Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 185 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---o0o---

HOÀNG THỊ BẢO THOA

NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI
MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH
CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---o0o---

HOÀNG THỊ BẢO THOA

NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI
MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH
CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62.34.05.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Vũ Anh Dũng


2. TS. Phạm Thị Liên

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng qui định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu,
phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt
Nam.
Những kết luận khoa học được đưa ra dựa theo kết quả nghiên cứu của
chính tôi và chưa được các nhóm nghiên cứu khác công bố ở bất kỳ một công
trình nào khác.
Tác giả luận án

Hoàng Thị Bảo Thoa


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án “Nghiên cứu những nhân tố tác động tới
mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt
Nam”, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, hỗ trợ của Ban giám hiệu,
phòng Đào tạo, viện Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành với những sự hỗ trợ đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Vũ Anh Dũng, TS. Phạm Thị Liên đã
truyền cảm hứng và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn tạo điều

kiện, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này.
Tác giả luận án

Hoàng Thị Bảo Thoa


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. ii
PHỤ LỤC ............................................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của luận án ............................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 6
2.1 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 6
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 7
3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 7
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 8
4.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 8
4.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 8
5. Những đóng góp của luận án........................................................................... 8
5.1 Về mặt lý thuyết ............................................................................................... 9
5.2 Về mặt thực tiễn ............................................................................................. 10
6. Giới thiệu về kết cấu luận án ......................................................................... 12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG TỚI MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG
XANH .................................................................................................................. 13

1.1 Cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng xanh ................................................. 13
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến tiêu dùng xanh ............................................. 13
1.1.2 Cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng xanh .................................................. 19
1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan .......................................................... 23
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về nhân tố tác động tới hành vi tiêu dùng xanh23
1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng
xanh ...................................................................................................................... 30


1.2.3 Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành
vi tiêu dùng xanh .................................................................................................. 33
1.3 Tổng quan kinh nghiệm tiêu dùng xanh trên thế giới ............................. 36
3.1.1 Trung Quốc ................................................................................................. 37
3.1.2 Nhật Bản...................................................................................................... 38
3.1.3 Hàn Quốc .................................................................................................... 39
3.1.4 Hoa Kỳ ........................................................................................................ 41
3.1.5 Các nước thuộc liên minh Châu Âu (EU) ................................................... 42
1.4 Các mô hình nghiên cứu liên quan ............................................................. 43
1.4.1 Mô hình khái niệm về hành vi người tiêu dùng .......................................... 43
1.4.2 Mô hình hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng quan tâm tới môi trường44
1.4.3 Mô hình giả định các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh của
người tiêu dùng Việt Nam .................................................................................... 46
1.5 Khoảng trống và hƣớng nghiên cứu ........................................................... 47
1.6 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ........................................................ 49
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 55
2.1 Qui trình nghiên cứu .................................................................................... 55
2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 56
2.2.1 Dữ liệu thứ cấp ............................................................................................ 56
2.2.2 Dữ liệu sơ cấp.............................................................................................. 56
2.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu................................................................... 63

2.3.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh .................................................. 63
2.3.2 Phương pháp phân tích thống kê, đánh giá tác động .................................. 63
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG XANH VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG TỚI MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TIÊU
DÙNG XANH .................................................................................................... 71
3.1 Đặc điểm thị trƣờng ngƣời tiêu dùng Việt Nam ....................................... 71
3.2 Thực trạng tiêu dùng xanh ở Việt Nam từ kết quả phân tích tài liệu thứ
cấp ........................................................................................................................ 79
3.3 Kết quả phân tích điều tra........................................................................... 86
3.3.1 Tỷ lệ phản hồi và thông tin cơ bản của người được điều tra ...................... 86


3.3.2 Tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam biết đến tiêu dùng xanh ........................... 87
3.3.3 Thực trạng tiêu dùng xanh tại Việt Nam theo kết quả điều tra ................... 88
3.3.3 Đánh giá độ tin cậy và xác thực thang đo ................................................... 91
3.3.4 Phân tích mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh ................... 96
3.3.5 Kiểm định tác động của các nhân tố tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi
tiêu dùng xanh ...................................................................................................... 97
3.3.6 Ảnh hưởng của các nhân tố tiền đề của ý định tiêu dùng xanh và các biến
kiểm soát .............................................................................................................. 99
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ ... 104
4.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu..................................................................... 104
4.1.1 Tổng kết kinh nghiệm quốc tế về tiêu dùng xanh và hàm ý đối với Việt
Nam .................................................................................................................... 104
4.1.2 Bàn luận các kết quả điều tra .................................................................... 106
4.2 Các đề xuất và kiến nghị ............................................................................ 108
4.2.1 Các đề xuất và kiến nghị đối với doanh nghiệp ........................................ 108
4.2.2 Các đề xuất và kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước ........................... 110
4.2.3 Các đề xuất kiến nghị đối với người tiêu dùng ......................................... 114
4.3 Một số hạn chế của nghiên cứu và đề xuất cho hƣớng nghiên cứu tiếp

theo..................................................................................................................... 116
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH
STT TÊN HÌNH

Trang

1

Hình 1.1: Mô hình đầy đủ Lý thuyết hành vi có kế hoạch

22

2

Hình 1.2: Quá trình mua hàng

31

3

Hình 1.3: Mô hình khái niệm về hành vi người tiêu dùng

43


4

Hình 1.4: Mô hình hành vi tiêu dùng tổng thể của người tiêu dùng

45

quan tâm tới môi trường
5

Hình 1.5: Mô hình giả định các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi

46

tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam
6

Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu

50

i


DANH MỤC BẢNG
STT TÊN BẢNG

Trang

1


Bảng 2.1: Bảng mô tả thang đo

51

2

Bảng 2.2: Bảng mô tả thang likert

58

3

Bảng 2.3: Bảng mã hóa các thang đo

65

4

Bảng 3.1: Thống kê tỷ lệ người tiêu dùng biết đến khái niệm tiêu

83

dùng xanh
5

Bảng 3.2: Bảng phân tích điểm trung bình chung của một số nhân

90


tố
6

Bảng 3.3: Bảng thống kê câu hỏi trong tương quan tổng của thang

92

đo Hành vi tiêu dùng xanh
7

Bảng 3.4 Kết quả kiểm định thước đo các nhân tố Nhận thức về

93

tính hiệu quả, sự nhạy cảm về giá và Sự sẵn có của sản phẩm
8

Bảng 3.5: Bảng thống kê câu hỏi trong tương quan tổng của thang

94

đo Quan tâm tới môi trường
9

Bảng 3.6 Kết quả kiểm định thước đo các nhân tố Quan tâm tới

95

môi trường, thái độ với môi trường và chuẩn mực chủ quan về tiêu
dùng xanh

10

Bảng 3.7: Bảng phân tích KMO và Bartlett's Test mối quan hệ

96

giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh
11

Bảng 3.8: phân tích tương quan tác động của ý định đến hành vi

96

tiêu dùng xanh (Correlations)
12

Bảng 3.9: Bảng phân tích tương quan Spearman's rho mối quan hệ

96

giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh
13

Bảng 3.10: Bảng phân tích hồi qui tuyến tính các nhân tố ảnh

98

hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh
14


Bảng 3.11 Kết quả hồi quy với ý định TDX là biến phụ thuộc

100

15

Bảng 3.12: Mô tả giá trị trung bình của ý định và hành vi tiêu dùng

100

xanh của phân biệt theo giới tính
16

Bảng 3.13: Hệ số tương quan giữa ý định và hành vi tiêu dùng ở

ii

101


các nhóm giới tính khác nhau
17

Bảng 3.14: Hệ số tương quan giữa ý định và hành vi tiêu dùng ở

101

hai nhóm giới tính nam và nữ (Spearman's rho)
18


Bảng 3.15: Tác động của thu nhập đến mối quan hệ giữa ý định và

103

hành vi tiêu dùng xanh
19

Bảng 4.1: Bảng tóm tắt các chính sách và chương trình thúc đẩy
tiêu dùng xanh ở một số quốc gia trên thế giới

iii

105


PHỤ LỤC
STT TÊN HÌNH

Trang

1

Phụ lục 1: Bảng thống kê các nghiên cứu liên quan

2

Phụ lục 2: Phiếu điều tra sơ bộ

3


Phụ lục 3: Phiếu điều tra chính thức

4

Phụ lục 4: Thông tin của người được điều tra

iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Tiêu dùng xanh hiện đang được xem là xu hướng tiêu dùng của thế kỷ khi môi
trường trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Những cụm
từ như sự nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, tình trạng xâm lấn của nước
biển… thường xuyên được các chính phủ, các tổ chức và người dân nhắc đến
như là một vấn đề đáng quan tâm trong mọi khía cạnh cuộc sống. Trong thập kỷ
qua, rất nhiều nỗ lực đã được đưa vào các chính sách và chương trình nhằm
chuyển đổi thành công cơ cấu công nghiệp và làm quy trình sản xuất sạch và hiệu
quả hơn. Tuy nhiên các doanh nghiệp chỉ có thể làm giảm những tác động đến
môi trường liên quan đến việc sản xuất chứ không giải quyết được các tác động
đến môi trường liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng và thải loại sản phẩm của
người tiêu dùng (Fuchs và Lorek, 2005). Hơn thế nữa, những thay đổi được cho
là cần thiết còn vì các vấn đề kỹ thuật từ phía sản xuất có xu hướng bị các tăng
trưởng trong tiêu dùng vượt qu a (Mont và Plepys, 2008; Throne-Holst và cộng
sự, 2007). Khi người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến môi trường, họ coi
trọng hơn đến hành vi mua thân thiện với môi trường. Chính nhận thức về vấn đề
môi trường của người tiêu dùng dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong quyết định
tiêu dùng.
Hiện nay tiêu dùng xanh càng ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với môi
trường và xã hội vì nó được xem là xu hướng tiêu dùng tiến bộ và tiết kiệm. Việc

sử dụng các sản phẩm xanh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho chính cộng
đồng mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra không gian sống trong lành.
Ngoài ra, tiêu dùng xanh còn là tiêu dùng ưu tiên cho hàng hóa nội địa giúp giảm
chi phí và khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển. Các chuyên gia môi trường
cũng đã xem tiêu dùng xanh như một biện pháp ―giải cứu trái đất‖ trước những
chuyển biến xấu của môi trường sống trên toàn cầu. Do đó xu hướng chung trên
thế giới là khuyến khích tiêu dùng xanh, sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện
với môi trường. tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Tiêu dùng xanh có thể được định nghĩa là việc mua và sử dụng sản phẩm thân
thiện với môi trường mà không gây nguy cơ cho sức khỏe con người và không đe

