ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ HỒNG NGỌC
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ CỦA ASEAN
THEO MÔ HÌNH IDP VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
HÀ NỘI - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ HỒNG NGỌC
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ CỦA ASEAN
THEO MÔ HÌNH IDP VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
XÁC NHẬN CỦA
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh
PGS.TS. Hà Văn Hội
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi, được thực hiện một cách trung thực và khách quan. Các trích dẫn và số
liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong
phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng
được ai khác công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn
Lê Hồng Ngọc
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế này được thực hiện tại Trường Đại học Kinh
tế, ĐHQGHN. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự cảm kích sâu
sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế và quý thầy cô của Khoa Kinh tế và
Kinh doanh quốc tế, những người đã hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh, cán bộ
hướng dẫn khoa học đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các cán bộ Văn phòng Khoa
Kinh tế và Kinh doanh quốc tế và Phòng Đào tạo của nhà trường đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi về mặt thủ tục để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình và bạn
bè đã luôn động viên, hỗ trợ và khích lệ tinh thần trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016
Học viên
Lê Hồng Ngọc
TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu sự phát triển của hai dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào và ra của các quốc gia ASEAN thông qua việc kiểm định mối quan hệ giữa đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài ròng và trình độ phát triển của nền kinh tế. Luận văn sử
dụng cách tiếp cận từ mô hình IDP (Investment Development Path) về các giai đoạn
phát triển của đầu tư, được đề xuất bởi nhà kinh tế học John H. Dunning vào những
năm 1980, để nghiên cứu thực chứng trường hợp của các quốc gia ASEAN trong
giai đoạn 1980 - 2015 với số liệu thứ cấp được thu thập từ cơ sở dữ liệu của
UNCTAD. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự phù hợp của mô hình IDP đối với một số
quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam. Từ những phân tích và bình luận về sự
phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài hai chiều của các quốc gia ASEAN, luận văn
đã nhận diện một số điều kiện cần thiết và đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam để
phát triển hai dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài lên các trình độ phát triển cao hơn.
Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, mô hình IDP, ASEAN, Việt Nam
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
4. Những đóng góp mới của luận văn .................................................................. 3
5. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ CÁC GIAI ĐOAN PHÁT TRIỂN CỦA ĐẦU TƯ THEO MÔ HÌNH IDP......... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu tiếp cận từ mô hình IDP .............................. 5
1.1.1. Nghiên cứu IDP của các nhóm quốc gia .................................................. 5
1.1.2. Nghiên cứu IDP của các quốc gia ASEAN............................................. 11
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................... 14
1.2. Cơ sở lý luận về các giai đoạn phát triển của đầu tư theo mô hình IDP ....... 16
1.2.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................................. 16
1.2.2. Mô hình OLI các yếu tố quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài ........... 18
1.2.3. Mô hình IDP các giai đoạn phát triển đầu tư ........................................ 21
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 34
2.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34
2.1.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 34
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 35
2.2. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu .................................................................. 36
2.2.1. Nguồn số liệu .......................................................................................... 36
2.2.2. Thống kê mô tả số liệu ............................................................................ 37
2.2.3. Xử lý số liệu ............................................................................................ 38
2.3. Mô hình sử dụng trong kiểm định giả thiết ................................................... 42
2.3.1. Mô tả mô hình ước lượng và các biến số.................................................... 42
2.3.2. Quy trình ước lượng mô hình ..................................................................... 43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ
CỦA CÁC QUỐC GIA ASEAN THEO MÔ HÌNH IDP ......................................... 44
3.1. Các kết quả ước lượng mô hình IDP ............................................................. 44
3.2. Sự phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia ASEAN ............ 47
3.3. Một số đánh giá và bình luận ......................................................................... 50
CHƯƠNG 4. HÀM Ý CHO SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI HAI CHIỀU CỦA VIỆT NAM............................................................. 55
4.1. Tổng quan đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam .................................. 55
4.1.1. Chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam .......................... 55
4.1.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam............................. 57
4.2. Một số bình luận ............................................................................................ 60
4.2.1. IDP của Việt Nam trong khu vực ASEAN .............................................. 60
4.2.2. Sự phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ....................... 63
4.3. Hàm ý cho sự phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ............. 65
4.3.1. Nhận diện một số vấn đề cần thiết để phát triển hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài hai chiều của Việt Nam ................................................ 65
4.3.2. Một số hàm ý cho Việt Nam.................................................................... 67
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 73
1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu của luận văn ......................................................... 73
2. Một số hạn chế của luận văn ............................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................
PHẦN PHỤ LỤC ..........................................................................................................
