Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Đồ án quy hoạch hệ thống mạng lưới giao thông Đại Học quốc Gia HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 111 trang )

Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp, em được sự hướng dẫn tận tình của quý
thầy cô trong bộ môn quy hoạch giao thông trường đại học GTVT thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh trách nhiệm của một người hướng dẫn về chuyên ngành, thầy cô còn chia sẻ
những kinh nghiệm, những khó khăn trong toàn bộ quá trình thực hiện đồ án.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Bá Hoàng, người đã trực tiếp hướng dẫn
em trong quá trình thực hiện đồ án. Ngoài kiến thức về chuyên ngành, thầy còn truyền đạt
kinh nghiệm thực tế cũng như nhắc nhở, sữa chữa những khuyết điểm của em, điều đó đã
giúp em hoàn thiện đồ án của mình.
Trong quá trình thực hiện đồ án, với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, chắc
chắn em sẽ có những thiếu sót, kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để em khắc phục
và thực hiện tốt hơn trong công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện

Võ Nhật Luân

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 1


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

MỤC LỤC


CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU
ĐÔ THỊ ĐHQG-HCM
I.1 Tổng quan về ĐHQG-HCM...................................................................................5
I.1.1 Quyết định thành lập ĐHQG-HCM.................................................................5
I.1.2 Các văn bản pháp lý có liên quan.....................................................................6
I.1.3 Quy mô.............................................................................................................7
I.1.4 Cơ sở vật chất...................................................................................................7
I.2 Sự cần thiết quy hoạch mạng lưới giao thông cho khu đô thị ĐHQG-HCM.....8
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KT – XH CỦA KHU VỰC QUY HOẠCH
II.1 Đặc điểm tự nhiên..................................................................................................9
II.1.1 Vị trí địa lý của khu vực quy hoạch................................................................9
II.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn..............................................................9
II.1.2.1 Địa hình...........................................................................................10
II.1.2.2 Địa chất............................................................................................10
II.1.2.3 Thủy văn..........................................................................................12
II.1.2.4 Điều kiện khí hậu.............................................................................12
II.2 Đặc điểm KT-XH và hiện trạng mạng lưới giao thông khu vực quy hoạch...13
II.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................................13
II.2.2 Hiện trạng dân cư và sử dụng đất...................................................................13
II.2.3 Hiện trạng mạng lưới giao thông khu vực quy hoạch....................................14
II.2.3.1 Giao thông đối ngoại.........................................................................14
II.2.3.2 Giao thông nội bộ..............................................................................14
II.2.3.3 Hiện trạng giao thông công cộng......................................................15
II.2.4 Đánh giá chung về điều kiện phát triển giao thông tại khu vực nghiên cứu. .15
CHƯƠNG III: QUY HOẠCH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
III.1 Cơ sở lập quy hoạch............................................................................................16
III.1.1 Chức năng......................................................................................................16
III.1.2 Các căn cứ pháp lý........................................................................................16

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037


Trang 2


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

III.1.3 Các tiêu chuẩn áp dụng.................................................................................16
III.1.4 Các đơn vị và quy mô ĐHQG đến năm 2020...............................................17
III.2 Quy hoạch cơ cấu sử dụng đất phương án 1.....................................................18
III.3 Quy hoạch cơ cấu sử dụng đất phương án 2.....................................................21
III.4 So sánh, lựa chọn phương án..............................................................................23
CHƯƠNG IV: QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
IV.1 Cơ sở lý thuyết của các mô hình quy hoạch giao thông...................................25
IV.1.1 Tổng quan......................................................................................................25
IV.1.2 Mô hình trực tiếp ..........................................................................................25
IV.1.3 Mô hình 4 bước.............................................................................................26
IV.1.3.1 Bước 1 xác định nhu cầu vận tải......................................................28
IV.1.3.2 Bước 2 phân bổ chuyến đi...............................................................30
IV.1.3.3 Bước 3 phân chia phương tiện giao thông.......................................33
IV.1.3.4 Bước 4 phân chia lưu lượng trên toàn mạng lưới............................35
IV.2 Xác định khu vực nghiên cứu.............................................................................36
IV.3 Phân vùng khu vực nghiên cứu..........................................................................39
IV.4 Thu thập số liệu....................................................................................................41
IV.5 Dự báo nhu cầu đi lại...........................................................................................42
IV.6 phân bổ nhu cầu đi lại.........................................................................................43
IV.6.1 Xác định số chuyến đi nội vùng....................................................................46
IV.6.2 Xác định số chuyến đi liên vùng...................................................................50
IV.7 Phân chia phương tiện giao thông......................................................................85

IV.8 Phân chia lưu lượng trên toàn mạng lưới..........................................................87
IV.9 Đánh giá mạng lưới đường..................................................................................99
IV.9.1 Xác định lưu lượng giao thông trong giờ cao điểm......................................99
IV.9.2 Tính số làn xe cần thiết...............................................................................101
IV.9.3 Bề rộng mỗi làn xe......................................................................................103
IV.9.4 Đề xuất các phương án hoàn thiện mạng lưới đường.................................104
IV.9.4.1 Phương án 1.................................................................................104

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 3


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

IV.9.4.2 Phương án 2.................................................................................105
CHƯƠNG V: QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG CÔNG CỘNG VÀ KẾT
NỐI GIAO THÔNG NGOẠI VÙNG
V.1 Hiện trạng giao thông công cộng........................................................................107
V.2 Quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng.....................................................107
V.2.1 Phương án 1..................................................................................................108
V.2.2 Phương án 2..................................................................................................109
V.2.3 So sánh lựa chọn phương án.........................................................................109
V.3 Kết nối giao thông ngoại vùng............................................................................110
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037


