẳn ách đô hộ kéo dài hơn 1000 năm của
phong kiến Trung Quốc. Từ đây nhân dân ta bước vào kỷ nguyên độc lập tự
chủ, có đầy đủ điều kiện để xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt. Đặc
biệt đứng trước yêu cầu phát triển văn hoá của một quốc gia độc lập, các triều

đại phong kiến trong thời kỳ này đã hết sức quan tâm đến việc xây dựng, phát
triển đội ngũ trí thức của dân tộc. Thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ ( thế kỷ
X- thế kỷ XV), sau khi giành được độc lập, các triều Ngô ( 939- 965),
Đinh( 968 - 980), Tiền Lê( 980- 1009) vì phải chăm lo củng cố chính quyền
và vì thời gian trị vì của mỗi triều đại lại quá ngắn nên không có điều kiện tổ
chức giáo dục. Đến đời Lý, hai vua đầu nhà Lý, là Lý Thái Tổ (ở ngôi 10091028) và Lý Thái Tông( ở ngôi 1028- 1054), tình hình cũng tương tự như vậy.
Vào những năm này, những người trí thức đầu tiên của nước ta phần nhiều là
những nhà sư. Họ không dừng lại ở cương vị một người tu hành thoát tục, mà
còn tham gia cả vào những hoạt động nội trị, trong đó có hoạt động giáo dục,
chủ yếu là giáo dục Phật học bằng chữ Phạn và chữ Hán. Việc giáo dục Nho
học với mầm mống từ thời Bắc thuộc chỉ phát triển lẻ tẻ, chưa có vị trí đáng
kể. Phải tới thời vua Lý Thánh Tông ( ở ngôi 1054- 1072), giáo dục Nho học
mới được chính thức xác lập trên đất nước ta. Mở đầu là việc nhà vua cho xây


6
dựng Văn Miếu ( năm 1070), rồi sau đó lập Quốc Tử Giám ( năm 1076) và
mở khoa thi đầu tiên ở Thăng Long (tổ chức vào năm 1075). Tiếp đó, việc
học hành và thi cử ngày càng được đẩy mạnh. Các kỳ thi Nho học xen lẫn với
các kỳ thi Tam giáo. Thường xuyên được mở đều đặt dưới các triều đại LýTrần, do đó đã tạo ra hàng loạt trí thức, làm cho đội ngũ trí thức nước ta ngày
một trở lên đông đảo, đảm nhận các chức vụ của bộ máy chính quyền, thay
thế dần đội ngũ trí thức tăng lữ. Đặc biệt dưới đời Trần, giáo dục Nho học
được tiếp tục phát triển ngày một quy củ hơn. Các vua Trần rất quan tâm đến
việc mở trường lớp, tổ chức các khoa thi để tuyển chọn người hiền tài. Ngoài
Quốc Tử Giám năm 1253 nhà Trần( đời vua Trần Thái Tông) còn lập thêm
Quốc học viện ở kinh đô Thăng Long; năm 1281 lập nhà học ở phủ Thiên
Trường( tỉnh Nam Định ngày nay) . Dưới đời Trần, năm 1397, đời Trần
Thuận Tông, Hồ Quý Ly đặt thêm Học quán tại lộ, phủ , châu nhằm thu hút
rộng rãi các nho sĩ. Cũng dưới đời Trần, lần đầu tiên, các kỳ thi Thái học sinh
được phân chia thành 3 hạng ( tam giác). Đến năm 1247 mở khoa thi tiến sĩ.

Trên cơ sở của sự phát triển văn hoá, giáo dục, trong thời kỳ này đã
xuất hiện nhiều khoa bảng, tiêu biểu cho đỉnh cao trí tuệ dân tộc như Lê Văn
Thịnh người đỗ đầu khoa thi Nho học đầu tiên; Nguyễn Hiền khi đỗ mới 13
tuổi; Mạc Đĩnh Chi- Trạng nguyên khoa thi Thái học sinh năm Giáp Thìn,
niên hiệu Hưng Long12 ( 1304), đời Trần Anh Tông. Nhiều người sau này đã
trở thành những nhà văn hoá lớn của dân tộc như Chu Văn AN, Trương Hán
Siêu, Lê Văn Hưu.....
Từ thời Lê đến thời Nguyễn (thế kỷ XV đến thế kỷ XIX), sau 20 năm
bị gián đoạn do cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh( 1407- 1428), dưới
Triều các vua Lê, một thời kỳ mới của lịch sử dân tộc đã được mở ra, thời kỳ
nước đại Việt phát triển hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt
Nam. Nền văn hoá dân tộc được phát triển nhanh chóng và đạt được những
thành tựu rực rỡ. Giáo dục Nho học phát triển mạnh, việc thi cử càng đi vào
nền nếp. Ngay sau khi lên ngôi, chỉ trong khoảng thời gian ngắn ( 14281433), Lê Thái Tổ đã liên tiếp tổ chức nhiều kỳ thi như khoa thi Minh
Kinh( 1433), khoa thi Hành Từ ( 1431), thi Văn Sách( 1433) nhằm nhanh
chóng tuyển lựa đội ngũ quan lại đảm nhiệm các chức vụ trong bộ máy chính
quyền các cấp vừa được thành lập sau khi đuổi được quân minh về nước. Tiếp
theo Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông, vua Lê Thái Tông( ở ngôi 1460-1497) đã
có nhiều biện pháp phát triển giáo dục. Vua đã cho mở nhà Thái học ( Quốc
Tử Giám), lập thêm nhiều phòng học, lấy thêm học trò, định lại các kén chọn
sĩ tử, lập bí thư khố( thư viện ) để chứa ván in sách và phát sách cho học trò.
Vua đã bổ sung nhiều điều trong thi cử như vào năm 1462, đã hạn hành định
lệ” bảo kết thi hương”, quy định những người có đức, hạnh mới được ứng thi.
Ngoài việc làm long trọng hơn lễ xướng danh, treo bảng, ban mũ áo, cờ biển
vinh quy, Lê Thánh Tông còn cho dựng bia Tiến sĩ vào năm 1484 cho các
khoa thi từ 1442 đến lúc đó.


