Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

nội dung của một phương án điều tra thống kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.35 KB, 9 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh Thái
Nguyên
MÔN NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
Lớp: 05
Thái nguyên, ngày…tháng…năm 2015
1
Nhóm: 13
Danh sách nhóm điều tra:
1. Đào Thị Ngà (nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thị Phương
3. Bùi Thiên Trang
4. Vũ Thị Hiền
5. Đinh Thị Bình
Nội dung câu hỏi câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Nêu nội dung của một phương án điều tra thống kê? Cho ví dụ về cuộc
tổng điều tra dân số?
Câu 2: Xây dựng phiếu điều tra và cho biết các loại câu hỏi sử dụng trong
phiếu điều tra?
2
BÀI LÀM
Câu 1:
 Định nghĩa: Điều tra thống kê là tổ chức thu thập tài liệu về hiện tượng
nghiên cứu một cách khoa học và theo khái niệm thống nhất, dựa trên hệ
thống chỉ tiêu đã xác định.
 Thống kê nghiên cứu hiện tượng số lớn, do đó việc thu thập tài liệu
thường tiến hành trong phạm vi rộng, gồm nhiều đơn vị tổng thể rất phức
tạp, đòi hỏi việc thu thập tài liệu phải được chuẩn bị chu đáo, tổ chức khoa
học và theo kế hoạch thống nhất, mới đem lại kết quả điều tra đúng đắn,
đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Điều tra thống kê được thực hiện đối với các
tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong trường hợp:
- Thu thập những thông tin thống kê từ các tổ chức không phải từ chế


độ báo cáo thống kê.
- Khi cần bổ sung thông tin từ các tổ chức có thực hiện chế độ báo cáo
thống kê
- Thu thập thông tin từ các hộ hoặc cơ sở kinh doanh cá thể, hộ gia
đình,cá nhân.
- Thu thập thông tin thống kê khi có nhu cầu đột xuất.
Ví dụ:
- Để tiến hành công tác tổng kiểm kê đất đai trên toàn quốc chúng ta phải
tiến hành thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ, trên địa bàn từng xã, huyện, tỉnh
do đó công tác chuẩn bị và tiến hành công tác này rất công phu.
- Điều tra dân số trên quy mô toàn quốc, chúng ta phải tiến hành thu thập
tài liệu về từng người dân như : họ tên, tuổi, giới tính trình độ văn hóa, dân
tộc, tôn giáo,
 Nội dung điều tra thống kê
- Nội dung điều tra thống kê là toàn bộ các đặc điểm cơ bản của từng
đối tượng, từng đơn vị điều tra mà ta cần thu thập thông tin. Trong thực tế
các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thường có rất nhiều đặc điểm khác
nhau và ta cũng không thể, không nhất thiết phải thu thập thông tin của toàn
bộ các tiêu thức đó mà chỉ cần thu thập theo một số tiêu thức quan trọng đáp
ứng cho mục đích điều tra và mục đích nghiên cứu.
3
Ví dụ: điều tra mức sống dân cư năm 2002 của Tổng cục Thống kê gồm
các nội dung điều tra như:
• Tình hình cơ bản của các hộ gia đình.
• Tình hình và cơ cấu các nguồn thu.
• Tình hình chi và cơ cấu các khoản chi.
• Tình hình thu nhập.
• Ý kiến của hộ gia đình về khó khăn, thuận lợi, nguyện vọng.
Để xác định đúng, đủ nội dung đi điều tra cần căn cứ vào các yếu tố sau:
- Mục đích điều tra: mục đích điều tra chỉ rõ những thông tin nào để

đáp ứng nhu cầu của nó vì mục đích khác nhau thì nhu cầu về thông
tin cũng khác nhau.
- Đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu: tất cả những hiện tượng mà
thống kê nghiên cứu đều tồn tại trong những điều kiện cụ thể về
thời gian và không gian. Khi điều kiện thay đổi thì đặc điểm của hiện
tượng cũng thay đổi theo, khi đó các biểu hiện của chúng cũng khác
nhau.
- Khả năng về nhân lực, chi phí và thời gian cho phép.
 Cuộc tổng điều tra dân số
Nội dung điều tra
Nội dung điều tra được bố trí hai loại phiếu điều tra: phiếu điều tra
toàn bộ ( phiếu ngắn) và phiếu điều tra mẫu (phiếu dài).
1, Nội dung điều tra toàn bộ:
a) Về dân số:
- Các thông tin cá nhân ( họ tên, giới tính, tháng năm sinh/tuổi)
- Quan hệ với chủ hộ.
- Tình hình đi học hiện nay.
- Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật.
- Dân tộc và tôn giáo.
- Tình trạng biết đọc và biết viết.
b) Về nhà ở của các hộ dân cư:
- Tình trạng nhà ở hiện tại.
- Kết cấu nhà và loại vật liệu xây dựng chính.
- Quy mô diện tích nhà ở.
- Năm đưa vào sử dụng.
2, Nội dung điều tra chọn mẫu
Ngoài các thông tin như trong phiếu điều tra toàn bộ, phiếu điều
tra mẫu còn có thêm các thông tin sau đây:
4
a) Về dân số:

- Tình trạng khuyết tật.
- Tình trạng hôn nhân.
- Nơi thường trú cách đây 5 năm.
- Tình trạng hoạt động kinh tế trong 7 ngày qua.
b) Tình hình sinh đẻ của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi:
- Tình hình sinh con.
- Số con đã sinh, số con còn sống và số con đã chết.
- Tháng, năm sinh và số con trai, số con gái của lần sinh gần
nhất.
c) Thông tin về người chết:
- Tình hình tử vong của hộ.
- Thông tin cá nhân của người chết.
- Nguyên nhân chết và chết do thai sản.
d) Thông tin về nhà ở:
- Tình hình sử dụng phòng ở.
- Tình trạng sở hữu nhà ở.
- Loại nhiên liệu chính để thắp sáng và nấu ăn.
- Loại hố xí đang sử dụng.
- Một số tiện nghi sinh hoạt cơ bản của hộ dân cư.
5
Câu 2: Xây dựng phiếu điều tra
Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên
Thái nguyên, ngày…,tháng…,năm 2015
Nhóm điều tra: 13
Nhằm mục đích phục vụ công tác học tập trong trường lớp, với đề tài được
giao, chúng tôi đã xây dựng nên phiếu điều tra này, rất mong các bạn điền đầy
đủ thông tin để chúng tôi có thể hoàn thành tốt hoạt động điều tra.
Cảm ơn!
PHIẾU ĐIỀU TRA
Phần 1: Thông tin của người trả lời phiếu:

1. Họ và tên:
2. Giới tính: Nam  , Nữ 
3. Dân tộc:
4. Độ tuổi:
5. Nơi ở:
Phần 2: Thông tin về xu hướng thời trang của người tiêu dùng:
1. Anh (chị) có hay đi shopping không?
o Thường xuyên
o Thỉnh thoảng
2. Anh (chị) biết đến thương hiệu thời trang nào dưới đây?
o Louis vitton
o Nhà bè
o Việt tiến
o Gucci
o Lacoste
6
o Levi’s
o Ý kiến khác:….
3. Anh (chị) thường mua các loại sản phẩm thời trang nào?
o Quần áo
o Giày dép
o Mũ, khăn
o Thắt lựng
o Ví
o Các loại phụ kiện khác
4. Khi mua các sản phẩm thời trang, anh (chị) thường tìm kiếm thông tin
bằng các phương tiện nào?
o Trực tiếp xem xét, cảm nhận
o Các ấn phẩm, tin đồn, dư luận
o Quảng cáo, hội trợ triển lãm, bao bì, nhãn hiệu…

o Gia đình, bạn bè, người thân
5. Nguồn thông tin nào mà anh chị cho là đáng tin cậy nhất trong số các
thông tin mà anh chị tìm kiếm được?
o Trực tiếp xem xét, cảm nhận
o Quảng cáo, hội trợ, triển lãm
o Người thân, bạn bè…
o Các ấn phẩm
6. Khi lựa chọn sử dụng sản phẩm của các thương hiệu, anh (chị) có
tham khảo ý kiến của người thân hay không?
o Có
o Không
7. Anh (chị) vui lòng cho biết tầm quan trọng của mỗi thuộc tính thời trang
mà anh (chị) đang sử dụng?
o Thể hiện cá tính
o Giúp tự tin trong giao tiếp
o Kiểu dáng, mẫu mã đẹp
o Giá cả phải chăng
o Chất liệu tốt, đẹp, bền
o Thương hiệu nổi tiếng, uy tín
8. Anh (chị) thường mua san phẩm ở đâu?
o Shop
o Chợ
o Online
o Ý kiến khác:…
9. Anh (chị) có sử dụng thời trang nước ngoài hay không? (nếu có thì trả lời
từ câu 10 đến câu 11; nếu không thì trả lời từ câu 12 đến câu 16)
o Có
o Không
7
10. Anh (chị) thường sử dụng thương hiệu thời trang nước ngoài nào?

o Gucci
o Lacoste
o Louis vitton
o Calvin klein
11. Anh (chị) đánh giá như thế nào về các dịch vụ, địa điểm của các cửa hàng
bán sản phẩm thời trang nước ngoài?
Không hài
lòng
Hài lòng Rất hài
lòng
Bình
thường
Địa điểm thuận
tiện
Thanh toán qua
thẻ
Hình thức
khuyến mãi
Quy cách bày trí
sản phẩm
Thái độ phục vụ
12. Anh (chị) thường sử dụng thương hiệu thời trang nội địa nào?
o Việt tiến
o Nhà bè
o Pt2000
o ninomaxx
13. Anh (chị) cho biết sự đánh giá của anh (chị) về mức độ quảng cáo của các
sản phẩm trên?
Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên
Truyền hình

Tạp chí
Internet
Tờ rơi
14. Anh (chị) đánh giá như thế nào về sản phẩm anh (chị) đang sử dụng?
Không hài
lòng
Hài lòng Rất hài lòng Bình thường
Kiểu dáng
mẫu mã đẹp,
hợp thời trang
Giá thành vừa
8
phải
Chất liệu bền
15. Ý kiến của anh (chị) về thương hiệu thời trang mà anh (chị) đang sử
dụng?



16. Anh (chị) có ý định thay đổi thương hiệu mà mình đang sử dụng không?
Tại sao?



9

×