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2
AEC
Cộng đồng Kinh tế ASEAN
3
CEE
Các quốc gia Trung và Đông Âu
4
EU
Liên minh Châu Âu
5
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
7
GDPpc
8
IDP
Con đường (các giai đoạn) phát triển của đầu tư
9
IFDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
10
MENA
11
NOI
12
NOIpc
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ròng bình quân đầu người
13
NOIP
Vị thế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ròng
14
OFDI
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
15
TNC
Công ty xuyên quốc gia
16
UNCTAD
Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người
Các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ròng
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển
i
DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1
Xác định vị thế IDP của các quốc gia ASEAN
12
2
Bảng 1.2
Các cách thức thâm nhập thị trường của TNC
18
3
Bảng 2.1
Thống kê số liệu
37
4
Bảng 3.1
Kết quả ước lượng mô hình IDP của khu vực
45
ASEAN và các cụm quốc gia
5
Bảng 3.2
Kết quả kiểm định White của các mô hình
ii
46
DANH MỤC HÌNH
Nội dung
STT
Hình
Trang
1
Hình 1.1
Đồ thị IDP được đề xuất bởi Dunning
23
2
Hình 1.2
Đồ thị IDP được phát triển bởi Narula
24
3
Hình 1.3
Chỉ số IPI trong từng giai đoạn IDP
33
4
Hình 2.1
Quy trình nghiên cứu
34
5
Hình 2.2
Sơ đồ hình cây kết quả phân cụm Ward
40
6
Hình 2.3
Biểu đồ phân tán của khu vực ASEAN và
41
các cụm quốc gia
7
Hình 3.1
IDP khu vực ASEAN giai đoạn 1990 - 2015
48
8
Hình 3.2
Mối quan hệ OFDI và GDPpc của một số
51
quốc gia năm 2004
9
Hình 3.3
IDP ASEAN trong hai cuộc khủng hoảng kinh tế
52
1997 và 2008
10
Hình 4.1
Tổng vốn FDI đăng ký được cấp phép của
58
Việt Nam giai đoạn 1989 - 2015
11
Hình 4.2
Tổng vốn FDI đăng ký được cấp phép của
59
Việt Nam phân theo ngành kinh tế lũy kế đến
31/12/2015
12
Hình 4.3
Các đối tác FDI chủ yếu của Việt Nam lũy kế
59
đến 31/12/2015
13
Hình 4.4
FDI của Việt Nam với một số quốc gia
ASEAN lũy kế đến hết 31/12/2015
iii
64
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập vào
năm 1967, là một liên minh chính trị - kinh tế - văn hóa và xã hội của các quốc gia
trong khu vực Đông Nam Á, nhằm mục tiêu củng cố sự đoàn kết và hợp tác phát
triển giữa các quốc gia thành viên. Với 5 thành viên sáng lập, đến nay ASEAN đã
trở thành một thị trường lớn, đa dạng với 10 thành viên. ASEAN được đánh giá là
khu vực có nhiều tiềm năng trở thành một động lực tăng trưởng kinh tế thế giới
quan trọng, tham gia đáng kể vào dòng chảy thương mại và đầu tư quốc tế. Đến
nay, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu phát triển trên mọi lĩnh vực - đặc biệt là
kinh tế, khiến khu vực này có được sức hấp dẫn lớn, thu hút được nhiều đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Đồng thời, sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội cũng
tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các quốc gia thành viên.
Sự phát triển của hai dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (đầu tư trực tiếp của nước
ngoài vào và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài) đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ sự phát
triển của các quốc gia ASEAN trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.
Hai dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào và ra cấu thành đầu tư trực tiếp nước
ngoài của một quốc gia, có sự tương tác với nhau và quan hệ chặt chẽ với sự phát
triển của nền kinh tế. Nhằm mục đích nghiên cứu sự phát triển đầu tư trực tiếp nước
ngoài hai chiều của các quốc gia ASEAN, học viên nhận thấy lý thuyết về các giai
đoạn phát triển đầu tư (mô hình IDP - Investment Development Path) đề xuất bởi
nhà kinh tế học John H. Dunning vào những năm 1980, là một cách tiếp cận lý
thuyết phù hợp và hữu ích để nghiên cứu thực chứng sự phát triển đầu tư trực tiếp
nước ngoài của các quốc gia trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế.
