Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Tự do hóa thương mại trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và tác động tới thương mại quốc tế của việt nam (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 192 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
==================

Bùi Hồng Cƣờng

TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI
TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
(AEC) VÀ TÁC ĐỘNG TỚI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ

Hà Nội, 12. 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
==================

Bùi Hồng Cƣờng

TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI TRONG KHUÔN KHỔ
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ TÁC ĐỘNG TỚI
THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SỸ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. CHU ĐỨC DŨNG
2. TS. NGUYỄN ANH THU

Hà Nội, 12. 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sĩ “Tự do hóa thương mại trong khuôn
khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và tác đ ộng tới thương mại quốc tế
của Viê ̣t Nam ” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các kết quả
trình bày trong luận án là trung thực, chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên./.

Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2016

Nghiên cứu sinh

Bùi Hồng Cƣờng


LỜI CÁM ƠN
Luận án này đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Chu Đức Dũng
và TS. Nguyễn Anh Thu. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc các thầy, cô giáo

hƣớng dẫn, những ngƣời luôn chỉ dẫn cho tôi những ý tƣởng và phƣơng pháp
nghiên cứu phù hợp với mục đích và yêu cầu của Luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Lãnh đạo
Khoa KT&KDQT, cùng cán bộ, giảng viên và chuyên viên Trƣờng Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, quan tâm,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án.
Xin trân trọng cám ơn các chuyên gia nghiên cứu, các cán bộ, chuyên
viên Bộ Công thƣơng, viện Kinh tế và Chính trị thế giới, viện nghiên cứu
Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu thƣơng mại, cùng các nhà khoa học ngoài
Trƣờng đã có những góp ý quý báu để tôi hoàn thiện luận án.
Tất cả sự giúp đỡ nêu trên, tôi sẽ ghi nhớ và luôn trân trọng mang theo
trong suốt quá trình học tập, công tác và nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Nghiên cứu sinh

Bùi Hồng Cƣờng


MỤC LỤC
BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. iv
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU...............8
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..........................................................8
1.1. Nội dung tổng quan ...................................................................................8

1.1.1. Các nghiên cứu về đ ặc điểm, vai trò và xu hướng của tự do hóa
thương mại .......................................................................................................8
1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại ..................... 11
1.1.3. Các nghiên cứu về tự hóa thương mại trong ASEAN/AEC................. 18
1.1.4. Các nghiên cứu về quan điểm , chính sách tự do hóa thương mại của
Viê ̣t Nam trong quá trình tham gia AEC ....................................................... 24
1.2. Nhâ ̣n xét, đánh giá về các công trình nghiên cƣ́u đã đƣơ ̣c tổ ng quan ... 28
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TH ỰC TIẾN CỦA TỰ DO HÓA
THƢƠNG MẠI TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ
TÁC ĐỘNG TỚI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ............................................. 30
2.1. Khái niệm và bản chất của tự do hóa thƣơng mại.................................. 30
2.1.1. Khái niệm tự do hóa thương mại ........................................................ 30
2.1.2. Bản chất của tự do hóa thương mại .................................................... 33
2.2. Một số lý thuyết về tự do hóa thƣơng mại ............................................. 34
2.2.1. Lý thuyết cổ điển về tự do hóa thương mại ......................................... 35
2.2.2. Các lý thuyết hiện đại về tự do hóa thương mại ................................. 41
2.3. Tính tất yếu và xu hƣớng của tự do hóa thƣơng mại ............................. 49
2.3.1. Tính tất yếu của tự do hóa thương mại ............................................... 49
2.3.2. Các xu hướng của tự do hóa thương mại............................................ 52
2.4. Nội dung, lộ trình và công cụ pháp lý thực hiện tự do hoá thƣơng mại 56
2.4.1. Nội dung của tự do hóa thương mại ................................................... 56


2.4.2. Lộ trình thực hiện tự do hoá thương mại ............................................ 59
2.4.3. Các công cụ pháp lý thực hiện tự do hóa thương mại ........................ 60
2.5. Tác động của tự do hoá thƣơng mại tới hoạt động xuất khẩu................ 61
2.5.1. Tác động tới kim ngạch xuất khẩu ...................................................... 61
2.5.2. Tác động tới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ............................................ 63
2.5.3. Tác động tới thị trường xuất khẩu ...................................................... 64
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U .......................................... 66

3.1. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u đinh
̣ tính ........................................................ 66
3.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp....................................................... 66
3.1.2. Phương pháp thống kê ........................................................................ 67
3.1.3. Phương pháp so sánh .......................................................................... 67
3.1.4. Phương pháp kế thừa .......................................................................... 68
3.2. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u đinh
̣ lƣơ ̣ng ..................................................... 68
3.2.1. Một số mô hình định lượng được sử dụng trong nghiên cứu về thương
mại quốc tế .................................................................................................... 68
3.2.2. Lựa chọn mô hình phân tích ............................................................... 78
CHƢƠNG 4. TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI TRONG CỘNG ĐỒNG KINH
TẾ ASEAN (AEC) VÀ NHỮNG CAM KẾT CỦA VIỆT NAM ................ 80
4.1. Khái quát về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) .................................. 80
4.1.1.Sơ lược quá trình hình thành AEC ....................................................... 80
4.1.2. Một số đặc trưng cơ bản của AEC ...................................................... 81
4.2. Nội dung tự do hóa thƣơng mại trong AEC ........................................... 85
4.2.1. Tự do hóa thương mại hàng hóa trong AEC ...................................... 85
4.2.2. Tự do hóa thương mại dịch vụ trong AEC .......................................... 95
4.3. So sánh phạm vi và mức độ tự do hóa của AEC và WTO..................... 96
4.3.1. Điểm giống nhau ................................................................................. 96
4.3.2. Điểm khác nhau................................................................................... 98
4.4. Thực hiện cam kết về tự do hóa thƣơng mại hàng hóa của Việt Nam 101
4.4.1. Về nội dung tự do hóa thương mại.................................................... 101
4.4.2. Về lộ trình thực hiện .......................................................................... 102
4.4.3. Về các văn bản pháp lý triển khai tự do hóa thương mại ................. 102


