Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.72 KB, 14 trang )

Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1

MỤC LỤC
Tên mục

Trang

Ghi chú

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ do chọn đề tài.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
3.Đối tượng nghiên cứu.

2

4. Giới hạn của đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

3

3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
3.a. Mục tiêu của giải pháp.
3.b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.

4 -> 10

3.c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp (nếu


có).

11

3. d. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa
học của vấn đề nghiên cứu.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

11

2. Kiến nghị.

12

Tài liệu tham khảo

14

Phạm Thị Hịe - Tiểu học Hồng Văn Thụ

1


Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tàì.
Mỗi mơn học đều có vai trị quan trọng góp phần vào việc hình thành nhân
cách học sinh, trong đó có mơn Tiếng Việt. Mợt người bình thường, cho dù ở đất

nước nào thì cũng phải tồn tại ngôn ngữ và mang đậm nét đặc trưng của họ đó là
ngôn ngữ nói và viết. Ở Việt Nam ta, riêng với Tiếng Việt ngôn ngữ nói đã phong
phú, nhiều ngữ nghĩa nhưng ngôn ngữ viết càng phong phú hơn, đa dạng hơn.
Trong đó có phân môn chính tả cần phải viết theo luật một số chữ, nên phân mơn
chính tả được coi là rất quan trọng.
Có thể nói chính tả là một vấn đề có tính phổ quát đối với mọi thứ chữ viết
ghi âm được dùng hiện nay trên thế giới. Ở mỗi thứ chữ viết ghi âm, bao giờ cũng
có vấn đề nên viết thế nào cho đúng chính tả.
Trong nhiều năm giảng dạy, nên phải chấm nhiều bài chính tả (nghe – viết) hay
hoặc chấm bài tập làm văn (phân môn tập làm văn) – đối với lớp 3; 4; 5, nhưng
điều mà làm tôi luôn trăn trở đó là các em nghe viết chính tả hay trong phân môn
tập làm văn cũng vậy. Khi nghe viết chính tả, các em vẫn viết sai luật chính tả
nhiều. hoặc phân môn tập làm văn các em phải dùng từ đặt câu, muốn để có bài
văn hay, câu văn có nghĩa, giúp người đọc hiểu được nội dung vấn đề, trước hết
các em phải viết đúng chính tả. Song biết là vậy nhưng các em không thể không
mắc lỗi chính tả. Để giúp các em khắc phục lỗi chính tả một cách tối đa. Tôi chọn
đề tài: “Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho
học sinh lớp 1”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và bổ sung vốn kiến thức
cho các em. Giúp các em có kĩ năng viết chính tả đúng, nhanh, ngoài ra các em
mở rộng vốn kiến thức khi viết văn trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày.
Giúp người đọc dễ hiểu, hiểu đúng nội dung văn bản. Góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục tồn diện cho học sinh và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Đưa ra một số kinh nghiệm về luật chính tả âm, vần; luật chính tả về thanh
và phân biệt các âm dễ lẫn như: luật chính tả về: c/k/q; gh/ngh; vần có âm đơi iê/
; cơ sở để viết thanh điệu khi có âm cuối là (p; t; c; ch).
3. Đối tượng nghiên cứu.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả ( âm c/k/q; gh/ngh, vần
iê/yê; ghi dấu thanh tiếng có âm cuối là p; t; c; ch).

4. Giới hạn của đề tài.
Xuyên suốt trong quá trình dạy học học sinh khối 1 từ năm học
2014 – 2015; 2015 – 2016 và đến giữa học kì 2 lớp 1A năm học 2016 – 2017 của
trường tiểu học Hoàng Văn Thụ.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trải nghiệm thực tế.
Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ

2


Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1

- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp khảo nghiệm.
- Phương pháp quan sát, thực hành theo mẫu.
- Nghiên cứu tài liệu
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là giúp các em đọc, viết (tức là qua
hai ngôn ngữ nói, viết – nhìn viết và nghe viết – đối với học sinh lớp 1 là phổ
biến) và giúp các em biết dùng từ đặt câu (dạng cao) dùng để viết văn. Riêng
trong phân môn chính tả, thực tế cho thấy cũng có học sinh tuy các em đọc đúng,
lưu loát, phát âm chuẩn nhưng khi nghe viết chính tả vẫn bị “chê” là bài viết còn
mắc lỗi chính tả và làm cho người đọc khó hiểu nội dung văn bản viết. Vậy
nguyên nhân do đâu? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi viết kinh nghiệm theo đề tài
này góp phần giải quyết và giúp các em lĩnh hội được ngữ nghĩa của Tiếng Việt,
giúp người đọc hiểu trọn vẹn nội dung văn bản hơn thông qua ngôn ngữ viết.
Trong thực tế, những lỗi chính tả thường gặp trong tiếng Việt khá đa dạng.
Song, lỗi chính tả mà chúng ta hay mắc phải nhất là lỗi về phụ âm đầu, vần. Để

