Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

MỘT số TRÒ CHƠI và CÁCH tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM GIÚP học SINH TIỂU học học tốt môn TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.76 KB, 26 trang )

MỘT SỐ TRÒ CHƠI VÀ CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM GIÚP
HỌC SINH TIỂU HỌC HỌC TỐT MÔN TIẾNG ANH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1a. Đặt vấn đề :
Tầm quan trọng của vấn đề :
* Vị trí của môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học :
Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho
việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh . Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học
cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức ban đầu và những nhận
thức về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài .
Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học là một môn học độc lập, chiếm không ít thời
gian trong chương trình học của học sinh . Bởi đặc thù của môn học nó không
giống như các môn học khác là ngoài giờ học trên lớp, các em không thể nhận
được sự kèm cặp hay giúp đỡ nào từ phía gia đình . Nhất là vùng nông thôn của
chúng tôi, hầu hết các bậc phụ huynh chỉ có rất ít kiến thức về môn Tiếng Anh .
Môn Tiếng Anh có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay của
đất nước, trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, cả thế giới là một ngôi nhà
chung . Vì vậy, Tiếng Anh nó là môn học ngôn ngữ giao tiếp chung và được
xem là ngôn ngữ quốc tế . Ở Việt Nam, những năm gần đây môn Tiếng Anh
cũng được bắt đầu đưa vào học ở chương trình học của bậc tiểu học, nên cần
phải có từ ngữ đơn giản, gần gũi, phù hợp với hoạt động nhận thức của học
sinh .
Môn Tiếng Anh cũng có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện tính
kiên trì và ghi nhớ, từ các thao tác tư duy cần thiết cho việc tiếp cận và hình
thành ngôn ngữ mới .
* Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học :
- Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể của học sinh đang trong thời kỳ thay đổi hay nói
cụ thể là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện . Vì thế, sức dẻo dai của cơ thể còn
thấp nên các em không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ nhàm chán làm
cho các em học sinh không tập trung được và không muốn học .
- Học sinh tiểu học rất hào hứng và thích tiếp xúc với một sự vật, một hiện


tượng nào đó, nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh .
- Học sinh tiểu học thường hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em
lại chóng chán . Do vậy, trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng
dạy học, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ...để củng cố khắc
sâu kiến thức .
Cơ sở lý luận:
Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và dựa trên những cơ sở lý luận dạy - học môn
Tiếng Anh tiểu học, bộ môn ngoại ngữ trong môi trường giáo dục nói chung,
quy định những nội dung thiết yếu trên các mặt : giáo dục, tư tưởng, đạo đức,
bồi dưỡng tri thức văn hoá và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh . Các
1


mặt nội dung này liên quan chặt chẽ với nhau, để thông qua hoạt động dạy học
bằng trò chơi tạo nên ở mỗi học sinh một kỹ năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh,
giao tiếp tốt thông qua các chủ điểm của từng bài học . Mối tương quan các mặt
nội dung với nhau như vậy chính là đặc trưng của bộ môn Tiếng Anh mà người
dạy và người học cần nhận thức được trong suốt cả quá trình chiếm lĩnh môn
học . Khi chơi trò chơi các em thường hoạt động theo đội , nhóm do vậy để tổ
chức tốt hoạt động nhóm cũng là một yếu tố quan trọng trong việc giảng dạy
tiếng Anh ở bậc Tiểu Học.
Cơ sở thực tiễn:
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi để vận dụng
trong giờ dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học .
- Tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học .
- Tổ chức và tiến hành dạy thực nghiệm, soạn giáo án giảng dạy để kiểm tra tính
khả thi của đề tài thông qua các tiết dạy .
1b. Mục đích đề tài :
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tiểu học theo
phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng

cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu . Hình thành và rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện quá trình giao tiếp .
Tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh, một môn học được coi
là mới mẻ và khó khăn thì việc đưa ra trò chơi giao tiếp để vận dụng các từ
Tiếng Anh đã học vào trong trò chơi, nhằm mục đích để các em không chán nản
môn học quá mới mẻ, có cảm giác học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi trong giờ
học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được kiến thức, từ ngữ mà còn giúp
các em củng cố và khắc sâu kiến thức hơn nữa .
1c. Lịch sử đề tài :
Trong xu thế hội nhập của nước ta và chương trình giáo dục tiểu học hiện
nay, môn Tiếng Anh cùng với các môn học khác trong trường tiểu học có những
vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện,
đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới .
Muốn học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh thì mỗi người giáo viên
dạy môn Tiếng Anh không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu sẵn có
trong sách giáo khoa, trong sách hướng dẫn và sách thiết kế bài giảng một cách
rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động . Nếu chỉ dạy
học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết
quả học tập sẽ không có hiệu quả . Nó là một trong những nguyên nhân gây ra
cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo
sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày .
Trong những năm gần đây, yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi
mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học và các cấp học, nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học . Chính vì vậy, môn Tiếng Anh nói chung và mônTiếng
Anh ở bậc tiểu học nói riêng cũng cần phải có những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa,
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung
2


tâm . Vì vậy, người giáo viên phải gây hứng thú học tập cho các em bằng cách

lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi có nội dung phong
phú, sử dụng ngôn ngữ thật lý thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em .
Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những kiến thức và khả năng vận
dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức
một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong
việc làm . Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi trong giờ học Tiếng Anh một
cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn Tiếng Anh
sẽ ngày càng nâng cao . Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài sáng
kiến kinh nghiệm “ Một số trò chơi và cách tổ chức hoạt động nhóm giúp
học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh”. Đây là đề tài rất mới .
1d. Phạm vi đề tài :
Sáng kiến này xuất phát từ việc học sinh chưa say mê, hứng thú trong giờ học
tiếng Anh. Bởi do Tiếng Anh là một ngôn ngữ nước ngoài, không phải tiếng mẹ
đẻ. Hơn thế, qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm cho thấy học sinh thường
hay có cử chỉ sợ sệt và hành động chán học Tiếng Anh .
Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 3 và 4 năm học 2016 – 2017.
- Tài liệu sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách tham khảo, tài liệu các trò chơi,
băng đài, tranh, ảnh , con rối , đĩa CD, đài, máy chiếu, máy tính.....
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM :
2a. Thực trạng đề tài :
Đây là kết quả trước khi tôi áp dụng sáng kiến này :

LỚP

3A
4A

Tổng
số HS
28

học
sinh
27
học
sinh

HTT
SL
%

7

25

HT
S
%
L
7

CHT
S
%
L

Thái độ
khô lưỡng
thích ng
lự
thích

10
5
13
10 35.7 35.7 17.9 46.4

25

11
8

29.6

6

6

12

22.2 11 48.2
40.7

22.2

37.1

2b. Nội dung cần giải quyết
Trước khi đưa các trò chơi vào trong chương trình dạy thực nghiệm tôi tiến hành
khảo sát chất lượng ban đầu của học sinh làm căn cứ đối chứng. Sau khi học
xong bài 1 “ Let’s Talk” tôi đã chọn khối lớp 3và 4 tổng 55 học sinh cụ thể như


3


sau : lớp 3A với số học sinh là 28 em và lớp 4A với số học sinh là 27 em để làm
bài khảo sát như sau .
* Khảo sát chất lượng dạy thực nghiệm :
Câu 1: Check the words you here ( Chọn những từ mà bạn nghe thấy)
1.  fine
 hi
2  name
 later
3  thank
 thanks
4  nice
 my
5  goodbye
 bye
Câu 2: Complete the sentences ( Hoàn thành những câu sau)
1. __ ell__, John.
4. I am __ __ne. Thank you.
2. W__at’s __ __ur name?
5. S__ __ you l__ __ er.
3. H__w a__e __ou?
Câu 3: Circle the odd one out ( Khoanh từ khác loại)
1. how
hello
what
2. nice
fine
is