CHƢƠNG 5. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƢƠNG
MẠI TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN TỚI XUẤT KHẨU HÀNG

HÓA CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH............... 104
5.1. Khái quát tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang ASEAN 104
5.1.1. Về kim ngạch xuất khẩu .................................................................... 104
5.1.2. Về cán cân thương mại...................................................................... 106
5.1.3. Về thứ hạng và tỷ trọng ..................................................................... 107
5.1.4. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu .......................................................... 108
5.2. Đánh giá tác động của tự do hóa thƣơng mại trong ASEAN tới xuất
khẩu của Việt Nam ...................................................................................... 109
5.2.1. Phân tích định lượng ......................................................................... 109
5.2.2. Phân tích định tính ............................................................................ 140
5.3. Một số hàm ý đối với Việt Nam khi thực hiện tự do hóa thƣơng mại của
ASEAN/AEC .............................................................................................. 148
5.3.1. Về phía Nhà nước .............................................................................. 148
5.3.2. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam ................................................. 152
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 161
I. Tài liê ̣u tiế ng Viê ̣t..................................................................................... 161
II. Tài liê ̣u tiế ng Anh ................................................................................... 164


BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AEC
ASEAN
ATIGA
AFTA
AFAS

Tiếng Anh


Tiếng Việt

ASEAN Economic

Cộng đồng kinh tế ASEAN

Community
Association of South East
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Asean trade in goods

Hiệp định thƣơng mại hàng hóa

agreement

ASEAN

Asean Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do Asean

ASEAN Framework

Hiệp định khung ASEAN về dịch

Agreement on Services


vụ

Agreement on
AIGA

encouragement and

Hiệp định khuyến khích và bảo hộ

protection of investment

đầu tƣ ASEAN

ASEAN
AIA
ACIA

Agreement on the ASEAN

Hiệp định khung về khu vực đầu tƣ

Investment Area

ASEAN

Asean Comprehensive

Hiệp định đầu tƣ toàn diện ASEAN

Investment Agreement


ASW

Asean single window

Một cửa ASEAN

ATR

Asean trade repository

Cơ sở dữ liệu thƣơng mại ASEAN

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thƣơng mại tự do

Agreement preferential
CEPT

Hiệp định chƣơng trình thuế quan

tariff programs Common

ƣu đãi có hiệu lực chung

Effective


i


EU
NAFTA
GDP
GATS
ODA

European Union

Liên minh châu âu

North American Free Trade
Agreement

Khu vực thƣơng mại tự do Bắc Mỹ

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

General Agreement on

Hiệp định chung về thƣơng mại

Trade in Services

dịch vụ


Official Development

Hỗ trợ phát triển chính thức

Assistance

TMQT

Thƣơng mại quốc tế

TMHH

Thƣơng mại hàng hóa

XNK
WB
WTO

Xuất nhập khẩu
World bank

Ngân hàng thế giới

World Trade Organization

Tổ chức thƣơng mại thế giới

ii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 5.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nƣớc ASEAN ..... 104
Bảng 5.2. Kim ngạch xuất khẩu 9 nhóm mặt hàng của Việt Nam sang AEC và
5 nƣớc ngoài AEC năm 2014 ........................................................................ 105
Bảng 5.3: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của
Việt Nam theo châu lục, thị trƣờng/khối thị trƣờng năm 2015 .................... 107
Bảng 5.4. Chỉ số lợi thế cạnh tranh hiện hữu (RCA) của mặt hàng cà phê,
chè, chè Paragoay, các loại gia vị trong AEC ............................................... 115
Bảng 5.5. Chỉ số lợi thế cạnh tranh hiện hữu (RCA) của mặt hàng chế phẩm
từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh trong AEC ....................... 118
Bảng 5.6. Chỉ số lợi thế cạnh tranh hiện hữu (RCA) của nhiên liệu khoáng
sản, dầu & sản phẩm từ khoáng sản và hóa dầu trong AEC ......................... 121
Bảng 5.7. Chỉ số lợi thế cạnh tranh hiện hữu (RCA) của nhựa và các sản phẩm
từ nhựa trong AEC ........................................................................................ 123
Bảng 5.8. Chỉ số lợi thế cạnh tranh hiện hữu (RCA) của sắt, thép trong AEC ....126
Bảng 5.9. Chỉ số lợi thế cạnh tranh hiện hữu (RCA) của nồi hơi, máy và trang
thiết bị cơ khí trong AEC .............................................................................. 129
Bảng 5.10. Chỉ số lợi thế cạnh tranh hiện hữu (RCA) của các thiết bị điện và
điện tử trong AEC ......................................................................................... 132
Bảng 5.11. Chỉ số lợi thế cạnh tranh hiện hữu (RCA) của các phƣơng tiện cơ
giới ngoài tàu, tàu điện trong AEC ............................................................... 135
Bảng 5.12. Chỉ số lợi thế cạnh tranh hiện hữu (RCA) của đồ nội thất; đèn;
biển hiệu; các cấu kiện nhà lắp ghép trong AEC .......................................... 138

iii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 5.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thƣơng mại Việt
Nam – ASEAN giai đoạn 2010-2015 (tỷ USD)........................................... 106