khắc phục lỗi này, chúng ta có nhiều cách. Tuy nhiên, trong khn khổ bài viết
này, chúng tôi sẽ đề cập tới giải pháp khắc phục lỗi chính tả một cách đơn giản và
tương đối hiệu quả, đó là dùng các mẹo chính tả.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Học sinh lớp 1 đa số các em dễ nhớ nhưng lại mau quên nên việc ghi nhớ
lời thầy cô dạy là chưa bền vững.
- Tiếng Việt với học sinh lớp 1 bước đầu các em được học đọc, học viết từ
nhận diện âm và chữ ghi âm (đọc) ghi nhớ để viết là việc làm vô cùng khó khăn
vì tất cả đều là mới lạ với các em. Sau khi học âm và chữ ghi âm -> vần. Theo
chương trình SGKTV1 hiện hành thì sang tuần 25 trở đi, các em mới làm quen
phân môn tập đọc và phân môn chính tả (tập chép), chỉ có một vài bài nghe –
viết
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp:
- Một bài chính tả, yêu cầu đầu tiên là các em viết đúng văn bản, sau đó mới
cần đẹp. Viết đúng chính tả, đúng nội dung văn bản sẽ giúp người đọc hiểu được
nội dung vấn đề. Khi nghe viết chính tả, để giúp các em hiểu và nghe viết đúng,
nhanh. Các em có điểm tựa để viết, biết vận dụng khi nghe viết hoặc dùng từ, đặt
câu khi viết văn, hoặc viết một văn bản giúp người đọc hiểu đúng nội dung văn
bản thì các em cần hiểu và ghi nhớ một số luật chính tả.

Phạm Thị Hịe - Tiểu học Hồng Văn Thụ

3


Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
* Dạy chính tả, giáo viên cần phải phát âm chuẩn đặc biệt khi nghe

viết.
- Chính tả được viết dưới hai hình thức là: Tập chép và nghe viết. Vì các
em mới chỉ làm quen âm (con chữ; chữ) mà các em chưa học cao để hiểu về từ
thuần Việt hay Hán – Việt nên việc dạy để các em hiểu, vận dụng khi viết thật
không đơn giản.
Ở lớp 1 hầu như các em được trình bày bài chính tả dưới hình thức tập chép
là nhiều, tuy nhiên vẫn có nghe viết. Bài chính tả nghe viết hầu như là những bài
thơ ngắn học thuộc lịng. Mặc dù tập chép (nhìn văn bản và sao chép lại bằng chữ
viết thường của mình), nhưng vẫn có những em viết sai (do nhầm lẫn âm đầu, vần
hoặc vị trí thanh điệu). Ví dụ: (tập chép) bài: Trường em, có em nhìn và viết “
chường em”. Đậy là lỗi sai mà các em mắc phải (được gọi là lỗi sai do tiếng địa
phương mà hầu hết ở những HS thuộc các tỉnh phía Bắc như: Hải Dương, Thái
Bình, Hưng Yên). Tùy vào đối tượng học sinh thuộc vùng, miền mà giáo viên
khắc phục lỗi chính tả chung của vùng đó. Khi dạy đến bài 18 âm ch, giáo viên
cần hướng dẫn kí khi phát âm. Đến bài 26, các em được học âm tr. Lúc này giáo
viên cần khắc sâu cho các em hiểu rõ âm đầu tr khác âm đầu ch khi phát âm bằng
cách: giáo viên viết âm tr và chỉ vào đó, yêu cầu vài HS phát âm (có uốn nắn sửa
sai nếu phát âm chưa đúng). Sau đó GV hướng dẫn các em phát âm đúng và lấy
ngay miệng của mình (của giáo viên) làm đồ dùng trực quan như yêu cầu các em
nhìn miệng cơ, khi phát âm tr, đầu lưỡi hơi cong lên phía dưới chân răng hàm trên
(vừa làm mẫu, vừa giải thích), (yêu cầu các em cùng làm theo), đẩy mạnh luồng
hơi tạo sức bật nhanh để phát âm tr. Cho so sánh với âm ch để giúp HS đễ phân
biệt sự khác nhau giữa âm tr/ ch. Với âm ch cũng làm mẫu nhưng đầu lưỡi thẳng
đặt dưới chân răng hàm trên và phát âm luông hơi đi ra nhẹ hơn. Hướng dẫn HS
phát âm tr/ ch (chỉ và yêu cầu phát âm nhanh).
* Dạy luật chính tả âm gh/(ngh).
Khi chưa hướng dẫn các em về luật chính tả âm gh/ngh thì hầu hết các em
viết chưa đúng luật. VD: yêu cầu viết gồ ghề thì các em viết gồ gề hoặc ghồ ghề
hoặc ghồ gề, cũng có em viết đúng từ gồ ghề nhưng chẳng may viết thì đúng tức
là viết theo cảm tính chứ khơng theo luật. Sau khi tôi hướng dẫn các em về luật