Trang 4


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU
ĐÔ THỊ ĐHQG-HCM
I.1 Tổng quan về ĐHQG-HCM:
I.1.1 Quyết định thành lập ĐHQG-HCM:
Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) được thành lập ngày
27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường
đại học (trường ĐH Tổng Hợp TPHCM, trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM, trường
ĐH Bách Khoa TPHCM, trường ĐH Nông Lâm TPHCM, trường ĐH Kinh tế TPHCM,
trường ĐH Tài Chính Kế Toán TPHCM, trường ĐH Sư Phạm TPHCM, trường ĐH Kiến
Trúc TPHCM, Phân hiệu ĐH Luật TPHCM) lại thành 8 trường đại học thành viên và
chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 02 năm 1996.
Năm 2001, ĐHQG-HCM được tổ chức lại theo quyết định số 15/2001/QĐ-TT
ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, có quy chế tổ chức và hoạt động
riêng. Theo đó, ĐHQG-HCM là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu
khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm
nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng theo quyết định đó, một số trường thành viên trước đây của ĐHQG-HCM
tách ra độc lập và chỉ trực thuộc Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Hiện nay, ĐHQG-HCM còn 6
trường ĐH và 1 khoa trực thuộc: Trường ĐH Bách Khoa, Trường ĐH Khoa Học Tự
Nhiên, Trường ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Trường ĐH Quốc Tế, Trường ĐH
Công Nghệ Thông Tin, Trường ĐH Kinh Tế-Luật, Khoa Y.
ĐHQG-HCM không ngừng nghiên cứu cải tiến nội dung chương trình đào tạo,
phương pháp giảng dạy, đầu tư xây dựng đội ngũ, phát triển cơ sở vật chất nhằm mục đích

nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm được đảng và nhà nước
giao phó.
Hiện ĐHQG-HCM đang được xây dựng trên diện tích 643,7 ha tại khu quy hoạch
Thủ Đức – Dĩ An theo mô hình một đô thị khoa học hiện đại. Cơ quan hành chính của
ĐHQG-HCM đặt tại phường Linh Trung - Thủ Đức.
Với vị trí và vai trò quan trọng hàng đầu trong mạng lưới các trường đại học và
cao đẳng phía nam và cả nước, việc quy hoạch và xây dựng khu đô thị ĐHQG-HCM theo
mô hình Đô thị khoa học hiện đại, cần được nghiên cứu hoàn chỉnh, thực hiện đúng định
hướng quy hoạch theo từng giai đoạn đầu tư, đảm bảo đủ cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu
đào tạo, nghiên cứu trước mắt và phát triển lâu dài.

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 5


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

I.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan:
- Quyết định số 72/TTg ngày 27/1/1995 của thủ tướng chính phủ về địa điểm
ĐHQG-HCM.
- Công văn số 1475/KNT ngày 03/04/1996 của văn phòng chính phủ về việc xác
định mốc giới khu đất ĐHQG-HCM.
- Quyết định số 1069/1997/QĐ-TTg Ngày 11/12/1997 của thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch chung ĐHQG-HCM.
- Quyết định số 836/QĐ-TTg ngày 15/9/1998 của thủ tướng chính phủ về việc giao
đất để xây dựng ĐHQG-HCM.

- Quyết định số 154/2001/QĐ-TTg ngày 10/10/2001 của thủ tướng chính phủ phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch chung ĐHQG-HCM.
- Công văn số 774/CP-KG ngày 24/08/2001 của thủ tướng chính phủ về việc điều
chỉnh quy hoạch đất ĐHQG-HCM.
- Công văn số 55/VCP-KG ngày 04/01/2001 của văn phòng chính phủ về việc quy
hoạch đất của ĐHQG-HCM.
- Công văn số 3533/UB.SX ngày 12/09/2002 của UBND tỉnh Bình Dương về việc
xây dựng phương án đền bù khu quy hoạch ĐHQG-HCM.
- Quyết định số 1237/2002/QĐ.UB ngày 08/10/2002 của UBND huyện Dĩ An về
việc thành lập hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng công trình xây dựng ĐHQG-HCM.
- Quyết định số 1509/QĐ.CT ngày 15/06/2003 của UBND huyện Dĩ An về việc
thay đổi, bổ sung thành viên trong hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng dự án xây dựng
ĐHQG-HCM.
- Quyết định số 1717/QĐ-CT ngày 05/08/2003 của UBND huyện Dĩ An về việc bổ
sung tổ chuyên viên giúp việc hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng dự án xây dựng
ĐHQG-HCM.
- Công văn số 1158/UB.SX ngày 25/03/2003 của UBND tỉnh Bình Dương về việc
hướng dẫn chủ trương đền bù di dời các doanh nghiệp trong khu quy hoạch của ĐHQGHCM.
- Quyết định số 1969/QĐ-CT ngày 02/06/2003 của UBND tỉnh Bình Dương về
việc ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất đối với công
trình xây dựng ĐHQG-HCM trên địa bàn xã Đông Hòa và xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh
Bình Dương.
- Quyết định số 22/2003/QĐ-UB của UBND Tp.Hồ Chí Minh về việc thành lập ban
chỉ đạo giải phóng mặt bằng và an ninh trật tự khu quy hoạch xây dựng ĐHQG-HCM.

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 6



Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

- Quyết định số 660/QĐ-TTg ngày 17/06/2003 của thủ tướng chính phủ về việc phê
duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 ĐHQG-HCM.
- Quyết định số 4653/QĐ-CT ngày 13/11/2003 của UBND tỉnh Bình Dương về
việc thu hồi 283,852ha đất của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đang quản lý tại xã
Đông Hòa, xã Bình An huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương giao cho ĐHQG-HCM để tiến hành
bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy hoạch chi tiết.
I.1.3 Quy mô:
Hiện nay, quy mô đào tạo chính qui (bao gồm các chương trình đại học và sau đại
học) của Đại Học Quốc Gia Tp.HCM là 35.391 sinh viên với: 120 ngành đào tạo bậc đại
học, 91 ngành đào tạo bậc thạc sĩ, 91 ngành đào tạo bậc tiến sĩ. Các lĩnh vực đào tạo của
Đại Học Quốc Gia Tp.HCM trải rộng trong nhiều ngành, bao gồm: kỹ thuật, công nghệ,
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các ngành nhân văn và khoa học kinh tế.
Đại Học Quốc Gia TP.HCM có tổng cộng 2.869 giảng viên và nhân viên, trong đó
có 2.020 người tham gia công tác giảng dạy (1.265 người có trình độ sau đại học, 190
người có chức danh giáo sư và phó giáo sư, 470 tiến sĩ và 795 thạc sĩ).
I.1.4 Cơ sở vật chất:
Cơ quan hành chính của Đại Học Quốc Gia Tp.HCM hiện nay được đặt tại thành
phố Hồ Chí Minh – trung tâm văn hóa thương mại và công nghiệp lớn và năng động nhất
khu vực phía nam cũng như của cả nước. Khu nhà điều hành của ĐHQG TP.HCM đang
tọa lạc tại Khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức.

