Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Vận dụng xây dựng phương án điều tra thống kê chi phí chi tiêu trung bình trong 1 tháng của sinh viên K51H trường Đại học Thương Mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.66 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Phần I: Lý luận chung về điều tra thống kê
I. Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của điều tra thống kê:
1. Khái niệm
2. Ý nghĩa
3. Yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê
II. Các loại điều tra thống kê:
1. Điều tra thường xuyên
2. Điều tra không thường xuyên
3. Điều tra toàn bộ
4. Điều tra không toàn bộ
a. Điều tra trọng điểm
b. Điều tra chuyên đề
c. Điều tra chọn mẫu
III. Các phương pháp điều tra thống kê:
1. Phương pháp trực tiếp
2. Phương pháp điều tra gián tiếp:
a. Phỏng vấn trực tiếp
b. Phỏng vấn gián tiếp
IV. Các hình thức tổ chức điều hành thống kê:
1. Báo cáo thống kê định ky
2. Điều tra chuyên môn
V. Xây dựng phương án điều tra thống kê:
1. Mục đích điều tra.
2. Đối tượng điều tra và đơn vị điều tra
a. Đối tượng điều tra
b. Đơn vị điều tra


3. Nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra:
a. Nội dung cần điều tra


b. Phiếu điều tra
4. Thời điểm, thời ky và thời hạn điều tra
5. Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra
VI. Sai số trong điều tra thống kê:
1. Khái niệm và các loại sai số trong điều tra thống kê
2. Hạn chế và biện pháp khắc phục sai số

Phần II: Vận dụng xây dựng phương án điều tra thống kê chi phí chi tiêu trung bình
trong 1 tháng của sinh viên K51H trường Đại học Thương Mại
I. Xây dựng phương án thống kê chi phí chi tiêu trung bình trong 1 tháng của sinh
viên K51H trường Đại học Thương Mại
1. Mục đích điều tra
2. Phạm vi đối tượng và đơn vị điều tra
3. Nội dung điều tra
4. Phiếu điều tra
5. Thời gian điều tra và thời kì thu thập số liệu
6. Phương pháp điều tra
7. Xử lý số liệu, kết quả
II. Một số kiến nghị về điều tra thống kê:
1. Về tổng thể điều tra
2. Về phiếu điều tra
3. Về phía người trả lời
4. Về phía người điều tra
KẾT LUẬN
Phần I: Lý luận chung về điều tra thống kê
I. Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của điều tra thống kê:


1. Khái niệm:
Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạch thống nhất

việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện
thời gian và không gian cụ thể.
2. Ý nghĩa:
 Là căn cứ tin cậy để kiểm tra, đánh giá thực trạng của hiện tượng nghiên cứu, đánh

giá tình hình thực hiện kế hoạch, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của từng địa
phương, đơn vị và toàn bộ nền kinh tế
 Cung cấp luận cứ xác đáng cho việc phân tích, phát hiện những yếu tố quyết định
sự biến đổi của hiện tượng nghiên cứu => tìm ra những biện pháp thích hợp
 Căn cứ cho việc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến động của hiện tượng
trong tương lai
3. Yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê:
 Nhiệm vụ: Tiến hành thu thập tài liệu ban đầu về các đơn vị tổng thể cần thiết

cho các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê
 Yêu cầu:
• Chính xác- khách quan: tài liệu thu thập phải phản ánh đúng, trung thực
tình hình thực tế của hiện tượng nghiên cứu
• Kịp thời: thông tin phải nhạy bén với sự biến đổi của hiện tượng, tiến hành
đúng thời hạn quy định trong phương án điều tra
• Đầy đủ: thu thập đầy đủ về nội dung, số đơn vị điều tra đã được quy định
trong phương án điều tra
II. Các loại điều tra thống kê:
1. Điều tra thường xuyên:
Là việc tiến hành ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu của hiện tượng một cách liên
tục, có hệ thống và theo sát quá trình phát sinh và phát triển của hiện tượng.
− Ưu điểm:
+ Theo dõi tỉ mỷ tình hình phát triển của hiện tượng
+ Đánh giá được quá trình tích lũy của hiện tượng
− Nhược điểm:

+ Mất thời gian
+ Phải theo biểu mẫu để lập thành báo cáo thống kê định kỳ
− Áp dụng cho những hiện tượng biến động liên tục cần theo dõi


2. Điều tra không thường xuyên:


Là việc tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng một cách
không liên tục, không gắn với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng


Ưu điểm:
+ Dùng cho nhiều đối tượng với nhiều mục đích khác nhau -> được sử dụng
nhiều
+ Chi phí thấp và tốn ít thời gian hơn so với điều tra thường xuyên
− Nhược điểm:
+ Không theo sát quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng
+ Chỉ tiến hành khi có nhu cầu nghiên cứu
− Phù hợp với những hiện tượng ít biến động hoặc biến động liên tục cần theo dõi
thường xuyên nhưng chi phí điều tra lớn


3. Điều tra toàn bộ:
Là điều tra thống kê thu thập dữ liệu ban đầu ở tất cả các đơn vị tổng thể của hiện
tượng nghiên cứu (còn gọi là tổng điều tra, tổng kiểm kê)
− Ưu điểm: cung cấp dữ liệu đầy đủ, phong phú, đảm bảo độ tin cậy
− Nhược điểm: chi phí tốn kém, thời gian kéo dài, số người tham gia đông, không áp
dụng cho mọi trường hợp và mức độ chính xác không đồng đều.



4. Điều tra không toàn bộ:





a.

b.

Là điều tra thống kê nhằm thu thập dữ liệu ban đầu ở một số đơn vị của tổng thể
hiện tượng nghiên cứu
Yêu cầu: số đơn vị điều tra, phương pháp chọn số đơn vị mẫu điều tra, các đơn vị
được chọn phải đáp ứng được mục đích và yêu cầu nghiên cứu để kết quả điều tra
có thể suy rộng cho tổng thể chung
Ưu điểm: chi phí ít tốn kém, thời gian nhanh, tiết kiệm công sức, khả năng thu
thập tài liệu cũng tỷ mỷ, đáp ứng kịp nhu cầu quản lý
Nhược điểm: phát sinh sai số, thông tin không đầy đủ
Điều tra trọng điểm:
− Là điều tra không toàn bộ, trong đó người ta chỉ tiến hành thu thập tài liệu trên
những đơn vị chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tổng thể
− Đặc điểm:
+ Chỉ bộ phận chủ yếu (bộ phận chiếm tỷ trọng lớn ) của tổng thể chung được
tiến hành điều tra
+ Không dùng để suy rộng cho toàn tổng thể nhưng giúp cho việc nắm được
những đặc điểm cơ bản của hiện tượng
+ Thích hợp với những tổng thể có các bộ phận tương đối tập trung, chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng thể
Điều tra chuyên đề:

− Là điều tra không toàn bộ, trong đó người ta chỉ tiến hành thu thập thông tin
trên một số ít đơn vị thậm chí chỉ một đơn vị tổng thể nhưng lại đi sâu nghiên
cứu chi tiết nhiều khía cạnh, nhiều đặc điểm khác của đơn vị đó ( thường là
một đơn vị tiên tiến hay lạc hậu)


Đặc điểm:
+ Là điều tra để thu thập thông tin nhằm nghiên cứu một chuyên đề nào đó
+ Thường dùng nghiên cứu những điển hình (tốt, xấu) để tìm hiểu nguyên
nhân, rút kinh nghiệm
+ Kết quả điều ta không dùng để suy rộng hoặc làm căn cứ đánh giá tình hình
cơ bản của hiện tượng
c. Điều tra chọn mẫu:
− Là điều tra không toàn bộ trong đó người ta chỉ chọn ra một số đơn vị để điều
tra thực tế, sau đó dùng kết quả thu thập được để tính toán suy rộng cho toàn
bộ tổng thể
− Đặc điểm:
+ Là tiến hành điều tra thu thập thông tin trên một số đơn vị của tổng thể
chung theo phương pháp khoa học sao cho các đơn vị này phải đại diện cho
cả tổng thể chung đó
+ Kết quả điều tra dùng để suy rộng cho cả tổng thể chung