7
Được sự quan tâm của nhà nước phong kiến, tính từ khoa thi đầu tiên

dưới thời Lý đến khi chấm dứt thi cử Nho học, số người đỗ tiến sĩ là trên ba
ngàn người, số trạng nguyên là 444 người, thì riêng dưới triều Lê Thánh Tông
đã có trên 500 Tiến sĩ và 9 trạng nguyên. Nhiều Tiến sĩ đỗ lúc đó rất trẻ( 18,
19 tuổi), nhiều gia đình, cha con, anh em ruột đỗ đồng khoa, nhiều nhà 3 đến
4 đời đều có người đỗ đại khoa. Xung quanh Đông Kinh ( tức Hà Nội ngày
nay) có nhiều vùng nổi tiếng về học tập khoa cử như làng Mộ Trạch, làng
Kim Đôi, làng Liêu xá...
Dưới triều Mạc, nền giáo dục Nho học vẫn được tiếp tục phát triển.
Tính từ khoa Kỷ Sửu năm thứ 3 Minh Đức( 1529) đến khoa nhâm thìn năm
đầu Bảo Định( 1592) đến khoa Nhâm Thìn năm đầu bảo Bảo Định ( 1592) ,
triều Mạc đã tổ chức được 21 khoa thi, lấy đỗ 84 tiến sĩ, trong đó có 11 trạng
nguyên. Nhiều người đã trở thành danh nhân, đóng góp xây dựng nền văn hoá
dân tộc như: Giáp Hải, Đỗ Uông, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ thế kỷ 16, xã hộ
Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng với những cuộc chiến tranh giành
quyền lực kéo dài giữa Lê và Mạc, Trịnh và Nguyễn. Điều đó đã ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển đội ngũ trí thức Nho học. Nền giáo dục trong giai
đoạn này mặc dầu vẫn được duy trì( thời Lê, Mạc và Lê Trung Hưng đã có
121 khoa thi, lấy đỗ 2241 tiến sĩ (không kể những khoa thi đầu triều Lê, vì
không có số liệu), trong đó có 37 trạng nguyên, nhưng nhìn chung là sa sút cả
về nội dung giáo dục và thi cử. Nhất là về giáo dục ở Đàng trong( thời kỳ
Trịnh- Nguyễn phân tranh 1533- 1578), các chúa Nguyễn do lo mở mang bờ
cõi, tổ chức cho dân khai khẩn đất đai, tổ chức chính quyền cai trị, tuyển mộ
binh lính, tích trữ lương thực, đào hào đắp luỹ để chuẩn bị đối phó với chúa
Trịnh; vì vậy việc giáo dục ở Đàng trong hầu như không được chú ý. Mãi đến
những năm 1674, 1995 mới mở một vài khoa thi, nhưng nội dung quá sơ sài,
chủ yếu nhằm tuyển chọn những quan lại làm công việc hành chính. Số người
đi học và đi thi không được ghi lại, nhưng chắc chắn là rất ít. Phải đến đời
Tây Sơn, sau chiến thắng quân Mãn Thanh xâm lược, mặc dầu phải giải quyết
nhiều việc cấp bách, vua Quang Trung cũng rất chú ý đến sự nghiệp giáo dục.
Vua đã ban hành “ Chiếu lập học” quy định việc tổ chức học tập đến tận cấp

phủ, cấp xã và chấn chỉnh việc thi cử. Sự nghiệp giáo dục Nho học được coi
trọng và tiếp tục được đẩy mạnh vào thời Nguyễn. Sau khi lập lên ngôi
vua( 1802), vua Gia Long cũng như các vua đầu triều Nguyễn do nhận thức
được vai trò của Nho giáo trong việc củng cố chế độ phong kiến tập quyền
chuyên chế nên đã lấy Nho giáo làm quốc giáo, tổ chức và phát triển giáo dục
Nho học. Hệ thống trường lớp được thành lập đến tận phủ, huyện, tổ chức
trường thi và các khoa thi. Triều Nguyễn đã tổ chức được 47 khoa thi Hương,
lấy đỗ 5232 cử nhân; 39 khoa thi Hội và thi Đình, lấy đỗ 588 người, trong đó
có 292 tiến sĩ và 266 phó bảng. Do coi trọng phát triển giáo dục Nho học nên
thời kỳ này cũng là thời kỳ xuất hiện nhiều công trình học thuật về sử, địa, hội
điển, hiến chương...; nhiều tác phẩm văn học chữ Hán và chữ Nôm có giá trị


