Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo hướng CNH - HĐH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.69 KB, 39 trang )

Header Page 1 of 126.

Phần Mở Đầu
Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với lịch sử phát triển của
các quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Trước hết là sản xuất nông nghiệp nhằm
tạo ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người tồn tại và phát triển. Mác
viết:"Trước hết con người phải có ăn, ở, mặc, sau đó mới lo làm chính trị, khoa
học, nghệ thuật, tôn giáo". Đối với nhiều quốc gia nông nghiệp luôn luôn là lĩnh
vực quan trọng nhất.
Nông nghiệp là nơi sản xuất và cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, lao động
cho công nghiệp, đồng thời là thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn của công nghiệp.
Giữa nông nghiệp và công nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau và thúc đẩy
nhau cùng phát triển. Đối với một nước 80% dân số và 70% lao động sống ở nông
thôn, làm nông nghiệp thì việc phát triển thứ tự ưu tiên các ngành nông- lâm - ngư
nghiệp là một tất yếu khách quan. Đó là những căn cứ khẳng định CNH - HĐH
nông nghiệp, nông thôn là vấn đề then chốt và có ý nghĩa chiến lược.
Chúng ta không thể tiến hành CNH - HĐH đất nước bắt đầu từ một nền
nông nghiệp lạc hậu, phân tán và thuần nông. Vậy nhiệm vụ mang tính chiến lược
đặt ra là tổ chức lại sản xuất trong ngành nông nghiệp với cơ cấu hợp lý. Vì đây là
hướng đột phá quan trọng hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, phục vụ cho sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước. Nghi quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng
định: "Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH là nhằm khắc phục tính tự
cấp, tự túc, khép kín chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài. Đẩy mạnh xuất khẩu tăng
cường tích luỹ nội bộ nền kinh tế quốc dân nhanh chóng đưa đất nước tiến lên văn
minh, hiện đại". Vận dụng những quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế, Vân
Đồn là một huyện miền núi, hải đảo đã và đang có những bước đổi mới. Về vấn đề
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn được quan tâm và triển khai
tích cực trên địa bàn huyện.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nói riêng còn có nhiều hạn chế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa


cao, chưa khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của địa phương như các tài nguyên
rừng, biển , đất đai. Nền kinh tế chủ yếu còn mang tính nông nghiệp thuần nông,
tỷ trọng sản xuất hàng hoá thấp, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao.
Việc đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp còn hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu đề ra các phương hướng, giải pháp
xây dựng một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý để khai thác hết tiềm năng,
nguồn lực, lợi thế của địa phương vào việc phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề
được đặt ra cấp bách và thiết thực đối với Đảng bộ và nhân dân huyện Vân Đồn.
Coi đó là yêu cầu, đòi hỏi lớn nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của
huyện trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH.
Vì vậy em chọn nghiên cứu đề tài:" Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo hướng CNH - HĐH".

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

Phần I:
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CNH - HĐH
I. CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP:

1. Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Cơ cấu là một phạm trù triết học phản ánh cấu trúc bên trong của một đối
tượng. Cơ cấu được hiểu như một tập hợp những quan hệ cơ bản, tương đối ổn
định giữa các yếu tố cấu thành của đối tượng xem xét.
Cơ cấu kinh tế (CCKT) là phạm trù rộng biểu thị những phạm vi và khía
cạnh khác nhau. Đứng trên góc độ kinh tế quốc dân, đó là những hoạt động có mối
quan hệ lẫn nhau của tất cả các xí nghiệp, cơ quan và tổ chức được tiến hành trên

cơ sở phân công lao động xã hội, trong một giai đoạn lịch sử nhất định của một đất
nước, để sản xuất và lưu thông của cải vật chất, cũng như để thoả mãn các yêu cầu
không có tính sản xuất của cá nhân và xã hội.
Như vậy, có thể hiểu CCKT là phạm trù kinh tế biểu hiện cấu trúc bên trong
của nền kinh tế, là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất và lượng tương đối ổn
định của các yếu tố do các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
trong một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế xã hội nhất
định. Các mối quan hệ đó được biểu hiện bằng các mối quan hệ giữa các ngành,
các thành phần, cũng như giữa các vùng lãnh thổ của nền kinh tế.
Trong CCKT xét cả ở tầm vĩ mô và vi mô, cơ cấu ngành là CCKT quan
trọng nhất. Nó biểu thị quan hệ giữa các ngành kinh tế, những tổng thể đơn vị kinh
tế cùng thực hiện một loại chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội
theo ngành để sản xuất ra những sản phẩm hoặc những dịch vụ có những đặc tính
chung nhất định.
Cơ cấu lãnh thổ phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian
địa lý. Ở mỗi vùng lãnh thổ được bố trí các ngành sản xuất khác nhau theo một tỷ
lệ thích ứng để khai thác triệt để ưu thế, đặc thù của từng vùng, đồng thời hỗ trợ
lẫn nhau để cùng phát triển.
Cơ cấu kinh tế - xã hội phản ánh trình độ phát triển của quan hệ sản xuất,
trước hết là quan hệ sở hữu trong nền kinh tế. Biểu hiện là cơ sơ cấu thành phần
kinh tế, qua đó có thể thấy được mức độ thống trị của quan hệ sản xuất chủ đạo
trong tiến trình phát triển của phương thức sản xuất đang được hình thành và phát
triển.
Cơ cấu kinh tế - tổ chức biểu hiện trình độ tập trung hoá, chuyên môn hoá,
tức là trình độ phát triển của phân công lao động trong các đơn vị kinh tế. Quy mô,
hình thức tổ chức các đơn vị kinh tế, vị trí và sự kết hợp các hình thức tổ chức đó
trong nền kinh tế là một trong những vấn đề trọng yếu của Nhà nước ta về quản lý
kinh tế.
Footer Page 2 of 126.



Header Page 3 of 126.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể bao gồm các mối quan hệ tương tác
giữa các yếu tố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp,
trong những khoảng thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Cơ cấu kinh tế
nông nghiệp bao gồm cơ cấu các ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần
kinh tế, cơ cấu kỹ thuật. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, điều đó
được thể hiện qua sự gắn bó giữa nông - lâm - ngư nghiệp cùng với công nghiệp
chế biến.
2. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Những đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp được biểu hiện như sau:
Do đặc điểm của kinh tế nông nghiệp nên cơ cấu kinh tế nông nghiệp bị chi
phối mạnh mẽ bởi cấu trúc của kinh tế nông nghiệp. Điều đó biểu hiện ở chỗ trong
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
ngành và chúng chỉ có thể chuyển biến cách mạng khi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
biến đổi theo hướng có tính quy luật giảm tương đối và tuyệt đối lao động hoạt
động trong khu vực nông nghiệp với tư cách là lao động tất yếu, lao động này ngày
càng thu hẹp để tăng lao động thặng dư.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hình thành và biến đổi gắn liền với sự ra đời và
phát triển của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Từ thời kỳ kinh tế sinh tồn
chuyển sang thời kỳ du canh, du mục, tự cấp tự túc, kinh tế nông nghiệp có cơ cấu
là hai ngành trồng tỉa lương thực và chăn thả đại gia súc gắn liền với hai bộ phận
trồng trọt và chăn nuôi. Khi chuyển sang thời kỳ nông nghiệp sản xuất hàng hoá,
cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hình thành và vận động theo hướng đa dạng, có
hiệu quả, sự phân công lao động chi tiết tỉ mỉ hơn, từ đó những loại cây trồng, vật
nuôi có hiệu quả kinh tế cao được phát triển và mở rộng, mở mang nhiều ngành
nghề, dần dần đưa kỹ thuật và công nghệ mới vào nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hình thành và vận động trên cơ sở điều
kiện tự nhiên và mức độ lợi dụng, khai thác cải thiện điều kiện tự nhiên (độ ẩm,

ánh sáng, lượng mưa... tức là những nguồn lực của đầu vào được ban phát bởi tạo
hoá). Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hướng tới sự chuyển dịch nhằm khai thác tối ưu
và cải thiện điều kiện tự nhiên để có lợi cho con người nhất. Đặc trưng cơ bản của
cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tác động của hàng loạt các quy luật tự nhiên, kinh tếxã hội đến phát triển toàn diện của nông nghiệp. Quá trình xác lập và biến đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp như thế nào là phụ thuộc các điều kiện kinh tế- xã hội,
những điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên nhất định chứ không phụ thuộc vào ý kiến
chủ quan của con người. Con người chỉ có thể nhận thức để tác động thúc đẩy
hoặc hạn chế quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng ngày càng có hiệu quả cao theo mục tiêu xác định.
II. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
CNH - HĐH.