Biểu đồ 5.2: Cơ cấu giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 theo thị
trƣờng, khối thị trƣờng (%) ........................................................................... 108
Biểu đồ 5.3. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN (2010 - 2015). 143

iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đƣợc thành lập vào ngày 8/8/1967,
hiện tại gồm 10 quốc gia, trong đó có Việt Nam với mục tiêu nhằm thiết lập
một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các nƣớc trong khu
vực. Sau gần 50 năm tồn tại và phát triển, trải qua nhiều bối cảnh thăng trầm
của thế giới và khu vực, ASEAN đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, trở
thành một tổ chức hợp tác khu vực trên tất cả các lĩnh vực; trong đó lĩnh vực
kinh tế luôn đƣợc chú trọng và đặt lên hàng đầu. Bƣớc vào những năm 90,
trƣớc xu thế hình thành mạnh mẽ các khu vực thƣơng mại tự do trên thế giới
cùng những ảnh hƣởng nội tại của khu vực ASEAN nhƣ hạn chế về năng lực
cạnh tranh và quá trình công nghiệp hóa khiến quy mô sản xuất và sản phẩm
hàng hóa tăng nhanh…là động lực để các quốc gia nâng cấp tiến trình tự do
hóa thƣơng mại nhằm thỏa mãn nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa các nƣớc
thành viên. Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA) ra đời năm 1992 trên
cơ sở Hiệp định thuế quan ƣu đãi có hiệu lực chung (CEPT) đƣợc coi nhƣ một
động thái tích cực của khu vực trƣớc tình hình trên khi việc thực hiện PTA tỏ
ra chậm chạp, kém hiệu quả (ngay cả khi có những sửa đổi bổ sung vào cuối
thập kỷ 80). Một trong các mục tiêu hàng đầu khi khởi xƣớng ý tƣởng thành
lập AFTA chính là thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thƣơng mại, tăng cƣờng trao
đổi buôn bán nội khối thông qua các quy định về loại bỏ các rào cản thuế
quan và phi thuế quan theo một lộ trình đã cam kết. AFTA có thể coi là
chƣơng trình hợp tác kinh tế có ý nghĩa nhất, khả thi sớm nhất và toàn diện

nhất ở ASEAN trong giai đoạn này để đáp ứng những yêu cầu phát triển của
khu vực và thế giới.

1


Nét mới nổi bật trong hợp tác kinh tế nói chung, tự do hóa thƣơng mại
nói riêng trong khuôn khổ ASEAN ở những năm sau đó đƣợc đánh dấu bằng
sự ra đời của khái niệm Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) trong Tuyên bố
Bali II năm 2003. AEC đƣợc xây dựng dựa trên những tiền đề lý luận, thực
tiễn cũng nhƣ pháp lý vững chắc là cơ sở để các quốc gia ASEAN đẩy mạnh
hợp tác kinh tế cả về chiều rộng lẫn bề sâu, trong đó bao gồm cả quyết tâm
của các quốc gia hƣớng tới việc nhất thể hóa thị trƣờng và cơ sở sản xuất của
các nền kinh tế thành viên thông qua tự do hóa các yếu tố sản xuất, hƣớng tới
giúp ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Với mục tiêu
đó, các thành viên AEC từng bƣớc dỡ bỏ hàng rào thƣơng mại phi thuế quan,
đẩy mạnh dòng chu chuyển tự do hàng hóa và dịch vụ trong khu vực cũng
nhƣ giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Nhƣ vậy, với việc hiện thực hóa
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào 31/12/2015 vừa qua đã hòa trộn nền
kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất, thƣơng mại và
đầu tƣ, tạo ra thị trƣờng chung của một khu vực có dân số 600 triệu ngƣời và
tổng sản lƣợng (GDP) hàng năm khoảng 2.000 tỉ đô la Mỹ. AEC cũng là nền
kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới với quy mô GDP gần 3 nghìn tỷ USD. AEC
đƣợc kỳ vọng sẽ thúc đẩy thƣơng mại nội khối với việc hình thành thị trƣờng
chung, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, và lao động có kỹ năng sẽ đƣợc
dịch chuyển tự do hơn, giống nhƣ trong thị trƣờng nội địa, đồng thời dòng
vốn trong khu vực cũng đƣợc dịch chuyển tự do hơn. Với việc hình thành thị
trƣờng chung nhƣ vậy, AEC cũng hƣớng tới tạo lập một cơ sở sản xuất thống
nhất khu vực ASEAN để nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hơn xuất
khẩu ra thị trƣờng toàn cầu.

Việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi
ích đối với Việt Nam về thúc đẩy thƣơng mại, thu hút đầu tƣ dựa trên lợi thế
không gian của một thị trƣờng mở và nâng cao tính cạnh tranh trên nền tảng
2


một cơ sở sản xuất thống nhất. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các doanh
nghiệp giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trƣờng
xuất khẩu. Hiện nay, ASEAN là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam
(sau Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu - EU). Tính đến tháng 12/2015, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN đạt 41,99 tỷ USD (tăng
2,1% so với cùng kỳ năm trƣớc). Các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu
hàng hoá sang ASEAN đạt 18,16 tỷ USD, chiếm 11,26% kim ngạch xuất
khẩu của cả nƣớc. AEC cũng là khu vực giao thoa của nhiều thoả thuận
thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng. Do vậy, các doanh nghiệp sẽ có cơ
hội tiếp cận các thị trƣờng lớn, phát triển nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Australia, New Zealand hay Ấn Độ, thông qua các hiệp định thƣơng mại
đã có giữa ASEAN và các nƣớc trên. Nhƣ vậy, lợi ích kinh tế của hội nhập
ASEAN đối với nhiều lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, trong đó có lĩnh vực
thƣơng mại quốc tế là rõ ràng nhƣng mức độ hƣởng lợi sẽ không đồng đều.
Nhƣng bên cạnh những lợi ích đạt đƣợc khi tham gia AEC, lĩnh vực thƣơng
mại quốc tế nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng của Việt Nam còn
phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Do đó, việc đánh giá tác động
của AEC đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, từ đó có các biện pháp
phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động cản trở, nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào AEC, nâng vị thế của Việt
Nam thành một trong những quốc gia xuất khẩu uy tín, tin cậy, có năng lực,
bền vững….là yêu cầu rất quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang
tích cực thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế theo hƣớng bền vững.
Từ bố i cảnh nêu trên , Nghiên cứu sinh đã lựa cho ̣n đề tài “ Tự do hóa

thương maị trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và tác động
tới thương mại quốc tế của Viê ̣t Nam ” để triển khai Luận án tiến sỹ chuyên
ngành Kinh tế quốc tế.
3


2. Giả thuyế t nghiên cƣ́u:
Luâ ̣n án sẽ chƣ́ng minh giả thuyế t sau đây: Tự do hóa thương maị trong
khuôn khổ AEC có tác động hai chi ều (tích cực và tiêu cực ) tới xuất khẩu
của Viê ̣t Nam sang ASEAN.
Để chƣ́ng minh giả thuyế t nghiên cƣ́u nêu trên, các vấn đề đặt ra cần giải
quyế t là:
i) Phải chăng tự do hóa thương mại là xu hướng tất yếu của kinh tế thế
giới hiện đại?
ii) AEC thực hiện tự do hóa thương mại theo những nội dung và
phương thức nào?
iii) Việt Nam đã và đang thực hiện cam kết tự do hóa thương mại trong
ASEAN/AEC như thế nào?
iv) Tự do hóa thương mại trong ASEAN /AEC tác động như thế nào tới
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam?
v) Chính phủ và doanh nghiệp Viê ̣t Nam cầ n làm gì đ ể tận dụng cơ hội,
vượt qua thách thức trong quá trình triển khai thực hiện các cam kết tự do
hóa thương mại trong ASEAN/AEC?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cƣ́u nô ̣i dung , lô ̣ triǹ h tƣ̣ do hóa thƣơng ma ̣i trong
AEC, Luâ ̣n án phân tích, đánh giá tác động của quá trình tƣ̣ do hóa thƣơng
mại trong ASEAN/AEC tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tƣ̀ đó đƣa ra
một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam nhằ m tối ƣu hóa những tác động
tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ việc tham gia AEC, góp

phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thƣơng mại quốc tế của Việt Nam.
3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu
Để giải quyế t các câu hỏi nghiên cƣ́u nêu trên, nhiê ̣m vu ̣ của Luâ ̣n án là:
4


i) Nghiên cƣ́u , làm rõ tính tất yếu của tự do hóa thƣơng mại

trong

ASEAN kể từ khi có ý tƣởng hình thành đến khi AEC chính thức tuyên bố
thành lập cuối năm 2015.
ii) Làm rõ nội dung và lộ trình tự do hóa thƣơng mại trong khuôn khổ
AEC và những cam kết của Việt Nam.
iii) Đánh giá nhƣ̃ng tác đ ộng tích cực và tiêu cực của tự do hóa thƣơng
mại trong AEC tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
iv) Đƣa ra một số hàm ý về chính sách để Việt Nam có thể tận dụng cơ
hội, vƣợt qua thách thức trong quá trình thực hiện các cam kết tƣ̣ do hóa
thƣơng ma ̣i trong AEC.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cƣ́u
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cƣ́u của Luâ ̣n án là n ội dung, phƣơng thức tự do hóa
thƣơng mại trong AEC và tác động của nó tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, về nội dung: Luận án không đi sâu phân tích và đánh giá tác
động của tự do hóa thƣơng mại trong ASEAN/AEC tới thƣơng mại quốc tế
của Việt Nam nói chung, mà chỉ giới hạn trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa,
với lý do sau:
Trong hoạt động thƣơng mại quốc tế (bao gồm các hoạt động như:
xuất, nhập khẩu hàng hoá (thương mại hàng hóa), xuất nhập khẩu dịch vụ