8
đã được soạn thảo, gắn liền với tên tuổi nhiều nhà khoa bảng như Nguyễn
Công Trứ, Nguyễn Thông, Tống Duy Tân, Nguyễn Trường Tộ.
Bước sang thời thuộc Pháp (đầu thế kỷ XX); trong thời kỳ đầu ( từ
1884 đến 1919), thực dân Pháp vẫn áp dụng hai hệ thống giáo dục, thi cử
phong kiến và thực dân song sang với nhau. Bởi vậy mà mặc dầu dưới sự đô
hộ của Pháp, triều Nguyễn vẫn còn tổ chức được 12 khoa thi cử, ở khoa thi
Nho học cuối cùng vào năm Kỷ Mùi, niên hiệu Khải Định 4 (1919), tổng số
người đã đỗ là 23, trong đó có 5 Hoàng Giáp và 16 Phó Bảng. Về phía Pháp,
nhằm nhanh chóng có những trí thức phục vụ cho sự cai trị của Pháp, trung
thành với sự bảo hộ của bọn thực dân; Pháp đã từng chuẩn bị triển khai nền
giáo dục Pháp- như đưa chữ Quốc ngữ vào trường học. Nhiều môn học mới:
như lịch sử nước Pháp, địa lý, canh nông, thiên văn.... được đưa vào nhà
trường; từng bước thay thế Nho học. Đến năm 1919, thực dân Pháp đã bỏ
Nho học, bỏ hệ thống thi cử phong kiến Việt Nam, thay thế vào đó chế độ thi
cử duy nhất là thi cử thực dân. Do chính sách thống trị của thực dân Pháp như
vậy, cho nên Nho học bước vào thời kỳ suy tàn, hệ thống trường , lớp bị co

hẹp, dẫn đến số lượng trí thức được đào tạo trong thời kỳ này là rất ít ỏi. Đáng
kể như năm học 1937- 1938, thời kỳ tương đối phát triển của chế độ thực dân
Pháp ở Việt Nam cũng như có 400 học sinh trung học. 547 sinh viên đại học
và 2.051 học sinh học nghề. Đến năm 1945, sau khi Cách mạng tháng Tám
thành công, chế độ cũ chỉ để lại cho nhà nước cách mạng có khoảng 400
người có trình độ đại học và cao đẳng.
Bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sự hình thành và phát
triển của đội ngũ trí thức ở nước ta có những bước phát triển mới đó chính là
những kết quả của những chính sách đúng đắn của Đảng về đào tạo, bồi
dưỡng và sử dụng trí thức trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đặc
biệt trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, việc đào tạo trí thức đã trở
thành nhiệm vụ cấp bách của cách mạng nước ta. Đảng chủ trương; “ Đẩy
mạnh việc đào tạo một đội ngũ đông đảo trí thức có tài năng trên tất cả các
ngành hoạt động xã hội, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với
sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, có quyết tâm và nghị lực lớn, dám
chinh phục những đỉnh cao của văn hoá, khoa học, kỹ thuật hiện đại để giải
quyết những vấn đề cụ thể của đất nước” 2. Những chủ trương đúng đắn đó đã
tạo ra sự phát triển nhanh chóng của đội ngũ trí thức cả về số lượng và chất
lượng. So với trí thức đào tạo trước cách mạng tháng Tám( 1945) thì đội ngũ
trí thức nước ta hiện nay đã tăng đáng kể về số lượng. Trước cách mạng tháng
Tám, Việt Nam là một nước thuộc địa dưới sự thống trị của thực dân Pháp.
Với chính sách “ ngu dân”, chúng chỉ mở rất ít trường đào tạo trí thức người
bản xứ, nhằm mục đích phục vụ cho việc cai trị và bóc lột thuộc địa. Cả Đông
Dương chỉ có vài trường Y dược, Cao đẳng sư phạm, Canh nông, Luật
Khoa... Đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ 40 của thế kỷ XX, một số trường sát
2

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB ST, H 1977, Tr155-156.



9
nhập để thành lập Viện đại học Đông Dương, với số lượng sinh viên khoảng
từ 500 đến 600 người.
Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, một số trí thức yêu
nước được Đảng giác ngộ đã tham gia cách mạng và trở thành người trí thức
cách mạng đầu tiên. Trước cách mạng tháng Tám nước ta: “Chỉ có 140 người
có trình độ cao đẳng, 24 người có trình độ đại học và 8 người có trình độ trên
đại học”3. Sau cách mạng thành công, chính quyền dân chủ nhân dân đã chăm
lo mở mang giáo dục, đào tạo cán bộ, xây dựng đội ngũ trí thức cách mạng.
Bên cạnh số trí thức cũ được Đảng giác ngộ đã phụng sự cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đào tạo được lực lượng trí thức mới từ
giai cấp công nhân, nông dân, đúng như tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“ Trí thức hoá công -nông”. Tính đến năm 1954, miền Bắc đã có tới hàng
nghìn sinh viên đại học. Sau 1954, miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục và
phát triển kinh tế. Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ văn hoá và
chuyên môn cao đã có bước phát triển mới. Sau 10 năm xây dựng đất nước
trong điều kiện hoà bình, công tác đào tạo trí thức diễn ra với nhịp độ cao và
quy mô lớn. Điều đó được thể hiện ở mức độ tăng trưởng cao về số lượng
trường lớp, số giáo viên, sinh viên tốt nghiệp. Tính đến năm 1964, số sinh
viên theo học ở các trường đại học đã lên tới 34.213 người. Sau khi thống
nhất Tổ quốc, lực lượng trí thức ngày càng phát triển mạnh. Ngoài số trí thức
được đào tạo ở các trường đại học, đội ngũ trí thức còn được bổ sung bởi lực
lượng trí thức do chế độ cũ để lại ở các tỉnh phía Nam. Đó là những cán bộ
khoa học ở các cơ quan nghiên cứu, trong các trường đại học, các cơ quan
hành chính Nhà nước và phần lớn là các giáo chức với khoảng trên 3 vạn
người kể cả trung học, đại học và trên đại học. Trong đó khoảng 16.000 người
có trình độ đại học, 250 người là tiến sĩ hoặc thạc sĩ khoa học. Kết quả to lớn
của sự nghiệp giáo dục và đào tạo là nguồn bổ sung chủ yếu cho đội ngũ trí
thức, góp phần đẩy nhanh sự phát triển về số lượng đội ngũ trí thức. Tính đến
năm 1986 trong cả nước có tới 400. 000 người có trình độ đại học.

