Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

ĐỒ án tôt nghiệp công trình và mạng lưới giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 104 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN MỞ ĐẦU
A. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
là một trong những mục tiêu được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm. Nhằm thực hiện
được mục tiêu này trước hết phải phát triển được cơ sở hạ tầng giao thông làm động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thị trấn Bến Cầu là một trong hai hạt nhân của đô thị Mộc Bài có chức năng đầu mối
giao thương quốc tế và trung tâm công nghiệp gắn với đường Xuyên Á. Thị Trấn Bến Cầu
còn là nơi tạm trú cho lao động trong các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế cửa khẩu Mộc
Bài và các vùng lân cận.
Để hệ thống giao thông vùng trung tâm Thị Trấn Bến Cầu phát triển hợp lý và thống
nhất, việc lập quy hoạch và phát triển mạng lưới giao thông là một yêu cầu cấp thiết đảm
bảo yêu cầu hiện tại và phát triển trong tương lai.
Lý do lựa chọn đề tài là khu trung tâm thị trấn Bến Cầu vì khu vực quy hoạch có diện
tích tương đối nhỏ phù hợp với mức độ nghiên cứu ở phạm vi đồ án tốt nghiệp. Đây là khu
đô thị xây dựng mới với hiện trạng giao thông chủ yếu là những tuyến đường mòn, thích
hợp việc ứng dụng kiến thức được học để phát triển bố trí mạng lưới giao thông kết nối đô
thị với khu dân cư.
B. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Hoạch định quy hoạch và phát triển mạng lưới giao thông đô thị. Nối kết hệ thống
giao thông tạo nên mạng lưới đường nội bộ trong đô thị phục vụ vận tải hành khách và
hàng hóa phù hợp với quy mô của đô thị. Gắn kết với hệ thống Quốc lộ và đường tỉnh nâng
cao hiệu quả khai thác mạng lưới giao thông kết nối khu trung tâm với các vùng lân cận.
Đồ án có nội dung chính là quy hoạch chi tiết mạng lưới giao thông khu trung tâm thị
trấn Bến Cầu và thiết kế chi tiết tuyến đường phố được phân bổ như sau :
- Quy hoạch mạng lưới giao thông khu trung tâm đô thị, (2 Phương Án)
- Quy hoạch mạng lưới giao thông phương án chọn
+ Phân cấp hạng các tuyến giao thông quan trọng.
+ Các mặt cắt các tuyến đường chính, các chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới đường như


mật độ lưới đường, tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất đô thị, diện tích giao thông tính
cho đầu người.
+ Thiết kế chi tiết tuyến đường đô thị: Chỉ rõ vị trí tuyến thiết kế. Thiết kế bình đồ
tuyến, chọn phương án mặt bằng thể hiện trên nền địa hình
Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 1


PHẦN MỞ ĐẦU
+ Tính toán các thông số kỹ thuật của đường theo cấu tạo. Các bộ phận của dải
phân cách, bó vỉa, đan rãnh, chỉ giới đường đỏ chỉ giới xây dựng, bề rộng xe chạy quy
hoạch hoạch trên tuyến đường.
- Mặt cắt ngang các đường thiết kế, mặt cắt điển hình.
- Thiết kế một hoặc hai trong những nội dung sau
+ Nút giao thông : Mặt bằng thiết kế nút giao thông thể hiện trên nền hiện trạng,
phân luồng giao thông, kích thước hình học của nút
+ Thiết kế chi tiết kêt cấu áo dường mềm.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cụ thể thông qua đồ án
Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị.
C. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Vị trí khu đất quy hoạch là khu trung tâm thị trấn Bến Cầu Huyện Bến Cầu tỉnh Tây
Ninh.
Thời gian quy hoạch : Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị khu trung tâm thị trấn
Bến Cầu đến năm 2030.
Quy mô Dân số : Theo quy hoạch chung, dự kiến quy mô dân số khu trung tâm thị
trấn Bến Cầu năm 2030 khoảng 6000 dân.
Quy mô đất : Tổng diện tích khu vực lập quy hoạch là 50,03ha.

Nguyễn Thế Tân – QG07


Trang 2


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU VỰC QUY HOẠCH

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU VỰC QUY HOẠCH
1.1. HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Trung tâm Thị Trấn Bến Cầu cách thị xã Tây Ninh 50 km về hướng Tây Bắc, cách
Thành Phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam 70 km về phía Đông
Nam và cách Thủ Đô PhnomPenh của Campuchia 170 km
Khu đất nghiên cứu thiết kế quy hoạch nằm trong khu vực trung tâm của thị trấn Bến
Cầu có phạm vi giới hạn như sau :
 Phía Đông giáp khu đất trồng lúa của thị trấn Bến Cầu
 Phía Tây giới hạn bởi trục đường chính của trung tâm (đoạn phía nam) và khu
dân cư (đoạn phía bắc)
 Phía Bắc giáp trục giao thông chính tỉnh lộ 786, một phần nằm ở hai bên trục 786
đi xã Lợi Thuận và huyện Châu Thành
 Phía Nam giáp kinh Đìa Xù.

Hình 1.1: Bản đồ vị trí trung tâm Bến Cầu
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Thị trấn Bến Cầu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiệt độ trung bình
khoảng 270c. Độ ẩm trung bình 81,5 % vào mùa mưa là 86,4 % và mùa khô là 76,6%.
Địa hình : Khu đất tương đối bằng phẳng độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với
mực nước biển.

Nguyễn Thế Tân – QG07


Trang 3


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU VỰC QUY HOẠCH
Đất đai thổ nhưỡng : Thị trấn Bến cầu có 2 loại đất chính đất phèn chiếm 29,4 %, đất
xám chiếm 68,1 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Địa chất thủy văn : Phía Nam có kênh Đìa Xù theo hướng Đông Tây từ sông Vàm
Cỏ Đông cho tới biên giới,
Địa chất công trình : Cường độ chịu lực của đất từ 0,8 ÷1 kg/ cm 2 rất thuận lợi cho
việc xây dựng các công trình.

1.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Theo bản đồ đo đạc trong khu vực quy hoạch hơn 50 ha, thống kê sử dụng đất như
sau:
Bảng 1.1 Thống kê sử dụng đất

STT

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

DIỆN
TÍCH
(ha)



TỶ LỆ
(%)


1.