chính tả âm gh/ngh thì hầu hết các em dựa vào luật chính tả để viết. Để tránh các
em quên, Tôi viết sẵn vào bảng phụ của lớp về luật chính tả âm gh/ (ngh)
* Âm g (gờ): đứng trước các âm e, ê, i được viết bằng âm gờ (kép - gh) và yêu
cầu học sinh học thuộc ngay từ khi các em đang học phần âm ( bài 23 – tiếng Việt
hiện hành). Cho đến khi sang phần học vần, tơi hướng dẫn thêm và các vần có âm
e, ê, i đứng đầu vần được viết bằng âm gờ ( kép - gh). Ngoài 3 âm (e, ê, i) ra thì
gờ (g) ghép được với các nguyên âm cịn lại như a, o, ơ, u, ư và các vần có những
âm a, o, ơ, ơ, u, ư, ă, â đứng đầu vần). Tương tự với âm ngờ (kép – ngh) cũng vậy
nên bước đầu khi học phần âm, để kiểm tra phần viết bài của các em xem mức độ
nhận biết của các em tới đâu, tôi thường xun cho các em chơi trị chơi”rung
chng vàng” u cầu viết từ do giáo viên đọc ngay sau khi học xong bài 23. Tơi
Phạm Thị Hịe - Tiểu học Hồng Văn Thụ

4


Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1

chia mỗi bàn làm hai số chẵn – lẻ ( tôi quy định các em ngồi bên tay phải ngược
chiều tôi là số 1, các em ngồi cùng bàn còn lại là số 2) theo dọc của dãy và lệnh
viết. VD: số 1 viết từ ghẹ; số 2 viết từ gà gô. Kết hợp tôi sẽ hướng dẫn em nào
viết xong từ của mình, viết từ của bạn. Như vậy cùng trong một khoảng thời gian,
tơi dạy phân hóa được các em học sinh của lớp. Nếu em nào hiểu, nhớ luật chính
tả thì các em viết đúng, nhanh (viết được hai từ), còn nếu em nào viết đúng nhưng
chỉ viết được một từ của mình thơi thì động viên các em. Tuy nhiên cũng có nhiều
em viết sai luật chính tả VD: gẹ; ghà gô … Khi gặp lỗi sai phổ biến như vậy,
buộc giáo viên cần sửa lỗi chung cho các em và giúp các em hiểu về luật chính tả.
Khi chia theo số chẵn, lẻ như vậy sẽ giúp các em phát huy tính độc lập suy nghĩ
của các em, tránh trường hợp nhìn bài của nhau và phát huy hiệu quả được dạy
phân hóa như yêu cầu tổ chức lớp học hiện nay.

Từ đậy giáo viên đã giúp các em ghi nhớ (có điểm tựa) về luật chính tả âm
đầu gh (ngh) khi viết. Sau này đến khi dạy vần, tôi chỉ vào âm gh và lệnh: hãy
đọc luật chính tả âm “gh” thì tất cả các em đã quen đọc: âm g (gờ) đứng trước âm
e, âm ê, âm I và các vần có âm e, âm ê, âm I đứng đầu vần, được viết bằng âm gờ
(kép – gh) hay với âm ngh cũng vậy.
e
* gh:

e

ê

* ngh

i

ê
i

* Dạy luật chính tả âm c/k/q.
Chính trong phần dạy âm, từ bài 9 (SGKTV1) trở đi các em được học bài
âm c, nhưng đến bài 20 mới học âm k, bài 24 học âm q (quy). Tuy cấu trúc
chương trình vậy, nhưng trong quá trình học, một số em năng khiếu đã viết được
tiếng có âm đầu là k q Thường thì sau mỗi bài học, tơi đều chốt ý. Đây là điểm
tựa giúp các em học đâu nhớ đó. VD: đến bài 9 (c ), khi tơi đọc u cầu viết bảng
con từ có cá vì các em chưa học âm k nên viết tương đối đúng. Nhưng sau khi học
âm k; âm q (quy), khi yêu cầu viết từ VD: kì cọ; qua đị, cũng đã nhiều em ngay
chính lớp tơi dạy viết: cì cọ, coa đị. Nguyên nhân dẫn đến các em viết sai luật
chính tả là do có thể các em đánh vần chưa đúng(VD: khi viết tiếng qua: vì các
em đánh vần chưa đúng như: c- oa – coa – coa), cũng có thể các em chưa hiểu

luật chính tả c/k/q. Khi các em mắc lỗi chính tả vậy, giáo viên cần uốn nắn cách
đánh vần của qu (quờ) -> a -> qua, đơn giản cần giúp các em hiểu về cách đánh
vần đúng để viết đúng vậy. giúp các em hiểu về luật chính tả âm đầu k. Ghi bảng
k: e; ê; I (y) và hướng dẫn các em hiểu và học thuộc k (âm ca) chỉ ghép được với
âm e; âm ê; âm i/ (y) .
Và khi dạy TV1CGD, các em không được học cụ thể âm k (ca); q(quy), mà
cả ba âm c; k; q đều được đọc chung là c (cờ). Nhưng lại có luật chính tả: Âm c
(cờ_ đứng trước âm e, âm ê, âm i, được viết bằng con chữ k(ca). Âm c(cờ) đứng
Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ

5


Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1

trước âm đệm được viết bằng con chữ q (quy). Trong tiếng Việt, có hai âm được
gọi là âm đệm đó là âm o và âm u nếu âm o, âm u đứng trước âm chính. Nhưng
nếu âm o, âm u đứng sau âm chính thì được gọi là âm cuối. Vì vậy khi viết c(cờ)
đứng trước âm đệm của vần có âm đầu vần là o thì o được viết thành âm đệm
u.VD: viết tiếng qua: Đánh vần cờ -> oa -> coa. Lúc này viết đúng sẽ là: q (cờ) ->
oa-> qoa, (vì âm c(cờ) đứng trước vần có âm đệm là o nên phải viết là q(quy) và
âm đệm o sẽ viết là âm đệm u vì khi viết q (quy) chỉ ghép được với âm đệm u).
Sang đến phần vần yêu cầu các em hiểu và nhớ được thêm và các vần có
âm e; âm ê; âm I đứng đầu vần., yêu cầu học thuộc. cho đến tuần 25, sang phần
tập đọc các em được viết chính tả. Sau mỗi bài viết, sẽ có phần bài tập chính tả
nên hướng dẫn các em làm bài tập chính tả (vở bài tập tiếng Việt - VBTTV), Các
dạng bài tập tương đối phong phú nhưng chủ yếu nhất vẫn là điền âm dễ lẫn (l/n;
s/x; ch/tr; g/gh; ng/ngh; c/k/q và vần dễ lẫn iê/yê; ai/ay…thanh dễ lẫn như thanh
hỏi/ ngã). VD: Ngay bài chính tả đầu tiên (bài: Trường em – tuần 25) bài tập 3
(trang 25- VBTTV1/2) yêu cầu:

+ Điền c hay k?
…..á vàng;

thước ….ẻ;

…..iến lửa;

lá ...ọ

Trong những năm học trước, với dạng bài tập như thế này, khi được gọi lên bảng
điền âm, ngay cả khi tôi chấm bài trong VBTTV của các em, rất nhiều em còn
nhầm lẫn giữa âm c/k.
VD: các em điền: cá vàng;

thước cẻ;

ciến lửa;

lá cọ.

Từ những lỗi sai trên, tôi đã hướng dẫn giúp các em hiểu rõ về luật chính tả và tơi
cũng cho các em nhắc lại luật chính tả âm k (âm ca). Tôi ghi bảng phụ và treo ở
lớp về luật chính tả âm k: k -> e; ê; i (và hướng dẫn các em đọc): Âm k chỉ ghép
được với âm e; âm ê; âm i (y) và các vần có âm e; âm ê; âm i đứng đầu vần giáo
viên cần định hướng giúp các em hiểu yêu cầu của đề điền c hoặc k vào chỗ chấm
đó. Giáo viên nên để học sinh tự làm bài trong (VBTTV), giáo viên chấm một số
bài, sau đó gọi lần lượt các em lên bảng điền. Cho các em nhận xét và chữa lỗi
chung.
Âm cần điền đúng là: cá vàng;


thước kẻ;

kiến lửa;

lá cọ

* Chốt ý: Yêu cầu học sinh nhắc lại luật chính tả âm k: ( âm k (ca) chỉ ghép được
với âm e, âm ê, âm i(y) và các vần có âm e, âm ê, âm i đứng đầu vần). Phần chốt
ý này chính là điểm tựa để giúp các em hiểu, nhớ lâu và vận dụng thực hành khi
viết tốt hơn.
- Với âm q (dạy theo TV1 hiện hành) thì q khơng thể ghép với bất kì âm
nào nếu thiếu (u). Như vậy q bắt buộc phải ghép với u tạo thành âm qu (quờ). Lúc
này GV giúp các em hiểu: qu ghép được với các âm a; e; ê; y (i dài) và các vần có
âm a; e; ê; ă; â đứng đầu vần, khi ghép với vần có âm u đứng đầu vần theo luật
chính tả phải bỏ đi một con chữ u. VD: viết chữ quyên: đúng phải viết là: qu ->
uyên -> quun. Nhưng do luật chính tả khi viết có 2 con chữ u liền nhau, phải bỏ
bớt đi 1 con chữ u, và viết đúng chính tả phải là quyên.
Phạm Thị Hịe - Tiểu học Hồng Văn Thụ

6


Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1

+ Riêng sang phần vần giáo viên hướng dẫn thêm ( và các vần có âm e; âm
ê; âm i đứng đầu vần). Do trí nhớ của các em phát triển chưa bền vững, nhanh
nhớ mau quên nên giáo viên phải thường xuyên giúp các em nhớ bằng cách hằng
ngày tôi chỉ vào bảng luật chính tả đó và u cầu đọc, làm vậy sẽ giúp các em
khắc sâu kiến thức về luật chính tả hơn.
e