Bên cạnh sự tăng nhanh về số lượng, chất lượng đội ngũ trí thức xã hội
chủ nghĩa nước ta cũng ngày càng nâng cao. Trí thức có trình độ cao ngày
càng tăng trong cơ cấu đội ngũ trí thức. Nếu trước đây tỉ lệ trí thức có trình độ
đại học chiếm 20% trong tổng số trí thức, thì đến năm 1986 tỷ lệ đó đã lên tới
36,4 %. Từ năm 1976 nước ta bắt đầu mở hệ đạo tạo sau đại học. Tính đến
nửa sau của thập kỷ 80, đã có 30 trường đại học và viện nghiên cứu được giao
nhiệm vụ đào tạo cán bộ trên đại học. Bên cạnh việc đào tạo trong nước,
nhiều cán bộ được gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Vì vậy, số cán bộ có trình độ
phó tiến sĩ, tiến sĩ tăng nhanh hàng năm. Theo số liệu thống kê, con số cụ thể
là: năm 1965 là 107 người; năm 1975 là 1.724 người; năm 1985 là xấp xỉ
6.000 người. Đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành cũng ngày một trưởng
thành. Hàng nghìn giáo sư đang công tác ở các viện, học viện, các trường đại
học, đã phát huy vai trò chuyên gia của mình trên các lĩnh vực nghiên cứu,
3

Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số tháng 6- 1981, tr.7.


10
giảng dạy và đưa tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào phục vụ sản xuất. Nhiều
giáo sư và cán bộ khoa học nước ta đã tham gia vào việc hợp tác nghiên cứu
khoa học với nhiều nước trên thế giới. Điều đó chứng tỏ khả năng chuyên
môn cao của các chuyên gia đầu ngành trong đội ngũ trí thức Việt Nam.
Ngoài sự trưởng thành về chuyên môn, dưới sự giáo dục và rèn luyện
của Đảng ta, trí thức nước ta đã không ngừng trưởng thành về tư tưởng và
phẩm chất chính trị. Họ xác định đem tài năng cống hiến cho sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, phục vụ nhân dân là nghĩa vụ thiêng liêng, là mục tiêu
lý tưởng của mình. Nhiều trí thức đã phấn đấu để trở thành đảng viên cộn sản,
được Đảng giao cho những nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước. Tỷ lệ đảng viên trong số trí thức ngày càng tăng. Tính đến

năm 1985, tỷ lệ đảng viên trong những người có trình độ đại học là 28,7 %;
trên đại học là 36%.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, do yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đội ngũ trí thức đã có cơ cấu
nghề nghiệp và lĩnh vực hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú. Nhiều
trường đại học mới được thành lập và đào tạo cán bộ khoa học cho nhiều
chuyên ngành khác nhau. Nếu năm 1954, ta chỉ đào tạo được 10 chuyên
ngành thì tới năm 1965 hệ thống giáo dục miền Bắc đã đào tạo được gần 200
chuyên ngành. Đội ngũ trí thức làm công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và kỹ thuật phát triển nhanh chóng; ở các
ngành Y tế, văn hoá nghệ thuật, quản lý, kinh tế... lực lượng trí thức cũng
ngày càng đông đảo. Họ có mặt ở tất cả các lĩnh vực hoạt động: giảng dạy,
nghiên cứu, ứng dụng... thực hiện chức năng chuyên môn của mình trên khắp
các địa bàn, từ Trung ương đến các đại phương.
Trước cách mạng tháng Tám, ở Việt Nam có sự của phụ nữ trong giới
trí thức là rất hiếm. Chỉ có một số chị em hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,
Y tế, văn hoá. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại một nét mới trong cơ
cấu của đội ngũ trí thức. Đó là sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng cán
bộ nghiên cứu nữ, học sinh và cán bộ giảng dạy, giáo viên nữ trong các viện
nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, các trường chuyên nghiệp và phổ
thông. Trí thức có trình độ học vấn cao xuất hiện ngày càng nhiều trong lĩnh
vực khoa học, quản lý sản xuất, quản lý Nhà nước và nhiều lĩnh vực khác.
Theo số liệu thống kê, nếu năm 1965 trí thức nữ chiếm 14, 3% trong tổng số
trí thức thì năm 1985 là 50,3%. Điều đó một phần nói lên năng lực của chị
em, một phần thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước để bảo đảm quyền
bình đẳng nam- nữ trong phân công lao động xã hội. Sự xuất hiện ngày càng
nhiều trí thuộc các dân tộc ít người cũng nói lên nét mới trong cơ cấu đội ngũ
trí thức nước ta trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặc dù các dân tộc thiểu số
chỉ chiếm khoảng 15 % trong tổng số dân cư, trí thức người dân tộc chiếm
khoảng 3% trong tổng số trí thức toàn quốc. Tuy chỉ là con số khiêm tốn,

nhưng đó là kết quả của chính sách xã hội đúng đắn của Đảng và Nhà nước về
vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cho các dân tộc ít người.