Thổ cư - vườn tạp

26,293

52.90

2.

Công trình hành chính

5,471

11.01

3.

Công trình thương mại-dịch vụ

0,270

0,54

4.

Công trình công cộng

1,663


3.35

5.

Trồng lúa

12,650

25.45

6.

Đất trồng bạch đàn

0,092

0.19

1.

Hồ ao mương

0,618

1.24

2.

Giao thông


2,643

5.32

9

Tổng cộng

49,700

100

Hiện trạng xây dựng nhà ở : trong khu vực thiết kế có 450 công trình trong đó có 16
công trình kiên cố, 156 công trình bán kiên cố và 278 công trình xây dựng tạm.
Trong đó đất công trình công cộng và cơ quan chiếm 78 căn với 14 căn kiên cố diện
tích 3410 m 2, 59 căn bán kiên cố diện tích 9367 m2, và 9 căn tạm 788 m 2.

Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 4


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU VỰC QUY HOẠCH

Hình 1.2 : Ủy Ban Nhân Dân thị trấn Bến Cầu

Hình 1.3 : Hiện trạng xây dựng nhà ở

Nguyễn Thế Tân – QG07


Trang 5


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU VỰC QUY HOẠCH



Hình 1.4 : Công trình công cộng thị trấn Bến Cầu
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất:

Đất các công trình công cộng đã được nhà nước quản lý, riêng đất thổ cư và các loại
đất khác phần lớn vẫn thuộc quyền sở hữu của người dân.
Thị trấn Bến Cầu chủ yếu vẫn là đất ruộng và đất thổ cư thuộc quyền sở hữu của
người dân, diện tích đất dành cho giao thông và các công trình công cộng còn hạn hẹp nên
cần được đầu tư mở rộng quỹ đất dành cho xây dựng Cơ Quan và các công trình công
cộng, thương mại dịch vụ.
Hiện trạng xây dựng ở đây chủ yếu là ở bán kiên cố hoặc xây dựng cũ kỹ tạm bợ,
chưa được chú ý đầu tư nâng cấp.
Chợ Bến cầu có diện tích hạn hẹp, công trình xây dựng bán kiên cố không đáp ứng
được nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phát triển trong tương lai.
1.3. HIỆN TRẠNG DÂN SỐ
Hiện tại khu vực quy hoạch là khu trung tâm thị Trấn Bến cầu có khoảng 372 hộ dân
với số dân khoảng 1800 – 2000 người, trung bình 5 người / hộ, mật độ cư trú trên toàn khu
Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 6


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU VỰC QUY HOẠCH
vực là 40 người / ha do đặc thù có nhiều cơ quan và công trình công cộng trong khu vực.

Dân cư tập trung ở phía tây và phía bắc khu cơ quan trong khu vực thiết kế.
1.4. HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG
1.4.1 Giao thông đối ngoại
Hiện nay giao thông đối ngoại của thị trấn Bến cầu được thực hiện chủ yếu bằng
đường bộ được nối bằng Tỉnh lộ 786 với Quốc lộ 22 A tuyến bắt đầu từ thị xã ( ngã 3 Lý
Dậu, ĐT 781) đến huyện Đức Huệ ranh giới với tỉnh Long An dài 45,5 km nối thị xã với
các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Trảng Bàng và Đức Huệ tỉnh Long An. Đoạn đi qua
trung tâm thị trấn Bến cầu dài 1,186 km. Điểm đầu là ranh Châu Thành, điểm cuối là
hướng ra Quốc lộ 22 A, chiều rộng đường khoảng 8m, mặt đường cấu tạo bê tông nhựa.
Tuyến đường còn lại đi trung tâm xã Lợi Thuận về hướng đông với chiều dài 550 m.
điểm đầu là trung tâm thị trấn Bến Cầu, điểm cuối là ranh xã Lợi Thuận, bề rộn đường 8m,
mặt đường kết cấu bê tông nhựa.

Hình 1.5 : Hiện trạng đường TL786
1.4.2 Giao thông đối nội :
 Đường chính : Hiện tại thị trấn chỉ có một vài tuyến đường đất có cự ly tương đối
dài chiều rộng mặt đường khoảng 5 m, lộ giới từ 7 -15 m gồm các đường sau:
+ Tuyến đường trục chính nằm về phía
nam trung tâm thị trấn với chiều dài
728m, bề rộng mặt đường 5m, tuyến
đường dọc song song với đường trục
chính nằm về phía Đông Nam có chiều
dài 314m.
 Đường nội bộ: hiện trạng thị trấn có 13
tuyến đường nội bộ kết nối giao thông
Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 7



CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU VỰC QUY HOẠCH
khu vực với tuyến đường trục chính và tuyến đường dọc khu trung tâm là những
tuyến đường đất có tổng chiều dài 26,5 km, mặt đường rộng khoảng 5 m, với lộ
giới từ 7- 15m

Hình 1.6 : hiện trạng giao thông nội bộ khu vực
1.4.3 Giao thông thủy :
Khu trung tâm thị trấn Bến Cầu có phía Nam là kênh Đìa Xù

Hình 1.7 : kênh Đìa Xù
Bề rộng lòng kênh khoảng 8m có dòng chảy nối liền với sông Vàm cỏ. Tuyến kênh
đi qua thị trấn nằm về phía Nam với chiều sâu đáy kênh khoảng 1.5 đến 3 m thuận tiện cho
các thuyền ghe neo đậu phục vụ vận chuyển nông sản trong vùng. Tuyến kênh là nguồn
nước tưới chính phục vụ cho nông nghiệp.
Bảng 1.2 Thống kê hiện trạng giao thông trung tâm thị trấn Bến Cầu

Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 8


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU VỰC QUY HOẠCH

Tên đường

Bề rộng
(m)

Chiều dài
(m)


Lộ giới
(m)