1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

Xét cả về hình thức và nội dung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thể hiện ở
mối quan hệ về lượng và chất của các yếu tố cấu thành kinh tế nông nghiệp. Vì
vậy, ở mỗi thời điểm khác nhau có một quan hệ tỷ lệ về các yếu tố cấu thành của
kinh tế nông nghiệp khác nhau. Bởi vì trong quá trình vận động của cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, mỗi yếu tố có sự vận động khác nhau và có sự chuyển hoá cho nhau.
Xét trên phương diện đó, cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói
riêng đều có sự thay đổi. Đó là tất yếu khách quan do sự vận động nội tại của cơ
cấu kinh tế dưới sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới chúng.
Tuy nhiên, để nền kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng vận động
theo đúng quy luật, khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh cần phải

có sự tác động thích hợp. Qúa trình tác động vào nền kinh tế và kinh tế nông
nghiệp theo đúng quy luật và mục tiêu xác định trước được coi là quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự vận động và thay thế
cấu trúc của các yếu tố cấu thành trong kinh tế nông nghiệp theo các quy luật
khách quan dưới sự tác động của con người vào các nhân tố ảnh hưởng đến chúng
theo những mục tiêu xác định. Đó là sự chuuyển dịch theo những phương hướng
và mục tiêu nhất định.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH là quá
trình chuyển dịch theo hướng từ cơ cấu độc canh thuần nông sang chuyên môn hoá
và kinh doanh tổng hợp. Chuyển từ cơ cấu mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất
hàng hoá trong quá trình CNH - HĐH. Chuyển từ cơ cấu sử dụng ít lao động hiệu
quả thấp sang nền nông nghiệp sử dụng nhiều lao động, có hiệu quả cao. Quá trình
chuyển dịch cơ cấu hợp lý phải nhằm mục đích: Sử dụng tốt nhất các lợi thế so
sánh nói chung và mỗi địa phương nói riêng, khai thác tối đa các tiềm năng tạo
khối lượng tích luỹ ngày càng lớn cho nền kinh tế quốc dân, góp phần vào ổn định
phát triển nền kinh tế - xã hội. Đồng thời từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới.
Về mặt lý luận sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trước tiên phải
chuyển dịch giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu giữa lao động trong trồng trọt và lao
động chăn nuôi, chế biến. Tức là phải phát triển một nền nông nghiệp toàn diện lấy
sản xuất lương thực làm trọng điểm, thực hiện chuyên môn hoá kết hợp với kinh
doanh tổng hợp. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là xác định tỷ
lệ thích hợp giữa nông - lâm - ngư nghiệp và chế biến. Ngoài ra, phải gắn với cải
biến kinh tế nông thôn. Cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn không chỉ bao gồm nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến mà bao gồm các ngành như
công nghiệp, thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch và các dịch vụ khác.
Cơ cấu kinh tế nông thôn phải được ổn định theo hướng phát triển mạnh các
ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Phát triển đa dạng công
nghiệp chế biến, các ngành nghề, nhất là làng nghề làm nghề xuất khẩu. Mối quan

hệ giữa nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ phải đảm bảo cân đối, hợp lý để tất
cả các ngành ổn định tăng trưởng.
Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

2. Tính tất yếu khách quan của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH.
Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý là một quá trình biến đổi mang tính khách
quan và phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể ở mỗi nơi. Vì vậy, quá trình biến đổi,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải nắm vững những đặc trưng vốn có của nó.
2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan, được hình thành
trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.
Với trình độ phát triển nhất của lực lượng sản xuất và phân công lao động
xã hội thì sẽ có một cơ cấu kinh tế cụ thể thích ứng. Điều đó khẳng định rằng việc
xác lập cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần phải tôn trọng tính khách quan của nó và
không thể áp đặt một cách tuỳ tiện.
Các Mác viết: "Trong sự phân công lao động xã hội thì con số tỷ lệ là một
tất yếu không sao tránh khỏi. Một tất yếu thầm kín yên lặng". Vì thế một cơ cấu
kinh tế cụ thể trong nông nghiệp như thế nào? và xu hướng chuyển dịch của nó ra
sao? là phụ thuộc vào sự chi phối của những điều kiện kinh tế - xã hội, những điều
kiện và hoàn cảnh tự nhiên nhất định chứ không tuỳ thuộc vào ý chí chủ quan của
con người.
Tuy nhiên, không giống các quy luật tự nhiên, các quy luật kinh tế lại biểu
hiện và vận động thông qua hoạt động của con người. Con người có thể tác động
để góp phần thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý và ngược lại. Nhằm đạt được hiệu quả và phù
hợp với mục tiêu thì sự tác động đó phải tôn trọng tính khách quan của cơ cấu kinh
tế.

2.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính lịch sử, xã hội nhất định.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ kinh tế được xác lập
theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng trong thời gian cụ thể. Tại thời điểm đó,
do những điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội và tự nhiên, các tỷ lệ đó được hình
thành và xác lập theo một cơ cấu kinh tế nhất định. Song một khi có những biến
đổi trong các điều kiện nói trên thì lập tức các mối quan hệ này cũng thay đổi và
hình thành một cơ cấu kinh tế mới thích hợp hơn. Tuỳ hoàn cảnh và điều kiện cụ
thể của mỗi vùng, mỗi quốc gia mà xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp
trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Không thể có cơ cấu kinh tế mẫu làm
chuẩn mực cho mọi vùng nông thôn.
Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng vân động,
phát triển và chuyển hoá từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới đòi hỏi phải
có một thời gian và phải qua những bước phát triển tích luỹ nhất định về lượng, rồi
đến một độ nhất định nào đó sẽ tất yếu dẫn đến sự biến đổi về chất. Đó là quá trình
từng bước chuyển hoá dần từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới hoàn thiện
và hiệu quả hơn.
Quá trình chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới nhanh
hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự tác động của con người có ý
Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

nghĩa quan trọng thông qua các giải pháp, các cơ chế chính sách quản lý thích ứng
để định hướng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự nóng vội hay bảo thủ,
trì trệ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều gây tác hại đến việc phát
triển của nền kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói
riêng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình tất yếu. Nhưng quá
trình đó không phải là quá trình vận động tự phát, mà con người cần phải có tác

động để thúc đẩy quá trình chuyển dịch này nhanh và hiệu quả hơn. Trên cơ sở
nhận thức và nắm bắt được quy luật vận động khách quan, con người tìm và đưa ra
các biện pháp đúng đắn tác động để làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
diễn đúng mục tiêu và định hướng đã vạch ra.
3. Những nhân tố ảnh hướng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH.
Xét về lô gíc và lịch sử, cơ sở khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp được thể hiện ở sư biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu
kinh tế. Điều đó được biểu hiện cụ thể như sau:
3.1. Sự phát triển của khoa học - công nghệ.
Sự phát triển của khoa học - công nghệ là một trong các nhân tố chủ yếu tạo
những điều kiện tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Thật vậy, sự phát triển của khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng và là
động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Bởi vì, sự phát triển của khoa học
và công nghệ không những làm thay đổi các công cụ sản xuất theo hướng hiện đại,
tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, mà nó còn làm thay
đổi phương thức lao động, tạo khả năng đổi mới những nguyên tắc và công nghệ
sản xuất trong các ngành kinh tế. Từ đó làm cho năng suất lao động ngày càng
tăng cao, tạo khả năng mở rộng sản xuất của các ngành truyền thống, cũng như sự
hình thành các ngành mới, đó chính là sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế nói
chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng dưới sự tác động của khoa học và
công nghệ.
Trong nông nghiệp, nông thôn khoa học kỹ thuật đã có những tác động
mạnh mẽ về cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, cách mạng về sinh học. Từ đó
hàng loạt giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn từng
bước được đưa vào sản xuất. Nhu cầu của xã hội về nông sản, trước hết là lương
thực đã được đáp ứng. Nhờ đó, nông nghiệp có thể rút bớt các điều kiện sang sản
xuất các ngành trồng trọt với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao (các ngành trồng
cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây sinh vật cảnh), các ngành chăn

nuôi cũng như các ngành kinh tế khác của khu vực nông thôn (công nghiệp và dịch
vụ nông thôn). Có thể nói sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tạo những
điều kiện tiền đề cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó có cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển của nông nghiệp nhờ sự tác động của khoa
học và công nghệ đã tạo ra những ngành mới trong nông nghiệp và kinh tế nông
Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

nghiệp đến lượt nó sẽ tạo những điều kiện cho khoa học và công nghệ phát triển.
Nền sản xuất xã hội và kinh tế nông nghiệp, nông thôn từng bước phát triển và
chuyển dịch theo những hướng vận động mang tính quy luật. Do đó, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là kết quả tất yếu của quá trình phát triển
khoa học. Khi xác định được một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo điều kiện đầu tư,
phát triển khoa học- công nghệ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp,
nông thôn.
Vấn đề là ở chỗ, đối với các nước kém phát triển làm sao đưa được tiến bộ
khoa học- công nghệ vào nông nghiệp khi hầu hết nông dân đều có trình độ văn
hoá thấp, cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu vốn, trình độ và tập quán canh tác lạc hậu.
Lời giải không phải chỉ riêng ở người nông dân, mà cả cộng đồng xã hội, trước hết
là vai trò quản lý Nhà nước về kinh tế của chính quyền các cấp.
3.2. Quá trình phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá.
Xuất phát từ sự ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản
xuất, năng suất lao động nông nghiệp, nhất là năng suất lao động sản xuất lương
thực tăng lên không ngừng, khi đạt đến một mức độ nhất định đảm bảo đủ nhu cầu
lương thực cho xã hội thì có sự phân công giữa những người sản xuất lương thực
với những người chăn nuôi, sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp... tạo nên sự
phân công lao động giữa những người làm nông nghiệp và những người làm nghề
khác. Các-Mác đã khẳng định rằng do tổ chức quá trình lao động và phát triển kỹ

thuật một cách mạnh mẽ mà làm đảo lộn toàn bộ cơ cấu kinh tế xã hội.
Phân công lao động có tác dụng to lớn, là đòn bẩy tăng năng suất lao động,
thúc đẩy quá trình phát triển khoa học - công nghệ. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn là hệ quả trực tiếp của sự phân công lao động xã hội trong nông nghiệp,
nông thôn, nhiều ngành nghề hình thành, tính chất chuyên môn hoá càng cao, xoá
dần tư tưởng tự cấp, tự túc, tiến lên sản xuất hàng hoá. Từ sản xuất để nuôi sống
bản thân và gia đình mình, người nông dân đã chuyển sang sản xuất hàng hoá để
bán. Vì mục đích lợi nhuận, họ phải suy nghĩ, nghiên cứu từng loại giống cây
trồng, vật nuôi, kỹ thuật canh tác, lợi dụng các điều kiện thuận lợi và né tránh sự
khắc nghiệt, bất lợi của thiên nhiên.
3.3. Tác động của cơ chế thi trường và sự mở rộng thi trường.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hình thành và biến đổi gắn liền với
sự ra đời và phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Lượng dân cư lớn ở nông
thôn đã tạo ra một thị trường sôi động và các hàng hoá nông sản có giá tri kinh tế
cao rất gần gũi và quen thuộc với đời sống hàng ngày của con người. Nếu mức thu
nhập của nhân dân cao tạo sức mua lớn thì thị trường nông thôn là cơ sở đảm bảo
chắc chắn để các khu vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao.
Từ xa xưa đã có thị trường nông thôn, song thị trường đó chỉ có tác dụng
điều tiết sản xuất ở quy mô nhỏ và mang tính tự cung, tự cấp. Quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã thay đổi đời sống của đa số nhân dân lao động.

Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

Thị trường là nhân tố và động lực chính quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiêp, nông thôn phát triển.
3.4. Định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước.

Bất kỳ Nhà nước nào đều có chức năng kinh tế, tuy nhiên vai trò của Nhà
nước đối với kinh tế trong các xã hội khác nhau và các thời kỳ khác nhau hoàn
toàn không giống nhau. Trong cơ chế thị trường Nhà nước trở thành trung tâm
hướng dẫn, điều khiển kinh tế phát triển theo những mục tiêu xác định. Để thực
hiện các chức năng kinh tế, Nhà nước sử dụng các công cụ bao gồm: Pháp luật, kế
hoạch hoá, chính sách kinh tế và thực lực kinh tế của nhà nước.
Định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước có vai trò to lớn thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tác động vào
nông nghiệp, nông thôn trước hết thông qua hệ thống kế hoạch định hướng, điều
tiết nền kinh tế theo mục tiêu xác định trong từng thời kỳ. Chính sách kinh tế có
vai trò cực kỳ quan trọng tác động trực tiếp vào môi trường sản xuất kinh doanh ở
nông thôn. Có chính sách kinh tế đúng, phù hợp, kịp thời nhất là các chính sách về
tài chính, tiền tệ, tín dụng, thuế, ruộng đất, các thành phần kinh tế sẽ trở thành
những động lực kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. Tuy nhiên, các biện
pháp quản lý kinh tế không thể tách rời thực lực kinh tế của Nhà nước. Với ngân
sách quốc gia, dự trữ quốc gia, kho bạc Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước là
cơ sở vật chất quan trọng để Nhà nước tác động, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
3.5. Điều kiện kinh tế- xã hội.
Điều kiện kinh tế- xã hội là một tiền đề quan trọng hình thành và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trước hết, về mặt địa lý đây là điều
kiện tự nhiên vốn có để hình thành cơ cấu ngành. Vùng nông thôn ven đô thị có
điều kiện thuận lợi để hình thành vùng sản xuất rau quả, chế biến nông sản, thương
mại. Vùng nông thôn ven biển thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp,
du lịch sinh thái, trong đó thuận lợi về đất đai để phát triển loại hình kinh tế trang
trại.
Điều kiện về dân cư, truyền thống, tập quán cũng là các yếu tố khách quan
cấu thành quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn. Các vùng nông thôn có trình độ tương đối khá, có truyền thống về các
làng nghề, tập quán sản xuất canh tác tiến bộ dễ tiếp thu khoa học - kỹ thuật thì

thuận lợi hơn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghệp, nông thôn, có điều
kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ngược lại, vùng
đồng bào dân tộc ít người với trình độ văn hoá thấp, truyền thống tập quán canh
tác lạc hậu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn, dù có sự hỗ trợ, đầu tư rất lớn của Nhà nước thì cũng chỉ phát
triển trong một chừng mực nào đó, không thể đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn trong khu vực này.
4. Những quan điểm của Đảng khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH là quá trình biến đổi
nền kinh tế cơ cấu chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công - nông
nghiệp và dịch vụ hiện đại. Quá trình đó sẽ làm cho nền kinh tế nước ta tăng
nhanh tốc độ và tăng tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế. Chúng ta tiến hành
CNH - HĐH trong diện 80% dân số và 70% lao động sống ở nông thôn thì nhiệm
vụ CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề lớn cần quan tâm.
Vì vậy, Đảng ta có những quan điểm lớn khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng như sau:
Thứ nhất: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, phù hợp mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Điều đó có nghĩa là trước hết phải tạo ra tỷ suất hàng hoá lớn, khắc phục tình trạng
tự cung, tự cấp, khép kín. Đó là một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong
đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Thứ hai: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát huy tốt hơn sức mạnh tổng
hợp của các thành phần kinh tế. Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính
sách kinh tế nhiều thành phần, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tốt

sức mạnh của của mọi thành phần kinh tế tự nguyện, phấn khởi đi vào sản xuất
kinh doanh, các thành phần kinh tế đều lấy mục đích sinh lợi của mình, đồng thời
cũng vì mục tiêu:" Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Thứ ba: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải thúc đẩy nền kinh tế hoạt động có
hiệu quả. Hiệu quả kinh tế là thước đo cơ bản và cuối cùng của hoạt động sản xuất,
hiệu quả đó được xem xét trên nhiều mặt. Song cần lưu ý về tốc độ tăng trưởng,
thu nhập quốc dân, khả năng tích luỹ, hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn và nhân lực.
Thứ tư: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo khai thác triệt để khả
năng và thế mạnh của các vùng kinh tế, cơ cấu kinh tế, các thành phần kinh tế phải
gắn với vùng và chỉ có thể chuyển dịch trên một lãnh thổ nhất định. Bởi vậy, muốn
khai thác có hiệu quả kinh tế vùng, không thể chỉ có chiến lược chung mà phải có
kế hoạch cụ thể cho các vùng, tác động tích cực vào quy trình chuyển dịch cơ cấu
vùng kinh tế.
Thứ năm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo quy mô hợp lý và bước
đi thích hợp. Tính hợp lý và hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu trước hết phải kết
hợp giữa quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ. Trong đó, quy mô vừa và nhỏ là chính.
Tính hợp lý và hiệu quả phải biết định hướng cơ cấu kinh tế và công nghệ phù
hợp, kết hợp nhiều trình độ công nghệ khác nhau, sử dụng công nghệ truyền thống,
đồng thời tranh thủ tối đa công nghệ tiên tiến.
Thứ sáu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu hướng mở rộng quan
hệ hợp tác quốc tế. Trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ, bình đẳng cùng có
lợi, tranh thủ mọi khả năng thu hút vốn và công nghệ của các nước, các tổ chức
quốc tế, tạo điều kiện chuyển biến nhanh về cơ cấu kinh tế, xu hướng hợp tác quốc
tế đòi hỏi: một mặt tranh thủ điều kiện khả năng bên ngoài, mặt khác phát huy tính
tự lực, tự cường, khai thác tối đa về mọi lợi thế và tiềm năng bên trong.

Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.


Thứ bảy: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo ổn định chính trị, xã hội
và tăng cường quốc phòng, an ninh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện
các mục tiêu có tác động lẫn nhau. Trong đó mục tiêu ổn định chính trị là cơ bản
nhất và xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động kinh tế vì chính trị là tập trung của
kinh tế.
Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở những
quan điểm chung, Đảng ta đã khẳng định: Ngoài việc đảm bảo tính hiệu quả kinh
tế, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần nắm vững quan điểm: Phải
góp phần cải thiện và nâng cao môi trường sinh thái. Đây là một vấn đề cực kỳ
quan trọng ở một nước nhiệt đới gió mùa như nước ta: bão, lũ, hạn hán thường
xuyên xẩy ra, làm cho đất đai xói mòn nhanh, khí hậu thuỷ văn thất thường. Vì
vậy cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành nông - lâm - ngư nghiệp trong
phạm vi cả nước và từng vùng kinh tế. Đồng thời phải có một chế độ canh tác hợp
lý, nhất là vùng đồi núi, thực hiện tốt việc quy hoạch bố trí thuỷ lợi, giao thông
phù hợp với từng vùng kinh tế khác nhau.
Khi nói đến kinh tế cấp huyện là phải nói đến kinh tế nông nghiệp và nông
thôn. Thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn cấp huyện hiện nay đã có nhiều
tiến bộ. Thoát ra từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, Đảng và Chính Phủ đã và
đang điều chỉnh mô hình tổ chức và cơ chế quản lý cũ, giải phóng nguồn lực nội
bộ nông thôn bắt đầu từ kinh tế hộ, từng bước tạo điều kiện cho kinh tế thị trường
tác động vào đời sống kinh tế nông thôn. Nông nghiệp đã đạt được tốc độ tăng
trưởng khá, nổi bật là sản xuất lương thực, các vùng cây công nghiệp chuyên canh
như: cà phê, cao su, chè, các vùng cây ăn quả được hình thành và phát triển trên
các vùng trung du, miền núi. Nuôi trồng thuỷ sản đang trên đà phát triển, kinh tế
phát triển, đời sống dân cư có nhiều tiến bộ về chỗ ăn, ở, học hành, chữa bệnh.
Bước tiến bộ ở nông nghiệp, nông thôn đã góp phần vào sự ổn định chính trị, xã
hội, tiếp tục đổi mới và phát triển. Tuy nhiên, kinh tế nông thôn ở cấp huyện vẫn
còn mang nặng dấu ấn của nền kinh tế chậm phát triển thể hiện: giá trị ngày công
lao động nông nghiệp thấp, giá trị thấp trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Cơ

sở hạ tầng nông thôn về cả kỹ thuật, kinh tế, xã hội, giáo dục, công nghệ có tiến
bộ, song còn phát triển chậm, thiếu tầm nhìn tổng thể để định hướng quy hoạch,
xây dựng phù hợp với yêu cầu của CNH - HĐH. Đặc biệt ở các huyện miền núi,
vùng sâu, vùng xa, kết cấu hạ tầng còn rất thô sơ. Đây cũng chính là những hạn
chế rất lớn đến chiến lược phát triển. Ngoài ra, ở nông thôn dân số còn tăng với tốc
độ nhanh, dẫn đến nguồn nhân lực nông thôn ngày càng dư thừa nhiều sẽ là vấn đề
xã hội to lớn không chỉ riêng ở vùng nông thôn mà sẽ nguy cơ đối với đô thị và
toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến quá trình CNH - HĐH. Nông thôn ngày nay
đang từng ngày biến đổi đa dạng, về thành phần kinh tế, hình thức sở hữu, ngành
nghề thì vấn đề CNH - HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cấp huyện có mối
quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, không tách rời nhau.
CNH - HĐH muốn thực hiện thành công thì tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong huyện cho phù hợp với yêu cầu của CNH - HĐH. Ngược lại, khi tiến
hành CNH - HĐH nền kinh tế thì nó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý,
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước.
Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

Chỉ có chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH tức
là áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất, lúc đó nền kinh tế huyện mới
phát triển ổn định và vững chắc, đời sống kinh tế - xã hội, mọi mặt của nhân dân
được nâng lên.
Phần II
THỰC TRẠNG CỦA CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN VÂN ĐỒN.
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HÔI Ở HUYỆN VÂN
ĐỒN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.