11
Một đặc điểm trong cơ cấu trí thức nước ta là được đào tạo từ nhiều
nguồn khác nhau. Trước hết là số trí thức được đào tạo dưới chế đọ cũ, nhưng
họ được Đảng giác ngộ và tình nguyện phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
Sau năm 1954, Nhà nước ta đã tiếp thu khoảng vài nghìn trí thức có trình độ
trung cấp và đại học. Đến khi miền Nam được giải phóng miền Nam ( 1975),
chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹ cũng đã để lại cho đội ngũ trí thức khá
đông đảo, trong đó có nhiều người có trình độ trên đại học và nhiều chuyên
gia giỏi trên các lĩnh vực khoa học- kỹ thuật. Chính sách đúng đắn trong việc
cải tạo và sử dụng trí thức cũ, sự quan tâm chân thành, đúng mức của Đảng và
Nhà nước đã cảm hoá tầm lớp trí thức này, làm thay đổi thái độ của họ từ chỗ
hoài nghi, do dự đã tự nguyện tham gia vào công cuộc lao động sản xuất,
nghiên cứu giảng dạy, cống hiến tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phần lớn ở miền Bắc nước ta, trí thức
được đào tạo dưới chế độ dân chủ nhân và mái trường xã hội chủ nghĩa. Ngay
từ kháng chiến chống Pháp, Nhà nước ta đã bắt đầu mở một số trường cao
đẳng và đại học để đào tạo cán bộ phục vụ cho nhiệm vụ của cách mạng.
Trong chín năm kháng chiến, chúng ta đã đào tạo được hơn 2.000 cán bộ
trung cấp và đại học. Trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp là
cơ sở chính để đào tạo đội ngũ trí thức trẻ, là nguồn bổ sung to lớn lực lượng
trí thức xã hội chủ nghĩa. Vì vậy Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến phát
triển ngành giáo dục và đào tạo. Trong những năm sau hoà bình lập lại, hệ
thống đào tạo nước ta ngày càng phát triển nhanh về số lượng trường, lớp,
giáo viên và số học sinh tốt nghiệp. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, nếu
năm học 1960- 1961 có 10 trường đại học với số học viên là 1.260 người thì
đến năm học 1980- 1981 là có tới 87 trường đại học và cao đẳng, với số lượng

sinh viên là 153.897 người.
Cùng với việc đào tạo trong nước, một bộ phận trí thức còn được đào
tạo từ các nước xã hội chủ nghĩa. Trong những năm kháng chiến chống Pháp,
Đảng và Nhà nước đã gửi đi đào tạo được khoảng 1.500 cán bộ. Thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa xã hội , nhất là trong giai đoạn chống Mỹ, Nhà nước đã gửi đi
đào tạo một số lượng lớn sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh. Đặc biệt
số trí thức có học vị cao trong giai đoạn này cũng phần lớn được đào tạo ở
nước ngoài. Tính trong 10 năm ( 1976- 1986) , các nước bạn đã giúp ta đào
tạo được 3.166 phó tiến sĩ và tiến sĩ. Ngoài số trí thức được đào tạo tại các
nước xã hội chủ nghĩa, còn một số ít trí thức đào tạo tại các nước tư bản chủ
nghĩa như Pháp, Úc, Hà Lan...
Trí thức nước ta xuất thân từ nhiều thành phần xã hội và được đào tạo
từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng với đường lối đoàn kết rộng rãi, Đảng ta đã
xây dựng được một đội ngũ trí thức ngày càng trưởng thành và vững mạnh.
Chính trong quá trình phát triển ấy ở họ đã bộc lộ những mặt mạnh cũng như
những hạn chế nhất định. Nhưng họ là những người đóng góp to lớn vào sự
nghiệp cách mạng nước ta trong từng thời kỳ và giai đoạn cách mạng. Đặc
biệt trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vai


12
trò và những đóng góp của họ là vô cùng to lớn quyết định đến sự thành công
sự nghiệp cách mạng nước ta.
3. Ý nghĩa đối với việc phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức
trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
Để phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức trong công cuộc đổi mới
hiện nay, vấn đề cơ bản trước hết là phải xây dựng đội ngũ trí thức đông về số
lượng và mạnh về chất lượng. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, số
lượng trí thức nước ta ngày một tăng lên nhanh chóng và đang trở thành một
tầng lớp xã hội đông đảo. Nhưng trước tình hình phát triển mới của đất nước,

lực lượng đó cần phải tiếp tục tăng hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của công
cuộc công nghiệp hoá. Ở nước ta hiện nay trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống,
ở nhiều khu vực và thành phần kinh tế, nhiều ngành khoa học vẫn thiếu rất
nhiều cán bộ khoa học chuyên môn. Để khắc phục tình trạng này, Đảng và
Nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế đào tạo để đáp ứng yêu cầu tăng cường
cán bộ cho các ngành kinh tế, văn hoá, khoa học- kỹ thuật và các lĩnh vực
khác của đời sống xã hội. Quá trình đào tạo cần phải hết sức chú ý giải quyết
tính đồng bộ trong cơ cấu nội bộ của đội ngũ trí thức như giữa lực lượng trí
thức nghiên cứu triển khai và lực lượng trí thức kỹ thuật thực hành, thiết kế
công nghệ; giữa trí thức khoa học xã hội – nhân văn và khoa học tự nhiên;
giữa trí thức có trình độ cao và trí thức nói chung... vốn đang tồn tại rất nhiều
bất cập. Đi đôi với vấn đề số lượng, việc nâng cao hơn nữa chất lượng của đội
ngũ trí thức cũng đang là một yêu cầu cấp bách. Để nâng cao chất lượng, cần
phải chú ý đến hai nội dung cơ bản: Một là, trình độ học vấn chuyên môn,
năng lực lao động sáng tạo. Hai là, sự chín muồi về chính trị tư tưởng, trình
độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của trí thức. Đối với nội dung thứ nhất, cần phải
tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo trên mọi
phương diện để khi ra trường người trí thức co đủ bản lĩnh, kiến thức để lao
động và sáng tạo. Cần tránh khuynh hướng còn khá phổ biến hiện nay là tình
trạng “ loan văn bằng” do một số trường đại học mở rộng cánh cửa đào tạo
văn bằng mọi hình thức mà không tính đến chất lượng và hiệu quả đào
tạo.Đối với nội dung thứ hai, cũng rất quan trọng bởi nó được quy định từ bản
chất xã hội của người trí thức. Đã là người trí thức nhân dân, trí thức xã hội
chủ nghĩa thì không thể không nói đến phẩm chất chính trị, tư tưởng và trình
độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu này đòi hỏi người trí thức không
những cần nắm vững chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn
phải nắm vững đường lối cách mạng của Đảng, giúp cho người trí thức luôn ý
thức được vai trò, trách nhiệm của mình trước những đòi hỏi của đất nước,
của nhân dân. Hay nói như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “ Lý tưởng cao
quý, Tổ quốc, nhân dân, sự nghiệp cách mạng sẽ giúp chúng ta có sức mạnh