1


dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên. Tiêu dùng xanh
xuất phát từ mong muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai và
để nâng cao chất lượng sống của chúng ta. Hiện nay, người tiêu dùng trên thế
giới đang dần dần hướng tới các sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường
và coi điều đó như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.
Họ sẵn lòng trả giá cao hơn cho những hàng hóa đã được gắn nhãn mác đạt tiêu
chuẩn sản xuất bền vững. Vì sự quan tâm đối với các sản phẩm xanh đã gia tăng
trên toàn cầu, nhiều công ty đã bắt đầu sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi
trường và thể hiện nỗ lực của công ty trong việc bảo vệ môi trường.
Tiêu dùng xanh hiện đã khá phổ biến ở các nước phát triển và cũng đã có những
bước tiến ban đầu ở các nước đang phát triển khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu
dùng ngày càng tăng. Hầu hết các quốc gia đang phát triển ở Châu Á đã xây
dựng các bộ luật bảo vệ môi trường. Số lượng người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn
cho các sản phẩm sinh thái thân thiện gần đây cho thấy thị trường của các sản
phẩm thân thiện môi trường đang mở rộng (Laroche& cộng sự, 2001).
Tiêu dùng xanh tại Việt Nam cũng đang bắt đầu phát triển, đáp ứng nhu cầu bảo

vệ môi trường và sức khỏe ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam, phù
hợp với định hướng bảo vệ và phát triển môi trường an toàn của Chính phủ.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang gắn liền với sự sụt giảm mạnh về tài nguyên
thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường tiêu dùng và mua
sắm xanh và nâng cao nhận thức về môi trường có thể giúp ngăn chặn tình trạng
này. Tuy nhiên để tạo ra một xu hướng tiêu dùng xanh tại Việt Nam sẽ cần có sự
hỗ trợ từ các cơ quan khác của Nhà nước và quyết tâm đổi mới của các doanh
nghiệp. Người tiêu dùng cũng phải sẵn sàng để mua những sản phẩm xanh.
Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên đề cấp đến tiêu dùng xanh vào tháng 9/2012
trong Chiến lược về tăng trưởng xanh với 3 mục tiêu cụ thể, trong đó mục tiêu
thứ 3 là nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi
trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và
dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh. Để đạt được các
mục tiêu của chiến lược, một trong 3 nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện
gồm có xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Ngoài ra Việt Nam

2


cũng đang xây dựng chương trình phát triển sản phẩm xanh tầm nhìn đến năm
2020.
Trong bối cảnh môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm bẩn đã là một vấn đề đáng báo
động tại Việt Nam, nhiều tổ chức và hộ kinh doanh cá thể bắt đầu có các hoạt
động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xanh trong đó có thực phẩm. Tuy
nhiên quá trình chuyển từ nhận thức đến hành động tiêu dùng xanh của người
tiêu dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan. Thực tế cho
thấy vẫn còn một khoảng cách khá xa giữa ý định mua sản phẩm xanh và hành vi
mua xanh trên thực tế của người tiêu dùng Việt Nam. Nhiều người tiêu dùng Việt
Nam dù ý thức được công dụng của sản phẩm xanh trong đó có thực phẩm và tỏ
ra quan tâm tới môi trường nhưng vì lý do nào đó vẫn chưa có hoặc có hạn chế

những hành vi mua thực tế.
Trong các cuộc tranh luận học thuật và chính sách liên quan đến tác động của
tiêu dùng đến môi trường, tiêu dùng xanh cũng nổi lên như một nhân tố quan
trọng (Catlin & Wang, 2013; Leonidou, Katsikeas, & Morgan, 2013; Peloza et
al., 2013; Trudel & Argo, 2013; White & Simpson, 2013). Các nghiên cứu khảo
sát hành vi tiêu dùng xanh đã được tiến hà. nh tại các nước đã và đang phát triển,
tuy nhiên những nghiên cứu như vậy vẫn còn thiếu ở Việt Nam.
Tính cấp thiết của luận án này được tóm tắt ở các vấn đề nêu dưới đây:
- Tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng kéo theo những hệ lụy như thiên tai,
lũ lụt, bão, nhiệt độ thất thường, tình trạng xâm lấn của nước biển cao đột biến
cùng với tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới hiện đang đặt các doanh nghiệp và người
dân Việt Nam trước yêu cầu phải thay đổi hành vi trong cả sản xuất và tiêu dùng.
Một số sự kiện lớn gần đây liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường và sức
khỏe con người như sự kiện cá chết vũng Áng, không khí ở Hà Nội ô nhiễm, vấn
đề an toàn thực phẩm đang làm cho chủ đề tiêu dùng xanh trở nên nóng hơn bao
giờ hết ở Việt Nam.
- Hiện nay tiêu dùng xanh ở Việt Nam vẫn còn là một khái niệm tương đối mới,
số lượng sản phẩm được cấp nhãn xanh rất hạn chế và số lượng tiêu thụ sản
phẩm xanh không cao, mặc dù nhiều người tiêu dùng Việt Nam có thái độ tốt đối