Khu nhà điều hành ĐHQG TP.HCM

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 7



Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

ĐHQG TP.HCM hiện nay đang xúc tiến xây dựng cơ sở mới tại khu quy hoạch
Thủ Đức (Tp.HCM) và huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương) trên diện tích rộng 643,7 ha theo
mô hình một đô thị khoa học hiện đại.
I.2 Sự cần thiết quy hoạch mạng lưới giao thông khu đô thị ĐHQG-HCM:
Đại học Quốc Gia Tp.HCM là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên
cứu khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm
nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Với vị trí và vai trò quan trọng hàng đầu trong mạng lưới các trường đại học và cao
đẳng phía Nam và cả nước, việc quy hoạch mạng lưới giao thông cho khu đô thị ĐHQGHCM là vấn đề mang tính cấp bách, nhằm giải quyết nhu cầu giao thông cho sinh viên và
cán bộ sống và làm việc trong khu đô thị này, cũng như giải quyết nhu cầu giao thông đối
ngoại khi tuyến metro số 1 và bến xe miền đông xây dựng và đưa vào sử dụng trong tương
lai.
Trên cơ sở đó, việc tiến hành đồ án:”Quy hoạch mạng lưới giao thông khu đô thị
đại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh” là một việc làm hết sức cần thiết nhằm thực hiện điều
chỉnh hệ thống giao thông, cụ thể hoá và chính xác hóa phân khu chức năng và hoàn chỉnh
quy hoạch cơ cấu sử dụng đất cho khu đô thị ĐHQG-HCM. Đồng thời đề xuất các giải
pháp quy hoạch mạng lưới giao thông hợp lý, đưa ĐHQG – TP.HCM tương xứng với vị trí
và vai trò hàng đầu trong mạng lưới các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, sánh ngang
tầm với các nước trong khu vực và quốc tế.

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 8



Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KT – XH CỦA KHU VỰC QUY HOẠCH
II.1 Đặc điểm tự nhiên:
II.1.1 Vị trí địa lý của khu vực quy hoạch:
Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG – TP.HCM) có vị trí
nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có tổng diện tích
đất là 643,7 ha; thuộc huyện Dĩ An (xã Đông Hòa và Bình An) - tỉnh Bình
Dương và quận Thủ Đức (phường Linh Trung và Linh Xuân) - TPHCM.
-

Phía Bắc: giáp các xã Bình An và xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình
Dương.

-

Phía Nam: giáp đường Xuyên Á (hay còn gọi là xa lộ Trường Sơn, xa lộ Đại
Hàn cũ) và một phần trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM, trường Đại Học
Thể Dục Thể Thao TWII.

-

Phía Đông: giáp viện Công Nghệ Sinh Học và Sinh Học Nhiệt Đới thuộc Trung
Tâm KHCN Quốc Gia, xa lộ Hà Nội (quốc lộ 1A), trường Đại Học An Ninh và
một phần khu dân cư xã Bình An.

-


Phía Tây: giáp phường Linh Xuân, quận Thủ Đức Tp. HCM

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 9


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

II.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn:
II.1.2.1 Địa hình:
Theo tài liệu khảo sát địa hình do Ban QLDA XD Đại Học Quốc Gia cung cấp,
khu vực quy hoạch là một vùng gò đồi, dốc thoải, cao độ trung bình thay đổ trong khoảng
(+7.20) ÷ (+35.50) theo cao độ chuẩn Hòn Dấu. Khu vực trung tâm và vùng lân cận có địa
hình cao (24÷35m), từ khu vực trung tâm địa hình dốc về hai hướng, phía đông là khu
đồng ruộng, cao độ thấp trong khoảng 10÷16m, phía tây cũng là khu vực đồng ruộng, cao
độ trong khoảng 7÷13m. Khu vực phía bắc trong khoảng 1/4 diện tích đất là khu vực đang
khai thác mỏ đá xây dựng nên có địa hình phức tạp, đặc biệt có những hầm đá sâu từ 20m
đến 30m so với mặt đất xung quanh.
II.1.2.2 Địa chất:
Địa chất trong khu vực lấy theo tài liệu địa chất do Ban Quản Lý Dự Án Xây
Dựng Đại Học Quốc Gia cung cấp. Theo tài liệu địa chất này, khu vực là vùng đất vàng đỏ
phát triển trên phù sa cổ trầm tích lục địa, các lớp địa chất từ trên xuống dưới được tổng
hợp mô tả một cách khái quát như sau:
 Lớp đất thứ 1:
Trên mặt là lớp đất cát lẩn đá dăm, đất đỏ và đá xanh.
Bên dưới là lớp cát mịn lẫn bột - trạng thái chặt vừa.