Làn xe

Tỉnh lộ 786

8

1186

28

2

Đường ngang thị trấn

8

550

20

2

Đường liên khu vực

7


728

15

1

Đường nội bộ

5

2650

7-15

Đường đất

1.5. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG
1.5.1 Đánh giá hiện trạng giao thông đường bộ
Thị trấn Bến Cầu là trung tâm văn hóa của huyện, tập trung dân cư đông đúc hai bên
ĐT 786. Nhìn chung hệ thống giao thông đối ngoại thị trấn rất thuận lợi cho người dân đi
lại và vận chuyển hàng hóa. Nhưng hiện tại tuyến đường đang được sử dụng mặt đường
hẹp và đang xuống cấp, kết cấu mặt đường bê tông nhựa cũng đang xuống cấp nghiêm
trọng cần được cải tạo mở rộng làn đường để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa phù hợp
với quy hoạch phát triển đô thị.
Hệ thống đường trục dọc TL786 kết nối giao thông khu trung tâm thị trấn Bến Cầu
với các vùng lân cận chưa tương xứng với việc phát triển các khu, các cụm công nghiệp
như khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát, Mộc Bài, khu công nghiệp Trảng Bàng và Chế xuất
Linh Trung III.
Hiện tại thị trấn đã có hệ thống đường chính, mặc dù có một vài tuyến đường đất cự
ly tương đối dài nhưng bề rộng mặt đường quá hẹp và vị trí không thuận lợi cho việc đi lại

và kết nối đô thị.
Cần quy hoạch xây dựng cải tạo mở rộng tuyến đường trục dọc và trục ngang thuộc
TL786 tuyến đi qua trung tâm thị trấn để đáp ứng được nhu cầu vận tải kết nối với các khu
công nghiệp trong địa bàn tỉnh cũng như phát triển tiềm năng về khu kinh tế cửa khẩu, kết
nối thông thương với cửa khẩu biên giới và đi các tỉnh như Bình Dương, Bình Phước,
Long An.

Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 9


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU VỰC QUY HOẠCH
Mạng lưới đường nội bộ hầu như không có, dân cư đi lại sinh hoạt chủ bằng các lối
mòn quanh co rất khó khăn chỉ có một vài các con đường nội thị ngắn đấu nối trực tiếp vào
đường tỉnh, đường huyện và liên thông với nhau, đường giao thông chủ yếu là đường cấp
phối đá dăm và đường đất với chất lượng không cao nên hạn chế lưu thông và ảnh hưởng
tác động môi trường, mạng lưới đường còn thiếu và chưa thông tuyến nên gây khó khăn
cho nhân dân trong nhu cầu đi lại và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của Thị Trấn,
tỷ lệ nhựa hóa đạt 20,4%, còn lại là đường sỏi đá và đường đất. Khu trung tâm Thị trấn có
18 tuyến đường với tổng chiều dài 26,5 km, chất lượng đường trung bình, nhiều đoạn đang
bị xuống cấp trơn trượt vào mùa mưa, chủ yếu là đường sỏi đá và đất, mặt rộng. Mật độ
đường so với diện tích 4,0 km/km2.
Cầu Đìa Xù bắc qua kênh Đìa xù nối kết đường TL 786 đi hướng trung tâm thị trấn
ra khu kinh tế của khẩu Mộc Bài được xây dựng quá lâu và xuống cấp không đáp ứng được
vận tải hàng hóa của xe có tải trọng 3,5 tấn trở lên. Cần cải tạo làn đường và xây dựng lại
cầu để đáp ứng nhu cầu vận tải kết nối kinh tế khu trung tâm với các vùng lân cận.
1.5.2 Đánh giá hiện trạng giao thông thủy:
Khu trung tâm thị trấn Bến Cầu có tuyến giao thông thủy là kênh Đìa Xù, hoạt động
giao thông thủy gắn liền với hệ thống sông Vàm Cỏ Đông. Có chức năng khai thác vận tải

thủy nội địa cho các ghe và thuyền loại nhỏ vận chuyển hàng hóa trong khu vực trung tâm
ra các bến cảng sông trên tuyến giao thủy địa bàn tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên do tình trạng
quản lý buông lỏng, chưa được quan tâm đúng mức nên hiện trạng hai bên bờ kênh sạt lỡ,
lòng kênh xuất hiện nhiều chướng ngại vật, lục bình, bèo tây, rác thải sinh hoạt gây ô
nhiểm dòng nước và cản trở dòng lưu thông thủy, các thuyền ghe không có bến bãi neo đậu
nên thường neo sát dọc hai bên bờ kênh.
Cần đầu tư cải tạo nạo vét lòng kênh, đảm bảo luồng lạch tuyến kênh cho các
phương tiện ghe thuyền lưu thông, lát đá kè bờ kênh bảo vệ lòng kênh không bị thu hẹp,
chống xói lở, vệ sinh thu gom rác thải và lục bình làm sạch tuyến kênh.
1.5.3 Đánh giá hiện trạng bãi đỗ xe:
Thị trấn hiện nay chưa có bến xe và bến thuyền cần được quy hoạch xây dựng bố trí
hệ thống giao thông công cộng để đáp ứng nhu cầu và quy mô phát triển của đô thị.

Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 10


CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU TRUNG
TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU- HUYỆN BẾN CẦU-TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030
CHƯƠNG 2 : QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU
TRUNG TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU HUYỆN BẾN CẦU TỈNH TÂY NINH
ĐẾN NĂM 2030

2.2. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH
2.1.1 Quan điểm quy hoạch:
Ngành quy hoạch giao thông có sứ mệnh quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất
kỹ thuật của đô thị. Nó đảm bảo điều kiện cần thiết cho cuộc sống, lao động, sinh hoạt và
nghỉ ngơi của con người. Giao thông có ảnh hưởng gần như quyết định đến việc bố trí chỗ
ở, nghỉ ngơi làm việc và phục vụ sinh hoạt hàng ngày của con người.