(thương mại dịch vụ); Thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ; Thương mại
đầu tư; Các vấn đề về bán phá giá; Tài trợ xuất khẩu…), hoạt động xuất,
nhập khẩu hàng hóa là lĩnh vực chủ chốt và quan trọng nhất. Đối với Việt
Nam, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa hàng năm đều chiếm tỷ trọng lớn.
Chỉ tính riêng năm 2015, xuất nhập khẩu hàng hóa chiếm 92,47% trong tổng
kim ngạch XNK hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam [58]. Đồng thời, trong
5


hoạt động xuất, nhập khẩu thì từ năm 1991 đến nay, Việt Nam thƣờng nhập
siêu (cả hàng hóa và dịch vụ). Đối với thị trƣờng ASEAN, Việt Nam cũng
đang trong tình trạng nhập siêu (năm 2015, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu
Việt Nam – ASEAN lần lượt là 18,16 tỷ USD và 23,83 tỷ USD) [58]. Để cải
thiện tình trạng nhập siêu, trong cuộc họp thƣờng kỳ của Chính phủ tháng
9/2016, Thủ tƣớng Chính phủ đã giao cho Bộ Công thƣơng thực hiện các giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, góp phần phát triển kinh tế
bền vững.
Chính vì vậy, Luận án tập trung phân tích, đánh giá nhƣ̃ng tác động tích
cực và tiêu cực của tƣ̣ do hóa thƣơng ma ̣i trong AEC tới xu ất khẩu hàng hóa
của Việt Nam, từ đó đƣa ra một số hàm ý về chính sách để Việt Nam có thể
phát huy những tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực, góp phần đẩy
mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu trong quá trình thực hiện các cam kết tƣ̣
do hóa thƣơng ma ̣i trong AEC

và điều này cũng phù hợp với định hƣớng

chiến lƣợc trong hoạt động Thƣơng mại quốc tế của Việt Nam.
Thứ hai, về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về tự do hóa
thƣơng mại trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế AEC, đồng thời có mở rộng
sang các Hiệp định thƣơng mại đã ký kết giữa ASEAN với một số đối tác nhƣ

Ấn Độ, Hàn Quốc,Úc, Nhật Bản và Hồng Kông (chuẩn bị ký kết) để có sự so
sánh, cũng nhƣ làm rõ hơn tác động lan tỏa của việc mở rộng tự do hóa
thƣơng mại ra ngoài khối tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Thứ ba, về thời gian: Luận văn nghiên cứu tiến trình tự do hóa thƣơng
mại của các nƣớc ASEAN từ đầu những năm 2000 đến nay mà cụ thể là từ
năm 2003, tại Hội nghị Thƣợng đỉnh ASEAN 9, các nhà lãnh đạo ASEAN lần
đầu tiên tuyên bố mục tiêu hình thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC). Mục tiêu này cũng phù hợp với Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua
vào năm 1997 với mục tiêu phát triển ASEAN thành một Cộng đồng ASEAN.
6


5. Nhƣ̃ng đóng góp mới của Luận án
Luận án có một số đóng góp mới nhƣ sau:
 Làm rõ thêm các lý thuyết cổ điển và hiện đại về tƣ̣ do hóa thƣơng
mại, gắn với quá trình liên kết kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế khu vực.
 Khẳng định tin
́ h tấ t yế u và xu hƣớng của tự do hóa thƣơng mại trong
bối cảnh toàn cầu hóa.
 Làm sáng tỏ nội dung, lộ trình cũng nhƣ phạm vi và mức độ tự do hóa
thƣơng mại trong ASEAN/AEC kể từ khi có ý tƣởng hình thành AEC đến khi
AEC chính thức ra đời vào cuối năm 2015.
 Chỉ rõ những tác động của tự do hóa thƣơng mại trong khuôn khổ
ASEAN/AEC tới thƣơng mại quốc tế của Việt Nam.
 Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu để Việt Nam có thể phát
huy những tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực khi triển khai thực
hiện các cam kết tƣ̣ do hóa thƣơng ma ̣i trong ASEAN/AEC.
6. Kế t cấ u của luâ ̣n án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luâ ̣n án gồ m 5 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đế n đề tài luâ ̣n án.

Chƣơng 2. Cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn của tự do hóa thƣơng mại trong cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC) và tác động tới thƣơng mại quốc tế.
Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4. Tự do hóa thƣơng mại trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và
những cam kết của Việt Nam.
Chƣơng 5. Đánh giá tác động của tự do hóa thƣơng mại trong ASEAN/AEC
tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và một số hàm ý chính sách.

7


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀ I LUẬN ÁN
Xu thế tự do hoá thƣơng mại và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển và
dẫn đến những thay đổi to lớn trên bình điện kinh tế thế giới và sẽ tác động
mạnh đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Kể từ khi
các thỏa thuận về tự do hóa thƣơng mại đƣợc ghi nhận trong các Hiệp định
song phƣơng và đa phƣơng, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc đề cập đến vấn đề này.
1.1. Nội dung tổng quan
1.1.1. Các nghiên cứu về đặc điểm, vai trò và xu hướng của tự do hóa
thương mại
Tự hóa thƣơng mại đƣợc biểu hiện cụ thể trong các FTA song phƣơng
và đa phƣơng. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về đặc điểm cũng nhƣ nội dung
của tự do hóa thƣơng mại, các công trình nghiên cứu đều thông qua việc phân
tích các Hiệp định thƣơng mại tự do. Trong bài: Hiệp định thương mại tự do
(FTA): Cơ hội, thách thức đối với thương mại quốc tế Việt Nam [13], Hà Văn
Hội đã chỉ ra rằng: mỗi FTA có những phạm vi và nội dung khác nhau, nhƣng
chúng đều có những đặc điểm là phạm vi điều chỉnh rộng, mức độ tự do hoá
cao và hình thành trên cơ sở liên kết giữa các đối tác thuộc các khu vực địa lý

khác nhau và bất cứ một FTA nào đƣợc hình thành đều mang động cơ chính
trị của các bên tham gia và các FTA này thƣờng đƣợc dựa trên nền tảng là
một mối quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp. Tuy nhiên, động cơ kinh tế
đóng vai trò quyết định trong việc xác lập nội dung và hình thức các liên kết
FTA. Khi xu thế tự do hóa thƣơng mại phát triển đã có những tác động to lớn
tới phát triển kinh tế. Để minh chứng cho điều này, các tác giả Ashok Parikh
& Corneliu Stirbu trong cuốn sách “Relationship between Trade
Liberalisation, Economic Growth and Trade Balance: An Econometric
8