dũng cảm và nhiệt tình lớn”4.
Hai nội dung trên đồng thời cũng là hai mặt của một vấn đề thống nhất
trong con người trí thức xã hội chủ nghĩa. Việc thường xuyên rèn luyện và
4

Phạm Văn Đồng, Vươn tới những đỉnh cao của sự nghiệp khoa học kỹ thuật, Nxb. ST, h.1978, Tr.24.


13
nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn không chỉ là nhiệm vụ đặt
ra nhằm nâng cao chất lượng đối với trí thức, mà còn là một trong những nhân
tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển tính tích cực chính trị- xã hội
của họ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tiềm năng đội ngũ trí
thức sẽ được phát huy tốt bởi vì Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới, hoàn
thiện và cụ thể hoá hơn nữa các chủ trương, chính sách đối với trí thức. Thực
tế cho thấy, những chính sách đổi mới của Đảng với trí thức phần nhiều còn
dừng ở phương hướng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, thể hiện qua các
văn kiện Đại hội các các nghị quyết khác của Đảng. Các quan điểm và chủ
trương của Đảng cần phải nhanh chóng được Nhà nước thể chế hoá thành các
chính sách, pháp lệnh, chỉ thị... về các văn bản pháp luật khác thì mới phát
huy được tác dụng. Các chính sách đó phải phù hợp với từng nhóm ngành và
đặc điểm hoạt động chuyên môn của trí thức trên các lĩnh vực khác nhau.
Những năm qua, đặc biệt là mấy năm gần đây, Đảng ta thực sự đã có
nhiều đổi mới trong cách nhìn nhận và đánh giá vai trò của trí thức trong đời
sống xã hội. Tuy nhiên ở nhiều địa phương, đặc biệt là các địa phương xa các
trung tâm khoa học, kinh tế, chính trị, đội ngũ trí thức vẫn chưa được đặt ở vị
trí xứng đáng. Các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền ở nhiều địa phương còn
chưa thật sự nhận thức được vai trò to lớn của người trí thức cũng như chưa
biết tận dụng và phát huy tiềm năng trí tuệ quý báu của họ trong việc phát
triển kinh tế- xã hội ở địa phương mình. Họ chẳng những ít được tham gia tư

vấn, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội địa phương mà còn chưa
tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để lao động và sáng tạo. Vì vậy, lãnh
đạo Đảng và chính quyền các cấp cần thiết phải đổi mới thật sự quan điểm và
cách nhìn nhận đánh giá vai trò, vị trí của trí thức trong đời sống xã hội. Từ
đó đề ra những chính sách đúng đắn trong việc ưu đãi, sử dụng họ sao cho
phù hợp và sát thực, đạt hiệu quả cao.
Hiện nay tình trạng “chảy chất xám” ra nước ngoài thậm trí ngay cả
trong nước cũng đang là một sự thực nhức nhối. Song trong hệ thống chính
sách của mình, Đảng và Nhà nước vẫn chưa có những biện pháp tích cực và
hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Trước những đòi hỏi của nền kinh tế thị
trường, chúng ta còn thiếu nhiều cán bộ khoa học có trình độ cao, nhiều cán
bộ công nghệ có năng lực thực hành, cán bộ quản lý giỏi. Trong khi đó, ước
tính có khoảng 1,5 vạn người đã tốt nghiệp đại học và 1.600 người có học vị
cao chưa tìm được việc làm. Điều đó đã gây lãng phí rất lớn cho Đảng và Nhà
nước; ở đây không chỉ lãng phí sức người, sức của đối với quá trình đào tạo ra
được một người lao động có trình đọ cao, mà còn để lãng phí một nguồn lao
động có giá trị lớn cho xã hội. Mặt khác, cũng do tác động của cơ chế thị
trường, “ chất xám” hiện nay đang thực sự trở thành hàng hoá và có xu
hướng trôi dạt ra khỏi sự kiểm soát của Nhà nước. Lực lượng trí thức giỏi bỏ
cơ quan nhà nước đi làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng
đông. Nhiều nhân tài cũng chuyển sang khu vực kinh tế tư nhân. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, song nguyên nhân chính có lẽ vẫn là do


14
những hấp dẫn thu nhập cao ở các cơ sở đó. Để chủ động chống thất thoát lực
lượng lao động này. Nhà nước cần nghiên cứu một cách đồng bộ và toàn diện
các chính sách về đào tạo, sử dụng, đãi ngộ trí thức sao cho phù hợp với cơ
chế mới. Cần ban hành những văn bản pháp luật quy định sự ràng buộc về
mặt pháp lý giữa cơ quan đào tạo, người được đào tạo và người sử dụng lao