III. Các phương pháp điều tra thống kê:
1. Phương pháp trực tiếp:
Nhân viên điều tra trực tiếp quan sát hoặc tiến hành cân, đong, đo, đếm, rồi ghi chép vào
phiếu điều tra. Kết quả điều tra trực tiếp bảo đảm mức độ chính xác cao, có thể phát hiện
sai sót để chỉnh lý kịp thời. Phương pháp này tốn kém về chi phí và thời gian, vì vậy theo
yêu cầu nghiên cứu mà người ta áp dụng phương pháp điều tra trực tiếp hay gián tiếp.
VD: Thống kê hàng hóa tồn kho, kiểm kê tài sản cố định…

2. Phương pháp điều tra gián tiếp:
Nhân viên điều tra thu thập tài liệu của hiện tượng qua điện thoại, phiếu điều tra, báo cáo
thống kê, thư từ, fax, internet. Kết quả điều tra gián tiếp phụ thuộc vào đơn vị được điều
tra, chất lượng và mức độ chính xác của tài liệu còn hạn chế, nhân viên điều tra khó phát
hiện sai sót để xử lý kịp thời. Phương pháp này có ưu điểm là tiến hành nhanh gọn, kịp
thời và đỡ tốn kém.
+ Phương pháp phái viên điều tra (phỏng vấn trực tiếp): nhân viên điều tra gặp trực tiếp
đối tượng điều tra đặt câu hỏi và nghe câu trả lời
+ Phương pháp tự ghi báo cáo: đối tượng được điều tra sau khi nghe hướng dẫn tự ghi số
liệu vào phiếu điều tra rồi nộp cho cơ quan điều tra
a. Phỏng vấn trực tiếp:


Là phương pháp thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi –
đáp trực tiếp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin


Ưu điểm:
+ Tạo điều kiện cho đơn vị điều tra có thể hiểu được đối tượng một cách sâu sắc
thông qua những thái độ, cử chỉ biểu lộ trong quá trình phỏng vấn
+ Phát hiện được những sai sót trong câu trả lời
− Nhược điểm: tốn kém về thời gian, chi phí và nhân lực, đòi hỏi có sự chuẩn bị kỹ
càng về điều tra viên, địa điểm phỏng vấn


b. Phỏng vấn gián tiếp:
Là phương pháp thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện bằng cách người được
hỏi nhận được phiếu điều tra và tự mình ghi câu trả lời vào phiếu điều tra rồi gửi
lại cho cơ quan điều tra
− Đặc điểm của phương pháp này là người hỏi và người trả lời không có sự giao tiếp

với nhau, không có quá trình hỏi – đáp trực tiếp mà quá trình thu thập thông tin
được thực hiện thông qua phiếu điều tra hay còn gọi là bảng hỏi
− Ưu điểm: dễ tổ chức, tiết kiệm chi phí
− Nhược điểm: khó kiểm tra, đánh giá độ chính xác của thông tin , nội dung điều tra
bị hạn chế


IV. Các hình thức tổ chức điều hành thống kê:
1. Báo cáo thống kê định ky
Báo cáo thống kê định kỳ: thu thập thông tin thống kê một cách thường xuyên,
định kỳ theo hình thức, nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất do
cơ quan có thẩm quyền quyết định. Ví dụ phiếu thu thập lợi nhuận của doanh
nghiệp thương mại hàng tháng.
− Đặc điểm: Trong hình thức này sử dụng phổ biến loại điều tra toàn bộ và thường
xuyên, thu thập thông tin gián tiếp.
− Nội dung: Chỉ thu thập được một số chỉ tiêu chủ yếu phục vụ cho các kế hoạch và
quản lý của doanh nghiệp, các cấp, các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Những
chỉ tiêu trong báo cáo thống kê được cụ thể thành các biểu mẫu thống nhất cho các
thời kỳ khác nhau của doanh nghiệp.Ví dụ: báo cáo thống kê hàng mua, hàng dự
trữ, giá trị sản xuất lao động, doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.