Investigatio” [38] đã nghiên cứu 42 nƣớc đang phát triển của châu Á, châu
Phi và Mỹ Latin, trong đó đầu tiên các tác giả xem xét các tác động của tự do
hóa thƣơng mại đối với tăng trƣởng kinh tế, cán cân thƣơng mại và tài khoản
vãng lai (nhƣ tỷ lệ phần trăm của GDP). Cả hai bảng dữ liệu và dữ liệu quốc
gia của nƣớc đƣợc sử dụng để đo lƣờng tác động của tự do hóa đối với tăng
trƣởng kinh tế trong nƣớc tính đến các khoản PPP từ các dữ liệu có sẵn trong
Heston, Summers và Aten (2001) nghiên cứu. Tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc
thƣờng có tác động tích cực đến tự do hóa đối với nhiều nƣớc trong mẫu của
nghiên cứu. Các tác giả cũng phân tích tác động của tăng trƣởng đối với cán
cân thƣơng mại và tài khoản vãng lai để xem xét liệu tăng trƣởng kinh tế cao
hơn nhờ tự do hóa dẫn đến ảnh hƣởng xấu đến cán cân thƣơng mại hay
không. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng cho phép kiểm soát các biến trong
cả hai bộ hồi quy nhƣ các điều khoản của thƣơng mại. Đồng thời mô hình
đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã cho thấy tự do hóa
thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế với tốc độ cao hơn so với thời gian trƣớc khi
thực hiện tự do hóa. Nghiên cứu này cũng sử dụng các dữ liệu mới nhất hiện
có trên GDP thực tế để đánh giá mối quan hệ giữa tự do hóa và tăng trƣởng,
tự do hóa và cán cân thƣơng mại và cũng tác động của tỷ giá hối đoái hoặc
các điều khoản thƣơng mại chính sách đối với cán cân thƣơng mại.

Về xu hƣớng phát triển của tự do hóa thƣơng mại tác giả Võ Đại Lƣợc
trong bài: Tự do hóa thương mại và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề
an ninh (2004), Tạp chí Những vấn đề Kinh tế & Chính trị thế giới chỉ rõ[26]:
từ thập kỷ 1990 đến nay tự do hoá thƣơng mại và hội nhập kinh tế quốc tế đã
có bƣớc phát triển đột biến mạnh mẽ thể hiện trên các mặt: sự ra đời của Tổ
chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) bao gồm gần nhƣ tất cả các nền kinh tế thế
giới; các khu thƣơng mại tự do phát triển mạnh mẽ từ EU, NAFTA, AFTA
đến các khối kinh tế khác ở hầu khắp các châu lục; các Hiệp nghị thƣơng mại
9


tự do song phƣơng phát triển chƣa từng có giữa các quốc gia với nhau nhƣ
Mỹ - Singapore, Mỹ - Thái Lan…đến các Hiệp nghị thƣơng mại tự do giữa
các khối thƣơng mại tự do với các quốc gia nhƣ: ASEAN - Trung Quốc,
ASEAN - Nhật Bản…Hàng rào thuế quan giữa các nƣớc phát triển với nhau
đã giảm xuống còn 3%, mức thuế quan quân bình của các nƣớc đang phát
triển cũng đã đƣợc hạ thấp xuống còn khoảng 14%. Những cam kết giảm bỏ
hàng rào bảo hộ đang là nội dung chủ yếu của các cuộc đàm phán đa phƣơng
và song phƣơng hiện nay. Sự tiến triển của tự do hoá thƣơng mại và hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay có thể cho phép dự báo những xu hƣớng chính trong
thời gian từ nay đến năm 2030 nhƣ: Tổ chức thƣơng mại thế giới sẽ trở thành
tổ chức kinh tế toàn cầu; sẽ hình thành ngày càng đầy đủ một hệ thống thể chế
kinh tế toàn cầu, hệ thống thể chế này sẽ quy định hệ thống thể chế kinh tế
của các quốc gia; sẽ hình thành một hệ thống cơ sở hạ tầng toàn cầu phục vụ
cho nền kinh tế toàn cầu nhƣ: các đƣờng cao tốc xuyên lục địa, các tuyến
hàng hải cao tốc xuyên đại dƣơng, các tuyến hàng không cao tốc, các hành
lang thông tin toàn cầu; hệ thống giáo dục, đào tạo toàn cầu sẽ hình thành với
những trung tâm giáo đục toàn cầu, có chƣơng trình giáo đục chung, hệ thống
bằng cấp chung - đủ sức đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển của
nền kinh tế toàn cầu; các công ty xuyên quốc gia sẽ hoạt động mạnh mẽ và sẽ

là hình thức kinh doanh phổ biến ở mọi quốc gia; các nền kinh tế quốc gia vẫn
sẽ tồn tại thích ứng với tình hình mới, các khối kinh tế khu vực có thể vẫn sẽ
tồn tại, nhƣng với mức độ hội nhập cao hơn mức hội nhập toàn cầu. Những
xu thế trên đang trở nên hiện thực: APEC đã chấp nhận tự do hoá thƣơng mại
và đầu tƣ vào năm 2020. 34 nền kinh tế của Tây bán cầu đã nhất trí thành lập
một vùng thƣơng mại tự do ban đầu năm 2005. EU đã nhất trí với 12 nƣớc
Địa Trung hải thành lập khu vực tự do thƣơng mại vào năm 2010. Các quốc
gia đông dân nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Nga, Braxin đã thức tỉnh và
10