động. Khắc phục tình trạng Nhà nước chỉ biết bỏ kinh phí ra đào tạo, còn
người sử dụng nghiễm nhiên sử dụng lao động đã được đào tạo mà không
phải trả một khoản kinh phí nào.
Trong đội ngũ trí thức nước ta, có tới một nửa là cán bộ công tác trong
ngành giáo dục và đào tạo. Trong nền kinh tế thị trường, ngành giáo dục và
đào tạo đang đứng trước những thách thức mới. Các trường sư phạm không
tuyển được học sinh giỏi, vì đang có sự lệch lạc về tâm lý xã hội cho rằng,
học giỏi mà đi sư phạm là một sự “ lãng phí” tài năng. Sở dĩ ngành giáo dụcđào tạo không hấp dẫn người tài vì đời sống giáo viên quá khó khăn. Gần đây
Nhà nước ta đã có quan tâm đến việc thực hiện chính sách khuyến khích vật
chất và tinh thần đối với giáo viên. Trong chế độ lương mới thực hiện từ năm
1993, lương của giáo viên được xếp cao hơn một bậc so với các ngành khác.
Nhưng trên thực tế thì lương của họ lại bị hạ thấp vì không còn phụ cấp thâm
niên và một số phụ cấp ưu đãi khác. Theo số liệu báo cáo về thu nhập 6 tháng
đầu năm 1995 trong khu vực nhà nước thì thu nhập của giáo dục xếp thứ
15/18. Điều đó chứng tỏ chế độ lương mới vẫn chưa đem lại những thay đổi
tích cực cho đời sống vật chất của bộ phận trí thức công tác ở ngành giáo dục.
Nhà nước cần có hệ thống chính sách đồng bộ và một chế độ tài chính đủ hiệu
lực để đào tạo, sử dụng có hiệu quả năng lực của đội ngũ giáo viên. Cần phải
hiểu đầu tư cho giáo dục là đầu tư để tái sản xuất mở rộng sức lao động, là
đầu tư có lãi nhất. Có như vậy mới thể hiện đúng tinh thần “ coi giáo dục đào
tạo là quốc sách hàng đầu”, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.
Trong các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng của trí thức thì việc đổi
mới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với trí thức là rất
quan trọng. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức trước hết là phải
xác định được những quan điểm và đường lối chiến lược đúng đắn, có cơ sở
khoa học về vị trí vai trò của trí thức cũng như công tác xây dựng đội ngũ trí
thức trong tình hình mới. Cần làm cho toàn Đảng, toàn dân quán triệt những
quan điểm cơ bản đó. Sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội là điều kiện khẳng định. Đối với các cơ sở
tập trung đông đảo lực lượng trí thức, các tổ chức đảng ở đó vững mạnh, toàn

diện , đủ sức lãnh đạo công tác chuyên môn, thật sự trở thành hạt nhân lãnh
đạo chính trị của Đảng ở cơ sở. Để tăng cường sức mạnh của tổ chức Đảng ở
những cơ sở đó, cần nâng cao năng lực của các cấp uỷ đảng và của từng đảng
viên. Muốn vậy Đảng phải “ trí thức hoá” đội ngũ của Đảng trên cái nền nâng
cao dân trí để đưa trí tuệ của Đảng ngang tầm với trí tuệ của thời đại. Đảng
cũng cần chú ý kết nạp trí thức trẻ vào Đảng và đề bạt vào các vị trí lãnh đạo
những cán bộ trẻ có năng lực, giỏi chuyên môn. Vì người lãnh đạo ở các cơ


15
quan khoa học., văn hoá, nghệ thuật, các trường đại học..vv...không những là
người vững vàng về lập trường chính trị mà còn phải có trình độ chuyên môn,
nắm vững được chuyên môn. Có như vậy Đảng mới có thể giữ vững được vị
trí lãnh đạo của mình trước sự phát triển của khoa học công nghệ và những
đổi thay to lớn của đất nước. Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng,
Đảng cần tạo điều kiện để trí thức có thể làm tốt các chức năng phê phán,
phản biện, chức năng phát hiện và dự báo tương lai. Trí thức cần được thu hút
vào các tổ chức và hoạt động chính trị- xã hội đa dạng. Ngoài việc tham gia
các tổ chức có tính chất nhà nước như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp
công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác, trí thức còn được tập hợp vào các tổ
chức có tính chất nghề nghiệp, qua đó có thể thu hút được đông đảo lực lượng
trí thức bao gồm ở tất cả các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế. Hướng
họ cùng phấn đấu cho sự nghiệp chung của đất nước, sự nghiệp đổi mới vì
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ ,văn minh.
Đối mới sự lãnh đạo của Đảng phải gắn liền với việc đổi mới sự quản
lý của Nhà nước đối với công tác trí thức. Sự đổi mới đó cần được thể hiện ở
các mặt: Nhà nước cần thể chế hoá kịp thời các chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng đối với trí thức và tổ chức triển khai kịp thời việc thực hiện các
chính sách đó. Cần thiết sửa đổi, bổ sung những chế độ chính sách nào đã qua
thực tiễn bộc lộ những điểm còn bất hợp lý, nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ để