3


với môi trường hoặc cao hơn nữa là có ý định tiêu dùng xanh tuy nhiên vì một lý
do nào đó hành vi tiêu dùng xanh thực tế vẫn còn hạn chế.
- Mặc dù ở các quốc gia khác, nhiều mô hình nghiên cứu đã được sử dụng để
nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh. Tại Việt Nam, mặc dù tiêu dùng xanh đã bắt
đầu được chú trọng tuy nhiên nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đến
tiêu dùng xanh còn hạn chế. Hiện nay ở Việt Nam chỉ có một số ít các nghiên
cứu liên quan đến hành vi tiêu dùng xanh là ―Mô hình giả định các yếu tố ảnh

hưởng đến tiêu dùng xanh‖ của nhóm nghiên cứu TS. Vũ Anh Dũng&Nguyễn
Thu Huyền& Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2012), Cơ sở hạ tầng logistics với việc
thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp (Vũ Anh Dũng, 2015), Các yếu
tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh: Trường hợp sinh viên Đà Nẵng (Trần
Triệu Khải, 2015), Ý định tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trẻ:
vai trò của niềm tin (Nguyễn Kim Nam, 2015), Yếu tố tác động ý định tiêu dùng
sản phẩm điện máy xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh – tiếp
cận theo lý thuyết hành vi dự định TPB (Nguyễn Bích Ngọc và các cộng sự,
2015)
Những nghiên cứu liên quan đến hành vi tiêu dùng xanh thường phức tạp và chứa
nhiều lớp lý thuyết liên quan bao gồm cả kiến thức marketing (hành vi tiêu dùng)
và cả vấn đề tâm lý học, vấn đề nhân khẩu học… cho nên đòi hỏi một nền tảng lý
thuyết sâu rộng để áp dụng cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng mục đích và
phạm vi nghiên cứu. Các câu hỏi và nghiên cứu liên quan đến hành vi người tiêu
dùng đòi hỏi chi tiết hơn đặc biệt là với khách hàng tiêu dùng xanh được xem là
những người có thu nhập cao và có trí thức (theo Viện quốc tế về phát triển bền
vững, trong cuốn hướng dẫn toàn cầu - International Institute for Sustainable
Development: A global guide (2013) về đối tượng có nhiều khả năng là khách
hàng của sản phẩm xanh),
- Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã chỉ ra được mối quan hệ
giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh, tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại rất khác
nhau: trong một số nghiên cứu ý định mua tạo ra sự sẵn lòng mua sắm - khi
những người tiêu dùng sẵn lòng mua một số sản phẩm, ý định mua càng cao thì
khả năng mua càng lớn (Dod, 2001) trong khi đó ở các nghiên cứu khác kết quả

4


lại cho thấy rất nhiều người có ý định nhưng thất bại khi hành động thực sự.
Theo Ajzen (1991), hành vi có thể được quyết định bởi ý định với mức chính xác

đáng kể. Nhiều nghiên cứu cũng đưa ra quan điểm như trên (Ajzen & Fbein,
1980 ; Steppard, Hartwick & Warshaw, 1988). Trái lại, trong một nghiên cứu về
hành vi sử dụng công nghệ thông tin, Venkatesh & cộng sự chỉ ra rằng mối tương
quan giữa ý định và hành vi nhất thời chỉ có giá trị nhỏ đến trung bình. Tuy nhiên
trong tiêu dùng xanh, các nghiên cứu của Straughan, Robert & J.A (1999) cho
thấy một người với hành vi sinh thái tích cực sẽ thích mua những sản phẩm xanh
thường xuyên hơn. Đến Chan (2001), Beckford (2010), Nguyễn Thu Huyền &
Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2012) và Kumar (2012), đã tiến hành nghiên cứu, kiểm
định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh, và cùng đưa ra
kết luận ý định hành vi có ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện hành vi tiêu
dùng xanh đã được xác định trước.
Rylander&Allen trong các nghiên cứu của mình cho rằng rằng sở dĩ có tình trạng
như vậy là mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh bị tác động bởi
nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài.
- Để giải thích hành vi tiêu dùng xanh, các lý thuyết khác nhau đã được sử dụng,
điển hình bao gồm lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen Icek và Martin Fishbein,
1980) và phiên bản ―cập nhật‖ là lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen Icek,
1991), lý thuyết tổng quát về đạo đức marketing (Hunt Shelby D. và Scott J.
Vitell, 1986), hay lý thuyết về mức độ liên quan (Zaichkowsky Judith L.,
1985),... Chẳng hạn, dựa trên lý thuyết tổng quát về đạo đức marketing, nghiên
cứu của Chan và cộng sự (2001) lý giải ý định sử dụng túi mua hàng của cá nhân
người tiêu dùng thay vì sử dụng túi ni lông siêu thị (ý định tiêu dùng xanh) từ các
đánh giá đúng sai, đánh giá kết quả lợi ích chi phí, và đánh giá chấp nhận về đạo
đức. Cũng trong nghiên cứu này, lý thuyết về mức độ liên quan đã được vận
dụng để giải thích quan hệ điều tiết của mức độ liên quan của hành vi lên mối
quan hệ giữa đánh giá chấp nhận về đạo đức và ý định tiêu dùng xanh. Tuy
nhiên, phần lớn các nghiên cứu khác trong lĩnh vực này áp dụng lý thuyết hành vi
có kế hoạch hoặc hành vi hợp lý (ví dụ: Wu Shwu-Ing và Jia-Yi Chen, 2014)