*k

ê
i

* Dạy luật chính tả khi viết vần có âm đơi iê/ đứng đầu vần.
- Giúp các em hiểu: Khi viết vần có âm đơi iê; thì vần đó phải có âm
cuối. nếu vần khơng có âm cuối, ta viết iê -> ia(VD: tía, kia. Không viết tiế, kiê
viết vậy là sai cấu trúc ngữ pháp).
Khi dạy đến vần có âm đơi iê/ là bài 41 – SGKTV1 (hiện hành), Tuy
trong SGK thiết kế rất rõ ràng đúng về luật chính tả ở các tiếng có chứa vần iê
(). Nhưng nếu giáo viên dạy khơng chú ý giúp học sinh hiểu luật chính tả thì
cũng rất nhiều em viết không đúng.VD: yêu cầu viết từ: chú tiểu; yểu điệu, thì
cũng cịn có những em viết: chú tyểu; iểu đyệu hoặc iểu điệu.
* Chốt ý: - Viết vần có âm đơi iê đứng đầu vần: Những chữ có âm đầu thì
được viết với vần có âm đơi iê. VD: kiến thiết, biển…
- Viết vần có âm đứng đầu vần: Khi viết chữ đó khơng có âm đầu. VD:
yên xe, yếm dãi; Yết Kiêu. Tôi cũng ghi ra bảng phụ và treo tường lớp học, nhắc
các em học thuộc để vận dụng khi viết. Khi viết tới tiếng có chứa vần iê (), tơi
thường hỏi trước khi cho các em viết như: Khi nào thì viết chữ chứa vần có yê (I
dài và ê) đứng đầu vần? Câu hỏi của giáo viên như vậy sẽ giúp các em định
hướng để các em viết cho đúng. sau đó tơi cho các em “Rung chng vàng” viết
từ có chứa vần dễ lẫn iê/yê, sau dần thành quen, tôi không hỏi nữa mà chỉ đọc và
yêu cầu viết.
* Quy tắc ghi dấu thanh:
Đối với những tiếng có âm cuối là p; c; ch; t (âm tắc) thì chỉ kết hơp
được với thanh sắc, thanh nặng.
VD: Yêu cầu học sinh viết từ: mướp, nhưng có nhiều em viết mươp
(thanh ngang), hay hoặc viết mươp kết hợp với một số thanh khác như thanh
( hỏi, sắc, ngã, huyền), viết vậy tiếng đó khơng đúng chính tả và làm cho

người đọc cũng khơng hiểu nghĩa của từ đó. nên trong q trình dạy học, sau
bài làm quen với các dấu thanh (5 thanh cụ thể là: thanh huyền, thanh sắc,
thanh hỏi, thanh ngã, thanh năng ) ra thì giáo viên cần cung cấp cho các em
hiểu thêm về thanh ngang. Những tiếng mà các em nhìn khơng thấy thanh
điệu nào, đó chính là tiếng có thanh ngang. Như vậy bất kì tiếng nào cũng có
dấu thanh. Nhưng khi viết những tiếng chứa vần có âm cuối là âm t; âm c;
âm ch; âm p chỉ kết hợp được với hai thanh, Đó là thanh sắc và thanh nặng
như ví dụ nêu trên. Ngoài ra, giáo viên cần giúp các em hiểu:
Phạm Thị Hịe - Tiểu học Hồng Văn Thụ

7


Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1

+ Dấu thanh được ghi ở vị trí âm chính. (VD: số bảy, túi vải, đồng bào, hồ
Hoàn Kiếm…)
+ Ở các nguyên âm có dấu mũ thì các dấu thanh được viết hơi cao lệch về
bên phỉa của dấu mũ. (VD: niềng niễng, chim Yểng…).
+ Khi viết tiếng có ngun âm đơi, mà khơng có âm cuối thì dấu thanh được
ghi ở con chữ thứ nhất của âm đơi đó (VD: tỉa, múa, lửa…).
+Trong tiếng có ngun âm đơi mà có âm cuối vần thì dấu thanh được viết
ở con chữ thứ hai của nguyên âm đôi (VD: ước muốn, chai rượu, cá biển.) Là
giáo viên chủ nhiệm lớp đàu cấp, tôi đảm nhiệm dạy ba mơn trong đó có hai mơn
học được coi là mơn cơng cụ đó là mơn tốn và tiếng Việt, nên mỗi khi chấm bài,
gọi học sinh lên bảng làm bài tập chính tả, bản thân tơi ln cảm thấy buồn và
chạnh lịng khi những chữ viết của các em có q nhiều lỗi chính tả như âm đầu,
luật chính tả âm đầu mà các em cịn hay nhầm giữa k/c/q; gh (ngh ) và vần có
iê/yê.
Như ở trường tơi hiện đang cơng tác, là trường khó khăn ( nhiều HSDTTS);