phát huy trí tuệ và tiềm năng của đội ngũ trí thức. Mặt khác, Nhà nước cũng
cần kiện toàn và đổi mới công tác quản lý khoa học và đội ngũ cán bộ khoa
học, văn hoá, nghệ thuật, như khoa hoá học các hoạt động hành chính của
Nhà nước, sắp xếp tổ chức lại các cơ quan nghiên cứu khoa học hợp lý, tập
trung xây dựng có trọng điểm các cơ quan nghiên cứu có chức năng thực hiện
được những nhiệm vụ phát triển khoa học- công nghệ thành những tập thể
khoa học vững mạnh, giải tán các cơ quan hoạt động không có hiệu quả, hợp
nhất các viện, các trung tâm có cùng chức năng nghiên cứu.
Công tác đào tạo hiện nay có nhiều biểu hiện chứng tỏ sự quản lý của
Nhà nước còn lỏng lẻo, chưa khoa học. Việc Nhà nước chủ trương đa dạng
hoá các hình thức học tập và các loại hình đào tạo đại học là phù hợp với
những yêu cầu của nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhưng
trong quá trình thực hiện còn nảy sinh nhiều biểu hiện bất cập từ khâu tuyển
chọn đến học tập, thi cử.. Nhà nước cần xem xét lại vấn đề này để đổi mới
hơn nữa hình thức và nội dung đào tạo, bảo đảm chất lượng cao cho đội ngũ
trí thức tương lai. Cùng với việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của
Nhà nước, bản thân người trí thức cũng cần phải tự đổi mới cả trong nhận
thức cũng như trong hoạt động sáng tạo. Người trí thức chân chính không thể
không trăn trở trước thực tế: dân tộc ta cần cù, chịu khó, nước ta giàu tài
nguyên, chúng ta có nhiều tiềm năng trí tuệ, nhưng hiện nay vẫn chưa ra khỏi
tình trạng nước nghèo kém phát triển. Từ đó mà xác định cho mình trách
nhiệm nâng cao tri thức, góp phần đưa đất nước đi lên theo con đường phát
triển văn minh, giàu mạnh. Họ hiểu hơn ai hết chân lý của thời đại: “ Tri thức


16
là yêu tố chủ yếu của cuộc cạnh tranh ngày nay”. Đảng và Nhà nước đã dành
cho trí thức những vị trí vẻ vang, đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề
trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của Đảng trong giai đoạn đổi
mới đất nước. Hiện nay cơ chế mới cũng đã mở ra cho trí thức những con

đường lập nghiệp và khả năng sáng tạo phong phú. Người trí thức ngoài việc
rèn luyện không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, còn cần phải xây dựng
cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, một tác phong làm việc khoa học, chủ
động, sáng tạo và lối sống giản dị, lành mạnh, ra sức phấn đấu vươn lên “ Trở
thành người chiến sĩ dũng cảm, trung thực trên mặt trận khoa học- kỹ thuật,
một lòng, một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc” , xứng đáng là người
lao động chân chính trong chế độ mới- chế độ xã hội chủ nghĩa, phấn đấu cho
mục tiêu lý tưởng của Đảng và nhân dân ta lựa chọn “ Vì mục tiêu dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” trong giai đoạn cách mạng
hiện nay.

KẾT LUẬN
Sự hình thành phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam qua các giai
đoạn lịch sử góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, giải phóng con người khỏi sự
lệ thuộc vào tự nhiên, cũng như sự chi phối bởi các lực lượng xã hội. Nhờ có
tri thức và học vấn cao, đội ngũ trí thức Việt Nam ngày càng nhận thức được
đầy đủ hơn quy luật vận động và phát triển của tự nhiên và xã hội; từ đó phát
huy vai trò to lớn của mình trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân
tộc Việt Nam. Sự phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam qua các thời kỳ
lịch sử đều chứng minh việc nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò đội ngũ trí
và việc phát huy đội ngũ này trong lịch sử của cha ông ta. Đồng thời mà từ đó
đã trực tiếp góp phần thúc đẩy sự phát triển lịch sử nước ta theo đúng tiến


17
trình phát triển chung của lịch sử nhân loại. Đặc biệt, từ khi đất nước ta có
Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng nước ta, việc nhận thức đúng đắn về vị
trí, vai trò của đội ngũ trí thức cũng như việc phát huy đội ngũ này qua từng
thời kỳ, giai đoạn cách mạng đều chứng minh là đúng đắn, sáng tạo. Những
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trí thức thực chất là

chính sách về xây dựng và sử dụng có hiệu quả những tiềm năng trí tuệ của
trí thức phục vụ cho những mục tiêu chiến lược của Đảng và lợi ích của quốc
gia, của dân tộc. Việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với trí thức có
liên quan mật thiết đến chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, vì
nó là một bộ phận của các chiến lược chung đó. Bởi vậy, Đảng đã từng bước
đổi mới những chủ trương, chính sách đối với đội ngũ trí thức, nhằm đáp ứng
những đòi hỏi của thực tiễn đã và đang đặt ra. Những đổi mới đó có tác dụng
tích cực trong việc hình thành và phát triển một đội ngũ trí thức xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có những phẩm chất trí tuệ và chính trị tư tưởng mới. Tuy
nhiên bên cạnh những mặt tích cực, thể hiện tính nhất quán và đúng đắn trong
các chủ trương và chính sách đối với trí thức của Đảng ta, chúng ta cũng phải
thẳng thắn đánh giá rằng phần nào chúng còn tản mạn, nhiều giải pháp đặt ra
còn thiếu đồng bộ, làm nảy sinh không ít những tiêu cực, hạn chế đến việc
phát huy tiềm năng của trí thức. Để khắc phục, Đảng cần phải tiếp tục hoàn
thiện hơn nữa các chính sách đối với trí thức nhằm động viên đến mức cao
nhất tiềm năng và trí tuệ của đội ngũ trí thức nước ta trong công cuộc đổi mới,
đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay; phấn đấu vì mục
tiêu lý tưởng mà Đảng và nhân dân ta xác định trong giai đoạn hiện nay là “
Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”, để sánh vai với
các cường quốc năm châu trên con đường phát triển.



×