Bề dày lớp đất số 1 dày 0.5m.
 Lớp đất thứ 2:
Là lớp sét màu nâu vàng đốm xám, độ dẻo thấp - trạng thái dẻo dày 2.1m. Các tính
chất cơ lý đặc trưng như sau:
-

Độ ẩm

: W = 23.0%

-

Dung trọng tự nhiên

: γw = 1. 836 T/m³

-

Sức chịu nén đơn

: Qu = 0.267 k/cm²

-

Lực dính đơn vị

: C = 0,085 T/m²

-


Góc ma sát trong

: ϕ = 13o30'

 Lớp đất thứ 3:
Là lớp sét pha nhiều cát lẩn sỏi sạn màu xám trắng vận nâu vàng nhạt, độ dẻo trung
bình - trạng thái mềm, dẻo mềm gồm 02 lớp như sau:
* Lớp 3a: trạng thái mềm dày 2.9m. Các tính chất cơ lý đặc trưng như sau:
-

Độ ẩm

: W = 27.6%

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 10


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

-

Dung trọng tự nhiên

: γw = 1.834 T/m³

-


Dung trọng đẩy nổi

: γ' = 0.900 T/m³

-

Sức chịu nén đơn

: Qu = 0.312 k/cm²

-

Lực dính đơn vị

: C = 0.094 T/m²

-

Góc ma sát trong

: ϕ = 11o30'

* Lớp 3b: trạng thái dẻo mềm dày 2.1m, các tính chất cơ lý đặc trưng như sau:
-

Độ ẩm

: W = 23.1%


-

Dung trọng tự nhiên

: γw = 1.893 T/m³

-

Dung trọng đẩy nổi

: γ' = 0.963 T/m³

-

Sức chịu nén đơn

: Qu = 0.724 k/cm²

-

Lực dính đơn vị

: C = 0.115 T/m²

-

Góc ma sát trong

: ϕ = 14o00'


 Lớp đất thứ 4:
Là lớp cát hạt vừa đến mịn lẩn sỏi sạn màu xám trắng vân vàng nhạt, trạng thái chặt
vừa dày 5.0m, các tính chất cơ lý đặc trưng như sau:
-

Độ ẩm

: W = 21.4%

-

Dung trọng tự nhiên

: γw = 1.938 T/m³

-

Dung trọng đẩy nổi

: γ' = 0.997 T/m³

-

Sức chịu nén đơn

: Qu = 0.029 k/cm²

-

Góc ma sát trong


: ϕ = 29o45'

 Lớp đất thứ 5:
Là lớp sét lẩn bột và ít cát màu nâu đỏ đến nâu vàng nhạt vân xám trắng, độ dẻo
cao- trạng thái nửa cứng đến cứng gồm 02 lớp như sau:
Lớp 5a: trạng thái nửa cứng, dày 3.9m, các tính chất cơ lý đặc trưng như sau:
-

Độ ẩm

: W = 27.0%

-

Dung trọng tự nhiên

: γw = 1.949 T/m³

-

Dung trọng đẩy nổi

: γ' = 0.965 T/m³

-

Sức chịu nén đơn

: Qu = 2.355 k/cm²


-

Lực dính đơn vị

: C = 0.349 T/m²

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 11


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM
-

Góc ma sát trong

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

: ϕ = 15o15'

Lớp 5b: trạng thái cứng, dày 3.5m, các tính chất cơ lý đặc trưng như sau:
-

Độ ẩm

: W = 23.1%

-


Dung trọng tự nhiên

: γw = 2.035 T/m³

-

Dung trọng đẩy nổi

: γ' = 1.042 T/m³

-

Sức chịu nén đơn

: Qu = 3.055 k/cm²

-

Lực dính đơn vị

: C = 0.470 T/m²

-

Góc ma sát trong

: ϕ = 16o15'

II.1.2.3 Thủy văn:
Khu vực quy hoạch nằm độc lập với hệ thống sông rạch, nên không bị ảnh hưởng

một cách trực tiếp chế độ nhật triều. Mực nước ngầm tại khu vực này cũng khá thấp. Các
mực nước cao nhất và thấp nhất được thống kê trong bảng dưới đây:
TẦN SUẤT

1%

10%

25%

50%

75%

99%

Hmax

1.53

1.45

1.40

1.36

1.31

1.21


Hmin

-1.58

-1.93

-2.09

-2.23

-2.34

-2.50

Mực nước cao nhất và thấp nhất khu vực cầu Đồng Nai
(theo cao độ chuẩn Hòn Dấu).
Mực nước ngầm mùa khô sâu bình quân từ 11 đến 13m, mùa mưa sâu khoảng
4÷5m (so với mặt đất tự nhiên).
II.1.2.4. Điều kiện khí hậu:
 Nhiệt độ không khí:
-

Nhiệt độ không khí trung bình: 27oC

-

Nhiệt độ không khí cao nhất : 39oC

-


Nhiệt độ không khí thấp nhất : 15oC

 Độ ẩm không khí:
-

Độ ẩm trung bình hằng năm: 79.5%

-

Độ ẩm cao nhất (mùa mưa): 80÷86%

-

Độ ẩm thấp nhất (mùa khô): 68÷75%

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 12


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

 Lượng mưa:
-

Tổng lượng mưa bình quân năm :1979mm, tập trung từ tháng 5 đấn tháng 11.
chiếm 90% lượng mưa cả năm


-

Lượng bốc hơi trung bình năm

: 1399mm.

 Gió:
Trong vùng có 3 hướng gió chính:
- Gió Đông Nam: tốc độ trung bình 3÷4m/s, tập trung từ tháng 2 đến tháng 5
- Gió Tây Nam: tốc độ trung bình 3÷4m/s. tập trung từ tháng 6 đến tháng 10
- Gió Bắc: tốc độ trung bình 2.4÷3m/s. tập trung từ tháng 10 ÷ tháng 1 năm sau.
II.2 Đặc điểm KT-XH và hiện trạng mạng lưới giao thông khu vực quy hoạch:
II.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội:
Trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển đi lên của cả nước, thành
phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng không ngừng phát triển vì
vậy nhu cầu về giáo dục, đào tạo cũng ngày một tăng cao, đặc biệt là đào tạo ở bậc cao
đẳng, đại học và trên đại học.
Nền kinh tế năng động của thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía
nam làm nảy sinh nhu cầu về việc cung ứng một lực lượng lớn cán bộ kỹ thuật có trình độ
cao và một đội ngũ các nhà khoa học có khả năng sáng tạo.
ĐHQG-HCM là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa
học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt
cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, mức sống của người dân được nâng lên cũng làm nảy sinh nhu cầu
học tập nâng cao trình độ.
II.2.2 Hiện trạng dân cư và sử dụng đất:
Theo số liệu điều tra của Ban quản lý đất đai Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh,
trong khu quy hoạch có 30 đơn vị thuộc các cơ quan, trường học, nhà máy, xí nghiệp đang
hoạt động và 1.214 hộ dân với 4.733 người đang sinh sống.