nên khi viết chính tả, việc các em viết chữ sai dấu thanh là phổ biến. VD: viết từ:
cửa sổ. Các em là HSDTTS (đặc biết học sinh dân tộc Ê – đê) các em thường viết
thiếu dấu thanh do phát âm chưa đúng, các em viết là: cưa sô hoặc cưa số, hay
hoặc nhầm giữa tiếng có thanh dễ lẫn như hỏi/ ngã/ sắc, từ việc phát âm chuyển
sang chữ viết thường có sự lơgic. Để giúp các em khắc phục tồn tại này, trước
khi viết, giáo viên cần cho các em đánh vần (VD từ cửa sổ: c -> ưa -> cưa -> hỏi
cửa, như vậy qua đánh vần đã giúp định hướng cho các em viết đúng, đủ dấu
thanh.
* Dạy chính tả trong các mơn học khác.
Việc nghe viết chính tả là một kĩ năng, vì vậy người giáo viên coi đây là
mơt việc làm thường xun. Với những mơn khơng phải là chính tả nhưng vẫn
dạy chính tả thì giáo viên cần hướng dẫn cho các em mẹo viết khi nghe viết. Cụ
thể khi dạy tiếng Việt hiện hành đối với những em nghe viết còn nhiều hạn chế
như viết chưa định hướng đúng con chữ (hoặc vần, hoặc chữ, dấu thanh), thì giáo
viên cần hướng dẫn cho các em cách nhẩm để viết (VD: bé và dì đi đị), giáo viên
cần khắc sâu giúp các hiểu tiếng nào đọc trước viết trước, khi viết chữ đó cần
đánh vần thầm kết hợp viết (VD: viết chữ bé: Đánh vần b (viết con chữ b -> e
(viết con chữ e liền mạch với con chữ b và tạo được be) -> sắc (viết dấu thanh sắc
trên e) -> bé (chữ bé hoàn chỉnh). Tương tự với các chữ tiếp theo. Đối với chữ có
vần dài cũng vận dụng tương tự. (VD: huấn luyện. Đánh vần thầm chữ huấn: h
(viết con chữ h) -> uân (đánh vần vần uân: u -> â -> n -> uân kết hợp viết uân) ->
huân -> sắc (viết dấu thanh sắc) –> huấn, (viết chữ luyện tương tự). Nhắc nhở các
em trong quá trình viết một chữ, phải viết liền mạch chữ (các con chữ phải dính
vào nhau).
- Trong mơn tốn:
Việc các em đọc được nhưng chưa chắc đã nghe viết đúng chữ cần viết là
điều không thể tránh khỏi với học sinh bậc tiểu học và đặc biệt là học sinh lớp 1.
Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ

8



Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1

Dạy chính tả đúng theo chương trình mơn tiếng Việt lớp 1 hiện hành rất ít (dạy
phân mơn chính tả theo sách tiếng Việt hiện hành bắt đầu từ tuần 25 trớ đi). Theo
phân phối chương trình có 2 tiết/ tuần. Hầu như chính tả ở lớp 1 chủ yếu là tập
chép, nên việc khắc sâu kiến thức cho các em ít. Mà luật chính tả lại nhiều.
Khơng những luật chính tả tơi nêu trên, các em cịn phải viết đúng chính tả âm
khác dễ lẫn như s/x; l/n; luật chính tả ghi dấu thanh khi âm cuối là các âm p; ch;
c; t… chính vì lý do đó mà tơi dạy chính tả ngay trong mơn học tốn như khi đến
tiết ôn luyện toán, tôi thường đọc dề toán dạng toán giải có lời văn cho các em
nghe viết, sau đó tơi chấm cả cách giải tốn và phần đề (nghe viết). Như vậy giáo
viên đã giúp học sinh làm quen nghe viết. Khi đọc đề để các em tập làm quen với
nghe viết cần đọc chậm, các chữ đơn giản, đề ngắn gọn. VD: bà có 9 cái kẹo, bà
cho Lê 2 cái kẹo. Hỏi bà còn mấy cái kẹo?. Đây coi như TCTV trong mơn học
tốn. Việc các em viết đúng đề, sẽ góp phần giúp các em viết lời giải đúng hơn.
và trong quá trình kiểm tra, đánh giá, giáo viên cần giúp các em viết đúng chính
tả (viết dề) và làm bài giải.
- Trong môn âm nhạc và hoạt động tập thể.
Các em phát âm chuẩn, khi viết chính tả sẽ ít bị mắc lỗi chính tả hơn nên
GVCN cần phối kết hợp với giáo viên bộ môn như môn âm nhạc, sinh hoạt sao sẽ
giúp các em vui mà học, ngồi ra cịn tăng cường tiếng Việt cho các em và vận
dụng để khi chép hoặc nghe viết chính tả đúng hơn.
* Sửa lỗi chính tả khi học sinh viết bài.
Khi sang phần dạy chính tả, ngồi việc dạy luật chính tả như nêu trên. Giáo
viên cần chú trọng việc sửa lỗi chính tả cho các em sau mỗi bài viết. Giáo viên
chữa lỗi trong vở của từng học sinh, nếu có những lỗi sai chung, phổ biến, giáo
viên phải chữa lỗi sai chung đó giúp học sinh khắc phục được lỗi chung để rút
kinh nghiệm trong q trình viết tiếp theo.