2. Điều tra chuyên môn.
Điều tra chuyên môn: là hình thức điều tra không thường xuyên, được tiến hành
theo một kế hoạch và phương pháp riêng cho mỗi lần điều tra.
− Đặc điểm: Khi cần thì mới tiến hành điều tra.
− Nội dung: Những tài liệu TK định kỳ chưa hoặc không cung cấp được; hoặc để
kiểm tra chất lượng của báo cáo TK định kỳ. Nội dung của điều tra chuyên môn
thường đầy đủ hơn, phong phú hơn so với báo cáo thống kê định kỳ.




V. Xây dựng phương án điều tra thống kê:
1. Mục đích điều tra.
Bất kỳ một hiện tượng kinh tế xã hội nào cũng đều có thể xem xét, quan sát trên nhiều
khía cạnh khác nhau, mỗi khía cạnh sẽ cho ta những kết luận khác nhau về hiện tượng. Vì
vậy, trước khi điều tra ta phải xác định cuộc điều tra này nhằm tìm hiểu vấn đề gì, phục
vụ cho yêu cầu nghiên cứu nào. Đó là mục đích của cuộc điều tra.
Mục đích điều tra còn là căn cứ quan trọng xác định đối tượng, đơn vị điều tra, xây dựng
kế hoạch và nội dung điều tra. Vì vậy, việc xác định rõ và đúng mục đích điều tra là cơ sở
quan trọng cho việc thu thập số liệu ban đầu một cách đầy đủ hợp lý, đáp ứng được yêu
cầu nghiên cứu đặt ra.
Bất cứ một hiện tượng nào khi nghiên cứu cũng được tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau.
Song, trong điều tra thống kê thì không thể và không nhất thiết phải điều tra tất cả các
khía cạnh của hiện tượng mà chỉ nên tập trung khảo sát những khía cạnh có liên quan trực
tiếp, phục vụ yêu cầu nghiên cứu.
Căn cứ để xác định mục đích điều tra thường là những nhu cầu thực tế cuộc sống, nhu
cầu hoàn chỉnh lý luận … những nhu cầu này biểu hiện một cách trực tiếp bằng các yêu
cầu, đề nghị, mong muốn của cơ quan chủ quản …
2. Đối tượng điều tra và đơn vị điều tra
a. Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra là tổng thể các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu có các dữ liệu cần
thiết khi tiến hành điều tra. Xác định đối tượng điều tra là xác định xem những đơn vị
tổng thể nào thuộc phạm vi điều tra, cần được thu thập thông tin.
Xác định đối tượng điều tra đúng giúp chúng ta xác định đúng số đơn vị điều tra, tránh
được những nhầm lẫn khi thu thập dữ liệu. Muốn xác định chính xác đối tượng điều tra,
một mặt phải dựa vào sự phân tích lý luận, mặt khác nêu lên những tiêu chuẩn cơ bản
phân biệt hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng liên quan, phân biệt đơn vị tổng thể
này với đơn vị tổng thể khác.
b. Đơn vị điều tra

Đơn vị điều tra là là từng đơn vị cá biệt thuộc đối tượng điều tra và được điều tra thực tế.
Trong điều tra toàn bộ số đơn vị điều tra cũng chính là số đơn vị thuộc đối tượng điều tra.
Trong điều tra không toàn bộ, thì số đơn vị điều tra là những đơn vị được chọn ra từ tổng
số các đơn vị thuộc đối tượng điều tra. Đơn vị điều tra chính là nơi phát sinh những tài
liệu ban đầu, điều tra viên cần đến đó để thu thập trong mỗi cuộc điều tra. Đơn vị điều tra