1

Đất nông nghiệp

223,8

34,8

2

Đất thổ cư

27,0

4,2

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 13


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

3

Đất cơ quan, xí nghiệp

73,7


11,5

4

Đất hoang

102,7

16,0

5

Đất nghĩa địa

1,5

0,2

6

Đất khai thác đá

215,0

33,3

643,7

100.00


Tổng cộng

Cũng theo số liệu điều tra trên, khu vực nghiên cứu có phạm vi 643,7ha thuộc địa
phận TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, hiện trạng cơ cấu sử dụng đất được thống kê
như sau:
II.2.3 Hiện trạng mạng lưới giao thông:
II.2.3.1 Giao thông đối ngoại:
Có 2 tuyến đại lộ lớn tiếp giáp cạnh khu vực nghiên cứu hiện đi qua với tổng chiều
dài 4,1km, kết cấu đường bê tông nhựa đang được nâng cấp cải tạo, có lộ giới như sau :
- Đại lộ Hà Nội có lộ giới là 120m, với lề đường mỗi bên 6m, lòng đường 38m trong
đó có dãy ngăn cách 2m, hai đường xe nội bộ hai bên 8m và hai dãy cây xanh cách ly về
phía Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh là 37m và phía đối diện là 17m.
- Đại lộ Xuyên Á (Xa lộ Đại Hàn) có lộ giới là 120m, với lề đường mỗi bên 6m, lòng
đường 64m trong đó có dãy ngăn cách 4m, hai đường xe nội bộ hai bên 8m và hai dãy cây
xanh cách ly là 14m.
Tuyến đường trung tâm và hai tuyến đường trục nối kết giao thông đối ngoại với
mạng giao thông nội bộ trong ĐHQG.
II.2.3.2 Giao thông nội bộ:
Trong khu đất quy hoạch còn có một số tuyến đường đất, đường nhựa nhỏ và đã
xuống cấp với tổng chiều dài khoảng 49km, bề rộng bình quân 3.8m. Đoạn đường vành đai
Đại Học Quốc Gia đã thực hiện thi công xây dựng cơ bản về tuyến với bề rộng bình quân
khoảng 3m, tuy nhiên dọc theo các tuyến đường này còn rất nhiều hộ dân sinh sống và
buôn bán, lấn chiếm lòng lề đường, gây cản trở giao thông và mất mỹ quan cho khu đô thị.
II.2.3.3 Hiện trạng giao thông công cộng:
Trong khu vực quy hoạch, do cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư phát triển mà cụ thể ở
đây là hạng mục giao thông, nên hệ thống giao thông công cộng cũng vì thế mà kém phát
triển. Với nhiều tuyến đường đất, đường nhựa nhỏ đã xuống cấp với tổng chiều dài
49km,bề rộng bình quân 3,8m như đã nói trên thì không thể đáp ứng cho hệ thống giao
thông công cộng mà chủ yếu là xe buýt hoạt động. Hiện tại, trong khu quy hoạch, có hai


SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 14


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

bến xe buýt tạm với một số ít tuyến xe buýt hoạt động từ khu đô thị về trung tâm thành phố
và ngược lại như: tuyến số 8, 56,150…
Như vậy, có thể thấy với số tuyến xe buýt và số lượng xe buýt hạn chế như trên sẽ
không đáp ứng đủ nhu cầu cho sinh viên cũng như cán bộ viên chức sống và làm việc trong
khu đô thị. Đòi hỏi phải có quy hoạch hợp lý hệ thống giao thông công cộng mới có thể
giải quyết được bài toán giao thông trong khu đô thị này.
II.2.4 Đánh giá chung về điều kiện phát triển giao thông tại khu vực quy
hoạch:
Khu đô thị Đại Học Quốc Gia Tp. HCM nằm về phía Đông của Tp.HCM, có vị trí
địa lý và điều kiện tự nhiên - khí hậu thuận lợi. Đặc biệt Đại Học Quốc Gia nằm tiếp giáp
với hai trục giao thông chính là xa lộ Hà Nội và đường Xuyên Á, đây là một lợi thế rất lớn
trong việc nối kết Đại Học Quốc Gia với trung tâm Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh Miền Đông,
các tỉnh Miền Tây Nam Bộ cũng như với tất cả các địa phương khác trong cả nước và các
nước lân cận. Mạng lưới giao thông trong khu vực tuy chưa được phát triển nhưng với vị
thế như đã nói trên hứa hẹn khu đô thị đại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh sẽ trở thành
trung tâm đào tạo nguồn nhân lực hiện đại bậc nhất trong cả nước. Bên cạnh đó, khi tuyến
metro số 1 và bến xe miền đông khởi công xây dựng và đi vào hoạt động trong tương lai sẽ
giải quyết được bài toán giao thông từ khu đô thị về trung tâm thành phố và ngược lại, giúp
cho hệ thống giao thông công cộng mà chủ yếu là xe buýt ngày càng phát triển mạnh nhằm
đáp ứng nhu cầu cho sinh viên và cán bộ viên chức trong khu đô thị này.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề cần phải giải quyết đó là tình trạng lấn chiếm
đất đai, xây dựng trái phép và khai thác vật liệu đã và đang diễn ra ngay trong khu quy
hoạch. Điều này càng cho thấy sự cần thiết phải sớm triển khai thực hiện quy hoạch cơ cấu
sử dụng đất và quy hoạch mạng lưới giao thông để tránh những hiện tượng trên tiếp tục lan
rộng.