Quy hoạch giao thông là sử dụng hiệu quả mạng lưới giao thông và hạ tầng đất đai
có sẵn, xây dựng phát triển hệ thống giao thông vận tải mới để đạt được những mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội của khu vực và Quốc gia. Nó tạo nên hệ thống giao thông có chất
lượng phục vụ cao với chi phí hợp lý nhất và giảm nhiều tác động môi trường.
Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
cần ưu tiên đầu tư phát triển và đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo
tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, phục vụ cho việc thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn của huyện Bến Cầu.
Phát triển mạng lưới giao thông đô thị một cách thống nhất, cân đối, đồng bộ, đảm
bảo sự liên hoàn giữa các phương thức vận tải, mạng lưới đường bộ trong đô thị Bến Cầu
gồm đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường nội thị với mạng lưới đường bộ quốc gia
(quốc lộ) nằm trên địa bàn huyện, cũng như cân đối với các loại hình giao thông khác như
đường thủy
Phát triển mạnh giao thông nội bộ khu vực trung tâm thị trấn Bến Cầu, bê tông hóa
giao thông nông thôn, gắn kết được mạng lưới giao thông vận tải của đô thị với mạng lưới
giao thông vận tải của tỉnh, tạo sự liên hoàn thông suốt và chi phí vận tải hợp lý, phù hợp
với sự đi lại của dân cư.
2.1.2 Mục tiêu quy hoạch:
Quy hoạch chi tiết hệ thống mạng lưới đường giao thông trung tâm thị trấn Bến Cầu
đồng bộ và liên hoàn trong tương lai, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ
an ninh quốc phòng. Có một mạng lưới đường bộ hợp lý, liên hoàn, thông suốt bao gồm
các trục dọc, trục ngang các đường nan quạt từ trung tâm đi các nơi và hệ thống đường nội
bộ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia giao thông thuận tiện trong sinh hoạt và
sản xuất phát triển kinh tế. Kết nối đô thị từ khu trung tâm đi về tận tất cả các xã, cụm xã

Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 11



CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU TRUNG
TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU- HUYỆN BẾN CẦU-TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030
trong huyện, đồng thời phát huy được thế mạnh của các đường trục, đường nối phục vụ
phát triển kinh tế xã hội của đô thị.
Quy hoạch mạng lưới đường tạo nên một mạng lưới đường hợp lý phục vụ tốt cho
việc liên hệ vận chuyển hành khách và hàng hoá trong đô thị hiện tại cũng như lâu dài,
phải gắn liền với sự phát triển các loại phương tiện giao thông chủ yếu của đô thị.
Tạo nên mối quan hệ đồng bộ thích hợp giữa giao thông đối nội và đối ngoại nhằm
đảm bảo tốt sự liên hệ giữa đô thị với các vùng phụ cận và các đô thị bên ngoài.
Mạng lưới cần đơn giản, phân cấp đường chính, đường phụ rõ ràng nhằm tạo cho
công tác tổ chức giao thông đô thị an toàn, thông suốt.
Quy hoạch mạng lưới đường giúp cho việc định hướng phát triển đô thị trong tương
lai ít nhất từ 15 – 20 năm, thậm chí đến 50 năm.
Mạng lưới đường đô thị cần phù hợp với địa hình để đảm bảo các yêu cầu kinh tế kỹ
thuật cũng như cảnh quan môi trường.
Quy hoạch mạng lưới đường không thể làm tách rời việc quy hoạch sử dụng đất, phải
tiến hành đồng thời với quy hoạch chung đô thị và phân theo đợt xây dựng đô thị.
Nâng cấp và cải tạo các tuyến đường trục chính đô thị tạo nên mạng lưới giao thông
thông suốt hòa nhập với mạng lưới giao thông Quốc gia.
2.2. CÂN BẰNG SỬ DỤNG ĐẤT
Trên cơ sở nền đất hiện trạng quy hoạch phân khu chức năng mang lại một giải pháp
chỉnh trang đô thị thỏa đáng với yêu cầu và mục đích của khu vực nghiên cứu và các hoạt
động của thị trấn Bến Cầu:
Dự kiến một nền tảng đô thị đổi mới, đảm bảo chất lượng cuộc sống, tiết kiệm và
quan tâm đến môi trường, phù hợp với các hệ thống thủy văn và hệ sinh thái hiện hữu.
Theo QCXDVN 1997 tập 1, đối với đô thị trung tâm thị trấn Bến Cầu được quy
hoạch đến năm 2030 là đô thị loại V nên có các chỉ tiêu sử dụng đất cho khu dân dụng như
sau :
Bảng 2.1: Chỉ tiêu các loại đất dân dụng trong khu đô thị trung tâm thị trấn Bến Cầu

Đất khu dân dụng (m2/ người)
Loại đô thị
Đất ở
V

45-55

Nguyễn Thế Tân – QG07

Đất giao
thông

Đất CT
công cộng

Đất cây xanh

Toàn khu
dân cư

10-12

3-3,5

12-14

>80

Trang 12



CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU TRUNG
TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU- HUYỆN BẾN CẦU-TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030
Từ bảng chỉ tiêu sử dụng đất và dân số theo quy hoạch đến năm 2030 với dân số dự
kiến 6172 dân, ta tiến hành lập bảng cân bằng các loại đất dân dụng trong khu đô thị trung
tâm thị trấn Bến Cầu như sau:
Bảng 2.2: Bảng cân bằng sử dụng đất dân dụng khu đô thị trung tâm thị trấn Bến
Cầu
STT

Loại đất

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu
(m2/người)

1

Đất ở

32.09

63.8

52


2

Đất giao thông

7.41

14.72

12

3

Đất cây xanh

8.64

17.18

14

4

Đất công trình công cộng

2.16

4.29

3.5


5

Toàn khu vực

50.3

100

81.5

2.3. QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU TRUNG TÂM
THỊ TRẤN BẾN CẦU ĐẾN NĂM 2030
2.3.1 Định hướng chung:
Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị là giải quyết mối quan hệ giữa giao thông đối
nội và giao thông đối ngoại của đô thị. Vị trí của tuyến đường đối ngoại là nhân tố cự kì
quan trọng ảnh hưởng tới hướng phát triển đô thị trong tương lai, các tuyến đường bộ đối
ngoại bố trí sâu vào đô thị sẽ thuận lợi cho hoạt động vận tải nhưng lại gây ra một loạt hoạt
động bất lợi ảnh hưởng tiếng ồn, chấn động, khí thải và đặc biệt là mất an toàn giao thông,
ảnh hưởng không tốt tới các hoạt động của đô thị và đời sống của người dân đô thị. Vì vậy
bố trí tuyến đường cần hạn chế thấp nhất các ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống đô
thị.
Để có được mối quan hệ thích hợp giữa đường đối ngoại và đường đối nội đô thị cần
phải đạt được những tiêu chuẩn sau :
- Liên hệ thuận tiện, đường đi ngắn nhất, đường đối ngoại tiệm cận đô thị
- Giao thông đối ngoại không gây ảnh hưởng xấu đến mọi hoạt động của đô thị,
đảm bảo an toàn thông suốt.
- Giao thông đối ngoại và giao thông đối nội đô thị phải tạo ra điều kiện thuận lợi
nhất để phát triển đô thị trong các giai đoạn tiếp theo không phá vỡ cơ cấu quy
hoạch đã được vạch ra. Đô thị phát triển bền vững.
- Đảm bảo về mặt kiến trúc cảnh quan đô thị.

Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đường đô thị và yêu cầu thiết kế TCXDVN
104:2007 bảng 4 phân loại đường phố trong đô thị ta quy hoạch bố trí mạng lưới đường
giao thông đô thị trung tâm thị trấn Bến Cầu như sau:
Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 13


CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU TRUNG
TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU- HUYỆN BẾN CẦU-TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030


ĐƯỜNG PHỐ CHÍNH ĐÔ THỊ : Trục Bắc Nam nối từ Quốc Lộ 22 qua thị trấn đi
xã Tiên Thuận là tuyến đường TL.786 sẽ là đường chính thứ yếu của đô thị. Ta sẽ
thiết kế tuyến đường TL. 786 với tốc độ thiết kế 60km/h, 6 làn xe, lề đường 1.5m, hè
phố 6m mỗi bên, dãi phân cách 3m, bề rộng mỗi làn 3,75m, lộ giới 41,5m.

Tuyến ngang thị trấn theo hướng Đông Tây, lộ giới 38m thuộc loại đường đôi, chiều
rộng mặt đường 28 m, vỉa hè mỗi bên rộng 5m, dãi ngăn cách 3m.
- Quy hoạch các thông số kỹ thuật của tuyến đường đô thị: Theo TCXDVN
104 : 2007 ta quy hoạch các thông số kỹ thuật các tuyến đường như sau :
• Phần xe chạy:
Phần xe chạy là phần mặt đường dành cho các phương tiện đi lại. Bề rộng phần xe
chạy có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dòng xe, tốc độ chạy xe, khả năng thông
hành và an toàn giao thông.
Theo bảng 10 TCXDVN 104 :2007 tùy thuộc vào cấp đường và vận tốc thiết kế ta
chọn bề rộng 1 làn xe như sau
-

Đường chính thứ yếu đô thị là 3,75m.

Đường phố gom : 3.5m
Đường nội bộ : 3.25m

Số làn xe lấy theo số làn xe mong muốn tương ứng với từng loại đường.



-

Đường chính thứ yếu : n= 6 làn
Đường phố gom
: n= 4 làn
Đường nội bộ
: n= 2 làn
Lề đường:

Lề đường là phần cấu tạo tiếp giáp với phần xe chạy có tác dụng bảo vệ kết cấu mặt
đường, cải thiện tầm nhìn, tăng khả năng thông hành, tăng an toàn chạy xe, bố trí thoát
nước. Bề rộng của lề đường cho từng cấp đường trong đô thị được lấy dựa theo bảng 13
TCXDVN 104 : 2007. Khu trung tâm thị trấn Bến cầu đất đai chủ yếu vẫn là đất nông
nghiệp bờ ruộng nên thuộc điều kiện xây dựng loại II. Ta chọn bề rộng lề đối với từng cấp
đường như sau :



-

Đường chính thứ yếu tốc độ thiết kế 60 km/h : Blề = 2m
Đường phố gom tốc độ thiết kế 50km/h
: Blề = 1m

Phần phân cách:

Phần phân cách bao gồm 2 loại:
- Phần phân cách giữa: dùng để phân tách các hướng giao thông ngược chiều. Dải
phân cách giữa có bề rộng 3m.
- Phần phân cách ngoài: dùng để phân tách giao thông chạy suốt có tốc độ cao với
giao thông địa phương, tách xe cơ giới với xe thô sơ, tách xe chuyên dụng với các loại xe
Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 14


CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU TRUNG
TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU- HUYỆN BẾN CẦU-TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030
khác.
Trong đô thị trung tâm thị trấn Bến Cầu ta chỉ bố trí dãi phân cách giữa cho các
tuyến đường phố chính đô thị và đường phố gom với bề rộng dãi phân cách được chọn dựa
vào bảng 14 TCXDVN 104 – 2007 đối với điều kiện xây dựng loại II thì đường phố chính
thứ yếu là 3m, đường phố gom là 2m.


Dải mép:

Dải mép (dải an toàn) là phần bề rộng giữa dải phân cách và phần xe chạy có tác
dụng bảo vệ mặt đường, và dẫn hướng an toàn. Dải mép được vạch sơn để dẫn hướng, chỉ
phạm vi phần xe chạy cho người lái, tăng an toàn giao thông. Kết cấu của dải mép được
thiết kế như kết cấu phần xe chạy. Dải mép có bề rộng được chọn dựa trên bề rộng của lề
đường được quy định trong bảng 13 TCXDVN104-2007 ta chọn đường chính thứ yếu đô
thị 0.5m, đường phố gom là 0.25m.



Hè đường:

Hè đường là bộ phận tính từ mép ngoài bó vỉa tới chỉ giới đường đỏ. Hè đường có
thể có nhiều chức năng như: bố trí đường đi bộ, bố trí cây xanh, cột điện, biển báo. Bề rộng
hè đường phố chính thứ yếu là 6m mỗi bến, đường phố gom và đường nội bộ hè đường
rộng 4m mỗi bên.

-

Giao thông đô thị :
Phân cấp mạng lưới đường :
Bảng 2.3 : phân cấp đường đô thị trung tâm thị trấn Bến Cầu

Cấp thiết kế của
đường
Đường phố chính
thứ yếu

Chức năng của đường
Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, văn hóa, phục vụ giao
thông liên khu vực nối liền khu trung tâm với khu dân cư, các khu công
nghiệp và công trình công cộng.

Đường phố gom

Có chức năng giao thông cơ động, nối kết với mạng lưới đường trục
chính và đường nội bộ.