* Tun dương, đợng viên, nhắc nhở kịp thời.
Đây chính là động lực lớn góp phần vào sự hứng thú, say mê, tự giác học
tập của các em. Giáo viên cần làm rất tốt công tác nêu gương (được thông qua
hình thức tuyên dương sau mỗi câu trả lời đúng của các em sau khi có học sinh trả
lời, tơi gọi em khác nhận xét bài làm hoặc câu trả lời của bạn, gọi em thứ ba nhận
xét hai bạn trước), nếu đúng, yêu cầu cả lớp thưởng tràng pháo tay, và đây cũng
chính là đánh giá theo TT22/2016 BGD-ĐT. Ngoài ra cần làm tốt việc học sinh
bình chọn bông hoa học tốt để ghi vào bảng thi đua của lớp vào cuối mỗi tuần
(tiết sinh hoạt lớp).
* Công tác phối kết hợp với cha (mẹ) học sinh
- Là giáo viên chủ nhiệm lớp, đặc biệt lớp học đầu cấp nên giáo viên cần
làm tốt công tác tuyên truyền. Ngay buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm về cách
học của các em và cách kiểm tra của phụ huynh khi ở nhà. Đây là động lực nòng
cốt không thể thiếu mỗi khi các em đến trường. Tôi thường làm ví dụ minh họa
cho cách dạy kèm các em khi ở nhà để giúp cha mẹ các em hiểu và cùng làm theo
cũng như kết hợp nhắc nhở, đôn đốc các em trong học tập khi ở nhà để cùng giáo
Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ

9


Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1

viên giúp đỡ học sinh. Muốn học sinh thực hiện tốt các yêu cầu trước hết mỗi bậc
cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ. (Riêng đối
với các em là HSDTTS), giáo viên cần khích lệ, động viên khi ở nhà phụ huynh
nên nói tiếng Việt trong quá trình giao tiếp, cũng sẽ giúp cho các em có kĩ năng
nói chuẩn và viết tốt hơn.
* Sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồ dùng dạy học, đặc biệt là đồ dùng
trực quan.

- Giáo viên cần có ĐDDH đó là yêu cầu bắt buộc trong mỗi tiết dạy, chống
dạy chay. Với môn tiếng Việt, việc sử dụng đồ dùng trong dạy học là rất cần thiết.
Ở lớp 1, ngoài việc sử dụng ĐDDH của BGD-ĐT là bộ tranh tăng cường tiếng
Việt, tranh dạy kể chuyện nhằm giúp các em hứng thú trong học tập và giải nghĩa
từ qua tranh, ảnh đó ra thì quan trọng nhất, hữu hiệu nhất với tơi vẫn là ĐDDH
vốn có sẵn đó là miệng của chúng ta. Giáo viên cần phát âm chuẩn từng âm tiết
và phải biết phát huy được đồ dùng trực quan hữu hiệu này như hướng dẫn các
em mở khẩu miệng, mơi, vị trí lưỡi, cách bật hơi khi phát âm….
* Tích cực, kiên trì và chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp dạy
học.
- Chuẩn bị bài trước khi lên lớp rất quan trọng nên việc xây dựng mục tiêu
bài học cũng như sắp xếp, tổ chức các hoạt động dạy - học cần được coi trọng.
- Ngoài ra giáo viên cần mạnh dạn trao đổi những vấn đề khó, những vấn
đề mới với ban giám hiệu, đồng nghiệp để được tư vấn.
- Trong giảng dạy có nhiều học sinh nhận thức chậm. Giáo viên phải kiên
trì, khơng nên khắt khe mà nên tạo điều kiện cho các em được tham gia vào các
hoạt động học tập, được chia sẻ để tự tin hơn…
- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh
thường xuyên trao đổi với giáo viên trong tổ, tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt
chuyên môn mới, chia sẻ, giải quyết kịp thời các khó khăn.
- Tăng cường khảo sát chất lượng học sinh ngay tại các giờ học, buổi học,
tuần học.
- Kiểm tra, đánh giá HS thường xuyên, uốn nắn, chỉnh sửa kịp thời ngay
trong quá trình viết và sau mỗi bài viết giúp các em khắc phục thiếu sót kịp thời.
* Dự giờ thăm lớp.
Tơi thường hay đi dự giờ và khảo sát học sinh, sau đó tơi cùng đồng nghiệp
nghiên cứu bài viết trên giấy của học sinh, phân tích tiết dạy tìm ra và cùng nhau
phân tích nguyên nhân học sinh mắc sai lầm hoặc không hiểu được bài để rút ra
kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho học sinh.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.