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 15


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

CHƯƠNG III: QUY HOẠCH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
III.1 Cơ sở lập quy hoạch:
III.1.1 Chức năng:
Đây là khu đô thị loại II đặc thù có chức năng tổng hợp đào tạo đại học, sau đại
học, đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa học
công nghệ với quy mô 50.000 sinh viên và khoảng 18.500 cán bộ, công nhân viên và giảng
viên (tính đến năm 2020) học tập và làm việc, đảm bảo tính liên thông cao về khoa học kỹ
thuật, công nghệ và văn hóa xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của khu
vực và cả nước.
III.1.2 Các căn cứ pháp lý:
Căn cứ Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ về Đại học
Quốc gia.
Căn cứ Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về tồ chức lại Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ

về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia.
Căn cứ Quyết định số 154/2001/QĐ-TTg ngày 10/10/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ Công văn số 892/CP-KG ngày 29/07/2002 của Thủ tướng Chính phủ thông
qua Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
III.1.3 Tiêu chuẩn áp dụng:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (quyết định số 682/BXD-CSXD), quy hoạch xây
dựng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế-TCVN 4449-1987, trường Đại học - Tiêu chuẩn thiết kếTCVN 3981-1985, công trình thể dục thể thao-các sân thể thao-Tiêu chuẩn thiết kế-TCVN
4205-1986, nhà ở và công trình công cộng-Nguyên tắc cơ bản để thiết kế-TCVN 43191986, hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về Quản lý Quy hoạch Xây dựng Đô thị, tham
khảo một số tiêu chuẩn thiết kế trường đại học của nước ngoài.
III.1.4 Các đơn vị và quy mô của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020:
Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh được thành lập với các đơn vị sau:
-

Trung tâm điều hành

-

Các trường thành viên

-

Các viện, trung tâm nghiên cứu – triển khai khoa học công nghệ

-

Khu công nghệ phần mềm

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037


Trang 16


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

-

Các trung tâm dịch vụ công cộng, thể dục thể thao và giáo dục quốc phòng

-

Ký túc xá sinh viên và nhà công vụ.

-

Công viên khoa học

Theo quy mô dự kiến, đến năm 2020, khu đô thị ĐHQG-HCM sẽ có 50.000 sinh
viên và 18.500 cán bộ viên chức. Được tổng kết như sau:
STT

Phân khu

Sinh viên

Cán bộ công nhân viên

1


Trường ĐH KHTN và PTNK

11.000

500

2

Trường ĐH KHXH và NV

11.000

400

3

Trường ĐH Bách Khoa

10.000

600

4

Khoa kiến trúc - xây dựng

5.500

300


5

Khoa công nghệ thông tin

3.700

200

6

Khoa địa chất dầu khí

1.500

80

7

Khoa ngoại ngữ

2.400

120

8

Khoa giáo dục

1.700


80

9

Khoa kinh tế - luật

1.800

90

10

Trường ĐH Quốc tế

1.400

130

11

Trung tâm điều hành

2500

12

Trung tâm dịch vụ công cộng I

2300


13

Trung tâm dịch vụ công cộng II

1200

14

Khu công nghệ phần mềm

1500

15

Các viện nghiên cứu

1500

16

Trung tâm thể dục thể thao

2500

17

Trung tâm giáo dục quốc phòng

1500


18

Khu nhà công vụ

1500

19

Khu công viên khoa học

1500

Tổng cộng

50.000

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

18.500

Trang 17


Quy hoạch MLGT Khu đơ thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HỒNG

III.2 Quy hoạch cơ cấu sử dụng đất (phương án 1):
Tồn khu Đại Học Quốc Gia có diện tích 643.7ha, diện tích đất này được sử dụng

như sau:
Đất xây dựng khu học tập của các trường thành viên, khoa trực thuộc Đại Học
Quốc Gia và các viện nghiên cứu là 318.31ha, chiếm 49.45% tổng diện tích.
Khu cơng viên khoa học và cây xanh cách ly: 156.02 ha, chiếm 24.24% tổng diện
tích.
Khu nhà ở cơng vụ và ký túc xá sinh viên: 52.64ha, chiếm 8.18% tổng diện tích.
Đất dành cho đường giao thơng:82.61ha, chiếm 12.83% tổng diện tích.
Đất dự trữ: 34.13ha, chiếm 5.3% tổng diện tích
ĐIE
23 ÄN C
0 K AO
TH
5 V



M15

M14

ĐƯ
Ờ N
G

M13

M12
M11

M17


17

M16

29.1764Ha

20
M18

M10

5.0F 15.0%

125.4573Ha
1.0F 5.0%

M9

M23

M24

M8

18

21

28.0458Ha


M25

M7

16

8.4203Ha

M22

8.0F 15.0%

ĐI ĐỒ NG NAI

31.4423Ha
4.0F 15.0%

M6

XÃ THUẬ N AN

M19
18.9299Ha

LO
Ä 1A
)

04


M20

M5

M26

19

13.9377Ha

4.0F 15.0%

12.9887Ha

7.0F 15.0%

03
26.0580Ha
7.0F 15.0%

5.0F 20.0%

15

M3

35.2199Ha

13


M4

9.3503Ha

LO

21

06

6.1955Ha

XA

16

ÄH
À

NO
ÄI

7.0F 15.0%

(Q
UO
ÁC

M21


5.0F 15.0%

10

5.6009Ha

18

5.3947Ha

10.0F 15.0%

7.0F

11.6079Ha

15.0%

5.0F 20.0%

01

21
11.1849Ha

33.9771Ha

22


12

7.0F 15.0%

30.5670Ha

M2

14.7745Ha

12

10.0F 15.0%

07

M1

7.6755Ha
15.0%

ÄP TRU
NG

7.0F

XANH
TA

08

7.8867Ha

09
M27

02
23.0966Ha

CÂY

7.0F 15.0%

ĐI MIỀN TÂY

7.0F

Ä TRƯƠ

ØNG

(X A

12.1022Ha

14

5.1703Ha

LỘ ĐA
ÏI HA

ØN)