3. are
you
am
4. meet
see
me
5. thanks
goodbye
bye
Câu 4: Reorder the words in each sentence ( Sắp xếp các từ thành câu )
1. How / is / old / she / ?
- ...................................................
2. She / ten / year / old / .
- ....................................................
3. What / name / is / your / ?
- .....................................................
4. My / Kate / is / name / .
- .....................................................
5. Goodbye / see / late / you / .
- .......................................................
* Đồng thời sau khi làm bài khảo sát này, tôi tiến hành làm phiếu điều tra hứng
thú học tập của học sinh :
+ Hỏi: Em có thích làm những bài tập như trên không?
Các em hãy đánh dấu × vào ô vuông
 thích
 không thích
 lưỡng lự
* Những nhận xét sau kiểm tra:
Căn cứ vào kết quả khảo sát, tôi thấy: Hầu hết học sinh không có hứng thú
học vì đặc thù của môn học ngoài việc học ở trường ra về nhà các em không thể

tự học được . Vả lại, đây là môn học mới, lần đầu tiên các em được tiếp cận và
làm quen với một ngôn ngữ mới nên nó rất khó cho các em không say mê trong
việc học một ngôn ngữ mới. Các em cảm thấy rất nhàm chán khi học môn này .
2c. Biện pháp giải quyết :
A. Hoạt động trò chơi trong dạy và học
4


Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá
trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi .
Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi, là chơi theo luật, luật của
trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động
trò chơi, luật của trò chơi phải rõ ràng .
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với nội
dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi .
Thông qua chơi, học sinh được vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào
trong tình huống của trò chơi . Do đó, học sinh được thực hành luyện tập củng
cố, mở rộng kiến thức và kỹ năng đã học . Như vậy, các kỹ năng học tập của
môn Tiếng Anh được đưa vào trò chơi .
Có thể nói: Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh ở bậc tiểu học, nó
quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống của các em . Chính vì vậy các
em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi . Được
chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động, khi chơi các em biểu lộ
tình cảm hết sức rõ ràng, như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại .
Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi
khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình . Vì tập thể mà các em khắc phục
khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có
mình . Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi, học sinh thường
vận dụng hết khả năng sức lực, tập chung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo
của mình .

Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học
sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác và tích cực .
Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh
nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi . Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng,
kỹ sảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy
học trở thành một hoạt động vui mà vẫn hấp dẫn hơn, cơ hội hoạt động đa dạng
hơn,
trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục .
* Một số trò chơi trong giờ học Tiếng Anh ở bậc tiểu học :
* Tổ chức trò chơi trong giờ học :
Để các trò chơi mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế
các trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
@ Thiết kế trò chơi trong giờ học Tiếng Anh:
Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Tiếng Anh nói chung và môn Tiếng Anh
ở bậc tiểu học nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời
gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp . Xong muốn tổ
chức được trò chơi trong việc dạy môn Tiếng Anh cho hiệu quả cao thì mỗi giáo
viên Tiếng Anh phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, cặn kẽ và đảm bảo các yêu
cầu sau :
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục .
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học .
5


+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh, phù hợp với khả năng
người hướng dẫn và điều kiện cở sở vật chất của trường .
+ Hình thức trò chơi phải phong phú, đa dạng và phải được chuẩn bị chu đáo,
kỹ càng .
+ Trò chơi phải gây được hứng thú và niềm say mê học tập đối với học sinh .
@ Cấu trúc của trò chơi học tập

+ Tên trò chơi .
+ Mục đích của trò chơi .
Nêu rõ mục đích nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào .
Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò
chơi .
+ Đồ dùng trò chơi : Mô tả đồ dùng trò chơi dược sử dụng trong trò chơi học
tập .
+ Luật chơi : Nên nêu luật chơi, chỉ rõ quy tắc của hành động chơi được quy
định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi .
+ Số lượng người chơi : Cần chỉ rõ số lượng người tham gia trong mỗi trò chơi .
+ Cách chơi : Nêu rõ ràng, cụ thể và đơn giản của mỗi trò chơi .
@ Cách tổ chức trò chơi :
- Thời gian tiến hành trò chơi : Thường từ 5 - 7 phút.
- Cách thức chơi: Đầu tiên là giới thiệu trò chơi : Nêu tên trò chơi, hướng dẫn
cách chơi bằng vừa mô tả vừa thực hành và nêu rõ quy định chơi .
- Chơi thử nhằm hướng dẫn và nhấn mạnh luật chơi .
- Tiến hành chơi thật : Học sinh tham gia chơi và giáo viên làm trọng tài .
- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm
những tri thức được học tập qua trò chơi và những sai lầm cần phải tránh .
- Kết thúc trò chơi : Thưởng phạt phân minh, đúng luật chơi sao cho người chơi
chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của
học sinh . Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản
mà vui như vỗ tay, nhảy lò cò, hát một bài, hay chào các bạn thắng cuộc...
* Giới thiệu một số trò chơi học Tiếng Anh ở bậc tiểu học
Sau đây, tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng
trong quá trình dạy học cho học sinh tiểu học .
Các trò chơi kiểm tra và củng cố từ mới:
Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu từ mới thôi không đủ, mà chúng ta còn
phải thực hiện các bước kiểm tra và củng cố. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố
sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn. Trong hoạt động

này, chúng ta có thể sử dụng để kiểm tra từ mới. Sau đây là năm thủ thuật kiểm
tra từ mới:
1. Rub out and Remember
2. Slap the board
3. What and where
4. Matching
5. Bingo
6


6. Lisle order vocabulary
EXAMPLE:
Trò chơi 1: Slap blackboard ( Đập vào bảng ) :
- Mục đích:
+ Luyện đọc và củng cố kỹ năng nghe lại từ đã học và nhận diện mặt chữ .
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em .
- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào .
- Cách chơi : Cả lớp ngồi tại chỗ . Giáo viên giới thiệu tên trò chơi và vẽ một số
hình khác nhau lên bảng : hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật,
hình thoi, hình ê líp…. rồi ghi lại một số từ mới vừa học vào các hình trên .
Giáo viên đưa ra rước là giáo viên sẽ đọc tất cả là … từ. Học sinh đứng trước
bảng, nghe giáo viên đọc và đập nhanh vào chữ đó .
- Luật chơi : Chơi theo cặp, giáo viên chia lớp làm hai đội và đặt tên cho mỗi
đội, lần lượt mỗi đội cử ra từng bạn nên thi đấu với bạn của đội kia . Hai bạn
đứng trước bảng ở một khoảng cách nhất định và nghe giáo viên đọc rồi nhanh
chóng đập tay vào chữ giáo viên vừa đọc được ghi trên bảng, ai đập nhanh và
đúng sẽ mang về cho đội mình 1 điểm . Tiếp tục với cặp thi đấu khác, kết thúc là
đủ số từ mà giáo viên đã nêu ra trước khi đọc .
- Kết thúc trò chơi : Cộng điểm đội nào nhiều điểm thì đội đó thắng, đội nào
thắng sẽ được tặng một tràng vỗ tay .

* Lưu ý : Trò chơi này cũng có thể cử ra một bạn giỏi lên để đọc những từ bất
kỳ vừa ghi trên bảng cho hai bạn nghe nhận diện và đập tay vào hình có từ vừa
đọc .
Trò chơi 2: Lucky number ( Con số may mắn ) :
- Mục đích : Tạo không khí hào hứng sôi nổi, tập trung cao độ trong giờ học .
- Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi, câu trả lời bám sát nội dung
bài học và không cần phải chuẩn bị bất cứ đồ dùng nào .
- Cách chơi : Giáo viên kẻ một bảng gồm 15 ô vuông và ghi vào đó 15 số tự
nhiên bất kỳ, trong đó tương ứng với những số đó là 12 câu hỏi mà học sinh phải
trả lời, còn 3 câu là 3 con số may mắn gọi là Lucky number . Mỗi con số may
mắn là mỗi điểm 10 và không có câu hỏi .