có chiến lƣợc hội nhập kinh tế sâu rộng; Các nền kinh tế OECD đã có tiến
triển to lớn về cơ cấu kinh tế, về tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ...Có thể vào
năm 2030 nền kinh tế toàn cầu sẽ hình thành về cơ bản với những xu thế trên.
1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại
a) Các nghiên cứu định tính về tác động của tự do hóa thương mại
Về những tác động tích cực của tự do hóa thƣơng mại, trong bài: Trấn
an mối quan ngại của người lao động về tự do hóa thương mại, của David H.
Feldman đăng trên Tạp chí Điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Giáo sƣ kinh
tế trƣờng Đại học William và Mary tại Williamsburg, bang Virginia (2007) đã
nhấn mạnh đến ƣu điểm của tự do hóa thƣơng mại[6]. Ông cho rằng: Ƣu điểm
của mở cửa thƣơng mại là mức giá thế giới thƣờng cung cấp thông tin chính
xác về mức độ khan hiếm hơn là các mức giá đã bị bóp méo dƣới áp lực của
một nhóm lợi ích. Giá cả toàn cầu khích lệ ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và các
công ty sử dụng các nguồn lực nhằm tối đa hóa giá trị thu nhập quốc dân. Các
công ty và ngƣời tiêu dùng trong các nền kinh tế mở thƣờng có nhiều lựa
chọn hơn để tiêu dùng các hàng hóa chất lƣợng cao với mức giá rẻ. Những
nền kinh tế này thƣờng có tốc độ phổ biến công nghệ nhanh hơn nếu công
nghệ đi kèm với các đầu vào nhập khẩu hoặc với đầu tƣ nƣớc ngoài. Bên cạnh
đó, mở cửa thƣơng mại còn có ƣu điểm là nó làm giảm quyền lực thị trƣờng

mà các ngành công nghiệp nội địa tập trung có trong tay và có quyền tự tung
tự tác trên thị trƣờng nội địa. Mở cửa thƣơng mại là một chính sách cạnh
tranh rất có hiệu quả. Điều này đặc biệt đúng với các nền kinh tế nhỏ đang
phát triển, trong đó, nhiều ngành công nghiệp nội địa chỉ có một hoặc hai
công ty lớn.
Về cơ hội và lợi ích của tự do hóa thƣơng mại, tác giả Nguyễn Trần
Bạt, trong cuốn sách “Cải cách và sự phát triển” (2005) [3] cũng cho rằng: tự
do thƣơng mại mang lại những lợi ích chung, tạo ra sự tiến bộ và phát triển
11


của toàn nhân loại. Tuy nhiên, do đặc điểm và hoàn cảnh riêng của mình, các
nƣớc thế giới thứ ba còn nhận đƣợc nhiều lợi ích cụ thể to lớn khác.
Trƣớc hết, tự do thƣơng mại tạo cơ hội cho các nƣớc nghèo tiếp nhận
thêm nguồn lực phát triển kinh tế. Tự do thƣơng mại thúc đẩy mạnh mẽ tiến
trình cải cách chính trị - xã hội. Cuối cùng, tự do thƣơng mại khuyến khích
phát triển một nền văn hóa mới. Tự do thƣơng mại thúc đẩy xu thế toàn cầu
hóa về văn hoá, góp phần khắc phục những yếu tố lạc hậu trong văn hóa của
thế giới thứ ba.
Lợi ích của tự do hóa không những đƣợc thể hiện trong lĩnh vực thƣơng
mại hàng hóa mà còn đƣợc biểu hiện trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, điều
này đã đƣợc Atthias Lucke và Dean Spinanger phân tích trong trong bài
“Liberalizing international trade in service: Challenges and Opportunities for
Developing countries.”, đăng trên tạp chí của Viện Kiel (Đức, 7/2004) cho thấy
việc kết thúc vòng Uruguay về đàm phán thƣơng mại vào tháng 4/1994 nhƣng
việc tự do hóa nhập khẩu dịch vụ đã trở nên phổ biến trong hệ thống thƣơng
mại thế giới trƣớc đó [50]. Trong khi vòng Uruguay chủ yếu thành công trong
việc xây dựng một cơ sở khái niệm và tổ chức đối với lĩnh vực đàm phán dịch
vụ và ít mang lại việc tự do hóa thực sự, việc phân tích kể từ cuối những năm
1990 đã mang lại nhiều lợi ích tiềm năng về tự do hóa tiếp cận thị trƣờng đối

với nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài, đặc biệt là trong dịch vụ kinh doanh.
Điều này dẫn tới việc các nƣớc ĐPT cần khẳng định vị trí của mình trong vòng
đàm phán Doha đang diễn ra về dịch vụ khi tiến tới giai đoạn đàm phán chi tiết.
Bên cạnh, những ƣu điểm của tự do hóa thƣơng mại, mặt trái của tự do
hóa thƣơng mại cũng đƣợc, tác giả Joseph E. Stiglitz của cuốn sách: Toàn cầu
hóa và những mặt trái (2008) xem xét đến [21]. Ông có một cái nhìn rất
nghiêm khắc về quá trình này. Ông cho rằng toàn cầu hóa - sự dỡ bỏ các hàng
rào dẫn đến tự do thƣơng mại và sự hội nhập mạnh mẽ hơn của các nền kinh
12