còn là căn cứ để tiến hành tổng hợp dữ liệu, phân tích và dự báo thống kê cần thiết. Tùy
thuộc vào mục đích và đối tượng điều tra mà đơn vị điều tra được xác định là khác nhau.
Như vậy, muốn xác định đối tượng điều tra thì phải trả lời câu hỏi “điều tra ai?”, việc xác
định đơn vị điều tra là trả lời câu hỏi “điều tra ở đâu?”. Trong một số trường hợp đơn vị
điều tra và đối tượng điều tra có thể trùng nhau.
Cần phân biệt đơn vị điều tra và đơn vị tổng thể. Đơn vị tổng thể là các phần tử, các đơn
vị cấu thành hiện tượng mà qua đó ta có thể xác định được quy mô tổng thể. Việc xác
định số đơn vị tổng thể liên quan đến việc lập phương án điều tra, chọn phương án điều
tra và ước lượng kinh phí để điều tra… còn việc xác định số đơn vị điều tra liên quan đến
việc tổ chức ghi chép, đăng kí tài liệu, phân bổ cán bộ…
3. Nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra:
a. Nội dung cần điều tra:
Nội dung điều tra là toàn bộ các đặc điểm cơ bản của từng đối tượng, từng đơn vị điều tra
mà ta cần thu thập thông tin. Trong thực tế các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thường
có rất nhiều đặc điểm khác nhau và ta cũng không thể, không nhất thiết phải thu thập
thông tin của toàn bộ các tiêu thức đó mà chỉ cần thu thập theo một số tiêu thức quan
trọng đáp ứng cho mục đích điều tra và mục đích nghiên cứu.
Để xác đinh đúng, đủ nội dung điều tra cần căn cứ vào các yếu tố sau:
Mục đích điều tra: mục đích điều tra chỉ rõ những thông tin nào để đáp ứng nhu
cầu của nó vì mục đích khác nhau thì nhu cầu về thông tin cũng khác nhau.
− Đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu: tất cả những hiện tượng mà thống kê nghiên
cứu đều tồn tại trong những điều kiện cụ thể về thời gian và không gian. Khi điều
kiện thay đổi thì đặc điểm của hiện tượng cũng thay đổi theo, khi đó các biểu hiện

của chúng cũng khác nhau.
− Khả năng về nhân lực, chi phí và thời gian cho phép.


b. Phiếu điều tra:
Phiếu điều tra: là loại văn bản in sẵn theo mẫu quy định trong kế hoạch điều tra
được sử dụng thống nhất để ghi dữ liệu của đơn vị điều tra.
+ Yêu cầu của phiếu điều tra: có đầy đủ các nội dung cần điều tra, các thang đo
định tính sử dụng trong nội dung điều tra cần được mã hóa sẵn, các câu hỏi
được thiết kế cụ thể, khoa học, thuận lợi cho việc kiểm tra và tổng hợp dữ liệu.
− Bản giải thích cách ghi biểu mẫu: là bản giải thích và hướng dẫn cụ thể cách xác
định và ghi dữ liệu vào biểu mẫu điều tra. Nội dung, ý nghĩa của các câu hỏi phải
được giải thích khoa học và chính xác. Những câu hỏi phức tạp có nhiều khả năng
trả lời cần có ví dụ cụ thể.





Ngoài những nội dung chủ yếu trên, bản giải thích còn đề cập đến một số vấn đề
về phương pháp, cách tổ chức và tiến hành điều tra như sau:



Cách chọn mẫu



Phương pháp thu thập và ghi chép số liệu ban đầu




Các bước và tiến độ điều tra



Tổ chức và quy định nhiệm vụ của cán bộ tham gia điều tra



Phân công khu vực điều tra



Tổ chức tập huấn cán bộ điều tra



Điều tra thử để rút kinh nghiệm



Tổ chức tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của cuộc điều tra.

4. Thời điểm, thời ky và thời hạn điều tra:
Thời điểm điều tra là mốc thời gian được quy định để ghi chép thống nhất tài liệu
của tất cả các đơn vị điều tra, tránh hiện tượng trùng hoặc sót tài liệu thu thập.
− Thời kỳ điều tra là khoảng thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc cuộc điều
tra.Quy định thời kỳ điều tra sẽ thống nhất ,sẽ tạo thuận lợi cho tổng hợp tài liệu
thống kê. Thời kì điều tra dài hay ngắn phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu.