7


- Luật chơi : Giáo viên chia lớp thành 2 đội và đặt tên, mỗi đội cử ra một bạn
nhóm trưởng để vằn tù tì xem ai được quyền chọn trước và trong nhóm thảo
luận xem quyết định chọn chọn số nào cho nhóm trưởng nói, nếu chọn trúng câu
có câu hỏi thì giáo viên đọc câu hỏi và cả nhóm phải thảo luận tìm ra câu trả lời
cho nhóm trưởng đọc, trả lời đúng thì đạt 10 điểm; nếu sai đội kia được quyền
trả lời . Lượt 2 đến đội kia chọn ô, nếu chọn vào ô may mắn thì không phải trả
lời câu hỏi; được vỗ tay chúc mừng và đạt số điểm may mắn là 10 điểm .
- Kết thúc trò chơi : Cộng điểm đội nào nhiều điểm thì đội đó thắng, khi đội nào
chọn vào ô Lucky number sẽ được tặng một tràng vỗ tay .
* Lưu ý: Có thể thay đổi để tăng tính cạnh tranh, tạo không khí hào hứng sôi
nổi bằng cách quy định điểm, trong 15 ô thì 12 ô có 5 điểm, 2 ô có 10 đểm và
một ô đặc biệt được 20 điểm .

Trò chơi 3: Hangman (Người treo cổ )
1

2

3

4

5

7

6

8

8


- Mục đích: Tạo không khí sôi nổi hào hứng và say mê học tập giúp học sinh
xem lại và kiểm tra vốn từ của mình .
- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất cứ đồ dùng nào .
- Cách chơi :
Các bước thực hiện chung:
Giáo viên gợi ý số chữ của từ cần đoán bằng số gạch ngang trên bảng .
Ví dụ : CINEMA
Yêu cầu học sinh đoán bằng các chữ có trong từ.
Nếu học sinh đoán sai, giáo viên gạch 1 gạch (theo thứ tự trong hình vẽ )
Học sinh đoán sai 8 lần thì thua cuộc, giáo viên giải đáp từ .
Cứ theo như các bước thực hiện chung như trên thì trò này chưa có sự thi đua
giữa 2 đội. Vì vậy, trong quá thực hiện hầu hết các giáo viên có cải biến đôi chút
để tăng phần hấp dẫn cho trò chơi . Ví dụ, giáo viên có thể chia lớp thành 2 đội

và giáo viên chuẩn bị 2 nhóm từ khác nhau cho 2 đội, đội nào có nhiều đáp án
hơn thì đội đó sẽ chiến thắng . Cách khác, giáo viên có thể chia lớp thành 4 đội,
cho các đội chọn từ và đố nhau ( đội 1 đố đội 2 ; đội 2 đố đội 3 ; đội 3 đố đội 4 ;
đội 4 đố đội 1)
Để học sinh tự điền khiển trò chơi cũng là một phương pháp tăng tính chủ động
cho học sinh đồng thời giảm tải công việc cho giáo viên trên lớp .
Chia lớp thành 2 hoặc 3 đội và đặt tên cho mỗi đội vào dưới chân giá treo cổ mà
giáo viên vẽ trên bảng . Giáo viên quy định chủ đề hôm nay gì rồi ? yêu cầu học
sinh tìm một từ có 5 chữ cái, sau đó mỗi có một em xung phong lên bảng viết từ
đó ra và đọc to cho cả lớp nghe .
Tiếp tục loạt thứ hai mỗi đội lại chọn một bạn xung phong lên bảng ghi từ
mình tìm được theo yêu cầu số lượng chữ cái của giáo viên .
- Luật chơi : Phải tìm đúng từ có đủ số lượng chữ cái theo yêu cầu và viết
đúng chính tả, đội nào sai sẽ bị viết một nét lên giá treo cổ của đội mình, nếu đội
nào sai trong 8 lần là bị thua. Hoặc đội thua là đội bị hoàn thành một hình người
hoàn thành trên giá treo cổ trước .
- Kết thúc trò chơi : Tặng một tràng pháo tay chúc mừng đội thắng cuộc .
* Lưu ý : mỗi lượt mà đội nào không có người lên bảng cũng bị viết một nét .
Trò chơi 4: Bingo ( Lô tô )
- Mục đích : Củng cố, khắc sâu kiến thức, thu hút học sinh say mê học tập .

9


- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị đồ dùng .
- Cách chơi : Chơi kiểu cờ ca rô . Giáo viên kẻ trên bảng 16 hoặc 20 ô vuông,
gồm 4 ô hàng dọc và 5 ô hàng ngang và giáo viên điền vào đó 20 số bất kỳ,
trong 20 số đó có 20 câu hỏi tương ứng được định sẵn theo nội dung bài học,
chia làm 2 đội và quy định đội A đánh dấu X, đội B đánh dấu O . Đầu tiên mỗi
đội cử 1 bạn làm nhóm trưởng đại diện chọn ô số bao nhiêu giáo viên sẽ đánh

dấu bằng ký hiệu của đội đó vào ô đấy, đồng thời đọc câu hỏi định sẵn trong mỗi
ô cho đội kia trả lời . Cuối cùng, đội nào chọn ô mà xếp được 3 ký hiệu của đội
mình thẳng hàng và hô thật to là Bingo .
- Kết thúc trò chơi : Tặng một tràng pháo tay chúc mừng đội thắng cuộc .
Trò chơi 5: Truyền điện
- Mục đích : Giúp các em kiểm tra vốn từ của mình và thay đổi không khí trong
học tập .
- Chuẩn bị : Không cần cầu kỳ, không cần chuẩn bị đồ dùng nào cả .
- Cách chơi : Cả lớp ngồi tại chỗ, giáo viên nêu luật chơi và gọi bắt đầu từ một
em A xung phong đứng lên nói to một động từ bằng Tiếng Anh, và chỉ nhanh
vào một bạn khác bất kỳ để “ Truyền điện” lúc này em B phải nói tiếp 1 động từ,
nếu nói đúng thì lại chỉ nhanh vào bạn C bất kỳ để truyền điện tiếp . Cứ làm như
thế nếu bạn nào nói sai thì phải nhảy lò cò vòng quanh lớp .
- Kết thúc trò chơi : Khen và thưởng một tràng pháo tay chúc mừng cho những
bạn nói đúng và nhanh .
* Lưu ý: Giáo viên phải phân biệt và phân tích từ loại cho học sinh đúng với bạn
đầu tiên ( có thể là danh từ, động từ hay tính từ,....) đối với lớp khá, giỏi còn lớp
trung bình thì không cần phân biệt từ loại . Trò chơi này không cần cầu kỳ
nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em .
Trò chơi 6: Ong tìm chữ
- Mục đích : Củng cố kiến thức, nhớ từ và vận dụng kỹ năng sử dụng mẫu câu .
- Chuẩn bị : Hai bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các
số như sau, mặt sau có gắn nam châm .

1

10

6
10


3


7
4

9

8

2

5

+ 10 chú ong trên mình có ghi các chữ sau, mặt sau có gắn nam châm .
one

four

six

two

seven

five
nine

ten

eight

three

+ Phấn màu.
- Cách chơi : Chọn 2 đội, mỗi đội 5 em . Giáo viên chia bảng làm 2, mỗi bên
bảng một bông hoa và 5 chú ong ở bên dưới không theo thứ tự, đồng thời giới
thiệu tên trò chơi. cô có 2 bông hoa, trên những cánh hoa là những con số, còn
những chú ong mang trên mình những chữ tương ứng, nhiệm vụ của các em là
dẫn đường đưa những chú ong về số phù hợp .
Hai đội xếp thành 2 hàng dọc, khi nghe hiệu lệnh “ bắt đầu” thì lần lượt
từng bạn lên đưa chú ong về với số thích hợp . Xong bạn thứ nhất tiếp tục bạn
thứ 2 và cho đến hết . Cuối cùng đội nào làm nhanh và đúng là đội đó chiến
thắng .
- Kết thúc trò chơi : Khen và thưởng một tràng pháo tay chúc mừng cho đội làm
đúng và nhanh .
* Lưu ý: Có thể thay thế các số trong cánh hoa bằng các từ Tiếng Anh và ngược
lại. Ngoài ra, cũng có thể có một từ không phù hợp trên mỗi bông hoa xem
những chú ong này có tìm được đường về không và vì sao, phải đổi chúng như
thế nào .
Trò chơi 7: Pastimes
- Mục đích : Kiểm tra vốn kiến thức từ vựng của học sinh, tạo không khí hào
hứng trong học tập .
- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất cứ đồ dùng nào.
- Cách chơi : Giáo viên vẽ 2 ông mặt trời có những tia nắng và chia lớp thành 2
đội đồng thời cho mỗi đội một viên phấn duy nhất để lên bảng viết một từ bất kỳ
nào đã học, viết xong nhanh chóng chuyền phấn cho bạn khác trong đội mình
lên viết .
- Luật chơi : Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu, các em trong mỗi đội thật nhanh lên
bảng viết một từ bất kỳ, chỉ được viết duy nhất một từ cho mỗi lần và có thể lên