5



hoặc tập trung vào một yếu tố nào đó trong lý thuyết này (ví dụ: Chen Shijing,
2010).
Dưới góc nhìn của lý thuyết hành vi hợp lý hay hành vi có kế hoạch, các nghiên
cứu về tiêu dùng xanh thường rơi vào một trong ba nhóm chính. Nhóm một tập
trung giải thích ý định tiêu dùng xanh (vd: Gleim Mark R. và cộng sự, 2013;
Wen Ling-Yu Melody và Shang-Hui Li, 2013). Nhóm hai chỉ tập trung giải thích
hành vi tiêu dùng xanh (không thông qua ý định) (vd: Kelkar Mayuresh và cộng
sự, 2014; Lan Shu-Hui và Tzu-Chun Sheng, 2014). Một số nghiên cứu ở nhóm
ba gần đây đã áp dụng đầy đủ các yếu tố trong lý thuyết hành vi hợp lý và kiểm
tra mối quan hệ của các yếu tố tới hành vi thông qua ý định tiêu dùng sản phẩm
xanh (vd: Wu Shwu-Ing và Jia-Yi Chen, 2014; Nguyễn Vũ Hùng và cộng sự,
2015).
Tuy nhiên, ngầm định trong hầu hết các nghiên cứu trên là coi ý định và hành vi
là một hoặc nếu có khác biệt thì mối quan hệ giữa chúng cũng rất chặt chẽ. Ngầm
định này có thể tạo ra một số hệ lụy. Thứ nhất, khi ý định và hành vi là một hoặc
quan hệ rất chặt chẽ sẽ khó giúp giải thích tại sao người tiêu dùng có thái độ rất
tích cực về bảo vệ môi trường hay tiêu dùng sản phẩm xanh và vì vậy có ý định
tiêu dùng sản phẩm xanh nhưng lại chưa chắc đã thực hiện hành vi mua sản
phẩm xanh (Ip Y. K., 2003; Nguyễn Vũ Hùng và cộng sự, 2015). Thứ hai, mặc
định về ý định và hành vi như vậy sẽ khiến chúng ta bỏ qua các yếu tố điều kiện
quan trọng giúp thúc đẩy, chuyển hóa từ ý định thành hành vi. Trên thực tế, tổng
kết kết quả nghiên cứu thực nghiệm với lý thuyết hành vi hợp lý của Ajzen và
Fishbein (2005) cũng đã đề cập đến sự không thống nhất giữa ý định và hành vi
trong nhiều lĩnh vực tiêu dùng khác nhau. Nghiên cứu này vì vậy sẽ bổ sung vào
hệ thống lý thuyết hiện tại bằng việc xem xét vai trò điều tiết của một số biến lên
mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài này góp phần trả lời cho câu hỏi tại sao nhiều người tiêu dùng dù có ý định
nhưng không có hành vi tiêu dùng xanh. Trên thực tế, quan hệ tương quan giữa ý
định và hành vi nói chung trong nhiều nghiên cứu khác nhau là khá khá cao,

6


trung bình ở mức 0.53 (Sheeran P., 2002). Tuy nhiên, vẫn luôn tồn tại khoảng
cách giữa ý định và hành vi, một vấn đề đã được các nhà lý thuyết hành vi người
tiêu dùng đúc kết gọi là ―sự không thống nhất theo nghĩa đen‖: nói và làm không
đi đôi với nhau, (Ajzen Icek và Martin Fishbein, 2005). Vì vậy, luận án này
nhằm giải thích một số nhân tố có thể thúc đẩy hay cản trở mối quan hệ từ ý định
tới hành vi tiêu dùng xanh.
Thông qua việc tìm ra các nhân tố có thể thúc đẩy hoặc cản trở mối quan hệ giữa
ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam, luận án đề xuất
cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp các công cụ để
thúc đẩy người tiêu dùng Việt Nam biến ý định thành hành vi tiêu dùng xanh
thực tế.
2.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu:
 Nghiên cứu tài liệu và xây dựng khung phân tích định các nhân tố ảnh
hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh (các nhân tố
có thể làm mạnh lên hay yếu đi tác động của ý định đến hành vi tiêu dùng
xanh của người Việt Nam)
 Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này tới mối quan hệ giữa ý
định và hành vi tiêu dùng xanh
 Mô tả thực trạng hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam
 Khuyến nghị cho các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp các chính
sách nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh ở Việt Nam,
 Đề xuất cho các nghiên cứu các định hướng nghiên cứu tiếp theo trong
lĩnh vực tiêu dùng xanh.

3. Các câu hỏi nghiên cứu:
Luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu về các nhân tố có thể tác động tới mối
quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam cụ
thể như sau:
- Ý định tác động thế nào đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng xanh
Việt Nam?
- Thực trạng tiêu dùng xanh và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt
Nam?