Các giải pháp, biện pháp như tôi vừa trình bày có quan hệ mật thiết và
lôgic xuyên suốt trong quá trình dạy học của cả năm học và có sự kế thừa cho
những năm học sau.
Phạm Thị Hịe - Tiểu học Hồng Văn Thụ

10


Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1

+ Việc giúp học sinh hiểu và vận dụng luật chính tả để viết đúng chính tả
được coi là nịng cốt như nêu trên trong dạy chính tả. Ngồi ra cịn hướng các em
nhớ luật chính tả, hiểu ngữ nghĩa để giúp học sinh có kĩ năng vận dụng khi viết và
nghe viết.
+ Trong các giải pháp nêu trên quan trọng nhất vẫn là luật chính tả, quy tắc
về dấu thanh. Vì nếu học sinh viết khơng đúng luật chính tả, viết sai dấu thanh khi
kết hợp với các âm tắc (tiếng có âm cuối là p; c; ch; t) sẽ làm cho người đọc
không hiểu về ngữ nghĩa của từ, câu và của văn bản,
d. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu
- Qua khảo nghiệm thu được những kết quả khả thi. Đa số học sinh làm và
có kĩ năng nghe viết đúng luật chính tả, nhanh.
Kết quả khảo nghiệm năm học 2014 – 2015; 2015 – 2016 và đến giữa học
kì 2 của lớp 1A trường tiểu học Hoàng Văn Thụ do tơi chủ nhiệm.

Năm học:

HS lớp;
TSHS:


HS viết đúng
một số luật
chính tả (nghe
viết)

HS có vận dụng
luật chính tả
nhưng chưa đều

HS viết được
bài chính tả
nhưng vẫn
mắc lỗi luật
chính tả

HS viết
chưa đạt yêu
cầu về luật
chính tả

Số
lượng

Số
lượng

Số
lượng

Số

Tỉ lệ
lượng

Tỉ lệ

Tỉ lệ

Tỉ lệ

2014 -2015

1D: 32

6

18,8

8

25

9

28,1

9

28,1

2015 - 2016


1B: 19

8

42,1

5

26,3

4

22

2

10,5

Đến GHK2
năm học:
2016 - 2017

1A: 21

10

50

5


25

3

15

2

10

* Riêng trong năm học 2016 – 2017, lớp 1A có 01 HSKT nặng khơng đưa
vào đánh giá.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Muốn có chất lượng trong giờ dạy tốt thì việc đầu tiên người giáo viên phải
hiểu được tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả và đúng theo luật chính tả,
từng bài theo hướng đổi mới. Vậy muốn cho học sinh nghe viết chính tả đúng,
trước hết người giáo viên phải hiểu được vai trò của việc rèn kĩ năng từ viết đúng
nội dung đến đúng theo luật chính tả. Người giáo viên cần phải biết xây dựng kế
hoạch lâu dài và ngắn hạn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của học sinh địa
phương.

Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ

11


Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1


- Mở chuyên đề cấp trường và cùng nhau thảo luận, góp ý để có giải pháp
tối ưu giúp HS hạn chế viết sai luật chính tả, lỗi chính tả.
- Đề tài còn bỏ ngỏ, đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu về luật chính tả âm
đêm (o; u), phân biệt âm đầu dễ lẫn l/n; s/x và các vần có âm cuối dễ lẫn (do tiếng
địa phương) n/ng; thanh dễ lẫn như thanh hỏi/ ngã. Hướng dẫn trình bày bài chính
tả cho khoa học kết hợp cách chữa lỗi; cách viết tên nước ngoài…
Cần phối hợp đồng bộ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, giáo
viên dạy thay; với cha mẹ học sinh; với giáo viên trong toàn khối 1 trong trường
được tốt.
2. Kiến nghị.
- Đối với cụm chuyên mơn: Cần mở chun đề hoặc tham luận về chính tả
nghe viết khi sinh hoạt cụm chuyên môn đối với các trường có nhiều HSDTTS
nhằm giúp GV học hỏi để tìm giải pháp giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả hiệu
quả cao hơn.
- Đối với lãnh đạo trường cần mở chuyên đề (một tiết dạy) cụ thê cho học
sinh như vùng có nhiều học sinh là học sinh dân tộc thiểu số đang theo học đặc
biệt là điểm trường vùng có hồn cảnh khó khăn về bất đồng ngơn ngữ. (nhiều HS
là HSDTTS) để có giải pháp tháo gỡ những hạn chế của HS khi nghe viết chính
tả.
Người viết

Phạm Thị Hòe
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP TRƯỜNG

1

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ


12


Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP HUYỆN

1

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Phạm Thị Hịe - Tiểu học Hồng Văn Thụ

13


Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TT

Tên tài liệu

Tên tác giả

1

- Tâm lí lứa tuổi học - Xem tài liệu phần
sinh

bồi dưỡng thường
xuyên

2

Một số biện pháp - Xem tài liệu qua
nâng cao hiệu quả dạy mạng internet
– học môn tiếng Việt
cho HS lớp 1

3

Tham khảo tài liệu
trên mạng internet

4

Sách giáo khoa tiếng
Việt 1/1; 2 (sách hiện
hành)

- Đặng Thị Lành (chủ
biên); Hoàng Cao
Cương; Trần Thị
Minh Phượng

Nhà xuất
bản

- Giáo

dục

Phạm Thị Hịe - Tiểu học Hồng Văn Thụ

Năm xuất
bản

2014

14



×