− Thời hạn điều tra là thời gian dành cho việc đăng kí thu thập tất cả các dữ liệu điều
tra, được tính từ bắt đầu cho đến khi kết thúc toàn bộ công việc thu thập dữ liệu.
Như vậy thời hạn điều tra dài hay ngắn phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp
của hiện tượng, nội dung nghiên cứu và lực lượng tham gia nhưng không nên quá
dài.


5. Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra:









Thành lập Ban chỉ đạo điều tra và quy định nhiệm vụ cơ quan điều tra các cấp
Chuẩn bị lực lượng cán bộ điều tra, phân công trách nhiệm và tiến hành tập huân
nghiệp vụ cho họ
Lựa chọn phương án điều tra thích hợp
Xác định các bước tiến hành điều tra
Phân chia khu vực và địa bàn điều tra
Tổ chức các cuộc hội nghị chuẩn bị
Xây dựng phương án tài chính và chuẩn bị các phương tiện vật chất khác
Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra

VI. Sai số trong điều tra thống kê:



1. Khái niệm và các loại sai số trong điều tra thống kê
- Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa số liệu điều tra và số liệu thực tế của
hiện tượng nghiên cứu.
- Có hai loại sai số :
+ Sai số do ghi chép : Loại sai số này có thể xảy ra do người điều tra hoặc đối tượng điều
tra. Người điều tra quan sát, ghi chép sai, trình độ chuyên môn hạn chế hoặc thiếu ý thức,
tinh thần trách nghiệm. Mặt khác, có thể do đối tượng điều tra không hiểu nội dung mà
trả lời sai, sợ mất thời gian hoặc cố ý trả lời sai để che giấu sự thật.
+ Sai số do tính chất đại biểu : Loại sai số này chỉ xảy ra trong điều tra không toàn bộ do
chọn mẫu quá nhỏ không đủ để tính luật số lớn phát huy tác dụng. Mặt khác do điều tra
một số đơn vị tổng thể rồi suy rộng cho toàn tổng thể dẫn đến sai số là điều không tránh
khỏi. Đối với những tổng thể có nhiều bộ phận khác nhau thì số mẫu phải đảm bảo đầy
đủ các loại hoặc các nhóm, tức là kết cấu mẫu giống kết cấu chung. Như vậy tính chất đại
biểu của đơn vị mẫu mới phát huy tác dụng, khi suy rộng cho toàn tổng thể.
2. Hạn chế và biện pháp khắc phục sai số:
Để hạn chế sai số trong điều tra thống kê cần phải tố chức tập huấn nội dung điều tra cho
điều tra viên và đơn vị điều tra ,tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra, chuẩn
bị đầy đủ nhân lực, kinh phí, dụng cụ đo lường phục vụ cho cuộc điều tra. Tài liệu thu
thập được qua điều tra cần phải kiểm tra tính logic và kết quả tính toán kịp thời chỉnh lý.
Mặt khác phải kiểm tra tính chất đại biểu của số mẫu và tiến hành điều tra thí điểm nếu
thấy cần thiết, nhất là với hiện tượng có phạm vi rộng tính chất phức tạp, số đơn vị tổng
thể quá nhiều.

Phần II: Vận dụng xây dựng phương án điều tra thống kê chi phí chi tiêu trung
bình trong 1 tháng của sinh viên K51H trường Đại học Thương Mại
I. Xây dựng phương án thống kê chi phí chi tiêu trung bình trong 1 tháng của sinh
viên K51H trường Đại học Thương Mại
1. Mục đích điều tra:
Thu thập thông tin về các nguồn thu nhập của sinh viên khóa 51H đại học Thương
Mại

− Thu thập thông tin để xác định khoảng chi tiêu, các dịch vụ được sinh viên K51H
đại học Thương Mại sử dụng với mức thu nhập của mình.
− Thu thập thông tin đánh giá về việc kiểm soát lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm
của sinh viên K51H đại học Thương Mại.