11


nhiều lần, rồi lại chuyền phấn cho bạn khác . Trò chơi kết thúc trong vòng 3- 5
phút .
- Kết thúc trò chơi : Khen và thưởng một tràng pháo tay chúc mừng cho đội nào
viết đúng và nhiều từ hơn là đội đó thắng .
* Lưu ý : Trong đội những từ trùng nhau chỉ được tính 1 từ .
Trò chơi 8 : Thi quay kim đồng hồ
- Mục đích : Củng cố kỹ năng nghe và nhận biết các đơn vị thời gian đơn giản .
- Chuẩn bị : 3 mô hình đồng hồ .
- Cách chơi : Chia lớp thành 3 đội, lần thứ nhất gọi 3 em lên bảng đại diện cho
đội mình nhận một mô hình đồng hồ . Chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu
lệnh của giáo viên . Khi nghe giáo viên hô to một giờ nào đó bằng Tiếng Anh,
ngay lập tức 3 em đó phải quay nhanh kim đồng hồ đến đúng giờ đó. Em quay
chậm nhất hoặc sai sẽ bị loại. Lần thứ 2, các đội lại thay người chơi khác, cứ
như vậy chơi 7 - 10 lần .
- Kết thúc trò chơi : Khen và thưởng một tràng pháo tay chúc mừng cho đội nào
bị loại ít người nhất là đội đó thắng cuộc.
* Lưu ý : Để các em chơi nhanh, vui và sự phản ứng nhanh của học sinh, giáo
viên cần chuẩn bị sẵn một số giờ viết ra giấy để nói ngay không phải nghĩ lâu
mất thời gian .
Trò chơi 9 : Hái hoa dân chủ
- Mục đích: Rèn các kỹ năng nghe và trả lời được cấu trúc một số mẫu câu đơn
giản đã học .
- Chuẩn bị: Một cây cảnh trên có gắn các bông hoa bằng giấy màu trong đó có
ghi các câu hỏi bằng Tiếng Anh. Chẳng hạn: What is your name?...
- Cách chơi: Cho các em chơi trong lớp, lần lượt từng em lên hái hoa . Em nào
hái được hoa thì đọc câu hỏi cho cả lớp nghe rồi trình câu trả lời trước lớp . Em
nào trả lời đúng thì được khen và được một phần thưởng .

- Luật chơi: Học sinh xung phong lên bảng bốc thăm câu hỏi trên những bông
hoa và trả lời .
- Kết thúc trò chơi: Tuyên dương những bạn trả lời đúng và nhanh . Giáo viên
nhận xét những lỗi mà học sinh mắc phải .
B.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM:
1. Một số đăc điểm về nhóm:
Ưu điểm: Trong nhóm nhỏ, mỗi cá nhân đều phải nỗ lực, bởi mỗi cá nhân
được phân công thực hiện một công việc và toàn nhóm phải phối hợp với nhau
12


để hoàn thành công việc chung. Thông qua sự hợp tác, tìm tòi, nghiên cứu, thảo
luận trong nhóm, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh, khẳng
định hay bác bỏ. Qua đó học sinh sẽ hứng thú và tự tin hơn trong học tập .Hình
thức này còn tạo điều kiện rèn luyện cho các em năng lực làm việc hợp tác.
Nhược điểm: Trong quá trình làm việc giữa các nhóm nhỏ dễ bị gây mất trật
tự và cũng không ngoại trừ khả năng một số thành viên trong nhóm dễ ỷ lại.
a) Phân loại nhóm
Bước 1: Tất cả các nhóm trong lớp thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: Sau đó các nhóm làm việc.
Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 4: Các nhóm khác bổ sung. Giáo viên tổng kết.
Nói tóm lại, nhóm học tập có những đặc trưng sau:
- Nhóm học tập là một đơn vị, một bộ phận của tập thể lớp học.
- Hoạt động của nhóm được thống nhất với nhau bởi các thành viên cùng
thực hiện nhiệm vụ học tập. Đây vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện của
một nhóm học tập.
- Các thành viên trong nhóm không chỉ liên kết với nhau về mặt trách nhiệm
mà còn có mối liên hệ về tình cảm, đạo đức, lối sống.
b) Động cơ và quá trình hình thành động cơ thông qua học tập hợp tác

nhóm:
Mô hình động cơ học tập được thể hiện:
Động cơ

Hứng thú

Tự giác

Sáng tạo

Tích cực

Độc lập

Tri thức, kĩ năng đánh giá hành động hoặc tình huống đóng một trong những
vai trò quyết định trong sự xuất hiện động cơ. Do đó sự phát triển trí tuệ, giáo
dục là một trong những điều kiện quan trọng nhất của sự hình thành động cơ.

13


Trong quá trình hoạt động học tập hợp tác, nhóm động cơ của người học
được hình thành và phát triển một cách tự giác. Nhóm là môi trường học tập,
môi trường giao lưu; từ đó tương tác trò- trò, trò- thầy, trò- tri thức được hình
thành. Người học có động cơ học để chiếm lĩnh tri thức mà quá trình ấy lại diễn
ra tích cực bởi tính tự giác, chủ động của người học khi khai thác những kiến
thức hay những vấn đề học tập.
c) Hứng thú nhận thức qua học tập hợp tác nhóm.
Hứng thú nhận thức là một trường hợp riêng của hứng thú. Đó là hứng thú
học tập, hứng thú đối với sự tìm hiểu khoa học. Hứng thú nhận thức cũng phải

có đủ ba yếu tố đặc trưng của hứng thú đó là:
- Có cảm xúc đúng đắn đối với hành động.
- Có khía cạnh nhận thức xúc cảm.
- Có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân.
Phương pháp dạy học hợp tác nhóm là phương pháp dạy học, nó hàm chứa
quá trình hoạt động để người học tích cực, tự giác chiếm lĩnh nội dung khoa học.
Bằng học tập nhóm, các thành viên có dịp liên hệ với nhau để phân tích, mổ xẻ
vấn đề; từ đó có thể nắm được bản chất bên trong của đối tượng nhận thức.
Chính quá trình ấy làm cho hứng thú nhận thức nảy sinh ở người học.
Phương pháp dạy học hợp tác nhóm có khả năng tạo nên hứng thú cho học
sinh. Song, để học sinh có hứng thú học tập và nhận thức qua nhóm của mình,
đòi hỏi năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học của giáo viên. Hay nói
cách khác, học tập hợp tác nhóm chỉ tạo được hứng thú cho học sinh khi giáo
viên biết biên soạn tài liệu cho nhóm dưới dạng vấn đề, tình huống phù hợp với
nhu cầu nhận thức của học sinh. Đồng thời có được qui trình dạy học khoa học,
có nghiệp vụ điều khiển mang tính nghệ thuật.
2. Cơ sở về mặt giáo dục:
Với nhóm học tập ở nhà trường, điều đầu tiên cần được xét tới là sự thành lập
nhóm: Nhóm đó được thành lập như thế nào? Trong lĩnh vực giáo dục, cần phải
phân biệt rõ “nhóm” và “đám đông”; Với sự làm việc chung của các học sinh
trong nhà trường, người thầy đã khơi dậy những lợi ích chung về một vấn đề nào
đó, để khi sự ham thích hành động của cá nhân giao nhau tới một mức độ có thể
cho những nhóm nhỏ tự nhiên được hình thành. Những nhóm mà sự hiện hữu
đặt trên căn bản mà cá nhân chỉ có thể xác nhận là vì một hoạt động hoàn toàn
có tính cách cá nhân, và như thế mỗi người sẽ nhận một phần, để đóng góp tích
cực vào cuộc thảo luận trong khuôn khổ hạn hẹp của nhóm đó.
Khi quan niệm về nhóm như vậy, trong nhà trường vấn đề sẽ phải đặt ra để
xét về sự thành lập nhóm là: Nhóm được thành lập nhất thời, bất ngờ, hay có
hướng dẫn? Nhóm lớn hay nhỏ? Và hệ thống sắp xếp để phân chia công việc
trong nhóm ra sao? Đó chính là cơ sở về mặt giáo dục của nhóm học tập.