7.0F 15.0%

11

21
SƠ N

05
12.3838Ha

7.0F 15.0%
XA LO

15%

11.1087Ha

7.0F 15.0%

8.9713Ha

14

5.0F 15.0%

14.3738Ha
5.0F 15.0%


5

230 KV

4.210ha

QUẬN 9-TP.HCM
TÂN PHÚ
Q.THỦ ĐỨC-TP.HCM

ĐI Tp. HỒ CHÍ MINH

ĐI Tp. NHƠN TRẠCH

Bản đồ quy hoạch cơ cấu sử dụng đất (PA1)

SVTH: VÕ NHẬT LN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 18


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

Bảng cơ cấu sử dụng đất
STT

Khu chức năng


Diện tích(ha)

Tỷ lệ(%)

1

Các trường thành viên và khoa trực thuộc ĐHQG

160.4487

24.93

2

Các trung tâm và viện nghiên cứu

157.8570

24.52

3

Khu ký túc xá sinh viên

39.6537

6.16

4


Khu nhà công vụ

12.9887

2.02

5

Khu công viên khoa học

125.4573

19.49

6

Khu cây xanh cách ly

30.5670

4.75

7

Hệ thống giao thông và dãy cây xanh

82.6018

12.83


8

Khu đất dự trữ

34.1258

5.30

643.7

100

Tổng cộng
Bảng phân bố diện tích
STT

Phân khu

A

Các trường thành viên và khoa trực thuộc ĐHQG

1

Diện tích(ha)

Tỷ lệ(%)

160.4487


24.93

Trường ĐH KHTN và PTNK

33.9771

5.28

2

Trường ĐH KHXH và NV

23.0966

3.55

3

Trường ĐH Bách Khoa

26.0580

4.05

4

Khoa kiến trúc - xây dựng

18.9299


2.94

5

Khoa công nghệ thông tin

12.3838

1.92

6

Khoa địa chất dầu khí

13.9377

2.17

7

Khoa ngoại ngữ

7.6755

1.19

8

Khoa giáo dục


7.8867

1.23

9

Khoa kinh tế - luật

11.1087

1.73

10

Trường ĐH Quốc tế

5.3947

1.84

B

Các trung tâm, viện và các đơn vị khác

483.2513

75.07

11


Trung tâm điều hành

12.1022

1.88

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 19


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

12

Trung tâm dịch vụ công cộng I

14.7745

2.30

13

Trung tâm dịch vụ công cộng II

5.6009

0.87


14

Khu công nghệ phần mềm

23.3451

3.63

15

Các viện nghiên cứu

35.2199

5.47

Trung tâm thể dục thể thao I

31.4423

4.88

Trung tâm thể dục thể thao II

6.1955

0.96

16


17

Trung tâm giáo dục quốc phòng

29.1764

4.53

18

Khu kí túc xá

39.6537

6.16

19

Khu nhà công vụ

12.9887

2.02

20

Khu công viên khoa học

125.4573


19.49

21

Khu đất dự trữ

34.1258

5.30

22

Khu cây xanh cách ly

30.5670

4.75

23

Hệ thống giao thông và dãy cây xanh

82.6018

12.83

643.7

100


Tổng cộng

Như vậy trong khu đất sẽ hình thành các tiểu khu có diện tích từ khoảng hơn 50ha
đến khoảng 220ha. Mỗi tiểu khu này có chức năng riêng, và mỗi khu đều cần có hệ thống
giao thông phát triển nhằm phục vụ cho yêu cầu hoạt động của mình và nhằm liên kết với
các khu khác trong khu đô thị.

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 20


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

III.3 Quy hoạch cơ cấu sử dụng đất (phương án 2):

m14

m15

m13

m12
m11

m17


21

m16

m10
m18

20

21

m9
m23

20

20

m24

m8
®i ®ång nai

m22

20

m6

24


m19
m21 m20

04

22

m5

24

1A
)

18

m7

16

17

m4

06

19

22


03

xa


18

m26



18

24

15



i (q

c

m25

03

m3


18

01

24
21

15

01

10

0.8

m2

12

15

12
15

08
13

m1

22


01

25

27
02

16
26
®i miÒn t©y

07
09

m27

22
xa lé

tr­ê
ng

s¬n
(xl
®¹

14

05


11

p
i hµ
n)

14

14

11

28

25

®i t.p hå chÝ minh

®i t.p nh¬n tr¹ch

Bản đồ quy hoạch cơ cấu sử dụng đất (PA2)

Bảng cơ cấu sử dụng đất
STT

Khu chức năng

Diện tích(ha)


Tỷ lệ(%)

1

Các trường thành viên và khoa trực thuộc ĐHQG

138.7

21.6

2

Các trung tâm, viện

103.1

16.0

3

Khu kí túc xá sinh viên

62.1

9.6

4

Khu công nghệ phần mềm


20.9

3.2

5

Khu nhà công vụ

7.4

1.1

6

Khu công viên khoa học

74.4

11.6

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 21


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

7


Khu cây xanh cách ly

15.9

2.5

8

Hệ thống giao thông và dãy cây xanh

103

16.0

9

Khu đất dự trữ

41.7

6.5

10

Sông hồ

76.5

11.9


643.7

100

Tổng cộng
Bảng phân bố diện tích
STT

Phân khu

Diện tích(ha)

Tỷ lệ(%)

A

Các trường thành viên và khoa trực thuộc ĐHQG

138.7

21.6

1

Trường ĐH KHTN và PTNK

31.6

4.9


2

Trường ĐH KHXH và NV

21.1

3.3

3

Trường ĐH Bách Khoa

24.2

3.8

4

Khoa kiến trúc - xây dựng

18.2

2.8

5

Khoa công nghệ thông tin

9.4


1.5

6

Khoa địa chất dầu khí

8.0

1.2

7

Khoa ngoại ngữ

4.9

0.8

8

Khoa giáo dục

5.0

0.8

9

Khoa kinh tế - luật


7.3

1.1

10

Trường ĐH Quốc tế

9.0

1.4

B

Các trung tâm, viện và các đơn vị khác

505.0

78.4

11

Trung tâm điều hành

9.0

1.4

12


Trung tâm dịch vụ công cộng I

4.0

0.6

13

Trung tâm dịch vụ công cộng II

6.5

1.0

14

Khu công nghệ phần mềm

20.9

3.2

15

Các viện nghiên cứu

33.0

5.1


16

Trung tâm thể dục thể thao

40.6

6.3

17

Trung tâm giáo dục quốc phòng

10.0

1.6

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 22


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

18

Khu kí túc xá


62.1

9.6

19

Khu nhà công vụ

7.4

1.1

20

Khu công viên khoa học

74.4

11.6

21

Khu đất dự trữ

41.7

6.5

22


Khu cây xanh cách ly

15.9

2.5

23

Hệ thống giao thông và dãy cây xanh

103.0

16.0

24

Sông hồ

76.5

11.9

643.7

100.0

Tổng cộng

III.4 So sánh, lựa chọn phương án:
Phương án 1:

-

Ưu điểm: Sự phân bố diện tích tương đối đồng đều giúp cho các khu chức năng có
sự liên hệ chặc chẽ, khoảng cách giữa các khu không quá xa.Trong khu đô thị sẽ
hình thành các tiểu khu với diện tích lớn nhỏ khác nhau, mỗi tiểu khu đều có chức
năng riêng và đều hướng tới mục đích chung đó là phục vụ nhu cầu học tập cho
sinh viên và cán bộ viên chức.Bên cạnh đó, hệ thống giao thông kết nối đảm bảo
tính liên thông giữa các khu, tạo sự thu hút giữa các khu với nhau, giúp cho khu đô
thị này tạo thành một quần thể thống nhất cùng nhau phát triển.

-

Nhược điểm: Diện tích đất dành cho giao thông còn hạn chế trong khi quĩ đất dự
trữ thì lớn.Cần nghiên cứu, phân bổ quĩ đất dành cho giao thông hợp lý hơn nữa
nhằm tạo mối liên kết giữa các khu.

Phương án 2:
-

Ưu điểm: Cũng giống như phương án 1, với diện tích đất là 647.3ha, phương án 2
cũng cho thấy được tính liên thông giữa các khu, quĩ đất dành cho giao thông nhiều
hơn, đảm bảo tính kết nối cao.

-

Nhược điểm: Đây là khu đô thị đại học, nên vấn đề phát triển giáo dục được ưu
tiên hàng đầu. Trong phương án này, quĩ đất dành cho các trường thành viên và
khoa trực thuộc còn hạn chế hơn so với phương án 1, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến
vấn đề xây dựng cơ sở vật chất của các trường, ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của
sinh viên cũng như môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên chức trong khu

đô thị này.

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 23


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM
-

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

Với việc phân tích ưu và nhược điểm của 2 phương án trên, ta thấy phương án 1 tuy
cũng còn hạn chế nhưng cũng đã làm nổi bật tính hợp lí trong việc phân bổ quĩ đất
hơn so với phương án 2, đảm bảo tính kết nối cao giữa các khu chức năng. Vì vậy
ta chọn qui hoạch cơ cấu sử dụng đất theo phương án 1.

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 24


Quy hoạch MLGT Khu đô thị ĐHQG-HCM

GVHD: PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG

CHƯƠNG IV: QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
IV.1 Cơ sở lý thuyết của các mô hình qui hoạch giao thông:
IV.1.1 Tổng quan:
Quy hoạch giao thông là một qui trình định hướng cho tương lai, chuẩn bị những

tiện ích và dịch vụ cho tất cả những phương tiện cho nhu cầu trong tương lai.Tập trung vào
các vấn đề như nhu cầu giao thông trong tương lai, mối quan hệ giữa những hệ thống giao
thông, các tiện ích, các hoạt động kinh tế xã hội,…Nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu đi lại
được nhanh chóng, tiện lợi và an toàn, từ đó phân tích những thiếu hụt của các tiện ích giao
thông hiện tại làm cơ sở cho việc đánh giá nhu cầu trong tương lai.
Trong quy hoạch giao thông, nhu cầu vận tải có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ
đánh giá và kiểm tra hiệu quả của mạng lưới giao thông mà còn làm cơ sở để dự báo nhu
cầu vận tải để phục vụ cho công tác quy hoạch và quản lý mạng lưới đường trong tương
lai. Từ việc dự báo nhu cầu giao thông sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá được tình trạng giao
thông của khu vực và tìm ra các giải pháp để cải tiến tình trạng giao thông như mở rộng
đường, xây dựng các tuyến giao thông công cộng, cải thiện hệ thống tín hiệu giao thông…
Hiện nay có hai dạng mô hình được sử dụng phổ biến để dự báo nhu cầu giao thông
trong tương lai : mô hình trực tiếp và mô hình bốn bước.
IV.1.2 Mô hình trực tiếp.
Một lý thuyết liên quan đến nhu cầu đi lại đề nghị rằng người đi đường lựa chọn đi
lại một cách đồng thời chứ không theo một chuỗi các bước liên tiếp, do đó mô hình dự báo
phải dựa trên lý thuyết trên. .
Công thức Quandt and Baumol xác định nhu cầu đi lại giữa các vùng như sau :
QIJK = a 0 ( PI ) a1 ( PJ ) a2 (C IJ * ) a3 (

C IJK a4
H
D
) ( H IJ ) a5 ( IJK ) a6 ( IJK ) a7 (YIJ ) a8
C IJ *
H IJ *
DIJ *

Trong đó:
QIJK: Lưu lượng đi lại giữa vùng I và vùng J bằng phương tiện K.

PI, PJ: Dân số vùng I và vùng J.
CIJ*: Chi phí đi lại tối thiểu giữa vùng I và vùng J.
CIJK: Chi phí đi lại giữa vùng I và vùng J bằng phương tiện K.
HIJ*: Thời gian đi lại tối thiểu giữa vùng I và vùng J.
DIJ*: Tần suất khởi hành của phương tiện được sử dụng nhiều nhất.
DIJK: Tần suất khởi hành của phương tiện K.

SVTH: VÕ NHẬT LUÂN - LỚP QG07 - MSSV:0751170037

Trang 25


×