1. Đặc điểm tự nhiên.
1.1.Vị trí địa lý.
Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Quảng
Ninh, được hợp thành từ hai quần đảo Cái Bầu và Vân Hải. Phía Bắc giáp với
vùng biển thuộc hai huyện Tiên Yên và Quảng Hà. Phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả,
ngăn cách nhau bởi lạch biển Cửa Ôngvà sông Voi Lớn. Phía Đông giáp với vùng
biển thuộc huyện Cô Tô và phía Nam giáp với vịnh Hạ Long, vùng biển Cát BàHải Phòng. Huyện Vân Đồn nằm trong khung tọa độ địa lý sau:
20o40' - 21o16' Vĩ độ Bắc
107o15' - 108o00 Kinh độ Đông
Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên phần đất nổi là 55133 ha, chiếm
9,34% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.
1.2. Địa hình và tài nguyên đất đai.
Về địa hình: Vân Đồn là huyện có địa hình đồi núi - hải đảo đa dạng, phân
dị mạnh. Hình thái chủ yếu của địa hình khu vực Vân Đồn là đồi núi thấp và đảo
đá với diện tích khoảng 41.530 ha, chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên của
huyện. Một phần nhỏ diện tích có kiểu địa hình đồng bằng ven biển chiếm 1,5%
tổng diện tích toàn huyện. Như vậy, kiểu địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích
trên các xã đảo và ven bờ, địa hình đồng bằng chỉ là những dải nhỏ hẹp ven bờ trải
dài từ bến phà Tài Xá tới xã Hạ Long.
Về đất đai: Xét về đặc điểm, tính chất thổ nhưỡng cho thấy đất đai của
huyện Vân Đồn phổ biến là loại đất feralit màu xám, xám đen hoặc vàng phát
triển trên đá mẹ sa phiến thạch, cuội kết thạch anh và đá gnai. Nhìn chung đất
nông nghiệp là đất thịt nhẹ, pha cát, tầng đáy mỏng, độ phì thấp (Chủ yếu ở hạng
đất 5-6-7).
Theo điều tra sử dụng đất đai năm 2002, diện tích đất hiện sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp là 1.271 ha, chiếm 2,31% diện tích tự nhiên, trong đó đất canh
tác trồng cây hàng năm khoảng: 750,96 ha và cây lâu năm: 198,04 ha. Đất lúa chỉ
có: 613,2 ha (chiếm 48,21% diện tích đất nông nghiệp). Diện tích đất canh tác bình
quân đầu người rất thấp, chỉ khoảng: 195 m2/người, đất lúa:159,26 m2/người. Khả
năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp còn khoảng 260 - 500 ha ở các xã Đoàn

Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

Kết, Đài Xuyên, khu vực Đài Van - Vạn Yên thuộc đảo Cái Bầu, đảo Ngọc Vừng.
Nếu đầu tư đưa vào sử dụng thì diện tích đất canh tác cũng chỉ giới hạn trong
khoảng 1.000-1.200 ha.
Diện tích đất lâm nghiệp (có rừng): khoảng 28.691,93%, chiếm 52,04% diện
tích đất tự nhiên.
Diện tích đất chuyên dùng và đất khu dân cư: 1.257,8 ha, chiếm 2,27% diện
tích đất tự nhiên.
Đất trống đồi núi trọc có khả năng đưa vào sản xuất lâm nghiệp còn khoảng
10.108,06 ha, chiếm 18,33% diện tích đất tự nhiên, nằm xen kẽ với đất rừng nhưng
xa thôn bản và trên các đảo nhỏ, điều kiện khai thác khó khăn.
Đất chưa sử dụng khác khoảng 13.730,55 ha, chiếm 24,9% diện tích đất tự
nhiên.
Đất không có khả năng sản xuất (núi đá, sông suối) có 72,39 ha, chiếm
0,13% diện tích đất tự nhiên.
1.3.Khí hậu:
Khí hậu khu vực Vân Đồn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng
ẩm, mùa đông khô và lạnh. Tuy nhiên, do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình, bị
chi phối bởi khí hậu duyên hải, chịu ảnh hưởng và tác động nhiều của biển, tạo
cho khu vực có những đặc trưng khí hậu riêng, những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp
miền núi ven biển.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là: 23oC, trung bình cao nhất của các
tháng là 28,20C và trung bình thấp nhất của các tháng là 160C. Nhìn chung nhiệt
độ không khí của Vân Đồn thấp hơn so với nhiều nơi khác trong tỉnh Quảng Ninh
nhờ có gió biển điều hoà và ít xảy ra nhiệt độ tối cao và tối thấp bất lợi cho quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vân Đồn là nơi có nắng khoảng

1.600 đến 1.700 giờ trong năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 8, 9,10.
Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 và tháng 3, rất thuận lợi cho quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cho nghề cá, chế biến thuỷ hải sản, làm
muối...
- Gió: Hướng gió thịnh hành vào mùa đông là hướng có thành phần Bắc(
Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc). Mùa hè gió có thành phần Nam lại chiếm ưu thế (Nam,
Đông Nam, Tây Nam). Tốc độ gió tại khu vực Vân Đồn hàng năm không lớn,
khoảng 2,5 - 3,5 m/s. Tốc độ gió lớn nhất trung bình đạt từ 14-16m/s, thích hợp để
khai thác năng lượng gió quy mô vừa và nhỏ. Cần nghiên cứu hướng gió khi xem
xét lựa chọn các vị trí nuôi trồng thuỷ sản lồng bè trên biển.
- Mưa: Khu vực Vân Đồn là một trong những nơi có nhiều mưa ở các tỉnh
phía Bắc, là nơi có tổng lượng mưa lớn ở đồng bằng Bắc Bộ. Tổng lượng mưa
trung bình năm khoảng 2.200mm. Trung bình có khoảng 130-160 ngày mưa /năm
với lượng mưa trung bình 14-20 mm/ngày. Trong năm có khoảng 5-15 ngày mưa
lớn với lượng mưa trên 50mm, tập trung vào các tháng 7 và 8. Số ngày mưa lớn
Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

nhất trên 100mm không qúa 6 ngày. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng hè với
lượng mưa trên 200mm, tháng có mưa nhiều nhất là tháng 7 và 8. Mùa đông tháng
mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau. Lượng mưa trung bình của một
ngày mưa tính cho cả năm dao động từ 14 - 20 mm, vụ hè thu 16 - 25 mm, mùa
đông 4 - 8 mm. Lượng mưa lớn nhất của một ngày có thể đạt 350 - 450 mm, chỉ
xảy ra trong những ngày chịu ảnh hưởng của áp thấp, bão, dải hội tụ nhiệt đới...
Biến trình mưa của năm: Lượng mưa trong mùa hè từ tháng năm đến tháng
9 chiếm 75-85% lượng mưa cả năm, lượng mưa từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau
chiếm 10-15% lượng mưa năm. Mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cung cấp nước
tưới cho cây trồng phát triển, tuy nhiên lượng mưa hàng năm lớn sẽ gây ngọt hoá

nhanh và đột ngột, đây là một trong những khó khăn ảnh hưởng đến việc nuôi
trồng thuỷ sản ven bờ tại Vân Đồn. Bên cạnh đó, mưa lớn cùng với bão gây nên
những tác hại nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống.
1.4. Nguồn nước và chế độ thuỷ văn.
- Nước mặt: Do địa hình bị chia cắt phức tạp, gồm nhiều các đảo nhỏ nên
sông, suối phân bố ở Vân Đồn rất ít, dòng chảy nhỏ, tiết diện hẹp, khả năng lưu trữ
nước kém. Toàn huyện chỉ có sông Voi Lớn và 3 con suối chảy trên các xã ven bờ,
các đảo chỉ có những khe nước nhỏ từ trên đỉnh đồi, đỉnh núi chảy xuống. Toàn
huyện có khoảng 200 ha diện tích nước ngọt bị nhiễm mặn nhẹ trong các hồ, ao,
đầm có vai trò cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho nông nghiệp và một phần
cho nuôi trồng thuỷ sản. Tài nguyên nước mặt của Vân Đồn rất ít là một khó khăn
cho nhu cầu nước ngọt để cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện tương đối phong phú với trữ
lượng khoảng 6.130 m3/ngày, có nơi đào khoảng 3 - 4 m đã đến mạch nước ngầm.
Hiện tại cũng như tương lai, nước ngầm là nguồn nước sạch chủ yếu cho sản xuất
cũng như sinh hoạt của nhân dân toàn huyện. Chất lượng nước nhìn chung đa số là
nước nhiễm mặn, phải qua xử lý mới có thể đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt,
đáng chú ý là nguồn nước ngọt ở các đảo có thể bị nhiễm mặn. Tại Vân Đồn
nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng lớn bởi thuỷ triều, mức độ nhiễm mặn bị thay đổi
theo mùa và chu kỳ của thuỷ triều, đặc biệt là vào mùa cạn khi thuỷ triều xâm
nhập sâu vào đất liền gây ảnh hưởng đến mạch nước ngầm.
1.5.Tài nguyên rừng:
Diện tích rừng có khoảng 28.691,93 ha và đang dần bị thu hẹp. Tỉ lệ che
phủ của rừng 38,5%. Diện tích trồng rừng mới tăng thêm bình quân hàng năm
khoảng từ 250-290 ha, nhưng vẫn không bù đắp diện tích rừng bị tàn phá, biến
thành đất trống, đồi núi trọc.
- Rừng tự nhiên: 24.496,7 ha, chiếm 85,4% diện tích rừng, chủ yếu là kiểu
rừng hỗn giao lá rộng thường xanh, xen rừng tre nứa thuộc loại rừng nghèo. Rừng
có độ sinh trưởng tốt, rừng ngoài đảo tái sinh nhanh, với 337 loài cây gỗ, 200 chi,