3. Cách chia nhóm:
Tuỳ thuộc vào nội dung học tập, tính chất của nội dung học tập, mức độ khó,
dễ của các nhiệm vụ học tập và trình độ của đối tượng học sinh mà có các cách
chia nhóm nhỏ khác nhau. Thông thường có một số cách chia nhóm, đó là:
14


Chia ngẫu nhiên:
Chia thành nhóm cùng trình độ:
Chia thành nhóm gồm đủ trình độ:
Chia nhóm theo sở trường:
- QUI TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM CỦA
HỌC SINH.
1. Qui trình các bước trong dạy học hợp tác nhóm:
Bước 1: Chia nhóm
Có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay chia nhóm chủ định, phụ thuộc vào mục
đích của việc hoạt động nhóm.
Khi chia nhóm cần lưu ý:
Số lượng thành viên trong mỗi nhóm phụ thuộc vào:
+ Nhiệm vụ bài học cũng như các thiết bị phục vụ cho hoạt động nhóm.
+ Thời gian hoạt động nhóm nhỏ: Thời gian ít nhóm nhỏ sẽ có hiệu quả hơn
nhóm lớn vì trong nhóm nhỏ trách nhiệm cá nhân cao hơn, mất ít thời gian
khi di chuyển.(Theo kinh nghiệm của các chuyên gia phương pháp dạy học
thì nhóm nhỏ có từ 2 đến 6 học sinh là hiệu quả nhất).
Học sinh phải chủ động hình thành nhóm học tập khẩn trương theo sự phân
chia của giáo viên.
Bước 2: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ của từng nhóm cần được giao cụ thể. Xác định rõ mục tiêu về kiến
thức và kỹ năng mà các nhóm cần đạt được. Tốt nhất giáo viên nên giao việc
bằng phiếu học tập. Phiếu giao việc phải rõ ràng, có thể sử dụng cả 2 dạng câu

hỏi: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nếu không có phiếu sẵn giáo viên cần viết rõ
ràng yêu cầu làm việc trên bảng.
Qui định thời gian làm việc nhóm.
Giáo viên dự tính thời gian hoạt động nhóm cho thích hợp, đủ để học sinh di
chuyển và thảo luận.
Yêu cầu về cách thức làm việc theo nhóm.
Yêu cầu về cách thể hiện kết quả: Viết, vẽ, sắm vai...
Giáo viên có thể hỏi xem học sinh đã hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm mình chưa.
Về phía học sinh:
+ Sau khi nhận nhiệm vụ, các nhóm học sinh cần tích cực chủ động nghiên
cứu, tìm tòi để lập dàn ý trả lời.
+ Phải xác định nội dung trả lời, dựa vào thông tin nào trong SGK hay các
phương tiện khác: tranh ảnh, tài liệu bổ sung...
Bước 3: Làm việc trong nhóm
Giáo viên phân công công việc cho từng thành viên, nhóm đầy đủ thường có
các vai:
Người giữ thời gian có nhiệm vụ báo cáo cho cả nhóm biết bao nhiêu thời
gian đã trôi qua, để điều chỉnh thời gian cho hợp lý với nhiệm vụ được giao.

15


Thư kí có nhiệm vụ ghi chép lại những câu trả lời hoặc ghi vắn tắt ý chính
của cuộc thảo luận. Trước khi ghi thư kí phải đảm bảo rằng tất cả các thành viên
trong nhóm đều đã đồng ý.
Người động viên có nhiệm vụ khuyến khích và nhắc nhở tất cả các thành
viên trong nhóm tham gia đóng góp ý kiến cho buổi thảo luận, có thể hỏi họ
đang nghĩ gì, thậm chí nhắc nhở một cách khéo léo “Chúng tôi chưa được nghe
ý kiến của bạn”
Người kiểm tra

Phải đảm bảo rằng tất cả các thành viên đã hiểu và đồng ý với những vấn đề
mà cả nhóm đang bàn bạc. Phải lưu ý là không được phép bỏ qua những dấu
hiệu, ngôn ngữ mà mọi người dễ bị nhầm lẫn hoặc có thắc mắc, có thể yêu cầu
ai đó giải thích rõ ý kiến của họ.
Người tóm tắt có nhiệm vụ tóm lược những gì đang được thảo luận, phải đảm
bảo rằng các thành viên đều đồng ý với các ý kiến đã nhất trí.
Người báo cáo có nhiệm vụ thông báo hay truyền đạt lại cho toàn lớp kết quả
làm việc của nhóm. Họ có thể thay mặt nhóm giải thích, làm rõ những câu hỏi
của mọi người về công việc mà nhóm đã làm.
Người đảm bảo những công việc về động não
Họ có nhiệm vụ nhắc nhở các thành viên không được thảo luận trong khi
động não.
Người quan sát nhận xét hoạt động nhóm có trách nhiệm quan sát mọi hành
vi của các thành viên trong nhóm.
Đối với thực tế Việt Nam, trong điều kiện cơ sở vật chất(bàn ghế cố định, lớp
học đông...) thường chia nhóm 4-6 người, trong đó có nhóm trưởng điều khiển
cuộc thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến các thành viên trong nhóm. Có thể một
thành viên kiêm nhiệm từ 1-3 nhiệm vụ.
Các nhóm triển khai công việc
Mục tiêu thứ 1: Động não
Tiền hành làm việc chung cả lớp: Trong bước này giáo viên cần:
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức cho học sinh.
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ và định lượng thời gian cho mỗi công
việc.
- Hướng dẫn cách làm việc cho mỗi nhóm.
Mục tiêu thứ 2: Làm việc theo nhóm
- Trao đổi thảo luận trong nhóm hoặc phân công từng cá nhân trong nhóm
làm việc độc lập rồi trao đổi.
- Trình bày kết quả làm việc của nhóm: Có thể cử đại diện hoặc luân phiên
nhau để phát huy hiệu quả đối với mỗi thành viên của nhóm. Trong khi các

nhóm làm việc, giáo viên theo dõi điều chỉnh, đi lại giữa các nhóm để nắm bắt
tình hình, động viên khuyến khích. Giáo viên cũng đóng vai trò hướng dẫn cách
khai thác, xử lý thông tin.
Mục tiêu 3: Tiến hành thảo luận và đi đến thống nhất, tổng kết trước lớp.
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
16