Trong số nhiều lý thuyết và mô hình giải thích hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài, mô hình IDP (vốn là sự mở rộng của thuyết chiết trung - mô hình OLI) là
một cách tiếp cận được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu quốc tế gần đây. Mô
hình IDP đưa ra giả thuyết rằng đối với một quốc gia, quá trình phát triển đầu tư
1
trực tiếp nước ngoài có mối quan hệ mang tính hệ thống với sự phát triển kinh tế,
theo cách thức quốc gia đó trải qua năm giai đoạn phát triển (được đánh số I, II, III,
IV và V - một số tài liệu gọi là “năm hình thái phát triển”) có thể được mô tả định
tính hoặc định lượng. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu sự phát triển
đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia (Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Trung
Quốc…) và nhóm quốc gia (Trung Đông và Bắc Phi, Trung và Đông Âu) sử dụng
mô hình IDP và cho kết quả phù hợp với lý thuyết này. Đặc biệt, tại Châu Âu đã có
không ít nghiên cứu thực chứng về con đường phát triển đầu tư của nhóm các quốc
gia Trung và Đông Âu nhằm phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài hai
chiều và đánh giá các điều kiện, khả năng phát triển xa hơn của hoạt động này.
Vậy quá trình phát triển hai dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia
ASEAN có thể được lý giải bằng mô hình IDP không? Từ những cơ sở lý luận và
thực tiễn nêu trên, học viên nhận thấy sự cần thiết trong việc ứng dụng mô hình IDP
để nghiên cứu thực tiễn phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài hai chiều của các
quốc gia ASEAN. Với tư cách là một quốc gia thành viên, Việt Nam có thể rút ra
được những vấn đề gì từ nghiên cứu thực chứng này nhằm thúc đẩy hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài hai chiều của quốc gia?
Vì vậy, học viên đã lựa chọn đề tài “Các giai đoạn phát triển đầu tư của
ASEAN theo mô hình IDP và hàm ý cho Việt Nam” làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính: Đưa ra một số hàm ý cho sự phát triển hai dòng
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào và ra của Việt Nam từ những phân tích về sự phát
triển đầu tư trực tiếp nước ngoài hai chiều của các quốc gia ASEAN.
Câu hỏi nghiên cứu chính : Từ phân tích và so sánh về sự phát triển đầu tư
trực tiếp nước ngoài hai chiều của các quốc gia ASEAN, luận văn rút ra được những
hàm ý gì cho sự phát triển hai dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam?
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đề ra một số nhiệm vụ nghiên cứu
như sau:
2
Thứ nhất, tổng thuật tài liệu và tổng hợp thông tin để khái quát được một
khung lý thuyết nghiên cứu các giai đoạn phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài của
nhóm quốc gia dựa trên tiếp cận từ mô hình IDP.
Thứ hai, thu thập và xử lý số liệu để kiểm định giá trị của mô hình IDP trong
trường hợp của các quốc gia ASEAN, qua đó bình luận về sự phát triển đầu tư trực
tiếp nước ngoài hai chiều của các quốc gia này.
Thứ ba, kiểm tra sự phù hợp của mô hình IDP đối với trường hợp của Việt
Nam; qua đó đưa ra một số bình luận và hàm ý nhằm phát triển hai dòng đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Việt Nam. Những bình luận xoay quanh sự phát triển của hai
dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (vào và ra) nhằm mục đích nhận diện một số vấn
đề và các điều kiện cần thiết Việt Nam cần phải có được để thúc đẩy hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia lên những trình độ, giai đoạn phát triển cao
hơn. Cuối cùng, một số hàm ý được đưa ra cho Việt Nam nhằm tập trung khắc phục
các vấn đề được nhận diện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài hai chiều của
các quốc gia ASEAN.
Phạm vi nghiên cứu: Hai dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (vào và ra) của các
quốc gia ASEAN trong giai đoạn 1980 - 2015.
4. Những đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa được một khung cơ sở lý luận của mô hình
IDP về các giai đoạn phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài (hai dòng vào và ra)
của quốc gia.
Thứ hai, luận văn đã chỉ ra sự phù hợp của mô hình IDP trong trường hợp của
một số quốc gia ASEAN và lý giải các trường hợp quốc gia ASEAN không được
giải thích bằng mô hình này. Qua đó, luận văn phân tích sự phát triển đầu tư trực
tiếp nước ngoài của các quốc gia ASEAN đặt trong sự so sánh để thấy được sự khác
biệt trong trình độ phát triển cũng như chỉ ra những điểm giống và khác của mô
hình IDP trong lý thuyết và trong nghiên cứu thực chứng.
3
Thứ ba, luận văn đã chỉ ra sự phù hợp của mô hình IDP đối với trường hợp
của Việt Nam cũng như các đặc điểm phát triển hai dòng đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Việt Nam. Việt Nam hiện đang ở giai đoạn II của quá trình phát triển theo
mô hình IDP - là một nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng (đầu tư vào nhiều
hơn đầu tư ra). Luận văn đã nhận diện được một số hạn chế và điều kiện Việt Nam
còn thiếu để có thể thúc đẩy nền kinh tế và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
hai chiều lên các giai đoạn và trình độ phát triển cao hơn. Từ đó, luận văn đưa ra
một số hàm ý tập trung vào những vấn đề Việt Nam cần phải giải quyết về phía
chính phủ (trình độ phát triển kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học
- công nghệ, chính sách hỗ trợ đầu tư, hội nhập khu vực) và doanh nghiệp (năng
lực, khả năng cạnh tranh và chiến lược cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài).