7


- Những nhân tố nào tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng
xanh hay những nhân tố nào có thể làm mạnh lên hay yếu đi ảnh hưởng của ý
định đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam?
- Mức độ tác động của các nhân tố này tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi
tiêu dùng xanh của người Việt Nam?
- Các giải pháp nào doanh nghiệp và chính phủ có thể sử dụng để thúc đẩy người
tiêu dùng chuyển từ ý định sang hành vi tiêu dùng xanh thực tế?
- Giải pháp nào người tiêu dùng có thể thực hiện để là người tiêu dùng thông
minh?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và
hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam;
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Điều tra được thực hiện chủ yếu tại Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh là hai thành phố lớn của Việt Nam, tập trung đông dân, có sức mua nói
chung và sức mua sản phẩm xanh nói riêng lớn nhất của cả nước
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực hiện trong khoảng thời gian từ 20132018, thời gian triển khai điều tra: tháng 2-4 năm 2016

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng theo
chiều từ ý định tới hành vi tiêu dùng (tác động của ý định đến hành vi tiêu dùng
xanh)
+ Hành vi tiêu dùng xanh là hành vi mua và sử dụng các sản phẩm không gây hại
cho môi trường hoặc sức khỏe con người.
5. Những đóng góp của luận án
Thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất xanh là ưu tiên chính sách phát triển kinh tế bền
vững. Nghiên cứu này đứng từ góc độ của người tiêu dùng để chỉ ra hai yếu tố
điều kiện quan trọng có thể thúc đẩy mối quan hệ từ ý định tới hành vi tiêu dùng
xanh. Đó là sự sẵn có của sản phẩm xanh và nhận thức về hiệu quả của hành tiêu
dùng xanh. Áp dụng khung lý thuyết hành vi hợp lý của Ajzen và Fisbein, kết

8


quả nghiên cứu dựa trên mẫu khảo sát của 468 người tiêu dùng ở hai thành phố
lớn của Việt Nam cho thấy sự tồn tại của các mối quan hệ điều tiết như giả
thuyết. Kết quả nghiên cứu vì vậy có những đóng góp về lý luận và thực tiễn về
hành vi tiêu dùng nói chung và tiêu dùng xanh nói riêng.
Một số lưu ý về kết quả nghiên cứu cũng được đưa ra dành cho các nghiên cứu
tiếp theo.
5.1 Về mặt lý thuyết:
- Về lý thuyết, kết quả nghiên cứu đóng góp vào hệ thống các nghiên cứu về
khoảng cách giữa ý định và hành vi. Cụ thể, nghiên cứu này chứng thực hai yếu
tố điều kiện có thể thu hẹp khoảng cách từ ý định tới hành vi. Riêng với các
nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh, kết quả này phần nào giúp giải thích tại
sao khoảng cách từ thái độ (qua ý định) đến hành vi tiêu dùng xanh thực tế của
người tiêu dùng là tồn tại. Như vậy Luận án đã trả lời được các câu hỏi nghiên
cứu quan trọng như: những nhân tố nào tác động tới mối quan hệ giữa ý định và

hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam? Mức độ tác động của các
nhân tố này tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh Việt Nam?
- Luận án nêu được một số mô hình nghiên cứu từ tổng hợp các nghiên cứu có
liên quan, xây dựng thang đo và kiểm định độ tin cậy của thang đo. Luận án cũng
đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận theo các vấn đề chính như: hệ thống hóa một
số khái niệm liên quan đến tiêu dùng xanh, tổng quan được các mô hình và
phương pháp liên quan,
- Kết quả Nghiên cứu bổ sung cho nguồn dữ liệu tham khảo về tiêu dùng xanh tại
Việt Nam, kết quả khảo sát về tiêu dùng xanh ở một số thành phố lớn tại Việt
Nam trong nghiên cứu này có thể là một nguồn dữ liệu tốt, có tính chất tham
khảo và bổ sung, giúp các nhà hoạch định chính sách định hướng tốt hơn về tiêu
dùng xanh: Trong khi một số nghiên cứu khảo sát hành vi tiêu dùng xanh đã
được tiến hành tại các nước đã và đang phát triển, những nghiên cứu như vậy vẫn
còn thiếu ở Việt Nam. Trên trang web Science@Direct tìm kiếm với từ khóa tiêu
dùng xanh (green consumer behavior) cho kết quả là 42.222 nghiên cứu liên
quan; trên dữ liệu của ProQuest Central có 102.142 nghiên cứu liên quan. Tuy
nhiên cũng với từ khóa này trong kho tài liệu KH&CN Việt Nam, do Cục Thông

9


tin KH&CN Quốc gia xây dựng từ năm 1987 và Cơ sở dữ liệu thư mục lớn nhất
Việt Nam về các báo cáo kết quả của các đề tài nghiên cứu KH&CN các cấp
đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia thì hiện nay chỉ có 1
nghiên cứu liên quan duy nhất đến hành vi tiêu dùng xanh là ―Mô hình giả định
các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng xanh‖ của nhóm nghiên cứu TS. Vũ Anh
Dũng&Nguyễn Thu Huyền& Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2012). Các nghiên cứu
trước đây về các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu
dùng chưa dựa trên một lý thuyết lớn nền tảng và chưa thực sự kiểm định được
các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng vì vậy sẽ