- Thảo luận chung: giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện, nhận xét, bổ
sung đánh giá hoặc sửa chữa những thiếu sót của nhóm bạn để rút kinh nghiệm
và hoàn thiện kiến thức.
- Giáo viên tổng kết và nêu vấn đề mới.
Tổ chức nhóm và đặc điểm mỗi nhóm:
- Làm việc theo cặp 2 học sinh: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Hai
học sinh ngồi cạnh nhau cùng thảo luận, trao đổi thông tin để giải quyết tình
huống giáo viên đưa ra. Trong quá trình đó , học sinh sẽ thu nhận kiến thức một
cách tích cực.
- Làm việc theo nhóm 4-6 học sinh:
+ Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (Từ 4-6 học sinh song nên tổ chức nhóm 4
sẽ thuận lợi hơn về khoảng cách không gian, tiện trao đổi, thảo luận, tăng
cường độ làm việc của học sinh)
+ Để các nhóm trao đổi, thảo luận các bài tập mà giáo viên giao.
- Ghép nhóm: Tổ chức các nhóm có tính luân chuyển:
Thứ nhất:
+ Chia lớp thành các nhóm nhỏ 4-6 học sinh (Đặt tên cho mỗi nhóm)
+ Mỗi nhóm thảo luận và giải quyết vấn đề của bài học.
Thứ hai:
+ Tổ chức các nhóm mới. Mỗi nhóm mới chỉ chứa một thành viên của
mỗi nhóm ban đầu (các thành viên nhóm mới mang một tên mới).
+ Mỗi cá nhân trong nhóm mới sẽ đem kiến thức của mình vừa khám phá

lắp ghép với nhau để thành thông tin hoàn chỉnh.
Phương pháp này rất hiệu quả đối với các bài dài, có nhiều nội dung kiến
thức, nhiều tình huống cần giải quyết. Nó còn giúp cho mọi học sinh tham gia
hoạt động học tập, làm tăng sự tự tin, khả năng tự học chủ động, sáng tạo, năng
lực tư duy cho học sinh.
Bước 4: Báo cáo kết quả
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cách trình bày phổ biến nhất là các
nhóm viết hoặc minh hoạ bằng hình vẽ kết quả của nhóm trên giấy khổ rộng
hoặc trên giấy trong và dùng máy chiếu hắt (Over head)
Các nhóm có thể lựa chọn các cách trình bày sau đây thay cho thuyết trình:
+ Phương pháp thị trường
Các nhóm trình bày trên giấy khổ rộng, bảng ghim và trưng bày trong phòng
học. Lớp học giống như một thị trường thông tin, các học viên sẽ đi xem xét kết
quả của từng nhóm, nghe họ giải thích và có thể đặt câu hỏi để họ trả lời, làm rõ.
Giáo viên có thể đóng góp ý kiến của mình vào kết quả làm việc của từng nhóm.
+ Phương pháp hội chợ
Các nhóm không lần lượt trình bày mà chỉ trưng bày kết quả của mình tại
một ví trí đã lựa chọn trong phòng. Một đến hai người ở lại nơi trưng bày kết
quả của nhóm, còn những người khác đi lại giới thiệu về nhóm mình hoặc có thể
trao đổi với bất cứ ai, bất cứ nhóm nào giống như một hội chợ.
+ Phương pháp triển lãm
17


Các nhóm vẫn lần lượt trình bày kết quả nhưng tiếp sau đó các học sinh tự do
đi lại, quan sát kết quả của nhóm khác và có thể thảo luận với các thành viên của
nhóm giống như cac nghệ sĩ trong buổi triển lãm.
Học sinh có thể minh hoạ kết quả thảo luận bằng hình vẽ hoặc đóng vai
Bước 5: Tổng kết
Học sinh có thể tự tổng kết hoặc giáo viên tổng kết và đưa ra thông tin phản

hồi để rút ra kiến thức.
2. Vai trò của giáo viên khi tổ chức hoạt động nhóm
a) Thu thập thông tin về người học
Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của người học: Dự đoán xem người học đã có
những kiến thức và kỹ năng gì liên quan đến bài học. Họ có mong muốn gì khi
học nội dung này?
b) Lựa chọn mục tiêu kiến thức, kỹ năng cần đạt được khi hoạt động nhóm
c) Quyết định
- Số lượng học sinh mỗi nhóm, thành lập nhóm ngẫu nhiên hay chủ định
- Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng
- Sắp xếp phòng học, bố trí chỗ học cho từng nhóm
- Chí định vai trò từng nhóm, từng thành viên trong nhóm
d) Giám sát can thiệp
Hỗ trợ để hoàn thành công việc
Giám sát hành vi của học sinh
Can thiệp: Đôi khi phải tạm dừng hoạt động của nhóm để hướng dẫn lại hoặc
hỏi học sinh nên làm thế nào?
e) Đánh giá hoạt động nhóm
Đánh giá ý thức làm việc của các nhóm
Đánh giá kết quả làm việc
3. Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động nhóm.
Không phải cứ chia lớp thành các nhóm nhỏ là dạy học theo phương pháp
hợp tác nhóm.
Dạy học bằng phương pháp hợp tác nhóm không phải giáo viên yêu cầu học
sinh làm việc còn họ được rảnh rang. Hiệu quả của hoạt động nhóm phụ thuộc
rất nhiều vào khâu chuẩn bị của giáo viên. Giáo viên không chỉ phải chuẩn bị về
cơ sở vật chất mà cần phải có một kiến thức rộng và liên quan đến vấn đề tổ
chức thảo luận, có vậy mới hướng dẫn học sinh hoạt động tốt.
Cần tạo cho người học có tâm thế khi thảo luận nhóm. Để làm tốt điều này
giáo viên cần phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi chọn chủ đề, luôn tự đặt câu hỏi:

Nếu lựa chọn phương pháp hợp tác nhóm, để giải quyết vấn đề này thì có lợi gì
so với phương pháp khác? Chỉ tiến hành hoạt động nhóm khi vấn đề giáo viên
đặt ra cần có sự hợp tác của học sinh mới giải quyết được.
Không nên thất vọng nếu một vài lần đầu giáo viên áp dụng phương pháp
này mà cảm thấy chưa thoả đáng, hãy tự rút ra kinh nghiệm và làm lại nhiều lần
vì hoạt động nhóm chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi các học sinh đã hình thành
được các kỹ năng hợp tác nhóm.
18


Nếu lớp học quá đông và chật, giáo viên nên sử dụng các nhóm nhỏ (rì rầm)
giữa các em cùng bàn hoặc các em ở hai bàn kế tiếp nhau nhưng chú ý nên cố
định các thành viên trong cùng nhóm.
Trong điều kiện nhà trường Việt Nam hiện nay, lớp học có số lượng học sinh
đông, bàn ghế tương đối cố định... Có thể vận dụng phương pháp dạy học hợp
tác theo nhóm nhỏ như sau:
- Nhóm rì rầm: 2-3 học sinh ngồi cùng bàn thảo luận, để giải quyết câu hỏi,
bài tập do giáo viên nêu ra.
- Nhóm nhỏ 4-6 học sinh giải quyết câu hỏi, bài tập do giáo viên nêu ra bằng
việc quay hai bàn lại với nhau.
Giáo viên có thể chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ theo hai cách:
Cách 1: Tất cả các nhóm trong lớp cùng làm một nội dung. Sau khi các nhóm
báo cáo kết quả, cả lớp thảo luận. Cách này có ưu điểm huy động hoạt động của
các nhóm nhưng chỉ phù hợp với những bài có nội dung kiến thức ngắn gọn, vì
tốn thời gian.
Cách 2: Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm (hoặc một số
nhóm) nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Các nhóm khác và giáo viên bổ sung
để đưa ra kết luận cuối cùng. Cách này phù hợp với những bài nội dung dài, nọi
dung của các vấn đề trong bài thường tương tác độc lập.
4. Các điều kiện để hoạt động nhóm có hiệu quả.

4.1. Điều kiện đối với giáo viên.
a) Thay đổi căn bản trong nhận thức của giáo viên:
Một động lực cực kì quan trọng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học
tiếng Anh là hiện nay đại đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng và ý
nghĩa sống còn của việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh. Hầu như
không còn giáo viên nào còn hoài nghi về sự cần thiết của việc áp dụng các
phương pháp dạy học tích cực (trong đó có phương pháp dạy học hợp tác nhóm)
trong dạy học tiếng Anh. Họ hiểu rằng sau khi đổi mới mục tiêu nội dung
chương trình và SGK thì đổi mới phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng
nhất, quyết định đến việc thành bại của quá trình đổi mới, bởi vì có mục tiêu, có
chương trình và SGK mới, nhưng việc dạy và học vẫn tiến hành theo kiểu cũ thì
không thể nói đến nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học tiếng Anh và tất nhiên
cũng không thể nói đến nâng cao vai trò và vị thế của môn tiếng Anh ở trường
TH
b) Giáo viên phải khẳng định vai trò, chức năng mới của người thầy trong
quá trình dạy học.
Cụ thể là:
- Người thầy phải là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học
tập tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh. Người thầy sẽ không còn
là người phát thông tin duy nhất, không phải là người hoạt động chủ yếu ở
trên lớp như trước đây mà sẽ là người tổ chức và điều khiển quá trình học
tập của học sinh.