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm bốn chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về các giai đoạn
phát triển của đầu tư theo mô hình IDP.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu các giai đoạn phát triển đầu tư của các quốc gia
ASEAN theo mô hình IDP.
Chương 4. Hàm ý cho sự phát triển hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hai
chiều của Việt Nam.
4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.
Nguyễn Thị Kim Anh và Lê Hồng Ngọc, 2015. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Việt Nam sang các nước ASEAN. Tạp chí nghiên cứu Châu Phi & Trung
Đông, số 6 (118), trang 29-39.
2.
Nguyễn Hải Đăng, 2012. Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước
ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sĩ. Trường Đại
học Kinh tế, ĐHQGHN.
3.
Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Hoàng Giáp, 2012. Việt Nam gia nhập ASEAN từ
năm 1995 đến nay - Thành tựu, vấn đề và triển vọng. Hà Nội: Nhà xuất bản
chính trị quốc gia.
4.
Phùng Xuân Nhạ (chủ biên), 2013. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam:
Lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
5.
Phùng Thanh Quang, 2016. Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam
vào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế. Luận
án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
6.
Tổng cục thống kê, 2016. Niên giám thống kê 2015. Hà Nội: Nhà xuất bản
thống kê.
Tài liệu tiếng Anh
7.
Bensebaa F.B., 2008. FDI-assisted Development in the light of the Investment
Development Path Paradigm: Evidence from Central and Eastern European
Countries. Transnational Corporations, vol.17, 1: 37-67.
8.
Dunning J.H., 1981. Explaining the International Direct Investment Position
of
Countries:
Towards
a
Dynamic
or
Developmental
Approach.
Weltwirtschaftliches Archiv, 117: 30-46.
9.
Dunning J.H., 2001. The Eclectic (OLI) Paradigm of International Production:
Past, Present and Future. International Journal of the Economics of Business,
8: 173-190.
10. Dunning J.H. and Narula R., 1993. Transpacific Foreign Direct Investment
and the Investment Development Path: The Record Assessed. Working paper,
MERIT’s research memoranda.
11. Duran J.J. and Ubeda F., 2001. The Investment Development Path: A New
Empirical
Approach
and
some
Theoretical
Issues.
Transnational
Corporations, vol.10, 2: 1-24.
12. Gorynia M. et al., 2010. Foreign Direct Investment of Central and Eastern
European Countries and the Investment Development Revisited. Eastern
Journal of European Studies, 1: 21-36.
13. Gorynia M. et al., 2010. Investment Development Path of Central European
Countries: A comparative Analysis. Argumenta Oeconomica, 1 (24): 65-87.
14. Iacovoiu V.B. and Panait M., 2014. The Limitation of Investment
Development Path Theory - European Union Case. Economic Insights Trends and Challenges, 3 (LXVI): 33-40.
15. Jose J. and Mellina F.U., 2005. The Investment Development Path of Newly
Developed Countries. International Journal of the Economics of Business, 12
(1): 123-127.
16. Kun M., 2011. An Empirical Analysis on Chinese Outward FDI Development
Path Based on IDP and IPI Models. M&D Forum, 258-262.
17. Moudatsou A. and Kyrkilis D., 2011. FDI and Economic Growth: Causality
for the EU and ASEAN. Journal of Economic Integration, 26 (3): 554-557.
18. Narula R. and Dunning J.H., 2010. Multinational Enterprises, Development
and Globalisation: Some Clarifications and a Research Agenda. Oxford
Development Studies, vol.38, 3: 263-287.
19. Ramasamy B., 1998. Malaysia’s Investment Development Path. Malaysian
Management Review.
20. Tomas P., 2014. Analysis of the Investment Development Path in the Central
and Eastern European Countries: Can they move further?. MA dissertation,
Charles University in Prague.
21. UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development), 2006.
FDI from Developing and Transition Economies: Implications for
Development. United Nations, New York and Geneva.
22. Vavilov S., 2007. Investment Development Path in Petroleum Exporters.
University of Paris.
23. Yasar E. et at., 2015. Testing IDP Hypothesis by Cluster Analysis: Which
Countries in Which Stage?. Procedia Economics and Finance, 23: 1201-1209.
Tài liệu Internet
24. Divarci A. et al., 2005. Foreign Direct Investment and Development in MENA
Countries.
Availeble
at:
/>
conference/ecomod2005-mena/Divarci.pdf