là không đầy đủ và đảm bảo tính toàn vẹn trong nghiên cứu.
5.2 Về mặt thực tiễn:
Thúc đẩy tiêu dùng xanh có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn phát triển kinh tế
bền vững. Luận án đã đề xuất được một số giải pháp hợp lý, dựa trên bằng chứng
nghiên cứu nghiêm túc nhằm thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh thực tế. Luận án đã
đề xuất được một số giải pháp hợp lý, dựa trên bằng chứng nghiên cứu nghiêm
túc nhằm thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh thực tế. Các giải pháp nếu được thực
thi có thể có hiệu quả thiết thực, giảm thiểu lãnh phí trong các chương trình chính
sách kinh tế có liên quan. Luận án đã chỉ ra được các nhân tố tác động tích cực
cũng như các nhân tố có thể cản trở mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng
xanh từ đó đề xuất cho các các doanh nghiệp các công cụ để thúc đẩy mối quan
hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh, góp phần tạo ra môi trường thuận lợi
để người tiêu dùng có hành vi thực tế thay vì chỉ có ý định hoặc có thái độ tốt với
tiêu dùng xanh.
Nghiên cứu này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các sách lược
phù hợp để thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh. Cụ thể, hai yếu tố quan trọng cần
thúc đẩy như được gợi ý từ nghiên cứu này là đẩy mạnh sự sẵn có của sản phẩm
xanh thông qua các kênh bán hàng (ví dụ như thông qua sự tăng cường hiện diện,
trưng bày, nhãn mác, thiết lập các kênh bán hàng ở các cửa hàng nhỏ, tiện ích…)
và tăng cường nhận thức về khả năng đạt được mục tiêu của các cá nhân trong
việc thực hiện hành vi tiêu dùng xanh (ví dụ như thông qua tuyên truyền về sự

10


hiệu quả của tiêu dùng xanh trong việc nâng cao chất lượng môi trường sống,
đảm bảo sản phẩm xanh là xanh thật hoặc có chất lượng như chứng nhận,…).
Khách hàng là nhân tố quyết định thành công của doanh nghiệp, thông qua làm
hài lòng khách hàng doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu lợi nhuận của mình.
Để tìm hiểu được và thõa mãn được nhu cầu mong muốn của khách hàng, doanh

nghiệp phải hiểu biết về khách hàng. Các doanh nghiệp nghiên cứu hành vi của
người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu sở thích thói quen của họ để xây
dựng các chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm dịch vụ
của mình. Một số câu hỏi mà các doanh nghiệp cần phải có câu trả lời liên quan
tới người tiêu dùng thông thường là: Họ là ai? - Họ muốn gì? - Tại sao lại mua
sản phẩm dịch vụ đó? - Tại sao họ mua nhãn hiệu đó? - Họ mua như thế nào ở
đâu và mức độ mua ra sao?
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, doanh nghiệp chỉ có thể đạt
được thành công bền vững, khi doanh nghiệp có thể nắm rõ nhu cầu, hành vi của
khách hành.
Những câu hỏi liên quan đến hành vi người tiêu dùng đòi hỏi chi tiết hơn đặc biệt
là với khách hàng tiêu dùng xanh được xem là những người có thu nhập cao và
có trí thức (theo Viện quốc tế về phát triển bền vững, trong cuốn hướng dẫn toàn
cầu - International Institute for Sustainable Development: A global guide (2013)
về đối tượng có nhiều khả năng là khách hàng của sản phẩm xanh)
Ngày nay, các doanh nghiệp nghiên cứu hành vi vủa người tiêu dùng với mục
đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ. Cụ thể là xem người tiêu dùng
muốn mua gì, tại sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ lại mua nhãn
hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào và mức độ mua ra sao để xây
dựng các chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm sản phẩm,
dịch vụ của mình. Trong môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt, để có thể tồn
tại và phát triển các doanh nghiệp đều cần có những chiến lược marketing phù
hợp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Hơn thế nữa đối với các doanh
nghiệp, người tiêu dùng chỉ quan tâm tới môi trường hay chỉ có ý định mua thì
chưa đủ. Điều quan trọng là khách hàng có mua hàng hay không. Và để tiêu thụ
được các sản phẩm xanh, trước khi có các chương trình quảng bá để tuyên

11



truyền, giáo dục để tạo ra ý định mua, các doanh nghiệp cũng cần nắm rõ các
nhân tố có thể tác động tới tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng
nhằm chuẩn bị cho các điều kiện để hành vi tiêu dùng xanh diễn ra.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu mô tả ngắn gọn tính cấp thiết, mục tiêu, các câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như những dự kiến những đóng góp
của luận án, Luận án gồm có 4 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan các nhân tố tác động tới mối quan hệ
giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh. Chương này trình bày một số khái niệm
liên quan đến tiêu dùng xanh, đồng thời tổng quan các nghiên cứu liên quan đến
hành vi tiêu dùng xanh, mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh cũng
như các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng
xanh và kinh nghiệm tiêu dùng xanh của các quốc gia khác. Trong chương 1,
Khoảng trống nghiên cứu được được đưa ra để từ đó đề xuất hướng nghiên cứu
cũng như mô hình nghiên cứu của luận án.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chương này trình bày rõ 3 nội dung: Qui
trình nghiên cứu, Phương pháp thu thập dữ liệu và Phương pháp phân tích dữ liệu
thu thập được
Chƣơng 3: Thực trạng tiêu dùng xanh và các nhân tố ảnh hƣởng tới mối
quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của ngƣời tiêu dùng Việt
Nam. Chương 3 này trình bày thực trạng tiêu dùng xanh và hành vi tiêu dùng
xanh ở Việt Nam dựa vào kết quả phân tích định tính và định lượng. Chương 3
cũng tập trung phân tích các nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và
hành vi tiêu dùng xanh.
Chƣơng 4: Kết luận và kiến nghị là chương cuối cùng của luận án. Chương
này, NCS so sánh và thảo luận thêm về các kết quả phân tích trước khi các kiến
nghị được đưa ra ở phần cuối của chương.