75 họ. Các lâm đặc sản dưới tán rừng còn ít chủng loại, gồm song, mây và một số
cây dược liệu quí như ba kích, sa nhân...
Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

- Khu bảo tồn đa dạng sinh học đảo Ba Mùn (1.825 ha)
- Rừng phòng hộ đầu nguồn các hồ lớn như: Mắt Rồng, Khe Mai, Khe
Bòng, Vòng Tre...
- Rừng trồng: Diện tích 4.195,23 ha, chiếm 14,6% diện tích rừng
1.6.Tài nguyên biển:
Vân Đồn có thềm lục địa rộng lớn khoảng 1.600km2 nằm trong vịnh Bái Tử
Long, có nhiều vũng, vịnh, bãi triều và rừng ngập mặn tạo nên nguồn hải sản khá
phong phú, bao gồm: tôm, cua, cá và nhuyễn thể ... có giá trị dinh dưỡng và kinh
tế cao. Khả năng cho phép khai thác hàng năm từ 10 -15 ngàn tấn: Trong đó cá nổi
cho phép khai thác từ 7 - 9 ngàn tấn/năm. Khả năng bãi bồi, bãi triều ven biển có
thể khoanh nuôi trồng thuỷ sản rất lớn: 10.696 ha, tập trung ở các bãi sú vẹt và cát
pha bùn trên đảo Cái Bầu.
1.7.Tài nguyên du lịch:
Vân Đồn là một huyện đảo được tạo bởi trên 600 hòn đảo lớn nhỏ nằm
trong vịnh Bái Tử Long thơ mộng, bên cạnh vịnh Hạ Long đã 2 lần được
UNESCO công nhận là di sản thế giới về giá trị cảnh quan và địa hình địa mạo.
Vân Đồn vừa có núi đá, vừa có núi đất, trên là rừng, dưới là biển, có bãi cát trắng
mịn độ thoải lớn đó là những bãi tắm đẹp: Bãi Dài, Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc
Vừng ... nằm rải rác trên khắp các đảo. Xen vào đó là những khu rừng nguyên sinh
quý hiếm như: rừng Bãi Dài, rừng trâm Minh Châu, rừng Ba Mùn tạo cho Vân
Đồn có tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch trong tương lai.
2. Đặc điểm kinh tế-xã hội:
2.1. Các đơn vị hành chính:

Hiện nay Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính cơ sở, bao gồm một thị trấn và
11 xã. Đảo lớn nhất là Cái Bầu gồm thị trấn Cái Rồng và 6 xã (Bình Dân, Đài
Xuyên, Đông Xá, Hạ Long, Vạn Yên, Đoàn Kết). Có năm xã đảo bao gồm: Bản
Sen, Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn và Thắng Lợi.
2.2. Dân số và lao động
- Dân số: Theo thống kê năm 2002, dân số huyện Vân Đồn là 38.504 người,
gồm 8.231 hộ, chiếm 4% dân số tỉnh Quảng Ninh. Trong số đó nam giới là 19.189
người, chiếm 49,8%, nữ giới chiếm 50,2%( 19.315 người). Dự báo đến năm 2010,
dân số khoảng 40.100 người. Tỉ lệ tăng dân số hàng năm đã có xu hướng giảm
dần, giảm từ 2,63% xuống còn 1,59% từ năm 1995 - 2002. Theo dự báo giai đoạn
2002 - 2010, tỉ lệ tăng dân số hàng năm giảm từ 1,59% xuống còn 1,45%. Hiện
nay, đại đa số dân sống ở vùng nông thôn(31.502 người), chiếm 81,82%. Thành
phần dân tộc bao gồm 8 dân tộc sinh sống trên các vùng đồi núi, đồng bằng ven
biển và các đảo. Tuy nhiên, người Kinh chiếm tỉ lệ cao: 86,6%, số còn lại là các
dân tộc khác(13,4%).

Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

- Lao động: Số người trong độ tuổi lao động của Vân Đồn (từ 18-60 tuổi) là
15.536 người, chiếm 40,3% dân số toàn huyện. Số lao động này hầu hết làm việc
trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp(13.438 người).
2.2.Cơ sở hạ tầng:
- Về giao thông: Chỉ có một tuyến đường bộ duy nhất dài 31km đi từ đầu
đến cuối đảo Kế Bào. Việc giao lưu đi lại với các nơi khác phải qua một con phà
dài 1km. Do đặc điểm địa lý nên đường thuỷ rất phát triển, việc đi lại giữa các đảo
bằng tàu khách với công suất máy lớn. Từ những trục đường chính của huyện đến
đường các xã và đường liên thôn, xóm đều đã được đầu tư, nâng cấp một cách

đồng bộ làm thay đổi căn bản diện mạo và bộ mặt từ huyện đến xã, các thôn bản,
đến nay 100% xã đã có đường nhựa và đường bê tông và đều có bến cập tàu tạo
điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện nhanh chóng.
- Điện: Hệ thống điện lưới quốc gia 35KV và 9 trạm hạ thế, phân phối điện
cho thị trấn Cái Rồng và 6/11 xã. Các xã thuộc tuyến đảo chưa có điện lưới nhưng
đã được lắp đặt các trạm phát điện Diezel, máy phát điện nhỏ và hệ thống giàn pin
năng lượng mặt trời đã đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng điện phục vụ nhu cầu
sinh hoạt và sản xuất.
- Thuỷ Lợi: Huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi gồm 26 hồ, đập
dâng với tổng dung tích 2,840 triệu m3 và hệ thống kênh mương tưới cho khoảng
440 ha, trong đó chủ động được 140 ha. Một số hệ thống kênh mương nội đồng
được đầu tư kiên cố hoá đã phát huy tác dụngnhư: đập Khe Mai (Đoàn Kết), đập
Khe Bòng (Bình Dân), đập Vòng Tre (Đài Xuyên). Tuy nhiên, hầu hết là hệ thống
tưới tự chảy chưa được hoàn chỉnh nên mùa khô nguồn nước cạn kiệt, không thể
chủ động đựơc.
- Cấp, thoát nước: Hiện có trạm cấp nước sạch ở hồ Mắt Rồng phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt cho khoảng 250 hộ dân cư khu vực thị trấn Cái Rồng. Về cấp
nước sạch nông thôn hiện nay còn rất khó khăn do chưa tìm được nguồn nước
ngầm, nhiều vùng vẫn phải dùng nước bị nhiễm mặn, nhất là các đảo nhỏ và vùng
ven biển.
- Bưu chính-viễn thông: Ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác phục vụ
người dân trong huyện. Đến nay, toàn huyện đã đạt 4 máy/100 người dân. Phát
hành được gần 30 ngàn tờ báo và tạp chí. Đã phủ sóng điện thoại di động cho vùng
trung tâm, các điểm văn hoá bưu điện ở các xã được xây dựng và hoạt động có
hiệu quả.
- Truyền thanh - truyền hình:
Truyền thanh: duy trì thời lượng phát sóng 16 -18 giờ/ngày trên hệ thống
FM, làm tốt công tác tuyên truyền trong dịp lễ, tết, những ngày kỷ niệm và họp
Hội đồng nhân dân, phát triển thêm hai trạm truyền thanh ở hai xã Ngọc Vừng và
Thắng Lợi.