Đường nội bộ


Đường phục vụ giao thông địa phương. Liên hệ trong phạm vi khu ở kết
nối các khu dân cư.
.

 Đường phố chính thứ yếu đô thị :
Mạng lưới đường chính thứ yếu được bố trí phù hợp với phát triển đô thị có hai
tuyến đường chính đi qua trung tâm thị trấn là hai trục đường đôi thuộc TL 786 cũ, tuyến
ngang theo hướng Đông Tây từ hướng xã huyện Châu Thành về trung tâm xã Lợi Thuận.
Tuyến trục dọc hướng Bắc Nam từ kênh Đìa Xù qua trung tâm về hướng Bắc đi xã Tiên
Thuận.
Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 15


CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THƠNG KHU TRUNG
TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU- HUYỆN BẾN CẦU-TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030
 Đường phố gom :
Dựa vào khung đường chính ta bố trí một số tuyến đường phố gom với chức năng là
đường phố chính khu vực nhằm đảm bảo sự lưu thơng xe cộ thuận lợi, an tồn và kết nối
giao thơng khu vực, lộ giới 25,5m, chiều rộng mặt đường 17,5m chiều rộng vỉa hè mỗi bên
4m.
 Đường nội bộ :
Được bố trí dựa trên các lối đường mòn có sẵn đồng thời xây dựng các tuyến đường
mới sao cho đáp ứng được các u cầu về kinh tế kỹ thuật, thuận lợi trong sinh hoạt đi lại
của nhân dân. Loại đường này lộ giới 14.5m, chiều rộng mặt đường 6.5m, vỉa hè mỗi bên
rộng 4m.
2.3.2 Phương án 1:
ĐI TT XÃ LI THUẬN

ĐI TT XÃ TIÊN THUẬN

ĐI CHÂU THÀ NH

ĐI QL 22


KÊNH ĐÌA

Hình 2.1: Quy Hoạch mạng lưới giao thơng phương án 1


Giao thơng đối ngoại:

Dựa theo hiện trạng các tuyến đường khu vực quy hoạch ta giữ ngun 2 tuyến
đường trục chính là TL 786, tuyến số 1 là trục dọc theo hướng Bắc Nam phía Nam tiếp
giáp kênh Đìa Xù, phía Bắc là hướng đi xã Tiên Thuận, tuyến số 2 là tuyến đường ngang

Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 16


CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU TRUNG
TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU- HUYỆN BẾN CẦU-TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030
thị trấn theo hướng Đông Tây. Cải tạo mở rộng làn đường xe chạy phù hợp với chức năng
đường phố chính đô thị.


Giao thông đối nội:


Đường phố chính thứ yếu đô thị là 2 trục đường trung tâm thị trấn TT1 theo hướng
Bắc Nam, TT2 là tuyến đường ngang thị trấn theo hướng Đông Tây.
Mạng lưới đường phố gom được thiết kế gồn các tuyến đường : N1, D1, N7, N12,
D9, D11 bao quanh giới hạn khu vực quy hoạch, tuyến đường N1 song song với tuyến
đường ngang TT2 nằm về hướng Bắc khu trung tâm đi xã Tiên Thuận, tuyến đường D1
song song với tuyến đường TT1 nằm về hướng Đông, tuyến đường N7 chạy ngang khu
trung tâm tới khu cây xanh giới hạn bởi đường D1 và D11, đường N11 song song với
đường N1 kết nối giao thông nội bộ khu vực, đường D9 song song với tuyến đường trục
chính TT1 theo hướng Bắc Nam.
Hệ thống mạng lưới đường nội bộ được bố trí theo dạnh hình bàn cờ kết nối khu dân
cư với mạng lưới đường chính khu vực gồm các tuyến đường : N2, N3, N4, N5, N6, N8,
N9, N10, N12, N13, N14, N15, D2, D3, D4, D5, D6, D7, D8, D10, D12, D13.
Bảng 2.4: Thống kê mạng lưới đường phương án 1
Phân loại

Tên đường

Đường chính thứ
yếu đô thị
Đường khu vực

Đường nội bộ

Đường nội bộ

Nguyễn Thế Tân – QG07

TT1
TT2

N1
N7
N11
D1
D9
D11
N2
N3
N4
N5
N6
N8
N9
N10
N12
N13
N14
D2

Lộ
giới(m)
41.5
38
25.5
25.5
25.5
25.5
25.5
25.5
14.5

14.5
14.5
14.5
14.5
14.5
14.5
14.5
14.5
14.5
14.5
14.5

Chiều
dài
967
877
554
147
128
298
115
236
827
597
247
240
232
227
217
214

450
117
155
80

Chiều rộng
Mặt
đường
29,5
28
17.5
17.5
17.5
17.5
17.5
17.5
6.5
6.5
6.5
6.5
6.5
6.5
6.5
6.5
6.5
6.5
6.5
6.5

Vỉa hè

6x2
5x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2

Dãi ngăn
cách
3
3
2
2
2
2
2

2
-

Trang 17


CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THƠNG KHU TRUNG
TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU- HUYỆN BẾN CẦU-TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030

D3
D4
D5
D6
D7
D8
D10
D12
D13

14.5
14.5
14.5
14.5
14.5
14.5
14.5
14.5
14.5

190

87
90
478
807
368
412
91
197

6.5
6.5
6.5
6.5
6.5
6.5
6.5
6.5
6.5

4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2
4x2

-


2.3.3 Phương án 2 :

ĐI TT XÃ L I THUẬN

ĐI XÃ TIÊN THUẬN

ĐI TT XÃ TIÊN T
TỶ LỆ XÍCH

TỶ LỆ XÍCH
50M

20M
100M

2.2:
hoạch
lưới
thơng
án 2

10M

10M

9
70.7

12




0

91.