tế quốc gia -có thể là một sức mạnh thúc đẩy có khả năng nâng cao mức sống
của mọi ngƣời trên thế giới, đặc biệt là ngƣời nghèo. Do đó, để đƣợc nhƣ thế,
cách thức tiến hành toàn cầu hóa, bao gồm cả các hiệp định thƣơng mại quốc
tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc dỡ bỏ những hàng rào thƣơng
mại và những chính sách đã đƣợc áp đặt lên các nƣớc đang phát triển trong
quá trình toàn cầu hóa cần phải đƣợc suy xét lại một cách triệt để. Những
phân tích sắc sảo của Stiglitz về những xu hƣớng tất yếu: Tƣ nhân hóa, Tự do
hóa...vv... cùng những thách thức của quá trình này (ông đƣa ra ví dụ ở
Indonesia, Bostwana, Ethiopia) cũng là cảnh báo mà những nƣớc đang phát
triển phải chú ý (đặc biệt là về khả năng độc lập trong hoạch định chính sách,
giảm thiểu việc phụ thuộc thái quá vào các tổ chức quốc tế để rồi buộc chân
mình vào những điều khoản bất lợi, càng cải cách càng rối rắm, trƣờng hợp
xấu còn có thể dẫn đến suy thoái kinh tế nặng nề hơn).
Cũng theo tác giả Nguyễn Trần Bạt [3], Tự do thƣơng mại đem lại
những cơ hội và lợi ích nhƣng rủi ro không phải là không có. Rủi ro gõ cửa
từng quốc gia bất kể lớn, bé, giàu, nghèo. Nghiêm trọng hơn, tự do hóa
thƣơng mại có thể làm đảo lộn nhiều lĩnh vực, thậm chí dẫn đến những nhiễu
loạn xã hội tại nhiều nƣớc nghèo. Đó là những phản ứng phụ, phản ứng không
mong muốn của quá trình tự do hóa thƣơng mại. Do hoàn cảnh kinh tế xã hội

của mình, các nƣớc đang phát triển thƣờng có nhƣợc điểm chung là kém phát
triển về kinh tế và khoa học công nghệ, lạc hậu về thể chế chính trị và văn
hoá. Chính do những nhƣợc điểm này, các quốc gia đang phát triển sẽ phải
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cả về kinh tế và chính trị.
Cũng bàn về quan hệ giữa tự do hóa thƣơng mại và tăng trƣởng kinh tế,
hai tác giả Romain Wacziarg và Karen Horn Welch trong công trình nghiên
cứu: Trade Liberalization and Growth: New Evidence [55], đã dựa trên các dữ
liệu mới để thiết lập các chỉ số về mối quan hệ giữa mở cửa thƣơng mại và
13


tăng trƣởng kinh tế và đƣa ra bằng chứng mới về những con đƣờng đi đến
tăng trƣởng kinh tế. Trong công trình này đầu tƣ vốn vật chất, và sự cởi mở
của chính sách tự do hóa thƣơng mại cũng đƣợc nghiên cứu. Sự phân tích dựa
trên tập dữ liệu mới cho thấy rằng trong giai đoạn 1950-1998, các nƣớc thực
hiện tự do hóa thƣơng mại của họ đạt tốc độ tăng trƣởng trung bình hàng năm
cao hơn khoảng 1,5 lần so với trƣớc tự do hóa.
b) Các nghiên cứu định lượng về tác động của tự do hóa thương mại
Trong Báo cáo Đánh giá tổng thể tác động của Tự do hóa thương mại
tới nền kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO, các chuyên gia của Viện Chiến
lƣợc Phát triển (DSI), Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cùng với các chuyên gia của
Trung tâm Thông tin và Dự báo Cộng hòa Pháp (CEPII) đã ứng dụng mô hình
MIRAGE [28], một mô hình cân bằng tổng quát động đa ngành, đa quốc gia
toàn cầu chuyên dùng để phân tích thƣơng mại do CEPII xây dựng và phát
triển từ năm 2002. So với các mô hình CGE động khác, mô hình MIRAGE có
những ƣu điểm nổi bật là (i) Mô hình có thể thể hiện tác động của vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) nhất quán cả về mặt lý thuyết (với hành vi của
doanh nghiệp, và với đầu tƣ trong nƣớc), và nhất quán với các kết quả nghiên
cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hƣởng tới FDI và mức độ quan trọng của
chúng; (ii) Đƣa ra khái niệm về sự khác biệt của sản phẩm theo chiều dọc

thông qua việc phân biệt hai loại chất lƣợng theo xuất xứ địa lý của sản phẩm;
(iii) Hàng rào thuế quan đƣợc thể hiện ở cơ sở dữ liệu MAcMap. MAcMap
cung cấp giá trị thuế tƣơng đối (thuế theo tỷ lệ phần trăm) và các giá trị thuế
tƣơng đƣơng thuế tƣơng đƣơng thuế suất phần trăm sử dụng trọng số ngoại
thƣơng cho 137 nƣớc với 220 đối tác, mô tả chi tiết cho 5113 sản phẩm (theo
danh mục phân loại HS cho từng nƣớc). Các cam kết gia nhập WTO mới nhất
của Việt Nam (mức thuế quan hợp nhất) cũng đƣợc đƣa vào cơ sở dữ liệu
thuế này. Tuy vậy, trong nghiên cứu này mô hình MIRAGE mới chỉ đƣợc sử
14


×