Truyền hình: duy trì thời lượng phát sóng chương trình VTV1, VTV3 và đài
truyền hình Quảng Ninh 18/24 giờ/ngày, từ tháng 7/2002 đã đầu tư thiết bị camera
Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

làm chương trình, đã sản xuất được 8 phóng sự, đưa 92 tin thời sự phát mỗi tuần
một chương trình 2 buổi.
2.3. Giáo dục - Y tế:
- Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện Vân Đồn ngày càng
phát triển. Hiện tại, toàn huyện có một trường cấp III tại xã Hạ Long, Một trường
liên cấp II - III tại xã Quan Lạn, 13 trường THCS và 14 trường tiểu học và ngoài
ra còn có 3 trường mầm non. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Công
tác phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ duy trì đạt chất lượng cao có 12/12
xã, thị trấn đạt chuẩn giáo dục tiểu học - chống mù chữ.
-Y tế: Hiện tại, bệnh viện Vân Đồn là bệnh viện khu vực cho nhiều xã, với
50 giường bệnh, 57 cán bộ ytế. Tại các xã đều có trạm xá phục vụ chăm sóc sức
khoẻ, chữa bệnh cho nhân dân địa phương, đến nay đã có 5/12 xã có bác sĩ điều
trị.
2.4. Hiện trạng phát triển kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế: Hiện nay, cơ cấu kinh tế của huyện Vân Đồn đã có sự
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và thuỷ sản, giảm tỷ trọng
các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp: hiện nay sản xuất nông nghiệp trong huyện phát
triển với tốc độ chậm, chỉ đạt 5,4%/năm.
Ngành trồng trọt : Diện tích đất trồng cây hàng năm là: 750,96 ha, trong đó
diện tích lúa 2 vụ là: 387,95 ha, lúa 1 vụ là: 225,25 ha, còn lại là đất trồng cây
hàng năm khác với diện tích: 137,76 ha. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây
trồng, thâm canh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản

xuất đã cho năng suất các loại cây trồng đều tăng. Năng suất lúa đạt 30 tạ/ha, cây
ngô 23 tạ/ha, lạc 8 tạ/ha, mía 400 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực năm 2002 đạt
3.002,6 tấn. Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp, đạt 80kg/người/năm.
Ngành chăn nuôi: Nhìn chung, trong vài năm gần đây nhịp độ tăng trưởng
của ngành chăn nuôi tương đối chậm. Ngành chăn nuôi bị hạn chế bởi nhiều yếu
tố: Thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn vốn, việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ
thuật ...
-Về lâm nghiệp: Vân Đồn có diện tích đất lâm nghiệp lớn chiếm 52,04%
diện tích đất tự nhiên, trong một thời gian khai thác lâu dài đến nay tài nguyên
rừng đã bị cạn kiệt, độ che phủ rừng thấp. UBND huyện đã có những biện pháp,
chủ trương nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn bằng
biện pháp cụ thể để tăng diện tích trồng mới và bảo vệ rừng, kết quả đến năm
2002:
Trồng cây phân tán(Vốn hỗ trợ cây giống của huyện): 230.000 cây.
Trồng rừng tập trung:303 ha.
Khoanh nuôi tái sinh: 400 ha.
Khai thác tre nguyên liệu: 8.675 tấn.
Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

Khai thác gỗ rừng trồng và gỗ trụ mỏ: 9.050 m3.
Khai thác nhựa thông: 300 tấn.
- Về thuỷ sản: Ngành thuỷ sản có nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh
vực khai thác, nuôi trồng và tiêu thụ sản phẩm, thuỷ sản đã thực sự trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn hiện nay. Phong trào nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh
và đều khắp, tính đến nay (năm 2002) toàn huyện có: 674,24 ha, nuôi cá lồng
bè:1300 lồng, trai nguyên liệu đạt 41 triệu con. Tính đến nay đã có 28 dự án nuôi
cá lồng bè được duyệt với tổng vốn đầu tư 1.640 triệu đồng, giải quyết được 540

lao động địa phương có việc làm. Tổng sản lượng hải sản khai thác được 5.450
tấn. Trong đó khai thác tự nhiên 5.000 tấn, khai thác nuôi 450 tấn. Giá trị tổng sản
lượng năm 2002 là: 56,1 tỷ đồng.
3. Đánh giá sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội có ảnh
hưởng đến kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.
- Vị trí và địa thế biển - đảo của Vân Đồn là những thuận lợi cơ bản trong
việc giao lưu kinh tế, văn hoá- xã hội với các địa phương khác và với quốc tế bằng
đường biển (gần cảng Mũi Chùa, kết hợp khai thác cảng Vạn Hoa), khai thác tài
nguyên và kinh tế biển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
huyện.
- Huyện có biển, rừng là thế mạnh tiềm năng, có ngư trường rộng lớn trong
vùng vịnh Bắc Bộ có thể phát triển toàn diện ngư nghiệp (đánh bắt, nuôi trồng hải
sản), nông - lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và phục vụ du lịch, nghỉ
dưỡng theo hệ sinh thái đa dạng miền núi - ven biển - hải đảo, tạo những điều kiện
thuận lợi cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn
trên địa bàn huyện.
- Huyện đảo nằm trong vịnh Bái Tử Long với nhiều kỳ quan thiên nhiên,
đảo đá,hang động, bãi tắm đẹp, có những di tích lịch sử đặc sắc, lại nằm gần trung
tâm phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh, kề sát thi xã Cẩm Phả, gần thành
phố Hạ Long và nằm trên tuyến du lịch Hải Phòng - Hạ Long, đường quốc lộ 18
nối Hà Nội với Hạ Long - Móng Cái nên hội đủ các lợi thế phát triển du lịch - dịch
vụ, thuận lợi cho việc phát triển các ngành dịch vụ, nghỉ dưỡng ... thu hút du khách
trong và ngoài nước, tạo ra vành đai môi trường xanh cho thị xã Cẩm Phả và khu
công nghiệp than.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng bước đầu được xây dựng và từng bước cải thiện,
nhất là giao thông, nước, bưu chính - viễn thông, tạo tiền đề thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.
- Là huyện hải đảo, địa thế phức tạp, không gian lãnh thổ bị chi cắt bởi biển,
cách ly với đất liền nhất là các đảo nhỏ xa nên giao thông đi lại khó khăn cách trở,
có nhiều bất cập trong việc giao lưu kinh tế, khoa học - kỹ thuật, công nghệ, xây

dựng cơ sở hạ tầng cũng như sự thu hút đầu tư trong nước và quốc tế. Đó là những
hạn chế thách thức cho việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân
các xã đảo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.
Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

- Xuất phát điểm kinh tế - xã hội của huyện thấp, quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế diễn ra còn chậm so với yêu cầu phát triển. Kinh tế huyện về cơ bản là
nền kinh tế khai thác tự nhiên ngư - nông - lâm nghiệp, kinh tế hàng hoá chưa phát
triển, sản phẩm kém sức cạnh tranh trên thị trườnglà một khó khăn thách thức cho
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.
II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở
HUYỆN VÂN ĐỒN TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: "Phát triển nông - lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn
mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế- xã hội". Với
tinh thần ấy, căn cứ vào điều kiện tự nhiên là một huyện miền núi, hải đảo, Đảng
bộ huyện Vân Đồn đã xác định cơ cấu kinh tế là: nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại - dịch vụ. Lấy ngư nghiệp làm trọng
tâm, từng bước đưa nuôi trồng thuỷ sản phát triển vững chắc.
Trong những năm gần đây, huyện đã thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông nghiệp (có sự biến đổi về tỷ
trọng giữa các ngành ngư - nông - lâm nghiệp), góp phần tích cực cho nền kinh tế
tăng trưởng khá.
* Về ngư nghiệp:
Vân Đồn là một huyện đảo, xung quanh có biển bao bọc, lại nằm trong vùng
biển Bái Tử Long có nhiều luồng lạch, vịnh rất thuận lợi cho ngư nghiệp phát
triển. Kinh tế của huyện đã coi ngư nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở

của sự phát triển của nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải thương mại, du lịch.
Vùng biển của huyện Vân Đồn có cấu tạo địa chất ổn định, thường là những
bãi cát phẳng thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản. Biển của huyện có nhiều vũng,
vịnh thuận lợi cho việc nuôi các loại nhuyễn thể như trai nguyên liệu, sá sùng,
ngao, nuôi cá lồng.
Ngày nay, với mô hính kinh tế hộ gia đình, trang trại và hợp tác xã đã đầu tư
vốn vào việc đóng mới phương tiện với công suất lớn, mua sắm ngư cụ lớn hiện
đại để có thể ra khơi bám biển dài. Cùng với sự quan tâm của Đảng bộ - UBND
huyện Vân Đồn đã mở chợ cá tiểu ngạch buôn bán với Trung Quốc tại đảo Hạ
Mai, phát triển cả nghề cá tuyến khơi nhằm đưa sản lượng đánh bắt tăng lên.
Đồng thời với việc khai thác hải sản tuyến khơi, lộng ven bờ là phong trào
nuôi trồng thuỷ sản được phát triển, diện tích nuôi trồng được mở rộng. Do chưa
có kinh nghiệp, kỹ thuật nuôi trồng nên hiệu quả vẫn còn thấp. Một số xí nghiệp
nước ngoài, xí nghiệp Trung ương và một số hộ gia đình đẫ đầu tư nuôi ngọc trai
và đạt kết quả tốt.
Kết quả sản xuất ngư nghiệp thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1:

Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

Chỉ tiêu

Đ/v
tính

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002


Sản lượng
đánh bắt

tấn

1870 1800 1860 2246 2554 2722 3575 4240 5450

Nuôi ngọc
trai

triệu
con

Số phương chiếc
tiện đánh bắt
Lao động
đánh bắt

ngườ
i

1

3

3,3

3,5

3,8


9,5

22

19

41

672

682

755

760

768

801

806

806

837

2250 2320 2125 2440 2488 2530 2450 4030 6100

Qua bảng trên ta thấy ngành ngư nghiệp đã có sự chuyển dịch từ đánh

bắt cá nay đã xuất hiện nuôi trồng hải sản như nuôi trai nguyên liệu. Số lượng nuôi
trai nguyên liệu hàng năm tăng lên từ 1 triệu con năm 1994 lên 41 triệu con năm
2002. Như chúng ta đã biết trai ngọc là đối tượng nuôi mới của ngành hải sản cả
nước cũng như Quảng Ninh.Vì những năm trước đây, từ năm 1969 đến năm 1975
Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có một cơ sở nuôi trai cấy ngọc đó là quốc doanh
nuôi trai Cô Tô thuộc huyện Cẩm Phả (nay là huyện Cô Tô), sau 18 năm nghề nuôi
trai cấy ngọc mới được khôi phục trên vùng biển Bái Tử Long huyện Vân Đồn, đã
xuất hiện một đơn vị nuôi trai cấy ngọc, đơn vị liên doanh công ty dịch vụ nuôi
trồng Trung ương với một công ty Nhật Bản. Từ cơ sở trên cho đến năm 1995 lại
xuất hiện một tổ nuôi trai cấy ngọc tại đảo Cát Giá thuộc địa danh xã Đông Xá,
huyện Vân Đồn. Từ những cơ sở trên đến nay huyện đã có 6 công ty, xí nghiệp
nuôi trai ngọc, 6 đơn vị trên đã nuôi trên 200 ha vùng đất có mặt nước và kết quả
thu được hàng mấy chục tỷ đồng, số lượng nuôi mỗi năm từ 13 đến 23 triệu con.
Giải quyết từ 400 - 450 lao động có công ăn việc làm với mức thu nhập bình
quân:450.000đ trở lên. Ngoài nuôi trai, phong trào nuôi trồng thuỷ sản ở huyện
Vân Đồn hiện nay phát triển mạnh và rộng khắp, diện tích nuôi trồng tăng nhanh
từ 380 ha (năm 1998) đến 674,24 ha (năm 2002), đối tượng nuôi phong phú và đa
dạng: Tôm, cá lồng bè, cá nước ngọt, ghẹ, ngao, ốc...
Sản lượng đánh bắt có năm đã giảm xuống 70-10 tấn (1995 - 1996). Do
phương tiện đánh bắt chủ yếu là tàu thuyền nhỏ, công suất nhỏ, ngư cụ thô sơ chỉ
phù hợp đánh bắt ven bờ và trong vịnh. Nguồn hải sản ven bờ và trong vịnh đã bị
cạn kiệt, đứng trước tình hình đó, cùng với sự đổi mới của Đảng về phát triển kinh
tế, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đảng bộ và UBND
huyện đã chỉ đạo, đầu tư vốn để đóng mới, mua sắm ngư cụ phát triển nghề cá
tuyến khơi, đến nay số lượng tàu thuyền là 837 chiếc với tổng công suất
32.000.000 CV, lực lượng lao động nghề cá được tăng lên đến nay là 6.100 người.
* Về sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện có bước đầu chuyển
dịch về cơ cấu vật nuôi, cây trồng, cơ cấu mùa vụ và áp dụng những tiến bộ khoa
Footer Page 19 of 126.



Header Page 20 of 126.

học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần đưa sản phẩm của nông nghiệp đa dạng,
phong phú về chủng loại, chất lượng tốt. Đặc biệt cây thực phẩm và cây ăn quả có
nhiều chủng loại có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng được nhu cầu đời sống nhân
dân và là sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường vùng mỏ, khu du lịch của
tỉnh.
Sản lượng lương thực quy thóc hàng năm tăng từ 5-6%. Năm 2002 đạt
3.002,6 tấn, bình quân lương thực trên đầu người 80 kg/người/năm, đạt được kết
quả đó trước hết là do cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông
nghiệp, nông thôn đúng đắn và hợp lòng dân, ruộng đất giao lâu dài cho các hộ,
coi hộ là đơn vị tự chủ trong sản xuất. Từ đó phát huy được tiềm năng nội lực, chủ
động sáng tạo của người lao động.
Bảng 2: Cơ cấu cây trồng
Chỉ tiêu
Tổng diện tích

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

2002

1473 1458 1474 1507 1484 1506 1580 1504 1552,5

gieo trồng(ha)
Cây lương
thực(ha)

1216 1213 1232 1213 1201 1293 1297 1252 1338,3


Tỷ trọng (%)

82,5

83,2

83,6

80,5

80

85,9

82,1

83,2

80,2

Cây CN (ha)

45

65

69

93


100

103

105

107

111,8

Tỷ trọng(%)

3,1

4,5

4,7

6,2

6,5

6,8

6,6

7,1

7,2


Cây thực phẩm
(ha)

212

180

173

201

204

110

178

145

102,4

Tỷ trọng(%)

14,4

12,3

11,7


13,3

13,5

7,3

11,3

9,7

6,6

Qua bảng trên ta thấy, diện tích cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn,
chiếm trên 80% diện tích, cây công nghiệp có xu hướng tăng chậm. Như vậy,
trong ngành trồng trọt đã có xuất hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng song chưa
mạnh, vẫn còn mang tính thuần nông, tự cấp tự túc. Chưa hình thành nên các vùng
chuyên canh sản xuất hàng hoá, chưa khai thác hết được thế mạnh, tiềm năng của
huyện. Về năng suất cây trồng, nhất là năng suất lúa có tăng nhanh từ 23,3
tạ/ha/vụ năm 1994, lên đến 32,15 tạ/ha/vụ năm 2002. Đây là kết quả của việc đưa
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng như: đưa giống mới vào sản xuất, nâng
cao trình độ thâm canh, hệ thống kênh mương được tu sửa, nâng cấp.
- Về chăn nuôi.
Hiện nay, chăn nuôi đã được quan tâm đến năng suất, sản lượng, chủng loại,
chất lượng đàn lợn, trâu, bò, gia cầm và phần nào đã đáp ứng được nhu cầu về sức
kéo và sản phẩm cho xã hội.
Bảng 3: Đàn gia súc.
Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.


Chỉ tiêu

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

Đàn lợn

7800

9560

11057

8800


8970

9185

9950

11600

12882

Đàn trâu

1500

1413

1384

1405

1147

1562

1725

1860

2052


Đàn bò

200

312

393

330

372

392

557

490

561

71810

70000

81200

70880

Gia cầm 10500 28762 41690 62000 63830


Qua bảng trên ta thấy, đàn trâu, bò, lợn, gia cầm đều có xu hướng tăng lên
nhanh về số lượng. Chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá trong phát triển
kinh tế đặc biệt là kinh tế hộ. Trong chăn nuôi ngày càng đa dạng về chủng loại, đã
đưa giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt vào thay thế cho đàn gia súc, gia
cầm giống địa phương đã bị thoái hoá, như giống lợn siêu lạc, già, vịt siêu trứng,
siêu thịt .. Đây là định hướng giúp cho các hộ nông dân có thêm thu nhập từ chăn
nuôi, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
* Về lâm nghiệp.
Trong một thời gian dài, do việc khai thác rừng tự nhiên một cách bừa bãi,
làm cho rừng tư nhiên bị cạn kiệt, việc trồng rừng, tu bổ, tái tạo rừng không đủ bù
đắp, dẫn đến rừng chỉ còn cây bụi, đồi trọc nhiều, diện tích rừng giảm nhanh gây
hậu quả xấu cho môi trường sinh thái. Hiện nay, còn 10.108,06 ha đất trống, đồi
núi trọc chưa được đầu tư trồng rừng. Để thực hiện tốt chương trình phủ xanh đất
trống, đồi trọc, khai thác có hiệu quả đất rừng, Huyện uỷ, UBND huyện đã có các
biện pháp, chủ trương đầu tư vốn cho trồng rừng như dự án 773, 327, 661, đối ứng
ngành than, chương trình xoá đói giảm nghèo. Kết quả đến nay diện tích trồng
rừng hàng năm tăng từ 200 - 300 ha, với chủng loại cây lấy gỗ, cây lấy nhựa.
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong ngành lâm nghiệp, đến nay, một số diện
tích đất lâm nghiệp được chuyển sang trồng cây ăn quả, xuất hiện một số mô hình
trang trại như: nông- lâm kết hợp, nông - lâm - ngư nghiệp. Đất vườn tạp ở nông
thôn đã được cải tạo, đưa các giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế thay thế loại
cây không có hiệu quả kinh tế. Đến nay, toàn huyện đã trồng được trên 350 ha cây
ăn quả. Hàng năm diện tích rừng được giao cho các chủ quản lý tăng lên từ 100 200 ha.
Sự chuyển dịch cơ cấu lâm nghiệp diễn ra chậm với diện tích nhỏ, cơ cấu
giống chưa thể hiện rõ nét, vẫn chỉ trồng cây bạch đàn là chủ yếu. Chưa tìm ra
được giống cây lâm nghiệp thích hợp với vùng đất của huyện. Công tác bảo vệ
rừng, phòng chống cháy rừng chưa triệt để, dẫn đến tình trạng khai thác chưa đúng
quy trình kỹ thuật của các chủ rừng, khai thác trộm tài nguyên rừng vẫn xảy ra.
Tốc độ phủ xanh đất trống, đồi trọc còn chậm . Đây là những vấn đề cấp bách cần

phải tìm hướng giải quyết.
Tóm lại: Qua việc xem xét thực trạng cơ cấu kinh tế - xã hội, huyện Vân
Đồn có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá. Sự
Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.

nghiệp y tế, văn hoá, xã hội được quan tâm, đầu tư phát triển nhờ thành tựu khoa
học - công nghệ được ứng dụng triển khai rộng rãi vào sản xuất và đời sống xã hội.
Năng lực sản xuất xã hội được giải phóng, các thành phần kinh tế ra sức đầu tư
tiền vốn phát triển sản xuất, với ngành nghề đa dạng, phong phú và đang tỏ ra
thích ứng với cơ chế thị trường. Những yếu tố này đã làm cho bộ mặt nông nghiệp,
nông thôn biến đổi nhanh chóng. Ngày nay, nông nghiệp, nông thôn không chỉ là
nơi sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp mà còn sản xuất ra những sản phẩm
công nghiệp và cung cấp những sản phẩm của ngành dịch vụ.
Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo, kinh tế chưa thoát khỏi nền kinh tế tự
nhiên, tự cấp, tự túc, thuần nông, sản phẩm hàng hoá chưa nhiều. Để thực hiện
CNH - HĐH nền kinh tế, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là vấn đề
cấp bách, cấp thiết. Trong lĩnh vực ngư - nông - lâm nghiệp, mô hình kinh tế hộ
với tư cách là một chủ thể kinh tế độc lập, đó là động lực lớn, là hạt nhân cơ bản
thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế nói
chung. Để quá trình chuyển dịch diễn ra nhanh và có hiệu quả, cần tác động vào
mô hình kinh tế hộ bằng những cơ chế, chính sách và điều kiện nhất định để
khuyến khích, khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn và tính năng động
của các chủ thể hộ nông dân.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH là vấn đề
rất phức tạp, rộng lớn, do đó không thể làm độc lập, riêng lẻ mà phải nằm trong
khối thống nhất với công nghiệp, thương mại - dịch vụ, phải có sự kết hợp, tạo ra
sự tác động tương hỗ tổng lực. Phải đặt chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung của huyện một cách hợp lý, cùng
với những biện pháp tổng hợp nhằm tạo ra sự phát triển cơ sở hạ tầng như: điện,
đường, trường, trạm, thông tin liên lạc, công trình thuỷ lợi ... đến những chính sách
và giải pháp thiết thực, nhằm tạo ra sự phát triển toàn diện trong nông nghiệp,
nông thôn.