Hình
quy
mạng
giao
phương

20M

TL 786

ĐI CHÂU THÀNH

ĐI H CHÂU THÀNH

Giao
đối
ngoại

thơng
:

Theo
bản đồ

hiện trạng
khu
vực
quy
hoạch
và sơ đồ cơ
cấu
phát triển
vùng
thị trấn có 2
tuyến
đường trục
chính
là TL 786
kết
nối khu trung tâm đơ thị với các vùng lân cận nên cũng như phương án 1 ta giữ ngun này
làm trục giao thơng đối ngoại kết nối đơ thị và dựa trên 2 tuyến đường hiện hữu để bố trí
quy hoạch mạng lưới đường đơ thị, nâng cấp mở rộng tuyến trục dọc TT1 theo hướng Bắc
Nam thành đường 2 chiều với 4 làn xe thiết kế, bề rộng đường xe chạy 21m, lộ giới đường
37m, hè đường mỗi bên để 8m dành cho bố trí cơng trình hạ tầng kỹ thuật cũng như cải tạo
mở rộng khi cần thiết.
ĐI QL 22

Ù
ÌA X

K ÊN

Tuyến đường ngang TT2 theo hướng Đơng Tây mở rộng lộ giới 31m, thiết kế đường
đơi 2 chiều với bề rộng đường xe chạy mỗi bên 9m, vỉa hè mỗi bên 5m

Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 18

0

50M

100M


CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU TRUNG
TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU- HUYỆN BẾN CẦU-TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030


Giao thông đối nội:

Về cơ bản quy hoạch mạng lưới đường gần giống như phương án 1 không có sự khác
nhau cơ bản về hướng tuyến
Mạng lưới đường phố chính được giữ nguyên như phương án 1, thay đổi cách bố trị
mạng lưới đường phố gom và đường nội bộ theo hướng tự do, kết nối khu vực dân cư với
nhau.
Bảng 2.5: thống kê mạng lưới đường phương án 2
Phân loại

Tên đường

Lộ
giới(m)


Chiều
dài

Chiều rộng
Mặt
đường

Đường nội bộ

TT1
TT2
N1
N12
N13
D1
D20
D27
N22
N23
N2
N3
N4
N5
N6
N7
N8
N9
N10
N11
N14

N15
N16
N17
N18
N19
N20
N21
D2
D3
D4

Nguyễn Thế Tân – QG07

41,5
38
25,5
25,5
25,5
25,5
25,5
25,5
25,5
25,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5

17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5

967
877
549
291
255
453
807
413
219
213
207
72
79
128
125

78
119
304
142
240
158
327
472
250
245
146
136
228
75
220
42

29,5
28
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
7,5
7,5
7,5

7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5

Vỉa hè
6x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2

5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2

Dãi ngăn
cách
3
3
2
2
2
2

2
2
2
2
Trang 19


CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU TRUNG
TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU- HUYỆN BẾN CẦU-TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030
D5
D6
D7
D8
D9
D13
D14
D15
D16
D17
D18
D19
D21
D22
D23
D24
D25
D26

17,5
17,5

17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5
17,5

119
48
47
117
70
91
88
116
215
97
74
300
262

223
331
91
77
56

7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5
7,5

5x2
5x2
5x2
5x2
5x2

5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2
5x2

-

2.3.4 So sánh lựa chọn phương án :
 Phương án 1 :
Ưu điểm:
- Hệ thống đường phố chính rõ ràng mạch lạc liên hệ tốt giữa khu ở và các khu chức
năng của trung tâm.
- Mạng lưới được bố trí theo mạng lưới đường hình bàn cờ, bố trí đơn giản, dễ dàng
sắp xếp nhà cửa công trình xây dựng, tiện lợi trong tổ chức quản lý giao thông
- Khu trung tâm bám dọc theo trục đường chính
- Mạng lưới đường ít thay đổi hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm đô thị
-Mật độ mạng lưới đường được đảm bảo
-Tạo ra không gian đô thị thông thoáng,
- Chi phí xây dựng thấp
- Kết nối khu dân cư với trục đường chính dễ dàng, đường đi ngắn
Nhược điểm:

- Bố cục kiến trúc đường đơn điệu.
- Làm tăng giá thành vận chuyển ở những tuyến đường chính do phải đi theo đường
gãy khúc.


Phương án 2:
Ưu điểm:

Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 20


CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU TRUNG
TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU- HUYỆN BẾN CẦU-TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030
- Mạng lưới đường nội bộ kết nối các khu dân cư
- Tạo nên mối quan hệ đồng bộ thích hợp giữa giao thông đối nội và đối ngoại đô thị
đảm bảo tốt sự liên hệ với các vùng lân cận.
- Giao thông thuận tiện, tận dụng được các mạng lưới đường hiện có
Nhược điểm:
- Mạng lưới đường nội bộ tương đối dày đặc và phức tạp gây khó khăn trong công
tác quản lý và tổ chức giao thông.
- Nhiều tuyến đường cong nên khó khăn trong việc bố trí công trình xây dựng.
- Chi phí giải tỏa đền bù cao.


Kết luận: theo phân tích ưu nhược điểm ở trên ta quyết định chọn phương án 1 làm
phương án quy hoạch bố trí mạng lưới giao thông khu trung tâm thị trấn Bến Cầu.

2.4. CÁC CHỈ TIÊU GIAO THÔNG PHƯƠNG ÁN CHỌN

2.4.1 Mật độ mạng lưới đường:
Theo bảng 4.4 QCXDVN 01:2008/BXD, mật độ mạng lưới đường trong đô thị được
quy định:
Đường phố chính thứ yếu : 2,0 – 3,3.
Đường phố gom : 4 -8.
Đường nội bộ : 10 – 13.
a. Mật độ mạng lưới đường chính thứ yếu đô thị

δ=

∑L
∑S

(km/km2)

Trong đó:

∑ L - Tổng chiều dài các tuyến đường cấp đường chính thứ yếu đô thị (km);
∑ L = 1844 m=1,844 km.

∑ S - Diện tích khu vực thiết kế (km ); ∑ S = 50,30 ha = 0.503(km ).
2

δ=

2

∑ L = 1.844 = 3,67 (km/km )
∑ S 0.503
2


b. Mật độ mạng lưới đường phố gom

δ=

∑L
∑S

Nguyễn Thế Tân – QG07

(km/km2)

Trang 21


CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU TRUNG
TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU- HUYỆN BẾN CẦU-TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030

δ=

∑ L = 2.28 = 4,53 (km/km )
∑ S 0.503
2

c. Mật độ mạng lưới đường nội bộ

δ=

∑L
∑S


(km/km2).