19


- Với tư cách là người tổ chức, chỉ đạo điều khiển quá trình học tập của học
sinh, người thầy cần phải đảm nhiệm và thực hiện tốt các chức năng sau
đây:
+ Thiết kế tức là lập kế hoặch cho quá trình dạy học về cả mục đích, nội

dung, phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học. Người giáo viên cần
xuất phát từ mục đích và nội dung của bài học mà thiết kế ra những tình
huống thích hợp để học sinh chiếm lĩnh nó thông qua hoạt động học tập tích
cực, tự giác sáng tạo theo hướng độc lập hoặc hợp tác, giao lưu.
+ Uỷ thác tức là thông qua đặt vấn đề nhận thức, tạo động cơ hứng thú người
thầy biến ý đồ dạy của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của
trò và chuyển giao cho trò những tình huống để trò hoạt động và thích nghi.
+ Điều khiển quá trình hoạt động học tập của học sinh trên cơ sở thực hiện
mội hệ thống mệnh lệnh, chỉ dẫn, trợ giúp, đánh giá (Bao gồm cả sự động
viên).
+ Thể chế hoá tức là xác nhận, định vị kiến thức mới trong hệ thống tri thức
đã có, đồng nhất hoá kiến thức riêng lẻ của học sinh thành tri thức khoa học
xã hội, hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ.
Mô hình về dạy học theo quan điểm đổi mới được thể hiện như sau:

Chất
Chất lượng
lượng và
và hiệu
hiệu quả
quả dạy
dạy học
học

-Thiết
-Thiết kế
kế

-Động
-Động cơ,

cơ,
hứng
hứng thú,
thú,
lạc
lạc quan
quan
-Tích
-Tích cực,
cực,
tự
tự giác,
giác, sáng
sáng
tạo,
tạo, hoạt
hoạt
động
động
-Tự
-Tự đánh
đánh
giá,
giá, tự
tự điều
điều
chỉnh
chỉnh

-Uỷ

-Uỷ thác
thác
THÀY
THÀY

Tổ
Tổ
chức,
chức,
chỉ
chỉ đạo
đạo
quá
quá
trình
trình
nhận
nhận
thức
thức

-Điều
-Điều khiển
khiển
-Thể
-Thể chế
chế
hoá
hoá


C) Vai trò giáo viên khi tổ chức hoạt động nhóm
*Thu thập thông tin về người học
20

Chủ
Chủ
thể
thể
nhậ
nhậ
nn
thức
thức

TR
TR
Ò
Ò


Giáo viên tìm hiểu khả năng và nhu cầu của người học: Dự đoán người học
đã có những kiến thức và kỹ năng gì liên quan tới bài học. Họ có mong muốn gì
khi học nội dung này.
* Lựa chọn mục tiêu kiến thức, kỹ năng cần đạt được khi hoạt động nhóm
- Giáo viên phải nắm được những hiểu biết, những vấn đề cốt lõi của bài
học thông qua nghiên cứu của mình, giáo viên cần chọn nội dung thích
hợp cho học sinh học nhóm. Từ đó giáo viên sẽ giúp học sinh có tâm thế
sẵn sàng bước vào học nhóm.
- Giáo viên phải nắm rõ kiến thức, kỹ năng và đặc biệt phải có năng lực sư
phạm, có khả năng chuẩn bị chu đáo cho kế hoạch cụ thể.

* Quyết định
- Số lượng học sinh mỗi nhóm, thành lập nhóm ngẫu nhiên hay chủ định.
- Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng.
- Sắp xếp phòng học, bố trí chỗ học cho từng nhóm .
- Chỉ định vai trò từng nhóm, từng thành viên trong nhóm .
* Giám sát can thiệp
- Hỗ trợ để hoàn thành công việc.
- Giám sát hành vi của học sinh.
Nguời giáo viên, khéo léo trong vai trò trọng tài của mình giúp học sinh suy
nghĩ chủ động hơn chứ không phải để họ chấp nhận ý kiến của mình một cách
thụ động khi học sinh coi mọi lời nói của giáo viên đều đúng.
Hoạt động dạy học hợp tác nhóm chỉ đạt hiệu quả cao nếu như giáo viên:
+ Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động nhóm trong học
tập.
+ Giúp học sinh mong muốn được nói về suy nghĩ của mình, lắng nghe và
hưởng ứng ý kiến của bạn cùng nhóm.
+ Nắm chắc quy trình và kế hoạch hoạt động.
+ Biết dựa vào ý kiến của người khác để tăng cường động cơ học tập.
+ Có khả năng đánh giá, điều chỉnh.
+ Có khả năng nhạy cảm với ý kiến của các thành viên khác và nhóm khác.
- Can thiệp: Đôi khi giáo viên phải tạm dừng hoạt động của nhóm để hướng
dẫn lại hoặc hỏi học sinh nên làm như thế nào?
Muốn nhóm hoạt động có hiệu quả thì giáo viên cần:
+ Đảm bảo cho mọi người đều đóng góp vào nhiệm vụ được giao.
+ Không nên vội đi đến kết luận, cần cân nhắc cả những ý kiến nhỏ.
+ Nên thận trọng trước sự nhất trí của mọi thành viên.
+ Đặt mục tiêu trước mắt, tạm thời và lâu dài, nếu cần nên thay đổi.
+ Phân công rõ ràng nhiệm vụ sao cho mọi thành viên trong nhóm đều hiểu
nhiệm vụ của mình là gì và biết thời hạn hoàn thành.
+ Trước khi kết thúc hoạt động cần đánh giá ý thức làm việc của các nhóm

và định hình công việc tiếp theo.
* Đánh giá hoạt động nhóm
Đánh giá ý thức làm việc của các nhóm.
21


Đánh giá kết quả làm việc.
5.Yêu cầu đối với học sinh :
Trên cơ sở năng lực quan sát sâu sắc, nhạy bén hơn và khả năng tư duy trừu
tượng cao hơn, đặc biệt là khả năng phân tích, tổng hợp so sánh, trừu tượng hoá,
khái quát hoá, các em ở lứa tuổi này không thích chấp nhận một cách đơn giản
những áp đặt của giáo viên. Các em thích tranh luận, thích bày tỏ những ý kiến
riêng biệt của cá nhân mình về những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Đây là một
thuận lợi cơ bản mà giáo viên cần khai thác triệt để khi tiến hành đổi mới
phương pháp dạy học tiếng Anh, trong đó có thực hiện phương pháp dạy học
hợp tác nhóm nhỏ. Trong quá tổ chức dạy học hãy tạo cho học sinh một vị thế
mới và những tiền đề, những điều kiện thuận lợi để hoạt động. Cụ thể là:
- Người học phải trở thành chủ thể hành động, tích cực, tự giác, chủ động và
sáng tạo trong hoạt động để kiến tạo kiến thức. Người học cần phải thực sự hoạt
động để đạt được không chỉ những tri thức và kỹ năng của bộ môn mà quan
trọng hơn là tiếp thu được cách học, cách tự học.
- Tạo ra và duy trì ở học sinh những động lực học tập mạnh mẽ. Đó là động
cơ, hứng thú, niềm lạc quan của học sinh trong quá trình học tập. Những nhân tố
này chính là động lực thúc đẩy mạnh mẽ học sinh tích cực, tự giác, chủ động và
sáng tạo trong hoạt động hợp tác nhóm.
- Phát triển ở học sinh khả năng tự đánh giá kết quả hoạt động của mình để
trên cơ sở đó bản thân học sinh có thể điều chỉnh các hoạt động của mình theo
các mục tiêu đã định.
6. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất
Để việc dạy và học tiếng Anh nói chung cũng như áp dụng thành công có

hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, thì việc tăng cường về cơ
sở vật chất kỹ thuật cho dạy và học tiếng Anh là một vấn đề cấp thiết. So với
thập kỷ trước đây điều kiện vật chất cho việc dạy học tiếng Anh ở các trường
Tiểu học. đã được cải thiện một cách đáng kể. Trong các giờ học học tiếng Anh
hầu hết học sinh trong một lớp đều có SGK. . Tại một số trường ở các thành phố
lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... nhiều giáo viên đã sử dụng các
băng hình trong các giờ học ở trên lớp và thiết kế bài học, trình diễn bài giảng
trên lớp với sự trợ giúp của POWER-POINT.
Ngoài yêu cầu chính cho một giờ dạy học tiếng Anh nói chung kể trên còn có
các yêu cầu quan trọng khác cho hoạt động dạy học hợp tác nhóm trên lớp như
sau:
- Về kích thước phòng học: Không quá chật, cũng không quá rộng, phòng
học phải có diện tích hợp lý sao cho giáo viên có thể quan sát được sự làm việc
tất cả các nhóm. Nếu phòng học quá chật sẽ rất khó khăn cho việc chia nhóm,
các nhóm có thể mất trật tự, hiệu quả làm việc không cao.
- Bàn ghế trong lớp cơ động, có thể kê được các bàn liền kề với nhau hoặc
hai bàn quay mặt vào nhau.
- Phiếu học tập (do giáo viên chuẩn bị)
- Máy chiếu và bản trong hoặc máy chiếu đa năng PROJECTER
22


.
* Tiến trình dạy thực nghiệm:
Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm này tôi thấy được những khó khăn,
hạn chế trong việc dạy bài học . Do vậy, tôi đã nghiên cứu tìm những phương
pháp mới để dạy cho học sinh tiểu học và đã đề ra 3 mục tiêu cơ bản là :
* Thứ nhất: Giúp học sinh hiểu và nhớ chúng một cách nhanh nhất .
* Thứ hai: Tạo hứng thú cho học sinh say mê học tập và tập trung thật cao độ
trong giờ học .

* Thứ ba: Học sinh học một cách chủ động, sáng tạo và có cơ hội thực hành
nhiều, thường xuyên .
+ Sau đây là nội dung và cách sử dụng một số trò chơi trong mỗi tiết học .
Khi dạy nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học là dạy cho các em bước đầu
làm quen với việc sử dụng một ngôn ngữ mới . Vì vậy, ta phải tạo cho các em có
được niềm say mê và hứng thú trong học tập .
Để làm được điều này thì cần phải đơn giản hoá mọi nội dung sao cho phù
hợp với lứa tuổi nhỏ, tạo cho các em một không khí học tập thật sôi nổi, vui vẻ
và hào hứng chủ động sáng tạo . Qua đó, các em có thể học mà chơi, chơi mà
học Chính vì thế, chúng ta phải vận dụng lồng ghép các trò chơi vào các tiết dạy
và trong quá trình giảng dạy, tuỳ từng nội dung bài học phải lựa chọn trò chơi
cho thật phù hợp .
2d. Kết quả, chuyển biến của đối tượng :
Sau một thời gian dạy thực nghiệm “Học Tiếng Anh qua các trò chơi” Tôi
thấy được chất lượng và hiệu quả của giờ dạy môn Tiếng Anh của mình tăng lên
rõ rệt . Học sinh được chuyển sang thực hành rất sinh động, giờ học sôi nổi,
không khí học tập không còn buồn tẻ như trước kia . Học sinh hào hứng trong
học tập và kiến thức được khắc sâu hơn .
Kết quả dạy thực nghiệm còn được đánh giá qua bài kiểm tra chất lượng và
thăm dò hứng thú học tập của học sinh .
Kết quả trước và sau khi áp dụng lồng ghép các trò chơi vào tiết dạy môn Tiếng
Anh :

LỚP
(Sồ
lượng)

HỌC LỰC

THÁI ĐỘ


Trước

Sau

Mức độ

3A

Xếp
loại
HTT

7 (25%)

Thích

(28hs)

HT

7(25%)

10
(35,7%)
13
23

Trước


10
(35,7%)
Không thích 5

Sau
17
(60,7%)
2


4A
(27hs)

(46,4%)
4
(14,3%)

CHT

10(35,7
%)

HTT

8(29,6%) 11
(40,7%)
6
11
(22,2%) (40,7%)
11(40,7 5

%)
(18,5%)

HT
CHT

(17,9%)
13
(46,4%)

(7,1%)
9
(32,2%)

11
(40,7%)
Không thích 6
(22,2%)
Lưỡng lự
12
(44,4%)

18
(66,7%)
3
(11,1%)
8
(29,6%)

Lưỡng lự

Thích

Sau khi lựa chọn để vận dụng một số trò chơi đã nêu trên vào tiết học .
Cuối tiết học tôi thấy rằng không những học sinh nắm được kiến thức bài học
mà còn nhớ rất lâu kiến thức của bài học đó . Các em rèn được khả năng nhanh
nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn .
Điều đáng mừng là các em học rất hào hứng, chờ đợi tiết học cho các em
lòng yêu thích, ham mê bộ môn Tiếng Anh .
III. KẾT LUẬN
3a. Tóm lược giải pháp :
Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động theo đội , nhóm và vui chơi có
nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ra
không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học . Nó còn kích thích được
trí tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh. Tổ chức tốt trò chơi học tập không
chỉ tạo các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn . Có
cơ hội tự khẳng định mình và đánh giá nhau trong học tập .
Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học Tiếng Anh là vô cùng cần thiết .
Xong không nên quá lạm dụng phương pháp này, mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức
cho các em chơi từ 1 - 2 - 3 trò chơi trong khoảng thời gian từ 5 - 7 phút là
cùng . Do vậy, người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em chơi
thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh .
Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học nói
riêng, chúng ta cần phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sổ vật chất
của trường và thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế trò chơi
phù hợp.
Xong để tổ chức được một số trò chơi có hiệu quả đòi hỏi mỗi người giáo
viên phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi .
3b. Phạm vi, đối tượng áp dụng :
-Áp dụng rất có hiệu quả và hết sức hữu hiệu với tất cả các học sinh có học
Tiếng Anh từ khối 3 và có thể nhân rộng ra tất cả các khối, 3, 4, 5 của trường

tiểu học và các khối lớp học Tiếng Anh ở bậc tiểu học ở các trường khác trong
các Huyện .
24


3c. Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện
Đây là một vài ý kiến nhỏ của tôi về việc lồng ghép các trò chơi vào trong
giờ học Tiếng Anh ở khối lớp 3 và 4 năm học 2016-2017 và đạt kết quả chuyển
biến rõ rệt . Đó cũng là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên không tránh khỏi
những hạn chế . Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến, trao đổi từ đồng chí,
đồng nghiệp và các chuyên viên viên để bản thân tôi ngày một tiến bộ hơn, hoàn
thiện hơn và đề tài đạt hiệu quả cao nhất góp phần vào công cuộc giáo dục và
đào tạo thế hệ trẻ, đa tiếng nước ngoài đến gần với các em, thâm nhập vào cuộc
sống và trở thành công cụ giao tiếp hữu hiệu và đắc lực . Qua đó, tích lũy được
thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghệ thuật dạy học đạt kết quả cao nhất
đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay . Đó phải chăng là
chúng ta đã thực hiện được cái gọi là “ Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, đào tạo
nhưng con người toàn diện, có ích cho xã hội”.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học và tất cả quý
thầy cô. Chúc sức khoẻ và thành công .

Tài liệu tham khảo

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các tài liệu tham khảo sau:
1 . Sách giáo khoa tiếng Anh 3,4, 5 TH
( NXB Giáo dục )
2. Sách giáo viên tiếng Anh 3,4,5 TH
( NXB Giáo dục )
3. Teaching Practice Handbook.
( Roger Gower, Diane Phillip, Steve Walter )

4. Phương pháp giảng dạy tiếng Anh trong trường phổ thông.
( Nguyễn Hạnh Dung – NXB Giáo dục )
5.Causinet- Roger- Một số phương pháp làm việc tự do cho các
nhóm; NXB Paris
6. Tài liệu tập huấn dạy học và học tích cực; Hà Nội tháng
5/2000.

25


×