PhầnIII
PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THÚC
ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG CNH - HĐH Ở VÂN ĐỒN TRONG THỜI GIAN TỚI .
I. PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN.

1. Quan điểm và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
huyện Vân Đồn.
1.1 Quan điển chung.

Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

Thực chất CNH - HĐH ở nước ta hiện nay là việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế với đổi mới công nghệ, nhằm khai có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng
vùng, từng địa phương và của cả nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh về nội dung
CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn: " Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp và
nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu
cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành,
nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa
nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến

trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích; tăng
năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng
thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các
nông sản chủ lực trên thị trường thế giới.
Chú trọng điện khí hoá, cơ giới hoá ở nông thôn. Phát triển công nghiệp chế
biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công
và dịch vụ; liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ tên từng địa bàn và trong
cả nước.
Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn. Quy
hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ đất, nguồn nước,vốn, rừng
gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch các khu dân cư, phát triển các thị trấn, thị
tứ, các điểm văn hoá ở làng xã; nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, xây
dựng cuộc sống dân chủ, công bằng, văn minh ở nông thôn".
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH - HĐH. Huyện Vân Đồn vận dụng
đúng đắn và sáng tạo xây dựng mô hình, hoạch định mục tiêu, phương hướng,
chương trình, giải pháp và có bước đi thích hợp với khả năng và điều kiện kinh tế xã hội. Trong thời gian tới, cơ cấu kinh tế vẫn được xác định "Tiếp tục cụ thể hoá
phát triển kinh tế biển đảo. Cơ cấu kinh tế: Ngư nghiệp, du lịch - dịch vụ biển,
công nghiệp (khai thác và chế biến), nông- lâm nghiệp. Trong đó, ngư nghiệp là
ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung xây dựng đầu tư vào kinh tế mũi nhọn, từng
bước phát triển theo hướng CNH - HĐH, nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của
huyện đảo".
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này là tiếp nối ở mức độ
cao hơn trong tổng thể sự phát triển kinh tế- xã hội những năm vừa qua.
Vấn đề cốt lõi là nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong phát triển
toàn diện ngư - nông - lâm nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, tăng
nhanh tỷ trọng của các ngành mũi nhọn trong nền kinh tế.
Trong thời gian tới cần xây dựng cơ sở chế biến nông sản tại huyện, tạo cơ
sở vững chắc để chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho giai đoạn tiếp theo.
1.2. Mục tiêu chung:


Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.

Xác định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
CNH - HĐH phải đạt được tăng trưởng nền kinh tế nhanh, có hiệu quả kinh tế cao
đi đôi với việc giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đảm bảo an ninh quốc
phòng, chống tụt hậu, xây dựng huyện Vân Đồn giàu mạnh với cơ cấu kinh tế: ngư
nghiệp, du lịch - dịch vụ biển , công nghiệp (khai thác và chế biến), nông - lâm
nghiệp tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
2.3 Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu sau:
- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm:11-12%.
- Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp từ:7-8%
- Giá trị tổng sản lượng ngư nghiệp tăng từ: 10-12%
Chủ động và khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của địa
phương, tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, Trung ương và cáctổ chức quốc tế, đẩy
nhanh tốc độ phát triển phấn đấu có 30% số hộ khá và giàu, giảm 5% số hộ nghèo
đói hàng năm. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 7,6 - 9,3 triệu
đồng/người/năm vào năm 2010, gấp 3,1-3,8 lần so với năm 1997, trên cơ sở đó
thu hẹp dần khoảng cánh chênh lệch so với mức GDP bình quân toàn tỉnh .
Ứng dụng triển khai những thành tựu của khoa học - công nghệ vào sản
xuất, tập trung vào lĩnh vực ngư - nông - lâm nghiệp, đảm bảo cho sản xuất phát
triển vững chắc, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến,
tiểu thủ công nghệp, dịch vụ du lịch để tạo việc làm cho người lao động. Tiếp tục
quy hoạch các vùng lúa, cây ăn qủa, vùng rau. Coi trọng các giống lúa ngắn ngày
năng suất cao, chất lượng tốt, tạo điều kiện cho việc tăng vụ, tăng sản lượng lương
thực bình quân đầu người, khắc phục tình trạng độc canh, từng bước tiếp thu ứng

dụng các công nghệ chế biến sau thu hoạch, làm tăng giá trị sản phẩm, tạo việc
làm, tăng thu nhập cho người lao động trong khu vực nông nghiệp.
2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .
Để có hiệu quả sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp ngày càng cao, không có
con đường nào khác là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, thay những loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng thấp
bằng những loại cây trồng, vật nuôi có giá trị lớn, xoá bỏ thế độc canh, sản xuất
nhỏ manh mún. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng CNH - HĐH.

* Về ngư nghiệp:
Phương hướng chủ yếu phát triển ngư nghiệp của Vân Đồn trong thời gian
tới là tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh của kinh tế biển
đảo (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản), phát triển đa dạng, bền vững theo hướng sản
Footer Page 24 of 126.


Header Page 25 of 126.

xuất hàng hoá, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm ngư nghiệp, gắn với công nghiệp
chế biến và dịch vụ nông thôn, phù hợp với sinh thái của từng vùng đảo.
- Phát triển ngành ngư nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền
kinh tế của huyện. GDP ngư nghiệp tăng lên khoảng 74,8- 90,2 tỷ đồng vào năm
2010, chiếm 23,5-24% GDP kinh tế huyện. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của
cả thời kỳ là: 18,5-19,6%/năm. Tăng khả năng tích luỹ và thu ngân sách cho kinh
tế huyện, tạo nguồn xuất khẩu lớn, phục vụ du lịch - dịch vụ tại chỗ, cải thiện,
nâng cao đời sống dân cư huyện đảo.
- Chuyển dịch cơ cấu nghề cá theo hướng đẩy mạnh khai thác tuyến khơi,
phát triển nuôi trồng thuỷ sản có giá tri kinh tế cao và chế biến xuất khẩu.
- Đầu tư tăng số lượng, chất lượng tàu thuyền và các phương tiện khai thác

đánh bắt theo chương trình đánh bắt xa bờ, đồng thời với việc hiện đại hoá trang
thiết bị, công nghệ - kỹ thuật nghề cá, nhất là tăng cường kỹ thuật sơ chế và bảo
quản sản phẩm cho lực lượng đánh bắt xa bờ. Số phương tiện đánh bắt tăng từ 837
tàu thuyền (năm 2002) lên 970 tàu thuyền có công suất từ 12 CV trở lên vào năm
2010, trong đó xây dựng đội tàu thuyền khoảng 80 - 90 tàu công suất lớn từ 90 350 CV/chiếc, để mở rộng khai thác vùng biển khơi kết hợp với bảo vệ an ninh
quốc phòng trên biển. Tổ chức tốt hơn khâu dịch vụ trên biển và đảo (phân loại,
bảo quản, chế biến). Phối hợp đồng bộ giữa tàu đánh cá và tàu cung cấp dịch vụ
ngoài khơi. Chủ yếu phát triển một số loại nghề chính: lưới kéo, rê các loại, lưới
dầm khơi cá đáy, vó đèn, vây câu và chài mực... Đồng thời có chính sách phù hợp
tạo thuận lợi cho ngư dân vay vốn đóng tàu thuyền, củng cố và phát triển các nghề
khai thác hải sản ven bờ.
- Nuôi trồng thuỷ sản là một thế mạnh, tiềm năng của huyện cần được ưu
tiên phát triển từng loại hình cho phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. Đến
năm 2010, đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng khoảng 3.000 - 4.000 ha bãi bồi,
bãi triều ven biển quanh đảo Cái Bầu và các đảo... để nuôi trồng thuỷ sản (tôm,
cua, nhuyễn thể, trai ngọc...). Từng bước chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán
thâm canh, chú trọng phát triển các hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh
đối với một số loại có giá trị kinh tế cao như: tôm sú... với quy mô phù hợp và
nuôi cá lồng bè trên biển (xã Bản Sen, Thắng Lợi), đầu tư nuôi cấy ngọc trai xuất
khẩu ở vịnh Bái Tử Long (cấy nuôi 5 triệu viên/năm, tỷ lệ thu hoạch 10 - 20%),
bảo vệ và nuôi bào ngư, khoanh nuôi nhuyễn thể sò, ngán, ngao, sá sùng trên bãi
triều ven biển (xã Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, đảo Cái Bầu). Đi đôi với
nuôi trồng, có biện pháp bảo vệ và ngăn chặn khai thác quá mức các loại đặc sản
để phát triển lâu dài.
- Phát triển các hình thức chế biến nội địa, đổi mới công nghệ chế biến thuỷ
sản gắn với tổ chức hợp lý thu mua, bảo quản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã
hội. Đầu tư mở rộng và hiện đại hoá của xí nghiệp chế biến thuỷ sản Cái Rồng, đa
dạng hoá các mặt hàng hải sản chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến,
tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tận dụng các loại cá
tạp và phụ phẩm trong chế biến để sản xuất bột cá và thức ăn cho chăn nuôi.

Footer Page 25 of 126.


×