Trong đó:

∑ L - Tổng chiều dài các tuyến đường tính đến cấp đường khu vực (km)
∑ L = km.

∑ S - Diện tích khu vực thiết kế (km )
2

∑ S = 50,03 ha = 0.5003 (km ).
2

δ=

∑ L = 6,323 = 12,64 (km/km )
∑ S 0,5003
2

2.4.2 Mật độ diện tích đường
Theo QCXDVN 01:2008/BXD, tỷ lệ đất giao thông và giao thông tĩnh trong đất xây
dựng đô thị tối thiểu phải đạt 13%.
Công thức tính mật đô diện tích đường: γ =

∑S
∑S

1


Trong đó:

∑S

1

- Diện tích đất giao thông (m2)

∑S

1

= L × B = 74100 (m2)

∑ S - Diện tích khu vực thiết kế (m )
2

∑ S =50.03 ha = 500300 (m )
2

γ =

∑S
∑S

1

=

74100

× 100% = 14,811%
500300

2.4.3 Mật độ diện tích giao thông m2/ người
Theo QCXDVN 01: 2008 diện tích đất giao thông mỗi người phải ≥ 5 m2/người:
Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 22


CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU TRUNG
TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU- HUYỆN BẾN CẦU-TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030
Công thức tính mật độ diện tích giao thông m2/ người : λ =

∑S
∑N
1

Trong đó:

∑S

1

- Diện tích đất giao thông và giao thông tĩnh (m2).

∑ N - Số dân trong khu vực thiết kế (người)
λ=

∑S

∑N

1

=

152300
= 24,46 (m2/ người)
6172

2.5. DỰ BÁO NHU CẦU GIAO THÔNG
2.5.1 Phương pháp tính:
Trong một quy trình quy hoạch giao thông thì khâu quan trọng nhất là khâu dự báo
và phân tích nhu cầu đi lại, nó sử dụng dữ liệu thu thập được từ giao thông hiện tại để dự
báo nhu cầu đi lại và sử dụng hệ thống giao thông trong tương lai. Trong đề tài này Ta áp
dụng mô hình dự báo nhu cầu giao thông theo mô hình bốn bước (Dựa trên cơ sở lý thuyết
và tài liệu giảng dạy môn Điều tra kinh tế và dự báo nhu cầu giao thông, của Tiến Sĩ Trịnh
Văn Chính. Trưởng bộ môn Quy Hoạch Giao Thông Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
TPHCM).
Phân tích dự báo nhu cầu đi lại được sử dụng phát triển thông tin trợ giúp việc ra
quyết định phát triển và quản lý hệ thống giao thông đặc biệt là giao thông đô thị.
Quy trình này bao gồm 4 bước:
B1. Phát sinh hành trình ( Hành trình xuất phát ở đâu)
B2. Phân phối hành trình ( Hành trình đi đến đâu)
B3. Phương thức phân chia (Loại mô hình,phương tiện nào được sử dụng )
B4. Ấn định mạng lưới (Tuyến đường nào được sử dụng với mỗi loại mô hình).

Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 23



CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU TRUNG
TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU- HUYỆN BẾN CẦU-TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030

Hình 2.3: Quy trình phân tích dự báo nhu cầu đi lại
 Phân khu vực dự báo nhu cầu giao thông
Quy hoạch đô thị đến năm 2030 với các tính chất như sau:
+
+
+
+

Đô thị có tính chất là đô thị loại V.
Diện tích khu đất quy hoạch là 50,03 ha.
Dân số dự kiến tại thời điểm quy hoạch năm 2030 là 6172 người.
Các khu vực được chia như phần định hướng quy hoạch mạng lưới giao
thông, với dân số các khu được chia như Bảng 2.6
Bảng 2.6: Phân khu tính toán nhu cầu giao thông
Phân khu
Khu dân cư 1
Khu dân cư 2
Khu cây xanh
Khu dân cư 3
Khu dân cư 4
Khu dân cư 5
Khu trung tâm




Dân Số
1080
1117
801
1140
1388
646

Giả định nhu cầu giao thông

Các thành phần tham gia giao thông trong đô thị được chia làm 5 thành phần với tỷ
lệ tham gia như
Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 24


CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG KHU TRUNG
TÂM THỊ TRẤN BẾN CẦU- HUYỆN BẾN CẦU-TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030
Bảng 2.7: Thành phần tham gia giao thông
Loại nhu cầu

Tỷ lệ

Đi làm

50%

Đi học


30%

Vui chơi

90%

Tính toán lưu lượng cho 8 tuyến đường bao gồm: TT1, TT2, N1, N7, N12, D1, D9,
D11, được bố trí như hình vẽ quy hoạch mạng lưới đường.
Giả sử tần suất di chuyển của các đối tượng lưu thông như sau:
Đi làm với tần suất P = 3.5 lần/ngày.
Đi học với tần suất P = 4 lần/ngày.
Thăm viếng giải trí với tần suất P= 4 lần/tuần
2.5.2 Tính toán dự báo nhu cầu giao thông
a. Phân bố nhu cầu đi lại giữa các khu
Nhu cầu đi lại giữa các khu được xác định như sau:
N= S x n x P
Trong đó:
N – Nhu cầu đi lại (lượt người/ngày).
S – Số dân tính toán trong khu (người).
n – Tỷ lệ phần trăm dân số (%).
P – Tần suất đi lại (lượt/ngày).
Ta chọn khu điển hình để tính nhu cầu đi lại giữa các khu vực là khu dân cư 1: Khu
dân cư có tổng diện tích 2,253 ha với tổng dân số toàn khu khoảng 1080 người.
50% Đi làm: N = 50% × S × P =

50 × 1080 × 3.5
= 1890 . (lượt/ngày)
100

30% Đi học: N = 30% × S × P =


30 × 1080 × 4
= 1296 .(lượt/ngày)
100

90% Đi chơi mỗi tuần: N = 90% × S × P =

90 × 1080 × 4
100

7 = 555 .(lượt/ngày)

Tính toán cho các khu vực, ta được bảng tính toán như sau:
Bảng 2.8: Phân bố nhu cầu đi lại giữa các khu

Nguyễn Thế Tân – QG07

Trang 25


×