12



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý
ĐỊNH VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH
1.1 Cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng xanh
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến tiêu dùng xanh
- Sản phẩm xanh:
Sản phẩm xanh (sản phẩm sinh thái hay sản phẩm thân thiện với môi trường)
được nhiều nhà nghiên cứu xây dựng định nghĩa, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có
một định nghĩa thống nhất. Terra Choice (2010) định nghĩa sản phẩm xanh là sản
phẩm cung cấp một lợi ích môi trường, Shamdasamin & cộng sự (1993) định
nghĩa sản phẩm xanh là sản phẩm không gây ô nhiễm cho Trái đất hoặc tổn hại
tài nguyên thiên nhiên và có thể tái chế, bảo tồn. Elkington&Makower (1988) và
Wasik (1996) cho rằng một sản phẩm có chất liệu hoặc bao bì ít tác động tới môi
trường cũng có thể được xem là một sản phẩm xanh.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, sản phẩm xanh được xem xét là các sản phẩm
ngăn chặn, giảm, hạn chế hoặc cải thiện ảnh hưởng tới môi trường nước, không
khí và đất và các sản phẩm không gây hại hoặc tốt cho sức khỏe cộng đồng
- Nhãn sinh thái/nhãn xanh:
Nhãn sinh thái (hay còn gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường) có thể được hiểu là
các nhãn mác của sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về
sự thân thiện với môi trường hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại; là sự
công bố bằng lời hoặc ký hiệu hay sơ đồ nhằm chỉ rõ các thuộc tinh môi trường
của sản phẩm và dịch vụ, trong đó xác định lợi ích tổng thể về môi trường của
một sản phẩm hoặc dịch vụ trong một phạm vi cụ thể.
Theo thống kê của các doanh nghiệp, Trung Quốc hiện nay có hơn 500 sản phẩm
được gắn nhãn xanh. Dựa vào chức năng bảo vệ môi trường, các sản phẩm
này được chia làm 6 loại:Các sản phẩm có thể giúp Trung Quốc đáp ứng được
cam kết của Trung Quốc trong các hội nghị quốc tế về bảo vệ môi trường (Hội
nghị bảo về tầng Ozone - Montreal Protocol on Substances That Deplete the

Ozone Layer), các sản phẩm có thể tái sử dụng, các sản phẩm không hoặc ít gây
hại môi trường, các sản phẩm cải thiện môi trường trong các căn hộ, sản phẩm tốt

13


hoặc không gây hại cho sức khỏe, các sản phẩm có thể tăng cường hiệu quả các
nguồn lực và năng lượng như bóng đèn, máy tính, tủ lạnh, điều
hòa… (China.org.cn 12 tháng 9, 2007)
- Tiêu dùng xanh
Khái niệm tiêu dùng xanh lần đầu tiên được nhắc đến năm 1970 (Peattie, 2010)
và từ đó nhiều nghiên cứu đã mở rộng khái niệm này. Cho đến nay tiêu dùng
xanh vẫn được định nghĩa bằng nhiều cách.
Sisira (2011), Mansvelt&Robbins (2011) đưa ra định nghĩa khá toàn diện về tiêu
dùng xanh với quan điểm là một quá trình thông qua những hành vi xã hội như:
Mua các loại thực phẩm sinh học, tái chế, tái sử dụng, hạn chế dùng thừa và sử
dụng hệ thống giao thông thân thiện. Alfredsson (2004) giải thích rằng tiêu dùng
xanh liên quan đến những chỉ số khoa học về sử dụng năng lượng và thải khí
CO2. Theo Carriga (2004), mua sản phẩm thân thiện với môi trường được gọi là
tiêu dùng xanh. Theo người Trung Quốc, tiêu dùng xanh là một khái niệm với 3
áp dụng. Dưới khái niệm này, mọi người được khuyến khích để chọn các sản
phẩm xanh không gây ô nhiễm môi trường và tốt cho sức khỏe cộng đồng, rác
thải được xử lý đặc biệt để không gây ô nhiễm môi trường và hiểu biết của xã hội
về tiêu dùng làm tăng nhận thức của xã hội về một lối sống khỏe mạnh, bảo vệ
môi trường và tiết kiệm năng lượng trong nỗ lực để có được một cuộc sống thoải
mái hơn. Mục đích cuối cùng là đạt được tiêu dùng bền vững của đất nước.
Trên thế giới hiện nay chưa có sự thống nhất trong định nghĩa về tiêu
dùng xanh. Tùy thuộc vào đối tượng, mục đích thuộc các lĩnh vực khác nhau mà
cách tiếp cận khái niệm này cũng khác. Trong khoa học tự nhiên, E.C Alfredsson
(2004) giải thích tiêu dùng xanh có liên qua đến các dấu hiệu khoa học như sử

dụng năng lượng và phát thải khí Cacbon. Theo Carriga (2004), việc mua các sản
phẩm thân thiện với môi trường là tiêu dùng xanh. Trong khi đó, Harrison
Newhol & Shaw (2005) cho rằng tiêu dùng xanh không những là tiêu dùng ít đi
mà còn là tiêu dùng hiệu quả hơn. Cụ thể trong sự hiệu quả nêu trên, khái niệm
do Petkus, Jr (1991) đưa ra là, tiêu dùng xanh thể hiện trách nhiệm đối với việc
bảo vệ môi trường thông qua việc lựa chọn các sản thẩm thân thiện môi trường,
có cách tiêu dùng và xử lý rác thải hợp lý. Cũng đưa trách nhiệm của người tiêu

14


×