Cập nhật số liệu, thông tin để rút ra nhận xét chung về tình hình và thực trạng thu
nhập, chi tiêu và tiết kiệm của sinh viên K51H đại học thương mại.

2. Phạm vi đối tượng và đơn vị điều tra:


a. Đối tượng, đơn vị điều tra:
Đối tượng nghiên cứu: các sinh viên khóa 51 khoa tài chính ngân hàng đang học

tập tại trường Đại học Thương Mại
− Đơn vị điều tra: Mỗi sinh viên K51H Trường Đại học Thương mại
b. Phạm vi điều tra:
− Gồm toàn bộ các sinh viên Khóa 51 khoa Tài chính ngân hàng Đại học Thương
Mại
Để cho kết quả nghiên cứu được chính xác, không quá rộng và vượt quá tầm kiểm soát,
nhóm chọn không gian nghiên cứu trong trường đại học Thương Mại, cụ thể là các sinh
viên khóa 51 khoa tài chính ngân hàng.
3. Nội dung điều tra:
Họ và tên
Lớp hành chính
Nơi ở sinh hoạt

Nguồn thu nhập
Tình hình chi tiêu:
+ Trung bình chi tiêu trong một tháng
+ Chi tiêu vào từng khoản cụ thể
• Tiền thuê nhà
• Sinh hoạt phí
• Tiền học thêm, tài liệu học tập
• Mua sắm
• Chi phí đi lại
• Giải trí
• Quà tặng, từ thiện
• Sức khỏe , khám chữa bệnh
• Ăn uống ( nhà hàng, cà phê)
− Tự đánh gia việc chi tiêu tiết kiệm
+ Kinh nghiệm chi tiêu tiết kiệm
+ Giải pháp chi tiêu tiết kiệm






4. Phiếu điều tra:





5. Thời gian điều tra và thời kì thu thập số liệu:





Thời điểm điều tra: bắt đầu từ ngày 22/3/2017
Thời kì điều tra: trong vòng 1 tháng
Thời hạn điều tra: từ ngày 22/3-29/3/2017

6. Phương pháp điều tra:
* Phương pháp thu thập số liệu:









Phỏng vấn trực tiếp: phát phiếu điều tra trực tiếp cho các bạn sinh viên K51H tại
giờ nghỉ giải lao trên lớp, sân thư viện, sân ktx, vườn hoa trường để các bạn sinh
viên sẽ điền trực tiếp vào phiếu điều tra.
Ưu điểm:
+ Lấy được thông tin, số liệu một cách chính xác nhất
+ Có sự tương tác giữa người hỏi với các bạn sinh viên
Nhược điểm: Mất thời gian, công sức, số lượng người đi hỏi nhiều, phạm vi hỏi
hẹp
Phỏng vấn gián tiếp: Thiết lập phiếu điều tra bằng google drive điều tra trên
facebook lấy thông tin, số liệu.
Ưu điểm: Phạm vi người hỏi rộng, không tốn thời gian, công sức
Nhược điểm: Thông tin thu được không có độ chính xác cao do điều tra trên mạng

ảo, không có sự tương tác trực tiếp giữa người hỏi và người được hỏi


7. Xử lý số liệu, kết quả:



Tóm tắt thống kê
Có tất cả 89 bạn sinh viên tham gia điền vào phiếu điều tra chi phí chi tiêu trung bình
trong 1 tháng của sinh viên K51H trường Đại học Thương mại. Trong đó:





+
+

+

Có 42 bạn sinh viên nhận thấy bản thân có chi tiêu tiết kiệm. Các kinh nghiệm cá
nhân được nêu ra để chi tiêu tiết kiệm là:
+ Lập kế hoạch cho từng khoản mục chi tiêu, chi tiêu trong hạn mức
+ Chi tiêu vào những việc cần thiết, không mua sắm linh tinh, phung phí
+ Cầm ít tiền trong người
+ Cho bạn bè vay…
Có 47 bạn sinh viên nhận thấy bản thân chi tiêu không tiết kiệm. Các giải pháp cá
nhân đưa ra để chi tiêu tiết kiệm là:
+ Nuôi heo để tiết kiệm
+ Dùng ứng dụng trên điện thoại để kiểm tra chi tiêu

+ Thay đổi thói quên mua sắm ( ít mua săm quần áo, các đồ linh tinh,..)
+ Ghi sổ để kiểm soát chi tiêu (ghi lại các khoản đã chi và cuối tháng tổng kết
lại)
+ Tự nấu ăn, không ăn quán nhiều…
Nhận xét chung:
Thu nhập của sinh viên đa số đến từ chu cấp của gia đình và đi làm thêm
Đối với các bạn sinh viên ở trọ, trung bình chi tiêu 1 tháng thường trên 2.000.000
triệu đồng ( bao gồm các khoản chi cố định như tiền nhà, sinh hoạt phí, tiền học
thêm,..)
Đối với các bạn sinh viên ở cùng với gia đình, trung bình chi tiêu 1 tháng thường
dưới 500.000 nghìn đồng.

II. Một số kiến nghị về điều tra thống kê:


Các cuộc điều tra thống kê, dù chuẩn bị chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ đến đâu cũng không thể
lường hết được những khó khăn, sai sót trong quá trình điều tra. Trong khuôn khổ tiến
hành điều tra và ứng dụng số liệu điều tra thống kê để phân tích tính chi phí chi tiêu trung
bình trong một tháng của sinh viên K51H, do hạn chế về nguồn nhân lực, thời gian, trình
độ, kinh nhiệm,…nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
1. Về tổng thể điều tra
Đối tượng điều tra của đề tài là sinh viên K51H. Tuy nhiên do gặp phải nhiều hạn chế
nêu trên, số lượng sinh viên điều tra có hạn(89 bạn) nên mức độ chính xác chỉ là tương
đối. Nếu có điều kiện điều tra với tổng thể lớn hơn thì kết quả điều tra sẽ có độ chính xác
cao nhất.
2. Về phiếu điều tra
Bảng hỏi la một công cụ quan trọng trong điều tra, là phương tiện giao tiếp giữa người
hỏi và người được hỏi. Sự quan tâm của người được hỏi về vấn đề càng cao thì số liệu
thu thập được càng chính xác. Để thu hút người trả lời cần tạo bảng hỏi có độ hấp dẫn tối
đa,có thêm chút màu săc hay hình ảnh minh họa…Những điều này thì bảng hỏi của nhóm

mới chỉ đáp ứng được một phần nào.
3. Về phía người trả lời
Nhiều khi người được hỏi không trả lời theo yêu cầu được đặt ra, có thể do họ không
muốn tiết lộ thông tin hay không tập trung vào câu hỏi, không hiểu câu hỏi. Hoặc có khi
họ đang bận nên trả lời qua loa, không đọc kĩ,thông tin thu được không chính xác.Những
trường hợp vậy gây khó khan cho việc điều tra.
4. Về phía người điều tra
Người đi phỏng vấn điều tra cũng cần phải chú ý một số điểm để kết quả điều tra được
tốt hơn: tác phong đàng hoàng, chững chạc, nghiêm túc, dáng vẻ tin cậy. trang phục phải
tương xứng, tránh biểu hiện thái độ, ý kiến cá nhân về các đề tài được nêu ra trong bảng
hỏi. Không được định hướng câu trả lời hay tranh luận khi phỏng vấn, cần biết nghe để
hiểu những vướng mắc trong qua trình trả lời bảng hỏi.
 KẾT LUẬN:

Chi tiêu hợp lí là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối mọi người và nhất là với sinh
viên, cần phải được nghiên cứu tìm hiểu. Nhờ vận dụng các phương pháp trong điều tra
thống kê đã mà nhóm 2 đã phân tích chi tiêu trung bình trong một tháng của sinh viên
K51H, phần nào thấy được thực trạng chi tiêu của sinh viên hiện nay. Từ kết quả đó có
thể đưa ra được những phương án, kế hoạch giúp cho sinh viên chi tiêu hợp lí và tiết
kiệm, hiệu quả.



×